Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bước đầu tìm hiểu những liên hệ về âm và nghĩa trong vốn hình tiết tiếng việt...

Tài liệu Bước đầu tìm hiểu những liên hệ về âm và nghĩa trong vốn hình tiết tiếng việt

.PDF
121
420
91

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LUẬN VĂN CAO HỌC ĐỀ TÀI: BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU NHỮNG LIÊN HỆ VỀ ÂM VÀ NGHĨA TRONG VỐN HÌNH TIẾT TIẾNG VIỆT CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ MÃ SỐ: 5.04.08 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. HOÀNG CAO CƯƠNG HỌC VIÊN THỰC HIỆN: LÊ THỊ THANH NGÀ 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU……………………………………………………………… 5 1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI…………………………………………………………………….. 5 2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………………………………… 3. CÁI MỚI CỦA ĐỀ TÀI…………………………………………………… 6 4. BỐ CỤC …………………………………………………………………………………………………… 7 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT………………………………………………… 8 1.1. TỪ VÀ NGHĨA CỦA TỪ………………………………………………… 8 1.1.1. Đặc trƣng tín hiệu của từ ……………………………………………………… 8 1.1.2. Đặc trƣng hệ thống của từ ……………………………………………………… 10 1.1.3. Hai quá trình từ vựng học cơ bản………………………………………… 12 1.1.3.1. Đồng âm ………………………………………………………………………… 12 1.1.3.2. Đồng nghĩa……………………………………………………………… ………. 14 1.1.4. Từ tƣơng tự ……………………………………………………………………………..15 1.1.4.1. Định nghĩa……………………………………………………………………… 15 1.1.4.2. Phân loại ………………………………………………………………………….. 19 1.2. ÂM VỊ VÀ NÉT KHU BIỆT TRONG ÂM VỊ HỌC TIẾNG VIỆT……………. 23 1.2.1. Âm tiết ………………………………………………………………………………… 23 1.2.2. Cấu trúc âm tiết…………………………………………………………………… 23 1.2.3. Âm vị và hệ thống nét khu biệt…………………………………………….. 27 1.2.3.1. Âm đầu ……………………………………………………………………………. 27 1.2.3.2. Âm chính …………………………………………………………………………… 28 1.2.3.3. Âm cuối …………………………………………………………………………… 29 1.2.3. 4. Các điệu vị ………………………………………………………………………... 30 1.2.3.4.1. Thanh điệu………………………………………………………………………. 30 1.2.3.4.2. Tròn môi hoá âm tiết……………………………………………………….. 31 1. 3.TIỂUKẾT………………………………………………………………………………….. 31 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ DỮ LIỆU……………………………………………….. 32 2.1. NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN……………………………………………………………. 32 2.1.1. Nhóm nguyên tắc 1……………………………………………………………… 33 2.1.2. Nhóm nguyên tắc 2……………………………………………………………….. 33 2.2. NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI…………………………………………………………… 36 2.3. PHÂN TÍCH BẢNG CƠ SỞ DỮ LIỆU …………………………………………….. 39 2.3.1. Nhận xét chung…………………………………………………………………….. 39 2.3.2. Đặc điểm từ loại của các yếu tố………………………………………………. 40 2 2.3.3. Cấu tạo của các đơn vị song tiết……………………………………………… 41 2.3.4. Các biểu hiện về sự chuyển biến hình thức âm thanh…… 45 CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH HIỆN TƢỢNG TƢƠNG TỰ TỪ VỰNG HỌC TRONG TIẾNG VIỆT ……………………………………… 46 3.1. NHÓM TƯƠNG TỰ TỪ VỰNG HỌC LOẠI 1 ……………………………… 46 3.1.1 Âm đầu……………………………………………………………………………….. 47 3.1.1.1 Cơ sở ngữ âm học lịch sử………………………………………………….. 47 3.1.1.2. Mô tả một số tƣơng ứng âm đầu ………………………………………… 48 3.1. 1.2.1. Phƣơng thức…………………………………………………………………… 48 3.1. 1.2.2. Bộ vị ……………………………………………………………………………. 58 3.1.2. Âm chính…………………………………………………………………………… 69 3.1.2.1 Cơ sở ngữ âm học lịch sử………………………………………………………69 3.1. 2.2. Mô tả một số tương ứng âm chính………………………………………. 70 3.1.2.3. Tiểu kết …………………………………………………………………………….. 81 3.1.3 Âm cuối……………………………………………………………………………….. 81 3.1.3.1 Cơ sở ngữ âm học lịch sử………………………………………………………81 3.1.3.2. Mô tả một số tương ứng âm cuối ………………………………………… 82 3.1.3.2.1. Phƣơng thức…………………………………………………………………….. 82 3.1.3.2.2. Bộ vị……………………………………………………………………………….. 85 3.1.3.3. Tiểu kết……………………………………………………………………………… 89 3.1.4. Điệu vị………………………………………………………………………………… 89 3.1.4.1. Thanh điệu…………………………………………………………………………. 89 3.1.4.1.1. Cơ sở ngữ âm lịch sử……………………………………………………….. 90 3.1.4.1. 2. Mô tả một số tương ứng thanh điệu………………………………….. 99 3.1.4.1. 3. Tiểu kết…………………………………………………………………………… 100 3.1.4.2.Tròn môi hoá âm tiết (âm đệm) …………………………………………… 102 3.2. NHÓM TƯƠNG TỰ TỪ VỰNG HỌC LOẠI 2 ………………………………. 102 3. 2.1. Tiểu nhóm A………………………………………………………………………….103 3. 2.2. Tiểu nhóm B……………………………………………………………………….. 105 3. 2.3. Tiểu nhóm C……………………………………………………………………….. 108 3. 2.4. Tiểu nhóm D………………………………………………………………………….109 3. 2.5. Tiểu nhóm E…………………………………………………………………………. 111 KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………. 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………….. 115 3 MỞ ĐẦU 1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong hệ thống từ vựng tiếng Việt có một hiện tƣợng rất đáng chú ý. Đó là hàng loạt các hình tiết tƣơng tự nhau về ngữ âm đồng thời lại có những tƣơng tự nào đó về nghĩa, hiểu theo nghĩa rộng của từ này. Chẳng hạn nhƣ: bủn – mủn, vấu – mấu, vắn – ngắn; đàm - đờm, ngóc - ngách, rạ - rựa; bệt – bết, lén – lẻn, ngưng – ngừng; phản – ván, giun – trùn, vỗ – phổ,…... Đối với Việt ngữ học, các nguyên nhân của hiện tƣợng này đã đƣợc nhiều học giả đề cập đến từ nhiều phƣơng diện khác nhau. Có học giả coi đó là từ đặc điểm biểu trƣng âm thanh (sound symbolism), có ngƣời lại tìm trong bản chất của đơn vị ngữ pháp dƣới âm tiết và cũng có ngƣời cho đó là kết quả của một phƣơng thức cấu tạo từ trong tiếng Việt và trong một số ngôn ngữ đơn lập khác. Những giải thích có tính cấu trúc nhƣ vậy đều có một vùng ứng dụng riêng và đều có hạt nhân chân lí của mình. Tuy nhiên, với những giải pháp có tính lâm thời nhƣ vậy, các tác giả mới chỉ chú ý đến những hiện tƣợng lẻ tẻ mà chƣa thật sự vƣơn tới một cách nhìn hệ thống và nhất là chƣa hề có ý thức thiết lập một cơ sở dữ liệu đủ tin cậy cho rộng đƣờng bàn luận. Trong khuôn khổ một luận văn, chúng tôi mong muốn trƣớc tiên là thu thập đủ dữ liệu cho hiện tƣợng liên quan. Trên cơ sở dữ liệu này, luận văn tiến hành phân tích và bƣớc đầu đƣa ra vài kết luận về chúng. Tuy nhiên do khuôn khổ luân văn và trình độ của học viên, nên tất cả các phân tích và nhận định ở đây mới chỉ dừng ở mức ƣớm thử mà chƣa phải là những khẳng định cuối cùng về hiện tƣợng vô cùng phức tạp này. 2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 Chúng ta có thể gọi hiện tƣợng tƣơng tự nhau về âm cũng nhƣ về nghĩa này là các đơn vị từ vựng tương tự. Theo Từ điển thuật ngữ Ngôn ngữ học, đơn vị từ vựng tƣơng tự có thể đƣợc hiểu theo hai cách khác nhau: 1/. Đó là “những từ có những đặc điểm tƣơng tự nhau về cấu tạo và ý nghĩa trong cùng một ngôn ngữ - là những từ rất gần nhau, nhƣng không hoàn toàn trùng nhau về mặt ngữ âm và ý nghĩa, thƣờng khác nhau về đặc điểm ngữ pháp, khả năng kết hợp từ vựng. Ví dụ: quăn, xoăn, vặn; cái, nái, mái, gái;…” 2/. Đó là “từ của ngôn ngữ này tƣơng tự với từ của ngôn ngữ khác về mặt ý nghĩa, từ nguyên, hình thái…” [40; 402] Hiện tƣợng mà chúng tôi muốn khảo sát nằm ở nghĩa thứ nhất của thuật ngữ: các hiện tƣợng từ vựng tƣơng tự theo phạm vi đơn ngữ. Cơ sở dữ liệu chính đƣợc lấy từ Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, xuất bản năm 2000. Các đơn vị từ vựng tƣơng tự nhau về hình thức và về nội dung nghĩa. Những thông tin khác về thuộc tính ngữ pháp hoặc đặc điểm sử dụng cũng đƣợc ghi lại. Số lƣợng các đơn vị từ vựng đƣợc đƣa vào cơ sở dữ liệu là: Khi xử lí tƣ liệu chúng tôi đã tận dụng những kiến thức chung về Việt ngữ học, đặc biệt là các kiến thức về âm vị học tiếng Việt, về từ vựng học tiếng Việt và phƣơng ngữ học tiếng Việt. Một số các tri thức có liên quan đến lớp từ Hán Việt đƣợc tham khảo từ Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh và hai tác phẩm quan trọng của Giáo sƣ Nguyễn Tài Cẩn: Nguồn gốc cách đọc Hán Việt và Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (Sơ thảo). 3. CÁI MỚI CỦA ĐỀ TÀI Các yếu tố từ vựng đƣợc tập hợp lại theo cả hai tiêu chí gần gũi nhau về ngữ âm và ngữ nghĩa, hiểu theo nghĩa rộng. Cơ sở dữ liệu đƣợc phân tích theo hƣớng phân tích âm vị học nét và ngữ nghĩa học nét nhằm đi tìm lấy cơ sở về ngôn ngữ học cho hiện tƣợng đặc thù này của từ tiếng Việt. 6 4. BỐ CỤC Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng I: Cơ sở lí thuyết Chƣơng II: Cơ sở dữ liệu Chƣơng III: Phân tích một số đặc điểm ngữ âm - ngữ nghĩa của các nhóm từ tƣơng tự tiếng Việt 7 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. TỪ VÀ NGHĨA CỦA TỪ 1.1.1. Đặc trưng tín hiệu của từ Dựa trên các cơ sở của ngôn ngữ học cấu trúc ta có thể nghiên cứu từ theo các đặc trƣng tín hiệu của nó. Mỗi từ tách riêng ra đều có mặt biểu hiện (bằng âm thanh hay bằng chữ viết) và mặt được biểu hiện (là các khái niệm, hình ảnh về sự vật và hiện tƣợng, tồn tại bên trong từ đó). Mặt biểu hiện của từ đƣợc hiểu là các thuộc tính vật chất của nó, cái mà ngƣời dùng có thể cảm nhận đƣợc thông qua các giác quan của mình. Còn mặt đƣợc biểu hiện của từ chính là cái nội dung mà từ đó chuyên chở nhằm thoả mãn các nhu cầu trao đổi tƣ tƣởng và tình cảm của con ngƣời qua hoạt động giao tiếp đặc trƣng là bằng ngôn ngữ. Theo J. Lyons, từ là một loại đơn vị tín hiệu điển hình nhất cho một hệ thống ngôn ngữ. Từ là đơn vị ngôn ngữ mà ngƣời sử dụng nó cảm nhận đƣợc tự nhiên nhất. Tuy nhiên, khi đặt từ trong một mối quan hệ của con người và thực tại thì vấn đề nội dung của từ trở nên quan trọng và có nhiều cách tiếp cận khá khác nhau. Theo L. Wittgenstain, vấn đề của từ chính là vấn đề tƣơng tác của mối quan hệ bộ ba: ngôn ngữ, hiện thực và tư duy. Từ là khả năng phản ánh thực tại của con ngƣời thông qua tƣ duy. Bởi vì ngôn ngữ là biểu hiện của tƣ duy mà tƣ duy lại chính là sự phản ánh thực tế khách quan tồn tại ngoài con ngƣời nên mỗi từ chính là sự hiện thực hoá của mối quan hệ sau đây: Thực tế khách quan Ngôn ngữ Tư duy Đa số các từ trong một ngôn ngữ đều hàm chứa đầy đủ cả ba mặt khác nhau này. Chẳng hạn các từ cơ bản nhƣ: bàn, ghế, tủ, ăn, đẹp... có cả thực tế 8 khách quan để phản ánh, có cả nội dung khái niệm mà nó ghi lại và bản thân âm thanh mà nó đƣợc chứa trong đó. Nhƣng lại có những từ không thể hiện đƣợc đầy đủ nhƣ vậy. Chẳng hạn các từ nhƣ ma, thần, thánh ... có khái niệm về các sự tình trong tƣởng tƣợng, nhƣng lại không có các hiện thực tƣơng ứng trong thực tế. Ngƣợc lại các từ nhƣ: cúc cu, gâu gâu, độp, soạt... lại chỉ có những hiện thực trong thực tế mà chúng phản ánh nhƣng không thể tạo nên những hình ảnh ý niệm thật rõ ràng về chúng. Chính trong mối quan hệ bộ ba mà hai mặt của tín hiệu tác động, hỗ trợ và bù trừ lẫn cho nhau tạo nên tính đa dạng và phức tạp của bản chất tín hiệu quen gọi là từ. Trên cơ sở tam giác ngữ nghĩa ở trên, có thể đi tới việc khẳng định: không thể đồng nhất nghĩa của từ với khái niệm cũng nhƣ các thuộc tính khách quan của hiện tƣợng, sự vật mà từ phản ánh. Các phƣơng thức quan hệ giữa nội dung và bản thân từ là vô cùng đa dạng và về mặt lí thuyết rất khó kiểm soát đơn thuần chỉ bằng tƣ duy thuần lí nhƣ cách vẫn đƣợc sử dụng trong các phân ngành của khoa học tự nhiên. Chúng ta đang nói về từ với tƣ cách là một đơn vị tách rời của ngôn ngữ và mối quan hệ của nó với các cấp độ khác của ngôn ngữ cũng nhƣ với con ngƣời và hiện thực mà nó quan hệ. Tuy nhiên, các từ của một ngôn ngữ lại không tồn tại một cách biệt lập mà thƣờng xuyên đƣợc cố kết và có các quan hệ đa chiều với nhau. Các quan hệ này tạo nên tính hệ thống của một vốn từ của một ngôn ngữ. Cấu tạo của một từ trong ngôn ngữ là một tổ hợp phức tạp các quan hệ. Thứ nhất từ ngữ âm đóng vai trò là cái ký hiệu của ý nghĩa (cái biểu hiệu). Thứ hai, từ ngữ âm với ý nghĩa của mình (cái biểu hiệu) lại đóng vai trò là ký hiệu của sự vật (cái biểu vật). Thứ ba, trong những phát ngôn cụ thể, trong lời nói, trong toàn bộ tổ hợp (toàn bộ tam giác ngữ nghĩa) còn có thể đóng vai trò là ký hiệu của một sự vật khác, một sự vật mới. Các quan hệ có tính chất ký hiệu ở trong từ như vậy là có nhiều bậc [39; 34]. 9 Quan niệm về tính tín hiệu của một từ không đơn giản là việc coi nó chỉ nhƣ là một cấu trúc bao gồm hai bộ phận: cái biểu hiện và cái đƣợc biểu hiện. Trong cấu trúc ngôn ngữ, đây là một phức thể của những quan hệ giữa những thành phần biểu hiện và những thành phần đƣợc biểu hiện. Mức độ phức tạp của một cấu trúc từ đƣợc nảy sinh từ mối quan hệ giữa biểu hiện và đƣợc biểu hiện sẽ đƣợc nhân lên và lặp đi lặp lại nhiều lần do sự phản ánh nhiều lần các tƣơng tác trong mối quan hệ bộ ba: ngôn ngữ, tƣ duy và hiện thực. Ju. X. Xtepanov khẳng định: Đơn vị cơ bản của ngôn ngữ có thể có đặc trưng như là ký hiệu, đó là từ. Các quan hệ ký hiệu trong từ có nhiều bậc... [39; 458]. 1.1.2. Đặc trưng hệ thống của từ Các từ đƣợc tập hợp thành những tiểu hệ thống dựa trên các đặc điểm ở mặt biểu hiện và ở mặt đƣợc biểu hiện. Ở mặt biểu hiện, các từ có thể đƣợc phân theo các đặc điểm về hình thức cấu tạo nhƣ: số lƣợng âm tiết trong một cấu trúc từ, tính chất của mối quan hệ giữa các yếu tố cấu tạo từ. Vì các thuộc tính này bộc lộ từ trên cơ sở các yếu tố hình thức (ngữ âm, ngữ pháp), nên khi gom lại thành từng nhóm, ta có các kiểu cấu tạo từ, ví dụ: từ đơn tiết/ từ đa tiết, từ ghép đẳng lập/ chính phụ, từ láy/ ngẫu hợp, từ phái sinh/ từ ghép thông thƣờng, từ hƣ/ từ thực... Ở mặt đƣợc biểu hiện, tuỳ theo các mối quan hệ về mặt nội dung mà các từ lại đƣợc gom nhóm theo các trƣờng từ vựng - ngữ nghĩa khác nhau. Khi các thuộc tính nội dung ngữ nghĩa đƣợc tập hợp lại theo hệ thống nét nghĩa có trong một từ, ta có các trường đa nghĩa của một từ. Khi các nét nghĩa làm nhiệm vụ thống nhất các từ lại thành một nhóm lớn hơn trong vốn từ một ngôn ngữ, ta có các trƣờng đồng nghĩa hay trái nghĩa. Mặt khác, các từ có thể đƣợc cấp cho đặc trƣng hệ thống khi tham chiếu cấp độ này với những cấp độ khác nó trong một hệ thống ngôn ngữ. Chẳng hạn, khi đối chiếu từ với các chức năng tạo thành phần câu, ngƣời ta liền chia các từ thành các phạm trù từ vựng - ngữ pháp. Theo thuật ngữ ngôn ngữ học thƣờng dùng, đó là các hệ thống từ loại của một ngôn ngữ. Khi đối 10 chiếu từ với các thầnh phần âm thanh tạo nên vỏ từ, ngƣời ta liên chia các từ thành các nhóm đồng âm và đa nghĩa. Vì ngôn ngữ là hệ thống hoàn chỉnh và luôn luôn có gắn kết hữu cơ, nên bản thân việc phân cấp độ đã là việc làm mang tính tƣơng đối. Chính vì thế, các đặc trƣng từ loại theo cách nhìn của cú pháp lại có cơ sở ngay từ trong các đặc điểm nghĩa của từ, ở cấp độ từ vựng. Chẳng hạn, các danh từ là các từ mang ý nghĩa thực thể trong khi các động từ lại mang ý nghĩa hoạt động trạng thái... Hoặc khi phân từ thành các phạm trù đồng âm và đa nghĩa từ cách nhìn ngữ âm học, thì bản thân tiến trình từ vựng hoá các yếu tố từ vựng, nhƣ Xtepanov đã từng nhận xét, lại là tiến trình liên tục, đi từ đa nghĩa đến đồng âm! Sự phát triển nghĩa của nội bộ một từ đến một lúc nào đó, theo nguyên tắc tín hiệu học, đƣợc tách ra do nhu cầu dùng và từ một nét nghĩa có trong một hệ thống các nét nghĩa của một từ đã tách riêng ra, sinh hoạt độc lập với vỏ từ đã có sẵn để trở thành một từ độc lập với từ trƣớc đó. Từ đồng âm ra đời. Trở lên trên, chúng ta đã xét đến các phạm trù từ vựng học thông thƣờng. Những phạm trù này có một đặc điểm chung là có sự đều đặn giữa mặt biểu hiện và mặt đƣợc biểu hiện, theo cách hiểu về tính võ đoán trong một hệ thống tín hiệu. Bản chất của tín hiệu ngôn ngữ là dựa trực tiếp trên tính võ đoán, tính không lí do giữa mặt biểu hiện và đƣợc biểu hiện, do chỗ nó là một hệ thống sử dụng phổ biến cho một tập thể cộng đồng, trong lát cắt đồng đại. Tuy nhiên, ở ngôn ngữ nào cũng có hàng loạt các từ không đảm bảo đƣợc cái đặc trƣng điển hình tín hiệu học về mối tƣơng ứng một - đối một một cách võ đoán, không có lí do này. Đó là các từ mà trƣớc nay đƣợc gọi là nhóm biểu trưng âm thanh. Trong các nhóm từ này, dƣờng nhƣ xuất hiện một liên hệ nào đó giữa hình thức và nội dung. Những cơ sở của mối liên hệ nhƣ vậy có thể phải tìm trên những đặc điểm tâm lí mà một tộc ngƣời đã hình thành nên trong suốt chiều dài lịch sử. Thay vào tính võ đoán phổ biến là tính 11 có lí do tƣơng đối, cái chỉ những ngƣời bản ngữ mới nhận cảm và sử dụng đƣợc. Trong một cách nhìn nhận nhƣ vậy, bên cạnh tƣ duy thuần lí cần phải tính đến các cơ sở tâm lí tộc ngƣời khi nghiên cứu về một vốn từ. 1.1.3. Hai quá trình từ vựng học cơ bản Nhƣ trên đã nói, hệ thống từ vựng học của một ngôn ngữ có thể đƣợc xem xét theo mối quan hệ giữa cái biểu hiện và đƣợc biểu hiện một cách riêng rẽ cho từng nhóm từ hoặc cho từng từ một. Nhƣng mặt khác, cũng có thể đƣợc xem xét trong chính mối quan hệ của các từ ở từng mặt biểu hiện và đƣợc biểu hiện. Cách thứ hai đƣa đến tiếp cận từ ngữ theo quan điểm tiến trình. Khi nhấn mạnh đến tính tiến trình của một hệ thống từ vựng học, ta có thể nhìn hệ thống đó theo tƣơng tác giữa mặt biểu hiện và mặt đƣợc biểu hiện theo sự vận động của các đặc điểm hay các đặc trƣng hình thức (âm thanh) và ý nghĩa (nội dung mà từ bao hàm). Nhƣ đã đƣợc các lí thuyết về từ khẳng định, trong bất kì một hệ thống từ vựng học nào cũng có hai quá trình từ vựng học điển hình. Đó là quá trình đồng âm hoá và quá trình đồng nghĩa hoá. Quá trình đồng âm tập trung vào đặc tả mặt biểu hiện của từ còn quá trình đồng nghĩa thì lại tập trung vào đặc tả mặt đƣợc biểu hiện của từ. 1.1.3.1. Đồng âm Âm thanh mà con ngƣời có thể phát là hữu hạn còn cái mà con ngƣời muốn diễn đạt, biểu hiện lại là vô hạn. Do đó, việc phải dùng những hình thức vật chất giống nhau để thể hiện, diễn đạt những nội dung ngữ nghĩa khác nhau là một tất yếu. Sự tất yếu này tạo ra trong ngôn ngữ hiện tƣơng đồng âm. Đồng âm là một hiện tƣợng phổ biến trong mọi ngôn ngữ. Các ngôn ngữ càng phát triển thì hiện tƣợng đồng âm càng nhiều. Những đơn vị của hiện tƣơng đồng âm là những đơn vị có vỏ vật chất giống nhau nhƣng khác nhau về ý nghĩa. 12 Hiện tƣợng đồng âm trong từ vựng là hiện tƣợng của các từ đồng âm. Theo Ju.X.Xtepanov: “Hiện tượng đồng âm nói chung được định nghĩa là sự trùng nhau về âm thanh của các từ có ý nghiã khác nhau” [39;66] Nhƣ vậy, dƣới cái nhìn đồng đại, hiện tƣợng đồng âm là hiện tƣợng trùng hợp ngẫu nhiên về hình thức của một số đơn vị ngữ nghĩa khác nhau hoàn toàn. Trong tiếng Việt, hiện tƣợng đồng âm từ vựng xảy ra rất phổ biến. Có thể thống kê số lƣợng âm tiết có âm đầu “b” và số lƣợng từ đơn có âm đầu “b” nhƣ một ví dụ cho điều này. Chỉ với 261 âm tiết có âm đầu “b” tạo đƣợc 493 từ đơn có âm đầu “b”. Nhƣ vậy, trung bình cứ 1 âm tiết sẽ tạo đƣợc  2 từ. Hiện tƣợng đồng âm là phổ biến với một số lƣợng lớn các đơn vị song đại bộ phận các đơn vị này không đƣợc giải thích về nguồn gốc. Đã có một số lý giải đƣợc các nhà ngôn ngữ học đƣa song mới chỉ giải thích đƣợc cho một số lƣợng rất ít các trƣờng hợp. Các nhà Việt ngữ học cũng đã đƣa ra một số lý giải cho hiện tƣợng từ đồng âm trong tiếng Việt: - Do vay mƣợn từ ở các ngôn ngữ khác và những từ này lại có hình thức âm thanh trùng với hình thức âm thanh của các từ đã có trong hệ thống từ vựng tiếng Việt. - Do sự biến đổi hình thức ngữ âm của một từ nào đó và kết quả của sự biến đổi đó tạo ra một hình thức âm thanh trùng với hình thức âm thanh của một từ đã có trƣớc đó. - Do sự đứt rời – tách biệt một ý nghĩa nào đó của một từ đa nghĩa với các ý nghĩa khác song ý nghĩa bị tách biệt ra đó vẫn mang hình thức cũ. - Do sự cấu tạo từ ghép từ các yếu tố có sẵn là các đơn vị của hiện tƣợng đồng âm. Nhƣ vậy, sự giống nhau về hình thức âm thanh của các đơn vị thuộc hiện tƣợng đồng âm không hoàn toàn do nhu cầu “tiết kiệm” mà do sự hạn 13 chế trong cơ chế phát âm (sự hữu hạn của hệ thống âm thanh do con ngƣời phát ra hay nói đúng hơn là sự hạn chế trong khả năng tri nhận âm thanh). Hiện tƣợng đồng âm dƣờng nhƣ đã tạo ra sự phức tạp trong hệ thống từ vựng – ngữ nghĩa, bởi những ý nghĩa khác nhau đã bị “che lấp” bằng những hình thức vật chất cùng “kiểu”. Và khi hình thức vật chất không phân biệt đƣợc nghĩa thì “trách nhiệm” này đƣợc chuyển sang cho khả năng kết hợp. Chúng ta không thể biết nghĩa của các đơn vị thuộc hiện đồng âm khi tiếp nhận hình thức âm thanh của chúng. Chỉ khi đƣa chúng vào các kết hợp thì nghĩa của chúng mới lộ rõ. Đặc biệt trong tiếng Việt đồng âm cũng có nghĩa là đồng tự (trừ một số trƣờng hợp phát âm không phân biệt âm đầu hoặc âm cuối, phát âm thiếu thanh điệu ở một số phƣơng ngữ), nên không thể nhận thấy nghiã của các từ đồng âm đƣợc khi chỉ tiếp nhận vỏ vật chất của chúng là tất yếu song kể cả khi đi vào trong kết hợp thì nghĩa của chúng cũng không đƣợc rõ nét, thậm chí nhiều yếu tố khi trở thành từ tố thì ý nghĩa đã bị mờ và dần không còn đƣợc phân biệt. 1.1.3.2. Đồng nghĩa Đồng nghĩa đi ngƣợc lại tiến trình đồng âm trong một ngôn ngữ. Các đơn vị có sự khác nhau hoàn toàn về nghĩa song có hình thức vật chất giống nhau thì ở hiện tƣợng đồng nghĩa các đơn vị có sự khác nhau hoàn toàn về vỏ ngữ âm song lại cùng chứa đựng một nội dung ngữ nghĩa hoặc chứa đựng những nội dung ngữ nghĩa tƣơng tự nhau. Theo Đỗ Hữu Châu: “Hiện tựơng đồng nghĩa là quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ trong toàn bộ từ vựng... Đó là quan hệ giữa các từ ít nhất có chung một nét nghĩa” [3; 196]. Các từ chỉ đồng nghĩa với nhau khi đã cùng thuộc một trƣờng nghĩa. Điều kiện tiên quyết để phát hiện ra các đơn vị đồng nghĩa là dựng ra đƣợc các trƣờng nghĩa. Một số từ có nhiều nghĩa (biểu vật hay biểu niệm) tức là một từ có thể thuộc nhiều trƣờng nghĩa, do đó có thể đồng nghĩa với nhiều 14 nhóm từ khác nhau. Các nhóm từ khác nhau đồng nghĩa với một từ nhiều nghĩa là những nhóm từ ở các trƣờng nghĩa khác nhau. Hiện tƣợng đồng nghĩa là hiện tƣợng có nhiều mức độ tuỳ theo số lƣợng các nét nghĩa chung các từ. Mức độ đồng nghĩa thấp nhất khi các từ chỉ có chung một nét nghĩa đồng nhất. Số lƣợng các nét nghĩa đồng nhất tăng lên thì từ càng đồng nghĩa với nhau. Mức độ đồng nghĩa cao nhất xảy ra khi các từ đó có tất cả các nét nghĩa hoặc đại bộ phận các nét nghĩa trùng nhau, chỉ khác ở một vài nét nghĩa cụ thể nào đó. Điều này cũng có nghĩa là, khi chúng ta phân chia các trƣờng lớn thành các trƣờng nhỏ và nhóm nghĩa nhỏ thì đồng thời chúng ta cũng tiến gần tới các nhóm đồng nghĩa có mức độ đồng nghĩa mỗi lúc một cao. Tuy nhiên, không chỉ riêng số lƣợng các nét nghĩa chung là đủ quyết định các từ đồng nghĩa trong trƣờng. Phải nói thêm rằng các nét nghĩa đó phải không laọi trừ lẫn nhau. Nếu nhƣ hai từ trong cùng một trƣờng đồng nhất về tất cả các nét nghĩa trừ hai nét nghĩa nào đó chống nhau, loại trừ lẫn nhau thì lập tức, với sự xuất hiện nét nghĩa loại trừ lẫn nhau chúng không còn là từ đồng nghĩa. Nhƣ vậy có thể thấy hiện tƣợng đồng nghĩa là hiện tƣợng xảy ra giữa một nhóm các từ trong cùng một trƣờng nghĩa, có ít nhất một nét nghĩa chung và không có nét nghĩa nào loại trừ lẫn nhau. Mối quan hệ đồng nghĩa giữa các từ là rất phức tạp, bởi chính sự phức tạp trong cơ cấu nghĩa của từ. 1.1.4. Từ tương tự 1.1.4.1. Định nghĩa Khi tách rời hai mặt biểu hiện và đƣợc biểu hiện để nghiên cứu về từ chúng ta nhận đƣợc hai quá trình từ vựng học đặc trƣng là: đồng âm hoá và đồng nghĩa hoá. Việc tách rời nhƣ vậy chỉ cốt để tiện cho làm việc. Trong thực tế, nhƣ Saussure đã nói, mặt biểu hiện và đƣợc biểu hiện trong một tín 15 hiệu (trong trƣờng hợp này là từ) khăng khít với nhau nhƣ hai mặt của một tờ giấy. Ở giai đoạn hoàng kim của cấu trúc luận, sự gắn kết chặt chẽ này đƣợc coi là phải mang tính võ đoán nghiêm ngặt. Chính tính không lí do của gắn kết mới làm cho số lƣợng từ là hữu hạn có thể phản ánh đƣợc vô hạn các khái niệm và thực tế khách quan, đủ cho ngƣời dùng trong giao tiếp xã hội. Mặt khác, nhờ tính võ đoán, các bình diện, cấp độ khác nhau trong cấu trúc ngôn ngữ mới đủ đảm bảo trở thành các đối tƣợng khoa học cho các ngành ngôn ngữ học độc lập. Chẳng hạn: ở mặt ngữ nghĩa có ngành Ngữ nghĩa học; ở mặt âm thanh có ngành Âm vị học; ở mặt từ ngữ có Từ vựng học... Nhƣ vậy, tính võ đoán là tiền đề có tính nguyên tắc trong khi nhìn hệ thống ngôn ngữ nhƣ là các tầng bậc cấu trúc có tính độc lập tƣơng đối theo nguyên tắc cấu trúc luận. Nó cho phép khẳng định đơn vị tín hiệu đang xét nhƣ là một loại tín hiệu điển hình, do quy ƣớc mà thành. Ngày nay, ngôn ngữ học hiện đại không còn làm việc với một khung lí thuyết cứng nhắc nhƣ vậy nữa. Khi xét bản chất ngôn ngữ theo mối quan hệ biểu hiện và đƣợc biểu hiện và giữa ngôn ngữ với thực tại mà nó phản ánh, các nhà tín hiệu học hiện đại chia các đơn vị tín hiệu từ ngữ của một ngôn ngữ ra là nhiều loại khác nhau. Những loại này đƣợc xác định nhờ mức độ gắn kết tự nhiên hay không tự nhiên giữa hai mặt và giữa ngôn ngữ và thực tại. Về tính chất của mối quan hệ này, R. Keller cho rằng, trong thực tế tồn tại hai cực đối ngƣợc nhau: phỏng hình tính (iconicity) và phù hiệu tính (symbolicity). Ở cực phỏng hình, các đơn vị tín hiệu chƣa đánh mất mối liên hệ tự nhiên giữa mặt biểu hiện và đƣợc biểu hiện và giữa ngôn ngữ và thực tại. Còn ở cực phù hiệu, chúng đã hoàn toàn đánh mất mối liên hệ tự nhiên giữa các mặt và hiện tƣợng này. Các từ ngữ nhƣ Saussure và những nhà cấu trúc luận cực đoan quan tâm là các từ đã đủ tƣ cách phù hiệu và tín hiệu. Chúng cơ giới trong mối quan hệ biểu hiện và đƣợc biểu hiện. Chính ở khu vực này, việc tách ra đồng âm và đồng nghĩa mang lại kết quả khả quan trong 16 nhìn nhận tính hệ thống của một khối từ vựng. Tuy nhiên, khi các từ chƣa đánh mất hoàn toàn mối liên hệ giữa hình thƣc và nối dung, giữa nhận thức và thực tại, tức là các từ còn mang tính phỏng hình nhiều, thì việc xét tính đồng âm và tính đồng nghĩa của chúng dƣờng nhƣ là thật khiên cƣỡng và máy móc. Sự gần giống nhau về hình thức cũng nhƣ sự tƣơng tự về mặt nội dung do những ấn tƣợng, những liên tƣởng tâm lí đƣa lại, tạo cho chúng một thang độ nào đó về tính đồng nhất và mối liên hệ giữa các đồng nhất có mức độ đó ở mặt hình thức và nội dung. Điều này cho phép nghiên cứu các từ có đặc trƣng phỏng hình theo tiếp cận của quá trình từ tƣơng tự. Ở 1.1.3.1 và 1.1.3.2 chúng ta đã xem xét tới hai hiện tƣợng đồng âm và đồng nghĩa. Ở hiện tƣợng đồng âm, tiêu chí hình thức ngữ âm đƣợc quan tâm và xét đến trƣớc nhất. Còn ở hiện tƣợng đồng nghĩa thì tiêu chí đƣợc xét đến trƣớc nhất là nội dung. Hiện tƣợng từ tƣơng đƣợc Ju.X.Xtepanov định nghĩa nhƣ một hiện tƣợng thực sự trung gian giữa hiện tƣợng đồng âm và đồng nghĩa: “hiện tượng từ tương tự là hiện tượng hai từ trùng nhau từng bộ phận của vỏ ngữ âm: cách trùng nhau như thế không thể quy vào hiện tượng đồng âm, cũng không thể nói là hai từ trùng nhau về từng thành phần cấu tạo của chúng (trùng gốc từ, về tiếp đầu tố, hậu tố, vĩ tố). Ý nghĩa của hai từ cũng giống nhau, nhưng trên thực tế sự giống nhau đó không thể xác định một cách hoàn toàn tách biệt là hiện tượng đồng âm hay là một biến dạng”[39; 82]. Có thể khai triển ý tƣởng lí thuyết này cho khu vực thực tế mà chúng ta đang quan tâm. Trước hết, việc xem xét và miêu tả các thuộc tính hình thức (ngữ âm) và thuộc tính nội dung (ngữ nghĩa) của các nhóm từ tƣơng tự phải xuất phát từ quan niệm đồng đại. Trong khi hoạt động, ngôn ngữ luôn vận động và phát triển. Quá trình vận động đó dẫn đến những thay đổi về hệ thống ngữ âm và thay đổi về hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ, quen gọi là ngữ âm học lịch sử hay từ vựng học lịch sử. Dƣới quan điểm lịch đại, các từ, các thuộc tính ngữ âm cũng đƣợc nối lại với nhau theo các nguyên tắc phục 17 nguyên (hay tái lập). Chúng cũng đƣợc gọi là các phép nối có tính hệ thống, nhƣng là hệ thống của tiến trình lịch sử (theo chiều dọc). Chẳng hạn, trong lịch sử ngữ âm tiếng Việt, các thanh điệu thấp có mối quan hệ hệ thống với đối lập hữu/ vô thanh của phụ âm đầu. Tuy nhiên, không thể nói nhƣ vậy trong lát cắt đồng đại về một mối quan hệ giữa các thanh thấp với các phụ âm đầu hữu thanh đƣợc, vì trong lát cắt đồng đại, thanh và phụ âm đầu là hai tiểu hệ khác nhau và có chức năng khu biệt nghĩa khác nhau! Cũng nhƣ vậy, các từ ngữ luôn bị biến động trong lịch sử phát triển. Chẳng hạn, trong lịch sử từ vựng học tiếng Việt, từ lấm có thời kì đã đƣợc dùng nhƣ là từ có nghĩa bùn, từ han có thời kì đã đƣợc dùng nhƣ từ hỏi ngày nay. Theo quan điểm lịch sử, các từ này có quan hệ hệ thống về nguồn gốc. Tuy nhiên, trong thời đƣơng đại, lấm và bùn là hai từ khác nhau. Chúng có trạng thái ngữ pháp khác nhau và nghĩa khác nhau. Tƣơng tự, han và hỏi trong thời hiện đại không có tính hệ thống vì han đã mất tƣ cách độc lập mà chỉ còn là một yếu tố cấu tạo từ không độc lập mà thôi. Chính vì thế, khi tập hợp các từ ngữ vào hệ các từ tƣơng tự, chúng ta phải xuất phát từ cách nhìn đồng đại: chúng đang tồn tại và đƣợc ngƣời bản ngữ hiểu và sử dụng tự nhiên. Thứ hai, khu vực xét hệ thống từ vựng theo tính tƣơng tự cần mở rộng ra cả ở các đơn vị từ vựng lẫn các yếu tố từ vựng. Chẳng hạn: ngang, thẳng, bằng, thoang thoảng, quàng, tthoáng, choàng, loạng choạng ... là các yếu tố từ vựng chung nhau nét hiện diện (hoặc làm cho hiện diện) theo bề ngang. Trong nhóm tƣơng tự này có những đơn vị là các từ, ví dụ: ngang, thẳng, bằng, quàng, thoáng, choàng. Đồng thời lại có các đơn vị là các yếu tố cấu tạo từ: thoang, choạng... Thứ ba, vì các nét nghĩa liên hội tâm lí này là nét từ vựng học - tâm lí, nên không nhất thiết chúng phải cùng nằm trong một phạm trù từ vựng học ngữ pháp: từ loại. Chẳng hạn, trong nhóm vừa dẫn ra có thể thấy có các từ là danh từ, động từ và cả là tính từ. Chính vì những đặc điểm này mà khi tập hợp 18 vào nhóm tƣơng tự từ vựng học, chúng ta có cả hai loại đơn vị: từ và yếu tố cấu tạo từ. Do vậy, từ đây chúng ta gọi các yếu tố có trong hệ thống tƣơng tự từ vựng học là các yếu tố từ vựng học tƣơng tự để tiện làm việc. Cuối cùng, về mặt tiêu chuẩn tập hợp nhóm. Có thể coi là các yếu tố từ vựng tƣơng tự, khi chúng thoả mãn những tƣơng tự đồng thời ở cả hai bình diện: a./ nội dung ngữ nghĩa b./ hình thức ngữ âm. Chẳng hạn, đƣợc coi là có sự tƣơng tự về mặt nội dung ngữ nghĩa là các từ hoặc yếu tố từ vựng có những nét nghĩa nào đó gần nhau hoặc có sự liên hội tâm lí về cái đƣợc biểu hiện. Ví dụ ngâm, ngầm, ngấm, ngẩm, ngậm, và ngẫm có nét chung về mặt ngữ nghĩa là: sự kéo dài và không bộc lộ ra ngoài. Còn đƣợc coi là có sự tƣơng tự về mặt hình thức ngữ âm là các từ hoặc yếu tố từ vựng có những nét ngữ âm nào đó gần gụi nhau hoặc có thể tìm ra mối dây liên hệ về âm vị học qua biểu diễn âm vị học. Ví dụ cong. queo, khoèo, co, vặn, khoảnh, khoang.... có một đặc điểm ngữ âm chung nhau và có một mối liên hệ về âm vị học là: nét tròn môi. Nét này khi thì nằm ở khu vực điệu vị tính, khi thì nằm ở khu vực chiết đoạn tính; khi thì nằm ở phụ âm, khi thì nằm ở nguyên âm... Dựa trên các đặc điểm vừa xác lập đối với hiện tƣợng tƣơng tự từ vựng học, chúng ta đi tới định nghĩa để làm việc nhƣ sau: Một hệ thống có tính tương tự về mặt từ vựng học bao gồm các thành viên là các yếu tố từ vựng học có những đặc trưng ngữ âm tương tự nhau và (từ đó hay do vậy mà) có những san sẻ (với nhau) về đặc trưng ngữ nghĩa. Các yếu tố từ vựng học này không nhất thiết phải được đồng nhất nhau về mặt từ loại hay tư cách đơn vị ở cấp độ từ. Vì hiện tượng tương tự là hiện tượng ngôn ngữ học của diện đồng đại nên các yếu tố được xét phải được 19 nằm trong ngữ năng (compentence) của người dùng đương đại và được người bản ngữ cảm nhận như một hiện tượng tâm lí ngôn ngữ học trực cảm. 1.1.4.2. Phân loại Từ là đơn vị tồn tại hiển nhiên, sẵn có trong mọi ngôn ngữ. Đối với mỗi cá nhân, việc cảm nhận và hiểu từ nhƣ là một kết quả tự nhiên mang tính trực cảm, chứ không phải là kết quả suy luận thuần lí nhƣ khi đối diện với các khái niệm. Việc nhận cảm từ ngữ ở tiếng mẹ đẻ là khác xa với việc nghe hiểu và sử dụng từ ngữ ở ngôn ngữ thứ hai. Ở ngôn ngữ mẹ đẻ, cá nhân sử dụng từ theo trực cảm, theo kinh nghiệm đã có sẵn nhƣ là một hành vi vô thức. Trong khi ở ngôn ngữ thứ hai, cá nhân buộc phải sử dụng từ theo cách diễn dịch: đi từ nghĩa, từ hiệu lực của từ tới việc chọn từ ngữ thích hợp [D. Abercrombie]. Quá trình này ở ngôn ngữ thứ hai dựa trên cơ sở thuần suy lí hơn là từ trực cảm. Do vậy các quá trình từ vựng của các cá nhân trong ngôn ngữ thứ hai không mang tính tự nhiên nhƣ ở ngôn ngữ thứ nhất. Một trong những nguyên nhân gây nên sự khác biệt trong cảm thức về vốn từ vựng học nhƣ vậy là do mối quan hệ giữa ngƣời sử dụng ngôn ngữ và các đặc trƣng của một ngôn ngữ mà anh ta sử dụng. Trong trƣờng hợp đang xét là khả năng thụ đắc từ thông qua các đặc điểm phức tạp sẵn có bên trong một cấu trúc từ vựng học của một ngôn ngữ. Các từ đƣợc nối lại với nhau một cách có hệ thống bằng toàn bộ các thuộc tính vốn có bên trong và bên ngoài nó. Trong các thuộc tính này, có những thuộc tính thuộc về tín hiệu tính (hay phù hiệu tính) và có những thuộc tính thuộc về phỏng hình tính (hay cụ tƣợng tính). Khi cá nhân là ngƣời ngoài cộng đồng nói năng, sử dụng ngôn ngữ nhƣ là một ngôn ngữ thứ hai, các thuộc tính thứ nhất (tín hiệu tính) nổi lên, trong khi nếu là ngƣời bản ngữ thì thuộc tính thứ hai lại mạnh hơn. Đó cũng chính là bản chất của hiện tƣợng ngữ cảm (intitution ) của ngƣời bản ngữ huyền bí mà nhà ngôn ngữ học nào cũng cảm nhận đƣợc nhƣng ít ngƣời giải thích thấu đáo! 20 Vốn từ của một ngôn ngữ là một sự tích tụ kinh nghiệm sử dụng ngôn từ trong cả tiến trình hình thành và phát triển của một tộc ngƣời. Nó là sự kế thừa, lƣƣ đọng những lớp từ khác nhau đã tồn tại từ trƣớc đó qua sự lựa chọn của cộng đồng ngƣời dùng. Chính vì thế, ở bất kì ngôn ngữ nào, vốn từ cũng là những lớp ánh xạ của các lớp lang, tầng bậc theo cả hai chiều mặt biểu hiện và đƣợc biểu hiện từ bên trong cấu trúc ngôn ngữ với hiện thực bên ngoài ngôn ngữ mà nó phải có nhiệm vụ chuyên tải. Khi một sự vật, một ý tƣởng, một biểu trƣng tâm lí của một tộc ngƣời đƣợc phản ánh lên cấu trúc ngôn ngữ theo nguyên tắc ánh xạ nhiều lớp nhƣ vậy, tất nhiên sẽ tạo ra hiện tƣợng nhiều biểu hiện na ná nhƣ nhau đối với nhiều đƣợc biểu hiện na ná nhƣ nhau ở mặt đƣợc biểu hiện, cái mà chúng ta đang gọi chúng là hiện tƣợng tƣơng tự theo lí thuết tín hiệu học hiện đại. Do nguyên lí ánh xạ nhiều đợt nhƣ vậy, ở một lát cắt đồng đại, vốn từ theo hiện tƣợng tƣơng tự từ vựng học đƣợc chia thành nhiều lớp khác nhau theo các đặc điểm cấu trúc. Những hiện tƣợng từ ngữ mà trƣớc đây đƣợc quan niệm là tập hợp các biến thể từ vựng là kiểu sơ cấp trong nguyên lí từ tƣơng tự này. Đƣợc gọi là sơ cấp, bởi vì thực chất cả nhóm đƣợc hoạt động theo nguyên tắc: nội dung nghĩa đƣợc giữa nguyên trong khi bề mặt biểu hiện có những luân phiên ngữ âm học nhất định. Những luân phiên này có thể tìm ra dễ dàng nhờ một phép chuyển đơn tuyến của biểu diễn âm vị học. Chẳng hạn, những từ sau đây đƣợc thể hiện chỉ bằng một luật chuyển âm vị học có ở vần: đàng - đường tràng - trường cang - cương đang - đương ... Luật chuyển âm vị học: [a|] [Ƣ|]. 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan