Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biện hộ thực trạng quyền trẻ em của nhóm trẻ em có hivaids tại trung tâm lao độn...

Tài liệu Biện hộ thực trạng quyền trẻ em của nhóm trẻ em có hivaids tại trung tâm lao động 02 ba vì - hà nội luận văn ths. công tác xã hội

.PDF
22
615
65

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------ HÀ THỊ THẮNG BIỆN HỘ THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM CUẢ NHÓM TRẺ EM CÓ HIV/AIDS TẠI TRUNG TÂM LAO ĐỘNG 02 BA VÌ – HÀ NỘI Chuyên ngành: Công tác xã hô ̣i Mã số: 60.90.01.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội - 2014 Công trin ̀ h đươ ̣c hoàn thành ta ̣i : Khoa Xã hội học, trường Đa ̣i ho ̣c Khoa học Xã hội và Nhân văn Người hướng dẫn khoa ho ̣c: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa Phản biện 1: TS. Mai Thị Kim Thanh Phản biện 2: TS. Nguyễn Thị Trà Vinh Luâ ̣n văn đươ ̣c bảo vê ̣ trước Hô ̣i đồ ng chấ m luâ ̣n văn Tha ̣c sỹ họp tại văn phòng Khoa Xã hô ̣i ho ̣c , trường Đa ̣i ho ̣c khoa ho ̣c xã hô ̣i và nhân văn, lúc 13h30 phút ngày 22 tháng 12 năm 2014 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thư viê ̣n Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hồ Chí Minh cũng đã từng nói : “Trẻ em như búp trên cành – Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”. Trẻ em khi sinh ra có quyền được bình đẳng; không bị phân biệt đối xử, được học tập, được chăm sóc y tế, tạo mọi điều kiện để phát triển một cách toàn diện. Công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ và trẻ em luôn là một trong những vấn đề quan trọng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, và đó cũng là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. HIV/AIDS đã và đang tác động tới toàn bộ các mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là đối tượng trẻ em rất dễ bị tổn thương, phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề do HIV/AIDS gây ra. Hiện nay tại nhiều tỉnh thành trong cả nước, vẫn còn xuất hiện tình trạng một số trẻ em sống chung với HIV không được đến trường. Các em nhỏ có HIV khi đến tuổi đi học mẫu giáo, tiểu học thì bị các cơ sở giáo dục từ chối nhận vào học với nhiều lí do khác nhau, có những em bị các phụ huynh học sinh, các bạn đồng trang lứa kì thị, gây áp lực buộc nghỉ học. Mặc dù trong nhiều năm qua Đảng và Nhà nước đã đưa ra những chính sách hỗ trợ thực hiện quyền trẻ em, công tác thực hiện đã được nhiều thành tựu đáng kể nhưng nhìn chung còn chưa thật sự hiệu quả. Trung tâm Lao động xã hội 02 Yên Bài – Ba Vì – Hà Nội là một trong những trung tâm trên địa bàn Hà Nội nhận nuôi dưỡng chăm sóc trẻ em nhiễm và chịu ảnh hưởng bởi HIV/ AIDS. Hiện nay tại khu chăm sóc trẻ em đặc biệt trong trung tâm có nuôi dưỡng 75 trẻ em nhiễm HIV từ cha mẹ. Ở đây trẻ em có HIV/ AIDS về điều kiện sinh hoạt, chăm sóc y tế, giáo dục, vui chơi giải trí đều có phần bị hạn chế, sự kì thị xa lánh của xã hội, cộng đồng nơi các em sinh sống còn rất lớn. Đảng và nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách, văn bản luật ban hành nhằm đảm bảo cơ hội được tiếp cận quyền cho nhóm trẻ em có HIV trên địa bàn cả nước, quy định các quyền được tham gia khám chữa bệnh, được tham gia học tập, vui chơi giải trí và hòa nhập xã hội, được cộng đồng dân cư tạo cơ hội cho việc thực hiện quyền. Tuy nhiên từ thực tiễn cho thấy, các văn bản luật, chính sách hỗ trợ cho nhóm đối tượng trẻ em có HIV/ AIDS thì nhiều nhưng khi triển khai công tác đảm bảo quyền cho trẻ em có HIV/AIDS, sự kì thị của xã hội còn gây nhiều rào cản cho các em trong việc tham gia thực hiện quyền. Vì vậy cần có những cá nhân, tổ chức tham gia vào viêc biện hộ, đưa việc thực thi chính sách đến từng tổ chức, cộng đồng. Do vậy trong lĩnh vực công tác xã hội, vai trò biện hộ là một trong những vai trò quan trọng nhất của nhân viên xã hội. Với tầm quan trọng về lý luận và thực tiễn của vấn đề nêu trên, tôi đã chọn hướng nghiên cứu “Biện hộ thực hiện quyền trẻ em của nhóm trẻ em có HIV/ AIDS tại Trung tâm Lao động 02 Ba Vì - Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành công tác xã hội (CTXH) của mình. Thực hiện nghiên cứu này, bản thân tôi mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé vào công tác biện hộ trong việc đảm bảo thực hiện quyền giáo dcj và hòa nhập xã hộicủa nhóm trẻ em có HIV/ AIDS; là người đại diện cho các em nói lên những nguyện vọng nhu cầu của bản thân. Từ đó, giúp các em vượt qua những rào cản, tự ti về tâm lý, cảm nhận được giá trị của bản thân, để vươn lên hòa nhập theo hướng tích cực; trở thành những công dân tốt, ưu tú của đất nước. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Có thể thấy được rằng, Tại Việt Nam có rất nhiều nghiên cứu nghiên cứu về nhóm trẻ em và các chính sách liên quan đến nhóm trẻ em có HIV, tuy nhiên những nghiên cứu trực tiếp của công tác xã hội trong việc thực hiện các vai trò của nhân viên xã hội cho nhóm đối tượng trẻ em có HIV/ AIDS thì chưa nhiều; đặc biệt là các nghiên cứu về vai trò biện hộ trong việc thực hiện quyền, đảm bảo quyền lợi cho nhóm trẻ em có HIV/ AIDS. Nhân viên xã hội là người đại diện phát ngôn của trẻ có HIV/AIDS, giúp các em nói lên những nhu cầu nguyện vọng trong quá trình đẩy mạnh việc thực hiện quyền, đảm bảo quyền lợi cho các em tại các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư. Do đó, luận văn tốt nghiệp với đề tài “Biện hộ thực hiện quyền trẻ em của nhóm trẻ em có HIV/ AIDS tại Trung tâm Lao động 02 Ba Vì - Hà Nội” không phải là một chủ đề mới trong hoạt động thực tiễn cũng như hoạt động nghiên cứu khoa học về lĩnh vực HIV/ AIDS. Thế nhưng điểm mới ở luận văn này chính là: Đề cập tới việc biện hộ thực hiện quyền của nhóm trẻ em có HIV/ AIDS trên các hoạt động: giáo dục và hòa nhập xã hội, trong khi nhận thức của người dân trong cộng đồng dân cư còn nhiều 1 hạn chế, gây nhiều rào cản cho các em khi thực hiện các nhóm quyền này, trong việc hòa nhập xã hội. Qua đó thấy được những vai trò cụ thể của công tác xã hội, đặc biệt vai trò của nhân viên xã hội tại các cơ sở bảo trợ có vai trò to lớn trong việc hỗ trợ tâm lý, liên kết các nguồn lực, dịch vụ hỗ trợ nhằm thúc đẩy việc thực hiện quyền giáo dục và hòa nhập xã hội cho nhóm trẻ này. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra một môi trường lành mạnh, an toàn, tạo cơ hội cho các em được tiếp cận với các dịch vụ xã hội, giảm bớt các cảm xúc tiêu cực để hòa nhập xã hội. 3. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài 3.1 Lí luận Luận văn góp phần tìm hiểu làm phong phú thêm kho tàng lý luận về khái niệm, nhận thức, tư tưởng trong vấn đề thực hiê ̣n quyề n giáo du ̣c, hòa nhập xã hội liên quan đến nhóm trẻ em có HIV/ AIDS, qua đó góp phầ n vào viê ̣c nâng cao hiê ̣u quả của công tác thực hiê ̣n các văn bản Luâ ̣t , chính sách của Đảng, Nhà Nước. 3.2 Thực tiễn Luận văn có ý nghĩa thực tiễn góp phần nghiên cứu thực trạng, đồng thời phân tích tìm ra những nguyên nhân dẫn đế n viê ̣c trẻ em có HIV / AIDS ta ̣i trung tâm lao đô ̣ng 02 Ba Vì – hà Nội không được tiế p câ ̣n quyề n liên quan đế n giáo du ̣c, hòa nhập xã hội. Việc triển khai đề tài này sẽ giúp cho những nhà nghiên cứu, các cán bộ làm việc tại trung tâm hiểu rõ hơn về những khó khăn mà nhóm trẻ đang gặp phải trước sự kỳ thị của xã hội đă ̣c biê ̣t trong liñ h vực tiế p câ ̣n quyề n; qua đó có những cách thức tác động, hỗ trơ ̣ và huy đô ̣ng các nguồ n lực tham gia vào quá trình biện họ thực hiện quyền cho các em , để các em có cơ hội đượ c hưởng quyề n và hòa nhâ ̣p xã hô ̣i. Thông qua nghiên cứu thực tiễn giúp cho nhân viên công tác xã hội có điều kiện để ứng dụng và nâng cao trình độ nghề nghiệp trong việc can thiệp trợ giúp nhóm trẻ em có HIV / AIDS trong viê ̣c tiế p câ ̣n quyề n. 4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu  Biện hộ thực hiện quyền trẻ em của nhóm trẻ em có HIV/ AIDS. 4. 2 Khách thể nghiên cứu Nhóm trẻ em nhiễm và chịu ảnh hưởng bởi HIV/ AIDS. Cán bộ tại trung tâm Lao động 02 Người chăm sóc trực tiếp nhóm trẻ em có HIV/AIDS tại Trung tâm. Cán bộ địa phương Tình nguyện viên tại trung tâm Lao động 02 5. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Khu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt -Trung tâm Lao động xã hội 02 Ba Vì- Hà Nội. Thời gian: 1/2014 – 07/2014 Phạm vi đề tài : Vì thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu tập trung vào một nhóm quyề n cụ thể : Quyề n được phát triể n ( liên quan đế n viê ̣c thực hiê ̣n quyền giáo du ̣c, hòa nhập xã hội cho trẻ em có HIV tại trung tâm). 6. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6.1 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng việc thực hiện quyền giáo dục và hòa nhập xã hội của nhóm trẻ em có HIV tại trung tâm, qua đó nghiên cứu cách thức biện hộ, xác định, kết nối và huy động các nguồn lực tham gia vào quá trình biện hộ nhằm mục đích giúp trẻ em có HIV/AIDS có cơ hội được thực hiê ̣n quyề n giáo dục và hòa nhập xã hội. 6.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng quá trình thực hiện quyền trẻ em đối với nhóm trẻ em có HIV/ AIDS liên quan đế n giáo du ̣c và hòa nhâ ̣p xã hô ̣i của trẻ tại trung tâm Lao động xã hội 02. Chỉ rõ những tác đô ̣ng c ủa việc không được đảm bảo thực hiê ̣n quy ền giáo dục và hòa nhập xã hội đế n bản thân nhóm trẻ và xã hô ̣i. 2 tâm. Phân tić h các nguyên nhân dẫn tới thực tra ̣ng nêu trên Nghiên cứu cách thức biện hộ thực hiê ̣n quyề n giáo du ̣c, hòa nhập xã hội cho nhóm trẻ tại Trung Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác biện hộ thực hiện quyền giáo dục và hòa nhập xã hội cho nhóm trẻ em có HIV/ AIDS tại trung tâm 7. Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng việc thực hiê ̣n quyề n giáo du ̣c , hòa nhập xã hội đối với nhóm tr ẻ em có HIV/AIDS tại Trung tâm Lao động xã hội 02 hiện nay như thế nào? Có những nguyên nhân nào dẫn đến thực tra ̣ng nêu trên? Cách thức tiến hành biện hộ thực hiện quyền cho nhóm trẻ em có HIV/ AIDS trong công tác xã hội được thực hiện như thế nào? 8. Giả thuyết nghiên cứu Nhóm trẻ em có HIV/AIDS tại trung tâm không được tham gia tiếp cận quyền đầy đủ theo quy định của công ước quốc tế về quyền trẻ em, đă ̣c biê ̣t là quyề n liên quan đế n giáo du ̣c và hòa nhâ ̣p xã hô ̣i. Việc tiế p câ ̣n quyề n giáo du ̣c, vui chơi hòa nhâ ̣p của nhóm trẻ ta ̣i Trung tâm gă ̣p nhiều khó khăn do dư luận xã hội, nhận thức của người dân trong cô ̣ng đồ ng còn hạn chế. Việc tiến hành biện hộ thực hiê ̣n quyề n giáo du ̣c, hòa nhập xã hội có vai trồ to lớn giúp nhóm trẻ tại trung tâm có cơ hội tiếp cận quyền theo Luật định. 9. Các phương pháp thu thập thông tin 9.1 Phương pháp phân tích tài liệu Trong luâ ̣n văn tôi có tham khảo các các số liệu, báo cáo thống kê, khảo sát của cơ quan nhà nước, các dự án nghiên cứu về tình hình trẻ có HIV, những vấn đề khó khăn mà trẻ có HIV gặp phải, sự kỳ thị, rào cản của xã hội đối với nhóm trẻ em này. Mặt khác, tôi còn tìm hiểu các văn bản pháp lý hiện hành, các chính sách hỗ trợ của nhà nước liên quan đến việc hỗ trợ về việc tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, vui chơi giải trí, làm giảm sự kỳ thị của cộng đồng nhằm tạo cơ hội cho trẻ em có HIV có cơ hội hòa nhập xã hội. Ngoài ra luận văn còn sử dụng phân tích tài liệu từ nguồn tài liệu thu thập được như interne, trên cơ sở đó phân tích và sàng lọc những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu làm cơ sở bổ sung cho luận văn nghiên cứu của mình.. 9.2 Phương pháp phỏng vấn sâu: Trong nghiên cứu này, tôi tiến hành phỏng vấn sâu 05 cán bộ tại trung tâm 02 và 05 người chăm sóc trực tiếp trẻ em có HIV/AIDS tại trung tâm. Cụ thể như sau: Trưởng phòng chăm sóc trẻ em ( 01 người) Cán bộ phụ trách y tế tại trung tâm ( 01 người ) Sinh viên tình nguyện tại trung tâm ( 02 người) Cán bộ văn hóa xã hội xã Yên Bài ( 01 người) Các mẹ phụ trách khu nhà trẻ ( 02 người) Trẻ tại Trung tâm 9.3 Phương pháp quan sát Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tôi đã tiến hành quan sát : Đời sống sinh hoạt của nhóm trẻ em có HIV/AIDS tại trung tâm: Thông qua việc quan sát chế độ ăn, uống, chế độ dinh dưỡng hàng ngày, viê ̣c nghỉ ngơi việc chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, tham gia vui chơi giải trí,học tập; Theo dõi, quan sát tình trạng thái độ, tâm lý và hành vi của các trẻ em... xem xét viê ̣c giao tiế p với người la ̣ của trẻ như thế nào? Quan sát những khó khăn của trẻ trong việc hòa nhập xã hội: viê ̣c tham gia các hoa ̣t đô ̣ng , những cảm xúc, suy nghi ̃ của trẻ… Những quan sát này góp phần làm sáng tỏ thêm những kết quả nghiên cứu định lượng đã thu thập được, qua đó góp phần làm rõ vấn đề cần nghiên cứu. 10. Kết cấu khoa học của đề tài Ngoài các phần chính của khóa luận như: Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì trong nội dung nghiên cứu khóa luận của tôi được trình bày theo kết cấu như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực thực tiễn của nghiên cứu Chương 2:Thực trạng thực hiện quyền trẻ em của nhóm trẻ có HIV/AIDS tại Trung tâm Lao động xã hội 02 Ba vì – Hà Nội Chương 3: Biện hộ quyền trẻ em của nhóm trẻ em có HIV/AIDS tại trung tâm 3 NỘI DUNG Chương 1: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực thực tiễn của nghiên cứu 1.1 Các khái niệm cơ bản Trẻ em: Theo công ước quốc tế về quyền trẻ em, “trẻ em là người có độ tuổi dưới 18”. Trong luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em của Việt Nam cũng quy đinh Trẻ em là những người dưới 16 tuổi” ̣ “ (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tre_em) Quyền : Từ góc độ triết học và căn cứ vào những vấn đề cơ bản của quyền con người, có thể định nghĩa: quyền con người là những đòi hỏi chính đáng về tự do và những nhu cầu cuộc sống cơ bản cần được đáp ứng của con người. Quyền trẻ em: Quyền trẻ em là những đặc quyền tự nhiên mà trẻ em được hưởng, được làm, được tôn trọng và thực hiện nhằm bảo đảm sự sống còn, tham gia và phát triển toàn diện. Quyền trẻ em chính là biện pháp nhằm bảo đảm cho trẻ em không những là những người tiếp thu thụ động tình thương hay lòng tốt của bất cứ ai, mà trở thành chủ thể của quyền. Nhóm Nhóm trong công tác xã hội là một nhóm đối tượng. Ví dụ như: Nhóm phụ nữ bị bảo hành, nhóm trẻ em mồ côi, nhóm người khuyết tật, nhóm đồng tính nam… Họ tham gia vào nhóm từ hai người trở lên, họ cùng gặp những vấn đề khó khăn trong cuộc sống, họ tham gia vào nhóm để được chia sẻ, được iểu và có cơ hội cùng nhau giải quyết vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Họ tham gia vào nhóm với tinh thần tự nguyện. HIV/AIDS. HIV là viết tắt của cụm từ tiếng anh Human Immunodeficiency virus - virus gây suy giảm miễn dịch ở người. HIV có 2 tuýp là HIV - 1 và HIV - 2. AIDS là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Acquired Imnume Deficency Syndrome - hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải hay bệnh liệt kháng là một hội chứng của nhiều bệnh nhiễm trùng (ví dụ: lao, viêm phổi, nấm) mà người nhiễm HIV mắc phải do hệ miễn dịch của cơ thể bị tổn thương hoặc bị phá hủy nặng nề. Các bệnh này được gọi là các bệnh nhiễm trùng cơ hội. AIDS được coi là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Tuy nhiên, mỗi người khi mắc AIDS sẽ có những triệu chứng khác nhau, tùy theo loại nhiễm trùng cơ hội mà người đó mắc phải, và khả năng chống đỡ của hệ miễn dịch mỗi người( Luật phòng chống HIV/ AIDS) Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 thì trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hiểu là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hoà nhập với gia đình, cộng đồng. Từ định nghĩa này, Điều 40 đã quy định: “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật”. Trẻ em có HIV/AIDS Trẻ em nhiễm HIV/AIDS: Là trẻ em đã được cơ quan y tế có thẩm quyền kết luận bị nhiễm HIV/AIDS. Công tác xã hội Định nghĩa của Hiệp hội nhân viên viên công tác xã hội quốc tế thông qua tháng 7 năm 2000 tại Ìmontreal, Canada “ Nghề công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của ngày càng thoải mái dễ chịu.Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội , công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề”. Nhân viên xã hội: Nhân viên xã hội là người có kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc với các đối tượng xã hội; là chiếc cầu nối hỗ trợ giữa thân chủ với cộng đồng xã hội trong việc cung ứng các dịch vụ xã hội giúp cho đối tượng vươn lên hòa nhập theo hướng tích cực. Khi thực hiện vai trò hỗ trợ các đối tượng, nhân viên xã hội có rất nhiều vai trò khác nhau, tùy từng hoàn cảnh, đặc điểm của đối tượng mà nhân viên xã hội xác định vai trò nào là trọng tâm. Nhân 4 viên xã hội chính là chiếc cầu nối, đại diện cho đối tượng nói lên nhu cầu, nguyện vọng của mình, nhân viên xã hội vừa kết nối đối tượng đến với các dịch vụ xã hôi, vừa giúp họ được tiếp cận và hưởng các dịch vụ xã hội trên cơ sở tiếp cận bình đẳng trên cư sở đó vận động, thuyết phục, truyền thông trong cộng đồng tạo cơ hội cho các đối tượng trong xã hội có cơ hội hòa nhập, tiếp cận dịch vụ, vươn lên hòa nhập xã hội theo hướng tích cực. Biện hộ Biện hộ được xác định như quá trình làm việc hay đại diện cho thân chủ để tìm kiếm dịch vụ hay nguồn lực mà thân chủ đã không được hưởng, để tạo ra sự thay đổi về chính sách, thủ tục hành chính đã ảnh hưởng bất lợi cho thân chủ, thúc đẩy chính sách, luật lệ mới nhằm tạo ra nguồn lực và dịch vụ cần thiết cho thân chủ. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi tập trung đi sâu vào cách thức biện hộ thực hiện quyền giáo dục và hòa nhập xã hội cho nhóm trẻ em có HIV tại Trung tâm Lao động 02 Ba Vì – Hà Nội. Việc tiến hành biện hộ thực hiện quyền giáo dục và hòa nhập xã hội cho trẻ em có HIV có ý nghĩa vô cùng to lớn, tạo cơ sở pháp lý giúp các em có cơ hôi được đến trường, hòa nhập với cộng đồng. Để hoạt động này đạt hiệu quả bền vững, thì công tác xã hội có ý ngĩa vô cùng to lớn, đặc biệt là vai trò của nhân viên xã hội, có vai trò kết nối, huy động các nguồn lực, thành phần tham gia vào quá trình biện hộ. 1.2 Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu 1.2.1 Lý thuyết nhu cầu Thuyế t nhu cầ u của Maslow có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác xã hội . Trong tiế n trình thực hiê ̣n hỗ trơ ̣ cho đố i tươ ̣ng, viê ̣c xác đinh ̣ đươ ̣c những khó khăn về nhu cầ u của đố i tươ ̣ng có ý nghiã lớn trong viê ̣c xây dựng kế hoa ̣ch để hỗ trơ ̣ . Viê ̣c tì m hiể u đúng nhu cầ u , mong muố n của đố i tươ ̣ng , nhân viên xã hô ̣i sẽ xác đinh ̣ đươ ̣c đâu là vấ n đề cầ n ưu tiên trơ ̣ giúp , xây dựng đươ ̣c kế hoa ̣ch hỗ trơ ̣ hiê ̣u quả, đáp ứng đươ ̣c yêu cầ u, mong muố n. 1.2.2 Thuyết hệ thống Con người không chỉ đơn thuần thực hiện các chức năng các cá nhân của riêng mình, mà con người được sống được tương tác với môi trường, sống trong một hệ thống. Thuyết hệ thống là một trong những lý thuyết quan trọng được vận dụng phổ biến trong công tác xã hội. Vận dụng lý thuyết của hệ thống trong công tác xã hội nhóm giúp cho nhân viên xã hội hiểu và xác định nhóm là một hệ thống của các yếu tố tương tác với nhau. Thuyết hệ thống cung cấp mô hình, lý thuyết để giúp hiểu biết và phong cách đáp ứng nhu cầu, giải quyết vấn đề của con người trong môi trường sống. Khi thực hiện tiến hành giúp đỡ cá nhân, nhân viên công tác xã hội cần phải chỉ ra thân chủ của mình đang thiếu và cần đến những hệ thống trợ giúp nào và giúp đỡ cá nhân đó có thể tiếp cận và tham gia các hệ thống. Dựa trên lý thuyêt hệ thống, nó sẽ giúp đỡ các nhân viên công tác xã hội có những hiểu biết về các thể chế, sự tương tác của các hệ thống này với nhau. Với các cá nhân biết mọi cách thức mà mọi cá nhân tương tác với nhau, những nhân tố nào sẽ giúp hỗ trợ cho sự thay đổi sẽ tham gia vào tiến trình giúp đỡ này. Vì thế khi thực hiện vai trò dựa trên hoạt động công tác xã hội chúng ta phải nhìn nhận vấn đề thay đổi trên nhiều phương diện và mức độ khác nhau trên các hệ thống. Như vậy, thông qua lý thuyết hệ thống. 1.3 Một số văn bản luật, chính sách liên quan đến việc tiếp cận quyền của nhóm trẻ em có HIV/AIDS. Tại một số quốc gia vẫn còn những quy định cấm người nhiễm HIV nhập cảnh và cư trú hoặc tồn tại tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo hành giới liên quan đến HIV /AIDS. Tại Việt Nam , đươ ̣c sự quan tâm hỗ trơ ̣ từ phía Đảng và Nhà nước, hiê ̣n nay có rấ t nhiề u văn bản Luâ ̣t, chính sách lien quan đến công tác chăm sóc và giáo du ̣c trẻ em nói chung , trẻ có hoàn cảnh đă ̣c biê ̣t nói riêng nhằ m đảm bảo , tạo cơ hô ̣i biǹ h đẳ ng, tạo môi trường sống an toàn , giúp trẻ vươn lên hòa nhập theo hướng tích cực , sau đây là một số văn bản luật, chính sách liên quan: Bao gồm: 1.3.1. Công ước quốc tế quyền trẻ em 1.3.2 Luật phòng chống HIV/ AIDS 1.3.3 Luật chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em 5 1.4 Vài nét khái quát về địa bàn nghiên cứu Khu chăm sóc trẻ có hoàn cảnh khó khăn là một phần rất quan trọng trong của Trung tâm Lao động 02. Khu chăm sóc trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nằm ở ngay vi trí cổng vào của trung tâm. Khu chăm sóc khá rộng gồm có 5 nhà khác nhau với các chức năng khác nhau. Trong đó có 4 nhà dành cho trẻ có HIV bao gồm: nhà Bí Ngô, nhà thỏ Để, nhà Bồ Câu, nhà Hoa Mai. Tại đây có 75 trẻ em, trong đó: Trẻ sơ sinh đến 18 tháng tuổi: (04 trẻ); trẻ từ 18 tháng tuổi đến dưới 6 tuổi: (10 trẻ); Trẻ từ 6 đến 14 tuổi (60 trẻ). Số trẻ em đang trong độ tuổi đến trường là: 61 trẻ. Trẻ em tại khu chăm sóc đặc biệt ít có điều kiện được tham gia các hoạt động cộng đồng . Hàng ngày các em chỉ được vui chơi tại trung tâm, ít có cơ hội tiếp xúc bên ngoài do cộng đồng dân cư nơi các em sinh số ng kì thi, xa lánh. Hầu hết trẻ đế n giai đoa ̣n đế n trường, nhưng các em không đươ ̣c đế n trường , do sức ép từ phía phụ huynh, nhân dân trong xã không cho trẻ đến trường hoặc ngồi gần con cái của họ. Điều đó đã gây nhieeuf khó khăn cho nhà trường trong việc tiếp nhận, hỗ trợ dạy học cho các trẻ tại đây. Hiện nay, trẻ chỉ được học tập tại Trung tâm do những tình nguyện viên ( sinh viên trường Đại học Sư Phạm dạy). Điề u này gây nhiều khó khăn lớn cho các trẻ ta ̣i đây trong viê ̣c tiế p xúc các dich ̣ vu ̣ , hoạt động về giáo dục. Tiểu kết chương 1: Trong chương 1 này nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu làm rõ một số khái niệm công cụ liên quan đến vấn đề nghiên cứu, một số lí thuyết có thể ứng dụng trong quá trình nghiên cứu để tìm hiểu nhu cầu của đối tượng và các nguồn lực hỗ trợ trong quá trình trợ giúp đối tượng thực hiện nhu cầu, tác giả đưa ra một số văn bản chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước ban hành nhằm bảo đảm việc thực hiện quyền cho nhóm trẻ em Có HIV/ AIDS, qua đó nhà nghiên cứu cũng đi sâu khái quát những nét cơ bản nhất về địa bàn nghiên cứu để thấy được thực trạng những vấn đề mà đối tượng gặp phải. Chương 2: Thực trạng thực hiện quyền trẻ em của nhóm trẻ có HIV/AIDS tại Trung tâm Lao động xã hội 02 Ba vì – Hà Nội 2.1 Thực tra ̣ng thực hi ện quyền giáo dục và hòa nhập xã hội của nhóm trẻ có HIV/AID trên thế giới và Viêt Nam 2.1.1 Trên Thế giới Mặc dù nhiều quốc gia trên thế giới đã phê chuẩn Công ước quốc tế về Quyền trẻ em (CRC) nhưng trên thực tế còn rất nhiều trẻ em không được bảo vệ khỏi các hình thức bạo lực, lạm dụng, bóc lột và ngược đãi. Đối với trẻ em có HIV nới riêng , người nhiễm HIV nói chung sự k ỳ thị, phân biệt đối xử là rào cản lớn đối với việc thực hiện đầy đủ các quyền của người nhiễm HIV/AIDS, bao gồm quyền học hành, lao động... đã được pháp luật các quốc gia quy định. Trong gia đình, người nhiễm HIV/AIDS thường phải ăn ở riêng, nếu ở chung thì không được dùng chung các vật dụng sinh hoạt hằng ngày, không được dùng chung nhà vệ sinh và hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình. Các cơ sở y tế thường miễn cưỡng khi tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS hoặc bắt họ phải chờ đợi rất lâu mới đến lượt khám của mình, thậm chí có những cơ sở y tế từ chối phẫu thuật hoặc các thủ thuật y tế cho người nhiễm HIV/AIDS. Tại nơi làm việc, nếu phát hiện ra một người bị nhiễm HIV/AIDS, người đó sẽ ngay lập tức bị xa lánh, bị thay đổi công việc, bị gây sức ép để nghỉ việc hoặc bị bắt buộc thôi việc với những lý do không chính đáng. Tại trường học, trẻ bị nhiễm HIV/AIDS thường phải ngồi bàn riêng, không được tiếp xúc với các bạn khác và không được tham gia các sinh hoạt chung của trường lớp, có một số trường học không nhận trẻ vào học hoặc gây sức ép bắt trẻ phải nghỉ học 2.1.2 Việt Nam Công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ sức khỏe của trẻ em từ nhiều năm nay luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Ðảng, Nhà nước. Từ khi kí kết tham gia Công Ước, Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực thực hiện những quy định trong Công Ước này. Việt Nam có cơ chế kiểm tra giám sát mang tính hệ thống cho việc thực hiện thông qua thu thập, phân tích, đánh giá và phổ biến dữ liệu liên quan đến trẻ em, Chương trình cũng đưa ra những mục tiêu cụ thể và khung thời gian cho các hoạt động liên quan tới sức khỏe, dinh dưỡng của trẻ, giáo dục… Do nhận thức của về HIV/AIDS còn nhiều hạn chế nên một số gia đình, người thân khi biết con em mình nhiễm HIV/AIDS đã từ chối chăm sóc, nuôi dưỡng và trông 6 chờ sự đón nhận vào nuôi dưỡng tại trung tâm bảo trợ. Mặc dù đã có nhiều quy định và chính sách được ban hành về việc chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, nhưng trên thực tế, hiện tượng kỳ thị, phân biệt đối xử với các em vẫn đang xảy ra, đặc biệt trong giáo dục, dẫn đến nhận thức và năng lực hành vi của trẻ bị giảm sút, thậm chí nhiều trường hợp thể hiện rõ sự chán nản, tự cô lập… Ở Việt nam tại nhiều tỉnh thành trên cả nước do nhận thức còn thấp, công tác truyền thông chưa tốt nên nhiều trẻ em có HIV bị kì thị, không được đến trường. Nhiều địa phương trên khắp cả nước, hàng trăm bậc phụ huynh đã gọi điện đến trường bày tỏ sự phản đối, nhiều người còn tổ chức tụ tập trước cổng trường để yêu cầu nhà trường không cho những học sinh nhiễm HIV tiếp tục được đi học. Những hành động nói trên rõ ràng là những hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam, trong khi pháp luật Việt Nam có những quy định tiến bộ hơn so với nhiều quốc gia khác trong việc thúc đẩy thực hiện quyền của người sống với HIV. Thách thức thực sự đặt ra ở đây là làm thế nào để tăng cường thực thi luật và cung cấp cho các bậc phụ huynh cũng như toàn thể cộng đồng những thông tin chính xác về HIV/AIDS. 2.2 Thực trạng thực hiện quyền giáo dục và hòa nhập xã hội của nhóm trẻ có HIV/AIDS tại Trung tâm Lao động xã hội 02 Ba vì – Hà Nội. Xét về phương diện quyền và tham gia hòa nhập xã hội, thì hiện nay nhóm trẻ em có HIV tại trung tâm còn chịu nhiều thiệt thòi, các em không được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật, không được hòa nhập xã hội, tiếp cận với quyền giáo dục và bị cộng đồng dân cư kì thị, xa lánh, gây nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện cuả trẻ. Hiện nay, trẻ tại Trung tâm không được đến trường, các trẻ chủ yếu học tại trung tâm, do tình nguyện viên dạy vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần. nhiều trẻ ở độ tuổi học Trung học Phổ thông, nhưng mới chỉ được tiếp xúc chương trình học của lớp 1 và 2. Năm 2007 Trung tâm có đưa 5 trường hợp trẻ lớn tuổi nhất trung tâm đến xin học tại Trường Tiểu học cơ sở Yên Bài, tuy nhiên theo học được một tuần, trẻ lại bị trả về Trung tâm, do sức ép từ phía phụ huynh, họ yêu cầu không được cho trẻ đến trường, không cho trẻ có HIV được ngồi gần, học cùng con cái họ, nếu không họ cho con họ chuyển trường. Điều này đã gây nhiều trăn trở cho của cán bộ, ban lãnh đạo trung tâm. Trong đó có 61 trẻ em đang trong độ tuổi đi học ( 32 em trong đội tuổi học Trung học cơ sở; 29 em đang trong độ tuổi từ 6- 9 tuổi) ; tuy nhiên việc đến trường của các em gặp nhiều khó khăn do sức ép từ phía cộng đồng, người dân tại địa phương, và các bậc phụ huynh tại trường. Trong số 61 trẻ em có HIV tại trung tâm thì có hơn 50 % số em trong độ tuổi từ 10- 14 tuổi, đã có nhận thức, hiểu biết về căn bệnh HIV đang mang trong mình, các em có tâm lý tự ti, mặc cảm về hoàn cảnh của bản thân, đến tuổi có những nhận thức nhất định về vị trí xã hội, song các em vẫn không được tham gia tiếp cận, hưởng quyền lợi theo quy định của pháp luật. Đang trong độ tuổi học cấp 2, nhưng các em chỉ mới được tiếp cận một vài buổi học của chương trình học tiểu học (nhờ sự can thiệp của các bên liên quan, chính quyền địa phương). Do đó, có thể thấy được rằng nhu cầu được đi học là một vấn đề cấp bách đối với các em. Khi trò chuyện với các trẻ các trẻ tại trung tâm, phần lớn trẻ đều nói lên mong muốn đến trường, được gặp gỡ với bạn bè, thầy cô. Các em nói về những dự định, mong muốn của bản thân, có em mong ước được trở thành cô giáo, bác sỹ và công an. Trong số 61 trẻ em được hỏi về ước mơ của mình, thì: có 26 % các em mong muốn sau này làm bác sĩ, 23% muốn làm giáo viên. Trò chuyện với một trong những em lớn tuổi nhất tại trung tâm, em cho biết: “Em rất muốn được đi học, em muốn được trở thành cô giáo đứng trên bục giảng, mặc áo dài. Hôm nào cũng thấy các bạn cùng tuổi được đến trường mà em thấy buốn lắm.”; „Em rất mong được đi học, được chơi với các bạn, được chia sẻ với thầy cô” (PVS, NTT, nữ, 13 tuổi). Việc hòa nhập xã hội của trẻ trong trung tâm cũng gặp rất nhiều khó khăn, do điều kiện cơ sở vật chất tại Trung tâm còn nhiều thiếu thốn. Hàng năm việc tổ chức các hoạt động vui chơi của trẻ còn gặp nhiều khó khăn, do đội ngũ cán bộ có chuyên môn tại trung tâm còn thiếu, việc tổ chức các hoạt động giao lưu tai cộng đồng còn gặp phải sự chống đối của nhân dân địa phương. Trung tâm cùng với chính quyền địa phương, nhà trường, Trung tâm phòng, chống AIDS Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức giảm sự kỳ thị để các cháu được học hòa nhập. Do còn hạn chế về nhận thức của nhiều bậc phụ huynh học sinh nên họ đã phản đối việc các cháu học hòa nhập. Phần lớn các em tại trung tâm ít có cơ hội được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí ngoài cộng đồng, phần lớn các hoạt động chủ yếu trong trung tâm nên cơ hội giao lưu, tiếp xúc với môi trường bên ngoài còn rất ít, cho nên…việc tổ chức thường xuyên các hoạt động giao lưu ngoài cộng đồng là điều cần thiết giúp cho các em có cơ hội được giao lưu, học hỏi, giao tiếp và phát triển kỹ năng, làm giảm các biểu hiện, hành vi tiêu cực: mặc cảm, tự ti, sống khép kín và ngại giao tiếp… Như vậy việc xây dựng các chương trình hoạt động ngoại khóa rất có ý nghĩa với nhóm trẻ em có HIV tại trung tâm, các em có cơ 7 hội được giao lưu, hòa nhập, tìm hiểu thế giới xung quanh và thể hiện bản thân mình. “ Chúng em ở trung tâm, ít có cơ hội được tham gia các hoạt động ngoài cộng đồng, chủ yếu trong các ngày lễ như: tết thiếu nhi, tết trung thu có các đoàn từ thiện từ các tổ chức về thăm tặng cho quà bánh, và tổ chức một số trò chơi. Vui hơn nữa, vào các dịp nghỉ hè, có các anh chị sinh viên tình nguyện lên thăm, các anh chị tổ chức các hoạt động vui chơi, thể dục, múa hát tại trung tâm vui lắm” ( Pvs, NTT, nữ, 13 tuổi). Khi trao đổi sâu về vấn đề thực hiện quyền giáo dục của các trẻ em có HIV tại Trung tâm, cán bộ trung tâm cho biết: hầu hêt số trẻ em có HIV tại trung tâm đều không được tiếp cận về giáo dục và tham gia các hoạt động hòa nhập tại cộng đồng, nguyên nhân là do : nhận thức của người dân tại xã Ba Vì còn hạn chế, họ cho rằng những trẻ em có HIV cần phải xa lánh vì căn bệnh đó dễ lây và gây ra chết người, do nhận thức hạn chế cho nên họ có cách nhìn không thiện cảm, miệt thị, xa lánh, tạo sức ép từ về trường học, không cho trẻ em có HIV đến trường, không có cơ hội hòa nhập cộng đồng, không cho tiếp xúc với con cái của họ. “Trong nhiều năm qua từ khi nhận công tác tôi cùng với ban lãnh đạo trung tâm đã nhiều lần đến vận động ban lãnh đạo nhà trường, các thầy cô trong trường nhận các trẻ em tại trung tâm, để các em được đi học, nhưng họ đều nói” chúng tôi không muốn cho con cháu chúng tôi học chung với trẻ nhiễm HIV, nếu để tình trạng này tiếp tục diễn ra thì họ sẽ cho con chuyển học trường khác”. (Pvs, TTT, nữ, 30 tuổi, trưởng phòng chăm sóc trẻ em). Hoặc nhiều trường hợp trẻ được đến lớp do sự can thiệp của các đơn vị, chính quyền địa phương nhưng trẻ vẫn bị kì thị xa lánh, không cho trẻ tiếp xúc hòa nhập với môi trường cộng đồng: “Trường không cho trẻ đến lớp; sau khi có sự can thiệp của các đơn vị liên quan, trường cho phép cháu đến lớp nhưng phải ăn riêng, ngủ riêng. Lý do là cô giáo không dám nhận trẻ vì các phụ huynh lớp không đồng ý. Họ sợ rằng trẻ chơi cùng nhau, cào cấu, cắn nhau sẽ bị lây nhiễm HIV. Một trường hợp khác, nhà trường bắt buộc phải có giấy chứng nhận trẻ không nhiễm HIV mới cho vào lớp. Có trường hợp nếu nhà trường và cô giáo cho trẻ đến lớp, các phụ huynh khác tẩy chay bằng cách không cho con họ đi học để trẻ nhiễm HIV một mình với cô giáo “ (Pvs, N.T. M. H, nữ, 34 tuổi, Trường Tiểu học Yên Bài, Ba Vì , Hà Nội). Hầu hết các trẻ có HIV tại trung tâm đều không được đến trường, hoặc một số có đến trường vào những buổi đầu thì ại bị các bạn chê cười, xa ánh, không cho ngồi cùng: “Các bạn đánh em, không muốn chơi với em, thậm chí còn trêu trọc cháu, xô đẩy em không cho em ngồi cùng, em toàn phải ngồi một mình ở cuối lớp” (Pvs, NTT, nữ, 13 tuổi). 2.3 Những tác động của việc không đảm bảo thực hiện quyền giáo du ̣c , hòa nhập xã hội đến nhóm trẻ em có HIV/ AIDS ta ̣i Trung tâm. Trẻ em có HIV / AIDS cũng có những mong muố n như bao trẻ em biǹ h thường khác , đươ ̣c ho ̣c tâ ̣p, đươ ̣c quan tâm chăm sóc , yêu thương, đươ ̣c vui chơi giải trí , hòa nhập cộng đồng và phá t triể n mô ̣t cách toàn diện… Tuy nhiên những rào cản từ phía xã hô ̣i , sự phân biê ̣t kỳ thi ̣ , đố i xử của xã hô ̣i đã gây ra nhiề u khó khăn cho nhóm trẻ khi đế n trường , chăm sóc y tế , vui chơi hòa nhâ ̣p xã hô ̣i . Trẻ em nhiễm HIV có khả năng nhận thức về bản thân thông qua sự đánh giá và cư xử của những người xung quanh. Thái độ ái ngại, xa lánh của bạn bè, người xung quanh khiến trẻ cảm thấy bị coi khinh. Trẻ dần mất hứng thú trong học tập, mất động lực chiến đấu với bệnh tật, không muốn phấn đấu thành người tốt vì mất niềm tin vào cuộc sống. Từ đó trẻ tỏ ra hung tính hay tức giận, gây hấn với người khác. Những hành vi gây hấn này là do trẻ cảm thấy xấu hổ và bị tổn thương muốn trả thù, muốn lôi kéo sự chú ý về mình vì trẻ cho là mình không có giá trị. Một số trẻ thì ngược lại sống khép mình, mặc cảm, buồn bã, cô đơn. Trong nhiều cộng đồng, do sự kỳ thị mà trẻ cảm thấy thất vọng, tự ti về bản thân miǹ h . Trẻ có HIV khó có thể đến nhà trẻ, trường học để cùng vui chơi học tập với trẻ khác. Điều này làm cản trở sự phát triển của trẻ, hạn chế sự tham gia của trẻ vào đời sống xã hội. Hầu hết cha mẹ và những đứa trẻ khác không có HIV thường phàn nàn, tạo áp lực với giáo viên, hiệu trưởng cho rằng họ không muốn con họ ăn cùng, chơi chung đồ chơi… với những đứa trẻ có HIV. Họ sợ chúng đụng chạm vào nhau, ngậm đồ vật chung… Các phụ huynh đưa ra nhiều lý do để từ chối sự tham gia của trẻ có HIV trong các hoạt động chung. Bị cộng đồng xa lánh, thậm chí bị chính cả những người than trong gia đình, họ hàng ghẻ lạnh và cả việc chứng kiến sự ra đi của bố mẹ, trẻ có HIV càng thấy đơn độc, bị cô lập, không còn niềm tin. Trẻ có tâm lý tự ti, mặc cảm, cảm thấy bản thân mình không có giá trị, sống khép kín, giao tiếp xã hội kém. 8 Trẻ mặc cảm tự ti về bản thân, không có cơ hội được vươn lên hòa nhập xã hội theo hướng tích cực. “Sự phân biệt, kỳ thị đối xử, các em không có bệnh mà bị coi là có bệnh đã gây ảnh hưởng tác động rất lớn đến tâm lí của các em, tâm lí tự ti, mặc cảm về bản thân mình.” Em không muốn đến trường nữa vì sợ rằng các bạn sẽ đánh em”. (Pvs, NTT, nữ, 13 tuổi). Các trẻ em có HIV/ AIDS ta ̣i trung tâm, luôn có mong muố n đươ ̣c đế n trường, đươ ̣c hòa nhâ ̣p xã hô ̣i như bao trẻ cùng chăng lứa khác , nhưng…điề u đó dường như còn q uá khó vì sự kì thị , xa lánh của cô ̣ng đồ ng. Chính điều đó đã không đem lại cơ hội bình đẳng, giúp các em được phát triển toàn diên. “Cứ sáng sớm nhìn thấy các bạn cùng trang lứa cắp sách tới trường là mấy đứa nhỏ lại hỏi tôi “Cô ơi, bao giờ người ta cho chúng con đi học ? ” “Cô ơi con muốn được đến trường! ( PVs, NTT, nữ , 13 tuổ i). Do đó, có thể thấy được rằng những rào cản từ phía xã hội đã tạo ra những tâm lí tiêu cực cho trẻ , trẻ luôn thấy tự ti, mă ̣c cảm về bản thân mình và ít có điều kiện hòa nhập xã hội, đươ ̣c phát triể n bình đẳ ng. Về phiá xã hô ̣i, viê ̣c trẻ em có HIV/ AIDS còn bi ̣kì thi ̣, không đươ ̣c đế n trường hòa nhâ ̣p xã hô ̣i đã ta ̣o nên mô ̣t xã hô ̣i không công bằ n g, không ta ̣o điề u kiê ̣n cho viê ̣c phát triể n thế hê ̣ tương lai của đấ t nước. Mô ̣t môi trường số ng, xã hội không an toàn, sẽ gây ra nhiều ác động tiêu cực đén sự phát triển của trẻ. Do vâ ̣y, viê ̣c quan tâm và chăm sóc đặc biệt hơn cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS sẽ làm cho các em trở thành trung tâm của sự chú ý và trong nhiều trường hợp làm tăng thêm sự kỳ thị. Sự quan tâm chăm sóc của các me ̣ ta ̣i Trung tâm , sự quan tâm của cán bô ̣ và lañ h đa ̣o trung tâm , sự tôn tro ṇ g, không phân biê ̣t đố i xử từ phiá cô ̣ng đồ ng sẽ là đô ̣ng lực to lớn giúp các em thay đổ i thái đô ̣ , hành vi, số ng có ích hơn, các em sẽ không còn tự ti, mă ̣c cảm về bản thân, tham gia tić h cực trong các hoa ̣t đô ̣ng, phát huy năng lực của bản thân, trở thành người có ić h cho xã hô ̣i Trẻ em có HIV ta ̣i Trung tâm Lao đô ̣ng 02 đều có các nhu cầu cơ bản sau: Thứ nhấ t, nhu cầu về thể chất: dinh dưỡng đầy đủ, chỗ ở, quần áo, chăm sóc sức khoẻ bởi các dịch vụ y tế đạt chuẩn, vui chơi, chăm sóc, nghỉ ngơi, phát triển trí tuệ. Thứ hai, nhu cầu về tình cảm, tinh thần: yêu thương, hiểu biết, lắng nghe, học cách ứng phó với căng thẳng, bày tỏ cảm xúc, niềm tin, giá trị cuộc sống, có cơ hội được tham dự các hoạt động văn hoá, tinh thần. Thứ ba, nhu cầu về xã hội: được xã hội hoặc bạn bè thừa nhận, có các mối quan hệ mở rộng, có cơ hội được bày tỏ hoặc chia sẻ ý kiến trong các hoạt động xã hội, được giáo dục. Vì vậy, viê ̣c ta ̣o điề u kiê ̣n cho trẻ em có HIVđươ ̣c đế n trường, hòa nhập xã hội là một việc làm cầ n thiế t, thiế t thực và hữu ích. 1.2Những nguyên nhân hạn chế việc tiếp cận quyền giáo du ̣c và hòa nhâ ̣p xã hô ̣i của nhóm trẻ em có HIV tại trung tâm Lao động Trước đây trong các tuyên truyền, truyền thông đều nhấn mạnh và gây ấn tượng HIV/AIDS là do nguyên nhân tệ nạn xã hội “Ở xã em cứ khi nghĩ đến HIV là liên quan đến tệ nạn mại dâm ma túy, nói đến HIV là nói đến cái xấu, là hình ảnh đầu lâu sương sọ và hình ản lở loét” (Pvs, ĐTHN, nữ, 29 tuổi, cán bộ văn hóa xã hội xã) gây ấn tượng xấu đậm nét với cộng đồng. Đánh đồng người nhiễm HIV với người nghiện ma túy. Người nhiễm HIV chưa dám bộc lộ thẳng thắn những hiểu biết về HIV, những trải nghiệm và nỗi đau của người bị nhiễm, bị kỳ thị và xa lánh để cộng đồng chung tay giúp đỡ và cũng làm thay đổi thái độ, ý thức của người xung quanh. Công tác truyề n thông nâng cao nhâ ̣n thức trong cô ̣ng đồ ng còn chưa hiê ̣u quả , ít các bài truyền thông về thực hiê ̣n quyề n trẻ em trong cô ̣ng đồ ng. Viê ̣c phổ biên luật còn chưa rô ̣ng raĩ , nhiều khi người dân biết luật nhưng không thực hiện. Sự kì thi ̣, phân biê ̣t đố i xử còn nă ̣ng nề , nhất là kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ em có HIV/ AIDS trong trường học. Nguyên nhân chính là sự kỳ thị quá lớn từ phía phụ huynh, những người chưa hiểu hết về căn bệnh HIV. Họ có thể cho con nghỉ học hoặc thậm chí chuyển trường nếu biết trong lớp có trẻ em có HIV/ AIDS. Các gia đình, cha mẹ trẻ khác thường dặn con mình không cho chơi với trẻ “ Tôi thà để con tôi bị ngu còn hơn đi học mà trong lớp có đứa bị HIV”. Nhận thức của cấp ủy Ðảng, chính quyền và cộng đồng về công tác phòng, chống HIV/AIDS, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS còn yếu. Nhận thức của cán bộ, giáo viên và Học sinh, sinh viên đã được nâng cao nhưng chưa đầy đủ; đội ngũ cán bộ y tế trường học, làm công tác phòng, chống HIV/AIDS còn rất thiếu, bất cập về chất lượng và chế độ đãi ngộ… Mô ̣t trong những nguyên nhân quan tro ̣ng nữa là chưa có nhi ều các dịch vụ tại cộng đồng, thiếu đội ngũ cán bộ xã hội trong chăm sóc tư vấn tâm lý cho trẻ em nói chung, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS nói riêng... Nhân viên xã hô ̣i ta ̣i các cơ sở bảo trơ ̣ xã hô ̣i còn thiế u , chưa có nhiề u kinh nghê ̣m thực tế , mă ̣t khác người dân, các tổ chức và cán bô ̣ còn hiể u lẫn vai trò của nhân viên xã hô ̣i. 9 Tiểu kết chương 2: Trong chương 2 này, nhà nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu thực trạng thực hiện Quyền trẻ em liên quan đến quyền giáo dục và hòa nhập xã hội của nhóm trẻ em tại Việt Nam đặc biệt là tại địa bàn Trung tâm Lao động xã hội 02 Ba Vì – Hà Nội, qua đó nghiên các ngguyeen nhân, rào cản của việc không đảm bảo thực hiện quyền, những tác động của việc không đảm bảo quyền liên quan đến bản thân nhóm trẻ em có HIV và xã hội, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả công tác đẩy mạnh thực hiện quyền liên quan đến giáo dục và hòa nhập xã hội của nhóm trẻ em có HIV tại trung tâm. Chương 3: Biện hộ quyền trẻ em của nhóm trẻ em có HIV/AIDS tại trung tâm 3.5 Tiế n trin ̀ h thực hiện biện hộ quyền giáo dục, hòa nhập xã hội cho trẻ em có HIV Quy trình thực hiện biện hộ thực hiện quyền giáo dục và hòa nhập xã hội cho nhóm trẻ em có HIV tại trung tâm gồm có 6 bước: 3.5.1 Tăng cường nhận thức về việc học tập và hòa nhập xã hội cho trẻ. Trẻ em có HIV chính là thân chủ của vấn đề, là người quyết định có tham gia biện hộ hay không? Việc giup cho thân chủ hiểu được vấn đề về quyền lợ của mình là một việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trẻ em có HIV mang trong mình căn bệnh thế kỷ, tuy nhiên các em lại chịu nhiều sức ép từ phía xã hội, sự kì thị, xa lánh, phân biệt đối xử. Vì vậy khi làm việc trực tiếp với trẻ nhân viên xã họi cần đặc biệt lưu ý đến đặc điểm tâm lý của trẻ, những diễn biến tâm lý phức tạp của trẻ, cần lưu ý khi đặt câu hỏi khai thác thông tin, nhu cầu, và đặc biệt cần biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của trẻ. Đây là một trong những việc làm rất quan trọng, việc giúp trẻ hiểu được vấn đề, nói lên được nhu cầu nguyện vọng của bản thân là một việc làm rất khó, vì vậy đòi hỏi nhân viên xã hội cần có kỹ năng, kinh nghiệm. Việc chia sẻ thông tin, tìm hiểu nhu cầu của trẻ là một trong những hoạt động đầu tiên. Nhân viên xã hội cần giúp trẻ nói lên nhu cầu nguyện vọng của mình. Trẻ em tại Trung tâm hầu hết đều đang trong độ tuổi đi học, các em phần nào cũng đã nhận thức được vấn đề gặp phải của bản thân. Trong mỗi em đều mang trong mình những ước mơ, khát vọng. Việc giúp các em nhận thức được vấn đề của mình và nói lên được ước muốn tương lai sẽ giúp cho nhân viên xã hội xác định được các vấn đề cần ưu tiên, từ đó lập kế hoạch trợ giúp phù hợp, hiệu quả. Để làm tốt việc này, nhân viên xã hội đòi hỏi càn phải có kỹ năng, kinh nghiệm. Một số kỹ năng và kiến thức chuyên môn có thể áp dụng trong bước hoạt động này đó là: Nhân viên xã hội cần có kiến thức về tâm lý của trẻ em ( đặc biệt là trẻ em có HIV), kiên thức về pháp luật liê quan đến quyền lợi của nhóm trẻ. Hiểu được đặc điểm tâm lý của trẻ em có HIV, biết được nhu cầu, nguyện vọng của trẻ là gì, những gì cần tránh khi tác nghiệp để không ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Có kỹ năng khai thác thông tin: các kỹ năng đạt câu hỏi, trò chuyện với trẻ, để tìm hiểu được nhu cầu của trẻ. Sử dụng kỹ năng lắng nghe, quan sát, tham vấn, vận động thuyết phục trẻ tham gia bày tỏ tâm tư nguyện vọng của bản thân. Biết huy động, vận động thuyết phục trẻ tham gia vào các hoạt động, để trẻ được trải nghiệm bản thân. 3.5.2 Vận động gia đình trong việc trợ giúp trẻ đi học, hòa nhập xã hội. Sự phân biệt kỳ thị, xa lánh của người dân trong cộng đồng đã tạo ra rào cản lớn không chỉ cho bản thân trẻ có HIV mà cả gia đình của các em cũng chịu sự xa lánh, kì thị, phân biệt đối xử. Hàng xóm láng giềng không tiếp xúc, không cho con em họ chơi cùng, những lời nói xúc phạm, không thiện cảm đã gây ra taamlis tự ti cho chính trẻ nhiễm HIV và các thành viên trong gia đình có trẻ nhiễm HIV. Vì vậy họ bị sống cô lập trong cộng đồng. Để đẩy mạnh được hiệu quả giúp trẻ có HIV được hưởng quyền về giáo dục và hòa hập xã hội, thì nhân viên xã hội cần vận động, thuyết phục được các thành viên trong gia đình trẻ eoc HIV tham gia vào quá trình biện hộ. Các thành viên trong gia đình trẻ có HIV có ý nghĩa vô cùng lớn với chính bản thân trẻ, họ là người hiểu trẻ nhất và là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất cho trẻ có HIV. Đây là một nguồn động viên vô cùng to lớn với trẻ. Vì vậy khi thực hiện biện hộ cho trẻ, nhân viên xã hội cần biết khai thác nguồn lực này. Việc khai thác được nguồn lực này tham gia vào quá trình sẽ giúp nhân viên xã hội đẩy nhanh được hiệu quả của tiến trình, gia đình cũng chính là người có thể đại 10 diện cho trẻ bày tỏ nhu cầu, nguyện vọng của mình. Để huy động được các thành viên trong gia đình tham gia vào quá trình biện hộ này, nhân viên xã hội cần biết sử dụng thành thạo các kỹ năng: khai thác thông tin, lắng nghe, quan sát, vận động và thuyết phục. Để làm tốt vai trò này, nhân viên xã hội cần thực hiện các bước sau: Thứ nhất, tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình trẻ có HIV. Thứ hai, tiến hành vãng gia, gặp gỡ trực tiếp các thành viên trong gia đình: tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, những mong muốn nguyện vọng của gia đình. Thứ ba, Phân tích cho họ thấy những quyền lợi mà trẻ em có HIV cần được hưởng, đặc biệt là công việc liên quan đến giáo dục, và hòa nhập xã hội. Nhân viên xã hội cần phân tích rõ thông qua các văn bản luật, chính sách mà nhà nước ban hành. Việc giúp họ thấy được những quyền lợi chính đáng mà họ cần được hưởng sẽ giúp nhân viên gặp nhiều thuận lợi khi tiến hành biện hộ. Gia đình sẽ là người chia sẻ lại thông tin với trẻ, động viên khuyến khích trẻ tham gia vào quá trình biện hộ. Thứ tư, vận động, thuyết phục các thành viên trong gia đình họ tham gia vào quá trình, phân tích cho họ thấy những thận lợi và khó khăn có thể xảy ra khi thực hiện biện hộ. Thứ năm, nhân viên xã hôi cung cấp các thông tin liên quan đến các dịch vụ giúp gia đình trẻ có HIV có thể tiếp cận. 3.5.3 Tìm năng lực học vấn để trẻ chuyển trường Trong trườn hợp trẻ em có HIV có đủ nhận thức, có ham muốn học tập thì nhân viên xã họi cần là người đánh giá năng lực của trẻ thông qua việc tìm hiểu những thông tin liên quan đến trẻ, trẻ đén trường được sự chấp thuận từ nhà trường và các thầy cô, khi giảng dạy cần đặ biệt chú ý đến đặc điểm tâm lý của trẻ vì đây là một trong những nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, các em rất dễ bị tổn thương khi bị xã hội, cộng đồng xa lánh kì thị, chỉ qua ánh mắt, cử chỉ, thái độ hành vi của người ngoài cũng rất dễ làm trẻ bị tổn thương. Vì vậy, việc giúp trẻ tiếp cận với một môi truowgf giáo dục an toàn, lành mạh, và phù hopwj ới độ tuổi sẽ giúp íc rất niều cho trẻ e nhiễm hIV trong việc tiếp cận giáo dục và hòa nhập xã hội. 3.5.4 Vận động, liên kết các nguồn lực tham gia vào quá trình biện hộ Việc vận động, liên kết các nguồn lực tham gia vào quá trình biện hộ có ý nghĩa trong khi thực hiện biện hộ, biện hộ có đạt hiệu quả hay không cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc tham gia hỗ trợ khác ngoài sự trợ giúp của nhân viên xã hội. Việc huy động ccs ngồn lực khác tham gia vào quá trình biện hộ sẽ giúp cho tiến trình trợ giúp hiệu quả và mang tính bền vững hơn. Việc này đòi hỏi nhan viên xã hội cần có mối quan hệ sâu rộng, kiến thức và kỹ năng thành thạo. Để thuyể phục được các nguồn lực khác tham gia vào quá trình đồi hỏi nhân viên xã hội cần biết thương lương, thuyết phục và vận động họ tham gia đóng góp. Việc xác định được các bên tham gia đặc biệt là các bên có liên quan trực tiêp đến quyền lợi của nhóm trẻ em có HIV có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Việc thực hiện biện hộ quyền liên quan đến giáo dục và hòa nhập của trẻ, nhân viên xã hội cần xác định được các nguồn lực tham gia trọng tâm bao gồm: cán bộ lãnh đạo tại Trung tâm, các mẹ trực tiếp chăm sóc tre, gia đình trẻ, cán bộ chính quyền địa phương, cán bộ phá lý, đoàn thanh niên và nhà trường. việc huy động được các thành phần này tham gia sẽ góp phần to lớn vào việc thức đẩy quá trình biện hộ đạt hiệu quả. Để tiến trình biện hộ đạt được thành công, nhân viên xã hội cần huy động được các nguồn lực chủ chốt góp phần thực hiện thành công quá trình biện hộ: bao gồm nhà trường, chính quyền địa phương, và các cán bộ trung tâm …. Thứ nhất đối với chính quyền địa phương, Để thực hiện biện hộ thành công và mang tính bền vững thì chính quyền địa phương cần có các biện pháp can thiệp cụ thể như: truyền thông, vận động người dân nang cao kiến thức về HIV/ AIDS, giảm kì thị phân biệt đối xử với trẻ em có HIV, có các chương trình truyền thông về việc thực hiện quyền cho trẻ em có HIV, tổ chức các hoạt động giao lưu giữa trẻ em có HIV với người dân, để người dân hiểu và cảm thông với hoàn cảnh trẻ có HIV, đặc biệt tại địa phương cần có các chương trình chính sách hỗ trợ cụ thể như: chính sách tạo việc làm, chính sách học nghề, được đến trường… Trong đó, vai trò của cá bộ văn hóa xã hội xã có vai trò quan trọng trong việc truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân trong cộng đồng, kết nối các chính sách hỗ trợ. Thứ hai về phía nhà trường, nhà trường chính là nưi tiếp nhận trực tiếp trẻ có HIV, giúp trẻ có cơ hội được đi học và hòa nhập xã hội. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tiêp cận, hưởng quyền theo quy định của luật pháp, giúp các em giảm bớt các tiêu cực của bản thân, hòa nhập xã hội tốt 11 hơn. Nhà trường cần tạo điều kiện giúp các em hòa nhập, mặt khác cần đẩy mạnh công tác truyền thông nnag cao nhận thức trong gia truwongf: nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên, học sinh trong trường; giáo viên ần là người gương mẫu, biết chía sẻ, giúp cho học sinh hiểu được vấn đề. Thêm vào đó nhà trường cũng cần 3.5.5 Hoàn thiện hồ sơ Hoàn thiện hồ sơ là một trong những bước vô cùng quan trọng, giúp cho úa trình biện hộ thự hiện quyền liên quan đến giáo dục va hòa nhập xã hội được hợp thức hóa và đảm bảo tình bền vững. Việc chuẩn bị các giáy tờ, hồ sơ liên quan đến quá trình biệ hộ cho trẻ nhiễm HIV gồm các thủ tục như sau; Thông tin cá nhân của trẻ, nguyện vọng của trẻ em có HIV và gia đình, một số văn bản luật liên quan đến việc thực hiện quyền của nhóm trẻ em có HIV, các cam kết của các bên liên quan: gia đình, nhà trường, cộng đồng, phụ huynh, học sinh…trong khi tiến hành thực hiện lấy ý kiến, đồng ý của các bên tham gia. Việc này đòi hỏi nhân viên xã hội cần tiến hành song song với các hoạt động, gặp gỡ các đối tượng, thành phần khi vận động họ tham gia vào quá trình biện hộ. Khi tiến hành hoàn tất cac thủ tục liên quan đến quá trình biện hộ thực hiện quyền của nhóm trẻ em có HIV/ AIDS, nhân viên xã hội cần thu thập được chính xác các thông tin liên quan đến cá nhân trẻ để không có nhữn sai phạm liên quan đến cá nhân trẻ. Điều này được thể hiện qua việc trao đổi thông tin với ban lãnh đạo trung tâm, án bộ địa phương và việc nghiên cứu hồ sơ cá nhân của thân chủ. 3.5.6 Biện hộ với nhà trường để trẻ được đi học Quá trình biện hộ với nhà trường là khâu cuối cùng trong kế hoạch thực hiện biện hộ quyền liên quan đến giáo dục và hòa nhập xã hội của trẻ em có HIV/ AIDS. Đây là một trong những bước, công việc vô cùng quan trọng khẳng định quá trình biện hộ có thành công được hay không? Việc giúp trẻ em có HIV / AIDS được đến trường, hòa nhập xã hội là một việc làm vô cùng có ý nghĩa, giúp các em được đảm bảo quyền và thực hiện ước mơ của mình. Để công tác biện hộ với nhà trường đạt hiệu quả bền vững, nhân viên xã hội cần biêt lựa chọn, nắm vững các vấn đề liên quan đến quyền lợi của trẻ. Thứ nhất, từ việc tìm hiểu các thông tin liên quan trực tiếp đến nu cầu, nguyện vọng cuẩ trẻ: Trẻ mong muốn được đi học, đến trường như thế nào? Mong muốn được tiếp xúc với bạn bè và thầy cô trong lớp ra sao? Để có thể đại diện, biểu đạt cho các thầy cô, ban lãnh đạo trong trường thấy được ước muốn, nguyện vọng sâu sắc của trẻ. Thứ hai, việc tiến hành lựa chọn môi trường giáo dục phù hợp, an toàn cũng có vai trò rất quan trọng, nhân viên xã hội cần đánh giá được năng lực của trẻ để tìm lớp, tìm trường cho phù hợp, tránh tình trạng trẻ tham gia học tập không phù hợp với trình độ, tọ áp lực lớn cho trẻ. Thứ ba, để biện hộ thành công thì nhân viên xã hội cần biết vận động, kết nối nhiều nguồn lực tham gia vào quá trình biện hộ đặc biệt là những người có nảh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của trẻ: cán bộ lãnh đạo trung tâm Lao động xã hội 02, người chăm sóc trực tiếp trẻ, gia đình của trẻ, cán bộ địa phương, các tổ chức đoàn thể nhân dân trong cộng đồng dân cư mà nhớm trẻ em có HIV đang sinh sống… Quá trình vận động nà có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng vận động, thuyết phục của nhân viên xã hội. Nhân viên xã hội cần là người có kiền thức chuyên môn và kỹ năng vận động tốt, biêt thuyết phục họ tham gia vào quá trình này, cần giúp cho họ thấy được lợi ích thiết thực của công tác thực hiện biện hộ quyền liên quan đến giáo dục, hòa nhập xã hội cho trẻ em có HIV. Thêm vào đó, cần vận động họ tham gia vào quá trình biện hộ, vận động người daan trong cộng đồng tham gia, xóa bỏ mặc cảm, kì thị với nhóm trẻ em có HIV, giúp họ nâng cao nhận thức và tạo môi trường xã hội an toàn, lành mạnh giúp cho trẻ em có HIV/ AIDS có cơ hội được hòa nhập. Thứ tư, khi trao đổi gặp gỡ trực tiếp ban lãnh đạo nhà trường, giáo viên trong trường, nhân viên xã hội cùng các bên tham gia cùng trao đổi về quy chế, phương thức cho trẻ đến trường như thế nào, phương pháp giúp trẻ tiếp cận học tập là gì? Việc tổ chức các buổi hoạt động giúp trẻ hòa nhập cộng đồng, xã hội diễn ra như thế nào? Thuyết phục vận động học tạo điều kiện tốt nhất để trẻ được học tập. Khi tiến hành hoạt động này nhân viên xã hội cần giải thích được: Nhiề u người cho rằ ng trẻ em nhiễm HIV cầ n đươ ̣c tách riêng trong trường học, lớp học, nơi vui chơi và nơi ở để không lây truyề n HIV cho các trẻ em khác. Tách riêng trẻ nhiễm HIV không phòng được lây nhiễm HIV cho những trẻ em khác mà làm tổn thương tinh thần, tình cảm của trẻ nhiễm HIV. HIV không lây qua tiế p xúc thông thường, do vâ ̣y không cần tách biê ̣t trẻ nhiễm HIV tại các trường học, lớp học, nơi vui chơi hoặc nơi ở. Sự tách biê ̣t này 12 gây nên sự kỳ thị với trẻ em nhiễm HIV vì mọi người sẽ biết trẻ học trong trường học, lớp học hoặc ở nơi dành riêng đó là những trẻ em nhiễm HIV. Do vậy, Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ cũng không phải là lý do để tách biệt trẻ nhiễm HIV. Các nhiễm trùng cơ hội mà trẻ nhiễm HIV gặp như: viêm phổi, tiêu chảy, viêm da cũng là những bệnh mà trẻ em khác thường gặp. Vì vậy, nhu cầu dịch vụ chăm sóc cho trẻ em nhiễm HIV cũng giống như nhu cầu dịch vụ chăm sóc cho trẻ em khác. Trẻ nhiễm HIV được gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng sẽ đảm bảo phát triển cả về thể chất và tình cảm.Cộng đồng có vai trò quan trọng trong việc giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Thứ năm, nhân viên xã hội cần phối hợp được với kết hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân trong cộng đồng về vấn đề HIV/ AIDS, giảm kì thị, xa lánh, tạo điều kiện cho nhóm trẻ em có HIV có cơ hội được hòa nhập cộng đồng. Nhà trường có ý nghĩa vô cùng to lớn trong công tác thực hiện vận động, tuyên truyền. Giáo viên trong trường, ban lãnh đạo nhà trường có vị trí quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của phụ huynh, các bậc cha mẹ có con em theo học tại trường, và chính bản thân học sinh tại đây...giúp cho phụ huynh, học sinh nnag cao nhận thức, xóa bỏ rào cản tạo điều kiện cho nhóm trẻ em có HIV/ AIDS tại trung tâm được đến trường học tập, vui chơi giải trí và hòa nhập xã hội như bao trẻ em cùng chăng lứa. 3.6 Mô hình biện hộ của công tác xã hội về thực hiện quyền giáo dục, hòa nhập xã hội cho trẻ em có HIV. Trong mô hình biện hộ của công tác xã hội bao gồm có 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thực hiện và giai đoạn lượng giá kết thúc. Trong ba bước này, nhân viên xã hội cần là người chủ động thực hiện các hoạt động như: Thu thập các thông tin liên quan đến vấn đề, nhu cầu nguyện vọng của nhóm trẻ em có HIV/ AIDS tại trung tâm, xác định các nguồn lực có thể tham gia trực tiếp vào quá trình biện hộ; gặp gỡ trực tiếp các cá nhân, tổ chức đã xác định để lấy ý kiến huy động họ cùng tham gia bện hộ thực hiện quyền liên quan đến giáo dục và hòa nhập xã hội cho nhóm trẻ em có HIV, mặt khác cùng với các bên liên đới cùng gặp gỡ nhà trường để trao đổi thảo luận, biện hộ quyền liên quan đến giáo dục, hòa nhập xã hội; chuẩn bị các thủ thục hồ sơ liên quan đến quyền lợi của nhóm trẻ… Mặt khác nhân viên xã hội cần lượng giá được sau khi thực hiện mỗi một hoạt động, kết quả đạt được, mức độ thành công đạt được là gì? 3..6.1 Giai đoạn chuẩn bị: Nhân viên xã hội cần chủ động tích cực nghiên cứu các thông tin liên quan đến trẻ, bằng việc thu thập thông tin liên quan đến cá nhân nhóm trẻ, nhân viên xã hội có thể gặp gỡ trực tiếp các cán bộ lãnh đạo tại trung tâm, những người mẹ chăm sóc trực tiếp trẻ, thông qua việc quan sát đời sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ, và quan trọng là việc gặp gỡ trực tiếp các nhóm trẻ em có HIV/ AIDS tại trung tâm, nhân viên xã hội sẽ thấy được những khó khăn vướng mắc của trẻ: tâm lý tự ti, mặc cảm vè bản thân trước sự kì tị, xa lánh của cộng đồng dân cư, và mong muốn được cắp sách đến trường, hòa nhập xã hội của các trẻ em nơi đây. Việc năm được tốt những đặc điểm tâm sinh lý của nhóm trẻ em có HIV sẽ giúp ích rất nhiều cho nhân viên xã hội trong việc thu thập và khai thác thông tin, đánh giá được chính xác các nhu cầu, nguyện vọng của trre. Nhân viên xã hội sẽ xác định được đâu là những vấn đế càn ưu tiên giải quyết. Trên cơ sở năm được các thông tin của trẻ, nhân viên xã hội sẽ thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, mối quan hệ của trẻ với môi trường xung quanh hiện tại như thế nào?. Trong giai đoạn này nhàn viên xã hội cần xác định được các thành phần liên đới có thể tha gia trực tiếp vào quá trình biện hộ và có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của nhóm trẻ: cán bộ trung tâm, chính quyền địa phương, nhà trường, các đoàn thể nhân dân tại địa phương trẻ em có HIV đang sinh sống… Việc xác định được rõ các nguồn lực hỗ trợ cũng như các dịch vụ có thể huy động được khi biện hộ thực hiện quyền cho nhóm trẻ sẽ giúp nhân viên xã hội nâng cao hiệu quả hoạt động. Nhân viên xã hội cũng cần xác đinh các cách thức có thể tiến hành gặp gỡ cấc đối tượng , thành phần ó thể tham gia biện hộ như: gặp gỡ trực tiếp, gián tiếp trên cơ sở phân tích, gúp cho họ hiệu ý nghĩa của quá trình biện hộ giúp trẻ em được thực hiện quyền liên quan đến giáo dục, hòa nhập xã hội là gì? Thêm vào đó, một việc rất quan trọng nứa, nhân viên xã hội cần là người chủ động chuẩn bị các thủ tục. hồ sơ liên quan trực tiếp đến quá trình thực hiện biện hộ, các thông tin hồ sơ cá nhân của trẻ, cũng như các cam kết cần thiết có thể thực hiện, một số văn bản pháp lý có thể thực hiện, để tạo điều kiện, tình pháp lý bền vững cho hoạt động. 13 Như vậy trong giai đoạn chuẩn bị này cũng bao hàm cả việc tăng cường nhận thức về việc học tập và hòa nhập xã hội cho trẻ, việc vận động gia đình và vận đông các bên liên đới, chuẩn bị các thủ tục hồ sơ liên quan đến quá trình thực hiện… Đây là bước cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành các bước tiếp theo được thuận lợi, nhân viên xã hội càng chủ động tchs cực, xác định đúng vấn đề bao nhiêu, huy động được càng nhiều nguồn lực tham gia vào quá trình trợ giúp thì sẽ càng tạo điều kiện, cơ hội cho quá trình thực hiện biện hộ hiệu quả và bền vững bấy nhiêu. Việc này đem lại ý nghĩa vô cùng quan trọng cho chính bản thân nhóm trẻ, mà nó còn giúp cho kỹ năng nghiệp vụ của nhân viên xã hội ngày cảng được năng cao. Khi thực hiện gia đoạn này này, nhân viên xã hội cũng cần đánh giá được đâu là những vấn đề cần ưu tiên để trợ giúp cho nhóm trẻ, hiệu quả đạt được của từng hoạt động đạt được ở mức nào để có sự điều chỉnh cho phù hợp. Việc đánh giá , lượng giá lại từng nội dung công việc một cách thường xuyên sẽ giúp cho nhân viên có cách nhìn một cách tổng thể, tóm lược được diễn biến hoạt động đang thực hiện ở đâu? Hiệu quả của từng nguồn lực huy động đạt được ra sao? Những kinh nghiệm, bài học rút ra cho bản thân là gì? 3.6.2 Giai đoạn thực hiện: Trong giai đoạn này nhân viên xã hội tiến hành gặp gỡ trực tiếp các cá nhân, cơ quan tổ chức – nguồn lực đã xác định ở trên để truyền tải ý kiến, huy động họ cùng tham gia vào quá trình biện hộ thực hiện quyền giáo dục và hòa nhập giáo dục cho nhóm trẻ em có HIV tại trung tâm. Nhân viên xã hội gặp gỡ trực tiếp ban lãnh đạo, các cán bộ tại Trung tâm lao động 02 để tiemf hiểu các hoạt động đã từng hỗ trự cho nhóm trẻ em có HIV tại Trung tâm, tìm hiểu các mô hình hoạt động đã diễn ra tại đây, lấy ý kiến của họ về ý nghĩa của công tác biện hộ thực hiện quyền giáo dục vào hòa nhập xã hội cho nhóm trẻ em có HIV. Mặt khác, nhân viên xã hội cũng cần chủ động tích cực gặp gỡ cán bộ địa phương, các tổ chức đoàn thể tại địa phương như: đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, huy động lấy ý kiến của họ, vận động họ cùng tham gia gặp gỡ nhà trường, để truyền tải các thông tin, nguyện vọng của nhóm trẻ, để nhà trường có thể tạo điều kiện, giúp các em được thực hiện quyền lợi trực tiếp của mình. Thứ nhất, Nhân viên xã hội có thể tiến hành gặp gỡ trực tiếp các bên liên đới hoặc tổ chức một số buổi thảo luận để lấy ý kiến từ họ, xem xét thái độ của họ về vấn đề này như thế nào, mức độ đóng góp ý kiến thường tập trung vào những hoạt động gì? Và lấy cam kết ý kiến từ họ. Các bên tham gia liên đới đã xác định bao gồm: cán bộ trung tâm, cán bộ địa phương, các tổ chức đoàn thể nhân dân tại địa phương mà nhóm trẻ em có HIV/ AIDS đang sinh sống, nhà trường….là những lực lượng vô cngf quan trọng, có ý nghĩa ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của trẻ. Hok là những người có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình biện hộ. Việc huy động được họ tham gia có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của công tác biện hộ thực hiện quyền. Họ cũng chính là những người đại diện tiếng nói cho nhóm trẻ em có HIV/ AIDS. Đây cũng chính là một lực lượng có ý nghĩa to lớn trong công tác thực hiện tuyên truyền, nnag cao nhận thức của người dân trong cộng đồng về vấn đề giảm kì thị, phân biệt đối xử với nhóm trẻ em có HIV, giúp người dân nàng cao nhận thức về vấn đề HIV< thuwvj hiện quyền liên quan đến nhóm trẻ em có HIV, nâng cao nhận thức cho phụ huynh học sinh tai trường học về vấn đề trẻ em có HIV có quyền được đến trường, khong được xa lánh kì thị, trẻ em có HIV… Ddieuf này có ý nghĩa vô cùng to lớn, nhân viên xã hội có thể kết hợp cùng với các bên tham gia tổ chức các buổi thảo luận, tọa đàm về vấn đề giảm kì thi, nnag cao quyền cho nhóm trẻ em có HIV. Thứ hai, nhân viên xã hội tiến hành gặp gỡ nhà trường để tiến hành công tác biện hộ quyền liên quan đến giáo dục và hòa nhập xã hội cho nhóm trẻ em có HIV. tư, khi trao đổi gặp gỡ trực tiếp ban lãnh đạo nhà trường, giáo viên trong trường, nhân viên xã hội cùng các bên tham gia cùng trao đổi về quy chế, phương thức cho trẻ đến trường như thế nào, phương pháp giúp trẻ tiếp cận học tập là gì? Việc tổ chức các buổi hoạt động giúp trẻ hòa nhập cộng đồng, xã hội diễn ra như thế nào? Thuyết phục vận động học tạo điều kiện tốt nhất để trẻ được học tập. Khi tiến hành hoạt động này nhân viên xã hội cần giải thích được: Nhiề u người cho rằ ng trẻ em nhiễm HIV cầ n đươ ̣c tách riêng trong trường học, lớp học, nơi vui chơi và nơi ở để không lây truyề n HIV cho các trẻ em khác. Tách riêng trẻ nhiễm HIV không phòng được lây nhiễm HIV cho những trẻ em khác mà làm tổn thương tinh thần, tình cảm của trẻ nhiễm HIV. HIV không lây qua tiế p xúc thông thường, do vâ ̣y không cần tách biê ̣t trẻ nhiễm HIV tại các trường học, lớp học, nơi vui chơi hoặc nơi ở. Mặt khác nhân viên xã hội cũng cần tiến hành các cam kết từ phía nhà trường: nhà trường thực hiện việc đảm bảo thực hện quyền thông qua quy chế, nội dung của nhà trường có quy định cho trẻ em có HIV được đến trường như thế nò? Nhà trường cung cấp cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho trẻ em có HIV được đến trường ra sao? Mức độ tham gia vào công tác tuyên truyền của 14 lãnh đạo nhà trường, giáo viên trong việc nâng cao nhận thức cho phụ huynh học sinh như thế nào?. Những việc này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thứ ba, một hoạt động cũng có tác động tích cực, tạo tính bền vững cho quá trình biện hộ đó là công tác truyền thông, nang cao nhận thức trong cộng đồng. Muốn công tác biện hộ thực hiện quyền giáo dục và hòa nhập xã hội đat được hiệu quả lâu dài, thì công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân phải được đẩy mạnh. Việc nâng cao nhận thức về vấn đề giảm kì thị trong cộng đồng là một vấn đề lâu dài, đòi hỏi sự tham gia tích cực từ nhiều phía, đặc biệt à nhà trường và cán bộ địa phương có ý nghĩa vô cùng tích cực. Nhà trường, địa phuwong tham gia tchs cụa vào công tác tuyên truyền có thể thông qua: phương tiện truyền thanh, tổ chức các buổi họp dân, họp phụ huynh – học sinh…để phổ biến các luật, chính sách liên quan đến viện thực hiện quyền cho nhóm trẻ em có HIV/ AIDS. Tại địa phương, cộng đồng có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa giúp trẻ em có HIV có điều kiện được vui chơi, hòa nhập xã hội. Điều này có ý nghĩa vô cùng tích cực, giúp chính bản thân trẻ em có HIV có thêm nghị lực vào cuộc sống, không còn tự ti mặc cảm về bản thân. Vì vậy, công tác tuyên truyền nnag cao nhận thức của người dân trong cộng đồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. các cán bộ địa phương, các tổ chức đoàn thể nhân nhân tại địa phương, giáo viên, nhà trường…là những nhân tố quan trọng trong công tác thực hiện quyền vì vậy mỗi một công dân địa phương cần ý thức được trách nhiệm, nang cao nhận thức , mở rộng trái tim để tạo cơ hội cho trẻ emcó HIV được đến trường. Thứ tư, việc tổ chức tiến hành họa động đi học, hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có HIV. Dựa trên những cam kết trực tiếp của nhà trường: về việc tổ chức cho trẻ được đến trường như thế nào? Việc tổ chức các hoạt động vui chơi, hòa nhập xã hội cho trẻ được tham gia ra sao? Nhân viên xã hội sẽ đánh giá được hiệu quả của hoạt động thông qua thái độ tâm lý, hành vi của trẻ. Trẻ em có HIV cảm thấy tự tin hơn, cảm thấy mình có giá trị hơn, được yêu thuông, tôn trọng hơn…thì chính các em đã được thực hiện và hưởng quyền, cộng đồng xã hội đã nnanag cao nhận thức, thái độ, giảm kì thị, hiệu quả của công tác biện hộ đạt được nhiều chuyển biến tích cực. đay là một điều có ý nghĩa vô cùng trong hoạt động công tác xã hội. Thứ năm, nhân viên xã hội sau mỗi hoạt động thực hiện cần đánh giá, lượng giá được hiệu quả của vấn đề. Việc gặp gỡ các bên liên đới được thực hiện ra sao? Đâu là thành phần tham gia và có cam kết tham gia tích cực? việc tiến hành gặp gỡ nhà trường đã đật được hiệu quả như thê nào? Những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành quá trình biện hộ là gì? Việc huy động các bên tham gia vào công tác tuyên truyền như thế nào? Có gặp khó khăn gì không? Mục tiêu của quá trình biện hộ này đã đạt được ở mức độ nào đã đáp ứng được yêu cầu của dối tượng hay chưa? Cá nhân, tổ chức, cơ quan chính quyền tham gia vào công tác biện hộ đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền nnag cao nhận thức trong cộng đồng như thế nào? Hiệu quả đạt được ra sao? Do vậy có thể thấy được rằng, quá trình tiến hành thực hiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng, trên cơ sở xác định các vấn đề liên quan đến nhu cầu của trẻ, các thành phần có thể thể huy động tham gia hỗ trợ giải quyết vấn đề, thì việc tiến hành thực hiện trên thực tế đã đạt được đã khẳng định tình hiệu quả, bền vững của hoạt động. Nó góp phần quan trọng trong việc tạo cơ hội cho trẻ em có HIV được thực hiện quyền đêm lại cuộc sống vô cùng có ý nghã cho các em, giúp các em không còn tự ti, mặc cảm về bản thân, sống tích cực. Điều này có ý nghĩa vô cùng nhân văn trong hoạt động công tác xã hội. 3.6.3 Giai đoạn Lượng giá, kết thúc Trong giai đoạn này, nhân viên xã hội cần thường xuyên liên hệ với các bên tham gia vào quá trình biện hộ để có thêm các thông tin liên quan chính đáng đến việc thực hiện quyền cho nhóm trẻ em có HIV. Trong giai đoạn này, nhân viên xã hội cần xác định, đánh giá được các thành phần nào có thể tham gia trực tiếp vào quá trình biện hộ, mức độ họ tham gia như thế nào? Mặt khác nhân viên xã hội cần chủ động, lượng giá nhu cầu của nhóm trẻ đã được thực hiện đến đâu, mức độ đáp ứng như thế nào? Sau khi thực hiện quá trình biện hộ liên quan đến vấn đề giáo dục tại trường học và việc vận động tổ chức nhiều hoạt động xã hội, vui chơi giải trí tại cộng đồng cho nhóm trẻ thì nhóm trẻ em có những thay đổi như thế nào về hành vi, thái độ. Đồng thời đánh giá tính khả thi của quá trình biện hộ; những khó khăn xảy ra khi thực hiện để từ đó có những phương hướng, giải pháp khắc phục; những bài học kinh nghiệm rút ra cho bản thân. Để thực hiện vai trò của Người biện hộ, các nhân viên xã hội cần trả lời được các câu hỏi cơ bản sau đây: Hiểu rõ được vấn đề, nhu cầu mong muốn của đối tượng là gì? Vai trò, trách nhiệm của nhân viên xã hội khi thực hiện biện hộ quyền cho đối tượng ở mức độ nào? Mục tiêu của quá trình biện hộ này cần đạt 15 được là gì? Cá nhân, tổ chức, cơ quan chính quyền nào cần tiếp cận để tham gia vào quá trình biện hộ để trợ giúp là gì? Mức đọ tham gia của các bên liên đới ra sao? Kết quả cần đạt được khi thực hiện quá trình biện hộ là gì? Mức độ đáp ứng nhu cầu của nhóm trẻ em có HIV và sự thay đổi của đối tượng sau khi thực hiện biện hộ như thế nào? Tính hiểu quả bền vững của hoạt động được đánh giá ở cấp độ nào? Thái độ của người dân trong cộng đồng? Hiệu quả của công tác truyền thông nâng cao nhận thức trong cộng đồng? Có thể nói rằng công tác đánh giá, lượng giá lại tiến trình hoạt dộng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, việc đánh giá, lượng giá lại toàn bộ tiến trình sẽ giúp cho nhân viên có cách đánh giá tổng thể về toàn bộ tiến trình, xem xét hiệu quả của từng hoạt động ra sao? Những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành? Mức độ tham gia của đối tượng va các bên lien quan? Sự thay đổi của nhóm trẻ sau quá trinh biện hộ, thái độ của người dân trong cộng đồngthay đổi như thế nào? Nhân viên xã hội sẽ có cái nhìn tổng thể, có sự điều chỉnh phù hợp để quá trình biện hộ đạt hiệu quả nhất. Sau khi đánh giá toàn bộ nội dung của tiến trình hoạt động, dựa trên những kết quả đã đath được nhân viên xã hội cũng đề xuất một số giải pháp và rút ra một số bài học cho bản thân sau khi tiến hành biện hộ. Về đề xuất giải pháp: Phía trung tâm: các cán bộ lãnh đạo cần xây dựng thêm nhiều phong trào, hoạt động cộng đồng để tạo điều kiện cho nhóm trẻ được tham gia vào các hoạt động cộng đồng, nâng cao tính tự tin, hòa nhập xã hội. Nhân viên xã hội: cần tiếp tục bổ sung các kiến thức pháp luật, các kiến thức biện hộ, bổ sung hoàn thiện kỹ năng: đặc biệt kỹ năng thương lượng, giải quyết vấn đề; kỹ năng huy động nguồn lực trợ giúp. Một số kinh nghiệm rút ra trong tiến trình thực hiện biên hộ. Thứ nhất, Nhân viên xã hội cần xác định được rõ những mong muốn, nguyện vọng của đối tượng qua đó xác định các vấn đề ưu tiên cần trợ giúp, để từ đó đem lại hiệu quả bền vững cho hoạt động. Thứ hai, nhân viên xã hội cần có các kỹ năng cần thiết: thương lượng, thuyết phục…để có thể huy động được nhiều nguồn lực vào quá trình trợ giúp. Để thực hiện được quá trình này, đẩy mạnh thực hiện quyền cho nhóm trẻ em có HIV cần phải huy động được các nguồn lực tham gia, đặc biệt là những người có ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của các nhóm trẻ. Thứ ba, để thực hiện được biện hộ thực hiện quyền, đem lại hiệu quả bền vững cần thời gian tiến hành lâu dài, đặc biệt là công tác vận động tuyên truyền nang cao nhận thức của người dân trong cộng đồng. Nhân viên xã hội cần biết kết hợp chặt chẽ với nhà trường, chính quyền địa phương nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền cho người dân trong cộng đồng, giảm kì thị, xa lánh phân biệt đối xử với nhóm trẻ em có HIV sống trên địa bàn. Tiểu kết chương 3: Trong chương này, nhà nghiên cứu đi sâu làm rõ mục tiêu của quá trình biến hộ, xác định các thành phần tham gia vào quá trình biện hộ, tiến trình tiến hành biện hộ quyền giáo dục và hòa nhập xã hội của nhóm trẻ em có HIV/ AIDS tại trung tâm, so sánh với mô hình thực hiện Biện hộ của công tác xã hội, qua đó nhân viên xã hội rút ra được những thuận lợi và khó khăn, bài học cho bản thân khi tiến hành công tác công tác biện hộ. 16 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Nguyên nhân thực trạng của vấn đề này xuất phát từ nhiều yếu tố, từ nhận thức của người dân tại cộng đồng người dân chưa có nhận thức tốt về vấn đề HIV/ AIDS, sự thiếu quan tâm từ phía cộng đồng, ít có các chương trình can thiệp tại địa phương; công tác truyền thông nâng cao nhận thức trong cộng đồng còn yếu, chưa có các chương trình tích cực liên quan đến công tác vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng, giảm kì thị với nhóm trẻ em có HIV/ AIDS. Việc thực hiện biện hộ thực hiện quyền liên quan đến giáo dục và hòa nhập xã hội cho nhóm trẻ em có HIV tại trung tâm có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi cho nhóm trẻ, tạo điều kiện cho nhóm trẻ được đến trường, hòa nhập xã hội, vượt qua các rào cản xã hôi, mặc cảm tự ti của bản thân để trở thành công dân tốt. Nhân viên xã hội tham gia vào quá trình thực hiện biện hộ từ những việc làm cụ thể từ việc tìm hiểu mong muốn nguyện vọng của nhóm trẻ; nắm rõ các văn bản, chính sách liên quan đến quyền lợi của trẻ; Vận động , huy động các nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình biện hộ giúp nhóm trẻ có cơ hội được đến trường, và hòa nhập xã hội. Trong quá trình tiến hành biện hộ thực hiện quyền cho nhóm trẻ, nhân viên xã hội sẽ đánh giá được kết quả của quá trình, đánh giá được những khó khăn thuận lợi và rút ra những bài học cho bản thân trong khi tham gia vào quá trình biện hộ. Khuyến nghị Nhân viên xã hội Nhân viên công tác xã hội cần phải được tạo điều kiện tốt để khẳng định được vai trò vị trí của mình. Nhân viên công tác xã hội phải thật sự là người yêu nghề, phải là người thật sự tâm huyết với nghề. Nhân viên công tác xã hội cần phải luôn học hỏi để trau dồi kiến thức, nâng cao năng lực, trình độ, chuyên môn đồng thời phải linh hoạt, linh động trong việc giải quyết, can thiệp, trợ giúp các trường hợp. Trong quá trình tiến hành biện hộ thực hiện quyền trợ giúp cho nhóm trẻ em có HIV tại trung tâm, nhân viên xã hội cần phải có lòng yêu nghề, thấy rõ được vị trí vai trò của mình trong tiến trình, cần có lòng yêu trẻ, hiểu được các đặc điểm tâm lý , những nhu cầu mong muốn của nhóm trẻ để xây dựng chương trình trợ giúp hiệu quả, phù hợp; mặt khắc nhân viên xã hội cần có những hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực của đời sống xã hội, các văn bản luật, chính sách, các nguồn lực có thể huy động để có thể tham gia vào quá trình biện hộ, trợ giúp nhóm trẻ. Đặc biệt nhân viên xã hội cần phải biết trau dồi tri thức, rèn luyện kỹ năng cho bản thân và cần nắm rõ các nguyên tắc cũng như các phương pháp can thiệp của công tác xã hội, các tiến trình trợ giúp để từ đó vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong quá trình trợ giúp. Phía xã hội: Thứ nhất cần đẩy mạnh việc triển khai đồng bộ việc thực hiện các chính sách, văn bản luật liên quan đến việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em, đặc biệt là các chính sách liên quan đế nhóm trẻ em có HIV, cần tạo môi trường xã hội, trường học và cộng đồng an toàn, tạo cơ hội cho trẻ được học tập, vui chơi giải trí và hòa nhập cộng đồng. Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong cộng đồng về vấn đề HIV/ AIDS; giảm dần sự kì thị xa lánh, xa lánh, miệt thị trẻ em có HIV. Thứ ba, các cơ quan ban ngành xã hội cần chung tay góp sức có các chương trình, hoạt động cụ thể nhằm đẩy mạnh hiệu quả của công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức các chương trình giao lưu, giúp trẻ em có HIV có cơ hội hòa nhập. 17 Chính quyền địa phương Bên cạnh tăng cường và đẩy mạnh vai trò của nhân viên công tác xã hội thì yêú tố chính quyền cũng là một nguồn lực rất quan trọng để thúc đẩy việc can thiệp, trợ giúp và giảm thiểu tình trạng kì thị , phân biệt đối xử trong cộng đồng, tạo cơ hội cho nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có cơ hội tiếp cận giáo dục và hòa nhập cộng đồng. Chính quyền cần phải quan tâm thật sự vào vấn đề này, cần phải vào cuộc để cùng với nhân viên công tác xã hội can thiệp, trợ giúp cho nhóm trẻ em có HIV. Chính quyền cần phải giám sát, quản lý chặt chẽ hơn, không được thờ ơ, đứng ngoài cuộc, hay coi nhẹ vai trò của bản thân mình cũng như vai trò của nhân viên công tác xã hội. Chính quyền cần phải thường xuyên tuyên truyền vận động, có các chương trình can thiệp cụ thể vào công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em, vận động các gia đình cá nhân trong cộng đồng nâng cao nhận thức về HIV/ AIDS; giảm kì thị xa lánh đối với nhóm trẻ; thường xuyên tổ chức các chương trình vui choi giải trí, hòa nhập cộng đồng tạo cơ hội cho trẻ em có HIV có điều kiện tiếp cận.Trong đó, cán bộ văn hóa xã hội tại địa phương cần chú trong tới công tác rà soát,vận động các cơ quan, tổ chức địa phương tham gia. Đồng thời cần phải tạo mọi điều kiện cho nhân viên công tác xã hội phát huy được vai trò của họ bằng cách kết hợp, phối hợp với nhân viên công tác xã hội để họ có thể can thiệp tốt nhất. Cán bộ, lãnh đạo trung tâm Các cán bộ, lãnh đạo trung tâm cũng có vai trò rất lớn trong việc triển khai thực hiện, đây nhanh qua trình thực hiện quyền cho các nhóm trẻ em tại trung tâm, các cán bộ lãnh đạo tại trung tâm có thể đóng vai trò là người đại diện cho trẻ, nói lên những nhu cầu, nguyện vọng của trẻ; trên cơ sở các văn bản chính sách của Đảng và Nhà nước, các cán bộ trung tâm cần tích cực chủ động xây dưng, triển khai tổ chức các chương trình hoạt động ngoại khóa ngoài cộng đồng, tạo điều kiện cho nhóm trẻ em có HIV được vui chơi, hòa nhập. Thêm vào đó, những người trực tiếp chăm sóc trẻ cần chú ý quan tâm, chăm sóc nhiều hơn đến trẻ, để trẻ cảm nhận được tình yêu thương, chăm sóc tôn trọng từ phía mọi người. Nhà trường, cơ sở y tế và các tổ chức, đoàn thể tại địa phương Đây cũng là một trong những nguồn lực quan trọng tham gia vào công tác bảo vệ chăm sóc cho nhóm trẻ em có HIV tại trung tâm, trên cơ sở những nhu cầu nguyện vọng của trẻ, các cơ sở y tế, giáo dục cần tạo điều kiện để trẻ được đến trường học tập, được khám chữa bệnh và chăm sóc y tế tránh thái độ kì thị, xa lánh tạo tâm lí tự ti , mặc cảm cho trẻ; các cơ quan ban ngành địa phương như: Hội phụ nữ, đoàn thanh niên, mặt trận tổ quốc và các cá nhân có uy tín, tác động tích cực trong cộng đồng cần tham gia tích cực vào công tác vận động nâng cao nhận thức của người dân tại cộng đồng. Giải pháp quan trọng nhất vẫn là cung cấp thông tin đầy đủ để mỗi người dân được hiểu chính xác và đầy đủ về HIV/AIDS, về các con đường lây truyền và biết cách phòng tránh lây nhiễm HIV cho bản thân cũng như gia đình. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan