Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuyển đổi việc làm của người dân ven đô sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông ng...

Tài liệu Chuyển đổi việc làm của người dân ven đô sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại phường kiến hưng, quận hà đông, hà nội

.PDF
131
619
102

Mô tả:

§¹I HäC QUèC GIA Hµ NéI TR¦êNG §¹I HäC KHOA HäC X· HéI Vµ NH¢N V¡N ---------------------*-------------------- L£ LAN PH¦¥NG CHUYÓN §æI VIÖC LµM CñA NG¦êI D¢N VEN §¤ SAU KHI BÞ THU HåI §ÊT S¶N XUÊT N¤NG NGHIÖP T¹I PH¦êNG KIÕN H¦NG, QUËN Hµ §¤NG, Hµ NéI LUËN V¡N TH¹C SÜ CHUY£N NGµNH X· HéI HäC Hµ Néi - 2014 §¹I HäC QUèC GIA Hµ NéI TR¦êNG §¹I HäC KHOA HäC X· HéI Vµ NH¢N V¡N ---------------------*-------------------- L£ LAN PH¦¥NG CHUYÓN §æI VIÖC LµM CñA NG¦êI D¢N VEN §¤ SAU KHI BÞ THU HåI §ÊT S¶N XUÊT N¤NG NGHIÖP T¹I PH¦êNG KIÕN H¦NG, QUËN Hµ §¤NG, Hµ NéI LUËN V¡N TH¹C SÜ CHUY£N NGµNH X· HéI HäC M· sè: 60 31 03 01 Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: GS.TS. TrÞnh Duy Lu©n Hµ Néi - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của GS. TS. Trịnh Duy Luân. Tôi cũng xin cam đoan các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về nghiên cứu của mình. Ngƣời cam đoan Lê Lan Phƣơng LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ của các thầy cô giáo Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô giáo trong Khoa Xã hội học – những người trực tiếp dạy dỗ, dìu dắt tận tình cho tôi trong suốt quá trình tôi học tập và rèn luyện tại trường. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GS.TS. Trịnh Duy Luân – người thầy đã dành nhiều tâm huyết và thời gian hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp – những người đã luôn sát cánh bên tôi, động viên, cổ vũ và tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận văn này một cách tốt nhất. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân và nhân dân phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, đặc biệt là những người trực tiếp tạo điều kiện và tham gia trả lời phỏng vấn đã cung cấp cho tôi những số liệu cụ thể nhất. Mặc dù, tôi đã cố gắng bằng tất cả sự nhiệt huyết và năng lực của mình. Tuy nhiên, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Học viên Lê Lan Phƣơng MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................ 1 DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. 4 DANH MỤC CÁC BIỂU ................................................................................ 5 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 6 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn................................................... 8 2.1. Ý nghĩa khoa học................................................................................. 8 2.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................. 9 3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................ 9 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................ 21 4.1. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................... 21 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 21 5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ..................................... 22 5.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................ 22 5.2. Khách thể nghiên cứu ........................................................................ 22 5.3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 22 6. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 22 7. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................... 22 8. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 23 8.1. Phương pháp luận .............................................................................. 23 8.2. Phương pháp thu thập thông tin ........................................................ 24 8.2.1. Phương pháp chọn mẫu .............................................................. 24 8.2.2. Phương pháp thu thập thông tin cụ thể ....................................... 25 8.2.2.1. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi ......................... 25 8.2.2.2. Xử lý số liệu ............................................................................. 25 8.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu .................................................... 25 8.2.2.4. Phương pháp phân tích tài liệu ................................................ 26 1 9. Khung phân tích .................................................................................... 26 10. Cấu trúc của luận văn ......................................................................... 27 NỘI DUNG..................................................................................................... 28 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN .......................... 28 1.1. Các khái niệm ...................................................................................... 28 1.1.1. Việc làm ......................................................................................... 28 1.1.2. Nghề nghiệp và chuyển đổi nghề nghiệp ....................................... 29 1.1.3. Vùng ven đô ................................................................................... 29 1.1.4. Thu hồi đất sản xuất nông nghiệp .................................................. 31 1.2. Lý thuyết áp dụng ............................................................................... 32 1.2.1. Lý thuyết biến đổi xã hội ............................................................... 32 1.2.2. Lý thuyết lựa chọn hành vi hợp lý ................................................. 34 1.3. Chủ trƣơng, chính sách về vấn đề thu hồi đất nông nghiệp và chuyển đổi việc làm của ngƣời dân sau khi thu hồi đất ......................... 36 1.3.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nói chung và UBND Thành phố Hà Nội nói riêng về vấn đề thu hồi đất nông nghiệp ............. 36 1.3.2. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nói chung và UBND Thành phố Hà Nội nói riêng về vấn đề chuyển đổi việc làm cho người dân sau khi thu hồi đất.............................................................................. 37 1.4. Tổng quan địa bàn nghiên cứu .......................................................... 38 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI VIỆC LÀM CỦA NGƢỜI DÂN VEN ĐÔ HÀ NỘI SAU KHI THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP ....... 41 2.1. Tình trạng thu hồi đất nông nghiệp của ngƣời dân ........................ 41 2.2. Chuyển đổi việc làm của ngƣời dân ven đô Hà Nội sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp ................................................................................... 43 2.2.1. Thực trạng việc làm trước khi bị thu hồi đất.................................. 43 2.2.2. Thực trạng việc làm sau khi bị thu hối đất ..................................... 47 2.2.3. Thời gian chuyển đổi việc làm sau khi bị thu hồi đất .................... 58 2 2.3. Thay đổi về thu nhập và mức sống sau khi thu hồi đất .................. 60 2.4. Đánh giá của ngƣời dân về mức độ hài lòng với công việc hiện tại và mong muốn của họ ................................................................................ 65 2.5. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình chuyển đổi việc làm sau khi bị thu hồi đất .............................................................................................. 67 Chƣơng 3: MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC CHUYỂN ĐỔI VIỆC LÀM SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT ................................................. 73 3.1. Yếu tố giới ............................................................................................ 73 3.2. Yếu tố độ tuổi ...................................................................................... 76 3.3. Yếu tố trình độ học vấn ...................................................................... 81 3.4. Yếu tố nguồn vốn xã hội ..................................................................... 85 3.5. Sử dụng tiền đề bù, hỗ trợ đất bị thu hồi ......................................... 88 3.6. Yếu tố hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng ...................................... 90 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 97 1. Kết luận................................................................................................... 97 2. Khuyến nghị ......................................................................................... 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 103 PHỤ LỤC 3 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Cơ cấu mẫu theo giới tính (%)........................................................ 24 Bảng 1.2. Cơ cấu mẫu theo nhóm tuổi (%) ..................................................... 24 Bảng 1.3. Cơ cấu mẫu theo trình độ học vấn (%) ........................................... 24 Bảng 1.4. Cơ cấu mẫu theo tình trạng hôn nhân (%) ...................................... 25 Bảng 2.1: Làm thêm các công việc phụ trước khi bị thu hồi đất theo giới tính của người trả lời (%)......................................................... 43 Bảng 2.2: Loại hình công việc phụ của người dân trước khi thu hồi đất nông nghiệp theo giới tính(%) ...................................................... 46 Bảng 2.3: Chuyển đổi việc làm chính của người dân trước và sau thu hồi đất nông nghiệp (%) ...................................................................... 48 Bảng 2.4: Công việc chính của người dân sau khi thu hồi đất theo tỷ lệ thu hồi đất sản xuất nông nghiệp (%) ........................................... 50 Bảng 2.5: Chuyển đổi loại hình công việc phụ trước và sau khi thu hồi đất nông nghiệp (%) ...................................................................... 57 Bảng 2.6: Biến đổi về cơ cấu nguồn thu nhập chính sau khi thu hồi đất nông nghiệp (%) ........................................................................ 60 Bảng 3.1: Công việc chính của người dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp theo giới tính (%) .......................................................................... 74 Bảng 3.2: Thời gian chuyển đổi việc làm sau khi thu hồi đất nông nghiệp theo nhóm tuổi (%) ....................................................................... 78 Bảng 3.3: Công việc chính của người dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp theo nhóm tuổi (%) ....................................................................... 79 4 DANH MỤC CÁC BIỂU Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi (%)........................... 42 Biểu đồ 2.2: Địa điểm làm việc của các công việc mới sau khi thu hồi đất nông nghiệp (%) ......................................................................... 53 Biểu đồ 2.3: Địa điểm làm việc của các công việc mới theo loại hình công việc sau khi thu hồi đất nông nghiệp (%) ................................... 54 Biểu đồ 2.4: Thời gian để chuyển đổi sang công việc mới sau khi thu hồi đất nông nghiệp (%) ......................................................................... 58 Biểu đồ 2.5: Đánh giá của người dân về mức sống sau khi thu hồi đất nông nghiệp (%) .................................................................................. 63 Biểu đồ 2.6: Mức độ hài lòng của người dân với công việc hiện tại (%) ....... 65 Biểu đồ 2.7: Thuận lợi của người dân để chuyển đổi việc làm mới sau khi thu hồi đất nông nghiệp (%) ............................................................. 68 Biểu đồ 2.8: Khó khăn của người dân trong việc chuyển đổi việc làm sau khi thu hồi đất nông nghiệp (%) ....................................................... 71 Biểu đồ 3.1: Các nguồn tư vấn, giúp đỡ người dân trong quá trình chuyển đổi việc làm sau khi thu hồi đất nông nghiệp (%) ............................ 87 Biểu đồ 3.2: Mục đích sử dụng khoản tiền hỗ trợ, bồi thường đất bị thu hồi (%) .................................................................................................... 88 Biểu đồ 3.3: Sự tham gia của người dân vào các hoạt động hỗ trợ của chính quyền địa phương (%) ................................................................ 92 Biểu đồ 3.4: Đánh giá của người dân về hiệu quả của hoạt động đào tạo nghề của chính quyền địa phương (%) ................................................ 94 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đô thị hóa là quá trình tất yếu đã và đang diễn ra trên phạm vi thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng. Nền kinh tế càng phát triển thì quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Đường lối Đổi mới của Đảng và Nhà nước từ giữa những năm 1980 đã đưa Việt Nam đạt được những thành tựu đáng kể về cả kinh tế và xã hội. Gắn liền với những thành tựu này là quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng trong phạm vi cả nước. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đi liền với việc xây dựng nhiều khu công nghiệp, khu đô thị. Tất cả các công trình này đòi hỏi phải có mặt bằng để xây dựng do đó nhu cầu về đất xây dựng là rất lớn. Để có đất cho mục đích trên, Nhà nước phải thu hồi một phần đất của nhân dân theo quy định tại điều 39 - Luật đất đai năm 2003. Những khu đô thị, khu công nghiệp này được mọc lên rất nhiều không chỉ ở nội đô những thành phố lớn mà hiện nay nó được đưa ra các vùng nông thôn ngoại thành, ven đô, ngay trên những khu đất nông nghiệp. Như vậy, những mảnh đất nông nghiệp vốn là tư liệu sản xuất, nguồn kiếm sống duy nhất của người nông dân giờ đã bị thu hồi để dùng vào mục đích cho xây dựng các công trình công nghiệp và nhà ở. Theo số liệu do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đưa ra tại hội thảo “Nông dân bị mất đất- Thực trạng và giải pháp” tổ chức vào ngày 4/7/2011 tại Hà Nội cho biết tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trên cả nước để xây dựng các khu công nghiệp và khu đô thị lên tới 366 nghìn ha (chiếm gần 3,9% quỹ đất nông nghiệp), tính bình quân mỗi năm có gần 73,3 nghìn ha đất bị thu hồi. Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên môi trường (với 31 tỉnh thành trong cả nước) tính đến ngày 1/1/2008 thì tổng diện tích đất trồng lúa của cả nước còn 4.098.285 ha giảm 30.643ha so với năm 2007. Mức độ giảm thực tế bằng 1,1 lần so với kế hoạch giảm diện tích đất nông nghiệp năm 2006- 2007. [4] 6 Đặc biệt, các khu vực kinh tế trọng điểm (2 vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc) là nơi có diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi lớn, chiếm trên 50% tổng diện tích thu hồi. Đó cũng là các khu vực có mật độ dân số cao. Đồng bằng sông Hồng là nơi có tỷ lệ bị thu hồi nhiều nhất với 4,4%, tiếp đến là Đông Nam Bộ 2,1%... Ngoài đất được chuyển đổi để xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp vừa và nhỏ hoặc phát triển các khu đô thị tập trung, còn có những dự án lấy đất làm sân gôn. Chỉ trong 2 năm 2006-2008, đã có hơn 100 dự án sân gôn được cấp phép trên cả nước, đồng nghĩa với việc một diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt là diện tích đất lúa thuộc diện "bờ xôi ruộng mật” đã bị thu hồi. Quá trình thu hồi đất nông nghiệp đã tác động trực tiếp đối với người nông dân đặc biệt là vấn đề việc làm. Báo cáo Kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (tháng 6/2012) nêu rõ: thống kê ở 20 tỉnh, thành phố từ năm 2006 – 2010 đã có 298.093 lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, nhưng chỉ có 177.894 lao động có việc làm. Còn số liệu từ 2003-2008 của Bộ NN&PTNT cũng cho thấy, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đã tác động đến đời sống của trên 627.000 gia đình và khoảng 95.000 lao động, 2,5 triệu nhân khẩu nông nghiệp. Trung bình mỗi hộ bị thu hồi đất ở có 1,5 lao động không có việc làm, mỗi ha đất nông nghiệp bị thu hồi có tới 13 lao động mất việc làm phải chuyển đổi nghề nghiệp.[10] Như vậy, lực lượng lao động nông thôn vốn đã bị dư thừa nhiều, việc làm thiếu, đời sống của những người nông dân bị thu hồi đất sẽ rất khó khăn và nhiều thách thức. Mất đất, không tìm được việc làm, thất nghiệp, đồng thời nhiều tệ nạn xã hội phát sinh và ngày càng gia tăng. Báo cáo giám sát nhấn mạnh: “Tình trạng thất nghiệp, không có việc làm đang là vấn đề bức xúc ở nhiều vùng thu hồi đất, tái định cư”. Đây trở thành một vấn đề hết sức cấp bách, trở thành một vấn đề xã hội lớn cần giải quyết. 7 Hà Nội là một trong những thành phố có tốc độ đô thị hóa thuộc loại nhanh nhất so với các địa phương khác trong cả nước. Điều này được thể hiện qua sự mở rộng phạm vi địa giới và sự tăng trưởng về số lượng các khu công nghiệp, các khu đô thị. Theo báo cáo mới nhất của Ủy ban Nhân dân thành phố cho biết đến năm 2010 Thành phố Hà Nội có kế hoạch thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng khoảng 5.201 ha đất nông nghiệp, tức là sẽ có khoảng 20 vạn lao động nông nghiệp phải chuyển nghề do mất đất sản xuất. Mỗi năm Hà Nội thu hồi khoảng 1000 ha đất trong đó 80% là đất nông nghiệp. Nếu tính riêng từ năm 2005 đến nay, thành phố đã thu hồi 1.720 ha đất tương đương 57.580 hộ dân mất đất sản xuất, 5.927 hộ phải tái định cư. Trong số đó có 3,5 vạn hộ bị thu hồi 30% diện tích đất nông nghiệp chiếm 60% số hộ bị thu hồi đất.[41] Phường Kiến Hưng thuộc quận Hà Đông là một xã mới được chuyển thành phường. Phường Kiến Hưng chính là một nơi nằm trong sự giao thoa giữa nông thôn và thành thị rất điển hình. Tại đây, quá trình thu hồi đất nông nghiệp cũng đã diễn ra và tạo ra những thay đổi lớn đến đời sống của người dân. Chuyển đổi cơ cấu lao động và việc làm đã có ảnh hưởng đến thu nhập, mức sống của người dân, cùng những hệ lụy về mặt xã hội. Từ đây nảy sinh nhiều câu hỏi cần được nghiên cứu để trả lời, trong đó có việc nghiên cứu từ giác độ xã hội học. Đây cũng là lý do để tôi chọn đề tài nghiên cứu “Chuyển đổi việc làm của người dân ven đô sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội” cho luận văn cao học của mình. 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài vận dụng cách tiếp cận xã hội học để phân tích, làm rõ một cách khách quan, logic những vấn đề đặt ra. Đó là áp dụng lý thuyết biến đổi xã hội, lý thuyết lựa chọn hành vi hợp lý cũng như các phương pháp xã hội học nhằm giải 8 thích những ứng xử của người dân trong việc tìm kiếm việc làm mới, chuyển đổi sinh kế, thu nhập sau khi bị thu hồi đất…Đồng thời tìm hiểu xem những những biến đổi đó có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của người dân. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Việc nghiên cứu đề tài giúp nhìn nhận một cách rõ nét nhất về những loại hình việc làm, tính ổn định và mức độ thu nhập hiện nay của người dân. Đồng thời, tìm hiểu những ảnh hưởng của sự chuyển đổi đó đến cuộc sống, những khó khăn, mong muốn, nguyện vọng của người dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thêm thông tin giúp các nhà quản lý có những giải pháp hiệu quả giúp người dân có cuộc sống ổn định và tốt đẹp hơn. 3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Thu hồi đất nông nghiệp đang là một vấn đề diễn ra thường xuyên ở nhiều khu vực trên cả nước. Và những ảnh hưởng của quá trình thu hồi đất nông nghiệp đến đời sống của chính những người dân, người nông dân bị thu hồi đất là một vấn đề đã và được nhiều người quan tâm. Đây không chỉ là mối quan tâm của Đảng và Nhà nước mà còn là mối quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Có rất nhiều hội thảo, công trình nghiên cứu cũng như các bài viết trong và ngoài nước đã đề cập đến vấn đề thu hồi đất nông nghiệp và những vấn đề sẽ nảy sinh sau khi người dân không còn ruộng để canh tác nữa. Trên thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu về các tác động xã hội của việc thu hồi đất, điển hình là nghiên cứu “Tác động của quá trình thu hồi đất trên quy mô lớn tại vùng nông thôn Ethiopia- nghiên cứu trường hợp Bako-Tibe Woreda” [46] của tác giả Moges Gobena, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng hiện tại có rất ít các công trình nghiên cứu về tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp đến đời sống của người dân đặc biệt tại Châu Phi. Chính vì vậy mục đích của nghiên cứu này là chỉ ra các hệ quả của việc thu hồi đất 9 tới sinh kế của người nông dân Ethiopia, hệ quả này bao gồm các tác động tới sinh kế, an ninh lương thực, sự quản lý các tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững. Sau quá trình triển khai nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng: để tạo ra được một tình huống mà cả hai bên cùng có lợi thì phải đảm bảo các điều kiện có sự tham gia của các bên liên quan, có sự đánh giá tác động đến môi trường cũng như có các chính sách hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm…Tuy nhiên, điều tra thực nghiệm cho thấy việc triển khai các dự án thu hồi đất đều không đáp ứng được điều kiện trên: sự tham gia của các bên liên quan hầu như là không có đặc biệt là nông dân địa phương, không có các đánh giá tác động đến môi trường đặc biệt là việc phá rừng, không có chính sách hỗ trợ việc làm và hỗ trợ sinh kế thì bị hạn chế một cách thấp nhất. Việc thu hồi đất không gây ra sự di động của người dân mà nó ngày càng làm “xói mòn” sinh kế của họ. Những công việc mà họ có được từ các dự án thường mang tính chất tạm thời, điều kiện làm việc kém và mức lương thấp. Ở Trung Quốc, Kathy Le Mons Walker cũng cho thấy một bức tranh tương tự. Trích dẫn nhiều nguồn tài liệu khác nhau, Walker cho biết ở Trung Quốc trong khoảng thời gian từ 1986 đến 1995 có 27,5 triệu mu1 vuông đất bị thu hồi. Tổng diện tích đất canh tác giảm 120 triệu mu trong tám năm tiếp theo, 1996-2004. Vào năm 2005, hơn 40 triệu nông dân Trung Quốc đã bị mất đất nông nghiệp và số nông dân sẽ bị mất đất nông nghiệp tiếp tục gia tăng với tốc độ hai triệu người trong một năm. Như tác giả đề cập, một số nguồn khác còn thậm chí ước tính có tới hơn 70 triệu nông dân ở nông thôn Trung Quốc đã bị thu hồi đất nông nghiệp trong vòng 20 năm qua. Vì việc thu hồi đất nông nghiệp phá vỡ sinh kế và các nền tảng sinh tồn truyền thống, nên đã dẫn đến những chống đối của nông dân dù cuối cùng đều không thành công. Trong số các nguyên nhân lý giải các phản ứng đó của người nông dân thì không thể không kể đến những nỗi lo của họ về việc họ sẽ sống như thế nào khi không còn đất sản xuất hay là bị trở thành một tầng lớp dân cư mới với 10 “ba không”: Không đất, không việc làm và không an ninh xã hội (Kathy Le Mons Walker 2008) [25]. Báo cáo Hội thảo “Thu hồi đất của nông dân - Thực trạng và giải pháp” do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức vào năm 2008 đã nhìn nhận một cách tổng thể thực trạng đời sống, việc làm, thu nhập và các tiêu chí khác của đời sống xã hội cộng đồng dân cư nông thôn sau khi thu hồi đất phục vụ mục đích xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị. Báo cáo của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết trong 5 năm (từ 2001-2005) tổng diện tích nông nghiệp bị thu hồi là 366.000 ha và quá trình thu hồi đất cũng đặt ra nhiều vấn đề bức xúc trong đời sống nhân dân và phần nào cũng ảnh hưởng đến đời sống xã hội ở nhiều địa phương. Theo thống kê cho thấy trong 5 năm thực hiện thu hồi đất đã tác động đến đời sống trên 627.000 hộ gia đình với khoảng 950.000 lao động và 2,5 triệu người. Và đồng thời hội thảo cũng chỉ ra hậu quả của việc thu hồi đất nông nghiệp là ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia. Báo cáo của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam "Đánh giá thực trạng lao động việc làm ở các khu vực bị thu hồi đất nông nghiệp và hiệu quả của các chính sách hỗ trợ nhóm nông dân mất đất" (2012) thông qua ba địa bàn được lựa chọn nghiên cứu là Hải Dương, Nam Định và Nghệ An. Báo cáo đi sâu phân tích các vấn đề về đời sống, việc làm cũng như hiệu quả của các hỗ trợ dành cho nhóm nông dân mất đất. Theo đó, báo cáo chỉ ra những khó khăn là tìm kiếm, chuyển đổi việc làm, thất nghiệp và dư thừa lao động; thiếu hoặc không còn đất nông nghiệp để canh tác. Bên cạnh việc đó, báo cáo chỉ ra các khó khăn của người dân thuộc diện thu hồi đất, phân tích các tác động khác của quá trình thu hồi đất đến điều kiện kinh tế- xã hội của địa phương cũng như những chuyển dịch trong cơ cấu việc làm và thu nhập của các hộ gia đình. Trong đó chiều hướng chuyển dịch chính được chỉ ra là các công việc bấp bênh từ hoạt động làm thuê ngoài. Tỷ lệ người dân 11 được hưởng lợi từ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp hay các dịch vụ liền kề doanh nghiệp vì thế chỉ chiếm tỷ lệ khá thấp. Khó khăn về việc làm, thu nhập thường trực cộng với sự gia tăng của các loại hình tệ nạn xã hội cùng sự biến đổi, ô nhiễm môi trường làm cho nhiều người dân cảm thấy băn khoăn với các quyết định .chuyển đổi mục đích sử dụng đất hiện nay. Trong cuốn sách "Việc làm của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010" (2010) do tác giả Trần Thị Minh Ngọc làm chủ biên. Trên cơ sở phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn cũng như những thành tựu, hạn chế trong quá trình giải quyết việc làm cho nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ đó nhóm tác giả đề ra phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm thực hiện có hiệu quả vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân: điều chỉnh cơ cấu đầu tư, phát triển các ngành kinh tế nhằm giải quyết việc làm; đồng thời tác giả cũng đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cho người lao động để tăng cơ hội tìm kiếm được việc làm và các giải pháp hoàn thiện các chính sách của Nhà nước về việc làm cho người lao động. Cuốn sách "Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nông thôn vùng đồng bằng Bắc bộ trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp (Qua khảo sát các tỉnh Vĩnh Phúc, Hải Dương, Ninh Bình)" (2010) - cuốn sách do tác giả Đỗ Đức Quân làm chủ biên. Qua khảo sát một số vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, các tác giả đã chi ra thực trạng nông thôn đồng bằng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, chỉ ra tình trạng chung trong nông thôn hiện nay đó là hiện tượng thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp, từ đó là cho một bộ phận dân cư nông thôn mất việc làm, chất lượng môi trường bị suy giảm, mất cân đối và thiếu hụt các nguồn lực dành cho phát triển nông thôn... 12 Nghiên cứu “Công nghiệp hóa nông thôn và những biến đổi trong gia đình nông thôn hiện nay” (Nghiên cứu trường hợp xã Ái Quốc, Nam Sách – Hải Dương” (2007) của Hoàng Bá Thịnh đăng trong Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ ba – Tiểu ban: Nông thôn, Nông nghiệp Việt Nam hiện đại bằng phương pháp điều tra thực nghiệm xã hội học với 819 bảng hỏi kết hợp với hàng trăm phỏng vấn sâu cán bộ và người dân đã cho thấy: Một là, Công nghiệp hóa nông thôn góp phần tạo nên những biến đổi nhiều mặt đối với đời sống gia đình nông thôn, với sự thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành nghề cải thiện mức sống, tạo thêm những việc làm mới, giảm lao động nông nghiệp và tăng lao động phi nông nghiệp. Hai là, bên cạnh những mặt tích cực, công nghiệp hóa nông thôn cũng nảy sinh các vấn đề xã hội bức xúc, do thu hồi đất để phát triển khu công nghiệp, hàng vạn hộ nông dân mất đất sản xuất, thiếu việc làm nên một bộ phận gia đình nông dân có thu nhập thấp và mức sống giảm dần, các tệ nạn xã hội có chiều hướng phát triển, môi trường sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng, làm gia tăng phân tầng xã hội về thu nhập và đời sống trong nội bộ dân cư nông thôn. Nghiên cứu “Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp cho công nghiệp hóa đến sinh kế của các hộ nông dân ở Hưng Yên” (2008) của nhóm tác giả Nguyễn Thị Diễn, Vũ Đình Tôn, Philippe Lebailly đã cho thấy quá trình thu hồi đất nông nghiệp cho công nghiệp hóa mang đến những cơ hội và cả những thách thức cho các địa phương cũng như những người nông dân. Sau khi thu hồi đất nông nghiệp thì chỉ có 16,4% lao động trong các hộ điều tra tìm được việc làm trong các nhà máy; 77% số hộ điều tra không tự chủ về lương thực; 69,6% số hộ điều tra lo ngại về các vấn đề ô nhiễm môi trường do các nhà máy xung quanh khu dân cư. Đề tài nghiên cứu “Tác động của công nghiệp hóa và đô thị hóa đến sinh kế nông dân Việt Nam: trường hợp một làng ven đô Hà Nội” (2011 2013) của Nguyễn Văn Sửu, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, 13 Đại học Quốc gia Hà Nội cho thấy quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa với tốc độ nhanh ở Việt Nam từ đầu những năm 1990 đã dẫn đến việc thu hồi một diện tích lớn đất đai nhất là đất nông nghiệp. Một mặt việc thu hồi đất đã tạo tiền đề quan trọng để Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, mặt khác việc mất đất nông nghiệp đã ảnh hưởng đến đời sống xã hội của những người dân của khu vực nông thôn và ven đô, nhưng người mà nguồn sinh kế chính là dựa vào sản xuất nông nghiệp. Nhiều lao động do còn thiếu vốn xã hội và vốn con người nên không thể tìm được việc làm hay không có đủ việc làm để đảm bảo các chiến lược sinh kế bền vững của mình trong một bối cảnh đầy áp lực từ nền kinh tế thị trường. Nhiều người trong số họ cuộc sống tiềm ẩn nhiều rủi ro và thiếu ổn định. Trong nghiên cứu “Sử dụng vốn xã hội trong chiến lược sinh kế của nông dân ven đô Hà Nội dưới tác động của đô thị hóa” (2007) của tác giả Nguyễn Duy Thắng đã cho thấy đô thị hóa để phát triển, nhưng đô thị hóa cũng tạo ra sức ép và thách thức cho nông dân ven đô. Việc thu hồi đất đã dẫn đến số hộ thuần nông ở các xã giảm mạnh. Một bộ phận lớn dân cư làm nông nghiệp bị mất việc làm do bị thu hồi đất sản xuất, dẫn đến phải chuyển đổi nghề. Theo số liệu của Bộ Lao động – Thương binh xã hội từ năm 2001 – 2004 Hà Nội có gần 80.000 người (bình quân 2 lao động/hộ) bị mất việc làm từ nông nghiệp. Như vậy, trung bình có khoảng 20.000 lao động nông nghiệp bị mất việc làm mỗi năm. Người nông dân ven đô đang phải chịu một sức ép rất lớn của đô thị hóa đến vấn đề việc làm. Thành phố đã có chính sách đền bù, hỗ trợ nhằm chuyển đổi nghề cho các hộ bị thu hồi đất. Tuy nhiên, việc đào tạo nghề đã mang lại hiệu quả không cao, đặc biệt là những lao động nữ ở độ tuổi 35 đến 40. Đặc biệt người dân sau khi nhận đền bù và hỗ trợ thì không muốn sử dụng tiền đó để đào tạo nghề mà họ muốn có một nghề gì đó có thể kiếm ngay ra tiền như chạy xe ôm hoặc buôn bán nhỏ. 14 Trong nghiên cứu“Một số biện pháp giải quyết việc làm trong quá trình chuyển dần sang nền kinh tế thị trường ngày nay” của thạc sỹ Trần Tuấn Anh đã xem xét và đánh giá về thực trạng lao động và việc làm và các hình thức giải quyết việc làm của nước ta trong thời gian qua để vạch ra những vấn đề cần khắc phục từ đó có những hướng giải quyết hiệu quả. Tác giả viết trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, tại các địa phương, các khu, các cụm công nghiệp được xây dựng, phần diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dẫn đến cơ cấu lao động tại đây bị thay đổi. Phần lớn việc làm của lao động nông thôn Việt Nam đều có tỷ lệ năng suất lao động thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn…Nguyên nhân chủ yếu là người dân thiếu vốn, thiếu trình độ kiến thức, không kịp thời chuyển đổi áp dụng khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, trong thời gian nông nhàn họ vẫn không tìm được công việc ổn định. Như vậy, việc làm ở vùng nông thôn cũng đang rơi vào tình trạng khó khăn, với trình độ học vấn thấp, đất canh tác ngày càng thu hẹp, lao động lại không có tay nghề. Nghiên cứu “Biến đổi Kinh tế - xã hội ở vùng ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa” (2005) của Nguyễn Hữu Minh và đồng nghiệp đã cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu nguồn thu và mức sống của người dân sau khi bị thu hồi đất. Các ngành nghề phi nông nghiệp tăng dần tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của địa phương. Tại một số xã, các ngành nghề thủ công truyền thống đã khôi phục và phát triển nhanh chóng. Xu hướng chuyển đổi nghề nghiệp đang hướng đến các hoạt động hưởng lương và trợ cấp, sản xuất thủ công và buôn bán, dịch vụ. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp vẫn còn đóng một vị trí đáng kể trong hoạt động kinh tế. Các yếu tố tác động chủ yếu đến sự thay đổi cơ cấu nghề nghiệp của các địa phương trong quá trình đô thị hóa là sự thay đổi chính sách vĩ mô của Nhà nước, sự hoạt động của các khu công nghiệp, mạng lưới giao thông phát triển, sự thay đổi quá trình sử dụng đất nông nghiệp của người dân. Từ sự thay đổi về cơ cấu nghề nghiệp dẫn đến 15 cơ cấu nguồn thu nhập, mức sống cũng thay đổi cùng chiều. Ngoài nguồn thu nhập từ nông nghiệp truyền thống còn có các nguồn thu khác từ thủ công nghiệp, dịch vụ, lương… Nghiên cứu “Thu hồi đất nông nghiệp và những ảnh hưởng tới đời sống của người dân nông thôn” (2008) của tác giả Nguyễn Thị Vân cho thấy lực lượng lao động bị thu hồi đất nông nghiệp vào làm việc trong các khu công nghiệp có thể đếm trên đầu ngón tay, mặc dù các doanh nghiệp đã đăng tuyển lao động nhưng phần lớn lao động địa phương chỉ làm một thời gian rồi bỏ. Nguyên nhân là một phần doanh nghiệp trả lương thấp, một phần là do phần lớn người lao động nông thôn hiện nay đều rơi vào tình trạng độ tuổi khá cao. Do đó, tâm lý trồng lúa nước đã bén sâu, chuyện học nghề để chuyển đổi việc làm đối với họ là một vấn đề khó khăn. Số nông dân bị mất đất không tìm được công việc mới quay lại làm nông lại đối mặt với nỗi lo là không có đất dẫn đến thất nghiệp. Nghiên cứu “Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến đời sống, việc làm của nông dân huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên” (2013) của nhóm tác giả Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thanh Trà, Hồ Thị Lam Trà đã phân tích tình hình thu hồi đất để xây dựng các khu, cụm công nghiệp và ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, việc làm, thu nhập của các hộ bị thu hồi đất, những thách thức của việc thu hồi đất trong quá trình phát triển. Kết quả nghiên cứu cho thấy từ năm 2000 - 2010, huyện Văn Lâm đã thu hồi đất nông nghiệp của 14.260 lượt hộ; tổng diện tích đã thu hồi là 928,52 ha, trong đó đất nông nghiệp là 736,50 ha. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo chiều hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng (từ 31,00% năm 2000 tăng lên 74,99% năm 2010) và giảm tỷ trọng nông nghiệp (57,50% năm 2000 giảm xuống 12,65% năm 2010 ). Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 3,82 triệu đồng (năm 2000) đến 27,2 triệu đồng (năm 2010). Tạo thêm nhiều việc 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan