Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bảo hiểm y tế tự nguyện cho nông dân và vai trò cùa nhân viên công tác xã hội ( ...

Tài liệu Bảo hiểm y tế tự nguyện cho nông dân và vai trò cùa nhân viên công tác xã hội ( nghiên cứu trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang)

.PDF
100
783
106

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ NGUYỄN THỊ VÂN ANH BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN CHO NÔNG DÂN VÀ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI ( Nghiên cứu trên địa bàn huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang) LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ NGUYỄN THỊ VÂN ANH BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN CHO NÔNG DÂN VÀ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI ( Nghiên cứu trên địa bàn huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang) Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số : 60.90.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Người hướng dẫn: PGS.TS Hoàng Bá Thịnh Hà Nội - 2014 Mục lục Danh mục các từ viết tắt ..............................................................................................1 Danh mục các bảng .....................................................................................................2 Danh mục các biểu đồ .................................................................................................3 Mở đầu ........................................................................................................................4 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................4 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .........................................................................6 2.1. Những nguyên tắc cơ bản ở các nước trong quá trình thực hiện BHYT ......7 2.2. Kinh nghiệm thực hiện BHYT TN tại một số nước trên thế giới ..................7 2.3. Nhận xét và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ...............................10 2.4. Một số nghiên cứu trong nước ...................................................................11 3. Ý nghĩa của nghiên cứu .....................................................................................17 3.1. Ý nghĩa lý luận ............................................................................................17 3.2. Ý nghĩa thực tiễn .........................................................................................17 4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu ......................................................................17 4.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................17 4.2. Khách thể nghiên cứu .....................................................................................17 5. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................18 6. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................18 6.1. Mục đích nghiên cứu...................................................................................18 6.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................18 7. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................18 8. Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................18 9. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................19 10. Cấu trúc của luận văn .....................................................................................20 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn .......................................................................21 1.1. Một số khái niệm ............................................................................................21 1.1.1.Nông dân ...................................................................................................21 1.1.2. Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm y tế tự nguyện ...................................................21 1.1.3. Giám định bảo hiểm y tế ..........................................................................23 1.2. Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ......................................................25 1.2.1. Thuyết nhu cầu của Maslow ....................................................................25 1.2.2. Thuyết vai trò xã hội ................................................................................27 1.3. Chính sách của Việt Nam về bảo hiểm y tế và bảo hiểm y tế tự nguyện ........27 1.3.1 Nội dung cơ bản về chính sách bảo hiểm y tế ..........................................27 1.3.2. Nội dung chính sách bảo hiểm y tế tự nguyện cho nông dân ..................33 1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .........................................................................35 1.4.1. Đặc điểm vị trí địa lý ...............................................................................35 1.4.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .........................................................................36 1.4.3. Dân số lao động .......................................................................................38 Kết luận chương 1 .................................................................................................38 Chương 2: Thực trạng triển khai bảo hiểm y tế tự nguyện cho nông dân ................39 huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang .............................................................................39 2. 1. Thực trạng triển khai bảo hiểm y tế tự nguyện cho nông dân .......................39 2.1.1. Hiểu biết, thái độ của nông dân về bảo hiểm y tế tự nguyện...................39 2.1.2. Nguyện vọng, nhu cầu tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của nông dân huyện Lục Nam ...................................................................................................44 2.1.3. Tình hình triển khai bảo hiểm y tế tự nguyện cho nông dân huyện Lục Nam ....................................................................................................................46 2.2. Nguyên nhân dẫn tới những khó khăn trong việc triển khai bảo hiểm y tế tự nguyện....................................................................................................................63 2.2.1. Nguyên nhân từ việc nhận thức còn hạn chế của người nông dân..........63 2.2.2. Do khó khăn về kinh tế.............................................................................63 2.2.3. Thủ tục khám chữa bệnh và thanh toán chi phí khám chữa bệnh ..........64 2.2.4. Chất lượng đại lý thu bảo hiểm y tế tự nguyện........................................66 2.2.5. Nguyên nhân từ phía cơ quan bảo hiểm xã hội .......................................66 Kết luận chương 2 .................................................................................................67 Chương 3: Một số giải pháp phát triển bảo hiểm y tế tự nguyện cho nông dân và vai trò của nhân viên công tác xã hội ..............................................................................68 3.1. Một số giải pháp cơ bản phát triển bảo hiểm y tế tự nguyện cho nông dân huyện Lục Nam ......................................................................................................68 3.1.1. Về chính sách bảo hiểm y tế tự nguyện....................................................68 3.1.1.1. Xây dựng khung mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện hợp lý .................68 3.1.1.2. Quy định rõ các phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh .....69 3.1.1.3. Nâng cao quyền lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh ban đầu .................69 3.1.1.4. Tăng cường công tác kiểm tra đối với công tác quản lý thu và chi quỹ bảo hiểm y tế ......................................................................................................69 3.1.2. Đối với cơ quan bảo hiểm xã hội .............................................................70 3.1.3. Đối với các cơ quan có liên quan ...........................................................73 3.2. Vai trò của nhân viên công tác xã hội ............................................................74 3.2.1 Thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai bảo hiểm y tế tự nguyện cho nông dân ............................................................................................................74 3.2.1.1.Đối tượng tham gia ................................................................................75 3.2.1.2. Mức đóng và khung mức đóng ..............................................................75 3.2.2. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ / tạo điều kiện giúp nông dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện .............................................78 Kết luận chương 3 .................................................................................................82 Kết luận .....................................................................................................................83 Danh mục tài liệu tham khảo ....................................................................................85 Phụ lục số 1 ...............................................................................................................88 Phụ lục số 2 ...............................................................................................................89 Phụ lục số 3 ...............................................................................................................90 Phụ lục số 4 ...............................................................................................................92 Danh mục các từ viết tắt BHYT Bảo hiểm y tế BHYT TN Bảo hiểm y tế tự nguyện BHYT BB Bảo hiểm y tế bắt buộc BHXH Bảo hiểm xã hội CSSK Chăm sóc sức khỏe CTXH Công tác xã hội KCB Khám chữa bệnh ND Nông dân NSNN Ngân sách nhà nước NV CTXH Nhân viên công tác xã hội PTTT Phương thức thanh toán 1 Danh mục các bảng Bảng 2.1: Nguồn cung cấp thông tin về BHYT TN cho nông dân ...................................... 39 Bảng 2.2: Lợi ích khi tham gia BHYT TN .......................................................................... 40 Bảng 2.3: Thái độ của nông dân với việc mua thẻ BHYT TN ............................................ 43 Bảng 2.4: Ý kiến của người dân về mức đóng BHYT hiện nay .......................................... 44 Bảng 2.5: Nguyện vọng của người dân về mức đóng BHYT TN thời gian tới ................... 45 Bảng 2.6: Tình hình tham gia BHYT theo nhóm đối tượng giai đoạn 2010-2013 .............. 47 Bảng 2.7: Tỷ lệ nông dân tham gia BHYT TN giai đoạn 2010 - 2013................................ 48 Bảng 2.8: Tổng thu BHYT TN cho nông dân giai đoạn 2010 - 2013 ................................. 52 Bảng 2.9: Tổng chi phí KCB BHYT TN huyện Lục Nam giai đoạn 2010 – 2013 ............. 53 Bảng 2.10: Cơ sở y tế được nông dân lựa chọn KCB BHYT .............................................. 54 Bảng 2.11: Nơi KCB thường xuyên của nông dân khi có thẻ BHYT ................................. 55 Bảng 2.12: Ý kiến của nông dân về khả năng đáp ứng nhu cầu KCB cho người có thẻ BHYT TN ............................................................................................................................ 57 Bảng 2.13: Đánh giá chất lượng đại lý thu BHYT TN ........................................................ 63 Bảng 2.14: Lý do người dân không tham gia BHYT TN .................................................... 64 2 Danh mục các biểu đồ Biều 2.1: Số nông dân tham gia BHYT TN ......................................................................... 42 Biểu 2.2: So sánh tỷ lệ nông dân tham gia BHYT TN giai đoạn 2010 – 2013.................... 49 Biểu 2.3: Cơ cấu diện bao phủ BHYT năm 2013 ................................................................ 50 Biểu 2.4: Diện bao phủ BHYT TN cho nông dân ............................................................... 51 Biểu 2.5 : Tổng chi phí KCB BHYT TN huyện Lục Nam giai đoạn 2010 – 2013 ............. 54 Biểu 2.6: Mức độ sử dụng thẻ BHYT để KCB (năm 2013) ................................................ 56 Biểu 2.7: Số lượng đại lý thu BHYT TN huyện Lục Nam giai đoạn 2010 – 2013 ............. 61 3 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Con người là tài sản, là nguyên khí của mỗi quốc gia. Một đất nước muốn phát triển, muốn khẳng định được vị thế của mình phải biết tận dụng và phát huy nguồn lực con người. Chính vì vậy, việc quan tâm, chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, việc bảo vệ con người trước những rủi ro, tổn thất trong cuộc sống luôn được coi là mục tiêu và nhiệm vụ hàng đầu. Có sức khoẻ con người mới có thể thực hiện các hoạt động sống phục vụ cho chính bản thân mình và cho cộng đồng. Nhu cầu có một cuộc sống khoẻ mạnh, an toàn, ấm no và hạnh phúc là nhu cầu trước nhất của mỗi con người. Song không phải lúc nào con người cũng dồi dào sức khoẻ và không phải ai cũng có đủ khả năng chi trả chi phí khám chữa bệnh khi không may gặp rủi ro bất ngờ như ốm đau, bệnh tật. Mặt khác những rủi ro về sức khoẻ nếu tái phát, biến chứng vừa làm suy giảm sức khoẻ, suy giảm khả năng lao động, từ đó dẫn tới kinh tế gia đình ngày càng giảm sút, ảnh hưởng gián tiếp tới sự phát triển của toàn xã hội. Đặc biệt khi kinh tế xã hội ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao theo đó nhu cầu được chăm sóc sức khỏe, được an toàn ngày càng tăng cao. Vì vậy, BHYT ra đời với vai trò bảo vệ sức khoẻ cho người lao động và gia đình họ đáp ứng được nhu cầu về sức khoẻ cho mọi người dân trong xã hội ngoài ra còn nhằm ổn định đời sống và góp phần đảm bảo an toàn xã hội. Điều 39, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam khẳng định: “Thực hiện BHYT tạo điều kiện để mọi người dân được chăm sóc sức khoẻ”. Chính sách BHYT ở Việt Nam bắt đầu được triển khai từ năm 1992. Theo Điều lệ BHYT được ban hành kèm theo Nghị định 299/NĐ/CP của Chính phủ, BHYT Việt Nam trực thuộc Bộ Y tế, BHYT các tỉnh và ngành trực thuộc BHYT Việt Nam. Đến 1998, thực hiện Nghị định số 58/1998/NĐ-CP của Chính phủ, BHYT Việt Nam được thành lập trên cơ sở thống nhất hệ thống cơ quan BHYT từ trung ương đến địa phương và BHYT ngành để quản lý và thực hiện chính sách BHYT. Quỹ BHYT được quản lý tập trung, thống nhất trên phạm vi cả nước. Từ 11-2003, BHYT sáp nhập vào Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm Xã hội Việt 4 Nam là cơ quan tổ chức thực hiện chính sách BHYT. Đến ngày 8-8-2005 Chính phủ đã có Quyết định thành lập Vụ BHYT thuộc Bộ Y tế để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về BHYT. Trải qua gần 22 năm thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đã tạo nên những thay đổi quan trọng không chỉ về cơ chế, chính sách tài chính y tế mà còn tác động đến nhiều mặt của hoạt động khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân và đã đạt được những kết quả nhất định. BHYT là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng, là cơ chế tài chính vững chắc giúp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân.Trong suốt hơn 20 năm qua, BHYT đã khẳng định tính đúng đắn của một chính sách xã hội của Nhà nước, phù hợp với tiến trình đổi mới đất nước. BHYT còn góp phần đảm bảo sự công bằng trong khám chữa bệnh, người lao động, người sử dụng lao động và người dân nói chung ngày càng nhận thức đầy đủ hơn về sự cần thiết của BHYT cũng như trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội. Đông đảo người lao động, người nghỉ hưu, mất sức, đối tượng chính sách xã hội và một bộ phận người nghèo yên tâm hơn khi ốm đau đã có chỗ dựa khá tin cậy là BHYT. BHYT cần được triển khai sâu rộng, thiết thực và hiệu quả. Thực hiện BHYT sẽ tạo mọi điều kiện để mọi người dân được chăm sóc sức khỏe. Đây là quan điểm nhất quán của Nhà nước ta hướng tới thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe, tiến tới BHYT toàn dân. Theo Luật BHYT số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đến năm 2014 sẽ thực hiện BHYT toàn dân bằng cách chuyển dần các đối tượng tham gia BHYT sang diện BHYT bắt buộc. Tuy nhiên, hiện nay nước ta vẫn còn trên 50% dân số chưa có BHYT, trong đó phần lớn là những người nông dân, những người lao động tự do..thuộc nhóm đối tượng tham gia BHYT tự nguyện. Vì vậy trong giai đoạn hiện nay, khi lộ trình thực hiện BHYT toàn dân vẫn chưa thể triển khai có hiệu quả thì việc phát triển BHYT tự nguyện là việc làm cần thiết, là giai đoạn quá độ để tiến tới BHYT toàn dân. BHYT tự nguyện sẽ tạo điều kiện để các đối tượng không thuộc diện tham gia 5 BHYT bắt buộc, đặc biệt là những người nông dân được khám bệnh, chữa bệnh, được chăm sóc sức khỏe giúp họ nâng cao đời sống tinh thần. Như vậy, BHYT tự nguyện là một chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện, nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng, chia sẻ nguy cơ bệnh tật và giảm bớt gánh nặng tài chính của mỗi người khi ốm đau, bệnh tật, tạo nguồn tài chính hỗ trợ cho hoạt động y tế, thực hiện công bằng và nhân đạo trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên quá trình triển khai BHYT tự nguyện đến với người dân vẫn còn những khó khăn, tồn tại đặc biệt là từ khi thực hiện BHYT theo Điều lệ BHYT ban hành kèm theo Nghị định số 63/2005 của Chính Phủ, chính sách BHYT tự nguyện ngày càng tỏ ra có nhiều bất cập. Vì muốn đi sâu nghiên cứu về BHYT tự nguyện cho người nông dân để thấy được nhu cầu tham gia BHYT của người nông dân cũng như những hoạt động triển khai BHYT tự nguyện tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang em đã chọn đề tài: “ Bảo hiểm y tế tự nguyện cho nông dân và vai trò của nhân viên công tác xã hội (nghiên cứu trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang)”. 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Hiện nay, BHYT bắt buộc là hình thức có số đối tượng tham gia chủ yếu trong các lọai hình BHYT. Trong khi chúng ta chưa có đủ điều kiện để thực hiện BHYT BB cho mọi tầng lớp dân cư thì việc phát triển, mở rộng BHYT TN là bước đi cần thiết và quan trọng trong lộ trình tiến tới BHYT toàn dân. Đây là một hình thức BHYT được áp dụng cho người có thu nhập thấp, không đủ điều kiện tham gia BHYT bắt buộc hoặc BHYT tư nhân, do người dân tự nguyện tham gia. Để góp phần nâng cao công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của những đối tượng này, để đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội thì việc triển khai BHYT tự nguyện là rất cần thiết, đặc biệt là BHYT TN cho ND.L Những năm qua, đã và đang có nhiều kế hoạch, chương trình triển khai BHYT TN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói chung, huyện Lục Nam nói riêng về công tác tuyên truyền, phổ biến, đánh giá thực trạng triển khai BHYT TN và những 6 kết quả trong công tác khám bệnh, chữa bệnh BHYT cho người dân. Đi kèm với đó là những nghiên cứu, báo cáo, cách thức triển khai BHYT tự nguyện được thực hiện một cách cụ thể, chi tiết về vấn đề BHYT tự nguyện. 2.1. Những nguyên tắc cơ bản ở các nước trong quá trình thực hiện BHYT Nguyên tắc cơ bản của BHYT là nhằm đảm bảo sự công bằng và hiệu quả, số đông bù số ít. Chính vì vậy cần phân biệt BHYT phi lợi nhuận với các loại hình BHYT thương mại, trong đó có một số nguyên tắc chung như sau: Về mức đóng: cần đảm bảo mức đóng phù hợp với khả năng, người có thu nhập cao đóng phí cao, người có thu nhập thấp đóng phí thấp, đồng thời mức đóng BHYT không phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của người tham gia BHYT. Bắt buộc tham gia: Tham gia BHYT là nghĩa vụ, mỗi cá nhân đều có trách nhiệm đóng góp, tạo quỹ chăm lo sức khoẻ cho cộng đồng, toàn xã hội trong đó có bản thân mình. Kinh nghiệm của nhiều nước đã triển khai loại hình BHYTTN cho thấy: BHYTTN không có tính bền vững, có nhiều nguy cơ không cân đối thu chi do nhiều nguyên nhân. Ví dụ: chính cơ chế tự nguyện tạo ra tình trạng vỡ quỹ lớn nhất vì có tình trạng lựa chọn ngược, người ốm hoặc người có vấn đề về sức khoẻ mới tham gia BHYT, còn người khoẻ thì không có nhu cầu tham gia, không đảm bảo nguyên tắc số đông bù số ít của BHYT…. Chính vì vậy BHYTTN thường chỉ là bước quá độ để tiến tới BHYT toàn dân. Để thực hiện BHYT toàn dân phải có luật bắt buộc tham gia BHYT cho tất cả mọi công dân. Tuy nhiên, trong lúc chưa thể thực hiện được BHYT toàn dân thì việc triển khai loại hình BHYT tự nguyện dựa vào cộng đồng cho các nhóm người dân lao động tự do là rất cần thiết trong đó đặc biệt chú ý đến những người dân sống ở khu vực nông thôn vì hầu hết họ có thu nhập thấp, không ổn định và thường có tính cộng đồng cao hơn. Quyền lợi của người tham gia được hưởng theo bệnh tật, hoàn toàn không phụ thuộc vào số tiền đã đóng. 2.2. Kinh nghiệm thực hiện BHYT TN tại một số nước trên thế giới Trên thế giới, BHYT là một vấn đề không mới nhưng rất được các nhà khoa học pháp lý quan tâm nghiên cứu vì BHYT luôn mang ý nghĩa nhân đạo, có tính chia sẻ 7 cộng đồng sâu sắc, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu công bằng xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Loại hình BHYT tự nguyện tồn tại và phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới. Tuy nhiên, mô hình tổ chức và hiệu quả của từng mô hình BHYT tự nguyện là rất khác nhau. Đa số các quốc gia trên thế giới, từ những quốc gia phát triển đến những quốc gia đang phát triển đều coi BHYT là một trong những giải pháp tài chính chủ yếu trong lĩnh vực y tế, được xem như một chính sách xã hội quan trọng, không thể thiếu trong chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. BHYT tại Đức: Cộng hòa liên bang Đức là một đất nước có bảo hiểm y tế tương đối sớm trên thế giới. Từ những năm 1884, bảo hiểm y tế Cộng hoà liên bang Đức đã tương đối hoàn thiện và đã đạt tiêu chí bảo hiểm y tế toàn dân trên cơ sở hoạt động bảo hiểm y tế theo luật định. Vì vậy, tất cả mọi người đều phải tham gia BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện chỉ cho phép các cá nhân có mức thu nhập xã hội cao (trên 45.900 Euro/năm). Trong hoạt động BHYT thì tính đoàn kết cùng chia sẻ rủi ro là rất cao, nó là nền tảng cho lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, nó điều tiết mạnh mẽ giữa người khỏe mạnh và người ốm yếu, giữa thanh niên với người già và giữa người có thu nhập cao so với người có thu nhập thấp. Sự đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong BHYT là sự đảm bảo cho từng người dựa trên cơ sở sự đoàn kết không điều kiện của sự hợp tác cùng chung lòng chung sức và gắn kết chặt chẽ với nhau. Đoàn kết tương trợ không chỉ là quyền nhận mà còn phải có nghĩa vụ đóng góp. Quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện vì thế cũng rất khác nhau, tùy theo các mức phí mà có các gói dịch vụ tương ứng, nhằm chi trả một phần chi phí cho người bệnh và hầu hết các loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện đều do tư nhân cung cấp. Vì vậy, từng mức thu và chi đều phải được xác định và cân đối cụ thể trong đó có tính đến cơ cấu lợi nhuận. Tính đến 2003, tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện tại Cộng hoà liên bang Đức chỉ chiếm có 9,7% dân số.[22, tr.47-49] 8 BHYT tại Thái Lan: Thái Lan bắt đầu làm BHYT tự nguyện từ năm 1983. Tại thời điểm đó, GDP của Thái Lan là 563USD/bình quân đầu người. Chương trình BHYT tự nguyện này được tổ chức cho nông dân cận nghèo và trung lưu, được nhà nước hỗ trợ tới 50% phí BHYT thông qua Bộ Y tế. Mỗi thẻ BHYT được Bộ Y tế Thái Lan cấp 500 bạt. Người có thẻ BHYT được khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập và phải đi khám chữa bệnh theo tuyến chuyên môn kỹ thuật. Năm 1988, sau 5 năm, toàn quốc có 2,1 triệu thẻ; tới năm 1996 được 6 triệu thẻ trong tổng số 60 triệu dân của Thái Lan. Với 18 năm làm liên tục, được Nhà nước hỗ trợ nguồn kinh phí rất lớn, tỉ lệ tham gia BHYT tự nguyện mới đạt 9-10% dân số.[27] BHYT tại Philipin: Năm 1995, chính phủ đã ban hành luật BHYT toàn dân vào thời điểm thu nhập bình quân đạt gần 2000USD/người /năm. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực, 6 năm qua tại Philipin số người được BHYT chỉ dừng ở mức 40% dân số. Theo kế hoạch thì thời điểm cuối cùng Philipin phải đạt được độ bao phủ BHYT toàn dân là 2010. Gánh nặng tài chính mà chính phủ Philipin phải lo hỗ trợ cho khoảng 25 triệu người nghèo, đến năm 2002 tại Philippin mới chỉ có khoảng trên 400.000 người nghèo được hưởng chế độ BHYT. Luật BHYT ở Philippin được ban hành năm 1995, với khẩu hiệu "Hãy tham gia BHYT vì sức khoẻ của gia đình". Khẩu hiệu này thể hiện rõ ưu tiên của BHYT Philippin đối với chương trình BHYT theo hộ gia đình. Từ năm 1997, Philippin đã triển khai chương trình BHYT cho người nghèo; đến năm 2001 đã có 2, 82 triệu người nghèo có BHYT. Năm 2002 thực hiện cam kết của tổng thống, BHYT Philippin xây dựng kế hoạch 500 (plan 500), với mục tiêu cung cấp thẻ BHYT cho 500.000 gia đình cận nghèo ở các đô thị. Hiện nay Philippin đang triển khai các biện pháp để thực sự tiến gần đến BHYT toàn dân. Bộ Nội vụ và chính quyền địa phương, BHYT đang giám sát các doanh nghiệp tư nhân đóng BHYT và chỉ cấp giấy phép kinh doanh cho họ khi đã đóng BHYT. Hiện nay tại Philippin có 40 triệu /75 triệu người dân có BHYT. [27] 9 BHYT tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào: BHYT tại Lào mới được thí điểm vào năm 2002. Chương trình BHYT dựa trên cộng đồng được thực hiện tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào do WHO trợ giúp kỹ thuật. Đây là mô hình được WHO đánh giá là có tính khả thi cao cho một số nước đang phát triển. Hoạt động BHYT dựa vào cộng đồng của Lào được điều hành từ các Ban Quản lý dự án ở địa phương bao gồm: Chủ tịch quận, huyện làm trưởng ban, các thành viên là đại diện bệnh viện huyện, cơ quan tài chính, các đoàn thể và trưởng các thôn. Đối tượng vận động và điều kiện tham gia BHYT dựa vào cộng đồng là toàn thể gia đình, những người có tên trong hộ khẩu được coi là một đơn vị tham gia BHYT. Quỹ BHYT từ quĩ đóng góp của cộng đồng theo hộ gia đình có áp dụng giảm phí cho các loại hộ tham gia đông. Phí thu theo tháng hoặc quí, được gửi tại tài khoản ngân hàng và được thanh toán cho bệnh viện có ký hợp đồng khoán quĩ. Quyền lợi người tham gia: Được khám chữa bệnh ngoại trú sau khi đã đóng phí BHYT ít nhất 2 tháng, được nằm viện sau khi đã đóng BHYT ít nhất 4 tháng. Có các thời gian chờ đợi điều trị cho các loại hình điều trị đặc biệt khác nhau. Khám chữa bệnh ngoại trú cũng theo hình thức khoán quỹ và qui định danh mục thuốc thiết yếu. Khám chữa bệnh nội trú có bao gồm cả tiền ăn, tiền vận chuyển bệnh nhân nếu là cấp cứu, tuy nhiên chỉ được hưởng 90 ngày nằm viện trong 1 năm và không thanh toán các trường hợp không có trong chế độ BHYT hoặc ở các cơ sở y tế không do BHYT chỉ định. Ngoài chế độ khám chữa bệnh, bệnh nhân còn được chăm sóc y tế khi bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.[30] 2.3. Nhận xét và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Qua giới thiệu về BHYT của một số quốc gia trên thế giới – mỗi quốc gia có những đặc điểm về chính trị, kinh tế, tôn giáo...khác nhau nhưng đều có điểm chung là đã thực hiện đuợc BHYT toàn dân hoặc đã định hướng được BHYT toàn dân. 10 Điểm giống nhau của các nước khi thực hiện BHYT toàn dân: Quy trình khám chữa bệnh và thanh toán chi phí khám chữa bệnh có sự quan hệ mật thiết giữa ba chủ thể: cơ quan quản lý BHYT, bệnh viện hoặc bác sĩ tư và bệnh nhân BHYT. Đa phần các nước đều có luật pháp chặt chẽ ngay từ đầu. Kinh nghiệm từ nước Cộng hoà Liên bang Đức là nước sớm có Luật BHYT ngay từ khi thực hiện với những quy định khung pháp lý cơ bản, giao quyền tự chủ tự quản cho các quỹ BHYT. Sự đa dạng hoá các quỹ BHYT tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ, quỹ BHYT muốn tồn tại, phát triển phải luôn tự đổi mới, hoàn thiện, nâng cao tính hấp dẫn, thu hút người tham gia. Thực hiện BHYT không chỉ nằm gói gọn trong các cơ quan Nhà nuớc mà mở rộng ra tư nhân cũng tham gia, chăm sóc bệnh nhân không chỉ ở bệnh viện công mà ngay tại bệnh viện tư hoặc gia đình ( mời bác sĩ đến nhà). Quyền lợi của người tham gia BHYT cũng đa dạng, đặc biệt là lựa chọn được nhà cung cấp dịch vụ y tế BHYT mang tính chất bắt buộc tham gia, đầu tiên là những người làm công ăn lương sau đó mở rộng ra những đối tượng khác. BHYT tự nguyện chỉ là hỗ trợ. Nhược điểm chung chưa thể khắc phục được của các nước là phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo phí dịch vụ, đã áp dụng các phương pháp thanh toán khác nhưng hiệu quả chưa cao. Ví dụ: Theo thống kê của Chính phủ Nhật Bản, năm 2001, quỹ BHYT nước này có mức bội chi kỷ lục là 4,9 tỷ USD. Hay Hàn Quốc là quốc gia thành công trong BHYT toàn dân cũng phải đương đầu với tình trạng gia tăng chi phí y tế vượt quá khả năng của quỹ. Các quốc gia đạt được BHYT toàn dân đều nhìn nhận vấn đề một cách thực tế: không thể đạt được BHYT toàn dân bằng chương trình theo mô hình thu phí. Chuơng trình phải được tính toán và thiết kế một cách kỹ càng nhằm đảm bảo quyền lời cho người tham gia, khả năng cân đối của quỹ, khả năng quản lý của cơ quan BHXH. 2.4. Một số nghiên cứu trong nước 11 BHYT tự nguyện là một chính sách quan trọng để bảo đảm an sinh xã hội, tham gia vào chống đói nghèo do bệnh tật gây ra. Tuyên truyền cho chính sách BHYT là một công tác quan trọng, với mục đích giúp cho người dân hiều vai trò và ý nghĩa của BHYT để họ tham gia, hiểu rõ trách nhiệm cũng như quyền lợi mà họ được hưởng, hiểu rõ những việc nên làm và cả những việc nên tránh để BHYT thực sự mang lại hiệu quả hữu hiệu cho CSSK của cộng đồng cũng như của chính bản thân người dân tham gia. Theo điều 39, Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 khẳng định “kết hợp y tế Nhà nước với y tế nhân dân; thực hiện BHYT tạo điều kiện để mọi người dân được chăm sóc sức khoẻ”. Nhằm thực hiện các chủ chương của Đảng và Nhà nước trong việc chăm sóc sức khoẻ toàn dân mà Hiến pháp năm 1992 đã chỉ ra Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra Nghị định 299/HĐBT ban hành Điều lệ BHYT (có hiệu lực từ ngày 1/10/1992). Tuy Điều lệ BHYT nhằm thực hiện loại hình BHYT bắt buộc nhưng trong đó vẫn khuyến nghị: Nhà nước khuyến khích BHXH tự nguyện đối với các trường hợp KCB mà Điều lệ BHYT không áp dụng. Từ khi có Thông tư liên bộ số 14/TTLB về công tác BHYT cho học sinh năm 1994 của liên Bộ giáo dục- đào tạo, Bộ y tế, loại hình BHYT trong học đường đã bắt đầu hình thành và phát triển. Để quản lý tốt hơn sự nghiệp BHYT, Chính phủ đã ra Nghị định số 58/1998/NĐCP ngày 13/8/1998 ban hành Điều lệ BHYT để thay thế cho Nghị định số 299/ HĐBT ngày 15/8/1992 và Nghị định số 47/CP ngày 06/06/1994 của Chính phủ ban hành và sử đổi một số Điều lệ BHYT. Nhằm mở rộng và phát triển BHYT TN trong khi liên bộ chưa ban hành Thông tư hướng dẫn BHYT TN, BHYT Việt Nam đã có văn bản xin ý kiến Bộ y tế về việc triển khai thi điểm các mô hình BHYT TN. Ngày 07/08/2003 liên Bộ tài chính và Bộ y tế ban hành thông tư số 77/2003/TTLB-BTC-BYT hướng dẫn thực hiện BHYT TN thì BHYT TN có quy định chung như sau: BHYT TN quy định tại thông tư liên tịch này nhằm thực hiện chính sách xã hội trong KCB, không vì mục đích kinh doanh, không áp dụng các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. 12 Công dân Việt Nam trừ những người có thẻ BHYT bắt buộc, có thẻ BHYT được cấp theo chính sách xã hội của Chính phủ đều có quyền tham gia BHYT TN theo nguyên tắc tập thể, cộng đồng để có thể chăm sóc sức khoẻ. Quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia BHYT TN được thực hiện thống nhất trong cả nước. Mức phí BHYT TN được xác định trên cơ sở khung gía dịch vụ y tế- xã hội, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế và tỷ lệ số người tham gia của từng nhóm đối tượng. Quỹ KCB tự nguyện được quản lý tập trung thống nhất hạch toán theo quỹ thành phần độc lập với ngân sách Nhà nước và được Nhà nước bảo hộ theo quy định của pháp luật. Ngày 16/5/2005 Chính phủ đã ra Nghị định số 63/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành Điều lệ BHYT mới. Tiếp đó ngày 24/8/2005, liên Bộ y tế, Bộ tài chính ban hành thông tư liên tịch số 22/2005/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện BHYT TN theo Điều lệ BHYT mới. Từ khi triển khai Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ, đối tượng và phạm vi bao phủ BHYT TN tăng nhanh và nhu cầu KCB của người bệnh cũng gia tăng nhanh chóng. Trong 2 năm từ 2005 – 2006, trước thực tế Quỹ BHYT tự nguyện mất cân đối trầm trọng, tình trạng lạm dụng quỹ gia tăng… Liên Bộ Y tế - Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn BHYT tự nguyện thì có quy định lại khung mức đóng và chế độ thanh toán chi trả cho những người tham gia BHYT tự nguyện. Với mức đóng cao hơn và áp dụng chế độ đồng chi trả nếu chi phí KCB/1 đợt điều trị là 100.000 đồng, cụ thể người có thẻ BHYT sẽ được thanh toán 80% chi phí KCB, phần còn lại do người bệnh tự chi trả. Luật BHYT số 25/2008/QH1 ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành 01/7/2009. Luật này đã thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và an sinh xã hội về công bằng và phát triển trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân thành pháp luật của Nhà nước, tạo cơ sở pháp lý cơ bản và đầy đủ nhất trong thực hiện chính sách BHYT. Để đánh dấu sự kiện Luật BHYT có hiệu lực, Thủ tưởng Chính phủ đã quyết định 13 lấy ngày 01/7/2009 là “ Ngày bảo hiểm y tế Việt Nam”. Nghị định 62/2009/NĐ – CP ngày 27/7/2009 của Chính phủ quy định người thuộc hộ nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình được Nhà nước hỗ trợ tối thiểu bằng 30% mức đóng BHYT. Ngày 13/06/2014, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế ( BHYT) số 46/2014/ QH 13 đã được ban hành. So với Luật BHYT năm 2008, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật BHYT sửa đổi, bổ sung 25/52 điều. Trong đó, có một số điểm quan trọng, có tính đột phá mạnh mẽ, khắc phục những hạn chế, bất cập của luật BHYT hiện hành, tạo cơ chế pháp lý bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT, nhằm thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân. Sau hơn 20 năm hoạt động, BHYT đã từng bước phát triển, đạt được một số thành tựu quan trọng. Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng khám chữa bệnh cho người bệnh BHYT, nâng cao y đức học, tích cực hưởng ứng Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gướng đạo đức Hồ Chí Minh, Bộ Y tế đã phát động “ Chương trình nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh BHYT” từ ngày 01/7/2009. Chương trình tập trung vào 4 mục tiêu chính: Nâng cao thái độ phục vụ người bệnh, cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu phiền hà trong đón tiếp, khám chữa bệnh và thanh toán viện phí với người bệnh BHYT; Chống lạm dụng thuốc, kỹ thuật, xét nghiệm nhằm tiết kiệm nguồn lực y tế và chi phí KCB; Nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế trong bệnh viện, các cơ sở KCB đảm bảo quyền lợi của người bệnh có BHYT. Bên cạnh đó cũng đã có những nghiên cứu là luận văn tốt nghiệp nghiên cứu về vấn đề BHYT tự nguyện như: Luận văn tốt nghiệp: “ Bảo hiểm y tế tự nguyện tại Việt Nam giai đoạn 2003 – 2009” của Phạm Thị Mai, ĐH Sư phạm Hà Nội được thực hiện vào tháng 8/2010.“ Thực trạng tham gia BHYT tự nguyện ở thành phố Hà Tĩnh” của: Chu Thị Kim Loan, Nguyễn Hồng Ban, được thực hiện vào tháng 02/2013. Luận văn thạc sĩ với đề tài:“ Phát triển và hoàn thiện hệ thống bảo hiểm y tế tại Việt Nam” của Nguyễn Thị Tứ (2007), Trường ĐH Kinh tế Hồ Chí Minh. Luận 14 văn tập trung nghiên cứu về những thành tựu bước đầu của chính sách BHYT đã mang lại những thành tựu đáng khích lệ, đặc biệt đã làm được bản chất cơ bản là chăm sóc sức khoẻ người dân trên nguyên tắc san sẻ, lá lành đùm lá rách, mang lại quyền lợi cho những người tham gia. Tuy nhiên, song song những thành tựu đó thì những khiếm khuyết cũng dần bộc lộ, không phải ít mà ngày càng nhiều hơn, sự không tin tuởng của người dân vào chính sách BHYT, cơ quan BHXH cũng chưa có giải pháp khả thi nào thúc đẩy BHYT và các cơ sở KCB cũng chưa là người trung gian hoàn hảo trong cung cấp dịch vụ KCB đối với người dân. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài là yêu cầu cần thực hiện tức thời để ngày càng hoàn thiện chính sách BHYT. Luận văn thạc sĩ: “ Một số vấn đề về triển khai bảo hiểm y tế tự nguyện tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam” của Vũ Thị Nhâm (2008), Trường ĐH KHXH&NV Thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu về thực trạng và những thách thức trong triển khai BHYT TN tại BHXH Việt Nam qua đó đưa ra một số giải pháp về vấn đề BHYT TN tại Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học:“ Những giải pháp thực hiện bảo hiêm y tế ở Việt Nam” Bùi Hữu Phước (2005), Trường ĐH Kinh tế Hồ Chí Minh, TP.Hồ Chí Minh đã đưa ra được những tồn tại trong việc triển khai BHYT ở nước ta và các giải pháp nhằm hạn chế những tồn tại, vướng mắc. Bên cạnh đó còn rất nhiều bài viết về lĩnh vực BHYT TN trong các tạp chí Bảo hiểm xã hội như: Nguyễn Huy Nghị (2007): “ Phương thức thanh toán BHYT tác động đến thầy thuốc và người bệnh”, Ths. Lưu Viết Tĩnh (2007), “ Một số vấn đề rút ra từ thực tiễn đóng góp xây dựng Luật BHYT”, TS. Phạm Đình Thành (2005), “ Về mô hình BHYT toàn dân ở nước ta”. Tạp chí Bảo hiểm xã hội số 87 có bài viết: TS. Phạm Đình Thành (2005)“ Cần mở rộng mạng lưới an sinh xã hội” hay Tạp chí công nghiệp số 33 có bài viết của Hồ Nga (2004): “ Bảo hiểm y tế - những bất cập cần sớm giải quyết”. Tất cả những bài viết này đều đề cập đến hệ thống bảo hiểm y tế ở nước ta, việc mở rộng 15 BHYT TN chính là đảm bảo người dân được chăm sóc sức khỏe, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân. Tạp chí Bảo hiểm xã hội số 67 có bài viết: “ Tình hình thực hiện chính sách BHYT và lộ trình tiến tới BHYT toàn dân”, TS. Nguyễn Huy Ban (2004) đã đưa ra lộ trình tiến tới BHYT toàn dân đến năm 2014. Tuy nhiên hiện nay khi mà người dân vẫn còn chưa thật sự mặn mà với BHYT TN thì việc thực hiện được BHYT toàn dân vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Bài viết:“ Đổi mới công tác tuyên truyền về bảo hiểm y tế” của GS.TS Phạm Mạnh Hùng – phó chủ tịch chuyên trách HĐKH các cơ quản Đảng TW đã chỉ ra rằng BHYT là giải pháp hữu hiệu tránh được nghèo đói bởi con người vừa là một thực thể tự nhiên, đồng thời cũng là thực thể xã hội. Chính mặt xã hội đã nâng con người lên khỏi tầm của con vật. Trong mặt xã hội đa dạng và phong phú ấy của con người, sự cưu mang và tương trợ lẫn nhau để cứu chữa bệnh tật, bảo toàn tính mạng trước bệnh tật, trong đó có việc chia sẻ với nhau về tài chính để KCB, tức là chính sách BHYT, là một hoạt động đặc trưng. Nhưng hoạt động nhân đạo của con người chỉ chuyển từ tự phát sang tự giác khi người ta được giác ngộ bằng tuyên truyền giáo dục. Do vậy cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong thực hành chính sách BHYT, để tiến đến BHYT bắt buộc toàn dân. Các bài viết này bên cạnh việc điều tra, mô tả thực trạng BHYT TN tại Việt Nam, bước đầu cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác triển khai BHYT TN nhằm phát triển mạng lưới đại lý làm BHYT TN, thu hút người dân tham gia, tiến tới BHYT toàn dân. Đây được xem là những nghiên cứu khá mới mẻ trong việc đánh giá thực trạng BHYT TN. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên mới chỉ đưa ra được thực trạng, kết quả, tồn tại, hạn chế trong việc triển khai BHYT TN nói chung chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu với đối tượng cụ thể. Do đó, luận văn tốt nghiệp:“Bảo hiểm y tế tự nguyện cho nông dân và vai trò của nhân viên công tác xã hội ( Nghiên cứu trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang)” là một chủ đề mới trong hoạt động thực tiễn cũng như trong khoa học nghiên cứu. Đề tài thể hiện được hai vấn đề: nhu cầu tham gia BHYT tự nguyện của 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan