Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Trắc nghiệm cpqt

.DOCX
15
587
85

Mô tả:

ĐỀ CƯƠNG ÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ PHẦN TRẮC NGHIỆM Phần 3. Câu hỏi trắc nghiệm NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT QUỐC TẾ 1. Luật quốc tế đã trải qua mấy thời kỳ phát triển tính đến hiện nay A. luật quốc tế thời kỳ cổ đại và hiện đại B. Luật quốc tế thời kỳ cổ đại, trung đại, cận đại, hiện đại C. Luật quốc tế thời kỳ cổ đại, trung cận đại và hiện đại D. Luật quốc tế thời kỳ cổ đại, trung đại, cận đại, hiện đại và hậu hiện đại 2. Chủ thể luật quốc tế bao gồm các chủ thể A. Quốc gia và dân tộc B. Quốc gia, dân tộc và tổ chức quốc tế C. Quốc gia, dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết; tổ chức quốc tế liên chính phủ và chủ thể đặc biệt. D. Cả B và C đều đúng 3. Chủ thể cơ bản và chủ yếu của luật quốc tế bao gồm A. Quốc gia B. Tổ chức quốc tế liên chính phủ C. Tổ chức quốc tế liên quốc gia D. Quốc gia và các chủ thể khác 4. “Nguyên tắc tự do trên biển cả” được hình thành trong thời kỳ nào sau đây: a) Thời kỳ Chiếm hữu nô lệ; b) Thời kỳ Phong kiến; c) Thời kỳ Tư bản chủ nghĩa; d) Mới được hình thành trong giai đoạn Luật quốc tế hiện đại. 5. Sự hình thành một tập quán quốc tế dựa trên mấy yếu tố A. 02 B. 03 C. 04 D.05 6. Nguồn của luật quốc tế có thể là những nguồn nào sau đây A. Tập quán quốc tế B. Điều ước quốc tế C. Cả A, B đều sai D. Cả A, B đều đúng 7. Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia A. Luật quốc tế và luật quốc gia là hai bộ phận biệt lập B. Luật quốc tế và luật quốc gia là hai bộ phận trong một hệ thống thống nhất C. Luật quốc tế là hệ thống cao hơn luật quốc gia D. Luật quốc tế và luật quốc gia tác động biện chứng qua lại 8. Quy phạm Juscogens được hiểu là A. Quy phạm mệnh lệnh chung B. Quy phạm tùy nghi C. Quy phạm tập quán D. Tất cả đều sai 9. Đặc điểm quy phạm luật quốc tế A. Mang tính chất mềm dẻo B. Năng động dễ thay đổi C. Có giá trị ràng buộc các chủ thể liên quan ( dựa vào khái niệm QPPL QT) D. Cả A, B, C đều đúng 10. Luật quốc tế hiện đại có đặc điểm nào sau đây A. Gắn với xu thế toàn cầu hóa, nhất thể hóa B. Xu thế đấu tranh giành độc lập của các dân tộc C. Xu thế đối đầu giữa các siêu cường D. Xu thế phân cực 11. Nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế có đặc điểm nào sau đây A. Chỉ đạo, bao trùm, bắt buộc chung B. Bao trùm, có thể bị thay đổi bởi một hoặc một nhóm chủ thể luật quốc tế C. Bao trùm, không thể bị thay đổi D. Tất cả đều sai 12. Trong luật quốc tế hiện đại ghi nhận bao nhiêu nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế A. 03 B. 05 C. 07 D. 09 13. Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế có đặc điểm nào sau đây A. Tồn tại độc lập B. Sự vi phạm nguyên tắc này sẽ dẫn đến sự vi phạm các nguyên tăc còn lại C. Luôn có những nguyên tắc giữ vị trí trung tâm D. Luôn được xem xét trong mối quan hệ với các nguyên tắc khác (giáo trình trang 74) 14. Nguyên tắc Pacta sunt servanda được hiểu là A. Tận tâm trong các quan hệ quốc tế B. Tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế C. Hợp tác thiện chí, đôi bên cùng có lợi D. Bình đẳng và không can thiệp vào công việc nội bộ quốc gia khác 15. Nguyên tắc Pacta sunt servanda được ghi nhận đầy đủ trong văn kiện nào sau đây A. Hiến chương Liên hợp quốc ( Theo khoản 2 điều 2 Hiến chương LHQ, giáo trình T 107) B. Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế C. Quy chế toàn án công lý quốc tế D. Cả A,B,C đều sai 16. Trong luật quốc tế có mấy hình thức công nhận quốc tế A. 01 B. 02 C.03 D.04 17 Trong luật quốc tế có mấy phương pháp công nhận quốc tế A. 01 B. 02 C.03 D.04 18. Nguyên tắc cấm dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực xuất hiện trong giai đoạn nào sau đây A. Luật quốc tế cổ đại B. Luật quốc tế trung đại C. Luật quốc tế cận đại D. Luật quốc tế hiện đại 36. Nguyên tắc dân tộc tự quyết xuất hiện trong giai đoạn nào sau đây A. Luật quốc tế cổ đại B. Luật quốc tế trung đại C. Luật quốc tế cận đại D. Luật quốc tế hiện đại 37. Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế xuất hiện trong giai đoạn nào sau đây A. Luật quốc tế cổ đại B. Luật quốc tế trung đại C. Luật quốc tế cận đại D. Luật quốc tế hiện đại LUẬT BIỂN QUỐC TẾ 4. Đường cơ sở (baseline) dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam được xác định như sau: a) Đường cơ sở của quốc gia ven biển được tuyên bố dựa vào mực nước biển thấp nhất giáp với bờ biển và chạy dọc theo bờ biển, hoặc là đường nối những điểm nhô ra nhất của bờ biển và tất cả các đảo ven bờ ở mực nước thấp nhất; b) Chính phủ nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã Tuyên bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam vào ngày 12 tháng 5 năm 1977; c) Đường cơ sở của Việt Nam là đường gãy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thủy triều thấp nhất dọc bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam xác định công bố; d) Cả A, B, C đều sai. 5. Hiện nay, vùng biển Bắc cực được luật lệ quốc tế xác định như sau: a) Quốc gia giáp với vùng Bắc cực có được một phần nội thủy và lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới quốc gia hướng tới Bắc cực; b) Mười quốc gia vành đai giáp với Bắc cực (Canada, Nga, Mỹ, Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Iceland, Thụy Điển, Ấn Độ và Trung Quốc) có được một phần lãnh thổ mở rộng có chiều dài 426km tính từ ranh giới quốc gia hướng tới Bắc cực; c) Mười quốc gia vành đai giáp với vùng Bắc cực (Canada, Nga, Mỹ, Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Iceland, Thụy Điển, Ấn Độ và Trung Quốc) có được một phần lãnh thổ mở rộng có chiều dài 200 hải lý tính từ ranh giới quốc gia hướng tới Bắc cực; d) Mười quốc gia vành đai giáp với vùng Bắc cực (Canada, Nga, Mỹ, Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Iceland, Thụy Điển, Ấn Độ và Trung Quốc) có được các vùng nước nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa như các vùng biển khác hướng tới Bắc cực. 6. Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia ven biển bao gồm: a) Vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, biển cả (biển quốc tế), và vùng (đáy biển và vùng đất dưới đáy biển); b) Vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; c) Vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế; d) Vùng nội thủy và vùng lãnh hải. 24. Chiều rộng lãnh hải của quốc gia tối đa không quá bao nhiêu hải lý tính từ đường cơ sở. A. 4 B. 8 C. 12 D. Cả A, B, C đều sai 25. Theo UNCLOS 1982 thì có bao nhiêu phương pháp xác định đường cơ sở A. 01 B. 02 C. 03 D. 04 26. Ranh giới phía ngoài của thềm lụa địa là đường song song với đường cơ sở và cách đường cơ sở một khoảng cách bao nhiêu hải lý A. 100 B. 200 C. 300. D. 350 27. Ranh giới phía ngoài của thềm lụa địa là đường song song với đường đẳng sâu và cách đường đẳng sâu bao nhiêu hải lý A. 100 B. 200 C. 300. D. 350 38. Luật biển quốc tế xuất hiện trong giai đoạn nào sau đây A. Luật quốc tế cổ đại B. Luật quốc tế trung đại C. Luật quốc tế cận đại D. Luật quốc tế hiện đại 23. Lãnh thổ quốc gia trên biển bao gồm A. vùng nước nội thủy, B. lãnh hải C. tiếp giáp lãnh hải D. Cả A, B đều sai LUẬT CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ 7. Hiến chương Liên Hiệp Quốc được ký ngày 26/6/1945 (có hiệu lực từ ngày 24/10/1945) về vấn đề thành lập, tổ chức và hoạt động của một tổ chức quốc tế, là: a) Điều ước quốc tế được ký tại Washington-Mỹ, bao gồm 111 Điều, 19 chương; b) Điều ước quốc tế song phương được ký tại San-Francisco-Mỹ, bao gồm 111 Điều, 19 chương; c) Điều ước quốc tế đa phương được ký tại San-Francisco-Mỹ, bao gồm 111 Điều, 19 chương; d) Điều ước quốc tế được ký tại New York-Mỹ, bao gồm 111 Điều, 19 chương. 8. Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc: a) Đại hội đồng họp khóa thường kỳ hàng năm và những khóa họp bất thường nếu hoàn cảnh đòi hỏi. Những khóa họp bất thường được Đại hội đồng triệu tập theo yêu cầu của các cơ quan Liên Hiệp Quốc; b) Đại hội đồng họp khóa thường kỳ hàng năm và những khóa họp bất thường nếu hoàn cảnh đòi hỏi. Những khóa họp bất thường được Đại hội đồng triệu tập theo yêu cầu của Hội đồng Bảo an hoặc thành viên Liên Hiệp Quốc; c) Đại hội đồng họp khóa thường kỳ hàng năm và những khóa họp bất thường nếu hoàn cảnh đòi hỏi. Những khóa họp bất thường được Tổng thư ký triệu tập theo yêu cầu của Hội đồng Bảo an hoặc của đa số thành viên Liên Hiệp Quốc; d) Đại hội đồng họp khóa thường kỳ hàng năm và những khóa họp bất thường nếu hoàn cảnh đòi hỏi. Những khóa họp bất thường được Đại hội đồng triệu tập theo yêu cầu của Hội đồng Bảo an hoặc của đa số thành viên Liên Hiệp Quốc; 9. Những hiểu biết về Tổ chức Liên Hiệp Quốc, anh/chị cho biết câu trả lời đúng dưới đây: a) Hiện nay, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc gồm có 191quốc gia thành viên; b) Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc bao gồm 15 ủy viên thường trực (đó là AnhBắc Ailen, Mỹ, Nga, Pháp, và Trung Quốc; và 10 ủy viên khác nhiệm kỳ là hai năm); c) Vào ngày 31 tháng 10 năm 1947, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc quyết định lấy ngày 24 tháng 10 hằng năm – ngày Hiến chương Liên Hiệp Quốc có hiệu lực – làm “Ngày Liên Hiệp Quốc”, làm ngày đẩy mạnh thông tin cho nhân dân thế giới về mục đích và thành tựu của Liên Hiệp Quốc nhằm tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ đối với hoạt động của tổ chức quốc tế có tính chất toàn cầu này; d) Tất cả a, b và c đều là câu trả lời đúng. 10. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên Hiệp Quốc a) Ngày 20 tháng 7 năm 1977, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc nhất trí thông qua Nghị quyết kết nạp Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam làm thành viên thứ 150 của Liên Hiệp Quốc; b) Ngày 20 tháng 9 năm 1977, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc nhất trí thông qua Nghị quyết kết nạp Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam làm thành viên thứ 147 của Liên Hiệp Quốc; c) Ngày 20 tháng 7 năm 1975, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc nhất trí thông qua Nghị quyết kết nạp Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam làm thành viên thứ 150 của Liên Hiệp Quốc; d) Ngày 20 tháng 9 năm 1975, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc nhất trí thông qua Nghị quyết kết nạp Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam làm thành viên thứ 147 của Liên Hiệp Quốc. 11. Những hiểu biết về Ban thư ký Liên Hiệp Quốc, anh/chị cho biết câu trả lời đúng dưới đây: a) Ban thư ký Liên Hiệp Quốc có trụ sở chính (Head-quarters) tại New York ( Mỹ) và một văn phòng Châu Âu tại La Haye (Hà Lan); b) Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc do Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc bổ nhiệm theo kiến nghị của Hội đồng bảo an với nhiệm kỳ năm năm; c) Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc hiện tại là ông Ban Kimoon (người Nhật Bản); d) Tất cả a, b và c đều là câu trả lời đúng. LUẬT NGOẠT GIAO VÀ LÃNH SỰ 12. Theo Công ước Vienna 1963 về quan hệ lãnh sự, có nội dung điều chỉnh như sau: a) Quốc gia hữu quan có thể được thiết lập cấp đại diện Lãnh sự quán; b) Quốc gia hữu quan có thể được thiết lập cấp đại diện Công sứ quán; c) Quốc gia hữu quan có thể được thiết lập cấp đại diện Đại biện quán; d) Câu a, b và c đều đúng. 13. Những hiểu biết về “Thuyết tự do trên không” và không phận theo quy định của pháp luật hiện đại, anh/chị cho biết câu trả lời đúng dưới đây: a) Khu vực biên giới trên không của Việt Nam gồm phần không gian dọc theo biên giới quốc gia có chiều rộng mười kilômét tính từ biên giới quốc gia trở vào; b) Không phận quốc tế chính là toàn bộ khoảng không gian bao trùm trên biển cả (biển quốc tế) và khoảng không gian bao trùm trên vùng nam cực, và khoảng không nằm ngoài biên giới trên cao của quốc gia; c) Thuyết tự do trên không ra đời vào đầu thế kỷ XX, nội dung và bản chất pháp lý chủ yếu của học thuyết là cho phép các phương tiện bay được quyền tư do trên không phận quốc tế, và ngày nay nó được phát triển thành nguyên tắc của luật hàng không quốc tế; d) Tất cả các phương án trả lời trên đều đúng. LUẬT HÌNH SỰ QUỐC TẾ 14. Theo quy định của Công ước luật biển UNCLOS 1982, tội phạm cướp biển có thể diễn ra tại vùng biển nào sau đây A. Vùng lãnh hải B. Vùng tiếp giáp lãnh hải C. Vùng đặc quyền kinh tế D. Biển cả LUẬT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ 16. Công ước Viên năm 1969 về luật các điều ước quốc tế điều chỉnh quan hệ ký kết, thực hiện điều ước quốc tế giữa các chủ thể nào với nhau A. Quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế B. Quốc gia với quốc gia C. Quốc gia với các tổ chức quốc tế D. Giữa các chủ thể của luật quốc tế 17. Công ước Viên 1969 về luật các điều ước quốc tế thừa nhận hình thức tồn tại nào của điều ước quốc tế A. Văn bản B. Văn bản và hình thức khác C. Văn bản và phi văn bản D. Văn bản và các điều ước quân tử 18. Bảo lưu điều ước quốc tế có thể được quốc gia đưa ra trong các thời điểm nào sau đây A. Trước thời điểm ký kết điều ước quốc tế B. Khi đàm phán C. Khi soạn thảo D. Khi ký, phê duyệt hoặc phê chuẩn 19. Quốc gia có quyền đưa ra một tuyên bố bảo lưu đối với loại điều ước quốc tế nào sau đây: A. Điều ước quốc tế song phương, B. Điều ước quốc tế đa phương C. Điều ước quốc tế đa phương mà các thành viên phải tham gia đầy đủ D. Các phương án trên đều sai 20. Hậu quả pháp lý của một bảo lưu sẽ là A. Làm chấm dứt hiệu lực của điều ước B. Thay đổi, hủy bỏ hiệu lực của một hoặc một số điều khoản bảo lưu C. Mất hiệu lực toàn bộ các điều khoản của điều ước đối với quốc gia tuyên bố bảo lưu và quốc gia chấp nhận bảo lưu D. Cả A, B, C đều đúng. 21. Quốc gia có quyền đưa ra tuyên bố bảo lưu điều ước đối với các điều khoản nào sau đây a. Mọi điều khoản của điều ước quốc tế đó b. Một hoặc một số điều khoản c. Một hoặc một số điều khoản với điều kiện điều ước quốc tế đó cấm bảo lưu D. Trong bất kỳ điều khoản nào mà quốc gia cho là phù hợp kể cả trường hợp điều ước quốc tế đó không cho phép thành viên bảo lưu bất kỳ điều khoản nào. 56. Hành vi pháp lý thể hiện sự ràng buộc của chủ thể với điều ước quốc tế A. Đàm phán B. Soạn thảo C. Thông qua D. Gia nhập 57. Một điều khoản của điều ước quốc tế không thể được bảo lưu trong trường hợp nào sau đây A. Điều ước quốc tế cấm bảo lưu B. Bảo lưu không phù hợp với đối tượng, mục đích của điều ước C. Cả A,B đều đúng D. Cả A,B đều sai 58. Công ước luật biển UNCLOS 1982 có hiệu lực vào năm nào sau đây A. 1982 B. 1994 C. 2002 D.2014 59. Công ước Luật biển 1982 UNCLOS 1982 có hiệu lực khi phê chuẩn thứ bao nhiêu được lưu chiểu A. 35 B. 45 C. 50 D. 60 60. Công ước viên về luật điều ước quốc tế 1969 có hiệu lực vào thời gian nào sau đây A. 1969 B. 1970 C. 1980 D. 1989 49. Chủ thể nào sau đây có quyền năng kí kết các điều ước quốc tế A. Quốc gia B. Tòa thánh Vaticang C. Tổ chức quốc tế liên chính phủ D. Tất cả đều đúng 50. Theo luật điều ước quốc tế thì một Điều ước quốc tế bao gồm các nội dung nào sau đây A. Các nguyên tắc luật quốc tế B. Các quy phạm pháp luật quốc tế C. Cả A,B đều đúng D. Cả A,B đều sai 51. Luật điều ước quốc tế điều chỉnh quan hệ nào sau đây A. Quan hệ ký kết điều ước quốc tế B. Quan hệ thực hiện điều ước quốc tế C. Cả A,B đều đúng D. Cả A,B đều sai 52. Trong ký kết và thực hiện điều ước quốc tế có mấy nguyên tắc A. 02 B.03 C. 04 D. 05 53. Điều ước quốc tế có đặc điểm nào sau đây A. Chỉ được ghi nhận trong một văn bản B. Được ghi nhận trong nhiều văn kiện C. Được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc nhiều văn kiện có quan hệ với nhau. D. Tất cả đều sai. 54. Các điều ước quốc tế song phương và đa phương thường có cơ cấu mấy phần A. 02 B. 03 C. 05 D. 07 55. Trình tự ký kết điều ước quốc tế được chia làm mấy giai đoạn A. 02 B. 03 C. 04 D. 05 40. Luật điều ước quốc tế xuất hiện trong giai đoạn nào sau đây A. Luật quốc tế cổ đại B. Luật quốc tế trung đại C. Luật quốc tế cận đại D. Luật quốc tế hiện đại LÃNH THỔ TRONG LUẬT QUỐC TẾ 22. Lãnh thổ quốc gia luôn bao gồm các bộ phận: A. Vùng đất, vùng nước và vùng trời. B. Vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng biển C. Vùng đất, vùng dưới lòng đất, vùng trời, vùng nước D. Vùng đất, vùng nước, vùng nội thủy, vùng lãnh hải GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ 33. Việc áp dụng chế tài của luật quốc tế có đặc điểm nào sau đây A. Thông qua cơ quan chuyên môn của các quốc gia B. Thông qua cơ quan tài phán quốc gia C. Do chính các quốc gia tự thực hiện bằng những cách thức riêng lẽ hoặc tập thể D. Thông qua khiếu nại của chủ thể bị vi phạm 34. Các biện pháp chế tài nào sau đây có thể được các chủ thể luật quốc tế áp dụng khi có sự vi phạm quy định luật quốc tế A. Cấm vận B. Cắt đứt quan hệ ngoại giao C. Sử dụng sức mạnh quân sự để tự vệ hợp pháp D. Cả A,B,C đều đúng LUẬT HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ 39. Luật hàng không quốc tế xuất hiện trong giai đoạn nào sau đây A. Luật quốc tế cổ đại B. Luật quốc tế trung đại C. Luật quốc tế cận đại D. Luật quốc tế hiện đại
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan