Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công bố tài liệu tại trung tâm lưu trữ quốc gia iii - đánh giá kết quả và kiến n...

Tài liệu Công bố tài liệu tại trung tâm lưu trữ quốc gia iii - đánh giá kết quả và kiến nghị

.PDF
138
960
115

Mô tả:

Đại học quốc gia Hà nội TRƯờNG ĐạI HọC KHOA HọC Xã HộI Và NHÂN VĂN -----  ----- NGUYỄN LAN PHƯƠNG Công bố tài liệu tại trung tâm Lưu trữ quốc gia III - đánh giá kết quả và kiến nghị LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LƯU TRỮ Hà Nội - 2008 Đại học quốc gia Hà nội TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----  ----- NGUYỄN LAN PHƯƠNG Công bố tài liệu tại trung tâm Lưu trữ quốc gia III - đánh giá kết quả và kiến nghị Chuyên ngành: Mã số: Lưu trữ 60.32.24 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LƯU TRỮ Người hướng dẫn khoa học: PGS. Nguyễn Văn Hàm Hà Nội - 2008 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 1. LTNN: Lưu trữ nhà nước. 2. LTVN: Lưu trữ Việt Nam. 3. TTLTQG I: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I. 4. TTLTQG III: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. 5. UBND: ủy ban nhân dân. 6. VNDCCH: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 7. VTLT: Văn thư Lưu trữ. 8. VTLTVN: Văn thư Lưu trữ Việt Nam. 9. VT & LTNN: Văn thư và Lưu trữ nhà nước. Mục lục Trang Dẫn luận 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................... 01 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................. 03 3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .......... 03 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................ 05 5 Các nguồn tài liệu tham khảo ................................................... 10 6. Phương pháp nghiên cứu đề tài ................................................ 11 7. Đóng góp mới của đề tài ............................................................ 11 8. Bố cục của đề tài ........................................................................ 12 chương 1. giới thiệu khái quát trung tâm lưu trữ quốc gia III 1.1. Chức năng.......................................................................................... 14 1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn .................................................................... 14 1.3. Cơ cấu tổ chức ................................................................................... 15 1.4. Tình hình tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III 1.4.1. Thành phần tài liệu lưu trữ…………………………………….16 1.4.2. Nội dung tài liệu lưu trữ 1.4.2.1. Khối tài liệu hành chính……………………………………16 1.4.2.2. Khối tài liệu khoa học kỹ thuật…………………………….19 1.4.2.3. Khối tài liệu nghe nhìn……….…………………………….20 1.4.2.4. Khối tài liệu cá nhân, gia đình, dòng họ…………………...21 1.4.2.5. Khối tài liệu sưu tầm……………………………………….22 1.4.3. Đặc điểm tài liệu lưu trữ 1.4.3.1. Về nội dung tài liệu…………………………….................24 1.4.3.2. Về hình thức tài liệu………………………………………...27 1.4.3.3. Về tình trạng vật lý của tài liệu……………………………..28 1.4.4. Giá trị của tài liệu do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III bảo quản 1.4.4.1. Về chính trị………………………………………………….29 1.4.4.2. Về kinh tế. ………………………………………………….30 1.4.4.3. Về văn hóa - xã hội…………………………………………31 1.4.4.4. Về nghiên cứu khoa học…………………………………….32 Tiểu kết chương 1…………………………………………………………33 Chương 2. tình hình công bố tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III 2.1. Quá trình hình thành Tổ Công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III ………………………………………..35 2.2. Công tác công bố tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III…………………………………………………………………..............38 2.2.1. Tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng 2.2.1.1. Thông báo và trao danh mục tài liệu lưu trữ………...38 2.2.1.2. Viết bài công bố tài liệu lưu trữ………………….......40 2.2.2. Xuất bản các ấn phẩm lưu trữ. 2.2.2.1. Xuất bản sách theo các chuyên đề ...........................63 2.2.2.2. Làm quà lưu niệm…………………………………......70 2.2.2.3. Xây dựng các bộ phim về lưu trữ………………….....71 2.2.3. Trưng bày, triển lãm tài liệu do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III thực hiện……………………………………………………………….72 2.3. Hiệu quả của hoạt động công bố tài liệu. 2.3.1. Phục vụ công tác quản lý…………………………………….77 2.3.2. Phục vụ cho hoạt động của các cơ quan, tổ chức…………..78 2.3.3. Phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu khoa học....................78 2.3.4. Phục vụ cho việc bảo vệ quyền lợi của cá nhân……............80 Tiểu kết chương 2………………………………………………………....81 Chương 3. nhận xét và Kiến nghị một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động công bố tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III 3.1 Nhận xét. 3.1.1. Ưu điểm………………………………………………………...82 3.1.2. Hạn chế…………………………………………………….......86 3.2. Kiến nghị. 3.2.1. Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước cần ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ về công tác công bố tài liệu tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia.………………………………………………………………89 3.2.2. Nâng cao trình độ cán bộ và tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất cho hoạt động công bố tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III……..89 3.2.3. Đẩy mạnh việc bổ sung và thu thập tài liệu quý hiếm ở trong và ngoài nước…………………………………………………………………90 3.2.4. Tổ chức khoa học tài liệu do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đang bảo quản……..............................................................................91 3.2.5. Nghiên cứu phương pháp nghiệp vụ công bố tài liệu đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III…………………………...93 3.2.6. Xây dựng kế hoạch cụ thể về công bố tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III……………………………………………………………93 Tiểu kết chương 3…………………………………………………………95 Kết luận…………………………………………………………………... 96 Danh mục TàI LIệU THAM KHảO……………………………….. …...98 PHụ LụC………………………………………………………………...114 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn DẪN LUẬN 1. Lý do chọn đề tài. Tài liệu lưu trữ là di sản của dân tộc, có giá trị đặc biệt đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đó là những bằng chứng cụ thể, sống động minh chứng cho từng sự kiện ở từng thời điểm. Có thể nói, đó là những nhân chứng lịch sử. Từ tài liệu lưu trữ, chúng ta có thể khai thác, nhận biết được quá khứ một cách chính xác. Trải qua bao thế hệ, dân tộc Việt Nam đã lưu giữ được một khối lượng khổng lồ tài liệu lưu trữ. Các thông tin chứa đựng trong tài liệu lưu trữ là những thông tin gốc, xác thực, có độ tin cậy cao, phản ánh trung thực mọi mặt của đời sống xã hội ... Đó là nguồn tài nguyên đặc biệt, không bao giờ cạn kiệt mà luôn được bổ sung ngày càng phong phú. Việc tổ chức quản lý và khai thác tốt nguồn sử liệu này sẽ mang lại những hiệu quả xã hội và kinh tế hết sức to lớn. Từ nhận thức đó, trong quá trình xây dựng ngành Lưu trữ Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành, các cơ quan lưu trữ đẩy mạnh công tác tổ chức sử dụng tài liệu và coi mục đích cuối cùng của công tác này là đưa tài liệu ra để phục vụ tốt nhất cho mọi yêu cầu nghiên cứu sử dụng trong xã hội, coi đó là biểu hiện tính chính trị sâu sắc nhất của công tác lưu trữ. Năm 1997, phát biểu tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Lê Khả Phiêu đã khẳng định: Chức năng cơ bản của công tác lưu trữ là đảm bảo thông tin quá khứ phục vụ lãnh đạo và quản lý, phục vụ nghiên cứu khoa học, biên soạn lịch sử, tổng kết kinh nghiệm, giáo dục truyền thống. Nhiệm vụ cơ bản của công tác lưu trữ là bảo vệ an toàn tuyệt đối tài liệu lưu trữ và tổ chức việc quản lý khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn Luận văn cao học 1 Nguyễn Lan Phương Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thông tin chứa đựng trong tài liệu lưu trữ. Công tác lưu trữ là cầu nối quan trọng giữa quá khứ với hiện tại và tương lai [60, 3]. Quán triệt tinh thần này, trong “Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia” do ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 04.4.2001 đã chỉ rõ: Tài liệu lưu trữ tại lưu trữ lịch sử được khai thác, sử dụng rộng rãi cho yêu cầu nghiên cứu của toàn xã hội, trừ tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước, tài liệu lưu trữ đặc biệt quý hiếm; Người đứng đầu lưu trữ lịch sử phải thông báo, giới thiệu danh mục tài liệu lưu trữ lịch sử để phục vụ việc khai thác, sử dụng (Điều 18) [58, 16-17] và trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X năm 2006 có nhấn mạnh đến việc: Bảo vệ và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ [16, 107] Trong những năm gần đây, ở nước ta cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ thì nhu cầu sử dụng thông tin trong tài liệu lưu trữ là yêu cầu cấp bách đặt ra với nhiều lĩnh vực nghiên cứu xã hội. Để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia đã và đang đẩy mạnh việc công bố tài liệu dưới nhiều hình thức khác nhau. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III là một trong những Trung tâm đã làm tốt công tác này. Xuất phát từ tình hình thực tế hoạt động công bố tài liệu của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, nên tôi chọn đề tài: Công bố tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III - Đánh giá kết quả và kiến nghị làm luận văn cao học của mình. Thuật ngữ công bố tài liệu chúng tôi sử dụng trong luận văn này được hiểu theo nghĩa rộng là công bố một cách trực tiếp (dưới dạng toàn văn, trích đoạn tài liệu) trên báo, tạp chí…định kỳ hoặc công bố một cách gián tiếp (giới thiệu danh mục hồ sơ tài liệu trưng bày, triển lãm hoặc dưới dạng các tập, tuyển tập văn kiện theo chủ đề nhất định; giới thiệu tóm tắt nội dung của tài liệu kèm theo chỉ dẫn nơi bảo quản để độc giả tra cứu khi cần thiết). Trong đề tài của mình, chúng tôi cũng chỉ đề cập đến việc công bố tài liệu chữ viết là chủ yếu. Hy vọng rằng, kết quả nghiên cứu này sẽ giúp cho chúng ta hình Luận văn cao học 2 Nguyễn Lan Phương Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn dung một cách rõ nét về tình hình công bố tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III cũng như những biện pháp để đẩy mạnh hơn nữa công tác này. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Trong đề tài của mình, chúng tôi đã xác định những mục tiêu cơ bản sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về công bố tài liệu để vận dụng vào một đơn vị cụ thể là Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. - Nghiên cứu tổng hợp về vấn đề công bố tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. Trên cơ sở những kết quả đã đạt được rút ra những ưu điểm và hạn chế của công tác này. - Từ những nhận xét, đánh giá đó, đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động công bố tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. 3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. a. Đối tượng nghiên cứu: Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, chúng tôi tập trung vào các đối tượng nghiên cứu sau đây: - Lý luận về công bố tài liệu. Đây là cơ sở khoa học quan trọng để tiến hành khảo sát thực tế hoạt động công bố tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III và đảm bảo cho những kết quả nghiên cứu có tính thuyết phục cao hơn. - Kết quả công bố tài liệu của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Các bài công bố tài liệu lưu trữ của Trung tâm trên các phương tiện truyền thông đại chúng; Các ấn phẩm lưu trữ do Trung tâm biên soạn; Các cuộc trưng bày hoặc triển lãm tài liệu do Trung tâm thực hiện. Luận văn cao học 3 Nguyễn Lan Phương Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Thông qua kết quả hoạt động công bố tài liệu của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, nêu lên những nhận xét và đề xuất một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác này trong thời gian tới. b. Phạm vi nghiên cứu: Trong luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu kết quả công bố tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III được thể hiện dưới các hình thức như: - Các bài viết trên các phương tiện truyền thông đại chúng: báo, tạp chí, website… - Các ấn phẩm lưu trữ như: sách, quà lưu niệm... - Các cuộc trưng bày, triển lãm do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III thực hiện. Thời gian giới hạn từ khi thành lập Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đến cuối tháng 9.2008. c. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được những mục tiêu trên đây, chúng tôi xác định, đề tài này cần phải giải quyết một số nhiệm vụ sau đây: - Giới thiệu khái quát về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. Thông qua đó để thấy được tình hình hoạt động của Trung tâm về các mặt nghiệp vụ như: thu thập, chỉnh lý, chuẩn bị tài liệu cho việc công bố tài liệu lưu trữ… - Khảo sát, tổng hợp tình hình công bố tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. Đây là phần chính của luận văn. Trong phần này, chúng tôi trình bày về thực trạng và hiệu quả hoạt động công bố tài liệu lưu trữ tại Trung tâm. Luận văn cao học 4 Nguyễn Lan Phương Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Trên cơ sở đó rút ra những nhận xét về mặt ưu điểm cũng như những hạn chế còn tồn tại và đề xuất một số biện pháp để đẩy mạnh công tác công bố tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Với bất kỳ một đề tài nghiên cứu nào thì tính kế thừa luôn đóng một vai trò quan trọng, là cơ sở để các kết quả nghiên cứu đưa ra cách nhìn mới, toàn diện và sát thực hơn. ở một số nước trên thế giới như: Mỹ, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore... việc nghiên cứu về lý luận và hoạt động thực tiễn công tác công bố tài liệu đã được quan tâm từ rất lâu, trong khi đó ở Việt Nam vấn đề này mới được quan tâm khoảng bốn thập niên trở lại đây. Trong phần này, chúng tôi sẽ điểm qua về tình hình công bố tài liệu lưu trữ ở trong và ngoài nước.  ở nước ngoài: - Tại Liên Xô (cũ), sau khi cuộc Cách mạng Tháng Mười thành công, các nhà công bố học Xô Viết đã nghiên cứu và biên soạn nhiều tài liệu lý luận, sách giáo khoa về công bố tài liệu văn kiện. Đặc biệt, có hàng chục báo cáo khoa học của các nhà sử học, lưu trữ học, công bố học thuộc nhiều nước Cộng hòa trong Liên bang Xô Viết đã được đăng tải trên nhiều tạp chí khoa học. Các công trình nghiên cứu đó đề cập đến những vấn đề cơ bản về lý luận và phương pháp của công bố học Xô Viết như: lựa chọn đề tài, phân chia các kiểu, các loại và các hình thức công bố văn kiện... hoặc những nghiên cứu tổng quát về lịch sử công bố học của Liên Xô trước và sau Cách mạng Tháng Mười. [30, 27-30] Từ những năm 90 của thế kỷ XX, Lưu trữ Liên bang Nga đã cải tạo kho chứa tài liệu thành khu trưng bày triển lãm rộng 600 m2 và thu hút được rất nhiều khách tham quan. [38, 1] Luận văn cao học 5 Nguyễn Lan Phương Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Tại Bungari, sau cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 9 năm 1944, các nhà sử học, công bố học, lưu trữ học đã vận dụng một cách sáng tạo lý luận của công bố học Xô Viết vào hoàn cảnh thực tiễn của đất nước mình và đã cho xuất bản một số cuốn sách, tổ chức một số hội nghị, nhiều bài báo đã được đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Tại Khoa Lịch sử của Trường Đại học Tổng hợp, bộ môn “Công bố học” đã được giảng dạy cho sinh viên. [70, 22-27] - Tại Mỹ, từ năm 1935, Lưu trữ Quốc gia Mỹ đã xây dựng một toà nhà trưng bày, triển lãm rộng hàng chục nghìn m2 tại Thủ đô Washington thu hút mỗi năm hơn 1 triệu khách đến thăm. [38, 1] - Tại Trung Quốc, từ cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, Tổng cục Lưu trữ Nhà nước đã quan tâm đến việc đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền như triển khai hoạt động cung cấp tài liệu lưu trữ về nông thôn, triển lãm tài liệu lưu trữ, xuất bản Báo Lưu trữ Trung Quốc. Các hình thức tuyên truyền này đã nâng cao nhận thức của người dân đối với công tác lưu trữ nói chung và tài liệu lưu trữ nói riêng.[44, 4-11] - Tại Hàn Quốc, nhiều hình thức tuyên truyền cho tài liệu lưu trữ đã được áp dụng như: tổ chức các cuộc trưng bày tài liệu và các cuộc thi sáng tác văn, thơ về lưu trữ. Đặc biệt các cuộc thi trực tuyến về lưu trữ đã thu hút được rất nhiều người tham gia. [27, 18-23] - Tại Singapore, từ năm 2000 hình thức công bố tài liệu lưu trữ thông qua mạng Internet đã được quan tâm. Ngoài ra, lưu trữ Singapore còn xây dựng các Trung tâm tưởng niệm Chiến tranh thế giới lần thứ 2, tổ chức các cuộc triển lãm lưu động, các xuất bản phẩm… thu hút được hàng triệu người đến tham quan. [157, 42-53] Luận văn cao học 6 Nguyễn Lan Phương Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Trên đây là một vài nét nghiên cứu về lý luận và hoạt động thực tiễn công tác công bố tài liệu của một số nước trên thế giới đã đạt được trong thời gian qua. Đó là những bài học quý giá để chúng ta tham khảo.  ở trong nước: Về vấn đề công bố tài liệu lưu trữ, ở trong nước có một số bài viết trên tạp chí “Văn thư Lưu trữ Việt Nam” (trước đây là tập san “Văn thư Lưu trữ”), giáo trình, một số luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ… Chúng tôi tạm chia thành hai phần sau: * Về cơ sở lý luận công bố tài liệu. Trong nhóm này bao gồm các nguyên tắc, phương pháp công bố tài liệu lưu trữ. Đầu tiên phải kể đến cuốn tập giáo trình Môn học Công bố tài liệu văn kiện do giảng viên Nguyễn Văn Hàm biên soạn năm 1981 và được dùng làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành Lưu trữ - Lịch sử của khoa Sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Cuốn giáo trình này nêu lên những vấn đề chung nhất về công bố học như đối tượng, nhiệm vụ, quan điểm, phương châm nghiên cứu của môn học và một số nét chính về lịch sử công bố tài liệu văn kiện (chủ yếu từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay). Giáo trình cũng nêu lên nguyên tắc phương pháp công bố tài liệu văn kiện như: phân loại các kiểu, các loại và các hình thức của xuất bản phẩm văn kiện, cũng như các nguyên tắc và phương pháp cụ thể trong việc công bố tài liệu. Ngoài ra, tác giả này cũng có một số bài viết như: Một số vấn đề về truyền đạt văn bản của văn kiện trong công tác công bố tài liệu trên tập san “Văn thư Lưu trữ” số 1/1982, Trao đổi một số nguyên tắc chung trong công bố tài liệu trong tạp chí “Văn thư Lưu trữ Việt Nam”số 5/2005 và bài Một số vấn đề lý luận công bố tài liệu lưu trữ trong Tạp chí “Dấu ấn thời gian” số 1/2005. Đặc biệt, PGS. Nguyễn Văn Hàm còn là chủ nhiệm của đề tài nghiên cứu khoa Luận văn cao học 7 Nguyễn Lan Phương Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn học Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc xây dựng các nguyên tắc và phương pháp công bố tài liệu lưu trữ ở Việt Nam, mã số: QG.96.04 nghiệm thu năm 2001. Đề tài này đã trực tiếp đi vào giải quyết những vấn đề lý luận và phương pháp chung của công bố giới thiệu tài liệu. TS. Nguyễn Minh Phương đi sâu vào việc nghiên cứu phương pháp và nguyên tắc công bố một số loại hình tài liệu cụ thể và đã viết nhiều bài trên tạp chí “Lưu trữ Việt Nam” như: Trao đổi một số nguyên tắc và phương pháp công bố tài liệu ảnh trên các báo và tạp chí trong số 1/1991, Mấy vấn đề công bố tài liệu bản đồ ở nước ta trong số 3/1991, Một số vấn đề về công bố tài liệu ghi âm ở Việt Nam, số 4/1991... Ngoài ra, ông còn là chủ nhiệm của hai đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành: Sự phát triển các nguyên tắc và phương pháp công bố tài liệu lịch sử áp dụng cho tài liệu khoa học kỹ thuật, bản đồ và phim, ảnh, ghi âm mã số 88.98.058 nghiệm thu ngày 20.01.1992 và Nghiên cứu những nguyên tắc và phương pháp công bố tài liệu lưu trữ mã số 96.98.040 nghiệm thu ngày 22.5.1998. * Về thực tiễn công bố tài liệu. Một số tác giả đi sâu vào việc nghiên cứu các văn bản của Đảng và Nhà nước về công bố tài liệu như: Bước đầu tìm hiểu các quy định của Đảng và Nhà nước về quyền công bố tài liệu văn kiện của Nguyễn Minh Phương trên tạp chí “Lưu trữ Việt Nam” số 2/1990, Trần Thị Kim Ngân với bài viết Những văn bản của Đảng, Nhà nước về công bố tài liệu lưu trữ và một vài kiến nghị trên tạp chí “Lưu trữ Việt Nam” số 5/2003 và với luận văn cao học năm 2002 Công bố tài liệu giai đoạn 1930 - 1945 tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng - Tình hình và giải pháp... Một số sinh viên chọn đề tài công bố tài liệu trên các báo, tạp chí cho luận văn tốt nghiệp như: Công bố giới thiệu tài liệu trên tạp chí “Nghiên cứu Luận văn cao học 8 Nguyễn Lan Phương Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn lịch sử” từ năm 1960 đến 1985, nhận xét và đánh giá của Nguyễn Thu Huyền năm 1998, Tìm hiểu tình hình công bố tài liệu văn kiện trên báo “Quân đội nhân dân” 1990 – 1997 của Đinh Thị Lan năm 2007… Các cán bộ công tác tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia cũng thường viết bài công bố về tài liệu của cơ quan mình như: Sơ bộ tìm hiểu, đánh giá một số tình hình và việc công bố giới thiệu tài liệu lưu trữ Hán Nôm ở Kho Lưu trữ Trung ương Hà Nội của Võ Văn Sạch số 4/1983 và số 1/1984, Phạm Thị Huệ với Vài nét về tài liệu ghi âm thời kỳ đệ II Cộng hòa trên tạp chí “Lưu trữ Việt Nam” số 5/2003, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV - Một điểm đến ý nghĩa về mặt lịch sử của Lê Khắc Niên trên tạp chí “Văn thư Lưu trữ Việt Nam” số 8/2008. Ngoài ra, có một số bài viết trên Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Lưu trữ học và Quản trị văn phòng lần thứ 2 Công bố tài liệu ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Hà Nội - Thành tựu và kinh nghiệm của Đào Thị Diến... Bên cạnh đó, còn có một số cuốn sách, bài viết do các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I xuất bản như: Lịch sử Hà Nội qua tài liệu lưu trữ (tập 1) Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin phát hành năm 2000 và Tuyển tập những bài công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I xuất bản năm 2002... và một số bài công bố tài liệu rời lẻ của các Trung tâm. Đi vào vấn đề công bố tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, có 5 cuốn sách đã được Trung tâm biên soạn và xuất bản như: Tình cảm bạn bè quốc tế với nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến thực dân Pháp (19461954) qua tài liệu lưu trữ do Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân phát hành năm 2005; Sách “Chỉ dẫn các phông lưu trữ bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III” do Nhà Xuất bản Văn hóa - Thông tin phát hành năm 2006; Nam Bộ kháng chiến (1945 - 1954) qua tài liệu lưu trữ do Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành tháng 12.2007; Chủ tịch Hồ Chí Minh với thương binh, liệt sĩ do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành tháng 12.2007; Hà Nội - Sự Luận văn cao học 9 Nguyễn Lan Phương Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn kiện - Sự việc (1945- 1954) qua tài liệu lưu trữ do Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành tháng 1.2008. (Xem thêm phần 2.2.2.1.). Ngoài ra, còn một số bài viết như: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III với chương trình phát huy giá trị tài liệu của Nguyễn Thị Ngọc Diệp đăng trên tạp chí “Văn thư Lưu trữ Việt Nam” tháng 6.2007 nêu lên một số hoạt động của Trung tâm trong tháng 5.2007 như: trưng bày chuyên đề, trưng bày khu tài liệu quý hiếm, trang trí lại hành lang phòng đọc… Ngoài ra, còn có tham luận: Một số hoạt động trong việc phát huy giá trị tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III của tác giả Vũ Xuân Hưởng trong cuốn Kỷ yếu Hội nghị Khoa học quốc tế “Phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” tại Hà Nội tháng 4 năm 2008. Tuy nhiên, những bài viết này mới chỉ điểm sơ qua một số hoạt động trong việc công bố tài liệu lưu trữ tại Trung tâm III. Như vậy, có thể thấy trong những năm qua, nghiên cứu về tình hình công bố tài liệu lưu trữ đã trở thành một vấn đề mang tính cấp thiết trong hoàn cảnh thực tế hiện nay. Các tác giả sau khi nghiên cứu đã xây dựng được nguyên tắc, phương pháp công bố đối với loại hình tài liệu nghe nhìn và bản đồ, còn đối với tài liệu hành chính và cá nhân thì chưa có tác giả nào nghiên cứu. Về tình hình công bố tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, các tác giả chưa nêu lên được bức tranh toàn cảnh về hoạt động này. Xét về mặt nội dung, việc nghiên cứu tình hình công bố tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III hiện tại chưa có tác giả nào khai thác, đặc biệt là trình bày dưới dạng một luận văn thạc sĩ. Điều này góp phần khẳng định sự lựa chọn hướng và nội dung nghiên cứu của đề tài là phù hợp. 5. Các nguồn tài liệu tham khảo. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng những nguồn tài liệu tham khảo chính sau đây: Luận văn cao học 10 Nguyễn Lan Phương Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Nhóm tài liệu về Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III (bao gồm các văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và tình hình tài liệu). - Nhóm tài liệu về tình hình công bố tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III (bao gồm các văn bản của Trung tâm; Các cuốn kỷ yếu, hội thảo khoa học; Các sách, giáo trình, luận văn của sinh viên và học viên cao học về công tác này…). Nhìn chung, đây là vấn đề tương đối mới mẻ nên nguồn tư liệu không nhiều và khá tản mạn ở nhiều nơi. Điều này đã gây ra khó khăn nhất định cho quá trình nghiên cứu. 6. Phương pháp nghiên cứu đề tài. Với một công trình nghiên cứu thì việc định ra phương pháp phù hợp là vô cùng cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu đã định. Trong đề tài của mình, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản chính sau đây: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: phương pháp phân tích – tổng hợp, phân loại - hệ thống hóa. - Phương pháp nghiên cứu khảo sát thực tiễn hoạt động công bố tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. 7. Đóng góp mới của đề tài. Đề tài hoàn thành sẽ có những đóng góp nhất định đối với công tác công bố tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. Thứ nhất, lần đầu tiên chúng tôi giới thiệu một cách có hệ thống về công tác công bố tài liệu lưu trữ tại Trung tâm. Vấn đề này, từ trước tới nay chưa được ai nghiên cứu. Thứ hai, từ những kết quả đã đạt được, nêu ra những ưu điểm và hạn chế trong công tác công bố tài liệu lưu trữ tại Trung tâm. Luận văn cao học 11 Nguyễn Lan Phương Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thứ ba, nêu ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động công bố tài liệu lưu trữ tại Trung tâm. Kết quả nghiên cứu của Đề tài này là rất cần thiết vì nó giúp Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đẩy mạnh hơn nữa việc phát huy giá trị của tài liệu. Đóng góp của Đề tài còn là sự tổng kết về mặt lý luận và thực tiễn khi tiến hành công bố tài liệu tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia nói chung và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III nói riêng. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý để xây dựng các văn bản có liên quan tới việc công bố tài liệu tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia. 8. Bố cục của đề tài. Toàn bộ kết quả nghiên cứu được thể hiện ở các chương như sau: - Chương 1. Giới thiệu khái quát Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. - Chương 2. Tình hình công bố tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. - Chương 3. Nhận xét và kiến nghị một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động công bố tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: Thuận lợi: Vì đang công tác tại Tổ Công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ thuộc Phòng Tổ chức sử dụng nên tôi có điều kiện tiếp cận các tư liệu, tài liệu tham khảo. Ngoài ra, tôi còn được sự hướng dẫn hướng dẫn sát sao của giáo viên hướng dẫn. Khó khăn: Nguồn tư liệu tham khảo còn phân tán, quỹ thời gian gian dành cho quá trình nghiên cứu không nhiều với những áp lực nhất định từ công việc chuyên môn. Luận văn cao học 12 Nguyễn Lan Phương Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tuy nhiên, với sự giúp đỡ tận tình của Ban Giám đốc và các cán bộ công chức của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, cùng với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã hoàn thành đúng tiến độ đã đề ra. Nhân đây, tôi cũng xin gửi lới cảm ơn đến các thầy cô Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng và đặc biệt là đến PGS. Nguyễn Văn Hàm – Người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiên luận văn này. Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các cán bộ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III và các đồng nghiệp trong Phòng Tổ chức sử dụng đã động viên tôi trong thời gian làm đề tài này. Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2008 Học viên Nguyễn Lan Phương Luận văn cao học 13 Nguyễn Lan Phương
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan