Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ thuật - Công nghệ Điện - Điện tử Vượt qua các rào cản kỹ thuật để thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang liên minh châu...

Tài liệu Vượt qua các rào cản kỹ thuật để thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang liên minh châu âu

.PDF
123
144
116

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ---------o0o--------Công trình tham dự Cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học Trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng 2012 Tên công trình: VƢỢT QUA CÁC RÀO CẢN KĨ THUẬT ĐỂ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG LIÊN MINH CHÂU ÂU. Nhóm ngành: KD3 Hà Nội, tháng 04 năm 2012 I DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI Viết Tắt Viết đầy đủ Tiếng Anh Viết đầy đủ Tiếng Việt ASEAN Association of South East Asian Nations CAP Common Authentication Policy Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Tiêu chuẩn thị trường chung EC European Commision Ủy ban Châu Âu EDI Electronic Data Hệ thống trao đổi dữ Interchange liệu điện tử EU European Union Liên minh Châu Âu FAO Food and Agriculture Tổ chức nông lương Organization GAP Good Agriculture Practice Liên Hiệp Quốc Giấy chứng nhận toàn cầu về thực hành nông nghiệp tốt GSP Generalized System of Preferences HACCP Hazard Analysis Critical Control Point Hệ thống ưu đãi phổ cập Hệ thống phân tích rủi ro bằng điểm kiểm soát tới hạn ISO Organization of International Standards ITC International Trade Centre MUTRAP Multilateral Trade Assistance Project OECD Organisation for Economic Co-operation Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế Trung tâm thương mại quốc tế Dự án hỗ trợ thương mại đa phương Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế II and Development OPEC Organization of Petroleum Exporting Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ Countries SA 8000 Social Accountability 8000 SPS Agreement on the Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội Hiệp định về các tiêu Application of Sanitary chuẩn vệ sinh an toàn and Phytosanitary thực phẩm Measures SWOT Strength, Weakness, Opportunity, Threaten TBT Technical Barriers to Trade Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức. Rào cản kỹ thuật trong thương mại Tổ chức Thống kê UN COMTRADE Thương mại hàng hóa thế giới USD United States Dollar Đô la Mỹ WTO World Trade Tổ chức thương mại Organization thế giới NTD Người tiêu dùng KHCN Khoa học công nghệ XK Xuất khẩu TH Trường hợp TMQT Thương mại quốc tế III DANH MỤC BẢNG Tên bảng Nội dung Bảng 1.1 Phân biệt rào cản pháp lý và rào cản kỹ thuật Bảng 2.1 Kim ngạch XK một số mặt hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2005-2008 Bảng 2.2 Kim ngạch nhập khẩu sản phẩm rau quả của EU với các quốc gia Bảng 2.3 Kim ngạch nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt của EU với các quốc gia giai đoạn 2007-2009 Bảng 2.4 Kim ngạch nhập khẩu bia của Việt Nam với các quốc gia Bảng 2.5 Kim ngạch nhập khẩu thức uống có cồn của Việt Nam với các quốc gia IV DANH MỤC BIỂU ĐỒ Tên biểu đồ Biểu đồ 2.1 Nội dung Kim ngạch xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt của Việt Nam vào thị trường Châu Âu và Thế giới giai đoạn 2007 – 2009 V DANH MỤC HỘP NỘI DUNG Tên hộp Nội dung trang Hộp 1.1 18 Hộp 2.1 45 Hộp 3.1 52 Hộp 3.2 65 VI MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ RÀO CẢN KĨ THUẬT TẠI THỊ TRƢỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU (EUROPEAN UNION – EU) ........................... 7 ĐỐI VỚI MẶT HÀNG NÔNG SẢN............................................................................... 7 1. Các khái niệm cơ bản về rào cản kỹ thuật : ............................................................... 7 1.1. Giới thiệu về rào cản kĩ thuật tại thị trường EU: ......................................................... 7 1.1.1. Các quan điểm về rào cản kĩ thuật tại thị trường EU: ............................................ 7 1.1.2. Mục đích chung của việc thiết lập rào cản kĩ thuật tại thị trường EU: .................. 9 1.1.3. Xu hướng rào cản kỹ thuật trong những năm gần đây: ........................................11 1.2. Giới thiệu về các mặt hàng nông sản chủ yếu: ..........................................................12 1.2.1. Khái niệm: ................................................................................................................12 1.2.2. Đặc điểm xuất khẩu của mặt hàng nông sản: ........................................................14 2. Những rào cản kĩ thuật đối với mặt hàng nông sản tại thị trƣờng EU: ..............15 2.1. Những rào cản kỹ thuật chung đối với mặt hàng nông sản tại thị trường EU:....... 16 2.2. Những rào cản kỹ thuật riêng của một số quốc gia trong Liên minh châu Âu đối với mặt hàng nông sản: ......................................................................................................20 3. Tác động của rào cản kĩ thuật của thị trƣờng EU đối với việc xuất khẩu nông sản của các nƣớc đang phát triển vào thị trƣờng này: ...............................................20 3.1. Một số nguyên tắc tác động cơ bản của hệ thống rào cản kỹ thuật: ........................20 3.2. Tác động tới giá hàng nông sản nhập khẩu vào thị trường EU: ...............................21 3.3. Tác động tới nhóm hàng nông sản nhập khẩu vào thị trường EU: .........................22 3.4. Tác động tới cơ cấu mặt hàng nông sản nhập khẩu vào thị trường EU: ..................22 4. Kinh nghiệm đối phó hàng rào kỹ thuật tại EU đối với mặt hàng nông sản của một số nƣớc đang phát triển:........................................................................................... 23 4.1. Trung Quốc:.................................................................................................................23 4.2. Thái Lan: ......................................................................................................................25 4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam. ................................................................31 VII CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA RÀO CẢN KĨ THUẬT TẠI THỊ TRƢỜNG EU TỚI VIỆC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM ........................................................................................................................33 1. Tình hình xuất khẩu mặt hàng nông sản sang thị trƣờng EU của các doanh nghiệp Việt Nam: ..............................................................................................................33 1.1. Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản:............................................................................33 1.2. Các sản phẩm phái sinh: .............................................................................................36 1.3. Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp: ..........................................37 2. Các chính sách vƣợt rào cản kĩ thuật, thúc đẩy xuất khẩu sang thị trƣờng EU của các doanh nghiệp nông sản Việt Nam: ..................................................................39 2.1. Các chính sách từ Chính phủ: .....................................................................................39 2.1.1. Các chính sách tài chính – tín dụng hỗ trợ, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản: .............................................................................................................................39 2.1.2. Giải pháp về công tác tiếp thị, thâm nhập thị trường. ...........................................40 2.1.3. Hoàn thiện hệ thống pháp lý ...................................................................................42 2.1.4. Tăng cường công tác quản lý chất lượng:..............................................................43 2.1.5. Đầu tư các công tác nghiên cứu các giống cây trồng hiệu quả. ...........................44 2.1.6. Đào tạo phát triển nguồn lực: .................................................................................45 2.2. Các chính sách từ Doanh nghiệp: ...............................................................................45 2.2.1. Đầu tư xây dựng thương hiệu: ................................................................................45 2.2.2. Đầu tư trang thiết bị chế biến và kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn EU và quốc tế ................................................................................................................................. .47 2.2.3. Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng đáp ứng yêu cầu xuất khẩu: ................47 2.2.4. Xây dựng hệ thống nhân sự:....................................................................................48 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI RÀO CảN KỸ THUẬT DÀNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM TẠI THỊ TRƢỜNG EU. .................................................................50 1. Quan điểm và định hƣớng thiết lập: .........................................................................50 1.1. Quan điểm:...................................................................................................................50 1.2. Mục tiêu: ......................................................................................................................50 VIII 1.3. Định hướng: .................................................................................................................50 2. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm tăng cƣờng khả năng ứng phó với rào cản kỹ thuật dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam: .....................52 2.1. Đối với chính phủ:.......................................................................................................52 2.1.1. Tăng cường hơn nữa đàm phán song phương, đa phương với Liên minh Châu Âu (EU):.................................................................................................................................... 52 2.1.2. Hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhãn mác sinh thái để đối phó và vượt qua các rào cản môt trường: ................................................................................53 2.1.3. Nâng cao hiệu quả của hệ thống đại diện thương mại. đẩy mạnh hoạt động của các tham tán tại Liên minh Châu Âu (EU): ......................................................................54 2.1.4. Nhanh chóng tham gia các Hiệp hội đối với từng mặt hàng nông sản cụ thể: ....55 2.1.5. Hoàn thiện chính sách thuế đối với các máy móc và nguyên liệu nguồn để sản xuất và chế biến nông sản:.................................................................................................56 2.1.6. Nâng cao nhận thức và phổ biến thông tin đến các doanh nghiệp về các rào cản kỹ thuật: ................................................................................................................................ 57 2.1.7. Đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng, kết hợp nâng cao năng lực pháp lý trong Thương mại quốc tế của Việt Nam:...................................................................................59 2.1.8. Đa dạng hóa các hính thức đầu tư, thu hút nguồn vốn cho hoạt động sản xuất, tiêu thụ nông sản xuất khẩu và sử dụng vốn có hiệu quả: ...............................................60 2.2. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam: .......................................60 2.2.1. Nhóm giải pháp về tổ chức xuất khẩu nông sản: ...................................................61 2.2.2. Nhóm giải pháp về tăng cường năng lực của doanh nghiệp: ...............................62 2.2.3. Nhóm giải pháp về tăng cường sự phối hợp với Nhà nước: .................................66 KẾT LUẬN .......................................................................................................................67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................69 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Năm 2011, hoạt động thương mại nông sản của EU chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại nông sản thế giới. Do đó, EU là một trong những đối tác quan trọng trong thương mại nông sản giữa các nền kinh tế trên thế giới, đồng thời là thị trường mơ ước của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, trong đó không loại trừ các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, EU cũng được biết đến như một khu vực áp dụng các rào cản kỹ thuật nhiều nhất so với các quốc gia và khu vực trên thế giới. Đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới từ cuối năm 2007 và cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu vừa qua, EU là khu vực điển hình có xu hướng tăng cường áp dụng các rào cản thương mại nhằm bảo hộ thị trường và sản xuất trong nước dưới nhiều hình thức khác nhau và đảm bảo công ăn việc làm cho một số lượng người lao động1. Thực tế cũng cho thấy, bên cạnh những rào cản kỹ thuật được đặt ra từ trước, bắt đầu từ ngày 01/01/2010, các nhà xuất khẩu nông sản Việt Nam gặp phải nhiều thách thức hơn với hàng loạt những quy định mới mà một số đạo luật tại các thị trường XK chính của Việt Nam, đặc biệt là EU đã ban hành như: Những tiêu chuẩn REACH (quy định sản xuất không sử dụng hóa chất độc hại của EU), Hiệp định FLEGT của EU về thẩm quyền cấp phép sau khi kiểm tra tính hợp pháp của lô hàng thông qua các bằng chứng gốc, chứng chỉ chất lượng EUREP GAP đối với mặt hàng rau quả tươi … Trong khi đó, nông nghiệp lại là một trong những ngành thế mạnh của Việt Nam, đồng thời cung cấp việc làm cho gần 50% người lao động trên cả nước. Tính đến tháng 11 năm 2011, cả nước đã thu về khoảng 2 tỷ USD từ xuất khẩu nông lâm thủy sản, trong đó các mặt hàng nông sản chính đạt 895 triệu USD, tức gần 45%. Trong kim ngạch xuất khẩu năm 2011, tổng sản lượng nông nghiệp đã đem về 1 Rào cản kỹ thuật của EU với xuất khẩu của Việt nam - http://en.infotv.vn/xuat-nhap-khau/thi-truongxnk/50387-rao-can-ky-thuat-cua-eu-voi-xuat-khau-cua-viet-nam 2 doanh thu 13,7 tỷ USD2 , chiếm 14,27% tổng sản lượng xuất khẩu (96 tỷ USD3). Trong khi đó, EU luôn là bạn hàng quan trọng đối với mặt hàng nông sản Việt Nam, chỉ đứng thứ hai sau Hoa Kỳ (Năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 16,5 tỷ USD, chiếm 17,188% tổng kim ngạch xuất khẩu). Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Thủ tướng Chính Phủ cũng đã nhấn mạnh “ phải hết sức coi trọng vai trò có ý nghĩa chiến lược lâu dài của nông nghiệp trong việc ổn định xã hội, bảo đảm an ninh lương thực và cải thiện đời sống nông dân.” Trên thực tế, chất lượng hàng nông sản Việt Nam đã và đang ngày càng được nâng cao, chỗ đứng của mặt hàng này trên thị trường trong và ngoài nước cũng dần có vị thế hơn. Song do tính chất nghiêm ngặt, phức tạp và gia tăng của các rào cản kỹ thuật tại thị trường EU, việc đối phó và vượt qua các rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng nông sản đang là vấn đề không mới mẻ nhưng vẫn hết sức khó khăn đối với các doanh nghiệp trong ngành của Việt Nam. Trước những thực tế đó, mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu nông sản tại thị trường Liên minh châu Âu đòi hỏi phải có sự nhìn nhận toàn diện về những rào cản kĩ thuật tại thị trường này mà mặt hàng nông sản Việt Nam có thể gặp phải trong quá trình xuất khẩu. Chỉ trên cơ sở nắm rõ các tiêu chuẩn, qui định kỹ thuật mà thị trường EU dành cho nông sản Việt Nam, ta mới có cơ sở rõ ràng trong đàm phán, yêu cầu đối tác mở cửa thị trường, đồng thời xây dựng được hệ thống các giải pháp thích hợp để vượt được rào cản, nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Tổng hợp các nội dung trên, nhóm đề tài quyết định chọn: “Vượt qua các rào cản kĩ thuật để thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang Liên minh châu Âu” làm nội dung đề tài nghiên cứu. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu: Do xác định nông nghiệp là ngành dù đã có bề dày phát triển nhưng đầu ra của mặt hàng nông sản vẫn chưa được ổn định, việc sản xuất trong nước còn manh 2 Xuất khẩu nông sản cả năm 25 tỉ đô la , HN, 30/12/2011 , http://www.thesaigontimes.vn/Home/nongsan/tintucthitruong/68814/ 3 Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 96 tỷ đô la , Cục thông tin đối ngoại , 04/01/2012 , http://www.vietnam.vn/c1002n20120104163751671/nam-2011-kim-ngach-xuat-khau-cua-viet-nam-dathon-96-ty-usd.htm 3 mún, phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên trong khi đó việc xuất khẩu mặt hàng này ngày càng gặp nhiều rào cản. Do vậy, đã có nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học nhằm đưa ra một số giải pháp cải thiện vấn đề này và tìm ra hướng đi đúng cho xuất khẩu nông sản Việt Nam ra thị trường quốc tế. Cụ thể kể đến một số nghiên cứu như sau: Nghiên cứu khoa học của các Bộ, Ngành, các nhà Khoa học đã nghiên cứu những vấn đề lớn về Rào cản phi thuế quan như của PGS.TS Đinh Văn Thành (2005) trong cuốn “Nghiên cứu các rào cản trong TMQT và đề xuất các giải pháp đối với Việt Nam.” hay TS. Đào Thị Thu Giang (ĐH KTQD) với luận án: “Các biện pháp vượt rào cản phi thuế quan trong Thương Mại Quốc Tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.”. Ngoài ra, còn các nghiên cứu đi sâu vào các rào cản phi thuế quan đối với mặt hàng nông sản như “Các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản trong TMQT” cũng của PGS.TS Đinh Văn Thành (2005) và “Nông Lâm sản Việt Nam – Tiếp cận thị trường EU và Hoa Kỳ: Thực trạng – Cơ hội – Thách thức” của TS. Cao Vĩnh Hải, Hội Thảo GAP 22/7/2008. Cuối cùng, trong việc tìm ra giải pháp vượt rào cản, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam, cũng có nhiều nhà khoa học đưa ra nghiên cứu của mình, trong đó, phải kể đến: công trình nghiên cứu cấp bộ “Giải pháp đẩy mạnh Xuất Khẩu Hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Châu Âu” của PGS.TS Vũ Chí Lộc, Trưởng Khoa Sau Đại học, Đại học Ngoại Thương, NXB Lý luận Chính trị, 2004. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu, nhóm đề tài nhận thấy các nghiên cứu trên mới đi nghiên cứu chung về các rào cản phi thuế quan, chưa đi vào một loại rào cản cụ thể, hoặc chưa tập trung vào rào cản đối với mặt hàng nông sản tại một thị trường cụ thể như thị trường Liên minh châu Âu, cũng như đưa ra những giải pháp thực tế và cấp thiết để thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường EU. Vì lí do đó, trong đề tài này, nhóm nghiên cứu sẽ tập trung phân tích những rào cản kỹ thuật mà các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU có thể gặp phải để từ đó giúp các doanh nghiệp có thể nhìn tổng quan đến chi tiết các rào cản kỹ thuật có thể gặp phải và có giải pháp vượt rào và xuất khẩu thuận lợi. 4 3. Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài sẽ làm rõ các luận cứ về rào cản kĩ thuật trên nhiều phương diện, và đặc biệt về rào cản kĩ thuật tại thị trường Liên minh châu Âu từ năm 2005 đến nay. Trên cơ sở phân tích các rào cản kĩ thuật thị trường EU đối với mặt hàng nông sản Việt Nam, nhóm đề tài sẽ đi sâu vào phân tích thực trạng và hiệu quả của việc đối phó những rào cản kĩ thuật đó của doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó, các giải pháp phối hợp đồng bộ giữa Chính phủ và Doanh nghiệp Việt Nam sẽ được nhóm nghiên cứu xem xét kĩ lưỡng, và đưa ra nhằm tăng cường năng lực vượt rào của các Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam, nâng cao hiệu quả Xuất khẩu. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Do đối tượng nghiên cứu là các rào cản kĩ thuật của thị trường liên minh châu Âu, đề tài sẽ dựa trên hệ thống lý luận về rào cản kỹ thuật của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các lý luận và quy định trong khuôn khổ của WTO và EU. Đề tài cũng tổng hợp và sử dụng các dữ liệu thông tin thứ cấp trên cơ sở số liệu thống kê của Việt Nam cũng như của Tổ chức Thống kê Thương mại hàng hóa thế giới UN COMTRADE về tình hình thị trường, lượng hàng hóa xuất khẩu; cũng như dữ liệu thứ cấp của các nghiên cứu cùng chủ đề trước đó; từ đó đưa ra các so sánh, nhận xét định tính và suy luận nhằm phân tích tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường EU trong bối cảnh các rào cản kỹ thuật tăng nhanh. Và để có biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng nông sản sang thị trường EU đúng đắn và phù hợp, nếu việc phân tích các rào cản kỹ thuật là việc nghiên cứu bị động, phụ thuộc vào sự thay đổi chính sách của thị trường nhập khẩu thì việc chủ động nhìn nhận những điểm mạnh và những điểm hạn chế trong các chính sách từ phía Chính phủ và Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam đối phó với các rào cản kỹ thuật để tiếp cân và đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường EU sẽ được nhóm đề tài đi sâu nghiên cứu. 5. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: 5 Đối tƣợng nghiên cứu: chủ yếu là các rào cản kĩ thuật của thị trường liên minh châu Âu có tính chất bảo hộ cho nông nghiệp mà chủ yếu tập trung vào những hình thức rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam. Trên cơ sở đó, làm sáng tỏ những giải pháp hiện tại và khả thi trong tương lai nhằm chinh phục các rào cản đó. Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống các rào cản kỹ thuật rất đa dạng và biến đổi trong suốt thời gian qua, vì vậy, nhóm đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các rào cản kĩ thuật đối với mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam tại thị trường EU từ năm 2005 đến nay. 6. Kết quả nghiên cứu dự kiến: Dựa trên tìm hiểu thực tế về thực trạng vượt rào cản kỹ thuật tại thị trường EU để xuất khẩu nông sản Việt Nam, nhóm đề tài mong muốn sẽ đạt được một số kết quả nghiên cứu sau: - Đề tài đưa ra một cái nhìn từ tổng quan đến chi tiết về các rào cản kĩ thuật mà các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam có thể gặp phải khi thực hiện xuất khẩu vào thị trường EU; đồng thời làm rõ những đặc điểm nổi bật, cập nhật những thay đổi trong rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng nông sản tại thị trường EU. - Qua những khó khăn còn tồn tại, trả lời được câu hỏi: thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào EU như thế nào trong hoàn cảnh rào cản kỹ thuật gia tăng và hiện nay, Chính phủ và các doanh nghiệp đã làm được gì để khắc phục những khó khăn đó, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản vượt rào, tiếp cận thị trường EU. - Từ đó, qua những nghiên cứu, nhóm đề tài muốn tập trung đưa ra và xây dựng một hệ thống các giải pháp giúp các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam tăng cường khả năng ứng phó với các rào cản kĩ thuật. 6 7. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, Đề tài được kết cấu theo ba (03) chương như sau: Chương 1: Tổng quan chung về rào cản kỹ thuật tại thị trường Liên minh Châu Âu (European Union – EU) đối với mặt hàng nông sản. Chương 2: Thực trạng về sự ảnh hưởng của rào cản kỹ thuật tại thị trường EU tới việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Chương 3: Giải pháp tăng cường khả năng ứng phó với rào cản kỹ thuật dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam tại thị trường EU. 7 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ RÀO CẢN KĨ THUẬT TẠI THỊ TRƢỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU (EUROPEAN UNION – EU) ĐỐI VỚI MẶT HÀNG NÔNG SẢN 1. Các khái niệm cơ bản về rào cản kỹ thuật : 1.1. Giới thiệu về rào cản kĩ thuật tại thị trƣờng EU: Hiện nay, trong các loại rào cản thuộc hàng rào phi thuế quan, rào cản kỹ thuật được các quốc gia, đặc biệt là các nước phát triển, sử dụng nhiều nhất. Có rất nhiều cách nhìn nhận và định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “rào cản kỹ thuật”, trong đó phải kể đến một số quan điểm sau: 1.1.1. Các quan điểm về rào cản kĩ thuật tại thị trƣờng EU: 1.1.1.1. Các quan điểm về rào cản kĩ thuật trong thương mại quốc tế: Nằm trong hệ thống hàng rào phi thuế quan, rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế (TBT) là một trong những biện pháp ngày càng được các nước phát triển áp dụng rộng rãi với nhiều mức độ khác nhau. Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về rào cản kỹ thuật thương mại: 1.1.1.1.1. Quan điểm của WTO: Theo WTO thì các rào cản kỹ thuật thương mại bao gồm các quy định kỹ thuật ( Technical regualations), các tiêu chuẩn kỹ thuật (Technical Standards). Hiệp định về rào cản kỹ thuật đối với thương mại (Agreement Technical Barriers to Trade) của WTO đã đưa ra hai định nghĩa phân biệt rõ ràng như sau: Các quy định kỹ thuật ( Technical regualation) thường được ghi trong các văn bản quy định đặc tính của sản phẩm hoặc các quá trình có liên quan đến sản phẩm và phương pháp sản xuất, trong đó bao gồm các điều khoản mang tính chất hành chính, mà việc tuân thủ theo là bắt buộc. Văn bản này cũng có thể bao gồm hoặc gắn liền với thuật ngữ, biểu tượng, cách thức bao gói, dán nhãn hoặc ghi nhãn áp dụng cho một sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản xuất nhất định, Các tiêu chuẩn ( Standards) thường được quy định trong các văn bản do một cơ quan công nhận, ban hành để sử dụng rộng rãi và lâu dài, trong đó quy định các quy tắc, hướng dẫn hoặc các đặc tính đối với sản phẩm hoặc các quy trình sản xuất 8 và phương pháp sản xuất có liên quan. Trong đó việc tuân thủ các tiêu chuẩn này là tự nguyện. Văn bản tiêu chuẩn cũng có thể bao gồm hoặc gắn liền với thuật ngữ, biểu tượng, cách thức bao gói, dán mác hoặc ghi nhãn áp dụng cho một sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản xuất nhất định. 1.1.1.1.2. Quan điểm của OECD: Năm 1997, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD cũng đưa ra định nghĩa về rào cản kỹ thuật thương mại như sau: “Rào cản kỹ thuật là những quy định mang tính chất xã hội”. Trong đó, các quy định mang tính chất xã hội được hiểu là “các quy định do một nhà nước đưa ra nhằm đạt được các mục tiêu về sức khỏe, an toàn, chất lượng và đảm bảo môi trường; căn cứ vào rào cản kỹ thuật thương mại, người ta có thể nhận thấy các mục tiêu này thông qua việc một nước ngăn cản hàng hóa không đảm bảo chất lượng nhập khẩu vào nước mình”. 1.1.1.2. Quan điểm về rào cản kỹ thuật tại thị trường EU: Trong tác phẩm “Tổng quan về các rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu nông sản sang EU” vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Thomas Robert và DeRemer đã định nghĩa rào cản kỹ thuật trong thương mại là “các quy tắc và tiêu chuẩn khác nhau trên bình diện quốc tế nhằm chi phối doanh số và sản phẩm trên thị trường một quốc gia với mục tiêu bề ngoài là điều chỉnh sự không hiệu quả của thị trường do những nguyên nhân bắt nguồn từ các nhân tố nước ngoài liên quan đến quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng sản phẩm này”. 1.1.1.3. Quan điểm của nhóm nghiên cứu: Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau về rào cản kỹ thuật thương mại, song nhìn chung có thể hiểu “Hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế là một hình thức bảo hộ mậu dịch, qua việc nước nhập khẩu đưa ra các yêu cầu hết sức khắt khe: Tiêu chuẩn về quy cách, mẫu mã, về chất lượng, về vệ sinh, về an toàn, về mức độ gây ô nhiễm môi trường,… Nếu hàng nhập khẩu không đạt được một trong những tiêu chuẩn kể trên thì không được nhập khẩu vào lãnh thổ một nước nào đó”. 9 Tuy nhiên, vẫn có sự nhầm lẫn giữa rào cản pháp lý và rào cản kỹ thuật qua tìm hiểu, nhóm đề tài xin đưa ra sự phân biệt như sau để làm rõ những đặc điểm cơ bản của rào cản kỹ thuật: Bảng 1.1. Phân biệt rào cản pháp lý và rào cản kỹ thuật Tiêu Thức Rào cản pháp lý Rào cản kỹ thuật Hình thức thể hiện Các quy định hành chính Đối tượng áp dụng Chỉ áp dụng đối với hàng Có thể được áp dụng cho nhập khẩu Các tiêu chuẩn kỹ thuật cả hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Cơ chế tác động Tác động trực tiếp, tức Tác động chủ yếu về trung thời đến lượng hàng nhập hạn và dài hạn. khẩu. Thời hạn áp dụng Có thời hạn nhất định. Có thể vô hạn. Nguồn: TS. Đào Thị Thu Giang, Các biện pháp vượt rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, trang 10. 1.1.2. Mục đích chung của việc thiết lập rào cản kĩ thuật tại thị trƣờng EU: 1.1.2.1. Bảo hộ sản xuất trong nước: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng với các cam kết cắt giảm các rào cản thuế quan, việc sử dụng TBT được coi như một công cụ bảo hộ sản xuất trong nước hiện hữu Về phía các quốc gia phát triển, với lộ trình cắt giảm thế quan phải hoàn thành sớm hơn các nước đang phát triển thì việc sử dụng các TBT để bảo vệ sản xuất trong nước là một biện pháp lợi thế. Nhờ vào trình độ KHCN phát triển cao, các quốc gia này đặt ra các tiêu chuẩn kỹ thuật khá cao mà khó có nước đang phát triển nào đáp ứng được. Mức độ của các hàng rào kỹ thuật nỳ cũng có chiều hướng nâng cao dần lên. Đặt biệt là đối với nông sản , để bảo hộ nền nông nghiệp vốn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế trước hàng loạt các sản phẩm giá rẻ, đa dạng, phong phú từ các nước đang phát triển, các nước công nghiệp phát triển như 10 Mỹ, EU, Nhật, Canada,… đặt ra nhiểu hàng rào kỹ thuật rất khắt khe để hạn chế các sản phẩm này. Về phía các quốc gia đang phát triển, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức trên thị trường nội địa. Nếu không có sự chuẩn bị tốt thì dễ bị thua trên sân nhà do vậy các quốc gia này cũng đang đẩy mạnh sự dụng các biện pháp kỹ thuật để bảo hộ cho nền sản xuất trong nước. 1.1.2.2. Bảo vệ người tiêu dùng: Vấn đề an toàn sức khỏe người, nhất là đối với mặt hàng thực phẩm phải đặt lên hàng đầu khi nhập khẩu một loại hàng hóa nào đó vào thị trường của một quốc gia. Nhờ có các tiêu chuẩn kỹ thuật mà các quốc gia có thể kiểm soát được chất lượng sản phẩm, mức độ các yếu tố sử dụng, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm… chẳng hạn như tiêu chuẩn HACCP đối với hàng thủy sản, tiêu chuẩn kiểm dịch động thực vật SPS đối với các sản phẩm đa dạng từ sinh học. Trước khi được nhập khẩu vào một quốc gia, các sản phẩm sẽ được kiểm tra nghiêm ngặt, nếu không đáp ứng được các yêu cầu về an toàn đối với người tiêu dùng thì sẽ bị cấm nhập khẩu. Ngoài ra các sản phẩm còn phải có được các giấy chứng nhận chất lượng, an toàn vệ sinh theo yêu cầu của quốc gia nhập khẩu. 1.1.2.3. Bảo vệ môi trường: Các hàng rào kỹ thuật góp phần bảo vệ môi trường thông qua một số yêu cầu nhất định đối với sản phẩm, điển hình như bộ tiêu chuẩn về môi trường ISO 140000. Nhiều nước chẳng hạn như EU, Mỹ quy định sản phẩm gỗ phải có chứng nhận xuất xứ không phải là sản phẩm do chặt phá rừng trái phép hay yêu cầu về nhãn sinh thái cũng là một biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường, thông qua các quy định về quá trình sau khi tiêu dùng sản phẩm. Có thể thấy các rào cản kỹ thuật góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường và đồng thời nâng cao ý thức của các nhà sản xuất cũng như của người tiêu dùng đối với việc bảo vệ môi trường. 1.1.2.4. Bảo vệ người lao động: Một số rào cản kỹ thuật như chương trình WRAP hay phổ biến hơn là tiêu chuẩn SA 8000 về sử dụng lao động, trong đó quy định không được sử dụng lao 11 động trẻ em, lao động cưỡng bức, đối xử bất công bằng với nhân viên…trong quá trình sản xuất. Nếu sản phẩm nào vi phậm SA 8000 thì sẽ không được chấp nhận ở một số quốc gia. Điều này đã khiến cho nạn lạm dụng lao động trẻ em được giảm bớt, quyền lợi của người lao động được đảm bảo, các doanh nghiệp chú trọng hơn tới đời sống của công nhân viên… 1.1.2.5. Đảm bảo an ninh quốc gia: Chủ nghĩa khủng bố đang là vấn đề nan giải toàn cầu, đặc biệt là với các quốc gia như EU, Mỹ, các hành động khủng bố ngày càng tinh vi dưới dạng vũ khí sinh học… thì việc đẩy mạnh áp dụng các hàng rào kỹ thuật để đảm bảo an ninh quốc gia là điều hết sức cần thiết. Điển hình có thể thấy là Đạo luật Sẵn sang đối phó với khủng bố sinh học và an ninh y tế cộng đồng năm 2002 của Mỹ (Đạo luật chống Khủng bố sinh học). Đạo luật này đã đưa ra cả điều luật về an ninh và an toàn thực phẩm. Đạo luật này quy định rõ các yêu cầu về đăng ký cơ sở sản xuất thực phẩm, thiết lập và duy trì việc lưu trữ thực phẩm, gửi thông báo trước về các chuyến hàng nhập khẩu và xử phạt hành chính 1.1.3. Xu hướng rào cản kỹ thuật trong những năm gần đây: Việc người tiêu dùng ngày càng có nhiều các yêu cầu về hàng hóa an toàn và thân thiện với môi trường thể hiện ở việc ngày càng có nhiều các TBT hơn. bên cạnh những rào cản kỹ thuật được đặt ra từ trước, bắt đầu ngày 1/1/2010, các nhà xuất khẩu nông sản Việt Nam gặp phải nhiều thách thức hơn với hàng loạt những quy định mới mà một số đạo luật tại các thị trường XK chính của Việt Nam, trong đó có EU đã ban hành như: Những tiêu chuẩn REACH (quy định sản xuất không sử dụng hóa chất độc hại của EU), Hiệp định FLEGT của EU về thẩm quyền cấp phép sau khi kiểm tra tính hợp pháp của lô hàng thông qua các bằng chứng gốc, chứng chỉ chất lượng GAP đối với mặt hàng rau quả tươi …Tuy nhiên sự phát triển và thay đổi nào, nếu theo dõi kỹ, ta đều thấy những xu hướng chung, theo đó, các chuyên gia kinh tế hiện nay cho rằng có 10 xu hướng4 rào cản kỹ thuật như sau: 01. Mở rộng từ lĩnh vực sản xuất và thương mại đến thương mại dịch vụ và đầu tư. 4 Ce.cn 05/01/2006
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan