Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống (vật lý 8) tái chế đồ b...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống (vật lý 8) tái chế đồ bỏ đi làm đồ dùng học tập

.PDF
9
1772
69

Mô tả:

Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội Phòng giáo dục và đào tạo Gia Lâm BÀI DỰ THI CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN Trường: THCS Thị trấn Trâu Quỳ- Huyện Gia Lâm Điện thoại: 0438765004 Email: [email protected] Tên bài dự thi: TÁI CHẾ ĐỒ BỎ ĐI LÀM ĐỒ DÙNG HỌC TẬP Môn học vận dụng: Vật lý Các môn học tích hợp: Mĩ thuật, Sinh học, Giáo dục công dân 1. Họ và tên: Lê Hồng Minh Ngày sinh: 08-04-2001 2. Họ và tên: Hà Hải Yến Ngày sinh: 24-11-2001 Năm học: 2014 - 2015 1 BÀI DỰ THI CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN 1. Tên tình huống “TÁI CHẾ ĐỒ BỎ ĐI LÀM ĐỒ DÙNG HỌC TẬP” 2. Mục tiêu gải quyết tình huống Ngày nay, Trái đất đang dần mất đi màu xanh vốn có của nó. Hàng năm, biết bao nhiêu trận lũ lụt, động đất rồi báo táp xảy ra trên khắp mọi nơi. Trái Đất đã dần chẳng còn mang dáng dấp của một hành tình xanh mà thay vào đố là một hành tinh “nhạt nhòa”. Chỉ còn thấy sự bao trùm của cát bụi, khói độc ô nhiêm. Hàng trăm, hàng ngàn cây xanh đã, đang và sẽ lại gục ngã trước “lưỡi cưa sắt” của con người. Thật đáng buồn làm sao khi thiên nhiên cho chúng ta mọi thứ mà chúng ta lại phá hoại nó. Và để trải lại điều đó, thiên nhân “trút sự tức giân” lên con người bằng thiên tai. Có người đã nói thế này: “ Con người cần thiên nhiên nhưng thiên nhiên không cần con người”. Điều đó hoàn toàn đúng vì con người chỉ biết khai thác hàng loạt rồi vứt bỏ thừa mứa làm trái đất thêm phần ô nhiễm. Vì vậy ngay thừ bây giờ chúng ta phải hành động, không bao giờ là quá muộn cả. Những thứ nhỏ bé nhất có thể tạo nên được những thứ to lớn, hữu ích. Chỉ cần vứt rác vào thùng, không xả rác nơi công cộng, hạn chế đi xe máy, ô tô tối đa và chuyển sang những loại xe cộ thân thiện với môi trường như xe đạp, hay đơn giản hơn là tái chế những đồ bảo đi làm vật dụng hàng ngày. 2 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống Để giải quyết hình huống này, nhóm chúng em đã tìm hiểu và thấy có thể vận dụng nhiều kiến thức các môn đã học trong nhà trường để giải quyết thấu đáo cặn kẽ cho các tình huống mà chúng em đã đưa ra ở trên. Cụ thể là môn Vật lí, môn Mĩ thuật, môn Sinh học, môn |Giáo dục công dân… + Môn Vật lí: Giúp chúng ta tạo ra và biết cách tạo ra đồ dùng phục vụ cho học tập như bài bình thông nhau, hai lực cân bằng, lực căng của nước… + Môn Mĩ thuật: Giúp ta có mắt thẩm mĩ, chọn lựa, sáng tạo, thiết kế ra những đồ dùng đẹp mắt. + Môn Sinh học: Giúp cho môi trường thêm xanh, sạch, đẹp, góp phần giảm ô nhiễm. + Môn GDCD: Giáo dục chúng ta có ý thức bảo vệ môi trường sống quanh mình. 4. Giải pháp giải quyết tình huống Tích cực thu gom các đồ vật bằng giấy, ống dây nhựa, chai, lọ, xi lanh - ống tiêm, bìa carton… 3 5.Thuyết minh về giải quyết tình huống: Sau đây tôi sẽ hướng dẫn làm một vài thí nghiệm vô cùng đơn giản.  Cân bằng đồ vật: 1. Chúng ta cần chuẩn bị những vật dụng sau: - 2 cục tẩy - Các đồng xu - Một cái thước kẻ - Một thanh nẹp - Một vật nặng ( VD như 1 cuốn sách) 2. - Các bước làm: Lấy cuốn sách đè lên một đầu của thanh nẹp Đặt thước kẻ ở vị trí trung tâm Lần lượt đặt các đồng xu rồi đến tẩy vào hai đầu của thước sao cho cân bằng để nó không bị rơi. ( Các bạn không nhất thiết phải tuân thủ theo những điều trên mà có thể tự lựa chọn tùy theo sở thích ) 4 3. Sản phẩm hoàn thành: 5  Hòn nước: 1. Cần chuẩn bị những vật sau - Một cốc nước - Một vài đồng xu 2. Các bước tiến hành: - Đổ nước đầy từ miệng cốc. - Từ từ thả đồng xu vào nước. - Mực nước sẽ dâng lên nhưng nước vẫn không tràn ra ngoài cốc. 3. Giải thích: Có lẽ nhiều bạn sẽ tò mò và đặt nghi vấn. Chúng ta có thể quan sát một hiện tượng gọi là sức căng bề mặt. Các phân tử nước trên bề mặt chịu ảnh hưởng bởi lực phân tử hướng vào trong khối nước. Các lực này khiến cho lớp bề mặt như màng cao su, ngăn không cho nước tràn ra ngoài. 6  Cách làm bình thông nhau 1. Chuẩn bị những vật sau: - Một cuộn băng dính - Hai cái chai nhựa - 1 tấm bìa cứng - 2 ống xilanh: 1 to, 1 nhỏ - 1 dây nối 2. Các bước tiến hành: - Bước 1: + Đục một khoảng rộng phần thân chai. + Đục 1 lỗ ở 1 bên thành ( một bên trái, một bên phải) + Cố định 2 chai bằng băng dính vào tấm bìa. 7 - Bước 2: + Cố định 2 ống xilanh ở nắp chai bằng bang dính. + Nối 2 đầu ống xi lanh bằng dây ( luồn dây qua lỗ ở 2 bên thành để cố định Như vậy sản phẩm đã hoàn thành rồi!.  8 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống Vai trò của việc giải quyết tình huống được lựa chọn: Đối với học tập: giúp chúng ta có thể hiểu bài, tiếp thu bài nhanh hơn, cảm thấy hứng thú với môn học. Đối với môi trường – cuộc sống: giúp ta được sống trong môi trường không khí trong lành. Đối với kinh tế: giúp ta có thể tiết kiệm tiền mua vật liệu, đồ dùng phục vụ cho học tập. Kết luận: Trên đây là những kiến thức mà chúng em đã được học và thu nạp trong thời gian học tập vừa qua. Do lần đầu làm và kiến thức còn hạn hẹp nên có thể những tình huống đưa ra còn chưa thật sự “đắt”. Mong thầy cô và các bạn đọc sẽ nhận xét, góp ý để đề tại của chúng em đạt hiệu quả cao hơn. Trâu quỳ, ngày 17 tháng 12 năm 2014 Đồng tác giả Lê Hồng Minh và Hà Hải Yến 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan