Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Tiểu học Tuần 34_giáo án lớp 4 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh ...

Tài liệu Tuần 34_giáo án lớp 4 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh

.DOC
47
666
62

Mô tả:

giáo án lớp 4 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Giáo án lớp 4 Năm học 2917 - 2018 TUẦN 34 Thứ hai, ngày 30 tháng 4 năm 2018 Tập đọc TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ I. MỤC TIÊU: -Kiến thức: Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khoát. -Kĩ năng: Hiểu ND: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. (trả lời được các câu hỏi trong SGK ). - Thái độ: Biết quý trọng cuộc sống và lạc quan, yêu đời. * KNS:Kiểm soát cảm xúc. - Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn. - Tư duy sáng tạo: Nhận xét bình luận. II CHUẨN BỊ: 1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi. Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân. 2. Đồ dùng: - Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc. - Tranh, bảng phụ. III CÁC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG DẠY 1. HĐ Khởi động: (5p) TBHT điều khiển lớp chơi trò chơi: Hộp quà bí mật + Bạn hãy đọc bài tập đọc: con chim chiền chiện? + Bạn hãy nêu nội dung bài tập đọc? - Nhận xét, khen/ động viên. 2.Hoạt động luyện đọc:(8-10p) * Mục tiêu: Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khoát. * Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm, cả lớp *Luyện đọc - HD chia đoạn: Đ1:Từ đầu.. đến mỗi ngày cười 400 lần Đ 2:Tiếp theo …đến làm hẹp mạch máu Đ3:Còn lại - Gọi 3 hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài 1 Giáo viên HOẠT ĐỘNG HỌC - HS cùng tham gia trò chơi - HS trả lời - Nhận xét, bổ sung - Tiếp nối nhau đọc từng đoạn. - HS đọc từ khó. - HS luyện đọc câu văn dài - Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 2. Trường Tiểu học Giáo án lớp 4 Năm học 2917 - 2018 + Lần 1: Kết hợp luyện phát âm các từ khó - HS đọc chú giải. trong bài + Lần 2: Giảng các từ khó cuối bài: thống kê, thư giản, sảng khoái, điều trị - HS luyện đọc theo cặp - Luyện đọc theo cặp. - Một HS đọc cả bài - 1 HS đọc toàn bài. - GV đọc diễn cảm cả bài: với giọng rõ ràng, rành mạch, phù hợp với một văn bản phổ biến khoa học : động vật duy nhất, liều thuốc bổ, thư giãn, sảng khoái, thoả mãn, nổi giận, căm thù, hẹp mạch máu, rút ngăn, tiết kiệm tiền, hài hước, sống lâu hơn. * Lưu ý giúp đỡ hs M1 đọc lưu loát. 3. Hoạt động tìm hiểu bài: (8-10p) * Mục tiêu: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. (trả lời được các câu hỏi trong SGK ). * Cách tiến hành: Làm việc cá nhân Chia sẻ cặp đôi - Chia sẻ trước lớp *Tìm hiểu bài - Phân tích cấu tạo của bài báo trên. Nêu ý + Đoạn1:tiếng cười là đặc điểm quan chính của từng đoạn văn? trọng,phân biệt con người với các loài động vật khác + Đoạn 2:Tiếng cười là liều thuốc bổ + Đoạn 3:Người có tính hài hước sẽ sống lâu -Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ? - Vì khi cười, tốc độ thở của con người tăng lên đến 100 ki- lô – mét một giờ, các cơ mặt thư giản, não tiết ra một chất làm con người có cảm giác sảng khoái, thoả mãn - Người ta ìm cách tạo ra tiếng cười cho - Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh bệnh nhân để làm gì ? nhân,tiết kiệm tiền cho Nhà nước - Em rút ra điều gì qua bài này? Hãy chọn - Ý b: Cần biết sống một cách vui vẻ ý đúng nhất ? - GV: Qua bài đọc, các em đã thấy :tiếng - HS lắng nghe, nhắc lại nội dung của cười làm cho con người khác với động vật, bài. tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. Cô hi vọng các em sẽ biết tạo ra cho mình một cuộc sống có nhiều niềm Giáo viên 2 Trường Tiểu học Giáo án lớp 4 vui, sự hài hước. - Gọi HS nêu nội dung của bài Năm học 2917 - 2018 *Nội dung: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống , làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. * Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.Hs M3+M4 trả lời các câu hỏi nêu nội dung đoạn, bài. 4. HĐ Luyện đọc diễn cảm: (8-10p) * Mục tiêu: HS biết đọc diễn cảm đoạn 2 với giọng phù hợp. * Cách tiến hành: HĐ cá nhân - Cả lớp - Gọi 3 hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của - Thực hiện theo HD của GV. bài Tiếng cười là liều thuốc bổ. Bởi vì -GV treo lên bảng phụ viết sẵn đoạn văn khi cười, tốc độ thở của con người lên đến 100 km một giờ, các cơ mặt được cần luyện đọc thư giãn, thoả mái và não thì tiết ra một - GV đọc mẫu chất làm người ta có cảm giác sảng - HS luyện đọc theo nhóm 2 khoái, thoả mái . . . . hẹp mạch máu. -Y/c 2 nhóm thi đọc - Nhận xét, tuyên dương * Lưu ý hs M3+M4 đọc diễn cảm toàn bài. 5. Hoạt động tiếp nối: (3p) -Liên hệ giáo dục. - GV nhận xét tiết học Điều chỉnh:........................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ........................................................................................................................................... ________________________________ Toán ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU: -Kiến thức: Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích. - Thực hiện các phép tính với só đo diện tích. - Kĩ năng: Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 4. Khuyến khích HS năng khiếu có thể hoàn thành tất cả các BT. -Thái độ: GD cho HS ý thức tự giác, tích cực, chủ động tham gia các HĐ học tập. II CHUẨN BỊ: 1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: - Phương pháp hỏi đáp, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút. - Hình thức dạy học cá nhân, nhóm, cả lớp, 2. Đồ dùng dạy học: - Phiếu nhóm viết sẵn nội dung BT 3 đặt tại góc chờ III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 3 Giáo viên Trường Tiểu học Giáo án lớp 4 Năm học 2917 - 2018 HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.HĐ Khởi động: (5p) - Kết hợp trong quá trình HD ôn tập. -Lắng nghe 2. HĐ thực hành: (29p) * Mục tiêu: Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích. - Thực hiện các phép tính với só đo diện tích. - Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 4. Khuyến khích HS năng khiếu có thể hoàn thành tất cả các BT. * Cách tiến hành: Cá nhân,nhóm, cả lớp Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Thực hiện theo HD của GV. - HS làm bài cá nhân, sau đó mời từng cặp 2 em làm bảng lớn chia sẻ VD: - Hs chia sẻ với cả lớp về cách thực hiện 1 m2 = 100 dm2 ; 1 km2 = 100 00 00 m2 đổi các đơn vị đo diện tích. 1m2 = 100 00 cm2 ; 1dm2 = 100cm2 - Nhận xét, khen ngợi/ động viên. Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Thực hiện theo HD của GV. - HS làm bài theo cặp, mời 1 cặp làm bảng phụ sau đó chia sẻ với cả lớp về cách đổi các đơn vị đo diện tích. VD: a) 15 m2 = 15 00 00 cm2 ; 103 m2 = 103 00 dm2 ; 2110 dm2 = 2110 00 1 m2 = 10dm2 10 1 dm2 = 10cm2 10 1 cm2; 10 m2 = 1000cm2 b) 500 cm2 = 5 dm2 ; 1300 dm2 = 13 m2 60 000 cm2 = 6 m2 - Nhận xét, khen ngợi/ động viên. Giáo viên ; ; 1 dm2 100 1 1 dm2 = m2 100 1 1 cm2 = m2 10000 1 cm2 = c) 5 m 9 dm = 509 dm ; 8 m 50 cm = 800 50cm 4 Trường Tiểu học Giáo án lớp 4 Bài 4: - Gọi 1 HS đọc và xác định đề bài trước lớp. - Chữa, nhận xét một số bài. - Gọi 1 HS chữa bài trên bảng. Năm học 2917 - 2018 700 dm = 7 m ; 500 00cm2 = 5 m2 - Thực hiện theo HD của GV - HS tự làm bài. Bài giải Diện tích của thửa ruộng đó là: 64 x 25 = 16 00 (m2) Số thóc thu được trên thửa ruộng là : * Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 củng cố cách đổi đơn vị đo,cách tính diện tích hình vuông. 1600  1 = 800 (kg) = 8 tạ 2 Đáp số : 8 tạ Bài 3: 2m2 5 dm2 > 25 dm2 2 2 2 *Nếu còn thời gian: Mời những HS đã 3 dm 5 cm = 305 cm 2 2 2 hoàn thành bài 3 chia sẻ cách thực hiện 3 m 99 dm < 4 m 2 2 và kết quả. Mời cả lớp nhận xét; khen 65 m = 65 00 dm ngợi/ động viên 3. Hoạt động tiếp nối:(3p) - Về nhà xem lại bài - Nhận xét tiết học Điều chỉnh:........................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ........................................................................................................................................... ___________________________ Đạo đức ÔN TẬP: LỰA CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN I. MỤC TIÊU: -Kiến thức: HS biết giải thích so sánh điều kiện con đường an toàn và không an toàn. -Kĩ năng: Biết căn cứ mức độ an toàn của con đường để có thể lập được con đường đảm bảo an toàn đi tới trường. -Lựa chọn đường đi an toàn nhất để đến trường. - Phân tích được các lí do an toàn hay không an toàn. -Thái độ: Có ý thức và thói quen chỉ khi đi con đường an toàn dù có phải đi vòng xa hơn. II. CHUẨN BỊ: 1. Phương pháp - cách thức tổ chức: PP Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, thực hành đóng vai. 2. Đồ dùng: - Sơ đồ - Tranh ảnh. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Giáo viên 5 Trường Tiểu học Giáo án lớp 4 HOẠT ĐỘNG DẠY 1. HĐ Khởi động: (5p) TBHT điều khiển lớp chơi trò chơi: Hộp quà bí mật + Bạn đã làm gì để bảo vệ môi trường? + Bạn hãy nêu lại các bước trồng cây xanh mà bạn đã thực hiện? Nhận xét, vào tiết học. 2. HĐ Thực hành: (27p) * Mục tiêu: HS biết giải thích so sánh điều kiện con đường an toàn và không an toàn.Biết căn cứ mức độ an toàn của con đường để có thể lập được con đường đảm bảo an toàn đi tới trường.Lựa chọn đường đi an toàn nhất để đến trường. Phân tích được các lí do an toàn hay không an toàn. * Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm, lớp Hoạt động 2: Tìm hiểu con đường an toàn. - GV chia nhóm 4 và giao nhiệm vụ cho các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: Thế nào là con đường an toàn? - Gọi đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt đáp án đúng. Hoạt động 3: Chọn con đường an toàn đi đến trường. - GV dùng sơ đồ về con đường từ nhà đến trường có hai hoặc 3 đường đi, trong đó mỗi đoạn đường có những tình huống khác nhau - GV chọn 2 điểm trên sơ đồ, gọi 1,2 HS chỉ ra con đường đi từ A đến B đảm bảo an toàn hơn. Yêu cầu HS phân tích có đường đi khác nhưng không được an toàn. Vì lí do gì? - GV nhận xét, chốt: Cần chọn con đường an toàn nhất để đi. Hoạt động 4: Hoạt động bổ trợ - GV cho HS vẽ con đường từ nhà đến trường. Xác định được phải đi qua mấy Giáo viên Năm học 2917 - 2018 HOẠT ĐỘNG HỌC - HS trả lời - Các nhóm thảo luận và trình bày VD: + Con đường an toàn là con đường thẳng và bằng phẳng, mặt đường có kẻ phân chia các làn xe chạy, có các biển báo hiệu giao thông, ở ngã tư có đèn tín hiệu giao thông và vạch đi bộ ngang qua đường… - HS chỉ theo sơ đồ Bệnh viện Trường học(B) Uỷ ban Chợ Nhà (A) Sân vận động - HS vẽ con đương an toàn từ nhà mình đến trường. 6 Trường Tiểu học Giáo án lớp 4 Năm học 2917 - 2018 điểm hoặc đoạn đường an toàn và mấy điểm không an toàn. - Gọi một số HS lên giới thiệu - GVKL: Nếu đi bộ hoặc đi xe đạp các em phải lựa chọn con đường đi cho an toàn. 3. Hoạt động tiếp nối: (3p) -GV cùng HS hệ thống bài -GV dặn dò, nhận xét Điều chỉnh:........................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ........................................................................................................................................... ______________________________________________________________________ Thứ ba, ngày 1 tháng 5 năm 2018 Chính tả( Nghe – viết) NÓI NGƯỢC I. MỤC TIÊU: -Kiến thức: Nhớ - viết đúng chính tả, biết trình bày đúng bài vè dân gian theo thể thơ lục bát. -Kĩ năng: Làm đúng bài tập 2 (phân biệt âm đầu, thanh dễ lẫn). -Thái độ: Có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. II CHUẨN BỊ: 1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: - Phương pháp vấn đáp, quan sát, thực hành. - Kĩ thuật đặt câu hỏi. - Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân. 2. Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ viết sẵn bài tập 2 III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. HĐ Khởi động: (5p) TBHT điều khiển lớp chơi trò chơi: Rung bảng vàng - GV đọc các từ ngữ sau: : rượu, hững hờ, - HS viết bảng con, 1 HS viết bảng lớn. xách bương - Nhận xét, khen/ động viên. 2. Hoạt động chuẩn bị viết chính tả: (7p) * Mục tiêu: Nhớ - viết đúng chính tả, biết trình bày đúng bài vè dân gian theo thể thơ lục bát. Giáo viên 7 Trường Tiểu học Giáo án lớp 4 Năm học 2917 - 2018 * Cách tiến hành: HĐ cả lớp b)HD viết chính tả: - Cả lớp theo dõi - Gv đọc bài - Tìm và nêu các từ khó viết, dễ lẫn. - Gv đọc từng khổ thơ, cả lớp đọc thầm VD: liếm lông, nậm rượu, lao đao, trúm, theo,tìm những từ ngữ dễ viết sai đổ vồ, diều hâu - HS viết bảng con - HD hs phân tích và viết bảng con - Đây là thể thơ lục bát, câu 6 lùi vào 2 ô, - Y/c 1 hs nhắc lại cách trình bày câu 8 lùi vào 1 ô 3. HĐ Viết bài chính tả: (12p) * Mục tiêu: Nhớ - viết đúng chính tả, biết trình bày đúng bài vè dân gian theo thể thơ lục bát. * Cách tiến hành: HĐ cá nhân. - Gv quan sát hs viết **HS nhớ – viết. 4. HĐ Đánh giá và nhận xét bài: (5p) * Mục tiêu: Giúp hs tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. * Cách tiến hành: HĐ cá nhân - HĐ cặp đôi - Gv đọc bài cho HS soát lại lỗi chính tả. - Đọc lại cả bài cho HS soát lỗi. - GV chữa, nhận xét 5 đến 7 bài. - GV sửa sai một số lỗi cơ bản. - Đánh giá, nhận xét bài 1/3 số vở. + GV theo dõi, giúp đỡ HS M1+M2. 5. HĐ Làm bài tập chính tả: (8p) * Mục tiêu: Làm đúng bài tập 2 (phân biệt âm đầu, thanh dễ lẫn). *Cách tiến hành: Làm việc cá nhân - chia sẻ cặp đôi - báo cáo trước lớp Bài 2 a: - Gọi 1 hs đọc đề bài. - YC HS tự làm bài. - Chia lớp thành 3 dãy, mỗi dãy cử 3 bạn lên bảng chơi trò chơi tiếp sức. - Nhận xét kết quả, tuyên dương nhóm thắng cuộc *Lưu ý: Hs M1+M2 điền đúng từ. Hs M3+M4 còn phải luyện phát âm đúng các từ đó. 6. Hoạt động tiếp nối:(3p) Giáo viên 8 - Hs nhớ - viết bài - HS soát lại bài - 2 hs ngồi cạnh nhau đổi chéo vở cho nhau soát lỗi - 1 hs đọc đề bài - Hoạt động cá nhân. - 9 bạn lên bảng chơi trò chơi tiếp sức Đ/a: - giải đáp – tham gia – dùng một thiết bị – theo dõi – bộ não – kết quả- bộ não – bộ não – không thể Trường Tiểu học Giáo án lớp 4 Năm học 2917 - 2018 - Nhận xét tiết học Điều chỉnh:........................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ........................................................................................................................................... _______________________________________ Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: LẠC QUAN – YÊU ĐỜI I. MỤC TIÊU: -Kiến thức: Biết thêm một số từ phức chứa tiếng vui và phân loại chúng theo 4 nhóm nghĩa (BT1); -Kĩ năng: Biết đặt câu vối từ ngữ nói về chủ điểm lạc quan, yêu đời (BT2, BT3). -Thái độ: Tích cực, tự giác học bài. II CHUẨN BỊ: 1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: - Phương pháp vấn đáp, quan sát, luyện tập - thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút - Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân, nhóm 4 2. Đồ dùng dạy học: - Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp. III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.HĐ Khởi động: (5p) TBHT điều khiển lớp chơi trò chơi: Hộp quà bí mật + Bạn hãy đặt câu có trạng ngữ chỉ mục đích? - Hs cùng tham gia trò chơi. + Bạn hãy đặt câu có trạng ngữ chỉ địa điểm? + Trạng ngữ chỉ mục đích có ý nghĩa gì trong câu? + Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho những câu hỏi nào? - Gọi HS nhận xét, khen/ động viên. 2. Hoạt động thực hành: (29p) * Mục tiêu: Biết thêm một số từ phức chứa tiếng vui và phân loại chúng theo 4 nhóm nghĩa (BT1); Biết đặt câu vối từ ngữ nói về chủ điểm lạc quan, yêu đời (BT2, BT3). * Cách tiến hành:Hoạt động nhóm, cả lớp * Bài 1: - 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo. - Gọi HS đọc yêu cầu nội dung bài. + Trong các từ đã cho có những từ nào em + HS nêu những từ mình chưa hiểu chưa hiểu nghĩa? 9 Giáo viên Trường Tiểu học Giáo án lớp 4 - GV gọi HS hoặc GV giải thích nghĩa của các từ đó. - GV giảng: Muốn biết từ phức đã cho là từ chỉ hoạt động, cảm giác hay tính tình trước hết ta phải hiểu nghĩa của các từ đó và khi xếp từ các em lưu ý: + Từ chỉ hoạt động trả lời câu hỏi làm gì? + Từ chỉ cảm giác trả lời cho câu hỏi cảm thấy thế nào? + Từ chỉ tính tình trả lời cho câu hỏi là người thế nào? + Có những từ vừa chỉ cảm giác, vừa chỉ tính tình có thể trả lời đồng thời câu hỏi cảm thấy thế nào và là người thế nào? - Cho HS hoạt động theo cặp làm bài, 1 nhóm làm bảng phụ. - Gọi HS đại diện 1 nhóm lên trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. - GV nghe, nhận xét, kết luận lời giải đúng. * Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS tự làm. - Gọi HS đọc câu mình đặt. - GV theo dõi, nhận xét, khen/ động viên. * Bài 3: - GV gọi HS đọc yêu cầu, nội dung bài. - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4, cùng tìm các từ miêu tả tiếng cười. - Gọi đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, bổ sung, kết luận các từ đúng. - GV gọi vài HS đặt câu với các từ vừa tìm được. - GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS. 10 Giáo viên Năm học 2917 - 2018 nghĩa GV giải thích. VD: Từ Vui chơi Vui lòng Vui sướng Vui tính Nghĩa Hoạt động giải trí Vui vẻ trong lòng Vui vẻ và sung sướng Người có tình tình luôn vui vẻ Vui vẻ, phấn khởi. Vui tươi Vui vui. Có tâm trạng thích thú. . .. . - Thực hiện theo HD của GV. Đ/a: a- Từ chỉ hoạt động: vui chơi, giúp vui, mua vui. . . b- Từ chỉ cảm giác: vui lòng, vui mừng, vui sướng, vui thích, vui thú, vui vui. c- Từ chỉ tín tình: vui nhộn, vui tính, vui tươi. d- Từ vừa chỉ tính tình vừa chỉ cảm giác: vui vẻ. - Thực hiện theo HD của GV. VD: Bạn Quang lớp em rất vui tính. - Thực hiện theo HD của GV. VD: Ha hả, hì hì, khúc khích, rúc rích, hinh hích, hi hí, sằng sặc, sặc sụa, khành khạch, khach khách. . . - HS đặt câu và tiếp nối nhau đọc câu của mình trước lớp. VD: Mấy bạn nữ rúc rích cười. Bọn khỉ cười khanh khách. . . Trường Tiểu học Giáo án lớp 4 Năm học 2917 - 2018 5. Hoạt động tiếp nối: (5p) - Nhận xét, đánh giá tiết học. - Ghi nhớ các từ ngữ thuộc chủ điểm, dặn dò HS chuẩn bị giờ sau. Điều chỉnh:........................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ........................................................................................................................................... ___________________________________________ Toán ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC I. MỤC TIÊU: -Kiến thức: Nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc. -Kĩ năng: Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật. - Bài tập cần làm: bài 1, bài 3, bài 4. Khuyến khích HS năng khiếu có thể hoàn thành tất cả các BT. -Thái độ: GD HS tích cực, tự giác tham gia các hoạt động học tập. II CHUẨN BỊ 1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. - Hình thức dạy học cả lớp, nhóm, cá nhân. 2. Đồ dùng dạy học: - Thước kẻ, bảng phụ ghi sẵn BT 2 đặt tại góc chờ. III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.HĐ Khởi động: (5p) TBHT điều khiển lớp chơi trò chơi: Bắn tên + Bạn hãy lên bảng làm bài tập 3 của giờ - Hs lên bảng làm bài trước? + Kết hợp trong quá trình HD ôn tập. Nhận xét, vào bài mới. 2. HĐ thực hành: (29p) * Mục tiêu: Nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật. Bài tập cần làm: bài 1, bài 3, bài 4. Khuyến khích HS năng khiếu có thể hoàn thành tất cả các BT. * Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm, lớp. Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Thực hiện theo HD của GV. Giáo viên 11 Trường Tiểu học Giáo án lớp 4 Năm học 2917 - 2018 - HS làm bài cá nhân, mời 1 cặp làm bảng lớn; Đ/a: a) AB song song với DC b) DA vuông góc với DC và DA vuông -Cho các em chia sẻ với cả lớp về cách xác góc với AB định các đường thẳng song song và vuông góc. - Nhận xét, khen ngợi/ động viên. * Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 Bài 3: - Gọi 1 HS đọc và xác định đề bài trước - Thực hiện theo HD của GV. lớp. - YC HS tự làm bài. - YC HS giơ thẻ Đ,S với mỗi phương án và giải thích cách làm. Chu vi hình chữ nhật là: - Nhận xét, chốt đáp án đúng. (4 + 3) x 2 = 14 (cm) - Củng cố cách tính chu vi, diện tích hình Diện tích hình chữ nhật là: chữ nhật, hình vuông. 4 x 3 = 12 (cm) Chu vi hình vuông là: 3 x 4 = 12 (cm) Diện tích hình vuông là : Bài 4: 3 x 3 = 9(cm) - Gọi 1 HS đọc và xác định đề bài trước a. Sai; b.Sai; c.Sai; d.Đúng lớp. - Để tính được số viên gạch cần lát nền - 1 hs đọc phòng học chúng ta phải biết được những gì? - Chúng ta phải biết được: - YC HS tự làm bài, 1 HS làm bảng lớn. + Diện tích của phòng học - Gọi HS nhận xét, chữa bài. + Diện tích của một viên gạch lát nền - Nhận xét, chốt đáp án đúng. + Sau đó chia diện tích phòng học cho diện tích 1 viên gạch * Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 giải được bài toán có lời văn * Mời những HS đã hoàn thành bài 2 chia sẻ cách thực hiện và kết quả. Mời cả lớp nhận xét; GVchốt KQ; khen ngợi/ động viên Giáo viên 12 Bài giải Diện tích của một viên gạch là: 20 x 20 = 400 (cm2) Diện tích của lớp học là : 5 x 8 = 40 (m2)= 400 000 cm2 Số viên gạch cần để lát nền lớp học là: 400 000 : 400 = 1000 (viên gạch) Đáp số : 1000 viên gạch *Bài 2: HS vẽ hình vuông và tính chu vi và diện tích hình đó theo YC. Trường Tiểu học Giáo án lớp 4 Năm học 2917 - 2018 3. Hoạt động tiếp nối:(5p) - Về nhà xem lại bài - Nhận xét tiết học Điều chỉnh:........................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ........................................................................................................................................... ______________________________________________________________________ Thứ tư, ngày 02 tháng 5 năm 2018 Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. MỤC TIÊU: -Kiến thức: Chọn được các chi tiết nói về một người vui tính ; biết kể lại rõ ràng về những sự việc minh hoạ cho tính cách của nhân vật (kể không thành chuyện), hoặc kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật (kể thành chuyện). -Kĩ năng: Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. -Thái độ: Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động hoạc tập. II CHUẨN BỊ 1. Phương pháp- cách thức tổ chức: PP quan sát, thảo luận nhóm,quan sát tranh và TLCH 2. Đồ dùng: - Bảng lớp viết sẵn đề bài. III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. HĐ Khởi động:(5p) TBHT điều khiển lớp chơi trò chơi: Bắn tên - Bạn hãy kể lại một câu chuyện đã nghe, - 2 HS thực hiện kể. đã đọc về một người có tinh thần lạc quan, yêu đời? (2-3hs) - GV nhận xét, đánh giá, khen/ động viên. - HS nhận xét. 2.HĐ Tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện phù hợp với yêu cầu tiết học::(13p) * Mục tiêu: Chọn được các chi tiết nói về một người vui tính ; biết kể lại rõ ràng về những sự việc minh hoạ cho tính cách của nhân vật (kể không thành chuyện), hoặc kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật (kể thành chuyện). * Cách tiến hành: cá nhân, cặp đôi, nhóm a) Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài: 13 Giáo viên Trường Tiểu học Giáo án lớp 4 Năm học 2917 - 2018 Kể chuyện về một người vui tính mà em biết. b) HS tìm câu chuyện: - GV gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 gợi ý SGK và hỏi HS: + Nhân vật chính trong câu chuyện em kể là ai? + Em kể về ai? + Hãy giới thiệu với các bạn câu chuyện em sẽ kể. * Gợi ý: Khi kể chuyện các em phải lưu ý kể có đầu, có cuối. Trong câu chuyện phải kể được điểm hấp dẫn, của người vui tính đó. 3. Hoạt động thực hành kể chuyện : (17p) * Mục tiêu: Chọn được các chi tiết nói về một người vui tính ; biết kể lại rõ ràng về những sự việc minh hoạ cho tính cách của nhân vật (kể không thành chuyện), hoặc kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật (kể thành chuyện). * Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân, nhóm, chia sẻ cả lớp. c) HS kể chuyện theo nhóm: * GV chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4-6 HS .Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. + Gợi ý: Các em có thể giới thiệu về một người vui tính, nêu những sự việc minh hoạ cho đặc điểm, tính cách của người đó hoặc kể lại một câu chuyện về một người vui tính để lại cho em ấn tượng sâu sắc. - GV nghe, nhận xét, đánh giá. d) HS thi kể chuyện trước lớp: - Đại diện các nhóm thi kể chuyện trước lớp. Mỗi HS kể xong, phải nói ý nghĩa của câu chuyện , ND, hay nhân vật chính. Giáo viên 14 - 2 HS đọc đề bài. HS phân tích đề. (Lưu ý HS phải chọn đúng một câu chuyện em đã đọc về một người vui tính mà em biết..(không chọn nhầm đề tài khác). - 2 HS tiếp nối nhau đọc gợi ý. - Cả lớp đọc thầm gợi ý 3 suy nghĩ để chọn câu chuyện mình định kể. - HS nối tiếp trả lời: + Em xin kể cho các bạn nghe về bố em. Bố em là người rất hài hước và vui tính. . - HS trao đổi nhóm và cùng kể chuyện. - Từng bạn trong nhóm kể, nhận xét. - HS khác lắng nghe, nhận xét, để hiểu ý truyện bạn kể, hiểu về nhân vật trong truyện. - 3-5 HS các nhóm cử đại diện kể . - Cả lớp nhận xét, tính điểm thi đua, bình chọn người kể chuyện hay nhất trong tiết học. Trường Tiểu học Giáo án lớp 4 Năm học 2917 - 2018 - GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS kể chuyện hay, lưu ý HS những lỗi HS thường mắc để sửa chữa. *Giúp đỡ hs M1+M2 kể đúng nội dung câu truyện. Hs M3+M4 kể được lưu loát kết hợp giọng điệu phù hợp. 4. Hoạt động tiếp nối: (3p) - Nhận xét, đánh giá giờ học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài giờ sau. Điều chỉnh:........................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ........................................................................................................................................... ________________________________________ Tập đọc ĂN “MẦM ĐÁ” I. MỤC TIÊU: -Kiến thức: Bước đầu biết đọc với giọng kể vui rõ ràng, hóm hỉnh. Phân biệt được lời của từng nhân vật trong truyện và người dẫn chuyện. - Hiểu được các từ khó trong bài: tương truyền, thời vua Lê- chúa Trịnh, dã vị . . -Kĩ năng: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo ran chúa thấy được một bài học về ăn uống. -Thái độ: Giáo dục học sinh tích cực tham gia các hoạt động giáo dục. II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 1. Phương pháp- cách thức tổ chức: - PP hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, động não, thực hành, - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, trò chơi. 2. Đồ dùng: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.Truyện Trạng Quỳnh. - Bảng phụ ghi câu, đoạn cần luyện đọc. III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. HĐ Khởi động; (5p) TBHT điều khiển lớp chơi trò chơi: Hộp - 3 HS đọc bài. Mỗi HS đọc một đoạn, lần quà bí mật lượt trả lời các câu hỏi. - Bạn hãy đọc nói tiếp từng đoạn của bài: Tiếng cười là liều thuốc bổ? (3 em) - Bạn hãy nói ý chính của đoạn mình vừa - Cả lớp nhận xét. 15 Giáo viên Trường Tiểu học Giáo án lớp 4 Năm học 2917 - 2018 đọc. 1 HS nêu ý nghĩa bài? - GV nhận xét, khen/ động viên. 2. HĐ Luyện đọc: (8-10p) * Mục tiêu: Bước đầu biết đọc với giọng kể vui rõ ràng, hóm hỉnh. Phân biệt được lời của từng nhân vật trong truyện và người dẫn chuyện. * Cách tiến hành: HĐ cá nhân, nhóm, cả lớp - Yêu cầu 4 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài (2-3 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS. + Đoạn 1: Từ đầu đến. . .bênh vực dân lành. + Đoạn 2: Tiếp đến. . đề hai chữ đại phong. + Đoạn 3: Tiếp đến . . . thì khó tiêu . + Đoạn 4: Còn lại. - Sau lần 1, HS tìm, GV ghi bảng từ khó đọc. YC HS luyện đọc: tương truyền, thời vua Lê- chúa Trịnh, dã vị; GV HD luyện đọc câu khó: Mầm đá đã chín chưa? - Sau lần 2, GV kết hợp HD HS tìm hiểu nghĩa một số từ: thông minh, độc đáo, gió lớn. . . - Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp – thi đọc. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV đọc diễn cảm cả bài - GV đọc mẫu toàn bài: Với giọng vui hóm hỉnh, khuyên răn chúa: nhấn giọng từ: châm biếm, ngon thế, đổ chùa, tượng lo, lọ tương. * Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 đọc cho lưu loát. 3.Hoạt động Tìm hiểu bài: (8-10p) * Mục tiêu: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo ran chúa thấy được một bài học về ăn uống. * Cách tiến hành: Cá nhân-cặp đôi-cả lớp. - GV yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, trao Giáo viên 16 - Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 1. - HS luyện đọc từ, câu khó. - Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 2. - HS đọc chú giải, tìm hiểu nghĩa các từ khó. - Luyện đọc theo cặp – thi đọc. - 1 HS đọc toàn bài. - HS trao đổi, thảo luận theo câu hỏi Trường Tiểu học Giáo án lớp 4 Năm học 2917 - 2018 đổi, thảo luận nhóm 4: dựa theo câu hỏi trong SGK, trả lời. trong SGK và tìm hiểu bài: - HS trả lời nối tiếp các câu hỏi - GV gọi HS trả lời nối tiếp các câu hỏi: + Là người rất thông minh. Ông thường + Trạng Quỳnh là người như thế nào? dùng lối nói hài hước hoặc những cách độc đáo để châm biếm thói xấu của quan lại, vua chúa, bênh vực dân lành. + Chúa Trịnh phàn nàn với Trạng điều gì? + Vì sao chúa Trịnh muốn ăn mầm đá? + Chúa Trịnh phàn nàn rằng đã ăn đủ thứ ngon, vật lạ trên đời mà không thấy ngon miệng. + Vì chúa ăn gì cũng không ngon miệng, nghe tên mầm đá thấy lạ nên muốn ăn. + Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào? + Cuối cùng chúa có được ăn mầm đá không? Vì sao? + Trạng cho người đi lấy đá về ninh, còn mình thì đã chuẩn bị một lọ tương đề bên ngàọi hai chữ đại phong rồi bắt chúa phải chờ đến khi bụng đói mềm. + Chúa không được ăn món mầm đá vì làm gì có món đó. + Chúa được Trạng cho ăn gì? + Chúa được Trạng cho ăn cơm với tương. + Vì sao chứa ăn tương mà vẫn thấy ngon miệng? + Vì lúc đó chữa đã đói lả thì ăn cái gì cũng ngon. + Em hãy tìm ý chính của từng đoạn? + Đoạn 1: Giới thiệu về Trạng Quỳnh + Đoạn 2: Câu chuyện giữa Trạng với chúa Trịnh. + Đoạn 3:Chúa Trịnh đói lả. + Đoạn 4:Bài học quý dành cho chúa. + Câu chuyện ca ngợi ai? Ca ngợi về điều gì? + Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, khôn khéo vừa biết cách làm cho chúa ngon miệng, vừa khéo khuyên răn,chê bai chúa. * HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và nêu nội dung bài. 4. Hoạt động Luyện đọc diễn cảm: (810p) * Mục tiêu: HS biết đọc diễn đoạn cuối truyện. * Cách tiến hành:Cá nhân, nhóm, cả lớp. Giáo viên 17 Trường Tiểu học Giáo án lớp 4 Năm học 2917 - 2018 - GV yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc bài theo vai: Người dẫn chuyện, chúa Trịnh, Trạng Quỳnh. - Tổ chức ch HS luyện đọc diễn cảm theo vai đoạn cuối của truyện. - GV đọc mẫu. - GV yêu cầu 3 HS luyện đọc theo vai. - Tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm. - GV nhận xét, khen/ động viên. * Giúp đỡ hs M1+M2 đọc lưu loát, yêu cầu hs M3+M4 đọc diễn cảm. - Thực hiện theo HD của GV: Thấy chiếc lọ đề hai chữ đại phong chúa lấy làm lạ bèn hỏi - Mắm đại phong là mắm gì mà ngon thế? - Bẩm, là tương ạ! - Vậy người đề hai chữ đại phong . . .sao? - Bẩm, đại phong là gió lớn . . . lọ tương ạ... 5. Hoạt động tiếp nối: (5p) - Nhận xét, đánh giá giờ học. - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập kiểm tra. Điềuchỉnh:........................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ........................................................................................................................................... _________________________________________ Toán ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU: -Kiến thức: Nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc. -Kĩ năng: Tính được diện tích hình bình hành. - Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 4 (chỉ yêu cầu tính diện tích của hình bình hành). Khuyến khích HS năng khiếu có thể hoàn thành tất cả các BT. -Thái độ: GD cho HS ý thức tự giác, tích cực, chủ động tham gia các HĐ học tập. II CHUẨN BỊ: 1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút. - Hình thức dạy học cả lớp, nhóm, cá nhân. 2. Đồ dùng: - Bảng phụ vẽ sẵn một số hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình tứ giác - HS chuẩn bị giấy kẻ ô li. - Một số hình bình hành bằng bìa. - Phiếu nhóm viết sẵn nội dung BT 3 đặt tại góc chờ III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Giáo viên 18 Trường Tiểu học Giáo án lớp 4 Năm học 2917 - 2018 HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. HĐ Khởi động: (5p) TBVN điều khiển lớp hát kết hợp với vận động - Kết hợp trong quá trình làm BT 2. HĐ thực hành: (29p) * Mục tiêu: Nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc. Tính được diện tích hình bình hành. Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 4 (chỉ yêu cầu tính diện tích của hình bình hành). Khuyến khích HS năng khiếu có thể hoàn thành tất cả các BT. * Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm, lớp. Bài 1: - YC HS đọc đề bài, GV vẽ hình lên bảng, y/c hs quan sát sau đó đặt câu hỏi cho HS trả lời: + Đoạn thẳng nào song song với đoạn thẳng AB + Đoạn thẳng nào vuông góc với đoạn thẳng BC? * Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 nhận biết được đoạn thẳng song song. Bài 2: - YC HS đọc đề bài - Để biết được số đo chiều dài hình chữ nhật chúng ta phải biết được gì? - Hs cùng tham gia - 1 hs đọc đề bài và thảo luận trước lớp. - HS quan sát và lần lượt trả lời câu hỏi: + Đoạn thẳng DE song song với đoạn thẳng AB + Đoạn thẳng CD song song với đoạn thẳng BC. - 1 hs đọc - Biết diện tích của hình chữ nhật, sau đó lấy diện tích chia cho chiều rộng để tìm chiều dài - Làm thế nào để tính được diện tích của - Diện tích của hình chữ nhật bằng diện hình chữ nhật? tích của hình vuông nên ta có thể tính diện tích của hình vuông, sau đó suy ra diện tích của hình chữ nhật. - Nhận xét, chốt KQ đúng, khen ngợi/ -Y/c hs tự làm bài: tính chiều dài hình động viên. chữ nhật; 1 HS làm bảng lớn. Bài giải * Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 tính được Diện tích của hình vuông hay hình chữ diện tích hình vuông hay hình chữ nhật nhật là: 8 x 8 = 64(cm) Chiều dài hình chữ nhật là: 64 : 4 = 16 cm chọn đáp án C. Giáo viên 19 Trường Tiểu học Giáo án lớp 4 Năm học 2917 - 2018 Bài 4: (chỉ yêu cầu tính diện tích của hình bình hành). HS năng khiếu có thể tính diện tích cả hình H. - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. + Diện tích hình H là tổng diện tích của hình nào? - Gọi HS nhận xét, chữa bài. - GV nhận xét, chốt đáp án, củng cố cách tính diện tích hình bình hành. * Nếu còn thời gian: Mời những HS đã tính được diện tích cả hình H thì chia sẻ cách thực hiện và kết quả. Mời cả lớp nhận xét; khen ngợi/ động viên + Ta có thể tính diện tích của hình H như thế nào? +Diện tích hình H là tổng diện tích của hình bình hành ABCD và hình chữ nhật BEGC. - YC HS tính diện tích hình bình hành ABCD, 1 HS làm bảng lớn. - Thực hiện theo HD của GV: Diện tích hình bình hành ABCD là: 3 x 4 = 12(cm) Đ/s: 12cm + Tính diện tích hình H: .Tính diện tích hình bình hành ABCD .Tính diện chữ nhật BEGC .Tính tổng diện tích hình bình hành và diện tích hình chữ nhật Diện tích hình chữ nhật BEGC là 3 x 4 = 12(cm) Diện tích hình H là: 12 + 12 = 24(cm) *Bài 3: +Vẽ đoạn thẳng AB dài 5 cm +Vẽ đoạn thẳng vuông góc vơi AB tại A,vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B.Trên hai đường thẳng đó lấy AD = 4 cm, BC = 4 cm +Nối C với D ta được hình chữ nhật ABCD có chiều dài 5 cm và chiều rộng 4 cm cần vẽ. Chu vi hình chữ nhật ABCD là: ( 5 + 4 ) x 2 = 18(cm) Diện tích của hình chữ nhật ABCD là: 5 x 4 = 20 (cm) Đáp số : P: 18cm; S: 20 cm * Mời những HS đã hoàn thành bài 3 chia sẻ cách thực hiện và kết quả. Mời cả lớp nhận xét, khen ngợi/ động viên 3. Hoạt động tiếp nối: (3p) - Về nhà xem bài học - Nhận xét tiết học Điều chỉnh:........................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Giáo viên 20 Trường Tiểu học
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan