Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của việt...

Tài liệu Chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp

.PDF
102
1063
51

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------ LÊ THỊ HOA CHÍNH SÁCH THU HÚT VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------ LÊ THỊ HOA CHÍNH SÁCH THU HÚT VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Chính trị học Mã số: 60 31 02 01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Anh Cường Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Anh Cường. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận văn không trùng với các công trình khác. Tác giả luận văn Lê Thị Hoa i MỤC LỤC MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1. Lý do chọn đề tài......................................................................................... 2. Tình hình nghiên cứu................................................................................... 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................... 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.................................................. 6. Đóng góp của luận văn................................................................................ 7. Kết cấu của luận văn.................................................................................... Chƣơng 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI; CHÍNH SÁCH THU HÚT VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY................................................................................ 1.1 Khái niệm, bản chất và đặc điểm đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài........... 1.1.1 Khái niệm................................................................................................ 1.1.2 Bản chất, đặc điểm.................................................................................. 1.2 Vai trò và thách thức của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.............................................................................. 1.2.1 Vai trò..................................................................................................... 1.2.2 Thách thức.............................................................................................. 1.3 Các yếu tố và môi trƣờng ảnh hƣởng đến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. 1.3.1 Các yếu tố............................................................................................... 1.3.2 Môi trường.............................................................................................. 1.4 Chính sách thu hút và quản lý vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Việt Nam hiện nay......................................................................................... 1.4.1 Loại bỏ dần những hạn chế về việc thành lập, sở hữu và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài............................................ 1.4.2 Sử dụng các biện pháp khuyến khích đầu tư đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.................................................................. 1.4.3 Bảo hộ tài sản hợp pháp và đối xử công bằng với nhà đầu tư FDI....... 1.4.4 Tích cực tiến hành đàm phán và ký kết các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương, khu vực và đa phương........................................ 1.4.5 Quản lý nhà đầu tư nước ngoài bằng hệ thống pháp luật minh bạch và cơ quan chuyên trách.................................................................................. ii 1 1 2 6 7 8 9 9 10 10 10 11 12 12 15 17 17 17 18 20 25 28 29 31 Chƣơng 2: TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ CỦA CHÍNH SÁCH THU HÚT VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM............................................................... 2.1 Tác động đến môi trƣờng đầu tƣ............................................................ 2.1.1 Tác động tích cực.................................................................................... 2.1.2 Hạn chế................................................................................................... 2.2 Tác động đối với việc thu hút nguồn vốn............................................... 2.2.1 Tác động tích cực.................................................................................... 2.2.2 Hạn chế................................................................................................... 2.3 Tác động đối với hiệu quả nguồn vốn.................................................... 2.3.1 Tác động tích cực.................................................................................... 2.3.2 Hạn chế................................................................................................... 2.4 Tác động đối với quá trình mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam........................................................................ 2.4.1 Tác động tích cực.................................................................................... 2.4.2 Hạn chế................................................................................................... Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG THU HÚT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM................................................................. 3.1 Nhóm giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài... 3.1.1 Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.... 3.1.2 Hoàn thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam............................................. 3.2 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam....................... 3.2.1 Mục đích, định hướng............................................................................. 3.2.2 Nội dung của giải pháp........................................................................... KẾT LUẬN..................................................................................................... DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... PHỤ LỤC iii 35 35 35 41 46 46 48 50 50 57 62 62 64 66 67 67 70 76 76 78 84 89 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Association of South East Asian Nations Hiệp hội các nước Đông Nan Á APEC Asia Pacific Economi Coperation Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ASEM Asean Europcan Meeting Diễn đàn hợp tác Á - Âu EU European Union Liên minh châu Âu GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội IMF International Monetary Fun Quĩ tiền tệ quốc tế FDI Foreign Direct Invesment Đầu tư trực tiếp nước ngoài WB World Bank Ngân hàng thế giới WTO World Trade Organisation Tổ chức thương mại thế giới iv MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tác giả chọn vấn đề: “Chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu và luận văn tốt nghiệp xuất phát từ những lý do sau đây: Thứ nhất: Chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang được tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm đặc biệt là những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế chính sách thu hút và quản lý vốn FDI có vai trò hết sức quan trọng đó là: + Là một bước để nâng cao năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh của của nền kinh tế thông qua việc cung cấp vốn, công nghệ sản xuất tiên tiến, kỹ năng và trình độ quản lý của các doanh nhiệp đầu tư nước ngoài. + Là một bước để mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế tạo điều kiện để hợp tác trên các lĩnh vực khác (chính trị, văn hóa, quân sự, giáo dục...) Sau gần 30 năm thực hiện chính sách thu hút và quản lý vốn FDI thì bên cạnh những tác động tích cực được ghi nhận thì chính sách còn có nhiều hạn chế cần khắc phục. Vì thế việc nghiên cứu thực trạng của chính sách, tìm ra những tác dụng hữu ích để tiếp tục phát huy, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của nó để tìm ra một giải pháp khắc phục là hết sức cần thiết. Đã có những cuộc hội thảo khoa học diễn ra, những công trình nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau như luật học, kinh tế học,...nhưng dưới góc độ chính trị học thì chưa nhiều. Vì thế tác giả muốn tiếp cận và nghiên cứu vấn đề nêu trên dưới góc độ chính trị học để góp phần làm giàu hơn nữa kho tàng kiến thức của nghành. 1 Thứ hai: Đây là một vấn đề mạng tính thời sự, kiến thức về nó luôn luôn phải cập nhập. Tác giả muốn dựa trên những cơ sở lý luận đã học để nghiên cứu một vấn đề thực tiễn đang được quan tâm để hoàn thiện hơn nữa kiến thức của mình. Thứ ba: Đây là một đề tài tác giả rất yêu thích vì thế lựa chọn đề tài để nghiên cứu cũng là một cách nhằm thỏa mãn mong muốn của tác giả. Đó là những lý do mà tác giả chọn đề tài “ Chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp” để nghiên cứu. 2. Tình hình hình nghiên cứu Vốn „đầu tư trực tiếp nước ngoài” hay vốn FDI được nhắc đến nhiều trong những năm gần đây ở Việt Nam. Nó được đề cập nhiều trong công trình nghiên cứu khoa học, trong các văn bản pháp luật, trong các văn bản hội nghị của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Báo cáo của các cơ quan chưc năng, các trang thông tin điện tử của Bộ ngoại giao, Bộ công thương, Bộ kế hoạch và đầu tư, các tạp chí kinh tế, các bài viết của chuyên gia kinh tế,... Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về vốn FDI ở một số góc độ: kinh tế, xã hội học, luật học...nhưng ở góc độ chính trị học thì chưa nhiều. Liên quan đến đề tài tác giả lựa chọn có các công trình nghiên cứu và nhóm tài liệu sau: - Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến những vấn đề chung của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: + Trong cuốn “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Tuấn xuất bản năm 2005 (NXB Tư pháp). Dưới góc độ Luật học tác giả đã đề cập đến những kiến thức khoa học chung liên quan đến vốn FDI trên thế giới; tình hình hoạt động của đầu tư trực tiếp 2 nước ngoài trên thế giới và Việt Nam trước năm 2004: tính chất, đặc điểm, tác động của đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế, các vấn đề xung quanh hoạt động đầu tư nước ngoài như chuyển giao khoa học công nghệ, ô nhiễm môi trường, lao động việc làm,.. + Trong cuốn “ Kinh tế, pháp luật về đầu tư quốc tế và những vấn đề đặt ra với Việt Nam khi gia nhập WTO” của tác giả Nguyễn Vũ Hoàng, xuất bản năm 2007 (NXB Thanh Niên) được nghiên cứu dưới góc độ Luật học với những nội dung: môi trường đầu tư quốc tế, chính sách pháp luật về đầu tư quốc tế, thủ tục, hình thức chuyển giao công nghệ trong đầu tư quốc tế,..trên thế giới và Việt Nam trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài được đề cập đến như một phần của đầu tư quốc tế. + Trong Luận án tiến sỹ kinh tế năm 2000 của tác giả Nguyễn Thị Liên Hoa - “Các giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” đã nghiên cứu về các nội dung: các vấn đề chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài; thực trạng của hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam; các giải pháp nâng cao sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. + Trong cuốn “Đầu tư trực tiếp nước ngoài và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Trọng Xuân NXB Khoa học xã hội năm 2002 đã nghiên cứu về: Lịch sử, cơ sở lý luận, sự hình thành đầu tư nước ngoài trên qui mô toàn thế giới; đánh giá hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong những năm qua; Vai trò, ý nghĩa của đầu tư nước ngoài đối với quá trình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam; xu hướng của sự phát trển về đầu tư trên thế giới và ảnh hưởng của nó tới Việt Nam. - Nhóm các công trình nghiên cứu và tài liệu về các khía cạnh của hoạt động FDI ở Việt Nam: 3 + Tác giả Bùi Anh Tuấn đã có công trình nghiên cứu “Tạo việc làm cho người lao động qua đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam” – NXB Thống kê, năm 2000 đã nghiên cứu về: tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với vấn đề lao động và việc làm; đánh giá tác động của FDI đối với vấn đề việc làm và chất lượng lao động ở Việt Nam; tạo việc làm và nâng cao chất lượng lao động thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài. + Trong Luận án tiến sỹ kinh tế - 2012 của tác giả Trần Quang Thắng – “ Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước châu Á và giải pháp cho Việt Nam” đã hệ thống hóa 9 vấn đề nảy sinh trong hoạt động FDI: gây áp lực cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, gây mất cân đối cơ cấu kinh tế theo nghành – vùng, tình trạng chuyển giá, tình trạng chuyển giao công nghệ lạc hậu, vấn đề lao động việc làm, ô nhiễm môi trường, thâm hụt thương mại, tranh chấp lao động và một số vấn đề khác. Tác giả kết luận tình trạng này cũng xảy ra ở Việt Nam, đưa ra nguyên nhân và đè xuất một số giải pháp khắc phục. + Các bài viết của các tác giả Vũ Đình Ánh với “ Chống chuyển giá và một số vấn đề tài chính liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài” - Tạp chí Kinh tế và dự báo số 517 - năm 2012, tác giả Phạm Ngọc Dũng với “Tài chính quốc gia trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 300 – tháng 5/2003 đã đề cập đến vấn đề chuyển giá, chuyển giao khoa học công nghệ trong hoạt động FDI và tác động xấu của nó đối với nền kinh tế đất nước. - Nhóm công trình nghiên cứu và tài liệu liên quan đến chính sách thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam: + Tác giả Hoàng Văn Huấn đã nghiên cứu về “Hoàn thiện chính sách và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam” - Luận án tiến sỹ kinh tế năm 1995 với nội dung sau: khái quát chung về hoạt động đầu 4 tư trực tiếp nước ngoài; chính sách thu hút vốn và tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam; hoàn thiện chính sách và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. + Trong cuốn “ Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam” do PGS.TS Mai Ngọc Cường (chủ biên) - NXB Chính trị quốc gia năm 2000 đã phân tích những chính sách của Việt Nam có tác động mạnh đến quá trình thu hút vốn FDI cũng như các giải pháp tổ chức thu hút vốn FDI ở Việt Nam, Tuy nhiên các vấn đề mà công trình nghiên cứu đã đề cập đến chỉ giới hạn trong phạm vi từ năm 1999 trở lại trước và đã được giải quyết trong các luật đầu tư 2005, Luật đất đai 2003,... + Luật đầu tư 2005 là văn bản luật pháp qui định các chính sách liên quan đến đầu tư trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam hiện nay, ngoài ra luật khác như: Luật đất đai 2003, Luật thuế (2008), Luật doanh nghiệp (2005),...là những văn bản luật do Quốc hội ban hành qui định các vấn đề cụ thể liên quan đến đầu tư trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài. + Trên trang thông tin điện tử của Bộ ngoại giao (www.mofa.gov.vn), Bộ kế hoạch và đầu tư (http://fia.mpi.gov.vn/),...có các bài viết đánh giá, thông tin về chính sách thu hút và quản lý vốn đầu tư trực nước ngoài tại Việt Nam hiện nay. - Ngoài ra còn có một số bài viết, báo cáo của các cơ quan chức năng như: Lâm Quỳnh Anh - Những thành tựu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam - Cổng thông tin điện tử Bộ ngoại giao (www.mofa.gov.vn), Nghị quyết số 09/2001/NQ-CP ngày 28 tháng 8 về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2001 – 2005 của Chính phủ, Tổng cục thống kê - Báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2000 - 2013 - Trang điện tử Trung tâm tư liệu và dịch vụ thống kê 5 (www.gso.gov.vn),... có nội dung báo cáo, tổng kết các thành tựu của hoạt động FDI ở Việt Nam. Tác giả kế thừa, sử dụng số liệu của các bài viết, báo cáo này để đánh giá tác động của chính sách thu hút vốn FDI của Việt Nam. Nói tóm lại đã có những công trình nghiên cứu khoa học có đề cập đến một vài khía cạnh liên quan đến đề tài luận văn mà tác giả đã chọn, song không giống hoàn toàn với cách tiếp cận vấn đề của tác giả. Hơn nữa đề tài mà tác giả lựa chọn gắn với giai đoạn hiện nay, tức là gắn với mốc thời gian mà tác giả nghiên cứu (2013), đây là giai đoạn mà vốn FDI có nhiều vấn đề mới được đặt ra. Vì vậy việc nghiên cứu “Chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp”cần phải đặt ra. Tác giả sẽ thừa kế những thành tựu của các công trình đã nghiên cứu như lý luận chung về vốn FDI, tác động của FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, các vấn đề liên quan đến chính sách thu hút vốn FDI đã được nghiên cứu, những tư liệu, thông tin liên quan đến chính sách thu hút vốn của Việt Nam đồng thới sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên nghành để giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Thông qua việc nghiên cứu đề tài tác giả mong muốn làm giàu hơn nữa kho tàng kiến thức của chính trị học về Chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. Bằng lý luận chính trị học luận văn chỉ ra những vấn đề cơ bản, thực trạng, sự tác động và ảnh hưởng của chính sách này với kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay từ đó luận văn đưa ra một số khuyến nghị giải pháp về chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. 6 3.2. Nhiệm vụ Nhiệm vụ của đề tài bao gồm: - Làm rõ những khái niệm và những vấn đề mang tính lý luận liên quan đến chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài và mối quan hệ của chúng với xã hội Việt Nam hiện nay. - Khái quát được nội dung cơ bản chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. - Chỉ ra được thực trạng (tác động tích cực và hạn chế) của chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam - Đưa ra kiến nghị giải pháp khắc phục những hạn chế trong chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn “Chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp” là: + Các nhân tố tác động tới việc hoạch định và hoàn thiện chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. + Nội dung của chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. + Những tác động tích cực, hạn chế của chính sách thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. + Những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. - Phạm vi: + Về cách tiếp cận: luận văn nghiên cứu vấn đề từ giác độ của khoa học chính trị, chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước 7 ngoài của Việt Nam hiện nay là một vấn đề có rất nhiều khía cạnh để khai thác. Trong phạm luận văn này tác giả giới hạn trong phạm vi những vấn đề cơ bản của chính sách mang tính tiêu biểu, khái quát, chủ yếu tập trung nghiên cứu thực trạng, những tác động của chính sách đó đối với kinh tế - xã hội Việt Nam và giải pháp khắc phục. + Về mặt thời gian: Luận văn nghiên giới hạn trong giai đoạn hiện nay (từ năm 2005 - 2013), đây là giai đoạn chính sách thu hút và quản lý vốn FDI thực hiện theo Luật đầu tư mới thống nhất thay cho luật đầu tư nước ngoài năm 2000 và Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998. Tuy nhiên để làm rõ vấn đề tác giả có đề cập đến các mốc thời gian trước đó và những mốc thời gian sau hiện tại (sau 2013). + Về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu về chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam nên không gian được đề cập đến trong luận văn là các địa điểm trên đất nước Vệt Nam có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và các quốc gia, tổ chức, các doanh nhiệp có vốn đầu tư trực tiếp trên đất nước Việt Nam. Tuy nhiên trong khuôn khổ hạn chế của luận văn, tác giả chỉ đề cập đến những địa điểm, những đối tác đầu tư kinh tế tiêu biểu. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Luận văn dựa trên phương pháp luận Mác - xít (chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử), những quan điểm có giá trị phương pháp luận cơ bản của Đảng cộng sản Việt Nam. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp phổ biến trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn như phương pháp lịch sử, logic, thống kê, so sánh...Xuất phát từ yêu cầu nghiên cứu chính trị mang tính kinh tế tác giả chú trọng kết hợp phương pháp lịch sư, phương pháp logic, thống kê trong luận văn này. 8 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn làm rõ các nội dung cơ bản của chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. - Tổng hợp và phân tích được ý nghĩa của các thành tựu, nguyên nhân của các hạn chế trong chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. - Bước đầu khuyến nghị một số giải pháp trong chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. - Công trình nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và học tập đối với những vấn đề liên quan. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục thì nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương 10 tiết 9 Chƣơng 1 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI; CHÍNH SÁCH THU HÚT VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1. Khái niệm, bản chất và đặc điểm đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 1.1.1. Khái niệm Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã được nhiều tổ chức quốc tế, quốc gia trên thế giới đưa ra nhằm mục đích hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô về FDI, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động tự do hóa thương mại và đầu tư quốc tế. Sau đây là một số định nghĩa, quan điểm tiêu biểu về đầu tư trực tiếp nước ngoài: + Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF): “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp tại một nước khác (nước nhận đầu tư), không phải tại nước mà doanh nghiệp đang hoạt động (nước đi đầu tư) với mục đích quản lý một cách hiệu quả doanh nghiệp” [26, tr.27] + Ủy ban thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) cho rằng: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có mối liên hệ, lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một nhà đầu tư hoặc một công ty mẹ đối với một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác. [26, tr.28] + Hoa Kỳ là một trong những nước tiếp nhận đầu tư và tiến hành đầu tư lớn nhất trên thế giới đã đưa ra định nghĩa sau: “FDI là bất kỳ dòng vốn nào thuộc sở hữu đa phần của công dân hoặc công ty của nước đi đầu tư có được từ việc cho vay hoặc dùng để mua sở hữu của doanh nghiệp nước ngoài”.[26, tr.29] + Theo quan điểm của Việt Nam hiện nay: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư do nhà nhà đầu tư nước ngoài (có thể là tổ chức hoặc cá nhân) bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. [20, điều 3] 10 Qua các định nghĩa về FDI trên có thể rút ra định nghĩa khái quát về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn, tài sản, công nghệ, hơặc bất kỳ tài sản nào từ nước đi đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư để thành lập và kiểm soát doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh có lãi. 1.1.2. Bản chất, đặc điểm Bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự tìm kiểm lợi nhuận ở nước tiếp nhận đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài thông qua di chuyển vốn (tiền, tài sản, công nghệ và trình độ quản lý) từ nước đi đầu tư đến nước tiếp nhận đầu tư. Nhà đầu tư ở đây bao gồm tổ chức hay cá nhân chỉ mong muốn đầu tư khi họ cho rằng khoản đầu tư đó có thể đem lại lợi ích hoặc lợi nhuận cho họ. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có một số đặc điểm sau: - FDI là dự án mang tính lâu dài. - FDI là dự án có sự tham gia quản lý của các nhà đầu tư nước ngoài. - Đi kèm với dự án FDI là 3 yếu tố: Hoạt động thương mại, chuyển giao công nghệ, di cư lao động quốc tế. - FDI là hình thức kéo dài “chu kỳ tuổi thọ sản xuất”, “chu kỳ tuổi thọ kỹ thuật” và “nội bộ hóa di chuyển kỹ thuật”. Trong nền kinh tế hiện đại có một số yếu tố liên quan đến kỹ thuật sản xuất, kinh doanh đã buộc nhiều nhà sản xuất phải chọn phương thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài như một điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của mình. Ngoài ra đầu tư trực tiếp ra nước ngoài sẽ giúp cho doanh nghiệp thay đổi được dây chuyền công nghệ lạc hậu ở nước mình nhưng dễ được chấp nhận ở nước có trình độ phát triển thấp hơn và góp phần kéo dài chu kỳ sản xuất. [26, tr.33] - FDI là sự gặp nhau về nhu cầu của một bên là nhà đầu tư và một bên kia là nước tiếp nhận đầu tư. [32, tr.108] 11 - FDI gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách về FDI của mỗi quốc gia tiếp nhận đầu tư thể hiện chính sách mở cửa và quan niệm hội nhập kinh tế về đầu tư. 1.2. Vai trò và thách thức của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. 1.2.1. Vai trò - Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: + Đầu tư trực tiếp nước ngoài bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế: Tăng trưởng kinh tế cao thường gắn với tỷ lệ đầu tư cao. Vốn đầu tư được huy động chủ yếu từ hai nguồn trong nước và nước ngoài. Vốn trong nước được hình thành thông qua tiết kiệm và đầu tư. Vốn nước ngoài được hình thành thông qua vay thương mại, đầu tư gián tiếp và hoạt động đầu tư trực tiếp (FDI). So với vốn hình thành do đầu tư gián tiếp và vay thương mại thì vốn từ FDI có các lợi thế: Không tạo ra khoản nợ giữa nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư; Lợi nhuận chỉ được chuyển về nước khi dự án đầu tư tạo ra lợi nhuận và một phần lợi nhuận được nhà đầu tư sử dụng để tái đầu tư; Vốn FDI thường ổn định và lâu dài hơn. Đối với một nước đang phát triển thì cả vốn và kỹ thuật đều nghèo nên vốn FDI càng có một vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy kinh tế. + Góp phần vào quá trình phát triển công nghệ: Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển khoa học - công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và năng suất lao động tại nước tiếp nhận đầu tư thông qua hiệu ứng tích cực. Công nghệ có vai trò hết sức quan trọng đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế và làm cho chu kỳ sống của sản phẩm ngắn hơn. Sản phẩm mới được áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến sẽ kích thích tiêu dùng, dẫn đến kích thích sản xuất và tăng thu nhập của nền 12 kinh tế quốc dân. Đối với các nước đang phát triển và kém phát triển, công nghệ giúp những nước này theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế ở những nước công nghiệp phát triển dựa trên lợi thế của những nước đi sau kế thừa những thành tựu khoa học công nghệ của nhân loại. FDI có tác động đến phát triển công nghệ của một quốc gia thông qua: chuyển giao công nghệ; phổ biến công nghệ và phát minh công nghệ. + Góp phần nâng cao chất lượng lao động, phát triển nguồn nhân lực: Trình độ, năng lực và kỹ năng của người lao động tác động không nhỏ tới tốc độ tăng trưởng của mỗi quốc gia. FDI tác động đến vấn đề lao động của nước tiếp nhận đầu tư liên quan đến cả chất lượng và số lượng lao động. Giúp tạo công ăn việc làm, nâng cao năng lực, kỹ thuật lao động và quản trị doanh nghiệp cho các nước tiếp nhận đầu tư. - Góp phần giải quyết các vấn đề Kinh tế - Xã hội: + Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư: ba yếu tố cơ bản cấu thành nên cơ cấu kinh tế của một quốc gia đó là: cơ cấu nghành; cơ cầu thành phần và cơ cấu vùng. Trong đó cơ cấu nghành kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất quyết định hình thức của cơ cấu kinh tế khác. Do vậy việc thay đổi cơ cấu nghành kinh tế sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế của một quốc gia. một cơ cấu kinh tế hợp lý ở nước tiếp nhận đầu tư sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đi kèm với các yếu tố vốn, công nghệ, kỹ năng và trình độ quản lý đã có tác động mạnh đến cơ cấu nghành kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư ở 3 phương diện: thay đổi cơ cấu nghành; thay đổi cơ cấu bên trong nghành; thay đổi cơ cấu bên trong của một lĩnh vực sản xuất.[26, tr.77] + Thúc đẩy xuất khẩu: Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của nước tiếp nhận đầu tư thông qua xây dựng qua xây dựng năng lực xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu. 13 + Góp phần cải thiện cán cân thanh toán: Cán cân thanh toán có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của những nước đang phát triển. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài với tính chất là nguồn vốn đầu tư ổn định so với đầu tư gián tiếp sẽ góp phần quan trọng để duy trì, cải thiện cán cân thanh toán tổng thể trong nền kinh tế. Hoạt động FDI còn giúp ổn định cán cân thanh toán thông qua hoạt động xuất khẩu thay thế nhập khẩu.[26, tr.81] + Góp phần giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho người lao động: Khi trực tiếp đầu tư vốn vào các nước tiếp nhận đầu tư thì các doanh nghiệp nước ngoài thường tuyển dụng lao động ở các địa phương giúp làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở các nước này. Thông thường những doanh nghiệp nước ngoài cũng trả lương cao hơn các doanh nghiệp trong nước vì thế thu nhập của người lao động cũng được cải thiện hơn nhưng họ cũng yêu cầu cao hơn về trình độ và tính kỷ luật của người lao động. + Góp phần bảo vệ môi trường: Theo nhận định của các chuyên gia bảo vệ môi trường thì nguyên nhân của tình trạng phá hủy môi trường chủ yếu là do trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp đã sử dụng những công nghệ lạc hậu, trình độ nhận thức của người quản lý và người lao động còn yếu, nhất là chưa có hệ thống quản lý môi trường trong các doanh nghiệp. Những tồn tại này chủ yếu ở các nước đang phát triển và kém phát triển. Nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành đầu tư thường sở hữu công nghệ sạch, tiên tiến và có hệ thống quản lý môi trường tốt hơn so với các doanh nghiệp trong nước. Hơn nữa khi cho phép các doanh nghiệp FDI đầu tư tại nước mình thì các nước tiếp nhận đầu tư thường yêu cầu chặt chẽ về vấn đề xử lý môi trường. + Góp phần vào quá trình mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế: Đầu tư trực tiếp nước ngoài đống vai trò quan trọng trong việc gắn kết giữa các quốc gia đi đầu tư và các quốc gia tiếp nhận đầu tư, làm cho quá trình phân công lao động diễn ra theo chiều sâu. Những cam kết về tự do hóa đầu tư nước ngoài được coi như là những quan điểm hội nhập kinh tế quốc tế của từng quốc gia. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan