Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ứng dụng phần mềm microstationv8i và gcadas thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng ...

Tài liệu ứng dụng phần mềm microstationv8i và gcadas thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính

.DOC
94
2183
94

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI SINH VIÊN: Hoàng Thị Nga TÊN ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN: Ứng dụng phần mềm MicroStationV8i và gCadas thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính. Hà Nội – Năm 2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI SINH VIÊN: Hoàng Thị Nga TÊN ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN: Ứng dụng phần mềm MicroStationV8i và gCadas thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính. Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã ngành: D850103 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. Đỗ Như Hiệp Hà Nội – Năm 2015 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo khóa học 2013- 2015, được sự đồng ý của nhà trường, khoa Quản lý đất đai, được sự hướng dẫn của thầy giáo Th.s Đỗ Như Hiệp, tôi đã tiến hành thực hiện luận án tốt nghiệp với tiêu đề: Ứng dụng phần mềm MicroStationV8i và gCadas trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính. Trong thời gian thực hiện đồ án, ngoài sự nỗi lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo Th.s Đỗ Như Hiệp người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, góp ý và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện báo cáo tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn những lời động viên và ý kiến góp ý chuyên môn của các thầy cô giáo Khoa Quản lý đất đai, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện nhất có thể, khuyến khích động viên để tôi hoàn thành khóa luận này. Tuy nhiên, do sự mới mẻ về đề tài, bản thân còn những hạn chế nhất định về mặt chuyên môn và thực tế, thời gian hoàn thành đồ án không nhiều nên bài báo cáo không tránh được những thiếu sót. Kính mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để bài báo cáo của tôi trở nên hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 1 tháng 06 năm 2015 Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Nga MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................- 1 CHƯƠNG I..............................................................................- 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.......................................- 3 1.1. Tổng quan về bản đồ hiện trạng sử dụng đất (HTSDĐ)..............................- 3 1.1.1. Khái niệm bản đồ hiện trạng sử dụng đất.............................................- 3 1.1.2. Mục đích và yêu cầu của việc thành lập bản đồ HTSDĐ.....................- 3 1.1.3. Quy định chung về việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất........- 5 1.1.4. Quy định kỹ thuật xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.................- 6 1.1.5. Quy định các tệp tin chuẩn cho xây dựng bản đồ số.............................- 7 1.1.6. Xây dựng ký hiệu bản đồ........................................................................- 7 1.2. Cơ sở toán học của bản đồ hiện trạng sử dụng đất.......................................- 8 1.3. Khái quát công tác thống kê, kiểm kê và thành lập bản đồ HTSDĐ.........- 11 1.3.1. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai về loại đất......................................- 11 1.3.2.Nội dung thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ HTSDĐ.....................- 13 CHƯƠNG II...........................................................................- 14 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........- 14 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................- 14 2.1.1. Giới thiệu chung về phần mềm MicroStationV8i................................- 14 2.1.2. Giới thiệu chung về phần mềm GCadas..............................................- 21 2.1.3. Phạm vi nghiên cứu:............................................................................- 29 2.2. Nội dung nghiên cứu...................................................................................- 29 2.2.1. Yếu tố cơ bản của bản đồ HTSDĐ......................................................- 29 2.2.2. Nội dung của bản đồ HTSDĐ..............................................................- 31 2.2.3. Độ chính xác và quy định về sai số của dữ liệu bản đồ HTSDĐ........- 34 2.2.4. Điều tra, khoanh vẽ, tổng hợp, biên tập nội dung bản đồ HTSDĐ.....- 35 2.2.5. Các phương pháp thể hiện bản đồ Hiện trạng sử dụng đất................- 36 2.2.6. Phương pháp thành lập bản đồ HTSDĐ.............................................- 37 2.2.7. Khái quát quy trình thành lập bản đồ HTSDĐ dạng số......................- 40 - 2.3. Nguyên tắc thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất..............................................................................................................- 40 2.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................- 41 2.4.1. Phương pháp nội nghiệp......................................................................- 41 2.4.3. Phương pháp kế thừa...........................................................................- 42 2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu...................................................................- 42 2.4.5. Phương pháp xây dựng bản đồ............................................................- 42 CHƯƠNG III..........................................................................- 43 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................- 43 3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội............................................- 43 3.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................- 43 3.1.2. Đặc điểm địa lý tự nhiên......................................................................- 43 3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế.......................................................................- 46 3.1.4. Thực trạng phát triển xã hội................................................................- 47 3.1.4. Thống kê, kiểm kê các loại đất.............................................................- 49 3.2. Tư liệu bản đồ.............................................................................................- 55 3.2.1. Tư liệu bản đồ thu thập được...............................................................- 55 3.2.2. Đánh giá tư liệu bản đồ.......................................................................- 55 3.2.3. Quy trình thực nghiệm.........................................................................- 56 3.3. Biên tập bản đồ HTSDĐ bằng phần mềm MicroStationV8i và GCadas...- 56 3.3.1. Quy trình tổng quát..............................................................................- 56 3.3.2. Thực hiện quy trình..............................................................................- 57 3.4. Nhận xét......................................................................................................- 73 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................- 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................- 77 PHỤ LỤC..............................................................................- 78 - DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên đầy đủ BĐĐC Bản đồ địa chính BĐHTSDĐ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất HTSDĐ Hiện trạng sử dụng đất. QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường UBND Ủy ban nhân dân QLĐĐ Quản lý đất đai DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Kinh tuyến trục các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương..................- 9 Bảng 1.2: Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất.........................................- 11 Bảng 3.1: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất năm 2010....................................- 50 Bảng 3.2: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất năm 2015....................................- 52 Bảng 3.3: Kết quả biến động các loại đất năm 2015 so với năm 2010................- 54 Bảng 3.4: Bảng liệt kê khoanh đất......................................................- 66 - DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Giao diện phần mềm MicroStation V8i................................................- 14 Hình 2.2: Tạo Design file (tạo file làm việc).......................................................- 16 Hình 2.3: Mở file tham chiếu.................................................................................- 16 Hình 2.4: Gộp các file tham chiếu........................................................................- 17 Hình 2.5: Thanh công cụ biên tập Text.................................................................- 17 Hình 2.6: Thanh công cụ fence\ Place fence........................................................- 18 Hình 2.7: Thanh công cụ vẽ và sửa chữa các đối tượng dạng chữ.....................- 18 Hình 2.8: Thanh công cụ vẽ đối tượng dạng tuyến..............................................- 19 Hình 2.9: Thanh công cụ vẽ đường tròn, ellipses................................................- 19 Hình 2.10: Thanh công cụ coppy, dịch chuyển, tăng tỷ lệ hoặc quy đối tượng...- 19 Hình 2.11: Thanh công cụ trải ký hiệu cho các đối tượng...................................- 19 Hình 2.12: Thanh công cụ thay đổi thuộc tính của đối tượng.............................- 20 Hình 2.13: Chức năng in bản đồ trong MicroStation..........................................- 20 Hình 2.14: Giao diện của phần mềm gCadas......................................................- 21 Hình 2.15: Chức năng của công cụ Hệ thống......................................................- 22 Hình 2.16: Chức năng Nhập kết quả đo đạc bản đồ............................................- 22 Hình 2.17: Chức năng Tạo Topology cho bản đồ................................................- 23 Hình 2.18: Chức năng của Menu Bản đồ tổng.....................................................- 23 Hình 2.19: Chức năng của Menu Bản đồ địa chính.............................................- 24 Hình 2.20: Chức năng của Menu Hồ sơ thửa đất................................................- 24 Hình 2.21: Chức năng của công cụ Hồ sơ địa chính...........................................- 25 Hình 2.22: Chức năng của Menu Biên giới, địa giới...........................................- 25 Hình 2.23: Chức năng của Menu Cơ sở đo đạc...................................................- 26 Hình 2.24: Chức năng của Menu Giao thông......................................................- 26 Hình 2.25: Chức năng của Menu Thủy hệ............................................................- 27 Hình 2.26: Chức năng của Tạo khoanh đất.........................................................- 28 Hình 2.27: Chức năng tạo Bản đồ hiện trạng sử dụng đất..................................- 28 Hình 2.28: Chức năng của Công cụ.....................................................................- 29 - Hình 3.1: Chuyển đổi font chữ cho file DGN.......................................................- 58 Hình 3.2: Tạo File tổng cho khu đo......................................................................- 58 Hình 3.3: Bản đồ địa chính Xã Nghĩa Hoàn sau khi ghép...................................- 59 Hình 3.4: Thiết lập đơn vị hành chính khu đo......................................................- 61 Hình 3.5: Sửa lỗi Bản đồ địa chính......................................................................- 62 Hình 3.6: Tạo vùng Bản đồ địa chính...................................................................- 62 Hình 3.7: Các thửa đất sau khi đã tạo vùng.........................................................- 63 Hình 3.8: Gán thông tin từ nhãn...........................................................................- 63 Hình 3.9: Tạo ranh giới khoanh đất.....................................................................- 64 Hình 3.10: Bản đồ khoanh đất..............................................................................- 64 Hình 3.11: Đánh số thứ tự khoanh đất.................................................................- 65 Hình 3.12: Xuất bản đồ hiện trạng sử dụng đất...................................................- 67 Hình 3.13: Vẽ nhãn loại đất..................................................................................- 67 Hình 3.14: Trải ký hiệu cell cho các loại đất.......................................................- 68 Hình 3.15: Tên bản đồ..........................................................................................- 69 Hình 3.16: Tỷ lệ bản đồ........................................................................................- 69 Hình 3.17: Bảng chú dẫn......................................................................................- 70 Hình 3.18: Mẫu xác nhận và ký duyệt bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã....- 70 Hình 3.19. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất sau khi hoàn thành...........................- 73 - 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, kỹ thuật điện tử và công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ. Việc áp dụng công nghệ số vào lĩnh vực trắc địa bản đồ đã đóng góp một vai trò hết sức quan trọng trong các công việc như lưu trữ, tìm kiếm, sửa đổi, tra cứu truy cập, xử lý thông tin. Áp dụng công nghệ số cho ta khả năng phân tích và tổng hợp thông tin bằng máy tính một cách nhanh chóng và sản xuất bản đồ có độ chính xác cao, chất lượng tốt, đúng quy trình, quy phạm hiện hành, đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng, khả năng tăng năng suất lao động, giảm bớt thao tác thủ công lạc hậu trước đây. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, việc áp dụng tiến bộ khoa học vào lĩnh vực đất đai là không thể thiếu được. Công tác đo đạc địa chính là một trong những nhiệm vụ hàng đầu và rất quan trọng, nhằm thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai đã được quy định trong luật đất đai hiện hành. Đo đạc thành lập bản đồ địa chính khu vực đô thị cũng như khu vực nông thôn là vấn đề cấp bách hiện nay, nhằm phục vụ chính sách đất đai và nhà ở. Đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai hiện nay, phù hợp với mục tiêu chiến lược của ngành địa chính về lĩnh vực đo đạc, lập hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do vậy ngành địa chính ngày càng quan tâm đến sự phát triển và hiện đại hoá công nghệ thông tin cho công tác thành lập, khai thác thông tin và lưu trữ bản đồ. Để có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trắc địa bản đồ, mỗi phần mềm ứng dụng tối thiểu phải làm được các công việc sau: - Nhập dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính từ các nguồn khác nhau, lưu trữ, điều chỉnh, cập nhật và tổ chức thông tin một cách hợp lý. - Phân tích, biến đổi thông tin trong cơ sở dữ liệu nhằm giải quyết các bài toán Kinh tế - Kỹ thuật. - Hiển thị thông tin dưới dạng khác nhau. MicroStationV8i là phần mềm CAD truyền thống và nổi tiếng của tập đoàn Bentley. Nổi bật với các tính năng để tạo, quản trị và xuất bản nội dung thuộc các lĩnh vực kiến trúc, công nghiệp, xây dựng. MicroStationV8i là phiên bản mới nhất 2 được công bố, hỗ trợ toàn diện tất cả các định dạng CAD chuẩn hiện nay là DWG của AutoCAD và DGN của Microstation. gCadas là một phần mềm duy nhất trên MicroStationV8i cho nhu cầu thành lập bản đồ địa chính, đăng kí cấp GCNQSDĐ và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính. Xuất phát từ đó, em đã thực hiện đồ án với đề tài: “Ứng dụng phần mềm MicroStationV8i và gCadas trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính Xã Nghĩa Hoàn, Huyện Tân Kỳ, Tỉnh Nghệ An”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Khai thác và ứng dụng phần mềm MicroStationV8i, gCadas trong công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính. - Tìm hiểu cơ sở khoa học lý luận và thực tiễn ứng dụng bản đồ HTSDĐ trong công tác quản lý đất đai. - Góp phần giúp cho cán bộ QLĐĐ hiểu thêm một số tính năng và công cụ khác trong MicroStationV8i và gCadas, để từ đó cán bộ sẽ sử dụng hiệu quả hơn trong công việc. - Giúp cho cán bộ QLĐĐ quản lý tốt đất đai ở địa phương một cách dễ dàng. - Thực hiện tốt công tác địa chính thường xuyên tại địa phương. 3. Yêu cầu của đề tài. - Nắm được hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến đất đai. - Xác định được chức năng các phần mềm MicroStationV8i và gCadas - Thu thập đầy đủ các tài liệu liên quan đến hướng nghiên cứu . - Sử dụng, lưu trữ sản phẩm của đề tài sau hoàn thành. - Sử dụng thành thạo các ứng dụng liên quan đến phần mềm. Nội dung của đồ án gồm 3 chương không kể phần mở đầu và phần kết luận: Mở đầu. Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Kết quả nghiên cứu. Kết luận và kiến nghị 3 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về bản đồ hiện trạng sử dụng đất (HTSDĐ). 1.1.1. Khái niệm bản đồ hiện trạng sử dụng đất a). Bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất theo quy định về chỉ tiêu kiểm kê theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê đất đai và được lập theo đơn vị hành chính các cấp, vùng địa lý tự nhiên – kinh tế và cả nước. Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, trung thực hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thành lập bản đồ. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất có cùng tỷ lệ với bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là tài liệu quan trọng và cần thiết cho công tác quản lý lãnh thổ, quản lý đất đai và các ngành kinh tế, kỹ thuật khác đang sử dụng đất đai. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng theo Quy phạm, ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. b). Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số Là bản đồ được số hóa từ các bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã có hoặc được thành lập bằng công nghệ số. 1.1.2. Mục đích và yêu cầu của việc thành lập bản đồ HTSDĐ. a). Mục đích - Thống kê, kiểm kê toàn bộ quỹ đất đã giao và chưa giao sử dụng theo định kỳ hàng năm và 05 năm được thể hiện đúng vị trí, đúng diện tích và đúng loại đất lên bản vẽ. - Xây dựng tài liệu cơ bản phục vụ các yêu cầu cấp bách của công tác quản lý đất đai. 4 - Làm tài liệu phục vụ cho công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch hàng năm đã được phê duyệt. - Làm tài liệu cơ bản, thống nhất để các ngành khác sử dụng các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và định hướng phát triển của ngành mình, đặc biệt những ngành sử dụng nhiều đất như nông nghiệp, lâm nghiệp… Do đó: + Bản đồ hiện trạng sử dụng đất chính là thể hiện của kết quả kiểm kê đất đai. Tất cả những biến động, thay đổi về địa giới hành chính, về loại đất, về diện tích, về đối tượng sử dụng… trong vòng 05 năm đều được cập nhật vào số liệu và thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất. + Từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất kèm theo bảng số liệu kết quả kiểm kê, chính quyền địa phương, các cấp lãnh đạo sẽ có phương án điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội thực tế ở địa phương. Do đó có thể nói bản đồ hiện trạng sử dụng đất cũng chính là cơ sở để xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất của địa phương trong các năm tiếp theo. b). Yêu cầu - Thống kê được đầy đủ diện tích tự nhiên các cấp hành chính, hiện trạng quỹ đất đang quản lý, đang sử dụng, quỹ đất đã đưa vào sử dụng nhưng còn để hoang hóa, quỹ đất chưa sử dụng; đánh giá đúng thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất. - Thể hiện được hiện trạng sử dụng đất của đơn vị hành chính đến ngày 1/1 hàng năm. - Đạt độ chính xác cao về vị trí, hình dạng, kích thước và loại hình sử dụng đất của từng khoanh đất. Mỗi khoanh vi nhỏ nhất phải phù hợp với tỷ lệ, mục đích ở mức độ chi tiết hóa và khái quát hóa. - Xây dựng cho tất cả các cấp hành chính theo hệ thống từ dưới lên trên (xã, huyện, tỉnh, quốc gia). Trong đó bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã (xã, phường, thị trấn) là tài liệu cơ bản để xây dựng thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện, tỉnh. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện được toàn bộ các loại đất trong đường địa giới hành chính được xác định theo hồ sơ địa chính, quyết định điều chỉnh địa giới hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 5 - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập trong thời kỳ kiểm kê đất đai, khi lập quy hoạch sử dụng đất, khi thực hiện các dự án đầu tư liên quan đến sử dụng đất. - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng phù hợp với các điều kiện hiện trạng thiết bị công nghệ mới, tài liệu hiện có và kinh phí của địa phương, các ngành. 1.1.3. Quy định chung về việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất (HTSDĐ) - Việc xây dựng BĐHTSDĐ phải tuân theo các quy định về bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số nhằm đảm bảo sự thống nhất các dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất, phục vụ cho mục đích khai thác, sử dụng, cập nhật và lưu trữ. - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số phải đảm bảo đầy đủ, chính xác các yếu tố nội dung và không được làm thay đổi hình dạng của đối tượng so với bản đồ tài liệu dùng để số hóa. Dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số phải được làm sạch, lọc bỏ các đối tượng chồng đè, các điểm nút thừa. - Độ chính xác về cơ sở toán học, vị trí các yếu tố nội dung bản đồ không được vượt quá hạn sai cho phép, cụ thể như sau: Độ chính xác chuyển vẽ các yếu tố nội dung cơ sở địa lý từ các bản đồ tài liệu sang bản đồ nền bảo đảm các yêu cầu: + Sai số tương hỗ chuyển vẽ các yếu tố nội dung bản đồ không vượt quá ± 0,3 mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền. + Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung bản đồ không được vượt quá ± 0,2 mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền. - Trình bày bản đồ dạng số phải tuân thủ theo đúng các yêu cầu biểu thị nội dung đã được quy định trong “Quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất” và “Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất” do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. - Các ký hiệu dạng điểm trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số phải biểu thị bằng các ký hiệu dạng cell được thiết kế sẵn trong thư viện ký hiệu mà không được dùng công cụ đồ họa để vẽ. 6 - Các đối tượng dạng đường chỉ được vẽ ở dạng line string, polyline chain hoặc complex chain. Các đối tượng dạng đường phải được vẽ liên tục không đứt đoạn và chỉ được dừng tại các điểm nút ở chỗ giao nhau giữa các đường cùng loại. - Những đối tượng dạng vùng (polygon) phải được vẽ là đường khép kín, được trải pattern, shape hoặc complex shape, hoặc fill color. 1.1.4. Quy định kỹ thuật xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất Khi sử dụng phần mềm MicroStationV8i và gCadas để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất phải thống nhất theo các quy định sau: a) Việc biên tập trình bày bản đồ hiện trạng sử dụng đất tuân thủ quy định kĩ thuật nêu tại Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định. b) Tệp tin bản đồ phải ở dạng mở, cho phép chỉnh sửa, cập nhật thông tin khi cần thiết và có khả năng chuyển đổi khuôn dạng. c) Các ký hiệu dạng điểm trên bản đồ phải thể hiện bằng các ký hiệu dạng cell được thiết kế sẵn trong các tệp *.cell. d) Các đối tượng dạng đường (là một trong các dạng LineString, Polyline, Chain hoặc Complex Chain…theo phần mềm biên tập) phải thể hiện liên tục, không đứt đoạn và chỉ được dừng tại các điểm nút giao nhau giữa các đường thể hiện các đối tượng cùng kiểu. đ) Những đối tượng dạng vùng (Polygon) phải được vẽ ở dạng Pattern, Shape, Complex shape hoặc fill color. Những đối tượng dạng vùng phải là các vùng khép kín. e) Các đối tượng trên bản đồ phải thể hiện đúng lớp, đúng màu sắc, lực nét và các thông số kèm theo như quy định. Đối với các đối tượng tham gia đóng vùng khoanh đất vẽ nửa theo tỷ lệ ( như đường giao thông, địa giới…) thì sao lưu nguyên trạng phần tham gia đóng vùng và chuyển về lớp riêng để tham gia đóng vùng. Mỗi khoanh đất phải có một mã loại đất, khi biên tập lược bỏ để in không được xóa mà phải chuyển về lớp riêng để lưu trữ. Sản phẩm bản đồ phải có ghi chú lí lịch kèm theo. 7 1.1.5. Quy định các tệp tin chuẩn cho xây dựng bản đồ số Tệp tin bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số hoàn thành phải ở định dạng file *.dgn của phần mềm MicroStation, kèm theo file nguồn kí hiệu và lí lịch bản đồ; file ở dạng mở, cho phép chỉnh sửa, cập nhật thông tin khi cần thiết và có khả năng chuyển đổi khuôn dạng; fonts chữ, số tiếng Việt, bảng mã Unicode; thư viện các kí hiệu độc lập trong thư viện “HT” cho các dãy tỉ lệ có tên tương ứng là ht5.cell, ht10-25.cell, ht50-100.cell, ht250-1tr.cell,...; thư viện các kí hiệu hình tuyến theo dãy tỉ lệ có tên tương ứng là ht1-5.rsc, ht10-25.rsc, ht50-100.rsc, ht2501tr.rsc...; màu chuẩn có tên là ht.tbl. 1.1.6. Xây dựng ký hiệu bản đồ Quy định chung: 1. Ký hiệu và phân lớp các yếu tố nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất được áp dụng thống nhất để lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, cấp vùng kinh tế - xã hội và cả nước. 2. Ký hiệu gồm có 3 loại: a) Ký hiệu vẽ theo tỷ lệ: vẽ đúng theo hình dạng, kích thước của địa vật tính theo tỷ lệ bản đồ; b) Ký hiệu vẽ nửa theo tỷ lệ: ký hiệu có một chiều tỷ lệ với kích thước thực của địa vật, chiều kia biểu thị quy ước không theo tỷ lệ bản đồ; c) Ký hiệu không theo tỷ lệ là ký hiệu vẽ quy ước, không theo đúng tỷ lệ, kích thước của địa vật; các ký hiệu này dùng trong trường hợp địa vật không vẽ được theo tỷ lệ bản đồ và một số trường hợp địa vật vẽ được theo tỷ lệ nhưng cần sử dụng thêm ký hiệu quy ước đặt vào vị trí quy định để tăng thêm khả năng đọc, khả năng định hướng của bản đồ. 3. Mỗi ký hiệu có tên gọi, mẫu trình bày và giải thích nguyên tắc thể hiện. 4. Kích thước và ghi chú lực nét bên cạnh ký hiệu tính bằng mi li mét (mm), nếu ký hiệu không có ghi chú lực nét bên cạnh thì qui ước lực nét là 0,15 mm. Ký hiệu nửa theo tỷ lệ chỉ ghi kích thước qui định cho phần không theo tỷ lệ, phần còn lại vẽ theo tỷ lệ bản đồ thành lập. 5. Trong phần giải thích ký hiệu chỉ giải thích những ký hiệu chưa được phổ 8 biến rộng rãi hoặc ký hiệu dễ gây hiểu nhầm lẫn và giải thích một số quy định, chỉ dẫn biểu thị. 6. Tâm của ký hiệu xác định như sau: a) Tâm của ký hiệu không theo tỷ lệ được bố trí trùng với tâm của đối tượng bản đồ; b) Ký hiệu có dạng hình học như hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật…thì tâm của ký hiệu là tâm của hình hình học; c) Ký hiệu tượng hình có chân là vòng tròn ở chân như ký hiệu thể hiện trường học, trạm biến thế... thì tâm của ký hiệu là tâm của vòng tròn đó. d) Ký hiệu tượng hình có chân dạng đường đáy như ký hiệu thể hiện đình, chùa, tháp, đài phun nước... thì tâm của ký hiệu là điểm giữa của đường đáy. 7. Những ký hiệu có kèm theo dấu (*) là ký hiệu quy định biểu thị trên bản đồ hiện trạng có tỷ lệ lớn nhất của cột tỷ lệ bản đồ đó. Ký hiệu Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thể hiện theo Quy định tại phụ lục số 04 Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. 1.2. Cơ sở toán học của bản đồ hiện trạng sử dụng đất. a). Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, huyện, tỉnh được lập dưới dạng số, hệ tọa độ VN-2000, múi chiếu 3o, ko=0,9999. Kinh tuyến trục của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 9 Bảng 1.1: Kinh tuyến trục các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ST T Tỉnh, Thành phố Kinh độ STT Tỉnh, Thành phố Kinh độ 1 Lai Châu 103000' 33 Tiền Giang 105045' 2 Điện Biên 103000' 34 Bến Tre 105045' 3 Sơn La 104000' 35 TP. Hải Phòng 105045' 4 Kiên Giang 104030' 36 TP. Hồ Chí Minh 105045' 5 Cà Mau 104030' 37 Bình Dương 105045' 6 Lào Cai 104045' 38 Tuyên Quang 106000' 7 Yên Bái 104045' 39 Hoà Bình 106000' 8 Nghệ An 104045' 40 Quảng Bình 106000' 9 Phú Thọ 104045' 41 Quảng Trị 106015' 10 An Giang 104045' 42 Bình Phước 106015' 11 Thanh Hoá 105000' 43 Bắc Cạn 106030' 12 Vĩnh Phúc 105000' 44 Thái Nguyên 106030' 13 Đồng Tháp 105000' 45 Bắc Giang 107000' 14 TP. Cần Thơ 105000' 46 Thừa Thiên - Huế 107000' 15 Bạc Liêu 105000' 47 Lạng Sơn 107015' 16 Hậu Giang 105000' 48 Kon Tum 107030' 17 TP. Hà Nội 105000' 49 Quảng Ninh 107045' 18 Ninh Bình 105000' 50 Đồng Nai 107045' 19 Hà Nam 105000' 51 Bà Rịa - Vũng Tàu 107045' 20 Hà Giang 105030' 52 Quảng Nam 107045' 21 Hải Dương 105030' 53 Lâm Đồng 107045' 22 Hà Tĩnh 105030' 54 TP. Đà Nẵng 107045' 23 Bắc Ninh 105030' 55 Quảng Ngãi 108000' 24 Hưng Yên 105030' 56 Ninh Thuận 108015' 25 Thái Bình 105030' 57 Khánh Hoà 108015' 26 Nam Định 105030' 58 Bình Định 108015' 27 Tây Ninh 105030' 59 Đắk Lắk 108030' 28 Vĩnh Long 105030' 60 Đắc Nông 108030' 29 Sóc Trăng 105030' 61 Phú Yên 108030' 10 ST T Tỉnh, Thành phố Kinh độ STT Tỉnh, Thành phố Kinh độ 30 Trà Vinh 105030' 62 Gia Lai 108030' 31 Cao Bằng 105045' 63 Bình Thuận 108030' 32 Long An 105045' b. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp vùng lập dưới dạng số, lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 60, k0= 0,9996; c. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cả nước lập dưới dạng số, lưới chiếu hình nón đồng góc với hai vĩ tuyến chuẩn 110 và 210, vĩ tuyến gốc là 40, kinh tuyến Trung ương là 1080 cho toàn lãnh thổ; d. Khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất được trình bày như sau: - Tỷ lệ 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 chỉ biểu thị lưới kilômét, với kích thước ô vuông lưới là 10cmx 10cm; - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:25000 biểu thị lưới kilômét, với kích thước ô vuông lưới kilômét là 8cm x 8cm; - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:50000, 1:100000, 1:250000 và 1:1000000 chỉ biểu thị lưới kinh tuyến, vĩ tuyến. Kích thước ô lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:50000 là 5’ x 5’. Kích thước ô lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:100000 là 10’ x 10’. Kích thước ô lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:250000 là 20’ x 20'. Kích thước ô lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:1000000 là 10 x 10; e. Các thông số của file chuẩn của bản đồ hiện trạng sử dụng đất như sau: - Hệ tọa độ bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo hệ tọa độ quốc gia VN-2000; - Đơn vị làm việc (Working Units) gồm đơn vị làm việc chính (Master Units) là mét (m); đơn vị làm việc phụ (Sub Units) là milimét (mm); độ phân giải (Resolution) là 1000. f. Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp quy định như sau. 11 Bảng 1.2: Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất Đơn vị thành lập bản đồ Tỷ lệ bản đồ Quy mô diện tích tự nhiên (ha) 1 : 1.000 Dưới 120 Cấp xã 1 : 2.000 Từ 120 đến 500 1 : 5.000 Trên 500 đến 3.000 1 : 10.000 Trên 3.000 1 : 5.000 Dưới 3.000 Cấp huyện 1 : 10.000 Từ 3.000 đến 12.000 1 : 25.000 Trên 12.000 1 : 25.000 Dưới 100.000 Cấp tỉnh Cấp Vùng Cả nước 1 : 50.000 Từ 100.000 đến 350.000 1 : 100.000 Trên 350.000 1 : 250.000 1 : 1.000.000 Trường hợp đơn vị hành chính thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất có hình dạng đặc thù (chiều dài quá lớn so với chiều rộng) thì được phép lựa chọn tỷ lệ bản đồ lớn hơn hoặc nhỏ hơn một bậc so với quy định trên đây. * Việc lựa chọn tỷ lệ bản đồ dựa trên các căn cứ sau: • Mục đích, yêu cầu thành lập bản đồ HTSDĐ. • Quy mô diện tích, hình dạng, kích thước của khu vực thành lập bản đồ. • Mức độ phức tạp và khả năng khai thác sử dụng đất. • Đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật để thể hiện đầy đủ nội dung của bản đồ. • Phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật cho phép của từng địa phương. 1.3. Khái quát công tác thống kê, kiểm kê và thành lập bản đồ HTSDĐ 1.3.1. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai về loại đất Chỉ tiêu loại đất thống kê, kiểm kê được phân loại theo mục đích sử dụng đất và được phân chia từ khái quát đến chi tiết theo quy định như sau: 1. Nhóm đất nông nghiệp, bao gồm: a) Đất sản xuất nông nghiệp gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm; Trong đất trồng cây hàng năm gồm các loại: Đất trồng lúa (gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương); đất trồng cây
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng