Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực trong tiếng anh và tiếng việt (trên tư...

Tài liệu Các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực trong tiếng anh và tiếng việt (trên tư liệu các giáo trình dạy tiếng và tác phẩm văn học ở việt nam)

.PDF
145
2197
87

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGÔN NGỮ HỌC TẠ THỊ PHƯƠNG QUYÊN CÁC BIỂU ĐẠT NGÔN NGỮ CỦA HÀNH VI NGỜ VỰC TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT (TRÊN TƯ LIỆU CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VÀ TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở VIỆT NAM) CHUYÊN NGÀNH: MÃ SỐ: NGÔN NGỮ HỌC 602201 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS ĐINH VĂN ĐỨC HÀ NỘI - 2008 MỤC LỤC Số trang Phần mở đầu 1 Chương 1. Cơ sở lí thuyết 4 1.1. Hành động ngôn từ 4 1.2. Các hành vi tại lời 5 1.2.1. Điều kiện sử dụng hành vi tại lời 5 1.2.2. Các loại hành vi tại lời 8 1.3. Phát ngôn ngôn hành, biểu thức ngôn hành và động từ ngôn hành 1.4. 8 Hành vi ngờ vực 10 1.4.1.Khái niệm và điều kiện để thực hiện hành vi ngờ vực 10 1.4.2. Các loại hành vi ngờ vực 11 1.5. Chiến lược giao tiếp – Phép lịch sự 13 1.5.1. Lịch sự 13 1.5.2. Chiến lược giao tiếp 15 1.6. Tiểu kết 18 Chương 2. Các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực trong 19 tiếng Anh 2.1. Dẫn nhập 19 2.2. Biểu đạt hành vi ngờ vực bằng biểu thức ngôn hành tường minh 20 2.3. Biểu đạt hành vi ngờ vực bằng biểu thức ngôn hành hàm ẩn 22 2.3.1. Các từ ngữ chuyên dùng 22 2.3.2 Các kiểu kết cấu 38 2.3.3 Trọng âm và ngữ điệu 54 2.4. Chiến lược giao tiếp - Phép lịch sự 56 2.4.1. Phạm trù xưng hô 56 2.4.2. Chiến lược phi cá nhân hóa 60 2.4.3. Chiến lược nói gián tiếp 63 2.4.4. Chiến lược dịu hóa 64 2.5. Tiểu kết 66 Chương 3. Các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực trong 68 tiếng Việt 3.1. Dẫn nhập 68 3.2. Biểu đạt hành vi ngờ vực bằng biểu thức ngôn hành tường minh 68 3.3. Biểu đạt hành vi ngờ vực bằng biểu thức ngôn hành hàm ẩn 69 3.3.1. Các từ ngữ chuyên dùng 69 3.3.2 Các kiểu kết cấu 89 3.3.3 Ngữ điệu, trọng âm, thanh điệu 101 3.4. Chiến lược giao tiếp - Phép lịch sự 103 3.4.1 Phạm trù xưng hô và chiến lược sử dụng từ xưng hô 103 3.4.2 Chiến lược bày tỏ sự chú ý 109 3.4.3. Chiến lược nói quá sự tán dương, thiện cảm 111 3.4.4. Chiến lược tìm kiếm sự tán đồng 111 3.4.5. Chiến lược sử dụng những dấu hiệu báo hiệu mình cùng 112 nhóm 3.5. Tiểu kết 113 Kết luận 115 Các tài liệu tham khảo chính 118 Nguồn khảo sát và trích dẫn 121 Phụ lục 126 MỘT SỐ QUI ƯỚC TRÌNH BÀY 1. Xuất xứ các tài liệu trích dẫn được ghi trong ngoặc [ ] theo qui định. 2. Ký hiệu / nghĩa là hoặc, ví dụ người Anh/Mỹ được đọc là người Anh hoặc người Mỹ. 3. Ký hiệu Sp nghĩa là người nói (viết), ví dụ Sp1 được đọc là ngưòi nói (viết) thứ nhất; Sp2 được đọc là người nói (viết) thứ hai. 4. Ký hiệu tư liệu trích dẫn theo thứ tự: Số thứ tự tác phẩm; số trang trích dẫn. Thông tin đầy đủ được chú dẫn ở phần tài liệu tham khảo. PHẦN MỞ ĐẤU 1. Lý do chọn đề tài Khi chúng ta nói năng chúng ta thực hiện những hành động như chúng ta thực hiện những hành động vật lý khác. Trong cuộc sống hàng ngày, khi giao tiếp là chúng ta đang thực hiện các hành vi ngôn ngữ khác nhau. Theo thời gian và sự phát triển của xã hội, giao tiếp của con người ngày càng trở nên tinh tế, phức tạp hơn. Điều này đã khiến cho số lượng các hành động ngôn từ ngày càng trở nên đa dạng, phong phú hơn. Để xác định con số chính xác các hành động ngôn từ là một điều rất khó. Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu cũng mới chỉ đưa ra những kết quả tạm thời dựa trên các tiêu chí nào đó. Trong lịch sử ngành ngôn ngữ học đã có nhiều công trình của các nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước nghiên cứu về hành động ngôn từ. Từ những gợi mở của các nghiên cứu đã xuất hiện và mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực này, chúng tôi đã chọn hành vi ngờ vực làm đối tượng khảo sát nghiên cứu cho luận văn của mình. Đó là lý do vì sao chúng tôi chọn đề tài: "Các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực trong tiếng Anh và tiếng Việt (trên tư liệu các giáo trình dạy tiếng và tác phẩm văn học ở Việt Nam)". Hy vọng rằng, kết quả nghiên cứu này sẽ có những đóng góp nhất định vào công việc nghiên cứu các hành động ngôn từ. 2. Mục đích và nhiệm vụ 2.1. Mục đích Thông qua việc tiếp cận, khảo sát và đối chiếu các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực trong tiếng Việt và tiếng Anh, mục đích luận văn hướng đến là: - Góp thêm vào lý thuyết hành động ngôn từ nói chung và hành vi ngờ vực nói riêng. Từ đó giúp thấy được rõ nét, sâu sắc về hành động ngôn từ, hành vi ngờ vực cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn. 1 - Góp phần tìm hiểu lý luận để nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy và học tập tiếng ở Việt Nam, và để ứng dụng vào công tác dịch thuật. 2.2. Nhiệm vụ Với mục đích nêu trên, luận văn đề ra các nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu một số vấn đề lý thuyết về hành động ngôn từ nói chung và hành vi ngờ vực nói riêng. - Khảo sát các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực tại lời của hành vi ngờ vực, cụ thể là các động từ ngôn hành, các từ ngữ chuyên dùng trong biểu thức ngôn hành, các kiểu kết cấu biểu đạt hành vi ngờ vực và ngữ điệu của các kết cấu này. - Khảo sát lối xưng hô trong các phát ngôn chứa hành vi ngờ vực. - Khảo sát các chiến lược giao tiếp đi kèm với hành vi ngờ vực. 3. Phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu 3.1. Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực trong giáo trình dạy tiếng và tác phẩm văn học. Do đó, phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn trong các bộ giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, giáo trình dạy tiếng Anh đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam và một số tác phẩm văn học của Việt Nam và Anh/Mỹ. 3.2. Phương pháp nghiên cứu: - Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp quy nạp. Sau khi tổng hợp, phân tích và nhận xét các ví dụ cụ thể về hành vi ngờ vực trong tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi tiến tới các nhận xét có tính khái quát, tìm ra quy luật chung trong hai ngôn ngữ. - Bên cạnh phương pháp quy nạp, luận văn cũng sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu nhằm tìm ra những nét tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ và hai nền văn hóa Việt – Anh. 2 4. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn chia thành 3 chương như sau: Chƣơng 1. Cơ sở lý thuyết 1.1. Hành động ngôn từ 1.2. Các hành vi tại lời 1.3. Phát ngôn ngôn hành, biểu thức ngôn hành và động từ ngôn hành 1.4. Hành vi ngờ vực 1.5 Chiến lược giao tiếp - Phép lịch sự Chƣơng 2. Các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực trong tiếng Anh 2.1. Biểu đạt hành vi ngờ vực bằng biểu thức ngôn hành tường minh 2.2. Biểu đạt hành vi ngờ vực bằng biểu thức ngôn hành hàm ẩn 2.3. Các chiến lược giao tiếp Chƣơng 3. Các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực trong tiếng Việt 3.1. Biểu đạt hành vi ngờ vực bằng biểu thức ngôn hành tường minh 3.2. Biểu đạt hành vi ngờ vực bằng biểu thức ngôn hành hàm ẩn 3.3. Các chiến lược giao tiếp 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Hành động ngôn từ Thuật ngữ tiếng Anh "Speech act" khi vào Việt Nam đã được các nhà ngôn ngữ học chuyển dịch bằng nhiều tên gọi khác nhau: hành động nói (Diệp Quang Ban), hành vi ngôn ngữ (Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân), hành vi nói năng (Nguyễn Văn Khang), hành động ngôn từ (Cao Xuân Hạo). Trong luận văn này chúng tôi sử dụng tên gọi hành động ngôn từ. Khi chúng ta nói năng tức là chúng ta hành động, chúng ta thực hiện một loại hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ. Người đầu tiên khởi xướng và xây dựng lý thuyết hành động ngôn từ là J. Austin. Trong tác phẩm nổi tiếng "How to do things with word" ("Người ta làm nên các sự vật bằng từ ngữ như thế nào?" - Đinh Văn Đức) của mình, xuất bản năm 1962, ông đã đề cập đến vấn đề lý thuyết hành động ngôn từ như sau: Một hành động ngôn ngữ được thực hiện khi một người nói (hoặc viết) Sp1 nói ra một phát ngôn U cho người nghe (hoặc người đọc) Sp2 trong ngữ cảnh C. Austin đưa ra 3 loại hành động ngôn từ là: Hành động tạo lời, hành động tại lời và hành động mượn lời. Hành động tạo lời là những hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu …. để tạo ra một phát ngôn về hình thức và nội dung. Hành động tại lời là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận. Ví dụ về hành động tại lời: hành vi hỏi, hành vi yêu cầu, hành vi ra lệnh, hành vi mời, hành vi hứa hẹn, hành vi khuyên bảo, hành vi nghi ngờ …. Khi chúng ta hỏi ai về một cái gì đó thì người được hỏi có nhiệm vụ phải trả lời chúng ta, cho dù trả lời không biết. Không trả lời, không đáp lại câu hỏi, người nghe bị xem là không lịch sự. Khác với các hành động mượn lời, hành động tại lời có ý định (có đích ) quy ước và có thể chế dù rằng quy ước và thể chế của chúng 4 không hiển ngôn mà quy tắc vận hành chúng được mọi người trong một cộng đồng ngôn ngữ tuân theo một cách không tự giác. Có thể nói, nắm được ngôn ngữ, không chỉ có nghĩa là nắm được âm, từ ngữ, câu …. của ngôn ngữ đó mà còn là nắm được những quy tắc điều khiển các hành động tại lời trong ngôn ngữ đó, có nghĩa là biết các quy tắc để “hỏi”, “hứa hẹn” … sao cho đúng lúc, đúng chỗ cho thích hợp với ngữ cảnh, với người được hỏi…. Hành động mượn lời là những hành vi “mượn” phương tiện ngôn ngữ, nói cho đúng hơn là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc ở chính người nói. Ví dụ nghe một phát ngôn:"ở đây tối quá". Sp 2 có thể mở cửa sổ. Hành động mở cửa sổ thuộc hành động mượn lời. Chức năng hành động của giao tiếp được thực hiện nhờ các hiệu quả mượn lời của phát ngôn. Có những hiệu quả mượn lời là đích của một hành động tại lời như trong ví dụ nêu trên: Hành động mở cửa sổ là hiệu quả của hành động tại lời đề nghị. Cũng có những hiệu quả không thuộc đích của hành động tại lời: Chẳng hạn Sp2 trong ví dụ trên mở cửa sổ một cách khó chịu, gắt gỏng thì hành vi đó không phải là đích của hành động tại lời. Những hiệu quả mượn lời, rất phân tán, không thể tính toán được. Chúng không có tính quy ước (trừ hành động mượn lời đích của hành động tại lời). [II-2, 88-89] 1.2. Các hành vi tại lời 1.2.1. Điều kiện sử dụng hành vi tại lời Các hành vi tại lời, cũng như các hành vi khác, các hành vi sinh lí cũng như vật lí, không phải được thực hiện một cách tùy tiện. Nếu là một hành vi xã hội thì các điều kiện để cho nó có thể thực hiện được lại càng chặt chẽ đa dạng hơn nữa. Mà các hành vi tại lời như đã biết, về cơ bản là hành vi xã hội. Điều kiện sử dụng các hành vi tại lời là những điều kiện mà một hành vi tại lời phải đáp ứng để nó có thể diễn ra thích hợp với ngữ cảnh của sự phát ngôn ra nó. J. Austin xem các điều kiện sử dụng các hành vi tại lời là những điều kiện "may mắn" nếu chúng được đảm bảo thì hành vi mới "thành công", đạt 5 hiệu quả. Nếu không nó sẽ thất bại. Những điều kiện may mắn của J.Austin là như sau: A- (i) Phải có thủ tục có tính chất quy ước và thủ tục này phải có hiệu quả cũng có tính quy ước. (ii) Hoàn cảnh và con người phải thích hợp với những điều quy định trong thủ tục. B- Thủ tục phải được thực hiện (i) một cách đúng đắn và (ii) đầy đủ. C- Thông thường thì (i) những người thực hiện hành vi ở lời phải có ý nghĩ, tình cảm và ý định đúng như đã được đề ra trong thủ tục và (ii) khi hành động diễn ra thì ý nghĩ, tình cảm, ý định đúng như nó đã có. [II-2, 112] J. Searle là người đầu tiên vạch ra hạn chế chỉ phân loại các động từ ngôn hành của bảng phân loại của Austin. J. Searle còn cho rằng, vì J. Austin không định ra các tiêu chí phân loại do đó kết quả phân loại có khi dẫm đạp lên nhau. Ông cho rằng trước hết là phải phân loại các hành vi tại lời chứ không phải phân loại các động từ gọi tên chúng và nếu xác lập được một hệ các tiêu chí thích hợp với các hành động ngôn từ thì có thể giải tỏa được thái độ bi quan của Wittenstein cho rằng không thể phân loại được các “trò chơi ngôn ngữ” và tránh được tình trạng dẫm đạp lên nhau giữa các phạm trù, các nhóm trong từng phạm trù hành vi tại lời. J. Searle liệt kê 12 điểm khác biệt giữa các hành động ngôn từ có thể dùng làm tiêu chí phân loại như sau: 1. Đích ở lời 2. Hướng khớp ghép lời với hiện thực mà lời đề cập đến 3. Trạng thái tâm lí được thể hiện 4. Sức mạnh mà đích được trình bày ra 5. Tính quan yếu của mối quan hệ liên cá nhân giữa Sp1 và Sp 2 6. Định hướng 7. Câu hỏi và câu trả lời là hai thành phần của một cặp kế cận còn sai bảo thì không 8. Nội dung mệnh đề 6 9. Hứa hẹn chỉ có thể thực hiện bằng lời, tức thực hiện như một hành vi ở lời trong khi đó phân loại có thể được thực hiện bằng phương thức khác không phải bằng lời 10. Đặt tên thánh và rút phép thông công đòi hỏi phải có thể chế xã hội mới có hiệu lực nhưng trần thuật thì không đòi hỏi như vậy. 11. Không phải tất cả các động từ gọi tên hành vi tại lời đều là động từ ngôn hành. Thí dụ: khoe và dọa không phải là động từ ngôn hành. 12. Phong cách thực hiện hành vi tại lời. J. Searle chỉ dùng có 4 trong số 12 tiêu chí trên để phân lập 5 loại hành động ngôn từ là: Tiêu chí đích ở lời; tiêu chí hướng khớp ghép; tiêu chí trạng thái tâm lí và tiêu chí nội dung mệnh đề. Searle đưa ra bốn điều kiện. Mỗi điều kiện lại được biểu hiện khác nhau tùy theo từng phạm trù, từng loại và từng hành vi tại lời cụ thể. a. Điều kiện nội dung mệnh đề: Chỉ ra bản chất nội dung của hành vi. Nội dung mệnh đề có thể là một mệnh đề đơn giản (đối với các hành vi khảo nghiệm, xác tín, miêu tả), hay một hàm mệnh đề (đối với các câu hỏi khép kín, tức những câu hỏi chỉ có hai khả năng trả lời, có hoặc không; phải, không phải ....). Gọi là hàm mệnh đề vì phát ngôn ngôn hành tương ứng với hành vi hỏi đưa ra hai khả năng, người trả lời chọn một và trả lời. Nội dung mệnh đề có thể là một hành động của người nói hay một hành động của người nghe. b. Điều kiện chuẩn bị bao gồm những hiểu biết của người phát ngôn về năng lực, lợi ích, ý định của người nghe và về các quan hệ giữa người nói và người nghe. c. Điều kiện chân thành chỉ ra các trạng thái tâm lí tương ứng của người phát ngôn. Xác tín, khảo nghiệm đòi hỏi niềm tin vào điều mình xác tín,... d. Cuối cùng là điều kiện căn bản, đây là điều kiện đưa ra kiểu trách nhiệm mà người nói hoặc người nghe bị ràng buộc khi hành vi tại lời đó được phát ra. Trách nhiệm có thể rơi vào hành động sẽ được thực hiện (lệnh, hứa hẹn) hoặc đối với tính chân thực của nội dung (một lời xác tín buộc người nói phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của điều nói ra). [II-2, 116] 7 1.2.2. Các loại hành vi tại lời Trong giao tiếp, người nói luôn mong muốn truyền đạt được nhiều nhất tư tưởng và mục đích của mình tới người nghe. Do đó một hành vi tại lời đôi khi không chỉ thể hiện tính chất của chính nó mà còn thể hiện tính chất của những hành vi tại lời khác. Chẳng hạn, hành vi hỏi không phải lúc nào cũng mang mục đích hỏi mà có khi nhằm mục đích chào hay ngờ vực, đe dọa.. Cuộc sống ngày càng phát triển thì hoạt động giao tiếp theo đó cũng trở nên sâu sắc, tinh tế hơn. Để có thể thống kê con số chính xác các hành động ngôn từ mà ở đây là các hành vi tại lời thật là khó bởi số lượng khá lớn. Luận văn xin nêu ra hai cách phân loại theo J. Austin và J.Searle dựa trên những tiêu chuẩn đã nêu trên cùng một số tiêu chuẩn khác. Theo J. Austin, ông phân chia hành vi tại lời thành 5 loại lớn: Phán xét, hành xử, cam kết, ứng xử và bày tỏ. J.Searle cũng chia thành 5 nhóm lớn nhưng có một số khác biệt như sau: Tuyên bố, biểu hiện, cầu khiến, hứa hẹn, bày tỏ. Trong mỗi nhóm lại bao chứa những hành vi tại lời nhỏ, cụ thể hơn. Như vậy, danh sách các hành vi tại lời rất phong phú. Điều đó phù hợp với nhu cầu giao tiếp ngày càng tinh vi, sâu sắc của con người. Tùy thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, hành vi tại lời có thể chia thành hành vi tại lời trực tiếp và hành vi tại lời gián tiếp. Bản thân trong khi giao tiếp không phải con người chỉ đơn thuần sử dụng hành vi tại lời trực tiếp mà đôi khi vì mục đích, hoàn cảnh giao tiếp phải sử dụng hành vi tại lời gián tiếp. 1.3. Phát ngôn ngôn hành, biểu thức ngôn hành và động từ ngôn hành Các phát ngôn ngôn hành là sản phẩm, và cũng là phương tiện của các hành vi tại lời. Phát ngôn ngôn hành là phát ngôn – sản phẩm của một hành vi tại lời nào đó khi hành vi này được thực hiện một cách trực tiếp, chân thực. Phát ngôn ngôn hành có một kết cấu lõi đặc trưng cho hành vi tại lời tạo ra nó. Kết cấu lõi đó được gọi là biểu thức ngôn hành. Ví dụ: Phát ngôn ngờ vực sau 8 đây: ”Dù anh có giải thích thế nào đi nữa thì tôi cũng không tin là nó lại có thể làm được việc đó “ có biểu thức ngôn hành: Tôi không tin là ….. Biểu thức ngôn hành là những thể thức nói năng đặc trưng cho một hành vi tại lời. Nói như vậy có nghĩa là về nguyên tắc, trừ những trường hợp được sử dụng gián tiếp, còn thì có bao nhiêu hành vi tại lời thì có bấy nhiêu kiểu biểu thức ngôn hành. Biểu thức ngôn hành là dấu hiệu ngữ pháp – ngữ nghĩa của các hành vi tại lời. Nhờ các biểu thức ngôn hành chúng ta nhận biết được các hành vi tại lời. Mỗi biểu thức được đánh dấu bằng các dấu hiệu chỉ dẫn, nhờ những dấu hiệu này mà các biểu thức ngôn hành phân biệt với nhau. J. Searle gọi các dấu hiệu này là các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời: - Các kiểu kết cấu: Kết cấu cũng tức là các kiểu câu hiểu theo ngữ pháp truyền thống. Cần mở rộng khái niệm kết cấu, cũng tức là mở rộng khái niệm kiểu câu để nó có thể bao gồm những kết cấu cụ thể ứng với từng hành vi tại lời (hoặc phạm trù hành vi tại lời). Kết cấu không chỉ là những kiểu câu có mục đích nói hết sức sơ lược và khái quát như trần thuyết, hỏi, cầu khiến, cảm thán với những dấu hiệu hình thức rất chung chung mà còn bao gồm cả những kết cấu cụ thể ứng với những hành vi tại lời. - Những từ ngữ chuyên dùng trong biểu thức ngôn hành. Những từ ngữ này dùng để tổ chức các kết cấu và là các dấu hiệu nhờ chúng chúng ta biết được hành vi nào đang thực hiện. Đó là những từ ngữ chuyên dùng trong các biểu thức hỏi như: có … không, có phải … không? Ai, cái gì, bao giờ, mấy …? Đó là các từ ngữ như nên, không nên trong các biểu thức ngôn hành khuyên...; Các từ thế à, thật không, liệu, sao... trong các biểu thức ngôn hành ngờ vực. - Ngữ điệu. Cùng một tổ chức từ vựng, ngữ pháp cụ thể nếu được phát âm với những ngữ điệu khác nhau sẽ cho các biểu thức ngôn hành khác nhau tương ứng với những hành vi ở lời khác nhau. Quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc vị từ - tham thể tạo nên nội dung mệnh đề được nêu trong biểu thức ngôn hành với các nhân tố của ngữ cảnh. Các đặc tính ngữ nghĩa như tự nguyện hay cưỡng bức, tích cực hay tiêu 9 cực, có lợi hay có hại … của hành động đối với người tạo ra hành vi và người nhận hành vi cũng có giá trị như những phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời. Có một phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời đặc biệt, đánh dấu cho một số biểu thức ngôn hành tường minh là các động từ ngôn hành. Đó là những động từ có thể được thực hiện trong chức năng ngôn hành, tức thực hiện trong chức năng ở lời. Những động từ này được gọi tên là động từ ngôn hành (performative verbs – động từ ngữ vi). Động từ ngôn hành là những động từ mà khi phát âm chúng ra cùng biểu thức ngôn hành (có khi không cần biểu thức ngôn hành đi kèm) là người nói thực hiện luôn cái hành vi ở lời do chúng biểu thị. [II-2, 91] Theo Austin, các biểu thức có động từ ngôn hành là biểu thức ngôn hành tường minh; Và gọi những biểu thức tuy vẫn có hiệu lực ở lời nhưng không có động từ ngôn hành là biểu thức ngôn hành nguyên cấp hay biểu thức ngôn hành hàm ẩn. Trong thực tế giao tiếp bằng ngôn ngữ, phổ biến và thường xuyên được dùng là các biểu thức ngôn hành hàm ẩn. Như thế các biểu thức ngôn hành hàm ẩn với các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời đặc trưng tương ứng với từng hành vi ở lời là cơ sở để lí giải các phát ngôn nghe được, đọc được. 1.4. Hành vi ngờ vực 1.4.1. Khái niệm và điều kiện để thực hiện hành vi ngờ vực Theo định nghĩa trong ”Từ điển tiếng Việt”: Ngờ vực hay nghi ngờ là nghĩ có thể là người nào đó đã làm một việc gì đó; là đã xảy ra việc nào đó nhưng không có đủ cơ sở để khẳng định. Như vậy hành vi ngờ vực được hiểu là hành vi không tin tưởng, không chắc chắn vào một hành động sự việc nào đó.[II-17] Theo bảng phân loại của J. Austin, hành vi ngôn ngữ ngờ vực thuộc nhóm 5. Đây là nhóm những hành vi phản ứng với cách xử sự của người khác, đối với các sự kiện có liên quan, chúng cũng là cách biểu hiện thái độ đối với hành vi hay số phận của người khác. Do đó điều kiện để có hành vi ngờ vực 10 theo ông là phải có Sp1 nói (viết) một phát ngôn về một sự kiện, Sp2 đưa ra phản ứng nghi ngờ. Như vậy phải có Sp1 đưa ra một phát ngôn xác tín về một sự việc hành động đã xảy ra (có thể của Sp 1 hoặc người thứ 3). Sp2 đưa ra phát ngôn thể hiện phản ứng của mình – nghi ngờ tính xác thực của sự kiện, hành động đó. Hoặc một người đưa ra phát ngôn trước một sự kiện, hành động đã xảy ra mà mình đã biết. Còn theo bảng phân loại của J. Searle: Hành vi nghi ngờ thuộc nhóm biểu hiện: Là nhóm hành động thể hiện cái mà người nói tin tưởng có là một sự kiện hay không. Hành động này thể hiện ở những câu mà người nói phải chịu trách nhiệm về giá trị chân lí của mệnh đề được biểu đạt? Các điều kiện để thực hiện hành vi ngờ vực theo Searle là: Nội dung mệnh đề: Sự kiện hành động của Sp1, hoặc của người thứ 3 mà cả Sp1 và Sp2 đều biết. Điểu kiện chuẩn bị: Có những bằng chứng thuyết phục Sp2 tin Điều kiện chân thành: Sp2 ngạc nhiên, không chắc chắn hay phỏng đoán về sự kiện, hành động mà Sp1 nêu ra trước đó, hoặc thậm chí là phủ nhận, bác bỏ chúng.. Điều kiện căn bản: Phản ứng của người Sp2 trước phát ngôn của Sp1 1.4.2. Các loại hành vi ngờ vực Phát ngôn ngờ vực có thể chia thành phát ngôn ngờ vực trực tiếp và phát ngôn ngờ vực gián tiếp. Phát ngôn ngờ vực trực tiếp là phát ngôn có chứa biểu thức ngờ vực tường minh, phát ngôn ngờ vực gián tiếp là phát ngôn chức biểu thức ngôn hành ngờ vực hàm ẩn. Ngoài ra, khi giao tiếp ngoài việc thể hiện hành vi ngờ vực, người nói còn đưa ra thái độ quan điểm của mình về sự việc. Người nói thể hiện thái độ của mình như thế nào là tùy thuộc vào ngữ cảnh; vào mối quan hệ giữa người nói và người nghe; vào trạng thái tâm lý của mình khi sự kiện hành động được nêu ra. Chúng tôi xin nêu ra một số kiểu hành vi ngờ vực phổ biến như sau: 11 - Ngờ vực với tính chất ngạc nhiên: Trước một sự việc, hành động không bình thường, trái với quy luật tự nhiên, hoặc không có đủ bằng chứng để tin người nói đưa ra phát ngôn chứa hành vi ngờ vực của mình đồng thời cũng tỏ ý ngạc nhiên. Ví dụ trong tiếng Anh: A: …… How many people live with you? B: Seven! A: Seven! Wow! [Basic Tactics Listening] Ví dụ trong tiếng Việt Sp1: Thế à? Bận sau, thấy ông ấy sắp đánh, mày nói với ông ấy rằng để mày đánh hộ nhé. Sp 2; Vâng, nhưng con sợ ông ấy mắng. Vì ông ấy dặn con đừng nói với ông. Sp1: Thế à? Quái nhỉ. [Nguyễn Công Hoan - "Bạc đẻ"] - Ngờ vực với tính chất phỏng đoán: Đi kèm hành vi ngờ vực là sự phỏng đoán của người nói. Người nói nêu ra ý kiến chủ quan của mình, phỏng đoán về nguyên nhân dẫn đến sự việc, hoặc dự đoán về kết quả, hiệu lực tiếp theo của sự việc hành động. Ví dụ trong tiếng Anh: Sp1: Yes. Now I thought Harry was great. He said his lines so confidently, and his timing was superb. I think he was really made for the part. Sp 2: You seem to have made up your mind, don’t you? [Headway - Upper Intermediate] Ví dụ trong tiếng Việt Ðã đành rằng là thế, nhưng tôi bòn vườn của nó bao nhiêu, tiêu hết cả. Nó vợ con chưa có. Ngộ nó không lấy gì lo được, lại bán vườn thì sao?... [Lời của lão Hạc trong "Lão Hạc" - Nam Cao] 12 - Ngờ vực với tính chất phủ nhận: Khi nghi ngờ của người nói được đẩy lên cao đến mức hoàn toàn không tin vào sự việc (có thể là do không có bằng chứng về sự việc), hành vi ngờ vực của người nói đã chuyển thành hành vi phủ nhận, bác bỏ. Ví dụ trong tiếng Anh: What do I care for your big brother? I've got a brother that's bigger than he is - and what's more, he can throw him over that fence, too. (Both brothers were imaginary) - That's a lie - Your saying so don't make it so [Mark Twain - " Tom Sawyer"] Ví dụ trong tiếng Việt Sp1: Anh Hùng, người khỏe mạnh, sung sướng như thế mà chết. Sp2: Chết về bệnh gì? Sp1: Tự tử. Sp2: Tự tử! Vô lý! [Khái Hưng - " Điên "] Ngoài các kiểu hành vi ngờ vực phổ biến nêu trên, có thể xuất hiện những kiểu hành vi ngờ vực khác nữa bởi giao tiếp trong xã hội bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Những yếu tố chi phối đó bao gồm ngữ cảnh với các vai giao tiếp, các quan hệ liên cá nhân; hiện thực ngoài diễn ngôn; hoàn cảnh giao tiếp; tâm lý khi tham gia giao tiếp. Nhưng do khuôn khổ có hạn của luận văn, chúng tôi chỉ đề cập tới những dạng phổ biến nói trên của hành vi ngờ vực. 1.5. Chiến lƣợc giao tiếp – Phép lịch sự 1.5.1. Lịch sự Lịch sự là một nhân tố quan trọng trong giao tiếp xã hội, Nó có tác động chi phối không những đối với quá trình giao tiếp mà cả đối với kết quả giao tiếp. Nhiều người nghiên cứu ngữ dụng học coi lịch sự như một nguyên tắc 13 giao tiếp bên cạnh nguyên tắc hợp tác trong hội thoại và gọi là nguyên tắc lịch sự. Trước hết, người ta có thể coi lịch sự như một chuẩn mực xã hội. Các nhà văn hóa thuộc nhiều dân tộc khác nhau đã quan niệm lịch sự là hành vi xã hội có lễ độ hay là phép xã giao trong phạm vi văn hóa. Người ta cũng có thể quan niệm lịch sự là những nguyên tắc chung trong tương tác xã hội của mỗi nền văn hóa. Những nguyên tắc đó có thể bao gồm sự tế nhị, sự khoan dung, sự khiêm tốn, sự cảm thông đối với người khác: Trong những hoàn cảnh giao tiếp nào đó, người ta không tiện nói thẳng mà phải nói bóng gió, xa xôi. Hoặc tránh gọi tên trực tiếp của sự vật hiện tượng cũng là một cách nói tế nhị. Khi chính kiến hoàn toàn khác nhau, người ta vẫn cố tìm những nét khả thủ trong suy nghĩ của đối phương, tránh phủ định sạch trơn, gây mâu thuẫn căng thẳng. Đó chính là nguyên tắc cảm thông với người khác trong giao tiếp. Tuy nhiên, trong giao tiếp còn có một kiểu lịch sự nữa được thực hiện. Để miêu tả kiểu lịch sự này cần biết khái niệm thể diện (face). Thể diện là hình ảnh bản thân trước công chúng của một cá nhân, nó liên quan đến ý thức xã hội và tình cảm mà mỗi cá nhân có và mong muốn người khác tri nhận. Trong giao tiếp, phép lịch sự có thể được định nghĩa là phương tiện được dùng để thể hiện hiểu biết về thể diện của người khác. Như thế, phép lịch sự thực hiện trong các tình huống có khoảng cách xã hội và có sự thân hữu. Khi có khoảng cách xã hội thì người ta thể hiện sự hiểu biết về thể diện của người khác bằng cách sử dụng những từ ngữ tôn trọng, chiều lòng. Khi có sự thân hữu thì người ta thể hiện bằng việc dùng các từ ngữ có tính thân tình, đoàn kết. Trong giao tiếp hàng ngày người ta cư xử y như mong muốn của họ về nhu cầu thể diện sẽ được tôn trọng. Nếu một người nói cái gì đó có biểu hiện đe dọa sự mong đợi của người khác về mặt thể diện thì đó là hành động đe dọa thể diện (face threatening act). Nếu người nói nói thế nào để làm giảm khả năng đe dọa thể diện thì hành động đó gọi là hành động giữ thể diện (face saving act). 14 Trước hết, cần phân biệt thể diện âm tính (negative face) và thể diện dương tính (positive face). Thể diện âm tính của một người là nhu cầu được độc lập, được tự do hành động và không bị người khác áp đặt. Thể diện dương tính của một người là nhu cầu được người khác chấp nhận, thậm chí được người khác yêu mến đối xử như người cùng nhóm. Nói cách khác, thể diện âm tính là nhu cầu được độc lập còn thể diện dương tính là nhu cầu được quan hệ. Như vậy, một hành động giữ thể diện hướng vào thể diện âm tính của một người sẽ phải thể hiện sự tôn trọng, nhấn mạnh tầm quan trọng của thời gian và quan hệ của người khác, thậm chí bao gồm cả việc xin lỗi về sự áp đặt hoặc làm gián đoạn. Cái đó được gọi là phép lịch sự âm tính. Một hành động giữ thể diện hướng vào thể diện dương tính của người khác sẽ phải thể hiện tình đoàn kết, nhấn mạnh nguyện vọng chung, mục đích chung của hai người. Cái đó được gọi là phép lịch sự dương tính. [II-2, 100] 1.5.2. Chiến lược giao tiếp Chiến lược là phương châm và kế hoạch có tính toàn cục trong lĩnh vực hoạt động nào đó. Người ta thường nói đến chiến lược cách mạng, chiến lược ngoại giao .... Và hiện nay người ta còn nói đến chiến lược giao tiếp nữa. Chiến lược giao tiếp là phương châm và các biện pháp sử dụng các hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp nhằm giữ thể diện và tránh đe dọa thể diện của người tham gia giao tiếp. Lựa chọn cách xưng hô nào là phụ thuộc vào chiến lược giao tiếp; lựa chọn cách nói thẳng hay nói vòng là tùy thuộc vào tình huống giao tiếp và văn hóa của cộng đồng; Tránh hành động đe dọa thể diện được thể hiện bằng hành động giữ thể diện. Hành động giữ thể diện dùng chiến lược lịch sự dương tính và chiến lược lịch sự âm tính. Chiến lược lịch sự dương tính cần phải chú ý đến mục đích chung, đến tình thân hữu, vì thế có thể coi chiến lược lịch sự dương tính là chiến lược đoàn kết. Các hình thức lịch sự dương tính nhấn mạnh sự gần gũi giữa người nói và người nghe. Từ xưng hô là một phương tiện thể hiện lịch sự dương tính. 15 Nếu nói trống không là không lịch sự. Để xưng hô người ta có thể dùng các đại từ nhân xưng, tên riêng, các từ chỉ quan hệ họ hàng và các từ chỉ chức tước, địa vị. Tùy thuộc vào quan hệ giữa người nói và người nghe mà người ta lựa chọn từ xưng hô cho thích hợp. Trong quan hệ bình đẳng, dùng tên riêng để xưng hô sẽ tạo ra không khí thân mật. Trong quan hệ không bình đẳng, chẳng hạn người dưới nói với người trên, không thể hô gọi chỉ bằng tên riêng. Nếu dùng các từ chỉ chức vụ thì tuy bảo đảm sự lễ độ nhưng không thân mật. Để tạo không khí thân hữu giữa người nói và người nghe, người Việt thường sử dụng các từ chỉ quan hệ họ hàng để xưng hô. Lựa chọn các vị từ thích hợp cũng là một cách tạo sự gắn bó giữa người nói và người nghe. Các tiểu từ tình thái cũng là một phương tiện thể hiện lịch sự dương tính. Trong các phương tiện lịch sự dương tính còn có những thành phần bổ trợ thể hiện mục đích chung, sự thân thiện của người nói và người nghe. Trong giáo trình Ngôn ngữ học đại cương tập hai - Ngữ dụng học, giáo sư Đỗ Hữu Châu đã đưa ra một danh sách các chiến lược lịch sự dương tính (theo C.K Orecchioni, Brown và Levinson) như sau: 1. Bày tỏ cho Sp2 sự chú ý của mình đối với Sp2 2. Nói quá sự tán dương, thiện cảm của mình đối với Sp2 3. Gia tăng sự quan tâm của mình đối với Sp2 4. Sử dụng những dấu hiệu báo mình cùng nhóm với Sp2 (dùng những từ xưng hô kiểu anh trai ơi, em gái ơi, ...) 5. Tìm kiếm sự tán đồng (tìm những đề tài đôi bên cùng quan tâm) 6. Tránh sự bất đồng 7. Nêu ra những lẽ thường (chung cho cộng đồng của Sp1 và Sp2) 8. Hãy biết nói đùa, nói vui. 9. Quan tâm tới sở thích của Sp2 10. Mời, hứa hẹn 11. Hãy tỏ ra lạc quan 12. Lôi kéo Sp2 cùng với mình làm chung một việc 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan