Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở nông thôn việt nam hiện nay và hoạt động ...

Tài liệu Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở nông thôn việt nam hiện nay và hoạt động của công tác xã hội ( nghiên cứu tại xã quỳnh bá, quỳnh lưu, nghệ an) luận văn ths. công tác xã hội

.PDF
122
1923
106

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------ TRƢƠNG THỊ ĐIỂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO NGƢỜI CAO TUỔI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI (Nghiên cứu tại xã Quỳnh Bá – Quỳnh Lưu – Nghệ An) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Công tác Xã hội Mã số: 60 90 01 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi Hà Nội – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung trong luận văn là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Vũ Mạnh Lợi. Kết quả nghiên cứu của luận văn dựa trên quá trình thu thập thông tin, khảo sát. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Trƣơng Thị Điểm LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Vũ Mạnh Lợi người đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy, cô trong khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 2 năm qua. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến người cao tuổi, gia đình, cá nhân, các tổ chức, hội, cơ quan chính quyền tại địa bàn nghiên cứu đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn. Học viên Trƣơng Thị Điểm MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 6 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 6 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................. 8 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ...................................................................... 19 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 19 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 19 6. Ý nghĩa của nghiên cứu......................................................................................... 20 7. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 21 8. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................... 21 9. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 21 10. Kết cấu luận văn ................................................................................................. 24 NỘI DUNG ........................................................................................................................... 25 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU........25 1.1 Các khái niệm công cụ ........................................................................................ 25 1.1.1. Người cao tuổi .................................................................................................25 1.1.2. Sức khỏe, chăm sóc sức khỏe ..........................................................................26 1.1.3. Nông thôn ........................................................................................................28 1.1.4. Công tác xã hội ...............................................................................................29 1. 2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ............................................................... 29 1.1.5. Thuyết phát triển nhu cầu con người ..............................................................29 1.1.6. Lý thuyết hiện đại hóa của William Goode .....................................................30 1.1.7. Lý thuyết cấu trúc chức năng của Talcott Parsons .........................................31 1.1.8. Thuyết vị thế vai trò (G.H.Mead) ....................................................................31 1.3. Đặc điểm tâm sinh lý người cao tuổi ................................................................. 35 1.4. Luật pháp và chính sách của Việt Nam đối với Người cao tuổi ........................ 36 1.5. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 39 1 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO NGƢỜI CAO TUỔI Ở NÔNG THÔN TẠI XÃ QUỲNH BÁ ................................................................................ 45 2.1. Đặc điểm đời sống người cao tuổi tại địa phương ............................................. 45 2.1.1. Quy mô gia đình và sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi ............................45 2.1.2. Mối quan hệ giữa người cao tuổi và các thành viên trong gia đình .......................48 2.1.3. Hoạt động kinh tế và thu nhập của người cao tuổi .........................................54 2.2. Sức khỏe và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại địa bàn xã .......................... 64 2.2.1. Sức khỏe người cao tuổi tại địa bàn nghiên cứu ...................................................64 2.2.2. Hoạt động của gia đình trong việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ...69 2.3. Tổ chức xã hội đối với việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ........................ 77 2.3.1. Khám chữa bệnh miễn phí ...............................................................................77 2.3.2. Các tổ chức đoàn thể người cao tuổi tham gia ...............................................79 Chƣơng 3: TRIỂN VỌNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO NGƢỜI CAO TUỔI VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ........................................................................ 82 3.1. Triển vọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi................................................... 82 3.2. Công tác xã hội với người cao tuổi .................................................................... 84 KẾT LUẬN............................................................................................................................. 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 94 PHỤ LỤC 2 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Tỷ lệ độ tuổi ..............................................................................................40 Hình 2.2. Tỷ lệ giới tính ............................................................................................41 Hình 2.3. Trình độ học vấn của người cao tuổi.........................................................42 Hình 2.4. Tình trạng hôn nhân ..................................................................................43 Hình 2.5. Tỷ lệ góa theo giới (%) .............................................................................44 Hình 2.6. Quy mô gia đình và cơ cấu thế hệ .............................................................45 Hình 2.7. Sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi ......................................................46 Hình 2.8. Mức độ gặp mặt của những người con không sống cùng hộ người cao tuổi ...................................................................................................................................47 Hình 2.9. Mức độ liên lạc của những người con không sống cùng người cao tuổi (ngoài gặp trực tiếp) ..................................................................................................48 Hình 2.10. Người sống cùng hộ mà người cao tuổi tâm sự, trò chuyện theo giới tính ...................................................................................................................................49 Hình 2.11. Người không sống cùng hộ mà người cao tuổi tâm sự, trò chuyện theo giới tính .....................................................................................................................49 Hình 2.12. Mối quan hệ giữa người cao tuổi với con trai sống cùng hộ ..................50 Hình 2.13. Mối quan hệ giữa người cao tuổi với con gái sống cùng hộ ...................51 Hình 2.14. Mối quan hệ giữa người cao tuổi với con dâu sống cùng hộ ..................51 Hình 2.15. Mối quan hệ giữa người cao tuổi và con rể sống cùng hộ ......................52 Hình 2.16. Mức độ hài lòng của người cao tuổi với cư xử của mọi người trong hộ gia đình ......................................................................................................................53 Hình 2.17. Tỷ lệ người cao tuổi tham gia lao động tạo thu nhập..............................54 Hình 2.18. Đánh giá thu nhập dành cho sinh hoạt cá nhân hàng ngày (%) ..............57 Hình 2.19. Lý do người cao tuổi không tham gia lao động tạo thu nhập .................58 Hình 2.20. Nguồn thu nhập của người cao tuổi không tham gia lao động tạo thu nhập ...........................................................................................................................59 Hình 2.21. Tỷ lệ người cao tuổi tham gia làm việc nhà trong 1 tháng qua...............60 Hình 2.22. Nguồn thu nhập chính của hộ gia đình người cao tuổi ...........................62 3 Hình 2.23. Ước tính thu nhập trung bình của mỗi người trong hộ gia đình người cao tuổi trong 12 tháng qua .............................................................................................63 Hình 2.24. Đánh gia kinh tế hộ gia đình mình so với các hộ khác trong thôn..........63 Hình 2.25. Tỷ lệ hộ nghèo theo quy đinh của Bộ LĐTB và XH ..............................64 Hình 2.26. Người cao tuổi tự đánh giá tình trạng sức khỏe theo độ tuổi ..................65 Hình 2.27. Người cao tuổi tự đánh giá tình trạng sức khỏe theo giới tính ...............66 Hình 2.28. Tỷ lệ đọc, viết của người cao tuổi ...........................................................66 Hình 2.29. Mức độ đi lại của người cao tuổi ............................................................67 Hình 2.30. Tỷ lệ người cao tuổi có bệnh mãn tính ...................................................68 Hình 2.31. Tỷ lệ người cao tuổi mắc 2 bệnh mãn tính..............................................68 Hình 2.32. Hoạt động sinh hoạt của người cao tuổi cần sự hỗ trợ ............................70 Hình 2.33. Tỷ lệ người cao tuổi có bảo hiểm y tế .....................................................79 Hình 2.34. Tỷ lệ người cao tuổi nhận được sự hỗ trợ về chăm sóc sức khỏe trong 12 tháng qua ...................................................................................................................78 Hình 2.35. Tỷ lệ người cao tuổi tham gia sinh hoạt tại các hội, câu lạc bộ ..............80 4 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tỷ lệ người cao tuổi tham gia lao động tạo thu nhập trong các nghề ...................................................................................................................................55 Bảng 2.2. Số giờ lao động trung bình trong 1 ngày trong 1 tháng qua của người cao tuổi tham gia lao động tạo thu nhập (%) (chỉ tính ngày làm việc) ..........................................56 Bảng 2.3. Thu nhập trung bình 1 tháng của người cao tuổi từ nghề chính trong 12 tháng qua (%) ............................................................................................................56 Bảng 2.4. Tỷ lệ người cao tuổi hỗ trợ con cháu trong hộ gia đình về vật chất trong 12 tháng qua (%). ......................................................................................................60 Bảng 2.5. Tỷ lệ người cao tuổi đi khám sức khỏe định kỳ trong 12 tháng qua và người chi trả cho mỗi lần đi khám sức khỏe định kỳ ................................................69 Bảng 2.6. Tỷ lệ người coa tuổi đi bệnh viện trong 3 năm qua ..................................71 Bảng 2.7. Đối tượng đưa người cao tuổi đi bệnh viện trong 3 năm qua ...................71 Bảng 2.8. Người trả tiền chăm sóc người cao tuổi trong lần đi bệnh viện ...............72 Bảng 2.9. Tỷ lệ người cao tuổi bị ốm phải nằm ít nhất 1 ngày trở lên trong lần gần đây nhất (%) ..............................................................................................................73 Bảng 2.10. Thời gian trở lại sinh hoạt bình thường sau lần ốm phải nằm ít nhất 1 ngày trở lên (%) .........................................................................................................74 Bảng 2.11. Người giúp đỡ, chăm sóc người cao tuổi trong thời gian ốm phải nằm ít nhất 1 ngày trở lên (%) ..............................................................................................74 Bảng 2.12. Dịch vụ khám chữa bệnh người cao tuổi sử dụng trong lần ốm phải nằm ít nhất 1 ngày (%) ......................................................................................................75 Bảng 2.13. Tỷ lệ người cao tuổi bị ốm đau hoặc chấn thương cần được điều trị nhưng không nhận được bất kỳ điều trị nào và lý do không nhận được điều trị ......................................76 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, người cao tuổi trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang có xu hướng gia tăng nhanh. Theo dự báo của Tổng cục Thống kê năm 2010 (GSO, 2010) cho thấy tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên ở Việt Nam sẽ chạm ngưỡng 10% tổng dân số vào năm 2017, tức là dân số Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn “già hóa” từ năm 2017. Tiếp đó, cũng theo dự báo này thì chỉ sau hai thập kỷ nữa dân số Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn “già” khi mà chỉ số già hóa tăng từ 35,5 năm 2009 lên hơn 100 vào năm 2032. Già hóa dân số sẽ có những khó khăn, thách thức trong việc thực hiện chính sách, đảm bảo các nhu cầu trong cuộc sống, đặc biệt là nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Ở Việt Nam, việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi vừa mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội vừa mang tính nhân văn sâu sắc. Từ xưa nhân dân ta đã có những câu ca dao, tục ngữ như: “uống nước nhớ nguồn” hay “công cha như núi Thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra...”. Người cao tuổi là tầng lớp đã có nhiều cống hiến cho xã hội vì vậy cần phải có những chính sách phù hợp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Nhà nước ta đã có những chính sách, sự quan tâm đến đời sống, sức khỏe của người cao tuổi. Vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở thành thị và nông thôn khác nhau do ảnh hưởng của điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất. Mô hình gia đình hạt nhân ngày một phổ biến ở nông thôn. Ở nhiều gia đình, con cái trưởng thành đi làm ăn xa không thường xuyên đóng góp hay chăm sóc cho cha mẹ đã già. Nhiều người cao tuổi không cùng sống với con cái trong một mái nhà, họ tự lo từng bữa cơm, tự chăm sóc. Ở nông thôn những gia đình làm nông nghiệp, sau thời gian vào vụ mùa những người nông dân thường nhàn rỗi ít có công việc làm thêm tại địa phương lực lượng lao động chính (là thanh niên; trung niên) ở nông thôn di cư ra những thành phố lớn tìm việc làm để tăng thu nhập, dẫn đến tình trạng hiện nay ở nông thôn chủ yếu chỉ có người già và trẻ em. Họ là hai đối tượng cần được chăm sóc thì ngược lại, họ tự chăm sóc lẫn nhau. Nhiều người cao tuổi đã đến lúc cần được nghỉ ngơi, 6 phụng dưỡng nhưng vẫn phải làm việc như chăm cháu, làm việc nhà, thậm chí cả những công việc nặng nhọc của đồng ruộng. Người dân ở nông thôn thường chú trọng làm kinh tế để đáp ứng các nhu cầu kinh tế thiết yếu của gia đình hơn là chăm sóc sức khỏe cho người già. Điều đó ảnh hưởng đến sức khỏe và việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Các cơ sở y tế ở nông thôn, đặc biệt là y tế tuyến xã, thường có điều kiện vật chất nghèo nàn, trang thết bị, dụng cụ y tế, thuốc men còn thiếu thốn nhiều, nên cũng khó đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh đa dạng của người cao tuổi. Người cao tuổi mỗi khi có bệnh cũng ngại đến các cơ sở y tế địa phương để chữa trị. Nếu phải lên các tuyến bệnh viện cấp trên, việc đi lại rất khó khăn đối với người cao tuổi. Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi thường rất tốn kém và kéo dài, thường quá khả năng chi trả của họ. Nhiều người cao tuổi không có lương hưu, kinh tế gia đình khó khăn nên thường có tâm lý ngại khám chữa bệnh và không chú trọng đúng mức đến chăm sóc sức khỏe dẫn đến sức khỏe yếu và ngày càng yếu hơn. Tóm lại, gia đình vốn là nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi chính trong quá khứ thì nay không còn làm tốt chức năng này nữa. Vai trò của Nhà nước và các tổ chức xã hội trong việc chăm sóc người cao tuổi ngày một tăng, các trung tâm, viện dưỡng lão ra đời, những chính sách hỗ trợ cho người cao tuổi ngày càng được chú ý và bổ sung đầy đủ hơn. Chính sự quan tâm của xã hội, Nhà nước và các tổ chức đã giúp người cao tuổi có cuộc sống tốt hơn khi về già, đặc biệt là với những người cao tuổi không nơi nương tựa, giúp họ phát huy vai trò, kinh nghiệm của mình để tiếp tục xây dựng và đóng góp cho xã hội. Ngoài ra, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi còn là vấn đề quyền con người mà Nhà nước phải có trách nhiệm, đó là quyền được chăm sóc. Nhận thấy vấn đề chăm sóc sức khỏe cho Người cao tuổi ở nông thôn còn nhiều khía cạnh chưa được nghiên cứu, nên tôi chọn đề tài: Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở nông thôn Việt Nam hiện nay và hoạt động của công tác xã hội(Nghiên cứu tại xã Quỳnh Bá – Quỳnh Lưu – Nghệ An) để tìm hiểu thêm về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở nông thôn. 7 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Các nghiên cứu quốc tế và khu vực 2.1.1. Già hóa dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Già hóa dân số đã và đang là vấn đề quan tâm của các nước trên thế giới, do giảm sinh và tăng tuổi thọ ngày càng có nhiều nước dân số bị già hóa nhanh. Giữa năm 2005 và 2050, một nửa số dân tăng trên thể giới là do tăng dân số ở độ tuổi 60 trở lên, trong khi đó số trẻ em (những người dưới 15 tuổi) sẽ giảm nhẹ. Hơn nữa, ở những vùng phát triển hơn, dân số 60 tuổi trở lên dự tính tăng gần gấp đôi (từ 245 triệu năm 2005 lên đến 406 triệu vào năm 2050), trong khi dân số dưới 60 tuổi sẽ giảm (từ 971 triệu năm 2005 xuống còn 839 triệu năm 2050).1 Số lượng người cao tuổi ngày một gia tăng nhanh chóng, trong năm 2010 ước tính có khoảng 524 triệu người ở độ tuổi 65, chiếm 8% dân số của thế giới nhưng đến năm 2050, con số đó tăng lên gần 1.5 tỉ và chiếm 16% dân số thế giới. Già hóa dân số phát triển nhanh ở các nước kém phát triển.2 Già hóa dân số dẫn đến sự thay đổi trong nhân khẩu học. Điều này đặt ra những thách thức mới cho các gia đình, cộng đồng và các quốc gia nói chung, đặc biệt là mô hình gia đình hạt nhân, ít thế hệ sinh sống trong một gia đình trong việc quan tâm đến người cao tuổi. Người cao tuổi sẽ sống lâu hơn và cũng sẽ có rất ít người trẻ để hỗ trợ họ. Ngoài ra, điều này cũng tác động đến độ tuổi lao động các nguồn lực cho dịch vụ y tế và hỗ trợ xã hội. (Population ageing and the well-being of older persons in Thailand: Past trends, current situation and future challenges, 2008, John Knodel Napaporn Chayovan). Sự gia tăng nhanh chóng về số người cao tuổi đã ảnh hưởng đến các dịch vụ y tế, đặc biệt là chi phí cho y tế ngày một cao, việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc y tế của người lớn tăng lên cùng với tuổi tác mặc dù các yếu tố như thu nhập và công nghệ trong y học cũng phát triển. Điều này đang đặt áp lực lên vai trò của Nhà nước và các tổ chức vì với mô hình gia đình hạt nhân, vai trò của gia đình đối với việc chăm sóc người cao tuổi đã bị thu hẹp đáng kể. (Global Health and Aging, WHO). 1 2 Liên hợp quốc, triển vọng dân số thế giới, 2006. Global health and Aging, World Health Organization. 8 Việc quản lý và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi về thể chất và tinh thần của các tổ chức, cộng đồng trong xã hội ngày một phổ biến và đạt hiệu quả. Người cao tuổi cảm thấy thoải mái và ấm áp hơn khi được các tổ chức, cộng đồng và xã hội quan tâm, chăm sóc – điều mà hiện nay gia đình ở nhiều nước không còn đóng vai trò chính. Xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi có sự tham gia của cộng đồng sẽ đem lại kết quả cao, nâng cao ý thức và trách nhiệm của toàn xã hội. (Developing of Health care manaement for the Elderly by Community participation in Isan, 2008, Chanitta Soommaht; Songkoon Chantachon và Paiboon Boonchai). 2.1.2. Sự hỗ trợ giữa các thế hệ trong gia đình. Sự hỗ trợ giữa các thế hệ trong gia đình hiện nay đang rất được quan tâm. Không chỉ nghiên cứu về sự hỗ trợ, tương tác giữa các thế hệ trong gia đình mà còn mở rộng ra về mạng lưới hỗ trợ, quá trình tương tác qua lại giữa các thế hệ , ảnh hưởng của sự già hóa, sự tương tác giữa các thế hệ và những yếu tố kinh tế vĩ mô (Kinsella and He, 2009).3 Những nghiên cứu về mối liên hệ giữa các thế hệ trong gia đình ban đầu chủ yếu tập trung vào loại gia đình hạt nhân. Đến những năm 1980, nghiên cứu về mối liên hệ giữa các thế hệ tập trung nhiều hơn vào mối quan hệ giữa người cao tuổi và các thành viên trong gia đình. Sussman (1991) cho rằng hiện đại hoá là nhân tố chính ảnh hưởng đến mối liên hệ giữa các thế hệ trong gia đình. Khi mô hình gia đình gia đình hạt nhân ngày một tăng lên thay thế cho gia đình truyền thống, gia đình hai thế hệ ngày một phổ biến, trẻ em ngày càng ít được gặp gỡ thường xuyên với những thành viên lớn tuổi. Mối quan hệ giữa những người lớn tuổi với trẻ em ngày một mờ dần, sự quan tâm chăm sóc người lớn tuổi ngày một ít đi, hay chăng đó chỉ là quan tâm về mặt vật chất còn về mặt tinh thần, sức khỏe không được chú ý.4 Ge Lin (2002) sử dụng luận điểm về hiện đại hoá của Goode rằng khi một xã hội hiện đại hoá, cấu trúc gia đình mở rộng sẽ chuyển đổi thành gia đình hạt 3 4 Người cao tuổi trong gia đình Việt Nam trong bối cảnh già hóa dân số và biến đổi xã hội, 2014, Lê Ngọc Lân. Người cao tuổi trong gia đình Việt Nam trong bối cảnh già hóa dân số và biến đổi xã hội, 2014, Lê Ngọc Lân. 9 nhân do đó làm suy yếu mối quan hệ qua lại giữa các thế hệ. Sự suy giảm những hỗ trợ từ gia đình, cả về mặt xã hội và kinh tế là chịu tác động của công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Quá trình đô thị hoá cũng diễn ra nhanh chóng ở nông thôn, sự suy giảm quyền lực, việc làm của người cao tuổi đã xảy ra trên khắp thế giới. 5 Vai trò của gia đình trong việc chăm sóc người cao tuổi cũng ngày càng thay đổi, gia đình có trách nhiệm chăm sóc trẻ nhỏ và người lớn tuổi, nhưng hiện nay với mô hình gia đình hạt nhân, với sự hiện đại hóa và công nghiệp hóa thì vai trò đó của gia đình lại được Nhà nước và các tổ chức xã hội đảm nhiệm. Số lượng, và tỷ lệ phần trăm của những người lớn tuổi sống một mình đang gia tăng ở hầu hết các nước. Ở một số nước châu Âu, hơn 40 % phụ nữ trong độ tuổi từ 65 tuổi trở lên sống một mình. Ngay cả trong các xã hội có truyền thống mạnh mẽ cha mẹ sống với con cái, như ở Nhật Bản, cuộc sống gia đình truyền thống đang trở nên ít phổ biến hơn. (Global Health and Aging, WHO). 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Những nghiên cứu trong nước về người cao tuổi ngày một nhiều, điều đó thể hiện sự quan tâm của xã hội đến vấn đề giá hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng hiện nay. 2.2.1. Sự gia tăng tỉ lệ dân số già Theo dự báo dân số của Tổng cục Thống kê (2010) thì tỷ lệ người cao tuổi so với tổng dân số ở Việt Nam sẽ đạt đến con số 10% vào năm 2017, hay dân số Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn “già hóa” từ năm 2017. Với sự thay đổi về cơ cấu dân số sẽ tạo ra những thách thức cũng như cơ hội cho Việt Nam. Dự báo dân số cũng cho thấy tỷ số hỗ trợ tiềm năng giảm nhanh chóng trong thời gian tới khi tốc độ tăng của dân số cao tuổi ngày càng lớn. Nếu năm 2009, cứ hơn 7 người trong độ tuổi lao động sẽ hỗ trợ 1 người cao tuổi thì đến năm 2049, tỷ số này chỉ là 2, tức là giảm hơn 3 lần. Quá trình già hóa dân số ở Việt Nam là sẽ “già ở nhóm già nhất”, nghĩa là tốc độ tăng và số lượng người cao tuổi ở độ tuổi cao nhất (từ 80 tuổi trở lên) sẽ ngày càng lớn. 5 Người cao tuổi trong gia đình Việt Nam trong bối cảnh già hóa dân số và biến đổi xã hội, 2014, Lê Ngọc Lân. 10 Số liệu từ bốn cuộc Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở giai đoạn 1979-2009 cho thấy tỷ lệ người cao tuổi ở nhóm tuổi thấp nhất (từ 60-69) tăng chậm, trong khi tỷ lệ người cao tuổi ở nhóm cao tuổi trung bình (70-79) và già nhất (80 tuổi trở lên) có xu hướng tăng nhanh hơn. Số liệu dự báo của GSO (2010) cho giai đoạn 2009-2049 cho thấy, khi Việt Nam bước vào giai đoạn dân số “già” cũng là lúc nhóm dân số cao tuổi nhất tăng với tốc độ cao nhất. So với các nước khác trên thế giới thì tốc độ già hóa dân số Việt Nam khá cao. Thời gian để dân số quá độ từ giai đoạn „già hóa‟ sang „già‟) là ngắn hơn nhiều nước: Pháp mất 115 năm; Mỹ mất 69 năm, Nhật Bản và Trung Quốc mất 26 năm, trong khi Việt Nam chỉ mất 20 năm. Là một nước thuộc nhóm nước đang phát triển thì đây thực sự là thách thức lớn cho Việt Nam trong việc thích ứng với sự già hóa nhanh, ảnh hưởng đến cơ cấu độ tuổi lao động, các hệ thống chính sách và dịch vụ... [18, tr.19] 2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi Ngoài những yếu tố về di truyền, lối sống, bệnh tật, khả năng thích ứng với ngoại cảnh còn có những yếu tố ngoại cảnh như môi trường xã hội, thể chế, mức sống, tài chính, đạo đức truyền thống, sự giúp đỡ của gia đình và cộng đồng. Dựa vào những yếu tố này có thể biết và hiểu rõ hơn về những tác động đến sức khỏe người cao tuổi và có những biện pháp hỗ trợ hiệu quả. Người cao tuổi sau bao nhiêu năm cống hiến cho xã hội, lo cho con cái và khi về già họ cần có sự quan tâm, sự tôn trọng của những người xung quanh để không cảm thấy cô đơn và có cảm giác bị bỏ rơi. Những yếu tố kính trọng, “uống nước nhớ nguồn” sẽ tác động tích cực cho sức khỏe người cao tuổi, ngược lại, sự lãng quên, mâu thuẫn giữa các thế hệ, sa sút đạo đức tác động tiêu cực đến sức khỏe người cao tuổi. (Người cao tuổi và an sinh xã hội, 1994, Trịnh Duy Luân, Lê Truyền, Bùi Thế Cường). Số người cao tuổi tăng lên sẽ làm tăng thêm áp lực cho kinh tế, xã hội để duy trì cuộc sống khỏe mạnh cho người cao tuổi, vấn đề tài chính cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngày càng quan trọng, chi phí khám chữa bệnh tăng. Trong báo cáo tổng quan về chính sách chăm sóc người già của PGS.TS Phạm Thắng và TS Đỗ Thị Khánh Hỷ đã nêu lên những khó khăn, thách thức trong công tác chăm sóc sức 11 khỏe cho người cao tuổi, những bệnh tật, chi phí khám chữa bệnh, dịch vụ chăm sóc sức khỏe... * Sự hỗ trợ về vật chất giữa cha mẹ và con cháu: mỗi người có những nguồn thu nhập khác nhau nhưng trong đó có một phần quan trọng đó là sự hỗ trợ từ con cháu. Điều tra gia đình Việt Nam 2006 cho thấy 39,3% người cao tuổi cho biết nguồn sống chính của họ là do con cháu chu cấp. 30% là từ lao động của bản thân. 29% từ lương hưu hoặc trợ cấp. 1,6% từ các nguồn của cải được tích lũy và 3,2% từ các nguồn khác. Sự hỗ trợ của con cháu vẫn đóng vai trò chính trong việc chăm sóc người cao tuổi thể hiện trách nhiệm, đạo lý đối với ông bà, các thế hệ trước. Ngoài việc hỗ trợ về tiền bạc, con cháu còn hỗ trợ người cao tuổi bằng những vật dụng. Người cao tuổi ở thành thị hoặc sống trong gia đình có mức sống cao hơn và thường nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn những người cao tuổi ở nông thôn hoặc sống trong hộ gia đình có mức sống thấp (Giang Thanh Long và Wade donald Pfau, 2007)6. Đặc biệt là có sự khác nhau rõ rệt về nguồn sống chính giữa nam và nữ. So với nam, phụ nữ cao tuổi phải dựa vào sự chu cấp của con cháu nhiều hơn. Kết quả điều tra gia đình Việt Nam 2006 đã chỉ rõ chỗ dựa chính của người cao tuổi là gia đình mà trước hết là con cháu. Sự giúp đỡ của con cháu có thể là chỗ dựa duy nhất hoặc bổ sung cho các chi phí lớn đối với người cao tuổi tùy vào hoàn cảnh và khoảng cách sống khác nhau, trong khi sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và các tổ chức còn hạn chế. Bên cạnh việc cha mẹ nhận sự hỗ trợ từ con cháu thì ngược lại con cháu cũng nhận được sự hỗ trợ từ cha mẹ già. Đó có thể là hỗ trợ trong những công việc gia đình như nội trợ, chăm cháu hay hỗ trợ về kinh tế. Theo Điều tra gia đình Việt Nam, 2006 thì trên 90% người cao tuổi cho biết họ hỗ trợ con cháu mình ít nhất một trong các hoạt động: kinh tế; truyền đạt kinh nghiệm; chăm sóc gia đình. Người cao tuổi ở nông thôn tham gia nhiều vào việc tạo thu nhập và chia sẻ kinh nghiệm làm ăn cho con cháu, 50,3% người cao tuổi ở nông thôn góp phần tạo thu nhập cho 6 Người cao tuổi trong gia đình Việt Nam trong bối cảnh già hóa dân số và biến đổi xã hội, 2014, Lê Ngọc Lân. 12 gia đình và 50,9% chia sẻ kinh nghiệm làm ăn với con cháu. Sự hỗ trợ đối với con cháu vừa thể hiện trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái, vừa khiến người được hỏi cảm nhận được bản thân mình vẫn có ích dù đã nhiều tuổi. Sự hỗ trợ, mối tương tác qua lại giữa cha mẹ với con cháu hay giữa con cháu với cha mẹ là thể hiện sự yêu thương, đạo lý từ xưa. Việc phát huy tinh thần này trong cuộc sống hằng ngày sẽ giúp cho người cao tuổi có cuộc sống tốt hơn cả về tinh thần và vật chất. * Mối quan hệ tình cảm, tinh thần giữa người cao tuổi và con cháu: “Kính trên nhường dưới”, kính lão, là truyền thống đạo đức bao đời nay. Tuy nhiên với sự phát triển của kinh tế, xã hội, sự thay đổi của mô hình gia đình, nhiều người cao tuổi sống riêng với con cái, khoảng cách về không gian sống, lối sống đã tác động đến tình cảm giữa người cao tuổi với con cháu và ngược lại. Đối tượng tâm sự, trò chuyện của người cao tuổi là những người thân trong gia đình. Kết quả Điều tra gia đình Việt Nam 2006 cho thấy 37,5% người cao tuổi thường trò chuyện, tâm sự với vợ hoặc chồng của mình khi vui buồn trong cuộc sống, 24,8% trò chuyện với con cái và 12,5% tâm sự, trò chuyện với bạn bè và hàng xóm. Tuy nhiên, cũng có sự khác biệt giữa người cao tuổi là nam và người cao tuổi là nữ trong việc trò chuyện, tâm sự. Phụ nữ nói chuyện với con cái nhiều hơn nam giới. 37% phụ nữ cao tuổi cho biết họ nói chuyện với con, 19,1% với chồng và 12,6% với bạn bè, hàng xóm. Trong khi đó, 56% người cao tuổi là nam trò chuyện với vợ, 12% với con cháu và 12,6% với bạn bè hoặc hàng xóm. Không chỉ có con cháu mới hỗ trợ, giúp đỡ cha mẹ, ngược lại cha mẹ cũng hỗ trợ, giúp đỡ con cháu như trông nom, giáo dục con cháu. Trong nghiên cứu của Đặng Cảnh Khanh, người cao tuổi đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục con cái các giá trị truyền thống trong gia đình. 1/4 số người cao tuổi được hỏi thường xuyên trao đổi với con cháu, đặc biệt là trong việc giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống. Người cao tuổi là nhóm có mực độ quan tâm đến việc giáo dục con cháu cao nhất, chỉ bảo những truyền thống, hiếu, lễ cho con cháu. Chính vai trò đó 13 của người cao tuổi đã giúp phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. 7 Điều tra Gia đình Việt Nam 2006 cũng cho thấy cả nam và nữ giới cao tuổi đều tham gia nhiều nhất vào việc dạy dỗ con cháu: 90,5% nam và 85,8% nữ. Tỷ lệ nam giới cao tuổi tham gia giáo dục con cháu cao hơn so với nữ giới, tùy thuộc vào trình độ, năng lực và sức khỏe mà các nhóm người cao tuổi cũng có những khác biệt nhất định. Những người cao tuổi hưu trí, nghỉ mất sức có nhiều điều kiện giáo dục con cháu hơn những người chỉ làm nội trợ (Lê Ngọc Lân và cộng sự, 2011)8. Như vậy, trong mối quan hệ tinh thần, tình cảm giữa người cao tuổi với con cháu không chỉ dừng lại ở việc tâm sự, trò chuyện mà còn giúp con cháu trong các công việc hằng ngày như chăm sóc, giáo dục con cháu. Sự quan tâm, thăm hỏi và chăm sóc của con cháu đối với người cao tuổi cũng có những mức độ khác nhau. Theo kết quả Điều tra gia đình Việt Nam 2006 trong 12 tháng qua trước điều tra có 95,9% số người có con đã tách hộ về thăm cha mẹ. Do tác động, ảnh hưởng của kinh tế, tính chất công việc, hoàn cảnh sống khác nhau nên việc thăm cha mẹ cũng khác nhau. Có 28% thăm hỏi cha mẹ hàng ngày, 21,5% thăm hỏi một vài lần trong tuần, 17,8% thăm hỏi một vài lần trong tháng, 24,3 % thăm hỏi một vài lần trong năm, 8,1 % thăm hỏi vài năm 1 lần và 3,6% chưa về thăm bố mẹ lần nào trong năm. Nghiên cứu của Hirschman và Vũ Mạnh Lợi cũng cho kết quả tương tự trong số những người con trưởng thành, theo đó khoảng 60% sống gần cha mẹ, thăm nom họ hằng ngày hoặc ít nhất cũng một lần trong tuần (Hirschman. C and Vũ Mạnh Lợi 1996).9 * Sức khỏe người cao tuổi và vấn đề chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Con người khi về già sức khỏe ngày một giảm sút, quá trình già hóa gây rủi ro tử vong và hạn chế các chức năng trong cơ thể. Điều tra gia đình Việt Nam 2006 cho thấy có 50% người cao tuổi có sức khỏe bình thường trở lên. Người cao tuổi ở 7 Người cao tuổi trong gia đình Việt Nam trong bối cảnh già hóa dân số và biến đổi xã hội, 2014, Lê Ngọc Lân. Người cao tuổi trong gia đình Việt Nam trong bối cảnh già hóa dân số và biến đổi xã hội, 2014, Lê Ngọc Lân. 9 Người cao tuổi trong gia đình Việt Nam trong bối cảnh già hóa dân số và biến đổi xã hội, 2014, Lê Ngọc Lân. 8 14 thành thị có sức khỏe bình thường trở lên là 51,2 % còn ở nông thôn là 48,2%. Những nơi có mức sống cao thì sức khỏe người cao tuổi tốt hơn. Các cuộc nghiên cứu, điều tra về người cao tuổi cũng đã phản ánh tình hình sức khỏe người cao tuổi nói chung, hay sức khỏe của nam người cao tuổi so với nữ người cao tuổi. VNAS thu thập số liệu từ tháng 10 – 12/2011 tại 12 tỉnh, thành phố đại điện cho 6 vùng sinh thái của Việt Nam (bao gồm Thái Nguyên, Hưng Yên, Thanh Hóa, Hà Nội, Nam Định, Huế, Đắk Lắk, Đồng Nai, Sóc Trăng, Tiền Giang và TP. Hồ Chí Minh). Hơn 4.000 người đại diện cho nhóm dân số cận cao tuổi và cao tuổi (từ 50 tuổi trở lên) đã được mời tham gia cuộc điều tra này. Tại thời điểm điều tra, có tới trên 50% số người cao tuổi được phỏng vấn cho rằng, tình trạng sức khỏe hiện tại là yếu hoặc rất yếu. Đau đầu, chóng mặt, đau khớp, đau lưng là các triệu chứng thường gặp nhất người cao tuổi. Gần 40% người cao tuổi được chẩn đoán có bệnh huyết áp. Trên 30% người cao tuổi được chẩn đoán viêm khớp. Tiếp theo là một số bệnh như tim mạch, răng miệng, viêm phế quản hoặc bệnh phổi mãn tính, song tỷ lệ mắc các bệnh này không quá 20%. Người cao tuổi ở thành thị mắc tiểu đường cao hơn nông thôn. Tỷ lệ người cao tuổi gặp ít nhất một khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, tắm rửa, mặc quần áo hay đi đại tiểu tiện là 30%. Hơn 80% người cao tuổi bị chấn thương trong vòng 12 tháng qua được điều trị bởi cán bộ y tế. Trong số người cao tuổi phải trả tiền cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, gần 50% trong số họ không đủ tiền chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Một điểm đáng lưu ý là tỷ lệ người cao tuổi nam được vợ chăm chiếm 65,5%, trong khi đó người cao tuổi nữ được chồng chăm chỉ có 20,1%, đây là một yếu tố về bất bình đẳng giới cần được quan tâm.10 Số liệu Điều tra gia đình Việt nam 2006 cho thấy, khi cha mẹ đau ốm, những người con gái về thăm hỏi cha mẹ đẻ cao hơn con trai (64,4 so với 60,1%), những người con ở nhóm tuổi cao hơn có tỷ lệ về chăm sóc cha mẹ nhiều hơn nhóm tuổi trẻ. 11 10 Hội thảo công bố “Điều tra quốc gia về người cao tuổi Việt Nam, 2012, VNAS. Người cao tuổi trong gia đình Việt Nam trong bối cảnh già hóa dân số và biến đổi xã hội, 2014, Lê Ngọc Lân. 11 15 Trong nghiên cứu của Trần Thị Mai Oanh, 2000 kết quả cho thấy có sự khác biệt giữa cụ ông và cụ bà trong việc mắc một số bệnh như: bệnh đau đầu, chóng mặt, bệnh khớp là những bệnh cụ bà mắc nhiều hơn cụ ông và khi mắc bệnh cả cụ ông cũng như cụ bà đều đầu tiên tìm đến cơ sở y tế tư nhân. Tóm lại gia đình vẫn là chỗ dựa, là yếu tố chính trong việc chăm sóc, hỗ trợ người cao tuổi. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai thì gia đình có còn là yếu tố chính hay không, hay chức năng chăm sóc người cao tuổi được chuyển sang cho Nhà nước và các tổ chức xã hội đảm nhiệm vẫn là điều còn chưa rõ. Với mô hình gia đình hạt nhân ngày một phổ biến, sự phát triển kinh tế và xã hội, vòng quay cuộc sống sẽ làm cho mối quan hệ giữa các thế hệ ngày một thiếu khăng khít hơn không? 2.2.3. Chính sách và phúc lợi xã hội đối với người cao tuổi Nhà nước đã và đang có những chủ trương, chính sách, pháp luật dành cho người cao tuổi, để đảm bảo cuộc sống tốt đẹp cả về tinh thần, vật chất và sức khỏe cho họ. Theo điều 17 Luật người cao tuổi (2009), đối tượng được hưởng chính sách bảo trợ xã hội gồm: Người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người phụng dưỡng nhưng người này đang được hưởng chế độ trợ cấp chế độ xã hội hàng tháng, và người đủ 80 tuổi trở lên không thuộc trường hợp trên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng. Quy định này đã giúp người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, người cao tuổi không có thu nhập đảm bảo có được cuộc sống tốt hơn. Trong Nghị định 06/2011/NĐ-CP ngày 14/1/2011, xác định mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng đối với người cao tuổi là 180.000 đồng, thay vì 120.000 đồng như quy định cũ. Thể hiện sự quan tâm của xã hội đối với người cao tuổi, góp phần giúp cuộc sống người cao tuổi đảm bảo hơn. Hiện tại, người cao tuổi ở nông thôn ở địa bàn nghiên cứu đã được hưởng chính sách về trợ cấp xã hội. 16 Năm 2004, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 02/ 2004/TT- BYT hướng dẫn thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi trong đó quy định: người cao tuổi được… chăm sóc sức khoẻ, được khám chữa bệnh khi ốm đau, bệnh tật; được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được ưu tiên khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế; Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm đảm bảo chế độ chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi tại địa phương. Ngành y tế chịu trách nhiệm về chuyên môn, kỹ thuật trong chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi… Tổ chức mạng lưới tình nguyện viên chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi tại nhà. Trạm y tế xã, phường, thị trấn có trách nhiệm quản lý sức khoẻ và thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người cao tuổi tại địa phương. Trường hợp người cao tuổi bị tàn tật, cô đơn không nơi nương tựa bị ốm đau nhưng không đến khám, chữa bệnh tại nơi quy định thì trưởng trạm y tế cấp xã cử cán bộ y tế đến khám, chữa bệnh tại nơi ở của người cao tuổi hoặc báo cáo Uỷ ban nhân dân địa phương tổ chức đưa người bệnh đến cơ sở khám, chữa bệnh… thực hiện việc ưu tiên khám trước cho người bệnh cao tuổi (Sau trường hợp cấp cứu), phát triển các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc nhất là ở tuyến y tế cơ sở đối với người bệnh cao tuổi.[8, tr.24] Thông tư số 35/2011/TT-BYT trong công tác khám, chữa và phòng bệnh cho người cao tuổi; kiểm tra thường xuyên việc thực hiện ưu tiên khám, chữa bệnh cho người cao tuổi ở các bệnh viện; tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn áp dụng các mô hình chăm sóc sức khỏe ban đầu có hiệu quả; triển khai và nhân rộng số tỉnh tham gia Đề án "Tư vấn và chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng". Những quy định trong thông tư của Bộ Y Tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho người cao tuổi trong việc khám chữa bệnh. Nhưng một số quy định trong Thông Tư vẫn chưa được thực hiện phổ biến tại nông thôn như tổ chức mạng lưới tình nguyện viên chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người cao tuổi, việc quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi của Trạm y tế chưa được chú trọng phát triển. Thông tư số 21/2011/TT-BTC Quy định quản lý và sử dụng kinh phí chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người cao tuổi tại nơi cư trú; chúc thọ, mừng thọ và biểu dương, khen thưởng người cao tuổi. Thông tư 71/2011/TT-BGTVT, Thông tư số 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan