Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chất lượng giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập qua ý kiến ...

Tài liệu Chất lượng giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập qua ý kiến của các giảng viên (nghiên cứu tại thành phố hà nội, đà nẵng và thành phố hồ chí minh)

.PDF
127
452
143

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------- PHẠM THỊ THANH HUYỀN CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NGOÀI CÔNG LẬP QUA Ý KIẾN CỦA CÁC GIẢNG VIÊN (Nghiên cứu tại thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh) LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI _2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------- PHẠM THỊ THANH HUYỀN CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NGOÀI CÔNG LẬP QUA Ý KIẾN CỦA CÁC GIẢNG VIÊN (Nghiên cứu tại thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh) Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 60 31 30 LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà HÀ NỘI - 2013 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1 2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ..................................................................... 3 2.1. Ý nghĩa lý luận .................................................................................... 3 2.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................. 3 3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................. 4 4. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 10 5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 10 5.1. Mục đích nghiên cứu ......................................................................... 10 5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 10 6. Khách thể, phạm vi nghiên cứu ............................................................. 11 6.1. Khách thể nghiên cứu ........................................................................ 11 6.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 11 7. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 11 8. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................ 12 9. Phương pháp luận và phương pháp thu thập thông tin .......................... 12 9.1. Phương pháp luận .............................................................................. 12 9.2. Phương pháp thu thập thông tin ........................................................ 14 9.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu: ...................................................... 14 9.2.2. Phương pháp quan sát .................................................................... 15 9.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu .......................................................... 16 10. Khung phân tích ................................................................................... 17 NỘI DUNG CHÍNH ...................................................................................... 18 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............... 18 1.1. Khái niệm công cụ ............................................................................. 18 1.2. Các lý thuyết áp dụng ......................................................................... 25 8 1.3. Một số vấn đề chung về sự phát triển của mô hình đào tạo đại học, cao đẳng ngoài công lập trên thế giới và Việt Nam ........................................ 28 1.3.1. Một số đặc điểm chung về tình hình phát triển giáo dục đại học ngoài công lập trên thế giới ...................................................................... 28 1.3.2. Tình hình phát triển giáo dục đại học ngoài công lập tại Việt Nam… ...................................................................................................... 30 1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................ 39 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG GIẢNG DẠY TẠI CÁC TRƢỜNG ĐH, CĐ NGOÀI CÔNG LẬP ................................................... 44 2.1. Một số vấn đề chung của các trường ĐH, CĐ ngoài công lập hiện nay .................................................................................................................... 45 2.1.1. Vấn đề cơ sở vật chất của các trường ĐH, CĐ ngoài công lập ..... 45 2.1.2. Vấn đề tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập hiện nay .................................................................................................... 53 2.1.3.Vai trò, vị thế của các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập hiện nay .................................................................................................................. 61 2.2.Nội dung, phương pháp giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ ngoài công lập .................................................................................................................... 71 2.2.1. Nội dung hoạt động giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ ngoài công lập hiện nay .............................................................................................. 71 2.2.2. Phương pháp giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ ngoài công lập hiện nay .................................................................................................................. 77 2.3. Số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên tại các trường ĐH, CĐ ngoài công lập hiện nay ............................................................................. 80 2.3.1. Số lượng giảng viên viên tại các trường ĐH, CĐ ngoài công lập hiện nay............................................................................................................. 80 2.3.2. Chất lượng đội ngũ giảng viên tại các trường ĐH, CĐ ngoài công lập ............................................................................................................. 86 2.4.Chất lượng sinh viên tại các trường ĐH, CĐ ngoài công lập hiện nay .................................................................................................................... 91 2.4.1. Chất lượng tuyển đầu vào của các trường ĐH, CĐ ngoài công lập hiện nay .................................................................................................... 91 2.4.2. Đánh giá một số kỹ năng của sinh viên các trường ĐH, CĐ ngoài công lập hiện nay...................................................................................... 94 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 100 Kết luận .................................................................................................... 100 Khuyến nghị ............................................................................................. 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 105 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 109 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo CĐ Cao đẳng ĐH Đại học GDĐH Giáo dục Đại học GS Giáo sư GV Giảng viên HĐQT Hội đồng quản trị PGS Phó Giáo sư SV Sinh viên DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Kết quả thanh tra về đất đai và diện tích xây dựng ở một số trường[2,tr. 5] .................................................................................................. 46 Bảng 2.2: Các hình thức tuyển sinh chủ yếu của các trường ĐH, CĐ ngoài công lập khảo sát(%) ....................................................................................... 53 Bảng 2.3: Những căn cứ để xét tuyển sinh viên của các trường ĐH, CĐ ngoài công lập trong mẫu khảo sát (%) .................................................................... 55 Bảng 2.4: Mức học phí của 6 trường khảo sát từ năm học 2010-2011 đến năm học 2012-2013 (đồng/người/tháng)[22] .......................................................... 59 Bảng 2.5: Ý kiến của các giảng viên về những khó khăn của các trường ĐH, CĐ ngoài công lập hiện nay ............................................................................ 65 Bảng 2.6: Ý kiến các giảng viên về mong muốn hỗ trợ về đào tạo của các trường ĐH,CĐ ngoài công lập ........................................................................ 68 Bảng 2.7: Ý kiến của các giảng viên về nội dung chương trình giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ ngoài công lập khảo sát .................................................. 71 Bảng 2.8: Ý kiến của các giảng viên về phương pháp giảng dạy chủ yếu tại các trường ĐH, CĐ ngoài công lập khảo sát (%) ........................................... 77 Bảng 2.9: Số lượng giảng viên ĐH, CĐ ngoài công lập trên cả nước[28] ..... 80 Bảng 2.10: Những khó khăn của các trường ĐH, CĐ ngoài công lập về đội ngũ giảng viên ................................................................................................. 85 Bảng 2.11: Trình độ học vấn của giảng viên các trường ĐH, CĐ trên cả nước[28] . 87 Bảng 2.12: Đánh giá về chất lượng đội ngũ giảng viên đang giảng dạy tại trường ĐH, CĐ ngoài công lập (%) ................................................................ 89 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Một số đặc điểm về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo tại các trường ĐH, CĐ ngoài công lập khảo sát qua ý kiến giảng viên(%) ............................................................................................................ 50 Biểu đồ 2.2. : Một số đặc điểm về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo tại các trường ĐH, CĐ ngoài công lập khảo sát qua ý kiến sinh viên(%) ............................................................................................................ 51 Biểu đồ 2.3: Đánh giá của sinh viên về mức độ phù hợp giữa học phí và chất lượng đào tạo của các trường ĐH, CĐ ngoài công lập khảo sát(%) ............... 60 Biểu đồ 2.4: Ý kiến các giảng viên về vai trò của các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đối với sự phát triển của giáo dục tại Việt Nam hiện nay (%) ......... 62 Biểu đồ 2.5: Số lượng các trường ĐH, CĐ ngoài công lập từ 2000-2011 [28] ........ 62 Biểu đồ 2.6 : Quy mô các trường ĐH, CĐ tại Việt Nam từ năm 2000-2011 (%)[28] ............................................................................................................ 63 Biểu đồ 2.7: Ý kiến của giảng viên về lợi thế của các trường ĐH, CĐ ngoài công lập để thu hút SV (%) ............................................................................. 67 Biểu đồ 2.8: Hỗ trợ cần thiết để phát triển các trường ĐH, CĐ ngoài công lập(%) .............................................................................................................. 68 Biểu đồ 2.9: Đánh giá của giảng viên về mức độ phân bổ thời gian cho các nội dung giảng dạy tại trường ĐH, CĐ ngoài công lập khảo sát(%) .............. 75 Biểu đồ 2.10: Mức độ phân bổ thời gian cho các nội dung giảng dạy tại trường ĐH, CĐ ngoài công lập khảo sát qua ý kiến đánh giá của sinh viên (%) ...................... 76 Biểu đồ 2.11: Thành phần đội ngũ giảng viên tại các trường khảo sát(%)..... 84 Biểu đồ 2.12: Trình độ chuyên môn của các giảng viên tại các trường ĐH, CĐ ngoài công lập khảo sát(%) ............................................................................. 88 Biểu đồ 2.13 : Sự phát triển số lượng SV ngoài công lập trên cả nước[28] ... 92 Biểu đồ 2.14: Học lực của sinh viên tại các trường ĐH, CĐ ngoài công lập khảo sát (%) ..................................................................................................... 93 Biểu đồ 2.15: Mức độ trang bị kiến thức, kỹ năng cho sinh viên các trường ĐH, CĐ ngoài công lập qua ý kiến sinh viên (%) .......................................... 94 Biểu đồ 2.16: Những khó khăn của sinh viên các trường ĐH, CĐ ngoài công lập khi tìm kiếm việc làm (%) ......................................................................... 97 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đang tạo ra những biến đổi sâu sắc trong đời sống xã hội tại mỗi quốc gia, dân tộc. Sự biến đổi này thể hiện rất rõ trong nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, văn hóa… Trong số đó, giáo dục- đặc biệt là giáo dục bậc đại học cũng có sự thay đổi nhanh chóng. Bên cạnh hệ thống giáo dục ĐH công lập thì hệ thống giáo dục ĐH ngoài công lập cũng tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng trên quy mô toàn cầu. Sự tăng trưởng này là sự kết hợp giữa nhu cầu của người học và chủ trương xã hội hóa mạnh mẽ của các chính phủ trên thế giới khi mà nguồn lực tài chính dành cho giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học ngày càng khó khăn hơn. Tại Mỹ có khoảng hơn 2000 trường Đại học, cao đẳng ngoài công lập, tại Nga tỷ lệ đại học, cao đẳng ngoài công lập chiếm 56,9%. Tuy nhiên, châu Á mới là khu vực có tốc độ phát triển giáo dục đại học ngoài công lập nhanh nhất. Một số nước như Nhật (457/662 trường đại học ngoài công lập chiếm 69%), Philippin (1113/1371 chiếm 81,18%) và Indonesia (1200/1253 ĐHNCL chiếm 95,7%)[37]. Sự phát triển của mô hình này trên thế giới cũng đang chứng kiến những sự phân cấp mạnh mẽ giữa các trường đại học xét cả về danh tiếng, học phí, chất lượng đào tạo, quy mô đào tạo...và cả ở tính chất lợi nhuận hay phi lợi nhuận. Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến năm học 2011-2012, số trường đại học, cao đẳng ngoài công lập là 80 trường (50 trường đại học và 30 trường cao đẳng). Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển có thể dễ dàng nhận thấy giáo dục đại học ngoài công lập của Việt Nam hiện nay đang tiến những bước rất chậm, đặc biệt nếu so với tốc độ bùng nổ của giáo dục công lập trong một vài năm trở lại đây. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn tới sự chậm trễ trong 1 quá trình phát triển của mô hình đào tạo đại học ngoài công lập, một trong số đó có sự liên quan chặt chẽ với sự “yếu kém” của hệ thống giáo dục đại học nói chung của Việt Nam hiện nay. Các nghiên cứu về chất lượng giáo dục đại học của các tổ chức trong và ngoài nước cho thấy việc đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động đang là một thách thức to lớn với nền giáo dục đại học Việt Nam. Ngoài ra, chất lượng hoạt động giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập cũng được xem là một vấn đề quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cũng như hình ảnh của các mô hình phát triển của các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập hiện nay. Ý tưởng của luận văn này được xuất phát từ dự án: “Đánh giá chính sách của Việt Nam hiện nay: Những vấn đề của mô hình đào tạo đại học ngoài công lập” do Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật phối hợp với Trung tâm Phát triển Xã hội và Môi trường Vùng thực hiện tại 6 tỉnh, thành phố có đông sinh viên đại học, cao đẳng ngoài công lập thuộc 3 miền trong năm 2012 nhằm phân tích hiện trạng mô hình đào tạo đại học ngoài công lập tại Việt Nam hiện nay. Đồng thời đánh giá các yếu tố tác động tới sự phát triển của mô hình đào tạo đại học ngoài công lập tại Việt Nam, và đề xuất các giải pháp hỗ trợ, đẩy mạnh phát triển mô hình đào tạo đại học ngoài công lập tại Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu:“Chất lượng giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập qua ý kiến của các giảng viên” nhằm đánh giá về thực trạng hoạt động giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập hiện nay. Từ đó đưa ra các khuyến nghị giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả dạy và học tại các trường đại học ngoài công lập. Đề tài được thực hiện sẽ góp phần làm sáng tỏ các lý thuyết xã hội học như lý thuyết hành vi lựa chọn, lý thuyết cơ cấu- chức năng…đồng thời chỉ ra 2 những bằng chứng thực tiễn để vận dụng có hiệu quả các lý thuyết và cách tiếp cận của xã hội học kinh tế, xã hội học quản lý. Các kết quả của đề tài sẽ góp phần cung cấp những bằng chứng thực tiễn, đánh giá được thực trạng chất lượng hoạt động giảng dạy của các trường ĐH, CĐ ngoài công lập hiện nay. Những khó khăn, vướng mắc của các giảng viên trong quá trình dạy và học tại trường. Từ đó đề xuất những khuyến nghị để nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ ngoài công lập hiện nay. 2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 2.1. Ý nghĩa lý luận Về phương diện khoa học, giáo dục vẫn luôn nhận được sự quan tâm của nhiều ngành khoa học. Giáo dục học tập trung vào nghiên cứu những mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, nội dung và phương pháp giáo dục, nghiên cứu về đào tạo giáo dục con người chủ yếu thông qua việc dạy và học. Xã hội học nghiên cứu giáo dục dưới nhiều chiều cạnh và góc độ khác nhau trong mối tương quan với các vấn đề khác để tìm ra bản chất, xu hướng…của thực trạng các vấn đề giảng dạy, chất lượng giảng dạy bằng việc lý giải các hiện tượng dưới hệ thống các lý thuyết chuyên ngành. Các kết quả trong nghiên cứu này có thể góp phần làm sáng tỏ một số lý thuyết xã hội học đại cương như: lý thuyết cấu trúc- chức năng, lý thuyết lựa chọn hợp lý... 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu về giáo dục, các hoạt động giảng dạy và đặc biệt là làm rõ được thực trạng chất lượng công tác giảng dạy không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn mang một ý nghĩa thực tiễn to lớn. Các kết quả của đề tài sẽ góp phần cung cấp những bằng chứng thực tiễn, đánh giá chính xác chất lượng giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, thông qua đó chỉ ra sự cần thiết trong việc tồn tại của các trường ĐH, CĐ ngoài công lập. Đồng 3 thời tác giả cũng đưa ra những khuyến nghị nhằm phát triển mô hình đào tạo ĐH, CĐ ngoài công lập hiện nay. 3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Giáo dục luôn được xem là quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc. Trong chiến lược phát triển của Đảng và Nhà nước luôn đặt vấn đề giáo dục là một mục tiêu quan trọng, đặc biệt là giáo dục đại học. Cùng với sự phát triển nền kinh tế, giáo dục đại học cũng có những bước phát triển nhất định, bên cạnh hệ thống các trường đại học công lập thì các trường đại học ngoài công lập cũng đang được mở rộng, tạo cơ hội học tập, tích lũy kiến thức cho mọi tầng lớp trong xã hội, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ, chuyên môn của thị trường lao động. Các văn bản chính sách cũng đã đề cập nhiều đến phát triển giáo dục đại học nói chung và giáo dục đại học ngoài công lập nói riêng. Đại hội lần thứ X xác định: “Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo, rà soát sắp xếp lại mạng lưới trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao chất lượng các trường công lập và các trung tâm giáo dục cộng đồng, có lộ trình cụ thể chuyển một số cơ sở giáo dục, đào tạo công lập sang dân lập, tư thục; xóa bỏ hệ bán công. Khuyến khích thành lập mới và phát triển các trường đại học, cao đẳng trung học chuyên nghiệp và dạy nghề ngoài công lập, kể cả trường do nước ngoài đầu tư” [19, tr. 280] Luật giáo dục (2012) điều 7 về các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, xác định có các loại hình thức trường sau: “công lập, tư thục”. Nghị quyết 05/2005NQ-CP ngày 18-4-2005 của Chính phủ xác định các định hướng phát triển cơ sở giáo dục - đào tạo ngoài công lập: • Khuyến khích thành lập các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề ngoài công lập; chuyển một số cơ sở công lập sang loại hình ngoài công lập. Hạn 4 chế mở thêm các cơ sở công lập ở những vùng kinh tế phát triển. Không duy trì các cơ sở bán công, các lớp bán công trong trường công. • Khuyến khích việc hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo, có chất lượng cao của nước ngoài; khuyến khích mở các cơ sở giáo dục đào tạo có chất lượng cao, có uy tín bằng 100% vốn đầu tư nước ngoài; khuyến khích các nhà khoa học, giáo dục có trình độ cao ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia giảng dạy tại Việt Nam. • Chỉ tiêu định hướng đến năm 2010: Chuyển phần lớn các cơ sở đào tạo và dạy nghề công lập và một phần các cơ sở giáo dục không đảm nhận nhiệm vụ giáo dục phổ cập sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ. Chuyển tất cả các cơ sở bán công sang loại hình dân lập hoặc tư thục. Tỷ lệ học sinh, sinh viên ngoài công lập ở trung học chuyên nghiệp 30%, các cơ sở dạy nghề 60%, đại học, cao đẳng khoảng 40%. Mục tiêu của nghị quyết này dự kiến hoàn thành vào năm 2010 sau đó được điều chỉnh bằng nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 về “Đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020” đặt mục tiêu đến năm 2020 số sinh viên của các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập chiếm 40% tổng số sinh viên cả nước. Thống kê năm học 2011-2012 cho thấy số lượng sinh viên ngoài công lập mới chỉ chiếm 14,7% và mục tiêu 40% vào năm 2020 có thể sẽ phải điều chỉnh hoặc không thể đạt nếu như không có những thay đổi về mặt chính sách phát triển với mô hình giáo dục đại học ngoài công lập. Các văn bản tiêu biểu khác liên quan tới hoạt động của mô hình đào tạo đại học ngoài công lập như Quyết định số 14/2005/QĐ-TTg, Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg, Quyết định số 63/2011/QĐ-TTg đều là những văn bản quy định về Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường đại học tư thục. Để 5 hoạch định và tổ chức thực hiện những chính sách này hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. Bên cạnh đó, có một số nhà khoa học đã công bố những công trình nghiên cứu của mình liên quan đến mô hình phát triển đại học ngoài công lập hiện nay. Nhìn chung những công trình nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào phản ánh thực trạng hoạt động đào tạo, nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng trong một giai đoạn nào đó. Có một số nghiên cứu đã tiếp cận với mô hình giáo dục đào tạo ngoài công lập, song chỉ mới đưa ra thực trạng, triển vọng mô hình đại học ngoài công lập ở Việt Nam. Do đây là một đề tài mới chính vì vậy ở thời điểm hiện tại, các công trình nghiên cứu hay các bài viết có liên quan trực tiếp tới ý kiến của giảng viên về chất lượng giảng dạy là rất ít, chỉ có các nghiên cứu và các tài liệu gián tiếp liên quan tới đề này. Năm 2006, tác giả Phạm Lan Hương với cuốn sách “Giáo dục Quốc tếmột vài tư liệu và so sánh” cũng có những nhìn nhận khá rõ nét về giáo dục đại học các nước trên thế giới, những vấn đề cần quan tâm khi phát triển mô hình giáo dục đại học ở Việt Nam Năm 2009, tác giả Nguyễn Thị Bình với bài viết “Bảo đảm sự phát triển ổn định hệ thống đại học, cao đẳng ngoài công lập ở nước ta” đăng trên tạp chí Cộng sản, số 10 (178). Bài viết đã phân tích một trong những đổi mới quan trọng của giáo dục đại học ở nước ta trong vòng hai thập niên qua là sự ra đời của hệ thống các trường ngoài công lập. Tác giả đã điểm lại những nét chính của sự phát triển hệ thống đó, nêu một số vấn đề tồn tại và kiến nghị các biện pháp giải quyết. Năm 2009, tác giả Lâm Quang Thiệp với bài viết “Về sự phát triển đại học tư ở Việt Nam và Trung Quốc”. Trong bài viết này tác giả đã có sự phân 6 tích sự phát triển mô hình đào tạo đại học, cao đẳng ngoài cong lập ở Việt Nam và Trung Quốc. Đồng thời tác giả cũng có sự so sánh sự phát triển mô hình đào tạo ngoài công lập tại hai nước Việt Nam và Trung Quốc để chỉ ra những điểm tích cực và hạn chế giữa hai nước. Năm 2009, GS. TS Trần Hồng Quân, chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học và cao đẳng ngoài công lập chủ trì đề tài cấp bộ “Phương hướng và những giải pháp chủ yếu phát triển trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam. Nghiên cứu đã phân tích thực trạng 20 năm hình thành và phát triển (1988 - 2008) của mô hình ĐH, CĐ ngoài công lập. Đồng thời đề ra phương hướng hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc củng cố phát triển giáo dục ĐH, CĐ ngoài công lập Việt Nam đi vào ổn định và có bước phát triển về chất lượng, số lượng đến năm 2020, để cùng với hệ thống giáo dục đại học Việt Nam có bước chuyển về chất lượng và quy mô, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng xã hội học tập trong cả nước; tiếp cận được trình độ giáo dục đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nguồn nhân lực và nền kinh tế của đất nước. Năm 2009, PGS.TS Lê Đức Ngọc Giám đốc Trung tâm Đánh giá, Đo lường và Kiểm định chất lượng (CAMEEQ) thuộc Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng ngoài công lập Việt Nam, có bài viết: “Bàn về quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục đại học” được trích từ Kỷ yếu Hội thảo khoa học: “Vấn đề tự chủ - tự chịu trách nhiệm của các trường đại học, cao đẳng Việt Nam” do Ban liên lạc các trường đại học và cao đẳng Việt Nam (VUN) tổ chức vào tháng 10/2009. Tác giả đã tập trung vào vấn đề quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong khối các trường, đặc biêt là các trường ĐH, CĐ ngoài công lập hiện nay. Bài viết cũng đề cập đến các giải 7 pháp để xây dựng và phát triển các mô hình trường ĐH, CĐ trong sự phát triển hiện nay. Năm 2011, Hiệp hội Các trường đại học và cao đẳng ngoài công lập cũng đã tổ chức hội thảo khoa học về “Mô hình đại học tư thục ở Việt Nam”. Hội thảo đã chỉ ra những phương hướng nhằm mục đích tìm kiếm giải pháp và mô hình đại học tư năng động, hiệu quả, có sức sống, nội lực mạnh mẽ để tự khẳng định mình. Cũng trong năm 2011, tiến sỹ khoa học Phan Quang Trung, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Các trường đại học và cao đẳng ngoài công lập chủ biên cuốn sách “Mô hình trường đại học tư ở Việt Nam, thực trạng và triển vọng” đã tập hợp các bài viết cũng như các nghiên cứu về thực trạng cũng như triển vọng phát triển của mô hình giáo dục đại học ngoài công lập hiện nay. Các bài viết đã có những nhận định khách quan về tình hình phát triển giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam và thế giới. Phân tích một số mô hình giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam hiện nay. Năm 2011, tác giả Phạm Thị Ly, Trung tâm Đào tạo và Phát triển Nguồn nhân lực, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh có bài viết: “Xã hội học dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục đại học. Bài viết đã đề cập đến vấn đề xã hội hóa dịch vụ công trong giáo dục đại học, sự tham gia của các trường ĐH, CĐ ngoài công lập trong việc xã hội hóa giáo dục. Đó là sự tham gia của nhiều thành phần xã hội trong quá trình quản trị trường đại học và hệ thống đại học giúp các trường đại học thực hiện tốt nhất vai trò và sứ mạng của nó để phục vụ lợi ích của quốc gia. Năm 2011, tác giả Nguyễn Văn Tuấn trong cuốn sách “Chất lượng giáo dục đại học nhìn từ góc độ hội nhập” do Thời báo Kinh tế Sài Gòn và NXB Tổng hợp TP.HCM xuất bản. Tác giả đã có những phân tích, sự quan tâm sâu sắc đối với giáo dục đại học nước nhà thể hiện qua nỗ lực đi sâu tìm hiểu, ghi 8 nhận những nét mới, tích cực đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những thiếu sót, bất cập trong giáo dục đại học, đặc biệt là giáo dục ngoài công lập hiện nay và đề xuất những biện pháp giải quyết trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm nước ngoài kết hợp với thực tiễn nước ta. Năm 2012, TS. Dương Tấn Diệp Trường ĐH Kinh tế- Tài chính TP. Hồ Chí Minh với bài viết “Quyền sở hữu tài sản các trường ĐH, CĐ ngoài công lập dưới góc nhìn theo quan điểm phát triển” đăng trên tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 5 (15), năm 2012 đã có những phân tích, so sánh liên quan về vấn đề quyền sở hữu tài sản trong các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, cũng như ảnh hưởng của nó đến hoạt động, sự phát triển của mô hình đào tạo ngoài công lập hiện nay. Năm 2012, GS. TS Nguyễn Thanh Tuyền và TS. Dương Tấn DiệpTrường ĐH Kinh tế- Tài chính TP. Hồ Chí Minh cũng có bài viết “Kiến nghị phát triển giáo dục đại học ngoài công lập” đăng trên tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 7 (17), năm 2012 đã chỉ ra những ưu, nhược điểm trong phát triển mô hình giáo dục ĐH ngoài công lập hiện nay, những khó khăn mà khối các trường ngoài công lập gặp phải. Đồng thời các tác giả cũng có những kiến nghị nhằm phát triển mô hình đào tạo này. Cũng trong năm 2012, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Trung tâm phát triển xã hội và môi trường vùng thực hiện dự án: “Đánh giá chính sách của Việt Nam hiện nay: Những vấn đề của mô hình đào tạo đại học ngoài công lập” trong năm 2012 nhằm phân tích hiện trạng mô hình đào tạo đại học ngoài công lập tại Việt Nam hiện nay. Đồng thời đánh giá các yếu tố tác động tới sự phát triển của mô hình đào tạo đại học ngoài công lập tại Việt Nam, và đề xuất các giải pháp hỗ trợ, đẩy mạnh phát triển mô hình đào tạo đại học ngoài công lập tại Việt Nam hiện nay. 9 Trên thực tế, các bài viết, các nghiên cứu tập trung vào việc phân tích, bàn luận mang tính chất vĩ mô, chưa đề cập, phân tích một cách cụ thể và chi tiết đến ý kiến đánh giá của các giảng viên về chất lượng giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập ở nước ta hiện nay. Đây được xem là vấn đề quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá về thực trạng chất lượng giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập là hết sức cần thiết. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Chất lượng giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập hiện nay 5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng chất lượng công tác giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập và những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập qua ý kiến của các giảng viên. Từ đó có thể đưa ra một số khuyến nghị về giải pháp nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập 5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu chung về các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập tại Việt Nam thông qua ý kiến của các giảng viên với các tiêu chí: cơ sở vật chất; vấn đề tuyển sinh; vai trò, vị thế của các trường Qua ý kiến của các giảng viên làm rõ chất lượng giảng dạy của các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập với các tiêu chí: nội dung, chương trình giảng dạy; phương pháp giảng dạy; chất lượng đội ngũ giảng viên; chất lượng sinh viên của trường 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan