Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cơ cấu loại hình giải trí của thanh niên so sánh nhóm đi học và nhóm đi làm ...

Tài liệu Cơ cấu loại hình giải trí của thanh niên so sánh nhóm đi học và nhóm đi làm

.PDF
100
432
105

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------- CAO PHƢƠNG THÚY CƠ CẤU LOẠI HÌNH GIẢI TRÍ CỦA THANH NIÊN SO SÁNH NHÓM ĐI HỌC VÀ NHÓM ĐI LÀM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Xã hội học MÃ số: 60.31.30 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Quý Thanh Hà Nội - 2012 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 6 2. Ý nghĩa lý luận, ý nghĩa thực tiễn ........................................................... 3 3. Câu hỏi nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ............. 4 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ............................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 5 6. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................ 7 7. Mô hình các mối quan hệ ....................................................................... 8 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................................................9 1.1. Cơ sở lý luận .................................. Error! Bookmark not defined. 1.1.1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử ...... 9 1.1.2. Các hướng tiếp cận lý thuyết xã hội học ................................. 20 1.1.3. Hệ khái niệm công cụ ............................................................. 15 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................... 9 1.2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................... 9 CHƢƠNG 2: CƠ CẤU LOẠI HÌNH GIẢI TRÍ CỦA THANH NIÊN 26 2.1. Tần suất thực hiện các hoạt động giải trí của thanh niên.......... 26 2.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động giải trí của thanh niên..... 46 2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giải trí của thanh niên ... 46 2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giải trí của thanh niên đi làm. 59 2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giải trí nhóm thanh niên đi học.................................................................................................... 65 2 2.3. Nhƣ̃ng hoa ̣t đô ̣ng giải trí mang tính tiêu cực trong thanh niên 70 2.3.1 Cơ cấu những hoạt động giải trí mang tính tiêu cực trong thanh niên .................................................................................................. 70 2.3.2. Uố ng rươ ̣u bia ......................................................................... 71 2.3.3. Hút thuốc lá ............................................................................ 75 2.3.4. Đua xe máy ............................................................................. 79 2.3.5. Sự khác biệt giữa các nhóm thanh niên trong các hình thức giải trí có tính chất tiêu cực. .................................................................... 81 CHƢƠNG 3: KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ ..................................... 85 3.1.Kết luận .......................................................................................... 85 3.2. Giải pháp và khuyến nghị .............................................................. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 90 3 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Cơ cấ u mẫu thanh n iên đươ ̣c khảo sát .......................................... 5 Bảng 2: Mức độ thực hiện các hoạt động giải trí của thanh niên (%) ........ 26 Bảng 3: Mức độ thực hiện các hoạt động giải trí của thanh niên (điểm trung bình) ......................................................................................................... 28 Bảng 4: Phân tích nhân tố ......................................................................... 30 Bảng 5: Mức đô ̣ thường xuyên trong viêc̣ lưạ cho ̣n các loa ̣i hin ̀ h giải trí của thanh niên ............................................................................................... 31 Bảng 6: Các nguồn thông tin t hanh niên thường tiế p câ ̣n.......................... 36 Bảng 7: Trung bình mức độ các loại hình giải trí của thanh niên đi học và thanh niên đi làm ..................................................................................... 38 Bảng 8: Tương quan giữa nhóm thanh niên đi làm - đi học với mức độ sử dụng các hình thức giải trí. ....................................................................... 39 Bảng 9: Phân tích phương sai một nhân tố (kiểm định Anova) về mối liên hệ giữa độ tuổi và mức độ lựa chọn các loại hình giải trí của thanh niên .. 40 Bảng 10: Phân tích so sánh mức độ thực hiện các hoạt động giải trí giữa các độ tuổi của thanh niên ........................................................................ 42 Bảng 12: Phân tích so sánh mức độ thực hiện các hoạt động giải trí giữa các địa bàn của hai nhóm thanh niên (đi làm và đi học) ............................ 46 Bảng 13: Tương quan giữa các yếu tố thuộc phẩm chất cá nhân của nhóm thanh niên với mức độ sử dụng các hình thức giải trí ............................... 47 Bảng 14: Tương quan giữa yếu tố về hoàn cảnh sống của các nhóm thanh niên với mức độ sử dụng các hình thức giải trí ......................................... 49 Bảng 15: Tương quan giữa các yếu tố về kinh tế của nhóm thanh niên với mức độ sử dụng các hình thức giải trí ....................................................... 51 Bảng 16: Tương quan giữa đặc điểm cá nhân của thanh niên với mức độ sử dụng các hình thức giải trí ........................................................................ 53 4 Bảng 17: Nơi ở và mức đô ̣ thường xuyên lựa cho ̣n các loa ̣i hình giải t rí của thanh niên ................................................................................................ 54 Bảng 18: Giới tin ́ h và mức đô ̣ thường xuyên lựa cho ̣n các loa ̣i hiǹ h giải trí của thanh niên ......................................................................................... 57 Bảng 19: Mô hình hồi quy về hình thức giải trí cá nhân của nhóm thanh niên đi làm ............................................................................................... 59 Bảng 20: Mô hình hồi quy về hình thức giải trí tương tác số hóa của nhóm thanh niên đi làm ...................................................................................... 61 Bảng 21: Mô hình hồi quy về hình thức giải trí vận động của nhóm thanh niên đi làm ............................................................................................... 62 Bảng 22: Mô hình hồi quy về hình thức giải trí nhóm, cộng đồng của nhóm thanh niên đi làm ...................................................................................... 64 Bảng 23: Mô hình hồi quy về hình thức giải trí cá nhân của nhóm thanh niên đi học ................................................................................................ 65 Bảng 24: Mô hình hồi quy về hình thức giải trí Tương tác số hóa của nhóm thanh niên đi học ...................................................................................... 66 Bảng 26: Mô hình hồi quy về hình thức giải trí mang tính chất nhóm, cộng đồng của nhóm thanh niên đi học ............................................................. 69 Bảng 27: Cơ cấu những hoạt động giải trí mang tính tiêu cực trong thanh niên .......................................................................................................... 71 Bảng 28: Mố i liên hê ̣ giữa yế u tố “nghề nghiê ̣p” với viê ̣c uố ng r ượu, bia của thanh niên (%) ................................................................................... 72 Bảng 29: Mố i liên hê ̣ giữa nghề nghiê ̣p với viê ̣c hút thuố c lá của thanh niên (%) ........................................................................................................... 76 Bảng 30: Mố i liên hê ̣ giữa viê ̣c đua xe máy với nghề nghiê ̣p của thanh niên (%) ........................................................................................................... 79 5 Bảng 31: Mức đô ̣ thực hiện các hoạt động giải trí mang tính tiêu cực của thanh niên (Đơn vị: trung bình điểm đánh giá cho từng tiêu chí) ............. 81 Bảng 32: Phối hợp từng cặp nghề nghiệp, hình thức giải trí và hình thức giải trí mang tính chất tiêu cực ................................................................. 82 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ xưa đến nay giải trí luôn là một nhu cầu thiết yếu, chính đáng của con người nhằm lấy lại sự cân bằng, sức khỏe và trí lực sau những giờ phút học tập, làm việc mệt mỏi, căng thẳng. Và hoạt động giải trí của mỗi chúng ta bao giờ cũng gắn liền với những hình thức giải trí cụ thể của từng thời đại khác nhau, vì hình thức giải trí là một thực thể động thay đổi theo thời gian, sự ra đời và phát triển của nó gắn liền với sự phát triển và tiến bộ của xã hội, của khoa học kỹ thuật. Trước đây thường là những loại hình giải trí đơn giản, có sẵn trong tự nhiên nhưng đến ngày nay, trong thời đại Internet kỹ thuật số, các hình thức giải trí đa dạng hơn rất nhiều: nghe nhạc; đi hát karaoke; đọc sách, báo; xem truyền hình; lướt web; đi tham quan, du lịch, dã ngoại…. Tuy nhiên, với mỗi người cách lựa chọn các loại hình giải trí lại không giống nhau. Sự phát triển của vị thành niên và thanh niên luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là thế hệ quyết định đến tương lai và vận mệnh của đất nước. Ở Việt Nam, vị thành niên và thanh niên tuổi từ 14 – 25 là nhóm dân cư đông nhất, chiếm gần một phần tư dân số cả nước (khoảng trên 20 triệu người – Tổng cục Thống kê, Điều tra dân số và nhà ở năm 2009). Việc nắm bắt được những đặc điểm cơ bản liên quan đến đời sống xã hội, thái độ, nguyện vọng, những thách thức trong sự phát triển của nhóm dân số này là điều hết sức quan trọng. 6 Hòa cùng sự phát triển về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội thì nhu cầu giải trí ngày càng cao và đa dạng các loại hình giải trí là một biểu hiện đặc trưng trong lối sống văn hóa của thanh niên hiện đại. Nhu cầu giải trí là nhu cầu tất yếu của con người. Trong những năm gần đây, nhu cầu giải trí của con người càng cao hơn, vì thế một loạt các loại hình giải trí đã nhanh chóng hình thành và xuất hiện. Sự đa dạng các loại hình giải trí đã tạo điều kiện cho việc vui chơi, giải trí của thanh niên được thuận lợi hơn, cơ hội lựa chọn hình thức giải trí nhiều hơn, từ đó làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên. Nhưng bên cạnh những mặt tích cực đó thì mặt trái của nó đã để lại những hậu quả cũng không kém phần quan trọng. Một số loại hình giải trí của nước ngoài mang nội dung xấu như đề cao bạo lực, tình dục, cuồng tín… đã thâm nhập một cách tự nhiên vào người sử dụng nó, đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Điều này đã kích thích sự tò mò của một bộ phận thanh niên, đẩy họ đến chỗ có những hành vi phạm tội, thiếu văn hóa, phi đạo đức, đi ngược lại với lối sống văn hóa lạnh mạnh của xã hội. Có thể nói thanh niên hiện nay đang hàng ngày hàng giờ tiếp cận với những phương tiện thông tin đại chúng hiện đại, với internet và rất nhiều loại hình giải trí mà chỉ mới cách đây một vài năm còn khá hiếm hoi. Tính đa dạng của các loại hình giải trí đó khiến cho cơ hội lựa chọn xu hướng giải trí của thanh niên được mở rộng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, như trên đã nói, với mỗi người cách lựa chọn các loại hình giải trí là không giống nhau. Liệu rằng việc tiếp cận các loại hình giải trí giữa thanh niên đi học và thanh niên đi làm có giống nhau không? Hay cơ hội lựa chọn những loại hình vui chơi giải trí ở họ là khác nhau? 2 Việc nghiên cứu tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu văn hóa của thanh niên là vô cùng cần thiết, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú của xã hội nói chung và thanh niên nói riêng. Trước đây đã có một số tác giả trên thế giới như Dumagedier; Corbin Alain (1850-1960) tại Pháp; I.D Rodichkin tại Liên Xô (1977), đã có những cơ sở về nghiên cứu hoạt động giải trí của công nhân. Ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu riêng về lĩnh vực giải trí của thanh niên. Tác giả Đinh Thi ̣Vân Chi (2003); Đoàn Văn Chúc (2004); Phạm Duy Đức (2004); Đặng Cảnh Khanh (2006); Phạm Hồng Tung (2011); Nguyễn Quý Thanh (2011), đã có những bài viết, sách, nghiên cứu về giải trí của thanh niên trong những năm gần đây. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào so sánh cơ cấu loại hình giải trí giữa thanh niên đi học và thanh niên đi làm. Với ý nghĩa sâu sắc trên của lĩnh vực giải trí, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Cơ cấu loại hình giải trí của thanh niên: so sánh nhóm đi học và nhóm đi làm” với mong muốn tìm hiểu thêm về nhu cầu giải trí của thanh niên hiện nay, xem xét xem hai nhóm thanh niên này có sự khác biệt nào về nhu cầu sử dụng các loại hình giải trí không, bổ sung, đóng góp thêm tiếng nói của mình trong việc tìm hiểu xung quanh vấn đề giải trí. 2. Ý nghĩa lý luận, ý nghĩa thực tiễn 2.1. Ý nghĩa lý luận Đời sống văn hóa tinh thần luôn là một trong những vấn đề xã hội được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Đã có rất nhiều đề tài khoa học nghiên cứu về lĩnh vực này, song đó là những nghiên cứu trên diện rộng, chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu vào những khía cạnh thật cụ thể của vấn đề đời sống văn hóa tinh thần của một nhóm người, một cộng đồng, một tầng lớp, hoặc một đơn vị xã hội nhất định. Đề tài không thuộc nhóm đề tài nghiên cứu lý luận nhằm phát triển, sáng tạo lý luận xã 3 hội học cơ bản, mà chủ yếu ứng dụng một số lý thuyết chức năng, lý thuyết nhu cầu vào giải thích xã hội. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Trong phạm vi đề tài này, tuy chỉ phản ánh các loại hình giải trí của thanh niên (thanh niên đi học và thanh niên đi làm), nhưng luận văn với những cố gắng của mình đã khái quát tìm hiểu được phần nào tình hình đời sống văn hóa tinh thần của hai nhóm thanh niên này. Rút ra kết luận chính xác về cơ cấu các loại hình giải trí của thanh niên cũng như mức độ lựa chọn các loại hình đó. Từ đó có thể đưa ra khuyến nghị phù hợp. 3. Câu hỏi nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Câu hỏi nghiên cứu Cơ cấu loại hình giải trí của thanh niên hiện nay là như thế nào? Hoạt động giải trí của thanh niên đi học và thanh niên đi làm khác nhau như thế nào? Yếu tố nào dẫn đến sự khác nhau đó? 3.2.Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ cơ cấu loại hình giải trí của hai nhóm thanh niên: thanh niên đi học và thanh niên đi làm. 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu mức độ sử dụng thời gian giải trí đối với từng loại hình giải trí của thanh niên. - Phân tích sự khác nha u trong cơ cấ u loại hình giải trí của hai nhóm thanh niên (thanh niên đi ho ̣c và thanh niên đi làm ) - Các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động giải trí của hai nhóm thanh niên - Đề xuấ t mô ̣t số khuyế n nghi ̣và giải pháp nhằ m giúp thanh niên chọn phù hợp các loại hình giải trí . 4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4 lựa 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ cấu loại hình giải trí của thanh niên đi học và thanh niên đi làm. 4.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của đề tài là Thanh niên Việt Nam (độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi) 4.3. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi không gian: Hà Nội; Hải Dương; Huế ; Hồ Chí Minh ; Tây Ninh Đề tài nghiên cứu từ tháng 9-2011 đến tháng 12 - 2012 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành dựa trên các phương pháp cụ thể sau: 5.1. Phương pháp phân tích tài liệu Trọng tâm phân tích số liệu định lượng của đề tài dựa trên một phần số liệu khảo sát về thực trạng hoạt động giải trí của thanh niên trong khuôn khổ đề tài khoa ho ̣c cấp Nhà nước (mã số KX03.16/06-10: “Thực tra ̣ng và xu hướng biế n đổ i lố i số ng của thanh niên Viê ̣t Nam trong quá triǹ h đổ i mới và hô ̣i nhâ ̣p quố c tế ”) do PGS.TS Phạm Hồng Tung làm chủ nhiệm đề tài. Có thể mô tả tóm tắ t cuô ̣c khảo sát này như sau : Nghiên cứu đã tiế n hành khảo sát 2.022 thanh niên. Trong số 2.022 thanh niên đươ ̣c khảo sát , có 1.019 thanh niên đang đi ho ̣c , 1.003 thanh niên đang đi làm . Trong số 1.019 thanh niên đang đi ho ̣c tham gia tr ả lời , có 50% thanh niên là ho ̣c sinh các trường trung ho ̣c phổ thông và 50% thanh niên là sinh viên các trường cao đẳ ng , đa ̣i ho ̣c.[14, tr 34] Bảng 1: Cơ cấ u mẫu thanh niên được khảo sát [14, tr 32] Tỉnh/thành Số thanh Tỷ lệ Nơi ở hiê ̣n ta ̣i của thanh niên Tổ n phố niên đươ ̣c (%) trong khảo sát (%) g 5 khảo sát Tỷ lệ thanh Tỷ lệ thanh niên số ng ở niên số ng ở khu vực nông khu vực đô thôn thị Hà Nội 611 30,2 45,9 54,1 100 Hải Dương 207 10,2 53,4 46,6 100 Huế 402 19,9 51,5 48,5 100 Thành phố 602 29,8 39,2 60,8 100 200 9,9 39,2 60,8 100 2.022 100 47,3 52,7 100 Hồ Chí Minh Tây Ninh Tổ ng Về giới tính : trong số những thanh niên đươ ̣c khảo sát có 48,7% là nữ thanh niên và 51,3% là nam thanh niên . * Xây dựng các chỉ số của các hoạt động giải trí + Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã xây dựng các chỉ số của các hoạt động giải trí dựa trên những chỉ báo thực nghiệm là các loại hình giải trí cụ thể. Với thang đo mức độ thực hiện các hình thức giải trí: 0 là không bao giờ thực hiện, 4 là rất thường xuyên thực hiện. + Từ đó chúng tôi nhóm các biến số quan sát có tính chất tương đối giống nhau thành một biến mới mà ý nghĩa của chúng không đổi để dễ dàng hơn trong quá trình phân tích. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp phân tích các nguồn tài liệu thứ cấp: số liệu khảo sát, số liệu thống kê, những số liệu liên quan đến hoạt động giải trí của thanh niên . Trong số kế t quả của các cuô ̣c điề u tra , khảo sát mà chúng tôi khai thác và sử dụng trong nghiên cứu này , giữ vai trò quan trọng nhất là cuộc điều tra SAVY năm 6 2003 và SAVY năm 2009, đây là 2 cuộc điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam về nhiều vấn đề khác nhau: giáo dục, lao động, việc làm, tình dục và sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tâm thần, tai nạn, thương tích và bệnh tật, hành vi, ước muốn, hoài bão... Kết quả của 2 cuộc điều tra cho phép so sánh sự thay đổi và xu hướng phát triển quan trọng trong kiến thức, thái độ, hành vi, lối sống và điều kiện sống của thanh thiếu niên. 5.2. Phương pháp phỏng vấ n sâu Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu 10 đối tượng là thanh niên Hà Nội, Hà Giang, Tuyên Quang nhằm tìm hiểu ý kiến của họ về cách thức giải trí để làm rõ hơn sự khác biê ̣t trong cơ cấ u loại hình giải trí của hai nhóm thanh niên (thanh niên đi ho ̣c và thanh niên đi làm ) 5.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin. Trong bài luâ ̣n văn này , phần mềm SPSS 16.0 nhằm mô tả tổng quan tình hình tiếp cận và sử dụng các loại hình giải trí của thanh niên, đồng thời cũng cho thấy được sự khác biệt của hai nhóm thanh niên đi ho ̣c và đi làm theo các đặc trưng nhân khẩu học (nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn...), kinh tế xã hội (mức sống, hoàn cảnh sống). 6. Giả thuyết nghiên cứu - Cơ cấ u loại hình giải trí của thanh niên hiê ̣n nay khá đa da ̣ng nhưng những hoạt động giải trí ở mức độ thấp (công cộng) vẫn được sử dụng chủ yếu. - Có sự khác biệt trong việc lựa chọn các loại hình giải trí giữa thanh niên nông thôn – thành thị; giữa thanh niên đi học và thanh niên đi làm. - Yếu tố cơ bản tạo nên sự khác biệt đó là khă năng về kinh tế của thanh niên. 7 7. Mô hình các mối quan hệ Điều kiện kinh tế xã hội Tố chất/cá tính cá nhân Điều kiện kinh tế Môi trường gia đình Yếu tố cá nhân (Dân tộc,tôn giáo, nơi ở ) Thanh niên đi làm Nhóm thanh niên đi học Hoạt động giải trí Hình thức giải trí cá nhân Hình thức giải trí vận động Hình thức giải trí tương tác số hóa 8 Hình thức giải trí mang tính chất nhóm cộng đồng CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Sự nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí là một nhu cầu tất yếu của con người. Hoạt động này diễn ra khác nhau ở những thời kỳ lịch sử khác nhau và ở trình độ phát triển lực lượng sản xuất trong các xã hội khác nhau. Vấn đề vui chơi giải trí trong những nước công nghiệp phát triển là một vấn đề vô cùng quan trọng và đã được quan tâm, nghiên cứu từ lâu. Trên thế giới, những nghiên cứu về vai trò của giải trí xuất hiện nhiều hơn vào cuối thế kỷ XIX, khi xã hội công nghiệp đã phát triển khá mạnh mẽ. Ở các nước Tây Âu các tác giả như, Corbin Alain (1850,1955, 1960), với các tác phẩm Những thực tại của sự nhàn rỗi và các hệ tư tưởng (Dumagedier); Sự ra đời của giải trí (Corbin Alain 1850-1960); Lavenement des loisirs (Corbin Alain 1850-1960) đã nêu bật lên vai trò của giải trí trong xã hội công nghiệp. Dumagedier đã phân tích trong các xã hội công nghiệp và đô thị, những áp lực về công việc khiến cho các nguy cơ về mất cân bằng, trầm cảm ngày càng gia tăng, người ta mới nhận thấy vui chơi giải trí có những tác động tích cực như thế nào đối với đời sống. Corbin Alain đã cho rằng giải trí lành mạnh là cách tốt nhất giúp con người cân bằng cuộc sống, và làm giàu thêm đời sống tinh thần. Hoạt động giải trí cũng giúp con người có thêm những mối quan hệ xã hội. 9 Bên cạnh đó các tác giả cũng chú ý đến sự phát triển của các hình thức giải trí và nhu cầu của người lao động về các hình thức giải trí. Dumagedier đã kỳ vọng rằng các loại hình giải trí sẽ ngày càng đa dạng và đáp ứng được ngày càng nhiều nhu cầu của con người. Người công nhân đã có quyền nghỉ ngơi và giải trí mà vẫn hưởng lương. Corbin Alain cũng phân tích những ước muốn du lịch của người lao động sau những ngày lao động vất vả trong những xã hội công nghiệp. Các tác giả cũng đi sâu vào phân tích xây dựng phương pháp luận cũng như xây dựng các mô hình giải trí mới. Corbin đã viết trong cuốn Alain Lavenement des loisirs (1955) về việc tổ chức giải trí cho những người lao động và thời gian dành cho họ, các khái niệm về thời gian rỗi, ước muốn du lịch đối với người lao động. Tại Liên Xô năm 1977 đã xuất bản cuốn sách “Con người – môi trường – nghỉ ngơi” của tác giải I.D Rodichkin viết dưới góc độ xã hội học. Trong cuốn sách này, tác giả bàn về những vấn đề phương pháp luận trong hoạt động giải trí và nêu ra những đề án xây dựng các trung tâm giải trí vừa đáp ứng nhu cầu của người dân vừa phù hợp với chương trình quy hoạch, xây dựng các thành phố. Ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu riêng về lĩnh vực giải trí của thanh niên. Song cũng có một số công trình nghiên cứu có nói một phần nhỏ về giải trí, đó là: Các tác giả chú ý đến vai trò và tầ m quan tro ̣ng của giải trí trong đời số ng xã hô ̣i . Đinh Thi ̣Vân Chi - Nhu cầ u giải trí của thanh niên (2003 ); Đoàn Văn Chúc - Văn hóa học (2004), Phạm Duy Đức - Hoạt động giải trí ở khu vực đô thị Việt Nam hiện nay (2004); Đặng Cảnh Khanh - Xã hội học thanh niên (2006). Các tác giả bước đầu đã cho chúng ta mô ̣t tổ ng quan về giải trí của thanh niên hiê ̣n nay . Theo các tác giả vui chơi giải trí là một dạng hoạt động xã hội, nó sinh ra cùng với xã hội loài người và gắn bó như 10 hình với bóng trong suốt cuộc đời của một con người. Trong thời thơ ấu thì hoạt động vui chơi của trẻ em là phương thức tập dượt để làm người lớn, đến tuổi trưởng thành thì hoạt động giải trí để nhằm giải tỏa những căng thẳng về tâm sinh lý, để lặp lại sự cân bằng, là phương thức nghỉ ngơi tích cực nhằm tái sản sinh ra sức lao động ở một cấp cao hơn, và khi về già thì vui chơi giải trí được coi là hoạt động dinh dưỡng tinh thần để hoàn tất cuộc đời. Bên cạnh đó các tác giả cũng chú ý đến nhu cầu và sự biến đổi của các hình thức giải trí hiện nay. Các hoạt động rỗi chỉ có hiệu quả giải trí khi có một nội dung thẩm mỹ nhất định, vì thế nhu cầu giải trí cũng được gọi là nhu cầu văn hóa, hoặc nữa là nhu cầu thẩm mỹ. Tác giả cho rằng, bước sang xã hội công nghiệp, các hoạt động giải trí vui chơi không hề giảm đi mà còn phát triển mạnh mẽ, vui chơi giải trí không chỉ là hoạt động xa xỉ như quan niệm của xã hội truyền thống, mà trở thành một dạng hoạt động sống đích thực của xã hội công nghiệp [4]. Đối với nước ta, với tư cách là một bộ phận của văn hóa dân tộc và ngày càng đóng vai trò to lớn trong việc đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân, các hoạt động vui chơi giải trí cần phải được xem xét, đánh giá và điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, cần phải giữ gìn, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa trong các hoạt động vui chơi giải trí, chống các nhiễu loạn, chạy theo xu hướng thương mại hóa, xa rời các mục tiêu xây dựng con người, làm biến động bản sắc văn hóa dân tộc [5]. Các nghiên cứu về thanh niên, trong đó thường tìm hiểu về lối sống của thanh niên được các tác giả Đặng Cảnh Khanh - Xã hội học thanh niên (2006); Phạm Hồng Tung - Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế (2011); Nguyễn Quý 11 Thanh - Internet – Sinh viên – Lối sống: Nghiên cứu XHH về phương tiện truyền thông kiểu mới (2011); đề cập đến. Trong các nghiên cứu đã đưa ra định hướng giá trị, văn hóa, cấu trúc của thanh niên và phong trào thanh niên đã được khảo cứu và phân tích trong mối liên hệ, tương tác đa chiều với một số yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa… Các nghiên cứu cũng chỉ ra những đặc trưng cơ bản của thanh niên và đặc trưng lối sống của thanh niên hiện nay; làm rõ những xu hướng biến đổi lối sống của thanh niên trong quá trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, chỉ ra những yếu tố tác động cơ bản, có tính chất định hướng trong quá trình biến đổi lối sống của thanh niên [14] Trong các nghiên cứu về thanh niên các tác giả cũng đề cập đến các giao tiếp thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như tivi, điện thoại và đặc biệt là Internet. Thông qua Internet và các phương tiện truyền thông hiện đại, thanh niên Việt Nam ngày nay cũng có điều kiện thuân lợi hơn trong việc biểu lộ, bộc lộ bản thân và tham gia tích cực trực tiếp vào dư luận xã hội. Internet một mặt đem lại những tác dụng nhưng bên cạnh đó cũng có những tác động tiêu cực, [14]. Các nghiên cứu cũng chỉ ra việc thanh niên sử dụng Internet với nhiều mục đích khác nhau như học tập, hoạt động giải trí và các định hướng của họ [15]. Như vậy các nghiên cứu trước đây, cả trong nước và trên thế giới đa phần chỉ tập trung chủ yếu và phân tích vai trò của hoạt động giải trí, nhu cầu của con người về giải trí, cách thức xây dựng các mô hình giải trí, và đa phần là mô tả các hoạt động giải trí nói chung. Chưa có nghiên cứu nào đi sâu phân tích so sánh giữa hai nhóm đi làm và đi học về sự khác biệt trong các loại hình giải trí. Nghiên cứu này sẽ cố gắng chia tách tìm ra sự khác biệt và các yếu tố tác động của nhóm thanh niên đi làm và đi học trong các hoạt động giải trí theo các cấp độ loại hình giải trí khác nhau. 12 1.2. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Những nguyên tắc và quan điểm của xã hội học Mác – Lênin là cơ sở phương pháp luận, đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích mối liên hệ giữa các yếu tố đến quan điểm, mức độ sử dụng và nguyên nhân mà thanh niên lựa chọn và sử dụng các hình thức giải trí. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng trong xã hội, không có sự vật – hiện tượng nào tồn tại độc lập mà chúng có một sự liên kết và ràng buộc lẫn nhau, cái này tác động hoặc chịu tác động của cái kia. Tức là, các hiện tượng xã hội và các quá trình của đời sống xã hội phải được xem xét, giải thích trong mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau có tính quy luật giữa chúng, phải chỉ ra được vai trò của từng yếu tố trong mối quan hệ đó. Quá trình nhận thức trong xã hội học không chỉ dừng lại bên ngoài sự vật, hiện tượng mà cần nhận thức được bản chất bên trong cũng như quy luật khách quan của nó. Theo Mác, nghiên cứu đời sống xã hội phải hướng vào phân tích cuộc sống thực, phải xuất phát từ tiền đề "là những cá nhân hiện thực, là hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ".[21, tr 28] Tiền đề đầu tiên của lịch sử loài người là sự tồn tại của những cá nhân con người sống, là "người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể "làm ra lịch sử". Sự kiện lịch sử đầu tiên và quan trọng nhất là hành động sản xuất ra các phương tiện thỏa mãn nhu cầu vật chất để tồn tại của con người. Sự tồn tại và cuộc sống của con người phụ thuộc vào việc con người sản xuất ra cái gì và như thế nào, tức là bản chất của con người phụ thuộc vào các điều kiện vật chất quy định sản xuất. Xuất phát điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử là việc phân tích các quá trình lịch sử xã hội từ góc độ hoạt động vật chất của con người, từ góc 13 độ cơ sở kinh tế của xã hội, từ quan điểm "phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội", "tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội". Lĩnh vực lối sống luôn là một chủ đề nghiên cứu được các nhà xã hội học quan tâm. C.Mác và Ph.Angghen chính là những người đã xây dựng nền tảng cho sự ra đời của trường phái khoa học xã hội mác xít trong nghiên cứu về lối sống của các cộng đồng người nói chung và về lối sống của thanh niên nói riêng. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848), hai ông đã chỉ ra những xu hướng biến đổi của lối sống trong các xã hội phương Tây dưới tác động của quá trình chuyển đổi từ xã hội phong kiến sang xã hội tư sản và sự hình thành, vận động của lối sống tư sản ở Tây Âu nửa đầu thế kỷ XIX. Những luận điểm của hai ông không chỉ là những nhận định về sự biến đổi của lối sống Tây Âu thời đó mà thực sự có giá trị mang tính phương pháp luận cho những khảo sát và phân tích về sự biến đổi lối sống của các cộng đồng cư dân trong các nền kinh tế đang chuyển đổi từ các nền kinh tế tiền tư bản sang nền kinh tế thị trường, đang trải qua quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và hội nhập quốc tế, trong đó có Việt Nam hiện nay. Trong nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu thị hiếu, các loại hình giải trí của thanh niên (thanh niên đi học và thanh niên đi làm) là một trong những khía cạnh biểu hiện của lối sống. Thứ nhất từ quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng chúng tôi sẽ đi tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn và mức độ sử dụng các hình thức giải trí. Qua đó thấy được sự ảnh hưởng của các yếu tố đó mạnh hay yếu đến quá trình giải trí của thanh niên. Dưới góc độ này cho phép chúng tôi thấy rõ được khía cạnh vận động, tác nhân xã hội đã ảnh 14 hưởng như thế nào đến việc hình thành, phát triển thị hiếu của hai nhóm thanh niên trong hoạt động giải trí. 1.3. Hệ khái niệm công cụ 1.3.1. Khái niệm thanh niên Thanh niên là thuật ngữ được đề cập đến trong xã hội học như là một điển hình về vị thế quy gán, hay một cái nhãn được đặt ra về mặt xã hội chứ không chỉ đơn giản là điều kiện sinh học của thời tuổi trẻ. Thuật ngữ này được sử dụng theo ba cách: Một cách rất chung thì nó bao hàm toàn bộ các giai đoạn trong vòng đời, từ lúc còn trẻ đến khi bắt đầu thành người trưởng thành; một cách hay dùng thay cho thuật ngữ vị thành niên vốn chưa hợp lý lắm, để chỉ lý thuyết và nhu cầu thanh thiếu niên (tuổi 13-19 tuổi) và quá trình chuyển thành người lớn; Cách sử dụng hiện nay ít phổ biến hơn để chỉ một tập hợp những vấn đề giả định về tình cảm và xã hội gắn với việc lớn lên trong xã hội công nghiệp đô thị.[18, tr 547] Dưới góc độ xã hội học, thanh niên là một nhóm dân số xã hội lớn, với các đặc điểm được xác định bởi vai trò, vị trí của hệ thống tái sản xuất và phát triển xã hội, các nhân tố này gắn với các quá trình tâm lý xã hội, với tính không đồng nhất về chính trị xã hội, với các yếu tố đặc thù trong vị trí xã hội của tầng lớp này.[12, tr 76] Độ tuổi thanh niên được tính khác nhau tùy theo từng nước. Về điểm khởi đầu của độ tuổi thanh niên, nhìn chung các quan điểm của các trường phái nghiên cứu cũng như thực tiễn pháp lý của đa số các nước trên thế giới hiện nay, kể cả của Liên hợp quốc (được thể hiện nhất quán trong các báo cáo về thanh niên từ năm 2003 đến năm 2009) và ở Việt Nam trước đây đều dao động giữa khoảng 14 đến 15 tuổi. [14] Đây trước hết là độ tuổi con người cả nam và nữ bắt đầu bước vào tuổi dậy thì – một dấu hiệu về thể chất của việc con người kết thúc tuổi trẻ em, bắt đầu giai đoạn quá độ để 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan