Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công nghiệp trung quốc sau khi gia nhập wto...

Tài liệu Công nghiệp trung quốc sau khi gia nhập wto

.PDF
127
423
70

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VƯƠNG THỊ TRI TÚC CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC SAU KHI GIA NHẬP WTO 1 Công nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO MỤC LỤC Phần A: Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài ------------------------------------------------------------------------- 1 2. Lịch sử đề tài ----------------------------------------------------------------------------- 2 3. Phạm vi nội dung nghiên cứu ---------------------------------------------------------- 2 4. Nguồn tƣ liệu ----------------------------------------------------------------------------- 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu --------------------------------------------------------------- 3 6. Đóng góp của đề tài --------------------------------------------------------------------- 3 7. Kết cấu khoá luận ------------------------------------------------------------------------ 4 Phần B: Nội dung CHƢƠNG 1: ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP SAU KHI GIA NHẬP WTO 1.1. Chính sách điều chỉnh với các ngành tập trung lao động ----------------------------- 7 1.2. Chính sách chú trọng ngành kỹ thuật cao, mới ----------------------------------------- 8 1.3. Chính sách với các ngành có sức cạnh tranh yếu ------------------------------------ 15 1.4. Chính sách thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài -------------------------------------------- 16 1.5. Xóa bỏ những chính sách không phù hợp với yêu cầu của WTO ----------------- 17 Tiểu kết------------------------------------------------------------------------------------------ 20 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP SAU KHI TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO 2.1. Tình hình phát triển công nghiệp của Trung Quốc hiện nay ----------------------- 21 2.1.1. Một số nét khái quát ------------------------------------------------------------ 21 2.1.2. Tỷ lệ tăng trưởng, việc làm và lao động ------------------------------------- 27 2.1.3. Đầu tư ----------------------------------------------------------------------------- 28 2.1.4: Thương mại ---------------------------------------------------------------------- 29 2.1.5: Khoa học kỹ thuật -------------------------------------------------------------- 30 Vƣơng Thị Tri Túc – 2005-2008 Công nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO 2.2. Tình hình cơ bản của một bộ phận ngành công nghiệp sau khi gia nhập WTO - 32 2.2.1. Tình hình phát triển ngành dệt may Trung Quốc ------------------------- 32 2.2.1.1. Đặc điểm thương mại sản phẩm dệt may Trung Quốc ----------------- 33 2.2.1.2. Vị trí của ngành dệt may Trung Quốc trên thị trường thế giới -------- 37 2.2.1.3. Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Trung Quốc - 38 2.2.2. Tình hình phát triển ngành điện gia dụng Trung Quốc ----------------- 41 2.2.2.1. Tình hình phát triển ngành điện gia dụng -------------------------------- 41 2.2.2.2. Năng lực cạnh tranh của ngành điện gia dụng -------------------------- 44 2.2.3. Tình hình phát triển ngành điện cơ Trung Quốc ------------------------- 45 2.2.3.1. Tình hình tăng trưởng ngành điện cơ ------------------------------------- 46 2.2.3.2. Những ưu hóa kết cấu của xuất khẩu sản phẩm điện cơ --------------- 48 2.2.4. Tình hình phát triển ngành sản xuất ô tô Trung Quốc ------------------ 51 2.2.4.1. Tình hình phát triển chung ------------------------------------------------- 51 2.2.4.2. Nguyên nhân phát triển ----------------------------------------------------- 54 2.2.5. Ngành công nghiệp chế tạo Trung Quốc ----------------------------------- 58 2.2.5.1. Tình hình tổng quan --------------------------------------------------------- 59 2.2.5.2. Năng lực cạnh tranh quốc tế của sản phẩm công nghệ cao ----------------- 62 2.3. Những kết quả đạt đƣợc của ngành công nghiệp Trung Quốc --------------------- 67 2.3.1. Tổng giá trị sản phẩm ---------------------------------------------------------- 68 2.3.2. Giá trị gia tăng công nghiệp -------------------------------------------------- 68 2.3.3. Lợi nhuận ------------------------------------------------------------------------ 70 2.4. Những vấn đề tồn tại của công nghiệp Trung Quốc --------------------------------- 73 2.4.1. Xuất hiện vấn đề xây dựng trùng lặp trong công nghiệp ---------------- 74 2.4.2. Tranh chấp thương mại tăng cao -------------------------------------------- 76 2.4.3. Vấn đề ô nhiễm môi trường --------------------------------------------------- 79 2.4.4. Áp lực cạnh tranh lớn ---------------------------------------------------------- 82 2.4.5. Các vấn đề tồn tại khác -------------------------------------------------------- 85 Tiểu kết------------------------------------------------------------------------------------------ 87 CHƢƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP, TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM GỢI MỞ CHO VIỆT NAM Vƣơng Thị Tri Túc – 2005-2008 Công nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO 3.1. Những giảp pháp ------------------------------------------------------------------------- 88 3.1.1. Đi sâu cải cách thể chế các doanh nghiệp độc quyền -------------------- 88 3.1.2. Nâng cao mở cửa đối ngoại --------------------------------------------------- 91 3.1.3. Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp ------------------------------- 92 3.1.4. Đẩy nhanh sáng tạo thể chế và kỹ thuật ------------------------------------ 93 3.1.5. Xây dựng quy chế bảo vệ môi trường có hiệu quả ------------------------ 94 3.2. Triển vọng phát triển ngành công nghiệp --------------------------------------------- 96 3.3. Một số điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc trong phát triển công nghiệp ------------------------------------------------------------------------------ 97 3.3.1. Những điểm tương đồng ------------------------------------------------------- 97 3.3.2. Những điểm khác biệt --------------------------------------------------------- 101 3.4. Một số kinh nghiệm gợi mở cho Việt Nam ------------------------------------------ 102 Tiểu kết----------------------------------------------------------------------------------------- 104 Phần C: Kết luận ---------------------------------------------------------------------------- 105 Thư mục tài liệu tham khảo --------------------------------------------------------------- 109 Danh mục từ viết tắt ------------------------------------------------------------------------ 115 Danh mục bảng và biểu đồ ---------------------------------------------------------------- 116 Phụ lục ----------------------------------------------------------------------------------------- 118 Vƣơng Thị Tri Túc – 2005-2008 PHẦN A: MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Là một quốc gia lớn trên thế giới, Trung Quốc luôn là tâm điểm thu hút sự chú ý quan tâm của thế giới. Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới WTO (năm 2001) đến nay, nền kinh tế Trung Quốc nói chung và nền công nghiệp nói riêng đã có những bƣớc phát triển mới. Công nghiệp có thể coi là một trong những chủ thể lớn của nền kinh tế Trung Quốc. Công nghiệp phát triển cũng đồng nghĩa với việc nền kinh tế quốc dân phát triển. Sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp Trung Quốc cũng nhƣ nền kinh tế nói chung đã thôi thúc các nhà kinh tế học trong và ngoài nƣớc tiếp tục nghiên cứu, dõi theo sự phát triển của Trung Quốc. Việt Nam và Trung Quốc là những nƣớc láng giềng có quan hệ gắn bó lâu đời, có nhiều điểm tƣơng đồng về văn hóa xã hội và chính trị. Đặc biệt hiện nay cả hai nƣớc đều trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, đều là thành viên của Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO; do đó việc nghiên cứu tìm hiểu thực tiễn phát triển công nghiệp Trung Quốc kể từ khi gia nhập WTO đến nay là điều quan trọng và cần thiết với Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam vừa mới gia nhập WTO gần hai năm, kinh nghiệm trên mọi lĩnh vực là chƣa nhiều, việc học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc (đã có bảy năm gia nhập WTO) đặc biệt là về vấn đề phát triển kinh tế công nghiệp lại càng trở nên quan trọng. Phạm vi nghiên cứu của đề tài khá hẹp: nghiên cứu sự phát triển của công nghiệp Trung Quốc kể từ khi gia nhập WTO; nguồn tƣ liệu không thực sự phong phú và đa dạng nhƣng nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề nên em vẫn mạnh dạn chọn đề tài này. Việc tìm hiểu kỹ về thực trạng công nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO giúp em với tƣ cách là một học viên có cách nhìn sâu sắc hơn về công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc. Qua đó em mong muốn có thể gợi mở một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình gia nhập WTO. 2. LỊCH SỬ ĐỀ TÀI Trƣớc khi gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới WTO, các nhà nghiên cứu của Trung Quốc đã có nhiều công trình nghiên cứu phân tích và dự đoán về nền kinh tế Trung Quốc sau khi gia nhập WTO. Tuy nhiên đi sâu vào lĩnh vực nghiên cứu nền công nghiệp Trung Quốc kể từ khi gia nhập WTO đến nay thì chƣa có nhiều tác phẩm chuyên sâu. Phần lớn các sách nghiên cứu về các ngành nghề của Trung Quốc, trong đó đề cập tới công nghiệp là một bộ phận cấu thành. Có thể kể đến các tác phẩm nhƣ Nghiên cứu phát triển kinh tế Trung Quốc theo hiệp định khung WTO của Tiết Kính Hiếu, Năng lực cạnh tranh quốc tế của ngành công nghiệp chế tạo Trung Quốc của Từ Hào... Ở Việt Nam có một vài tác phẩm có đề cập đến tình hình công nghiệp Trung Quốc nhƣ: Điều chỉnh một số chính sách kinh tế ở Trung Quốc (Giai đoạn 1992-2010) của TS. Nguyễn Kim Bảo, Gia nhập WTO Trung Quốc làm gì và được gì của TS. Nguyễn Kim Bảo, Trung Quốc quá trình công nghiệp hóa trong 20 năm của thế kỉ XX của TS. Phạm Thái Quốc. Các tác phẩm này đều là các nghiên cứu đối với từng lĩnh vực cụ thể của ngành công nghiệp hoặc là những nghiên cứu đối với toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc. Tính cho đến nay, đã bảy năm gia nhập WTO, vẫn chƣa có tác phẩm nào đúc rút tổng kết lại nền công nghiệp Trung Quốc kể từ khi gia nhập WTO đến nay. Do đó có thể nói đề tài này chƣa có đƣợc một bề dày lịch sử nghiên cứu nên việc chọn và tìm hiểu đề tài này còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm kiếm tƣ liệu cũng nhƣ trong việc tổng hợp đƣa ra ý kiến nhận xét đánh giá. 3. PHẠM VI NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Phạm vi nội dung nghiên cứu chủ yếu là sự phát triển công nghiệp Trung Quốc từ năm 2001 đến nay. Kể từ khi gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, công nghiệp Trung Quốc đã có những bƣớc phát triển mới, đạt đƣợc nhiều thành tựu đồng thời tránh đƣợc những rủi ro lớn.... Tìm hiểu, phân tích công nghiệp Trung Quốc để tìm ra những vấn đề đƣợc và chƣa đƣợc sẽ là những kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam trong phát triển công nghiệp của mình trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. 4. NGUỒN TƯ LIỆU Nguồn tƣ liệu chính để viết luận văn này là các bài viết của các nhà nghiên cứu đăng trên các tạp chí, sách trong và ngoài nƣớc nhƣ Điều chỉnh một số chính sách kinh tế ở Trung Quốc (Giai đoạn 1992-2010) của TS. Nguyễn Kim Bảo, Gia nhập WTO Trung Quốc làm gì và đƣợc gì? Nghiên cứu phát triển kinh tế Trung Quốc theo hiệp định khung WTO của Tiết Kính Hiếu; Chỉ dẫn ngành nghề Trung Quốc năm 2006; Tạp chí Nghiên cứu vấn đề kinh tế (经?济问ấèõ探?索?), Tạp chí Kinh tế công nghiệp Trung Quốc (中国?工业经?济); Tạp chí Quản lý kinh tế (经?济管?理?)... Ngoài ra còn sử dụng khá nhiều số liệu, tƣ liệu đƣợc trích từ các trang web của Cục Thống kê Trung Quốc (www.stats.gov.cn), mạng Tân Hoa xã (www.xinhuanet.cn), Báo tài chính Trung Quốc (www.finance.cn), website của chính phủ Trung Quốc, báo Công nghiệp Trung Quốc (http://www.cinn.cn) và một số trang web của Việt Nam. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn đƣợc viết dựa trên phƣơng pháp hệ thống hóa, tổng hợp, thống kê, từ đó tiến hành phân tích nội dung để trình bày vấn đề một cách rõ ràng, đầy đủ về thực trạng công nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO đến nay. 6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Đề tài Công nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO là một đề tài tƣơng đối mới tại Việt Nam. Đề tài này đã hệ thống hóa các chính sách điều chỉnh đối với công nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO; phân tích thực trạng về những vấn đề trong phát triển công nghiệp của Trung Quốc; nêu lên những giải pháp, triển vọng của ngành công nghiệp Trung Quốc và gợi mở một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Đây có thể coi là những đóng góp hữu ích của đề tài trong việc tìm hiểu, nghiên cứu tham khảo con đƣờng phát triển công nghiệp của những nƣớc đi trƣớc. Với Việt Nam, việc tìm hiểu và tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc - một quốc gia có nhiều điểm tƣơng đồng lại càng trở nên thiết thực và ý nghĩa. 7. KẾT CẤU LUẬN VĂN Luận văn Công nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đƣợc chia thành ba chƣơng chính: Chương I: Những điều chỉnh chính sách của ngành công nghiệp sau khi gia nhập WTO Trong chƣơng này sẽ tổng hợp lại những điều chỉnh chính sách đối với ngành công nghiệp Trung Quốc từ khi gia nhập WTO đến nay. Chương II: Thực trạng ngành công nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO Trong chƣơng II sẽ chủ yếu phân tích tình hình thực tế của ngành công nghiệp Trung Quốc kể từ khi gia nhập WTO đến nay. Trong đó bao gồm những kết quả, thành tựu mà ngành công nghiệp đạt đƣợc và một số vấn đề còn tồn tại, gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới. Đây đƣợc coi là chƣơng chính của luận văn. Chương III: Những giải pháp, triển vọng phát triển ngành công nghiệp và một số kinh nghiệm Việt Nam có thể tham khảo Trong chƣơng này sẽ đƣa ra những biện pháp khắc phục những tồn tại đối với công nghiệp của chính phủ Trung Quốc, những triển vọng của ngành công nghiệp trong thời gian tới; đồng thời cũng đƣa ra một số kinh nghiệm có thể gợi mở cho Việt Nam tham khảo trong quá trình xây dựng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc. Do hạn chế về mặt kiến thức, về năng lực nghiên cứu khoa học, về tƣ liệu nên luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Kính mong các thầy cô và các bạn chỉ bảo, đóng góp ý kiến để em có thể rút kinh nghiệm và có cơ hội bổ sung nâng cao chất lƣợng luận văn hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2008 Học viên Vương Thị Tri Túc PHẦN B: NỘI DUNG CHƢƠNG 1: ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP SAU KHI GIA NHẬP WTO Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới WTO đến nay đã đƣợc bảy năm. Bảy năm gia nhập WTO có thể coi là thời kỳ phát triển nhanh & mạnh nhất của nền kinh tế Trung Quốc kể từ khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa. Trung Quốc bắt đầu tiến hành cải cách mở cửa năm 1978, tổng giá trị sản xuất quốc nội của năm bắt đầu mở cửa mới đạt 364,5 tỷ NDT nhƣng con số này của năm 2007 đã là 24 953 tỷ NDT tức là gấp khoảng 68 lần [83,tr1]. Trong đó từ năm 1978 đến năm 1986, mức tăng chỉ là 1000 tỷ NDT mà phải mất 8 năm, từ năm 2001 trở đi – năm bắt đầu gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới WTO, bình quân mỗi năm tăng 1000 tỷ NDT, từ năm 2002-2006 con số này còn tiếp tục tăng mạnh khoảng 2000 tỷ NDT mỗi năm và đến năm 2007 tổng giá trị sản xuất quốc nội đã đạt 3760 tỷ NDT [83, tr1]. Theo đó ngành công nghiệp – một chủ thể lớn của nền kinh tế cũng có những bƣớc phát triển vƣợt bậc và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nền kinh tế quốc dân. Năng lực sản xuất của ngành công nghiệp đã tăng nhanh vƣợt bậc. Giá trị tăng trƣởng của ngành công nghiệp năm 2007 đã vƣợt qua con số 10000 tỷ NDT, tăng gấp 23 lần so với năm 1978 [83, tr7]. Khi gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới WTO, Trung Quốc đã có rất nhiều cam kết (khoảng 700 cam kết) chủ yếu tập trung vào bảy nhóm ngành lớn, trong đó về công nghiệp có hai nhóm ngành lớn là công nghiệp ô tô và năng lƣợng – dầu mỏ. Với ngành công nghiệp sản xuất ô tô: từ ngày 01-01-2002 Trung Quốc phải cắt giảm gần 1/3 thuế đối với các loại ô tô nhập khẩu. Với các loại xe trên 3000 phân khối, mức thuế sẽ giảm từ 80% xuống còn 50,7%. Thuế nhập khẩu với loại xe dƣới 3000 phân khối giảm từ 70% xuống còn 43,8%. Năm 2006 mức thuế nhập khẩu xe hơi là 25%, thuế cho các linh kiện phụ tùng của xe giảm từ 23,4% xuống 10% [1, tr 168]. Với ngành năng lƣợng – dầu mỏ: Trung Quốc phải mở cửa ngành dầu thô và chế biến dầu cho tƣ nhân thông qua việc giảm dần đặc quyền mua bán dầu. Sau ba năm gia nhập WTO, Trung Quốc mở cửa lĩnh vực phân phối và bán lẻ các sản phẩm từ dầu và năng lƣợng. Sau năm năm sẽ tiến hành mở cửa bán buôn với các sản phẩm này [1, tr 187]. Để thực hiện những cam kết khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã nỗ lực điều chỉnh các luật và quy định theo nguyên tắc tôn trọng các nguyên tắc của WTO. Trung Quốc đã tiến hành sửa đổi, điều chỉnh và xây dựng hàng loạt các quy định văn bản đối với mọi ngành nghề. Riêng với ngành công nghiệp, chính phủ Trung Quốc đã nỗ lực không ngừng trong việc điều chỉnh những chính sách phù hợp nhằm theo kịp xu hƣớng phát triển chung của công nghiệp thế giới mà không vi phạm các nguyên tắc của WTO, đồng thời phù hợp với điều kiện thực tế của đất nƣớc. Có thể khái quát một cách cơ bản những điều chỉnh chính sách công nghiệp thực hiện những cam kết với WTO nhƣ sau [2, tr 229]: + Với các ngành tập trung lao động, tăng nhanh đổi mới trang thiết bị, công nghệ, nâng cao chất lượng và đẳng cấp sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng. + Đẩy mạnh phát triển các ngành tập trung kỹ thuật và các ngành công nghệ cao, mới; giảm tỷ trọng công nghiệp chế biến thông thường, đào thải những ngành kỹ thuật lạc hậu, không có lợi thế về tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường. + Với các ngành tập trung vốn và kỹ thuật nhưng không có lợi thế so sánh, sức cạnh tranh yếu, chủ động nhập khẩu kỹ thuật, hợp tác với nước ngoài, nhằm “đổi thị trường lấy vốn và kĩ thuật”. + Điều chỉnh chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành trọng điểm, khuyến khích các công ty xuyên quốc gia tăng vốn đầu tư. + Những biện pháp bảo hộ phi thuế quan của Trung Quốc không phù hợp với biện pháp bảo hộ mậu dịch của WTO cũng dần được xóa bỏ. 1.1. CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH VỚI CÁC NGÀNH TẬP TRUNG LAO ĐỘNG Với các ngành tập trung nhiều sức lao động nhƣ ngành may mặc, thuộc da, các sản phẩm chế biến công nghiệp.... chính phủ Trung Quốc luôn đƣa ra các chủ trƣơng đầu tƣ phát triển khoa học kĩ thuật, xây dựng đội ngũ cán bộ, đổi mới trang thiết bị máy móc nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm và đẳng cấp sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng. Có chính sách hỗ trợ trong việc đẩy nhanh mặt bằng trang thiết bị, các thiết bị kĩ thuật nhập khẩu phục vụ cho các ngành trọng điểm sẽ đƣợc hỗ trợ về mặt tài chính. Căn cứ vào giá trị sử dụng, cứ một triệu USD thì đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ 30 nghìn NDT [85, tr 2]. Bên cạnh đó, chính phủ Trung Quốc rất chú trọng nâng cao thƣơng hiệu sản phẩm bằng cách tổ chức các hội nghị, cuộc thi nhằm tạo ra sự cạnh tranh một cách lành mạnh và công bằng đối với tất cả các doanh nghiệp. Từ năm 2001 đến nay, Trung Quốc thực hiện chiến lƣợc thƣơng hiệu nổi tiếng đã đƣợc 7 năm, “Báo công nghiệp Trung Quốc” đƣợc chỉ định là phƣơng tiện thông tin tuyên truyền cho việc bình chọn sản phẩm thƣơng hiệu nổi tiếng Trung Quốc, đã thực hiện tuyên truyền có hiệu quả đối với 1957 sản phẩm thƣơng hiệu nổi tiếng Trung Quốc và hơn 10 sản phẩm thƣơng hiệu nổi tiếng thế giới của Trung Quốc. Mức độ cống hiến của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thƣơng hiệu nổi tiếng Trung Quốc đối với tăng trƣởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt trên 25%. Năm 2007 đã có 856 sản phẩm của 787 doanh nghiệp đƣợc bình chọn là sản phẩm thƣơng hiệu nổi tiếng Trung Quốc [78, tr 3]. Rất nhiều thƣơng hiệu sản phẩm của Trung Quốc đã đứng vững trên thị trƣờng quốc tế nhƣ thƣơng hiệu TCL (hãng chuyên sản xuất ti vi), thƣơng hiệu Qisheng (hãng chuyên sản xuất đầu đọc đĩa VCD và DVD).... Chính phủ Trung Quốc cũng đã cho thành lập Uỷ ban bình chọn giải thƣởng công nghiệp Trung Quốc và đƣợc sự phê chuẩn của Uỷ ban tổ chức giải thƣởng công nghiệp Trung Quốc, quyết định trao giải thƣởng tôn vinh giải thƣởng công nghiệp cho các doanh nghiệp công nghiệp có thành tích lớn trong những năm qua. Hàng năm Uỷ ban này đều công bố danh sách các doanh nghiệp mạnh của Trung Quốc. Nhà nƣớc đặc biệt khuyến khích đầu tƣ chi phí cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp, sản phẩm. Theo đó có cơ chế đối với việc nghiên cứu các mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm, thƣơng hiệu sản phẩm... có sự khuyến khích ủng hộ về mặt ngân sách nhằm khuyến khích năng lực sáng tạo của toàn bộ nhân viên doanh nghiệp. 1.2. CHÍNH SÁCH CHÚ TRỌNG NGÀNH KỸ THUẬT CAO, MỚI Sau khi gia nhập WTO, theo tinh thần của Đại hội XVI của Đảng cộng sản Trung Quốc, Trung Quốc chủ trƣơng đi theo con đƣờng công nghiệp hóa kiểu mới, ra sức thực hiện chiến lƣợc “dựa vào khoa học, giáo dục để chấn hƣng đất nƣớc” và chiến lƣợc phát triển bền vững [2, tr 40]. Do đó trong suốt giai đoạn vừa qua, Trung Quốc không ngừng thực hiện các chính sách đổi mới với các ngành nghề tập trung kỹ thuật và ngành công nghệ cao, mới. Đối với một số ngành tập trung kỹ thuật, Trung Quốc chủ trƣơng phát triển trọng điểm ngành điện tử tin học, vật liệu mới, ngành y dƣợc, sinh học. Với các dự án tiên tiến phù hợp với danh mục sản phẩm kỹ thuật cao, kỹ thuật mới quốc gia mà kim ngạch đầu tƣ thiết bị từ 5 triệu NDT trở lên thì có thể đƣợc hỗ trợ tài chính 3% theo tổng mức đầu tƣ thiết bị sau khi hoàn công nghiệm thu [85, tr 2]. Chính phủ Trung Quốc cũng đã xây dựng và có những chuyển hƣớng cho việc đầu tƣ và phát triển ngành kỹ thuật cao một cách toàn diện. Có thể phân thành chính sách mang tính quản lý và mang tính duy trì và phát triển ngành kỹ thuật cao [31, tr 325]. Chính sách mang tính quản lý phát triển ngành sản xuất kĩ thuật cao hiện đại bao gồm các chính sách do cơ quan chính phủ quy hoạch và chỉ đạo nhƣ: chính sách bố trí phát triển sản xuất kĩ thuật cao hiện đại, chính sách về cơ cấu kết cấu phát triển sản xuất kĩ thuật cao hiện đại, chính sách về tổ chức phát triển sản xuất kĩ thuật cao hiện đại. Chính sách mang tính duy trì sự phát triển của ngành sản xuất kĩ thuật cao hiện đại là những chính sách mà chính phủ và các ngành có liên quan dùng để bảo hộ, duy trì phát triển sản xuất kĩ thuật cao hiện đại nhƣ: chính sách về tài chính, thuế, tiền tệ, nhân tài, chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Chính sách mang tính quản lý sự phát triển ngành sản xuất kỹ thuật cao hiện đại Chính sách của các khu sản xuất kĩ thuật cao hiện đại có trọng điểm, có sự khống chế số lƣợng nhằm nâng cao chất lƣợng. Số lƣợng của các khu sản xuất kĩ thuật cao hiện đại thật sự phù hợp với trình độ phát triển kinh tế. Tiến hành lựa chọn xây dựng các khu kỹ thuật cao ở cấp tỉnh và cấp địa phƣơng, lợi dụng kỹ thuật cao hiện đại để cải tạo kỹ thuật truyền thống, thúc đẩy ƣu thế về cơ cấu sản phẩm và cơ cấu ngành, thúc đẩy sự tiến bộ của các ngành sản xuất và nền kinh tế của cả khu vực. Hình thành hệ thống qui mô các ngành sản xuất kĩ thuật cao hiện đại, mở rộng qui mô phát triển ra toàn quốc. Căn cứ vào điều kiện thành lập các khu khai thác và phân bố các khu trên phạm vi toàn quốc, nhà nƣớc đầu tƣ và giúp đỡ phát triển cho 8 khu sản xuất cấp quốc gia, đó là: Bắc Kinh, Thƣợng Hải, Thiên Tân, Vũ Hán, Quảng Châu, Thâm Quyến, Thành Đô, Tây An [31, tr 326]. Với các khu cấp quốc gia có điều kiện tƣơng đối kém thì đƣa xuống thành khu công nghệ cấp tỉnh. Trong nông nghiệp Trung Quốc chủ trƣơng tập trung lực lƣợng, lấy đất đai tự nhiên làm cơ sở lựa chọn; lấy một hoặc vài địa phƣơng có lực lƣợng khoa học kỹ thuật nông nghiệp hùng hậu đại diện để phát triển trọng điểm. Sau đó lấy thành quả khoa học kĩ thuật sản xuất công nghệ cao hiện đại mở rộng ra phạm vi toàn quốc. Việc phân bố khu khai thác kĩ thuật cao hiện đại nhƣ vậy rất phù hợp với chính sách phân bố ngành nghề của nhà nƣớc. Từ năm 2000 Uỷ ban cải cách phát triển quốc gia đã bắt đầu thực hiện chính sách “Chuyển hƣớng phát triển sản xuất kĩ thuật cao hiện đại” [31, tr 326]. Theo đó sẽ chú trọng đến việc mở rộng các khu công nghiệp cao sang phía tây. Lấy kĩ thuật tiên tiến làm cơ sở khai thác triệt để những ƣu thế về tài nguyên và đặc điểm của khu vực phía tây. Chủ yếu bao gồm: các khu có ƣu thế tốt về thị trƣờng, tài nguyên, các khu có nguồn nguyên liệu sản xuất thuốc truyền thống mang giá trị văn hoá và có giá trị kinh tế cao, khu mang những đặc trƣng cơ bản của khu vực phía tây về lợi ích kinh tế và xã hội, khu có ƣu thế về cơ sở vật chất kỹ thuật, có năng lực cạnh tranh thị trƣờng và có nhiều nhân tài. Năm 2002 Uỷ ban kinh tế thƣơng mại quốc gia, Bộ Tài chính, Bộ Kỹ thuật và Tổng cục Thuế đã ban hành “ Chính sách ngành sản xuất kỹ thuật cao quốc gia”, lấy tinh thần của kế hoạch 5 năm lần thứ 10 làm trọng điểm, chỉ ra các lĩnh vực sản xuất mà nhà nƣớc ủng hộ đó là: kỹ thuật thông tin, kỹ thuật của các công trình nghiên cứu sinh học, kỹ thuật chế tạo tiên tiến, kỹ thuật chế tạo vật liệu mới, kỹ thuật hàng không, kỹ thuật năng lƣợng mới và lĩnh vực kỹ thuật hàng hải [31, tr 326]. Trong các ngành đó Trung Quốc còn đƣa ra chính sách khuyến khích phát triển công nghệ thông tin. Thế kỷ 21 là thời đại của kinh tế thông tin, công nghệ thông tin là chiến lƣợc phát triển của các quốc gia trên thế giới. Đại hội XVI đã chỉ rõ: kiên trì lấy thông tin hóa lôi kéo công nghiệp hóa, lấy công nghiệp hoá để thúc đẩy thông tin hóa, đi theo con đƣờng công nghiệp hoá kiểu mới: có hàm lƣợng khoa học kỹ thuật cao, có hiệu quả kinh tế tốt, hao phí tài nguyên thấp, ô nhiễm môi trƣờng ít, tài nguyên nhân lực đƣợc phát huy tối đa [31, tr 330]. Để phát triển công nghiệp sản xuất phần mềm, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế, Nhà nƣớc đã ban hành một loạt các chính sách khuyến khích sự phát triển của công nghệ thông tin. Năm 2002, Quốc hội đã công bố “ Cƣơng yếu khuyến khích phát triển công nghệ phần mềm” (2002 - 2005) [31, tr 330] chỉ rõ thích ứng nhiều mặt của xu thế phát triển công nghệ phần mềm và các biện pháp cho nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp sản xuất phần mềm. Chủ yếu là chính sách ủng hộ khai thác kĩ thuật, chính sách ủng hộ về tài chính tiền tệ, chính sách ủng hộ xuất khẩu và các chính sách khác. Ngày 24/6/2000, Quốc hội đã ban hành “Chính sách phát triển tập trung và khuyến khích sản xuất phần mềm”, xác định rõ mục tiêu của chính sách là: thông qua việc ủng hộ đầu tƣ về tiền bạc, con ngƣời cho ngành công nghệ sản xuất phần mềm, thúc đẩy nhanh việc phát triển ngành phần mềm và đến năm 2010 sẽ tiếp cận với nền sản xuất phần mềm hiện đại của thế giới. Sau năm đến mƣời năm nỗ lực, Trung Quốc sẽ đáp ứng đủ nhu cầu trong nƣớc và có số lƣợng phần mềm xuất khẩu nhất định. Cố gắng rút ngắn khoảng cách về kĩ thuật sản xuất với các quốc gia phát triển trên thế giới [31, tr 330]. Ngoài ra chính phủ còn đƣa ra chính sách khuyến khích phát triển sản xuất vật liệu mới. Sản xuất vật liệu mới là trọng điểm phát triển sản xuất trong kế hoạch phát triển kĩ thuật cao hiện đại của thời kì kế hoạch 5 năm lần thứ 10. Ngày 19/2/2003 Uỷ ban cải cách phát triển Quốc gia ban hành “Thông báo chuyển hƣớng tổ chức thực hiện sản xuất vật liệu mới kĩ thuật cao” [31, tr 330] chỉ rõ mục tiêu trọng điểm và yêu cầu cụ thể của việc chuyển hƣớng, xác định nguyên tắc phát triển “Mục tiêu giới hạn, điểm nổi trội, ủng hộ việc sáng tạo và phát triển sản xuất”, đồng thời phát động việc xây dựng các trung tâm nghiên cứu vật liệu mới Quốc gia có trình độ tiên tiến trên thế giới và các khu sản xuất vật liệu mới. Chính sách cụ thể đƣợc ban hành hiện nay chủ yếu thể hiện qua việc thúc đẩy nâng cao kĩ thuật và xây dựng các công trình kiểu mẫu. Nâng cao kĩ thuật: Ngành sản xuất vật liệu công nghiệp mới ở Trung Quốc vẫn tồn tại vấn đề nổi cộm. Thông qua thiết kế vật liệu và chế tạo công nghệ cao đã tiết kiệm nhiên liệu, nâng cao hiệu quả kinh tế, mở rộng tỉ trọng sản phẩm, từng bƣớc có ảnh hƣởng quan trọng tới nền kinh tế quốc dân. Xây dựng hạng mục công trình kiểu mẫu: Thông qua việc xây dựng hạng mục công trình kiểu mẫu từng bƣớc thúc đẩy quy mô hoá sản xuất, hình thành các doanh nghiệp và các cụm doanh nghiệp sản xuất vật liệu mới, phát huy ƣu thế sản xuất tập trung [31, tr 330]. Chính sách mang tính duy trì sự phát triển của ngành sản xuất kĩ thuật cao hiện đại Trung Quốc đặc biệt chú trọng đến các chính sách về thuế đối với các doanh nghiệp thuộc ngành công nghệ cao nhằm thu hút sự đầu tƣ từ nƣớc ngoài. Trung Quốc đã điều chỉnh và thực hiện các chính sách về thuế nhƣ: giảm và miễn thuế thu nhập cho doanh nghiệp, bồi hoàn thuế cho tái đầu tƣ, miễn thuế hải quan cho một số thiết bị sử dụng và một số linh kiện phù hợp, thuế thu nhập đối với các doanh nghiệp do ngƣời Trung Quốc đầu tƣ, hỗ trợ đổi mới nghiên cứu công nghệ, miễn và giảm thuế đối với các doanh nghiệp phát triển phần mềm. “Giảm và miễn thuế thu nhập doanh nghiệp (1) Tỷ lệ đánh thuế thu nhập thông thƣờng đối với các doanh nghiệp công nghệ cao đầu tƣ nƣớc ngoài là 15%. Các doanh nghiệp công nghệ cao đầu tƣ nƣớc ngoài mới đƣợc thành lập có ý định hoạt động kéo dài hơn 10 năm sẽ đƣợc miễn thuế thu nhập trong hai năm đầu sau khi đã đạt đƣợc lợi nhuận. Các doanh nghiệp này sẽ phải trả một nửa (7,5%) thuế thu nhập bắt đầu từ năm thứ ba đến năm thứ 5 kể từ khi gặt hái đƣợc lợi nhuận. Các doanh nghiệp đƣợc xếp vào hạng mục các doanh nghiệp công nghệ tiên tiến sẽ đƣợc hƣởng mức miễn giảm thuế thu nhập là 10% thêm ba năm nữa sau thời gian miễn và giảm thuế nêu trên. (2) Các doanh nghiệp xuất khẩu đầu tƣ nƣớc ngoài, sau khi đã trải qua giai đoạn miễn và giảm thuế nêu trên, sẽ phải trả mức thuế thu nhập thông thƣờng là 10% dựa trên sự phê chuẩn của các cơ quan có thẩm quyền, nếu khối lƣợng xuất khẩu của họ vƣợt quá 70% trị giá doanh thu. (3) Bất kỳ một doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài nào đặt tại một thành phố vùng ven biển Trung Quốc tái đầu tƣ vào khu công nghệ cao với khối lƣợng lớn hơn 25% tổng đầu tƣ sẽ đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi nhƣ đối với các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài nằm trong các khu công nghệ cao. (4) Các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài nằm trong các khu công nghệ cao vẫn đƣợc hƣởng mức thuế thu nhập là 15% trong vòng ba năm sau khi đã trải qua giai đoạn miễn và giảm thuế. (5) Nếu các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài mua các thiết bị do Trung Quốc chế tạo nhƣ một phần đầu tƣ của mình, thuế trị giá gia tăng đối với thiết bị sẽ đƣợc giảm hoặc miễn dựa theo các quy định liên quan. (6) Các trung tâm R-D do nƣớc ngoài đầu tƣ đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi thuế giống nhƣ các tổ chức nghiên cứu của Trung Quốc, sẽ đƣợc miễn thuế kinh doanh đối với việc chuyển giao công nghệ. (7) Trong các khu công nghệ cao, các lĩnh vực đầu tƣ nƣớc ngoài và có giới hạn tỷ lệ phần trăm số cổ phiếu do các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nắm giữ sẽ đƣợc nới lỏng. Bồi hoàn thuế cho tái đầu tư Nếu một nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tái đầu tƣ lợi nhuận của mình qua đó làm tăng số vốn đăng ký hoặc nếu ông ta tái đầu tƣ lợi nhuận của mình vào việc thành lập một doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài mới với thời gian hoạt động trên 5 năm, sẽ đƣợc các cơ quan thuế quan phê chuẩn bồi hoàn lại 40% khoản thuế thu nhập mà ngƣời đó đã trả cho khoản tái đầu tƣ của mình. Nếu một nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tái đầu tƣ lợi nhuận vào sản xuất, xuất khẩu hay đầu tƣ vào các doanh nghiệp công nghệ tiên tiến, thì toàn bộ khoản thuế thu nhập đã thanh toán sẽ đƣợc bồi hoàn lại. Thuế xuất và nhập khẩu (1) Đối với các dự án đầu tƣ (do nƣớc ngoài hay Trung Quốc đầu tƣ) hoặc các dự án sử dụng các khoản vay Chính phủ hay các khoản vay của các tổ chức tài chính quốc tế, thiết bị nhập khẩu để sử dụng riêng và một số lƣợng thích hợp các linh kiện và phụ tùng kỹ thuật tuân theo hợp đồng hợp tác sẽ đƣợc miễn thuế hải quan và thuế VAT (Giá trị gia tăng), tuân theo các quy định miễn thuế hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành. (2) Một kho hàng đƣợc thành lập tại các khu công nghệ cao. Cơ quan hải quan sẽ miễn thuế nhập khẩu và VAT dựa trên các quy định đối với các nguyên liệu do các công ty hay các doanh nhân nƣớc ngoài cung cấp. Thuế thu nhập đối với các doanh nghiệp do ngƣời Trung Quốc đầu tƣ Đối với các doanh nghiệp do ngƣời Trung Quốc đầu tƣ đặt tại các khu công nghệ cao và đƣợc công nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, thuế thu nhập sẽ đƣợc giảm xuống mức 15%. Một doanh nghiệp công nghệ cao do ngƣời Trung Quốc đầu tƣ mới đƣợc thành lập sẽ đƣợc miễn thuế thu nhập trong thời hạn hai năm kể từ năm đầu tiên sinh lợi nhuận từ doanh thu. Chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ Toàn bộ số chi tiêu cho R-D các sản phẩm mới, công nghệ mới đƣợc các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi nhuận ghi lại theo đúng thực tế và khớp với số liệu của bộ phận kiểm toán của khu công nghệ cao, một số chi tiêu thực đó sẽ đƣợc miễn thuế thu nhập tính vào thời điểm khi kết thúc năm, nếu số chi tiêu thực đó tăng cao hơn 10% so với con số của năm trƣớc. Các chính sách miễn và giảm thuế đối với các doanh nghiệp phát triển phần mềm. (1) Ngƣời đóng thuế nói chung sẽ phải thanh toán thuế giá trị gia tăng với tỷ lệ là 17% doanh số bán sản phẩm phần mềm do họ triển khai, nhƣng sẽ đƣợc bồi hoàn lại trên 6% khoản đóng thuế thực tế sau đó. Đối với các doanh nghiệp phần mềm nhỏ, tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 6%. (2) Tổng số tiền lƣơng do các doanh nghiệp phát triển phần mềm thanh toán sẽ đƣợc miễn thuế thu nhập. Chính sách miễn thuế điều lệ đầu tư tài sản cố định Các dự án đầu tƣ tại các khu công nghệ cao, sau khi đã đƣợc phê chuẩn, kể từ năm 2000 đƣợc miễn giảm tạm thời thuế điều lệ đầu tƣ tài sản cố định. Chính sách tài chính Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có quyền thành lập các công ty quỹ mạo hiểm và các tổ chức tài chính khác.” [58, tr 3] Bên cạnh việc ƣu tiên cho phát triển các ngành kỹ thuật cao hiện đại, chính phủ Trung Quốc cũng chủ trƣơng giảm tỷ trọng công nghiệp chế biến thông thƣờng, đào thải những ngành kỹ thuật lạc hậu, không có lợi thế về tài nguyên, gây ô nhiễm môi trƣờng. Các ngành sản xuất chế biến thông thƣờng và không chiếm đƣợc ƣu thế trên thị trƣờng nhƣ thiết bị động lực, thiết bị điện lực, máy phát, thiết bị gia dụng, thiết bị chuyển biến điện động, các loại xe chuyên dụng, thiết bị vận tải đƣờng sắt, tàu thủy, vô tuyến phát thanh và thiết bị tiếp nhận, thiết bị văn phòng, cassete.... Để khống chế vấn đề ô nhiễm môi trƣờng, tiêu hao quá nhiều năng lƣợng, Trung Quốc đã tiến hành sửa đổi Luật tiết kiệm năng lƣợng và chính thức có hiệu lực từ ngày 01-04-2008. Luật chú trọng vận dụng biện pháp kinh tế nhƣ chính sách tài chính và thuế để hƣớng dẫn việc tiết kiệm năng lƣợng. Xây dựng các biện pháp quản lý tiết kiệm năng lƣợng nhƣ cơ chế trách nhiệm về mục tiêu tiết kiệm năng lƣợng, cơ chế đánh giá và sát hạch về tiết kiệm năng lƣợng. Bên cạnh đó Luật còn yêu cầu các ban ngành có liên quan xây dựng các tiêu chuẩn về tiêu hao năng lƣợng, từ đó đƣa ra các hình thức xử phạt thỏa đáng đối với các hành vi vi phạm Luật [54, tr 1]. 1.3. CHÍNH SÁCH VỚI CÁC NGÀNH CÓ SỨC CẠNH TRANH YẾU Hiện nay nhiều ngành nghề của Trung Quốc đòi hỏi tập trung vốn và nguồn kỹ thuật, nhƣng thực tế các sản phẩm lại không có lợi thế so sánh, sức cạnh tranh còn yếu, giá trị sản phẩm thấp, hàm lƣợng kĩ thuật thấp. Một giải pháp đƣợc đƣa ra thực hiện đó là nhà nƣớc và doanh nghiệp cùng đầu tƣ vốn để nhập khẩu kỹ thuật từ nƣớc ngoài, nhập khẩu hoàn toàn công nghệ sản xuất.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan