Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo ứng dụng trắc nghiệm hình học van hiele của usiskin vào đánh giá kết quả giáo dụ...

Tài liệu ứng dụng trắc nghiệm hình học van hiele của usiskin vào đánh giá kết quả giáo dục tư duy hình học cho trẻ 5 6 tuổi​

.DOC
172
22
78

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO TRƯỜNG ĐAI HC SƯ P Ạ TP. Lương Nguyễn ̣ỹ Ồ C Í ̣IN uyền ỨNG DỤNG TRẮC NG IỆ̣ VAN ÌN HC IELE CỦA USISKIN VÀO ĐÁN KẾT QUẢ GIÁO DỤC TƯ DUY ÌN C O TRẺ 5-6 TUỔI LUẬN VĂN T AC SS K OA Thành phố HC GIÁO DỤC ồ Chí ̣inh – 2018 GIÁ HC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO TRƯỜNG ĐAI HC SƯ P Ạ TP. Lương Nguyễn ̣ỹ Ồ C Í ̣IN uyền ỨNG DỤNG TRẮC NG IỆ̣ VAN ÌN HC IELE CỦA USISKIN VÀO ĐÁN KẾT QUẢ GIÁO DỤC TƯ DUY ÌN GIÁ HC C O TRẺ 5-6 TUỔI Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục mầm non) Mã số :60140101 LUẬN VĂN T AC SS K OA HC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. P AN T Ị T U Thành phố ồ Chí ̣inh - 2018 IỀN LỜI CẠ ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn hoàn toàn mang tính trung thực và chưa từng được công bố trước đây. Tác giả luận văn Lương Nguyễn Mỹ Huyền LỜI CẠ̉ ƠN Để hoàn thành được luận văn này, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Tp.HCM cùng quý thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy cho tác giả nói riêng cũng như các bạn học Cao học Giáo dục mầm non nói chung. Nhờ những kiến thức mà quý thầy cô đã truyền đạt trong quá trình dạy học đã giúp tác giả có nền tảng quan trọng để hoàn thành luận văn này. Quý thầy cô phòng sau đại học đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả có thể tham gia học tập và hoàn thành luận văn. Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Phan Thị Thu Hiền, giáo viên hướng dẫn đã nhiệt tận hướng dẫn và góp ý cũng như luôn động viên cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn. ̣ỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình ảnh ̣Ở ĐẦU....................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÁN GIÁ TRẺ ̣Ậ̀ NON VÀ ĐÁN GIÁ BẰNG TRẮC NG IỆ̣ ÌN HC VAN IELE CỦA USISKIN 6 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về TDHH của trẻ mầm non....................................... 6 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về TDHH trên thế giới................................................... 6 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu về TDHH ở Việt Nam.................................................. 10 1.2. Khái niệm công cụ............................................................................................ 12 1.2.1. Tư duy hình học.......................................................................................... 12 1.2.2. Trắc nghiệm................................................................................................ 12 1.2.3. Đánh giá...................................................................................................... 12 1.2.4. Ứng dụng.................................................................................................... 13 1.3. Đổi mới GDMN và tầm quan trọng của đánh giá trẻ......................................... 14 1.3.1. Đổi mới GDMN.......................................................................................... 14 1.3.2. Tầm quan trọng của đánh giá trẻ trong mầm non........................................ 15 1.3.3. Các phương pháp đánh giá trong GDMN................................................... 16 1.4. Sử dụng trắc nghiệm TDHH Van Hiele của Usiskin trong đánh giá.................19 1.4.1. Lý thuyết TDHH Van Hiele........................................................................ 19 1.4.2. Trắc nghiệm khả năng TDHH Van Hiele của Usiskin................................ 20 1.5. Trắc nghiệm và cải biên Trắc nghiệm............................................................... 24 1.5.1. Trắc nghiệm................................................................................................ 24 1.5.2. Quy trình cải biên Trắc nghiệm.................................................................. 27 1.6. Đặc điểm tư duy của trẻ 5-6 tuổi....................................................................... 28 1.7. Nội dung hình thành biểu tượng toán về hình dạng của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi............................................................................................................. 31 1.7.1. Nội dung hình thành các biểu tượng về hình dạng cho trẻ 5-6 tuổi.............31 1.7.2. So sánh nội dung hình thành các biểu tượng về hình dạng cho trẻ 5-6 tuổi ở Việt Nam với lý thuyết TDHH của Van Hiele.................................32 Tiểu kết chương 1....................................................................................................... 35 Chương 2. T ỰC TRANG ĐÁN ÌN GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC TƯ DUY HC C O TRẺ ̣ẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN TP. Ồ C Í ̣IN 36 2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ điều tra thực trạng.......................................................... 36 2.2. Phương pháp tìm hiểu thực trạng đánh giá kết quả giáo dục TDHH cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi............................................................................................. 36 2.2.1. Mẫu nghiên cứu.......................................................................................... 36 2.2.2. Đôi nét về địa bàn nghiên cứu..................................................................... 37 2.2.3. Phương pháp điều tra.................................................................................. 38 2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................... 39 2.3. Thực trạng đánh giá kết quả giáo dục TDHH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi...........40 2.3.1. Kết quả tìm hiểu đánh giá của GVMN về khả năng TDHH ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi............................................................................................... 40 2.3.2. Thực trạng việc sử dụng các công cụ / phương pháp / biện pháp được GVMN sử dụng để đánh giá khả năng TDHH ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi......56 2.3.3. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố các bảng hỏi giáo viên..................................................................................................... 64 2.3.4. Kết quả phỏng vấn sâu với cán bộ quản lý.................................................. 80 Tiểu kết chương 2....................................................................................................... 83 Chương 3. BƯỚC ĐẦU TỊ̀ NG IỆ̣ ĐÁN ÌN IỂU K Ả NĂNG ỨNG DỤNG TRẮC HC VAN IELE CỦA USISKIN GIÁ KẾT QUẢ TƯ DUY ÌN HC VÀO C O TRẺ ̣Ậ̀ NON 5 – 6 TUỔI 84 3.1. Bối cảnh trường và lớp thử nghiệm................................................................... 84 3.2. Định hướng cải biên trắc nghiệm hình học Van Hiele của Usiskin để đánh giá kết quả giáo dục TDHH của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi..................................... 85 3.2.1. Quy trình cải biên trắc nghiệm được đề xuất trong đề tài bao gồm các bước sau..................................................................................................... 87 3.2.2. Cách tiến hành trắc nghiệm........................................................................ 90 3.3. Kết quả cải biên trắc nghiệm TDHH Van Hiele của Usiskin............................91 3.3.1. Kết quả góp ý cho bản trắc nghiệm lần 1 về TDHH theo Van Hiele của Usiskin................................................................................................. 91 3.3.2. Kết quả kiểm tra độ tin cậy và độ hiệu lực của trắc nghiệm cải biên lần 1. .94 3.3.3. Kết quả kiểm tra độ tin cậy và độ hiệu lực của trắc nghiệm cải biên lần 2. .98 3.3.4. Kết quả đánh giá trẻ về khả năng TDHH Van Hiele của Usiskin................99 Tiểu kết chương 3.....................................................................................................111 ĐỀ XUẤT..................................................................................................................112 TÀI LIỆU T Ạ K ẢO.......................................................................................113 P Ụ LỤC DAN ̣ỤC CÁC C Ữ VIẾT TẮT STT Ký hiệu viết tắt Nội dung viết tắt 1 BGH Ban giám hiệu 2 CBQL Cán bộ quản lí 3 GDMN Giáo dục mầm non 4 GVMN Giáo viên mầm non 5 TDHH Tư duy hình học DAN ̣ỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Các trường hợp/ tiêu chí tính kết quả trắc nghiệm Van Hiele của Usiskin 22 Bảng 1.2. Bảng chuyển từ tiêu chí qua điểm thưởng trong trắc nghiệm hình học Van Hiele của Usiskin 22 Bảng 1.3. Xác định cấp độ theo TDHH của Van Hiele............................................. 23 Bảng 1.4. So sánh giữa trắc nghiệm định mức tham chiếu và trắc nghiệm tham chiếu tiêu chuẩn 25 Bảng 2.1. Khả năng nhận biết của trẻ về các hình phẳng: hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật 40 Bảng 2.2. Khả năng gọi tên được các hình phẳng: hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật 41 Bảng 2.3. Khả năng gọi tên của trẻ hình dựa vào lời mô tả các đặc điểm của các hình hình học 43 Bảng 2.4. Trẻ sử dụng ngôn ngữ để nói lên đặc điểm các hình................................. 44 Bảng 2.5. Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa các hình hình học.................47 Bảng 2.6. Phân loại các hình hình học dựa vào các đặc điểm của hình....................47 Bảng 2.7. Kết quả về kể tên các đồ vật xung quanh trẻ có dạng hình hình học........49 Bảng 2.8. Kể tên và tìm các đồ vật xung quanh trẻ có cùng hình dạng.....................49 Bảng 2.9. Kết quả trẻ tìm các đồ vật xung quanh có hình dạng giống với lời mô tả về đặc điểm các hình hình học 50 Bảng 2.10. Tìm đúng hình để xếp theo mẫu............................................................... 54 Bảng 2.11. Vẽ giống hình mẫu................................................................................... 54 Bảng 2.12. Mức độ quan tâm của cô đến việc đánh giá khả năng TDHH...................56 Bảng 2.13. Cơ sở để đưa ra các công cụ / phương pháp / bài đánh giá khả năng TDHH cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi 57 Bảng 2.14. Các công cụ / phương pháp / bài đánh giá này được thiết kế dựa trên tình hình đặc điểm của trẻ tại lớp hay trẻ trong toàn trường theo lứa tuổi 58 Bảng 2.15. Tập trung đánh giá vào các nội dung kiến thức........................................ 59 Bảng 2.16. Đánh giá khả năng TDHH của trẻ tại các thời điểm.................................61 Bảng 2.17. Mức độ sử dụng các công cụ / phương pháp / bài đánh giá khả năng TDHH cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi 62 Bảng 2.18. Hình thức đánh giá khả năng TDHH cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi...............62 Bảng 2.19. Mức độ cần thiết phải sử dụng các công cụ đánh giá khả năng TDHH....63 Bảng 2.20. Các mức độ của hệ số Cronbach’s Alpha................................................. 64 Bảng 2.21. Độ tin cậy................................................................................................. 65 Bảng 2.22. Kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha..................................................... 68 Bảng 2.23. Kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha..................................................... 69 Bảng 2.24. Hệ số KMO – Độ hiệu lực của bảng hỏi................................................... 69 Bảng 2.25. Kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha..................................................... 70 Bảng 2.26. Hệ số KMO – Độ hiệu lực của bảng hỏi................................................... 71 Bảng 2.27. Kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha..................................................... 72 Bảng 2.28. Hệ số KMO – Độ hiệu lực của bảng hỏi................................................... 72 Bảng 2.29. Kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha..................................................... 73 Bảng 2.30. Hệ số KMO – Độ hiệu lực của bảng hỏi................................................... 74 Bảng 2.31. Kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha..................................................... 75 Bảng 2.32. Hệ số KMO – Độ hiệu lực của bảng hỏi................................................... 76 Bảng 2.33. Độ tin cậy Cronbach’s Alpha................................................................... 77 Bảng 2.34. Tổng phương sai trích.............................................................................. 77 Bảng 2.35. Ma trận xoay nhân tố................................................................................ 78 Bảng 2.36. Độ tin cậy Cronbach’s Alpha................................................................... 78 Bảng 2.37. Tổng phương sai trích.............................................................................. 79 Bảng 2.38. Ma trận xoay nhân tố................................................................................ 79 Bảng 3.1. Tóm tắt trường và lớp thử nghiệm............................................................ 85 Bảng 3.2. Kết quả số giáo viên góp ý bản trắc nghiệm lần 1.................................... 92 Bảng 3.3. Minh họa kết quả góp ý của giáo viên cho trắc nghiệm lần 1...................93 Bảng 3.4. Bảng mô tả kết quả thống kê kiểm tra 30 trẻ............................................ 95 Bảng 3.5. Hệ số Alpha – độ tin cậy của bảng hỏi..................................................... 95 Bảng 3.6. Ma trận Correlation Matrix – Hệ số tương quan giữa các câu hỏi............96 Bảng 3.7. Bảng xét mối tương quan các câu............................................................. 96 Bảng 3.8. Mối tương quan của các câu trong trắc nghiệm cải biên lần 1..................97 Bảng 3.9. Hệ số KMO – Độ hiệu lực của bảng hỏi................................................... 97 Bảng 3.10. Hệ số Alpha – độ tin cậy của bảng trắc nghiệm cải biên lần 2.................98 Bảng 3.11. Hệ số KMO – Độ hiệu lực của bảng hỏi................................................... 98 Bảng 3.12. Xác định hình vuông của các trường........................................................ 99 Bảng 3.13. Xác định hình tam giác của các trường.................................................... 99 Bảng 3.14. Xác định hình chữ nhật........................................................................... 101 Bảng 3.15. Xác định hình vuông.............................................................................. 102 Bảng 3.16. Xác định hình bình hành......................................................................... 103 Bảng 3.17. Kết quả các câu từ câu 6 đến câu 10....................................................... 104 Bảng 3.18. Kết quả các câu từ câu 11 đến câu 15..................................................... 105 Bảng 3.19. Kết quả kiểm tra trẻ theo các mức độ TDHH Van Hiele........................107 Bảng 3.20. So sánh sự khác biệt giữa trường mầm non A và trường mầm non B.....107 Bảng 3.21. So sánh sự khác biệt giữa trường mầm non A và trường mầm non C.....108 Bảng 3.22. So sánh sự khác biệt giữa trường mầm non B và trường mầm non C.....108 DAN ̣ỤC CÁC ÌN ẢN Hình 3.1. Minh họa chuyển câu hỏi số 1 từ bản gốc sang bản cải biên lần 1..............88 Hình 3.2. Minh họa chuyển câu hỏi số 6 từ bản cải biên lần 1 sang bản cải biên lần 2 89 Hình 3.3. Câu hỏi số 2 trong bài trắc nghiệm cải biên lần 2..................................... 100 Hình 3.4. Nhận dạng hình tam giác.......................................................................... 101 Hình 3.5. Câu hỏi số 3 trong bài trắc nghiệm cải biên lần 2..................................... 102 1 ̣Ở ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, do đó đòi hỏi chúng ta cần có sự quan tâm sâu sát hơn về bậc học này. Trải qua hơn 20 năm trong việc hình thành và phát triển, ngày nay GDMN của nước ta đã có những bước tiến rõ rệt hơn trong quan điểm và phương hướng đào tạo: việc dạy học không còn xuất phát từ giáo viên nữa mà đã tập trung vào trẻ, xuất phát từ nhu cầu và hứng thú của trẻ, trẻ được xem là trung tâm của quá trình dạy học; chuyển từ phương pháp giáo dục đồng loạt sang hướng tiếp cận cá nhân, giáo viên biết xác định vùng phát triển hiện tại của trẻ để từ đó hướng tới vùng phát triển gần nhất; nhận thức được tầm quan trọng của việc đánh giá đúng khả năng và năng lực của trẻ để từ đó hướng tới vùng phát triển gần nhất của trẻ và thông qua đó để xây dựng thiết kế được mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục thích hợp [9]. Đánh giá là một khâu không thể thiếu trong giáo dục, vì nó xác định các mục tiêu giáo dục có đang được đáp ứng hay không, tức là xác định kết quả học và sự phát triển của trẻ; đồng thời đánh giá sự phát triển của trẻ giúp giáo viên sàng lọc và lựa chọn thiên hướng phát triển so với chuẩn phát triển theo độ tuổi [1]. Cho đến nay, có nhiều cách tiếp cận nhằm đánh giá giáo dục. Theo Stiggins và các cộng sự [51], nghiên cứu thì có nhiều nhóm phương pháp đánh giá – trong đó có phương pháp sử dụng trắc nghiệm Ngoài ra, các tác giả này khẳng định rằng một phương pháp đánh giá hiệu quả là khi được chọn lựa thích hợp với mục tiêu, nội dung đánh giá, khi người thiết kế trắc nghiệm xây dựng được một hệ thống đánh giá mới và mang tính phát triển. Việc thiết kế trắc nghiệm cũng phụ thuộc rất lớn vào trình độ cũng như khả năng chuyên môn của người soạn thảo. Trắc nghiệm có vai trò nhất định trong việc đánh giá kết quả giáo dục trẻ em, chúng ta có thể sử dụng trắc nghiệm để đánh giá trẻ theo từng giai đoạn trong quá trình dạy học hoặc đánh giá sau khi kết thúc quá trình giáo dục. Cách đánh giá này sẽ giúp giáo viên có cách nhìn nhận chính xác về khả năng của trẻ ở từng lứa tuổi cũng như có thể chỉnh sửa các phương pháp, hình thức và chương trình giáo dục cho phù hợp với trẻ ở các giai đoạn tiếp theo. Nhưng các nhà giáo dục nên cẩn trọng trong quá trình sử 2 dụng phương pháp đánh giá này vì quy trình để tiến hành trắc nghiệm phải luôn tuân thủ theo yêu cầu sử dụng của từng loại trắc nghiệm nhất là trong việc sử dụng trắc nghiệm để đánh giá trẻ em. Trắc nghiệm khác nhau về cách thức thiết kế, động nghiêm ngặt/chính xác nên thường chia thành trắc nghiệm được chuẩn hóa và trắc nghiệm phi chuẩn hóa. Trái ngược với trắc nghiệm phi chuẩn hóa, trắc nghiệm chuẩn hóa được sử dụng rộng rãi hơn nhiều vì mang tính khoa học cao, được định dạng và được xác định độ khó, tính có ý nghĩa… Băn khoăn với các câu hỏi: “Giáo viên mầm non (GVMN) đang sử dụng những cách thức, công cụ nào để đánh giá kết quả tư duy hình học (TDHH) của trẻ em mẫu giáo 5- 6 tuổi?”, “Liệu có thể ứng dụng trắc nghiệm hình học Van Hiele của Usiskin để trợ giúp việc đánh giá kết quả giáo dục TDHH cho trẻ 5 – 6 tuổi hay không?”. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài sau đây được chọn để nghiên cứu: “Ứng dụng trắc nghiệm hình học Van Hiele của Usiskin vào đánh giá kết quả giáo dục tư duy hình học cho trẻ 5 – 6 tuổi”. 2. Mục đích nghiên cứu Bước đầu tìm hiểu khả năng ứng dụng trắc nghiệm TDHH Van Hiele của Usiskin trong đánh giá kết quả giáo dục TDHH của trẻ 5-6 tuổi (thông qua cải biên và thử nghiệm trắc nghiệm). 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Trắc nghiệm hình học Van Hiele của Usiskin như là một công cụ đánh giá sự phát triển TDHH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 3.2. Khách thể nghiên cứu: Ứng dụng trắc nghiệm hình học Van Hiele của Usiskin vào đánh giá kết quả giáo dục TDHH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 4. Giả thuyết khoa học Đề tài được nghiên cứu với giả thuyết rằng việc ứng dụng trắc nghiệm hình học Van Hiele của Usiskin cho phép đánh giá kết quả giáo dục TDHH của trẻ 5-6 tuổi một 3 cách tin cậy và có giá trị, làm cơ sở khoa học cho việc lên kế hoạch và điều chỉnh hoạt động hình thành biểu tượng toán cho trẻ trong độ tuổi này. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài giải quyết 3 nhiệm vụ nghiên cứu sau:   Nghiên cứu cơ sở lí luận: Tìm hiểu và hệ thống hoá cơ sở lý luận về việc đánh giá trẻ mầm non nói chung và đánh giá bằng trắc nghiệm hình học Van Hiele của Usiskin nói riêng. Nghiên cứu thực trạng: Khảo sát thực trạng đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua việc phát phiếu điều tra cho các GVMN với 2 nội dung: “Tìm hiểu đánh giá của GVMN về khả năng TDHH của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” và “Tìm hiểu thực trạng việc đang sử dụng các công cụ / phương pháp / biện pháp được GVMN sử dụng để đánh giá khả năng TDHH ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”. Bên cạnh đó, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu các CBQL với những vấn đề liên quan được đề cập ở 2 phiếu điều tra thực trạng trên.  Bước đầu Thử nghiệm ứng dụng trắc nghiệm hình học Van Hiele của Usiskin để đánh giá TDHH của trẻ 5-6 tuổi (bao gồm bước đầu cải biên và thử nghiệm). 6. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu bước đầu cải biên trắc nghiệm hình học Van Hiele của Usiskin để tìm hiểu tính khả thi của việc sử dụng trắc nghiệm vào đánh giá kết quả giáo dục TDHH cho trẻ 5 – 6 tuổi. Do sự hạn chế về mặt thời gian và với quy mô của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ tiến hành thử nghiệm trên 75 trẻ thuộc 3 trường mầm non trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Phương pháp nghiên cứu   Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: tìm hiểu tài liệu, phân tích, hệ thống hóa nội dung lý thuyết để xây dựng cơ sở về đánh giá trẻ mầm non và ứng dụng trắc nghiệm hình học Van Hiele của Usiskin vào việc đánh giá kết quả giáo dục TDHH cho trẻ 5-6 tuổi. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 4  Bảng điều tra nhằm thăm dò ý kiến GVMN về cách thức và công cụ đánh giá khả năng TDHH của trẻ đang được sử dụng, về mức độ phát triển tư duy của lớp nói chung và của một số trẻ đại diện thuộc mẫu nghiên cứu nói riêng (điều tra trên 42 GVMN).  Phỏng vấn BGH để làm rõ các vấn đề chưa xác định từ kết quả điều tra qua bảng hỏi ý kiến (5 CBQL). Thử nghiệm trắc nghiệm đã cải biên như là công cụ đo:  * Bước đầu cải biên và ứng dụng trắc nghiệm hình học Van Hiele của Usiskin. * Do giới hạn về mặt thời gian và tiếp cận trẻ, chúng tôi tiến hành thử nghiệm trắc nghiệm đã cải biên lần 1 trên nhóm trẻ được lựa chọn ngẫu nhiên của 3 trường mầm non (30 trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi).   Thử nghiệm trắc nghiệm đã cải biên lần 2 trên nhóm trẻ được lựa chọn ngẫu nhiên của 3 trường mầm non trên, tuy nhiên loại trừ ra 30 trẻ đã làm thử nghiệm lần 1 (75 trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi).  Biện luận, đánh giá kết quả giáo dục TDHH của trẻ 5-6 tuổi dựa theo trắc nghiệm hình học Van Hiele của Usiskin. Phương pháp xử lý dữ liệu: Các phiếu điều tra, phiếu kiểm tra TDHH của trẻ theo các bài trắc nghiệm đã cải biên sau khi thu thập được mã kí hiệu lại và nhập liệu trong phần mềm SPSS. Chúng ta sẽ dùng phương pháp thống kê mô tả để phân tích các phiếu khảo sát, các bài trắc nghiệm về TDHH, dùng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố, hệ số KMO để đánh giá độ tin cậy, độ hiệu lực của phiếu khảo sát và bài trắc nghiệm. Dùng kiểm định TTest kiểm tra sự khác biệt về mức độ TDHH của trẻ trong các trường Mầm non tiến hành thử nghiệm. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về đánh giá trẻ mầm non và đánh giá bằng trắc nghiệm hình học Van Hiele của Usiskin. 5 Chương 2: Thực trạng đánh giá kết quả giáo dục TDHH cho trẻ 5-6 tuổi trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Chương 3: Bước đầu tìm hiểu khả năng ứng dụng trắc nghiệm hình học Van Hiele của Usiskin vào đánh giá kết quả giáo dục TDHH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. 9. Đóng góp đề tài Đề tài góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về đánh giá, công cụ trắc nghiệm trong đánh giá nói chung và trắc nghiệm hình học Van Hiele của Usiskin nói riêng để đánh giá về khả năng TDHH của trẻ 5-6 tuổi. Bên cạnh đó, đề tài muốn đưa lý thuyết TDHH Van Hiele với đặc điểm đặc trưng là 5 cấp độ TDHH không phân biệt độ tuổi đến gần với trẻ mầm non nói riêng và người học toán hình hình học của Việt Nam nói chung với mong muốn tạo được nhiều điểm tích cực hơn trong việc học toán cho mọi người. Đề tài góp phần bước đầu đưa bộ trắc nghiệm hình học Van Hiele của Usiskin sau khi đã cải biên vào sử dụng trong việc đánh giá khả năng TDHH của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, từ đó giúp cho nhà trường và giáo viên tìm được định hướng rõ ràng hơn trong công tác giáo dục trẻ đồng thời điều chỉnh kịp thời các kế hoạch dạy học cho trẻ. 6 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÁN VÀ ĐÁN GIÁ TRẺ ̣Ậ̀ NON GIÁ BẰNG TRẮC NG IỆ̣ ÌN HC VAN IELE CỦA USISKIN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về TD của trẻ mầm non 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về TDHH trên thế giới Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về việc học toán của trẻ mầm non. Kết quả nghiên cứu cho thấy những năm đầu đời rất quan trọng để thiết lập các cơ sở cho việc học toán của trẻ, trong đó có thái độ của trẻ đối với việc học toán [29], [26]. Một trong những nội dung quan trọng trong toán học là hình học. Nhưng cần dạy trẻ học hình học như thế nào để có hiệu quả? Quan điểm của Van Hiele sau đây rất đáng được quan tâm: Tầm quan trọng không phải chỉ ở sự lĩnh hội những điều cơ bản của hình học, mà là ở khả năng ứng dụng toán hình học vào thế giới thực. Hình học không chỉ được học trên lớp, mà còn ở ngay chính trong đời sống, hình học đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho trẻ những phương pháp và kỹ năng sống hàng ngày ngoài việc phát triển ý thức về không gian và suy luận hình học, hình học tạo rất nhiều cơ hội cho trẻ tư duy logic, tưởng tượng tích cực về không gian…Trẻ được tiếp cận với hình học ngay từ khi còn rất sớm, trẻ bắt đầu bằng việc kết nối mối tương quan giữa những đồ vật quen thuộc xung quanh trẻ với các hình hình học mà trẻ được tiếp cận. Khi trẻ khám phá các dạng hình học khác nhau, chúng thường quan sát và so sánh về đặc điểm của các hình hình học với nhau, giống và khác nhau như thế nào. Việc này cung cấp cho trẻ một nền tảng vững chắc về các khái niệm của hình hình học và từ đó trẻ biết vận dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả nhất [25]. Ngoài ra, có một số minh chứng khoa học cho thấy trẻ em bắt đầu hiểu biết về hình dạng trong những năm đầu đời, sự hiểu biết của trẻ về hình dạng trở nên khá ổn định khi lên 6 tuổi [33] và thời điểm tốt nhất để trẻ tìm hiểu về hình hình học là từ 3 đến 6 tuổi [28]. Tuy nhiên thực tế giáo dục mầm non (GDMN) nhiều nước cho thấy việc dạy về hình hình học vẫn chưa được quan tâm và đầu tư đúng mực [30]. Do chưa được nhìn nhận chính xác về việc dạy hình hình học cho trẻ ngay từ lức tuổi mầm non, và vì vậy nên nền tảng về hình hình học như là những khái niệm cơ bản về hình hình 7 học, các mối quan hệ tương quan giữa các hình hình học và việc vận dụng trong thực tiễn của trẻ không vững chắc sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc học toán của trẻ khi trẻ bước chân vào các bậc học cao hơn ở phổ thông [40], [52]. Xuất phát từ thực tiễn của việc người học nói chung và trẻ mầm non nói riêng gặp nhiều vấn đề khó khăn trong việc học hình hình học, hai nhà toán học người Hà Lan là Van Hiele và Dina van Hiele - Geldof đã đề ra một lý thuyết có tên là Lý thuyết TDHH Van Hiele. Trong lý thuyết này đề cập đến các cấp độ TDHH từ thấp đến cao, từ đó thiết kế các bài kiểm tra đánh giá người học và nội dung dạy học ứng với từng cấp độ. Mỗi cấp độ của lý thuyết TDHH Van Hiele mô tả cách mà người học tư duy về khái niệm hình học, cách cảm nhận, phân tích các tính chất và phân loại hình. Van Hiele tìm thấy 5 lĩnh vực kỹ năng học hình học, xếp vào 5 cấp độ TDHH - từ thấp nhất là cấp độ 1 - có kỹ năng nhận biết, có kỹ năng hình dung trong trí não (Recognition or Visualization), đến cao nhất là cấp độ 5 - có kỹ năng nhận thức chính xác và kỹ năng vận dụng các hình hình học (Rigor). Đến năm 1992, Clements và Battista [27] đã khám phá ra rẳng còn tồn tại một cấp độ khác - thấp hơn cấp độ 1, được gọi là “Tiền nhận thức” (Pre-recognition), mà một ví dụ điển hình cho việc này là trẻ chưa thể phân biệt hình 3 cạnh với hình 4 cạnh. Cấp độ này được các nhà nghiên cứu cho rằng tương ứng với độ tuổi cũng như khả năng nhận biết của trẻ em thuộc lứa tuổi mầm non [20]. Điểm đặc biệt của lý thuyết về TDHH Van Hiele này đã được các tác giả chứng minh rằng các cấp độ vể tư duy này không phụ thuộc vào độ tuổi, mà chủ yếu có mối quan hệ với kinh nghiệm của người học. Chính đây là sự khác biệt với lý thuyết của Piaget về sự phát triển nhận thức (Piaget khẳng định rằng có sự phụ thuộc độ tuổi). Theo đó, một trong những cách thức giúp trẻ chuyển từ cấp độ thấp lên cấp độ cao hơn là phụ thuộc vào việc trẻ thu thập được đủ hay nhiều kinh nghiệm về kiến thức và biểu tượng hình hình học, trong các hoạt động khám phá tích cực, trong hoạt động chia sẻ trao đổi thông tin thu thập được qua quá trình quan sát các hình hình học và phân tích các thuộc tính của chúng, chỉ ra các mối quan hệ giữa chúng với nhau. Nếu không có kinh nghiệm về hình hình học trong các hoạt động đó thì ngay cả người lớn (trong đó có cả người giáo viên) cũng chỉ ở cấp độ 1 trong lý thuyết Van Hiele. 8 Tính phổ biến và khả năng sử dụng lý thuyết TDHH Van Hiele cũng là một vấn đề cần xác định. Lý thuyết này được ứng dụng rộng rãi trong việc thiết kế nội dung chương trình giáo dục (cho trẻ mẫu giáo và các bậc học cao hơn) ở nhiều nước trên thế giới. Một số nghiên cứu về việc sử dụng lý thuyết về hình hình học này trên thế giới: Vojkuvkova [55] tìm hiểu kiến thức của trẻ 5-6 tuổi về hình tam giác, trong đó trẻ được học vẽ hình tam giác theo trí nhớ, xác định hình tam giác với các dạng, kích thước, ở các vị trí và tư thế nhìn khác nhau. Abdullah [15] qua nghiên cứu kiểm tra tính hiệu quả của các giai đoạn TDHH theo Van Hiele cho thấy các hoạt động của trẻ theo quan điểm Van Hiele có tác động tích cực vào sự phát triển TDHH và dẫn lên các cấp độ cao hơn. Một số hướng nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng của lý thuyết TDHH Van Hiele đến việc hình thành khái niệm hình học, thái độ đối với hình học [18]. Cho đến nay, có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng hầu như những người học hình học ở cấp độ thấp trong thang đánh giá của lý thuyết TDHH Van Hiele đều gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động học hình học. Thành quả này càng nâng giá trị và tầm ảnh hưởng của lý thuyết Van Hiele đối với các chương trình giáo dục về TDHH ở nhiều nước trên thế giới. Ở Mỹ, lý thuyết này ảnh hưởng rất lớn lên mảng dạy học về hình học của Hội đồng giáo viên dạy toán toàn quốc gia. Nhiều tác giả đánh giá cao lý thuyết Van Hiele bởi ý tưởng cho rằng việc dạy học hình học cần được thiết kế theo cấp độ tư duy [24]. Để đạt được mức độ chính xác và hiệu quả cao trong việc phân loại trẻ dựa vào các cấp độ TDHH Van Hiele, có rất nhiều phương pháp để đánh giá mức độ TDHH của trẻ. Sau đây chúng tôi xin tóm tắt một số các nghiên cứu liên quan đến việc đánh giá mức độ TDHH của trẻ bằng cách đánh giá mức độ lý luận về khả năng TDHH Van Hiele của trẻ, sẽ giúp cho nhà giáo dục và các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn nữa khả năng hình học của trẻ: Pegg và Davey [47] đã đưa ra ba hoạt động để đánh giá khả năng học của trẻ từ lớp 5 đến lớp 10 theo lý thuyết TDHH Van Hiele. Ba hoạt động được đặt tên là "Description ", "Minimum " và "Class Inclusion" được liên kết với các nghiên cứu về tứ giác như hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành và hình thoi. Những hoạt động
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan