Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Vận dụng thuyết trí thông minh đa dạng của gardner để nâng cao hiệu quả của việc...

Tài liệu Vận dụng thuyết trí thông minh đa dạng của gardner để nâng cao hiệu quả của việc học toán ở trẻ 5 6 tuổi​

.DOC
247
21
77

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Thanh Thủy VẬN DỤNG THUYẾT TRÍ THÔNG MINH ĐA DẠNG CỦA GARDNER ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC HỌC TOÁN Ở TRẺ 5-6 TUỔI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Thanh Thủy VẬN DỤNG THUYẾT TRÍ THÔNG MINH ĐA DẠNG CỦA GARDNER ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC HỌC TOÁN Ở TRẺ 5-6 TUỔI Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục mầm non) Mã số: 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN THỊ THU HIỀN Thành phố Hồ Chí Minh – 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các thông tin, số liệu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Trần Thị Thanh Thủy LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và động viên rất quý báu của quý thầy/cô, gia đình, bạn bè và anh/chị đồng nghiệp. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và tri ân sâu sắc đến TS. PhanThị Thu Hiền, người hướng dẫn khoa học, đã tận tâm giúp đỡ, chỉ dẫn, động viên tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy/cô, anh/chị công tác ở Khoa Giáo dục Mầm non, Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian tôi học tập ở trường và thực hiện luận văn. Trân trọng cảm ơn lãnh đạo và các thầy/cô đang công tác tại Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 10, tại các trường Mầm non thuộc Quận 1, Quận 10, Quận 8, quận Bình Thạnh và quận Gò Vấp đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện khảo sát thực trạng và đặc biệt là trường Mầm non M.N.I Quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện phương án thử nghiệm. Sau cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn. Dù đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện luận văn, song chắc chắn rằng luận văn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy/cô, anh/chị em đồng nghiệp và các bạn. Cuối cùng, xin kính gửi lời chúc sức khỏe đến tất cả mọi người. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 3 năm 2018 Tác giả Trần Thị Thanh Thủy MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Bảng các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1 Chương 1. THUYẾT TRÍ THÔNG MINH ĐA DẠNG VÀ VẬN DỤNG VÀO DẠY HỌC CHO TRẺ MẦM NON 6 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................................................6 1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài............................................................................6 1.1.2. Nghiên cứu trong nước................................................................................9 1.2. Các khái niệm cơ bản............................................................................................ 11 1.2.1. Khái niệm về trí thông minh...................................................................... 11 1.2.2. Khái niệm dạy Toán ở tuổi mầm non........................................................ 13 1.2.3. Khái niệm dạy học lấy trẻ làm trung tâm và dạy học cá nhân hóa.............14 1.2.4. Khái niệm vận dụng.................................................................................. 16 1.2.5. Khái niệm nâng cao hiệu quả.................................................................... 16 1.3. Thuyết trí thông minh đa dạng của Howard Gardner............................................ 16 1.3.1. Quan niệm mới của Gardner về trí thông minh......................................... 16 1.3.2. Tám dạng trí thông minh theo Gardner..................................................... 18 1.3.3. Thuyết TTMĐD và ứng dụng vào dạy học mầm non................................ 22 1.4. Đổi mới Giáo dục mầm non và dạy trẻ học toán................................................... 28 1.4.1. Đặc điểm nhận thức biểu tượng toán ban đầu ở trẻ mầm non....................28 1.4.2. Các định hướng đổi mới Giáo dục mầm non............................................. 31 1.5. Vận dụng thuyết trí thông minh đa dạng của Gardner vào dạy Toán cho trẻ trong trường mầm non......................................................................................... 33 1.5.1. Vận dụng thuyết trí thông minh đa dạng của Gardner vào dạy Toán cho trẻ mầm non 33 1.5.2. Những vấn đề chung về quá trình dạy trẻ 5-6 tuổi ở Việt Nam làm quen với Toán 37 1.5.3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả việc học Toán của trẻ 5-6 tuổi........................38 Tiểu kết chương 1........................................................................................................ 40 Chương 2. THỰC TRẠNG DẠY TOÁN CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO TINH THẦN LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM VÀ ỨNG DỤNG THUYẾT TTMĐD 41 2.1. Tổ chức điều tra thực trạng................................................................................... 41 2.1.1. Đôi nét về địa bàn nghiên cứu................................................................... 41 2.1.2. Mục đích điều tra thực trạng...................................................................... 42 2.1.3. Phương pháp và đối tượng khảo sát........................................................... 42 2.2. Kết quả điều tra thực trạng.................................................................................... 46 2.2.1. Quan điểm của CBQL và GV về thuyết TTMĐD..................................... 46 2.2.2. Kết quả đánh giá cơ hội và khả năng vận dụng thuyết TTMĐD vào dạy trẻ 5-6 tuổi làm quen với Toán ở trường mầm non 53 2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn khi vận dụng thuyết TTMĐD vào dạy trẻ 5-6 tuổi làm quen với Toán ở trường mầm non 63 Tiểu kết chương 2........................................................................................................ 69 Chương 3. XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM PHƯƠNG ÁN THUYẾT TTMĐD VÀO DẠY TRẺ 5-6 TUỔI VẬN DỤNG LÀM QUEN VỚI TOÁN 70 3.1. Định hướng xây dựng phương án vận dụng thuyết TTMĐD vào dạy trẻ 5-6 tuổi làm quen với Toán....................................................................................... 70 3.2. Nội dung phương án thử nghiệm.......................................................................... 75 3.3. Các điều kiện cơ bản khi thực hiện nội dung và chương trình vận dụng thuyết TTMĐD vào dạy trẻ 5-6 tuổi làm quen với Toán.....................................80 3.4. Lập kế hoạch hoạt động vận dụng lý thuyết TTMĐD vào dạy trẻ 5-6 tuổi làm quen với Toán............................................................................................... 84 3.4.1. Lập kế hoạch............................................................................................. 84 3.4.2. Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch............................................................... 86 3.5. Tổ chức thử nghiệm sư phạm................................................................................ 88 3.5.1. Bối cảnh thử nghiệm................................................................................. 88 3.5.2. Chương trình thử nghiệm.......................................................................... 90 3.5.3. Tiến trình thử nghiệm và đánh giá............................................................. 96 3.5.4. Kết quả thử nghiệm.................................................................................100 Tiểu kết chương 3......................................................................................................112 KẾT LUẬN..............................................................................................................113 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................117 PHỤ LỤC BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CBQL Cán bộ quản lý mầm non GV Giáo viên mầm non TTMĐD Trí thông minh đa dạng DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa quan niệm truyền thống và quan niệm của Gardner về trí thông minh 17 Bảng 2.1. Thang đánh giá mức độ khảo sát.............................................................. 45 Bảng 2.2. Quan niệm của CBQL và GV về trí thông minh theo thuyết TTMĐD sẽ phù hợp với cách dạy học cho trẻ 5-6 tuổi 54 Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL và GV về mục tiêu trẻ 5-6 tuổi có thể đạt được khi vận dụng thuyết TTMĐD vào dạy trẻ học Toán 56 Bảng 2.4. Đánh giá và ý kiến của CBQL và GV khi vận dụng thuyết TTMĐD vào dạy trẻ 5-6 tuổi làm quen với Toán 60 Bảng 2.5. Thuận lợi và khó khăn khi vận dụng thuyết TTMĐD vào dạy trẻ 5-6 tuổi làm quen với Toán 64 Bảng 3.1. Nhóm trẻ tham gia thử nghiệm tại trường Mầm non M.N.I Quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh 89 Bảng 3.2. Kinh nghiệm của trẻ về Côn trùng............................................................ 93 Bảng 3.3. Các nội dung học Toán trong chương trình thử nghiệm...........................95 Bảng 3.4. Kết quả mức độ phát triển biểu tượng toán của NĐC và NTN trước thử nghiệm 100 Bảng 3.5. Kết quả mức độ phát triển biểu tượng toán của NĐC và NTN sau thử nghiệm 104 Bảng 3.6. So sánh mức độ phát triển biểu tượng toán của trẻ NĐC trước và sau thử nghiệm 107 Bảng 3.7. So sánh mức độ phát triển biểu tượng toán của trẻ NTN trước và sau thử nghiệm 108 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.2. 8 dạng trí thông minh theo lý thuyết của Gardner........................................ 18 Hình 3.1. Kết quả đánh giá trí thông minh nổi trội của trẻ 5-6 tuổi (Lớp NTN)..........91 Hình 3.2. Nội dung chủ đề Côn trùng.......................................................................... 93 Hình 3.3. Nội dung hoạt động chủ đề Côn trùng......................................................... 94 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Quan điểm của CBQL và GV về thuyết TTMĐD................................ 46 Biểu đồ 2.2. Thực trạng mức độ vận dụng thuyết TTMĐD vào hướng dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với Toán Biểu đồ 2.3. Tỉ lệ thành công và khó khăn khi vận dụng thuyết TTMĐD vào lớp học. Biểu đổ 2.4. 48 49 Vận dụng quan điểm "Lấy trẻ làm trung tâm" trong tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với Toán 51 Biểu đồ 2.5. Quan điểm của CBQL và GV về cách vận dụng thuyết TTMĐD.........52 Biểu đồ 2.6. Khả năng và cơ hội vận dụng thuyết TTMĐD vào dạy trẻ 5-6 tuổi làm quen với Toán 59 Biểu đồ 2.7. Mong muốn của CBQL và GV về việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn trong tổ chức hoạt động vận dụng thuyết TTMĐD vào dạy trẻ 5-6 tuổi làm quen với Toán 67 Biểu đồ 3.1. Trình độ chuyên môn của GV trường Mầm non M.N.I Quận 10..........89 Biểu đồ 3.2. Kết quả phân loại về mức độ phát triển biểu tượng toán của trẻ NĐC và NTN trước thử nghiệm Biểu đồ 3.3. Kết quả phân loại về mức độ phát triển biểu tượng toán của trẻ NĐC và NTN sau thử nghiệm Biểu đồ 3.4. 101 105 Kết quả phân loại về mức độ phát triển biểu tượng toán của trẻ NĐC và NTN trước và sau thử nghiệm 106 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hình thành biểu tượng toán ban đầu là một nội dung quan trọng của lĩnh vực phát triển nhận thức ở trẻ mẫu giáo trong Chương trình Giáo dục mầm non. Tuy nhiên, việc vận dụng quan điểm dạy học “lấy trẻ làm trung tâm” trong tổ chức hoạt động làm quen với Toán ở các trường mầm non hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, thiếu hiệu quả. Với thực tiễn công tác trong trường mầm non mười hai năm tôi nhận thấy nhìn chung giáo viên mầm non (GV) còn lúng túng trong lựa chọn nội dung, phương pháp và cách đánh giá phù hợp với khả năng và hứng thú của trẻ để có thể giúp trẻ phát huy tối đa tiềm năng của mình. Trong quá trình dạy học GV chưa thực sự tính đến sự khác biệt của cá nhân mỗi trẻ, chưa biết cách khai thác các tiềm năng nổi trội của trẻ để phục vụ cho việc học Toán. Mặt khác, phần lớn trẻ mầm non được làm quen với biểu tượng toán ban đầu thông qua hoạt động trên giờ học với các bài tập hay trò chơi học Toán đơn thuần tập trung phát triển các biểu tượng và kỹ năng, dẫn đến hiện tượng trẻ có biểu hiện thiếu hứng thú, khó duy trì chú ý trong các giờ học Toán. Vì vậy, việc học Toán của trẻ ở trường mầm non trở nên thiếu hiệu quả. Sự ra đời của thuyết trí thông minh đa dạng (TTMĐD) của Howard Gardner đã và đang làm thay đổi sâu sắc phương pháp dạy và học trên toàn thế giới. Theo Gardner, trí thông minh (intelligence) có nhiều dạng khác nhau như trí thông minh vận động, âm nhạc, ngôn ngữ, giao tiếp… thay vì chỉ được hiểu thông qua một dạng trí thông minh Lôgíc-Toán học truyền thống. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến TTMĐD của Gardner vì quan điểm này mở ra nhiều cơ hội học tập cho học sinh, cũng như nhiều cơ hội giáo dục cho GV [35]. Trẻ em nào cũng có vài dạng trí thông minh nổi trội; nếu nhà giáo dục biết khai thác mối liên hệ giữa các dạng trí thông minh thì sẽ tạo được nhiều cơ hội học hơn cho trẻ, tức là nâng cao hiệu quả học hơn. Dạy học cá nhân hóa là cần thiết để nâng cao hiệu quả dạy và học, nhưng thực tế dạy học tại Việt Nam lại đang áp dụng các mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học chung cho tất cả các trẻ. Thuyết TTMĐD của Gardner có thể được sử dụng để giải quyết những vấn đề tồn tại nêu trên, thay đổi quan niệm về trí thông minh ở giáo viên và phụ huynh, khơi dậy 2 sự tự tin cho trẻ và mở ra cho giáo viên, phụ huynh cách nhìn nhận đa chiều về năng lực của con trẻ. Gardner chứng minh được rằng mỗi cá nhân bình thường đều có khả năng biểu đạt tri thức của mình theo 8 cách khác nhau và học hiệu quả nhất nếu giải quyết vấn đề bằng dạng trí thông minh sở trường của mình. Kết quả nghiên cứu này cho phép giáo viên lưu tâm tới việc thiết kế mở cho bài dạy và linh hoạt trong phương pháp tổ chức cũng như trong phương pháp gợi dẫn trẻ khi trẻ gặp khó khăn trong quá trình giải quyết vấn đề- nghĩa là giáo viên tạo cơ hội cho trẻ tìm đến tri thức, tiếp thu kỹ năng bằng nhiều con đường, tốt nhất là theo con đường sở trường của trẻ. Nhiệm vụ quan trọng của giáo viên giờ đây là phải phát hiện những lĩnh vực sở trường, sở đoản của trẻ và luôn tôn trọng sự khác biệt giữa các cá nhân nhằm tạo thêm nhiều cơ hội cho trẻ trong học tập. Đây cũng chính là xu hướng dạy học lấy trẻ làm trung tâm mà cấp học mầm non đang đẩy mạnh triển khai thực hiện trong toàn Thành phố Hồ Chí Minh ở thời điểm hiện nay và trong thời gian tới. Thực tế giáo dục mầm non tại các trường mầm non trong Quận 10 nơi tôi làm việc cho thấy giáo viên có hứng thú tìm kiếm những phương thức mới và hoạt động làm quen với Toán được đặc biệt quan tâm ở các trường trong nhiều năm qua. Đây là cơ sở thuận lợi cho việc thử nghiệm vận dụng một lý thuyết mới về giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ trong hoạt động làm quen với Toán. Chính vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài: “Vận dụng thuyết TTMĐD của Gardner để nâng cao hiệu quả của việc học Toán ở trẻ 5-6 tuổi”. 2. Mục đích nghiên cứu Dựa trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận về thuyết TTMĐD và thực trạng dạy Toán cho trẻ mầm non, đề tài xây dựng và thử nghiệm phương án vận dụng thuyết TTMĐD vào dạy học để nâng cao hiệu quả của việc học Toán ở trẻ 5-6 tuổi. 3. Giới hạn đề tài Đề tài chỉ đề xuất một phương án ứng dụng thuyết TTMĐD để thử nghiệm dạy Toán cho trẻ 5-6 tuổi và bước đầu tìm hiểu tính hiệu quả và khả thi của phương án đó. Việc thử nghiệm được tiến hành ở hai lớp trẻ 5-6 tuổi của một trường mầm non tại Quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh. 3 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Quá trình dạy và học Toán của trẻ 5-6 tuổi. Khách thể nghiên cứu: Ứng dụng thuyết TTMĐD của Gardner nhằm nâng cao hiệu quả học Toán của trẻ 5-6 tuổi. 5. Giả thuyết khoa học Dù đổi mới giáo dục mầm non kêu gọi dạy học lấy trẻ làm trung tâm nhưng hoạt động làm quen với Toán hiện nay ở trường mầm non chưa thực sự được cá nhân hóa nên hứng thú và kết quả học tập của trẻ chưa cao. Thuyết TTMĐD của Gardner có thể được vận dụng để nâng cao hiệu quả học Toán cho trẻ mẫu giáo thông qua khai thác các loại hình trí thông minh nổi trội của từng trẻ làm cơ sở cho việc thiết kế và tổ chức hoạt động làm quen với Toán. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu giải quyết 3 nhiệm vụ như sau: 1.Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc ứng dụng thuyết TTMĐD vào giáo dục nói chung và dạy học ở bậc mầm non nói riêng; 2.Nghiên cứu thực trạng dạy Toán cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non hiện nay trên tinh thần lấy trẻ làm trung tâm, dạy học cá nhân hóa và tình hình ứng dụng thuyết TTMĐD; 3.Xây dựng và thử nghiệm phương án ứng dụng thuyết TTMĐD của Gardner vào dạy trẻ 5-6 tuổi làm quen với Toán. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các nguồn tài liệu trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ số 1. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Số liệu về thực trạng đã được thu thập với sự kết hợp các phương pháp như sau: a) Phân tích hồ sơ: xem xét các chiến lược phát triển của nhà trường, các báo cáo chuyên môn, tập huấn, hội thảo, bồi dưỡng thường xuyên, hồ sơ GV (gồm kế hoạch giáo dục các loại, giáo án, kế hoạch vui chơi, sổ liên lạc, ghi chép khác về nhận xét trẻ 4 của GV) để xác định thực trạng dạy Toán và vận dụng thuyết TTMĐD trong trường mầm non. b) Quan sát hoạt động làm quen với Toán trong và ngoài lớp học để xác định thực trạng dạy Toán, phân tích thực tế có hay không có vận dụng thuyết TTMĐD theo hướng tiếp cận cá nhân và tính hiệu quả của việc học Toán. Quan sát đã được tiến hành ở hai lớp trẻ 5-6 tuổi của một trường mầm non Quận 1, hai lớp trẻ 5-6 tuổi của một trường mầm non Quận Gò Vấp, ba lớp trẻ 5-6 tuổi của trường mầm non thử nghiệm ở Quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh. c) Bảng hỏi: đã được phát cho 11 cán bộ quản lý và 89 GV lớp trẻ 5-6 tuổi tại 09 trường mầm non (gồm 03 trường ở Quận 10, 03 trường ở Quận 1, 03 trường ở các quận vùng ven gồm Quận 8, Bình Thạnh, Gò Vấp). d) Phỏng vấn sâu: Chúng tôi phỏng vấn 03 GV là tổ trưởng khối 5-6 tuổi và 03 hiệu phó chuyên môn của 03 trường mầm non thuộc Quận 1, Quận 10 và Gò Vấp. Số liệu về thực trạng đã thu thập được xử lý như sau: a) Xử lý số liệu định lượng từ bảng hỏi bằng chương trình SPSS, phần mềm excel. b) Xử lý số liệu định tính (từ phân tích hồ sơ, quan sát và phỏng vấn sâu) bằng cách thiết lập các phạm trù (categories), đặt các ám mã (coding) và phân tích theo các chủ đề (themes). 7.3. Phương pháp thử nghiệm Sau khi tìm hiểu kỹ lý thuyết và thực trạng chúng tôi tiến hành thiết kế một phương án cụ thể về vận dụng thuyết TTMĐD của Gardner để nâng cao hiệu quả của việc học Toán ở trẻ 5-6 tuổi trong khuôn khổ một chủ đề và thử nghiệm trên thực tế. Tính khả thi và hiệu quả của phương án đề ra đã được đánh giá qua quan sát các hoạt động làm quen với Toán. Dựa trên kết quả quan sát chúng tôi thành lập portfolio từ ghi chép mô tả, quay video, chụp hình các hoạt động và đánh giá theo bảng tiêu chí. Bên cạnh đó, để đánh giá thành công và hạn chế của phương án thử nghiệm chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn GV của 02 lớp thử nghiệm, hiệu phó chuyên môn của trường thử nghiệm về ưu điểm và hạn chế, tính khả thi và hiệu quả của phương án thử nghiệm. 5 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận chung, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài gồm có 03 chương: Chương 1: Thuyết TTMĐD và vận dụng vào dạy học cho trẻ mầm non. Chương 2: Thực trạng dạy Toán cho trẻ 5-6 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh theo tinh thần lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng thuyết TTMĐD. Chương 3: Xây dựng và thử nghiệm phương án vận dụng thuyết TTMĐD vào dạy trẻ 5-6 tuổi làm quen với Toán. 9. Đóng góp của luận văn Đề tài đề xuất cho giáo viên cách triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non theo xu hướng đổi mới bằng việc xây dựng mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động làm quen với Toán dựa vào cấu trúc trí thông minh của trẻ (các loại hình nổi trội và ít nổi trội) theo hướng cá nhân hóa nhằm kích thích tính tích cực của trẻ trong học tập, hỗ trợ việc học cũng như phát huy tối đa tiềm năng của trẻ để nâng cao hiệu quả của việc học Toán và đồng thời có thể xem đây là một phương án cho việc phát triển Chương trình tại cơ sở giáo dục mầm non. 6 Chương 1. THUYẾT TRÍ THÔNG MINH ĐA DẠNG VÀ VẬN DỤNG VÀO DẠY HỌC CHO TRẺ MẦM NON 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài Trí thông minh luôn là đề tài thu hút nhiều nhà khoa học trên thế giới. Trong thế kỷ XX đã có những cột mốc nổi bật về nghiên cứu trí thông minh như sau: Năm 1912, nhà triết học và tâm lý học người Đức Stein cho ra đời thuật ngữ IQ (Intelligence Quotient). Ông đã sử dụng thương số giữa tuổi trí tuệ (Mental Age-phản ánh mức độ phát triển của một người) với tuổi sinh học (Choronological-tuổi thực tế của người đó) để tính toán sự phát triển trí thông minh của một cá nhân [42], [47]. Trước đó, năm 1904, nhà tâm lý học người Pháp Binet chuyên nghiên cứu tâm lý trẻ em cùng với Simon đã nghiên cứu thành công phương pháp nhận diện và đánh giá trí thông minh của học sinh bao gồm những kiểm tra đo nghiệm trí thông minh đầu tiên nhằm lọc ra các trẻ em chậm phát triển và đưa những em còn lại vào lớp học đúng trình độ [7, tr.67]. Năm 1916, nhà tâm lý học của trường Đại học Stanford là Terman đã hoàn thiện bảng test của Binet để tạo nên bảng trắc nghiệm Stanford-Binet được coi là bản gốc cho nhiều bảng test IQ hiện nay [46]. Năm 1974, cha đẻ của “Sơ đồ tư duy” là Buzan cho rằng trí thông minh được phát huy hết công năng khi trẻ em được nuôi dưỡng trong môi trường tốt, được khuyến khích, động viên và giáo dục đúng phương pháp. Như vậy, hành trình khám phá trí thông minh đã phát triển từ trí thông minh thiên bẩm-cái bên trong, đến khả năng học từ môi trường bên ngoài của nó. Và chiếc cầu nối chính là học và đào tạo đúng phương pháp [14], [19], [42]. Năm 1980, Papert của học viện công nghệ Massachusetts là tác giả của trí thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence) và thuyết xây dựng kiến thức (Constructionist Learning). Theo ông, việc học kiến thức tốt nhất là qua hình thức học tập trải nghiệm (experiential learning), hay nói cách khác là “học” thông qua “hành” (learning by making). Đây là tiền đề cho quá trình hình thành trí thông minh trải nghiệm: xây dựng kiến thức mới dựa trên kinh nghiệm và kiến thức trong quá khứ, liên kết và vận dụng 7 cả kiến thức và kinh nghiệm mới lẫn cũ [19]. Năm 1983, Gardner công bố thuyết TTMĐD (multiple intelligences). Thuyết TTMĐD của Gardner đưa ra một cách nhìn mới về trí thông minh. Lý thuyết của Gardner nhận diện trí thông minh của con người có 8 dạng như sau: - Trí thông minh Lôgíc-Toán học (Logical - Mathematical Intelligence), - Trí thông minh Ngôn ngữ (Linguistic Intelligence), - Trí thông minh Không gian-Hình ảnh (Spatial intelligence), - Trí thông minh Cơ thể-Vận động (Bodily-Kinesthetic Intelligence), - Trí thông minh Âm nhạc (Musical Intelligence), - Trí thông minh Tương tác (Interpersonal Intelligence), - Trí thông minh Nội tại (Intrapersonal Intelligence), - Trí thông minh Lĩnh vực tự nhiên (Naturalist Intelligence). Gardner cho rằng trí thông minh là “khả năng giải quyết vấn đề và tạo ra sản phẩm có giá trị thiết thực cho xã hội”. Theo Gardner, trí thông minh không chỉ đơn thuần là cái gì trời cho ai nấy được mà còn bao gồm kết quả của học tập, rèn luyện của mỗi cá nhân. Từng loại trí thông minh trên sẽ phát huy tốt với các chương trình đào tạo, huấn luyện phù hợp [15], [19]. Thuyết TTMĐD ra đời đã truyền cảm hứng cho nhiều nhà khoa học tiếp tục phân tích, đánh giá và bổ sung. Tiêu biểu là Feldman, Krechevsky, Stork với dự án mang tên Project Spectrum với mong muốn tạo ra các biện pháp giúp xác định được trí thông minh của trẻ mầm non và tiểu học. Sternberg cùng Gardner tạo ra một chương trình học trung học còn gọi là thực hành trí thông minh trong nhà trường. Battro đề xuất sự tồn tại của công nghệ trí thông minh và cách thức để hoàn thành các tiêu chí về TTMĐD do Gardner đặt ra. Thomas Armstrong với nhiều tác phẩm viết về TTMĐD: 7 Kinds of Smart: Identifying and Developing Your Multiple Intelligences (1999), In Their Own Way: Discovering and Encouraging Your Child's Multiple Intelligences (2000), The Multiple Intelligences of Reading and Writing: Making the Words Come Alive (2003), Multiple Intelligences in the Classroom 3rd ed. (2009), You're Smarter Than You Think: A Kid's Guide to Multiple Intelligences (2014) [16]. 8 Như vậy, lý thuyết về TTMĐD của Gardner đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đối với nhiều nhà giáo dục vì nó mang lại một mô hình để hành động theo những gì chúng ta tin tưởng: tất cả trẻ em đều có thế mạnh [16, tr.7]. Nhiều trường trên khắp thế giới đã hợp nhất các nguyên tắc TTMĐD thành sứ mệnh, chương trình giảng dạy của họ. Có hàng trăm cuốn sách đã được viết bằng nhiều ngôn ngữ về sự liên quan của lý thuyết TTMĐD [15]. Một số trường học ở Bắc Mỹ đã xem xét xây dựng chương trình giảng dạy theo trí thông minh được thiết kế trong một lớp học và thậm chí trong toàn bộ nhà trường để phản ánh những hiểu biết mà Gardner phát triển. Kornhaber, một nhà nghiên cứu 1 liên quan đến Dự án Zero đã xác định được một số lý do khiến giáo viên và nhà hoạch định chính sách ở Bắc Mỹ phản ứng tích cực với thuyết TTMĐD đó là lý thuyết này đã chứng thực kinh nghiệm hàng ngày của các nhà giáo dục: học sinh suy nghĩ và học theo nhiều cách khác nhau. Nó cũng cung cấp cho các nhà giáo dục một khung khái niệm để tổ chức và phản ánh về việc đánh giá chương trình giảng dạy và các phương pháp sư phạm cũng như phát triển các phương pháp mới có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhiều học sinh trong lớp học của mình [35]. Thuyết TTMĐD đã được áp dụng thành công trong hoạt động giảng dạy của nhiều nhà giáo dục trên thế giới, điển hình như việc áp dụng TTMĐD trong lớp học để cải thiện việc dạy viết cho sinh viên của Fred C. Luneburg và Melody R. Luneburg tại Đại học Bang Sam Houston. Trong cách tiếp cận này, hai ông đã dựa vào trí thông minh nổi trội của từng sinh viên để đưa ra hướng dẫn cho sinh viên về kỹ thuật viết văn đạt hiệu quả [17]. Vào năm 2008, trường tiểu học West View tại Sigapore đã thực hiện dự án cải tiến chương trình dạy Toán dựa vào thuyết TTMĐD. Mục đích của dự án là nghiên cứu cách kết hợp các hoạt động do giáo viên xây dựng dựa trên lý thuyết về TTMĐD có ảnh hưởng đến sự tham gia, động lực, thái độ và thành tích học toán của học sinh tiểu học [53]. Hay như tại trường mầm non Real Kids của Malaysia đã áp dụng khái niệm TTMĐD vào Chương trình Giáo dục mầm non. Thông qua TTMĐD để phát triển 1 Dự án Zero: Dự án về tiềm năng con người do Quỹ Benard Van Leer thuộc tổ chức quốc tế Hà Lan phi lợi nhuận hoạt động dành cho trẻ em và thanh thiếu niên kém may mắn. 9 một cách tiếp cận có hiệu quả việc nuôi dưỡng trẻ: tôn trọng nhu cầu cá nhân, dựa trên sức mạnh và lĩnh vực thông minh của mỗi trẻ [26]. Có thể nói lý thuyết này đã mở ra cho trẻ em cũng như các nhà giáo dục trên toàn thế giới nhiều cơ hội để học tập và giảng dạy bằng nhiều cách khác nhau nhằm đạt hiệu quả giáo dục tốt hơn. 1.1.2. Nghiên cứu trong nước Thuyết TTMĐD có tiếng vang ở Việt Nam trong những năm gần đây. Nghiên cứu về vấn đề này, trong nước đã có các công trình sau: Đề tài cấp Bộ “Ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào việc thiết kế một số mẫu dạy học môn Tiếng Việt, Văn, Toán lớp 3 CGD” của Bùi Thanh Thủy. Đề tài đã đề xuất các nguyên tắc thiết kế có ứng dụng thuyết TTMĐD, xây dựng quy trình thiết kế và một số thiết kế CGD có ứng dụng thuyết TTMĐD từ đó xây dựng 15 thiết kế (5 thiết kế Tiếng Việt, 5 thiết kế Văn và 5 thiết kế Toán) với mỗi môn học có quy trình cụ thể nhằm đa đạng hóa hình thức học tập, làm mới các thiết kế CGD, nâng cao hiệu quả học tập, để tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn, tạo sự hứng thú cho học sinh trong giờ học hơn tại trường tiểu học thực nghiệm Hà Nội [13]. Cũng là đề tài cấp Bộ: “Ứng dụng lý thuyết trí tuệ đa nhân tố của Howard Gardner vào việc tìm hiểu các loại hình trí tuệ của học sinh tiểu học” của Nguyễn Thị Mai Lan. Đề tài này thử nghiệm ứng dụng lý thuyết TTMĐD của Gardner vào việc khảo cứu mô hình TTMĐD ở học sinh khối 4, tại trường tiểu học Nguyễn Siêu Hà Nội bằng cách sử dụng trắc nghiệm TTMĐD của Thomas Armstrong. Kết quả nghiên cứu cho thấy thiên hướng phát triển 7 năng lực trí thông minh của học sinh tiểu học được nghiên cứu phát triển không đồng đều: ở một số học sinh có thiên hướng phát triển cả 7 năng lực trí tuệ này, và một số ít học sinh khác chỉ phát triển một số năng lực trí thông minh nhất định [8]. Luận văn thạc sĩ: “Vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học môn toán lớp 6” của Hoàng Thị Thu năm 2014 đã vận dụng thuyết TTMĐD để đề xuất một số chiến lược dạy học phù hợp với từng dạng trí thông minh và đưa ra một số biện pháp vào dạy học chương trình môn Toán lớp 6 trong đó chú trọng phát huy khả năng nổi trội của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 6 [11]. Đối với cấp học mầm non có luận văn thạc sĩ của Nguyễn Hoàng Cúc năm 2015:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan