Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết vấn đề (địa lý 8) nguồn nước đang kêu c...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết vấn đề (địa lý 8) nguồn nước đang kêu cứu nhân loài

.PDF
13
1285
75

Mô tả:

Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Trang Ngày sinh: 25/9/2001 Lớp: 8G Trường: THCS Quang Trung Số ĐT: 01634400767 Tên bài viết: Bài dự thi liên môn Tên tình huống: Nguồn nước đang kêu cứu nhân loài Các môn học tích hợp: Địa, Hóa, GDCD Nguyễn Thị Thu Trang Trường THCS Quang Trung 1. Tình huống Như mọi khi vào sáng chủ nhật được nghỉ học tôi thường đi dạo trên sông Kim Ngưu cùng mẹ vào buổi sáng, coi như tập thể dục, trời hôm nay đẹp và rất xanh có chút nắng hửng vàng. Mùi hoa sữa thoang thoảng thơm mát, bỗng nhiên có một mùi khó chịu thoảng qua. Và tôi thấy trước mắt mình là một bãi rác, nhưng có vấn đề là rác đã làm bẩn con sông này. Trong đó còn có một số xác cá sống ở đây bị chết do nguồn nước quá bẩn,và chúng cũng là một trong số các tác nhân gây hại tới môi trường nước. Trước đây con sông này rất sạch và trong. Bây giờ thì… Mọi người đã xả rác bừa bãi, không những thế còn không có ý thức bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng. Do tình huống trên nên em xin mạnh dạn đưa ra tên tình huống “Nguồn nước đang kêu cứu nhân loài” 2. Mục tiêu giải quyết tình huống Trong cuộc sống hàng ngày, em đã chứng kiến rất nhiều hình ảnh ô nhiễm nguồn nước, nhất là trên các sông hồ rất dễ bị ô nhiễm do ý thức của con người. Không những thế, em còn được đọc và xem các thông tin trên báo và thời sự về các tình trạng ô nhiễm. Đây chính là một vấn nạn của môi trường và là mối đe dọa cho cuộc sống con người tới sức khỏe và gây ra nhiều bệnh. Chúng ta cần tạo cho mọi người có ý thức bảo vệ môi trường, nhất là môi trường nước xung quanh mọi người, nếu không họ đang tự hại chính mình mà cả những người xung quanh nữa, tuy nhiên cũng có nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng tới môi trường nước vì vậy cần làm hết khả năng mình có 3. Tổng quan nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật. Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nước ngầm, nước ở các sông hồ, tồn tại ở thể hơi trong không khí. Nước bị ô nhiễm nghĩa là thành phần của nó tồn tại các chất khác, mà các chất này có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Nước ô nhiễm thường là khó khắc phục mà phải phòng tránh từ đầu. Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện nay con người vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các “Nguồn nước đang kêu cứu nhân loài” 1 Nguyễn Thị Thu Trang Trường THCS Quang Trung nhà máy, xí nghiệp và cả rác thải trong sinh hoạt. Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức khoan giếng, sau khi ngưng không sử dụng không bịt kín các lỗ khoan lại làm cho nước bẩn chảy lẫn vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Các nhà máy xí nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí làm ô nhiễm không khí, khi trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước. Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước các chất thải bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng cũng có thể làm ảnh hưởng đến nước Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước. Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý. Ô nhiễm nước mặn, ô nhiễm nước ngầm và biển. Các biểu hiện của sự ô nhiễm biển khá đa dạng, có thể chia ra thành một số dạng như sau: Gia tăng nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước biển như dầu, kim loại nặng, các hoá chất độc hại. Gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm tích tụ trong trầm tích biển vùng ven bờ. Suy thoái các hệ sinh thái biển như hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển v.v... Suy giảm trữ lượng các loài sinh vật biển và giảm tính đa dạng sinh học biển. Xuất hiện các hiện tượng như thuỷ triều đỏ, tích tụ các chất ô nhiễm trong các thực phẩm lấy từ biển. Theo Viện Hải Dương học, trên vùng biển nước ta, các rạn san hô, hệ sinh thái thảm cỏ biển- nguồn cung cấp thức ăn cho các loài hải sản, đều đang bị suy giảm mạnh. Diện tích thảm cỏ biển Việt Nam được đánh giá là khá lớn trên “Nguồn nước đang kêu cứu nhân loài” 2 Nguyễn Thị Thu Trang Trường THCS Quang Trung thế giới. Các thảm cỏ biển ở độ sâu từ 0 đến 20m, là nơi trú ngụ của rất nhiều loài hải sản thường có nhiều ở vùng biển đảo Phú Quốc và một số cửa sông miền Trung. Tuy nhiên, những thảm cỏ này đang bị mất dần do tai biến thiên nhiên, do việc lấn biển để xây dựng các công trình dân sinh. Chỉ trong vòng 5 năm qua, hệ sinh thái quý giá này đã bị giảm một nửa. Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện tại các vùng biển như Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận...và đã tiêu diệt một lượng lớn tôm, cua, cá, san hô, rong cỏ biển... Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm. Hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra khi các loại hoá chất độc hại, các loại vi khuẩn gây bệnh, virut, kí sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau như chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất, các loại rác thải của các bệnh viện, các loại rác thải sinh hoạt bình thường của con người hay hoá chất, thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ... sử dụng trong sản xuất nông nghiệp được đẩy ra các ao, hồ, sông, suối hoặc ngấm xuống nước dưới đất mà không qua xử lí hoặc với khối lượng quá lớn vượt quá khả năng tự điều chỉnh và tự làm sạch của các loại ao, hồ, sông, suối. 4.Giải pháp giải quyết tình huống Biển cũng là một tài nguyên quý giá ở nước ta. Tổng lượng muối tan chứa trong nước biển là 48 triệu km3, trong đó có muối ăn, iốt và 60 nguyên tố hoá học khác. Các loại khoáng sản khai thác chủ yếu từ biển như dầu khí, quặng Fe, Mn, quặng sa khoáng và các loại muối. Năng lượng sạch từ biển và đại dương hiện đang được khai thác phục vụ vận tải biển, chạy máy phát điện và nhiều lợi ích khác của con người, biển còn cung cấp nước cho các “Nguồn nước đang kêu cứu nhân loài” 3 Nguyễn Thị Thu Trang Trường THCS Quang Trung sông hồ để phục vụ sinh hoạt cho con người, thật may mắn nếu một con tàu đi và không bị tràn dầu. Tràn dầu là sự giải phóng hydrocarbon dầu mỏ lỏng vào môi trường do các hoạt động của con người. Tràn dầu thường xảy ra trong các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, phân phối và tàng trữ dầu khí và các sản phẩm của chúng. Ví dụ, các hiện tượng rò rỉ, phụt dầu, vỡ đường ống, vỡ bể chứa, tai nạn đâm va gây thủng tàu, đắm tàu, sự cố tại các dàn khoan dầu khí, cơ sở lọc hoá dầu v.v... làm cho dầu và sản phẩm dầu thoát ra ngoài gây ô nhiễm môi trường nhất là môi trường nước Hình ảnh minh họa cho tràn dầu Sự cố tràn dầu sảy ra, thường gây hâu quả môi trường nghiêm trọng, nhất là tại các sông, vùng cửa sông, vịnh và vùng biển ven bờ. Tổ chức, cá nhân sinh sống và có các hoạt động phát triển ven sông, ven biển, như đánh bắt và “Nguồn nước đang kêu cứu nhân loài” 4 Nguyễn Thị Thu Trang Trường THCS Quang Trung nuôi trồng thuỷ sản, du lịch biển, làm muối, nông nghiệp v.v... thường bị tác hại trực tiếp về kinh tế và đời sống. Do dầu nổi trên mặt nước làm ánh sáng giảm khi xuyên vào trong nước, nó hạn chế sự quang hợp của các thực vật biển và phytoplankton. Điều này làm giảm lượng cá thể của hệ động vật cà ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái. Các thành phần hidrocacbon nhẹ trong dầu, lưu huỳnh, ni-tơ gặp ánh sáng, nhiệt độ, bốc hơi lên sẽ gây ô nhiễm nguồn không khí. Các kim loại nặng, lưu huỳnh và các thành phần khác sẽ lắng xuống và tích tụ dưới đáy biển gây ô nhiễm cho các loài thủy sinh ở tầng đáy, như san hô và các loại khác. Vì vậy cần có một số biện pháp khắc phục để làm giảm việc tràn dầu làm ảnh hưởng tới môi trường nước như: Việc ngăn, quây dầu tràn có thể được tiến hành bằng các công cụ kỹ thuật cao hoặc đơn giản như sử dụng phao ngăn dầu chuyên dùng hoặc dùng tre nứa kết thành phao ngăn, sau đó nhanh chóng thu gom bằng mọi cách, từ bơm hút cho đến vớt thủ công; có thể dùng rơm rạ hoặc các loại vật liệu xốp dễ ngấm dầu thả xuống nước cho dầu thấm vào, sau đó vớt lên gom giữ vào nơi an toàn. Trường hợp tràn dầu ngoài khơi, xa bờ, có thể xem xét dùng chất phân tán dầu nhằm ngăn không cho dầu có khả năng loang vào gây ô nhiễm đến bờ, bởi những khu vực này thường là các khu vực nhạy cảm, là nơi sinh sống của các loại động thực vật, các khu bảo tồn thiên nhiên ven biển, các khu rừng ngập mặn cần được ưu tiên bảo vệ. Khi dầu đã lan và dạt vào bờ, cần nhanh chóng và bằng mọi biện pháp, mọi phương tiện, từ thô sơ (như xẻng, xô, chậu ...) cho tới hiện đại (như xe hút nước, bơm dầu, xe ủi, ô tô tải...) tổ chức thu gom váng dầu , cặn dầu. Không chỉ có tràn dầu ở ngoài biển mà ngay cả cách ứng xử vô ý thức của “Nguồn nước đang kêu cứu nhân loài” 5 Nguyễn Thị Thu Trang Trường THCS Quang Trung mỗi con người chúng ta cũng là tác hại gây nguy cho môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng Lời thùng rác nói ,không những thế còn vô tình gây hại cho mình và cả những người xung quanh môi trường nước bị ô nhiễm. Xét về thực tế, ví dụ như một người vừa ăn xong cái bánh mì còn túi ni lông, xung quanh lại không có thùng rác chỉ có một con sông họ sẽ làm gì, chắc rằng sẽ thẳng tay mà vứt rác xuống hồ. Rồi tiếp tục cũng lại là những con người vô ý thức ấy sau cùng thì con sông đó cũng trở thành bãi rác và hậu quả sẽ vô cùng khôn lường. Thứ nhất là vì ở đó không có thùng rác, vì thế mà cần bổ sung thùng rác ở một số nơi,nhất là các nơi công cộng . Thứ hai nếu chúng ta dừng tay lại và suy nghĩ về hành động của mình thì sẽ không có chuyện gì xảy ra. Chúng ta cần xét lại ý thức của chính bản thân và người xungquanhKhông chỉ thế mà chúng ta còn phải tuyên truyền cho mọi người biết rằng “Nguồn nước đang kêu cứu nhân loài” 6 Nguyễn Thị Thu Trang Trường THCS Quang Trung Bảo vệ môi trường nước xung quanh mình là bảo vệ cuộc sống của mỗi chúng ta.Cần tuyên truyền qua đài báo, mạng internet và một số công nghệ thong tin khác vì mọi thứ đang rất nguy cấp đang cần sự giúp đỡ của mỗi người.Hậu quả của ôn nhiễm nguồn nước rất đáng sợ. Đó là một trong những tác nhân gây bệnh về đường hô hấp do mùi quá nặng của rác thải độc hại,nguy hiểm nhất là căn bệnh ung thư rình rập do các chất tẩy rửa có hoạt tính bề mặt cao là những chất ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, vi khuẩn có hại trong nước bị ô nhiễm có từ chất thải sinh hoạt của con người và động vật như bệnh tả, thương hàn và bại liệt.Ngoài ra còn làm chết một số sinh vật sống quanh đó nhất là loài dưới nước Hình ảnh cá chết nổi lềnh bềnh do ô nhiễm nguồn nước Cần có chế tài xử phạt thật nặng những hành vi vi phạm như phạt tiền… 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống _Tìm hiểu thực trạng về ô nhiễm nguồn nước. _Chọn lọc, xử lí thông tin. _Sưu tầm một số tư liệu, tranh ảnh liên quan. _Hoàn thiện và chỉnh sửa bài viết hoàn chỉnh “Nguồn nước đang kêu cứu nhân loài” 7 Nguyễn Thị Thu Trang Trường THCS Quang Trung 6.Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống _Tuyên truyền trong ý thức của mỗi con người rằng nước là cuộc sống của mỗi con người vì vậy cần phải suy nghĩ kĩ về những hành động mình làm để bảo vệ môi trường nước khắp mọi nơi vì “nguồn nước đang kêu cứu sự giúp đỡ của nhân loài” _Hậu quả của tràn dầu ở biển và sự vô ý thức của con người _Ý thức của mỗi học sinh + Mỗi học sinh cần có ý thức bảo vệ môi trường ở trường học + Nguồn nước ở trường đã rất sạch và trong nên cần tích cực tuyên truyền cho các bạn học sinh khác để bảo vệ nguồn nước ở khắp mọi nơi + Học sinh còn cần phải sử dụng nước thật đúng cách “ Mọi người xin hãy cùng chung tay góp sức cứu lấy nguồn nước của chúng ta nhé “ “Nguồn nước đang kêu cứu nhân loài” 8 Trang phụ lục Tên đề mục Trang Tình huống 1 Mục tiêu giải quyết tình huống 1 Tổng quan nghiên cứu… 1 Giải pháp giải quyết tình huống 3 Thuyết minh tiến trình… 7 Ý nghĩa của việc giải quyết… 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan