Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác phân loại tài liệu và tổ chức hệ thống tra cứu tìm tin theo ký hiệu phâ...

Tài liệu Công tác phân loại tài liệu và tổ chức hệ thống tra cứu tìm tin theo ký hiệu phân loại tại thư viện đại học sư phạm hà nội

.PDF
82
560
54

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN …………..o0o………….. NGÔ THỊ LINH CÔNG TÁC PHÂN LOẠI TÀI LIỆU VÀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG TRA CỨU TÌM TIN THEO KÝ HIỆU PHÂN LOẠI TẠI THƯ VIỆN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Khoa học thư viện Hà Nội – 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN …………..o0o………….. NGÔ THỊ LINH CÔNG TÁC PHÂN LOẠI TÀI LIỆU VÀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG TRA CỨU TÌM TIN THEO KÝ HIỆU PHÂN LOẠI TẠI THƯ VIỆN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành :Khoa học Thư viện Mã số: 60 32 20 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Mai Hà Hà Nội - 2013 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 5 NỘI DUNG ..................................................................................................... 10 CHƢƠNG 1. PHÂN LOẠI TÀI LIỆU, TÌM TIN THEO KÝ HIỆU PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÕ CỦA PHÂN LOẠI TÀI LIỆU, TÌM TIN THEO KÝ HIỆU PHÂN LOẠI TẠI THƢ VIỆN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2.......10 1.1. Phân loại tài liệu và tìm tin theo ký hiệu phân loại. ................................. 10 1.1.1. Khái niệm phân loại tài liệu. ................................................................. 10 1.1.2. Khái niệm tìm tin và ngôn ngữ tìm tin. ................................................. 10 1.2. Khái quát về Thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2. .................... 17 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển. ....................................................... 17 1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ......................................................................... 19 1.2.3. Cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực............................................................ 21 1.2.4. Cơ sở vật chất ........................................................................................ 22 1.2.5. Nguồn lực thông tin .............................................................................. 23 1.2.6. Ngƣời dùng tin và nhu cầu tin ............................................................... 28 1.3. Vai trò của công tác phân loại tài liệu, tìm tin theo ký hiệu phân loại tại Thƣ viện ĐHSP Hà Nội 2 ............................................................................... 32 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÂN LOẠI TÀI LIỆU VÀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG TRA CỨU TÌM TIN THEO KÝ HIỆU PHÂN LOẠI TẠI THƢ VIỆN ĐHSP HÀ NỘI 2. ................................................................................. 40 2.1. Công tác phân loại tài liệu trong hoạt động xử lý tài liệu tại Thƣ viện ĐHSP Hà Nội 2. .............................................................................................. 40 2.2. Đặc điểm một số Khung phân loại đƣợc áp dụng tại Thƣ viện ĐHSP Hà Nội 2. ............................................................................................................... 42 2.2.1. Khung phân loại 19 lớp. ........................................................................ 42 2.2.2. Khung phân loại DDC. .......................................................................... 43 2.3. Quá trình áp dụng các khung phân loại tại Thƣ viện ĐHSP Hà Nội 2. ... 47 1 2.3.1. Quá trình áp dụng khung phân loại 19 lớp............................................ 48 2.3.2. Quá trình áp dụng khung phân loại DDC Việt hóa 14.......................... 49 2.4. Thực trạng tổ chức hệ thống tìm tin tại Thƣ viện ĐHSP Hà Nội 2. ........ 52 2.4.1. Tổ chức hệ thống tìm tin hiện đại. ........................................................ 54 2.4.2. Công tác phân loại trong tổ chức hệ thống kho mở. ............................. 57 2.4.3. Tổ chức bộ máy tìm tin truyền thống theo phân loại ............................ 61 CHƢƠNG 3. NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC PHÂN LOẠI TÀI LIỆU VÀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG TRA CỨU TÌM TIN THEO KÝ HIỆU PHÂN LOẠI TẠI THƢ VIỆN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2. ...................................................................................................... 68 3.1. Cải tiến công tác phân loại và nâng cao chất lƣợng hệ thống tra cứu tìm tin ..................................................................................................................... 68 3.2. Nâng cao trình độ nghiệp vụ đội ngũ cán bộ làm công tác phân loại ...... 69 3.3. Nâng cao trình độ ngƣời sử dụng thông tin ............................................. 72 3.4. Thiết lập hệ thống tra cứu trực tuyến qua mạng Internet ......................... 74 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 77 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT NGUYÊN VĂN CSDL Cơ sở dữ liệu ĐHSP Đại học sƣ phạm KPL Khung phân loại TVQGVN Thƣ viện quốc gia Việt Nam CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH NGUYÊN VĂN AACR2 Anglo – America Catologuing 2nd DDC Dewey Decimal Classfication MARC Machine Readable Cataloing UDC Universal Decimal Classification OCLC Online Computer Library Center 3 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Số lƣợng tài liệu theo hình thức .... Error! Bookmark not defined. Hình 1.2: Biểu đồ tỉ lệ đầu ấn phẩm theo dạng tài liệuError! Bookmark not defined. Bảng 1.2: Số lƣợng tài liệu theo nội dung ..... Error! Bookmark not defined. Hình 1.3: Thành phần nội dung vốn tài liệu . Error! Bookmark not defined. Hình 2.1. Địa chỉ tra cứu tìm tin ................... Error! Bookmark not defined. Hình 2.2. Nhãn tài liệu .................................. Error! Bookmark not defined. Hình 2.3. Phiếu tiêu đề cấp 1 ........................ Error! Bookmark not defined. Hình 2.4. Phiếu tiêu đề cấp 2 ........................ Error! Bookmark not defined. Hình 2.5. Phiếu tiêu đề cấp 3 ........................ Error! Bookmark not defined. 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Mục tiêu phát triển của Đảng, Nhà nƣớc ta trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nƣớc là “Hội nhập và phát triển”. Trong điều kiện hội nhập quốc tế, ngành thƣ viện Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hƣớng ấy. Một trong những vấn đề cơ bản để hội nhập là tuân thủ những chuẩn mực quốc tế trong hoạt động nghiệp vụ thƣ viện. Việc thống nhất các chuẩn nghiệp vụ thƣ viện sẽ thuận lợi hơn trong việc chia sẻ, trao đổi tài liệu – thông tin giữa các thƣ viện trong khu vực, trong nƣớc và quốc tế; đồng thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu cung cấp thông tin phục vụ bạn đọc. Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc chuẩn hoá về nghiệp vụ nói chung và công tác phân loại tài liệu nói riêng ngày càng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết. Đây là một trong những điều kiện hết sức cần thiết để các cơ quan thông tin – thƣ viện trên toàn cầu có thể chia sẻ nguồn lực thông tin cũng nhƣ đáp ứng nhu cầu thông tin cho ngƣời dùng tin một cách nhanh chóng, đầy đủ và hiệu quả nhất. Phân loại tài liệu là một trong những hoạt động chuyên môn cơ bản của các cơ quan thông tin – thƣ viện. Phân loại tài liệu giúp cho việc tổ chức, sắp xếp kho sách, mỗi ký hiệu là một điểm truy cập, là ngôn ngữ tìm tin quan trọng nhất tạo nên chất lƣợng của bộ máy tra cứu tìm tin. Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thông, các nguồn tin khoa học và công nghệ liên tục đƣợc đổi mới đa dạng về nội dung và hình thức, vì vậy vai trò của công tác phân loại tài liệu ngày càng đƣợc khẳng định. Công tác phân loại luôn đƣợc các thƣ viện và cơ quan thông tin hết sức quan tâm. Phân loại tài liệu là một khâu công tác quan trọng giúp cho việc 5 kiểm soát thƣ mục, góp phần thúc đẩy việc khai thác, trao đổi thông tin trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Trên thế giới và một số thƣ viện lớn ở Việt Nam, phân loại đƣợc áp dụng sâu rộng trong việc tổ chức kho mở và tra cứu thông tin. Ký hiệu phân loại là một trong ba ngôn ngữ tìm tin quan trọng. Mỗi ký hiệu là một điểm truy nhập, giúp ngƣời dùng tin tìm chính xác tới tài liệu mà mình quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay việc tìm tin theo ký hiệu phân loại vẫn chƣa phổ biến, bạn đọc khi đến thƣ viện chủ yếu vẫn tìm tin theo ngôn ngữ đề mục chủ đề và từ khoá. Để tiến hành phân loại tài liệu cần phải có công cụ cần thiết và không thể thiếu đó là Khung phân loại. Khung phân loại là sơ đồ sắp xếp theo một trật tự nhất định các khái niệm thuộc các lĩnh vực tri thức. Trong hoạt động thông tin – thƣ viện. Phân loại tài liệu giữ một vai trò đặc biệt quan trọng vì việc xác định và lựa chọn Khung phân loại khoa học, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng nƣớc là rất quan trọng. Hơn thế, việc lựa chọn, sử dụng Khung phân loại và vấn đề có tính quyết định tới chất lƣợng nguồn tin, hiệu quả phục vụ, khả năng chia sẻ và cung cấp thông tin của bất kỳ cơ quan thông tin – thƣ viện nào. Trƣớc đây, thƣ viện Đại học Sƣ phạm Hà Hội 2 sử dụng Khung phân loại 19 lớp trong công tác phân loại và tổ chức kho sách cũng nhƣ xây dựng hệ thống tìm tin và hiện nay sử dụng Khung phân loại Dewey (DDC) Việt hoá 14. Sử dụng DDC là xu thế tất yếu, tiến tới thống nhất và chuẩn hoá về nghiệp vụ, chia sẻ thông tin toàn cầu. Thƣ viện Đại học Sƣ phạm Hà Hội 2 là một trong những đơn vị đã mạnh dạn áp dụng DDC Việt hoá 14 vào công tác phân loại tài liệu tƣơng đối sớm với mong muốn “chuẩn hoá để hội nhập”, trao đổi và chia sẻ thông tin. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng thƣ viện Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 cũng có một số thuận lợi và khó khăn cần khắc phục. 6 Với những lý do trên tôi đã quyết định chọn đề tài: “Công tác phân loại tài liệu và tổ chức hệ thống tra cứu tìm tin theo ký hiệu phân loại tại thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội 2” với mong muốn nâng cao hiệu quả công tác phân loại và tổ chức tìm tin theo ký hiệu phân loại tại thƣ viện Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, đƣa Thƣ viện ĐHSP Hà Nội 2 phát triển theo xu thế chung của sự nghiệp thƣ viện trong nƣớc, khu vực và trên thế giới. 2. Tình hình nghiên cứu theo đề tài Nghiên cứu về công tác phân loại và tổ chức hệ thống tìm tin theo ký hiệu phân loại có nhiều đề tài và nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau nhƣ: Phân loại tài liệu và tổ chức bộ máy tra cứu tìm tin tại trung tâm thông tin – thƣ viện đại học Quốc gia Hà nội, Vấn đề phân loại và sắp xếp sách trong tổ chức kho mở tại thƣ viện, Lịch sử công tác phân loại tại thƣ viện Quốc gia Việt Nam… 3. Mục đích nghiên cứu. Tìm hiểu công tác phân loại và tổ chức hệ thống tra cứu tìm tin theo ký hiệu phân loại tại thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2: Thực trạng cũng nhƣ giải pháp. 4. Đối tƣợng nghiên cứu. Trên cơ sở khảo sát hiện trạng công tác phân loại tài liệu và tổ chức hệ thống tra cứu tìm tin theo ký hiệu phân loại tại thƣ viện Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phân loại và tổ chức hệ thống tra cứu tìm tin theo ký hiệu phân loại tại thƣ viện Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu. - Cơ sở lý luận về nghiên cứu: Luận văn dựa trên lý luận về thông tin học, thƣ viện học nói chung và khoa học phân loại nói riêng. - Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể: Luận văn sử dụng phƣơng pháp logic, lịch sử, phân tích, so sánh, tống hợp, nghiên cứu tài liệu. 7 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn. Ý nghĩa lý luận: Góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận của khoa học phân loại tài liệu. Ý nghĩa thực tiễn: + Tìm hiểu công tác phân loại tài liệu và tổ chức hệ thống tra cứu tìm tin theo ký hiệu phân loại tại thƣ viện Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2. + Đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng của công tác phân loại tài liệu và tổ chức hệ thống tra cứu tìm tin theo ký hiệu phân loại tại thƣ viện Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2. + Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu cho sinh viên chuyên ngành thông tin – thƣ viện và những ngƣời quan tâm đến công tác phân loại tài liệu và tổ chức hệ thống tra cứu tìm tin trong thƣ viện. 7. Giả thuyết nghiên cứu. Nếu thƣ viện Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đào tạo đƣợc đội ngũ cán bộ vững vàng về phân loại, ngoại ngữ và tin học; áp dụng công nghệ thông tin vào công tác phân loại và tổ chức bộ máy tra cứu tìm tin; đào tạo ngƣời dùng tin về tìm tin theo ký hiệu phân loại; có kế hoạch hồi cố tài liệu hợp lý thì sẽ nâng cao hiệu quả công tác phân loại tài liệu và tổ chức hệ thống tra cứu tìm tin theo ký hiệu phân loại. 8. Dự kiến kết quả nghiên cứu của luận văn. Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo, Luận văn dự kiến gồm 90 trang khổ giấy A4 với bố cục 03 chƣơng: Chƣơng 1. Phân loại tài liệu, tìm tin theo ký hiệu phân loại và vai trò của phân loại tài liệu và tìm tin theo ký hiệu phân loại tại thƣ viện Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2. Chƣơng 2. Thực trạng công tác phân loại tài liệu và tổ chức hệ thống tra cứu tìm tin theo ký hiệu phân loại tại thƣ viện Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2. 8 Chƣơng 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phân loại tài liệu và tổ chức hệ thống tra cứu tìm tin theo ký hiệu phân loại tại thƣ viện Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2. 9 NỘI DUNG CHƢƠNG 1. PHÂN LOẠI TÀI LIỆU, TÌM TIN THEO KÝ HIỆU PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA PHÂN LOẠI TÀI LIỆU, TÌM TIN THEO KÝ HIỆU PHÂN LOẠI TẠI THƢ VIỆN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 1.1. Phân loại tài liệu và tìm tin theo ký hiệu phân loại 1.1.1. Khái niệm phân loại tài liệu Công tác phân loại tài liệu luôn đƣợc các thƣ viện và cơ quan thông tin trên thế giới hết sức quan tâm. Phân loại tai liệu là một khâu công tác quan trọng giúp cho việc kiểm soát thƣ mục, góp phần thúc đẩy việc khai thác, trao đổi thông tin trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Trên thế giới và một số thƣ viện lớn ở Việt Nam phân loại đƣợc áp dụng sâu rộng trong việc tổ chức kho mở và tra cứu thông tin. Phân loại là sự phân chia, sắp xếp các sự vật, hiện tƣợng, khái niệm theo một trật tự nhất định ở những cấp độ nhất định dựa trên những thuộc tính giống và khác nhau giữa chúng để đƣa chúng vào từng nhóm riêng biệt tùy vào mục đích phân loại Phân loại tài liệu là quá trình phân tích tài liệu nhằm xác định những nội dung chủ yếu và thể hiện nội dung bằng các ký hiệu của khung phân loại cụ thể, ký hiệu này có thể đơn giản hay phức tạp tùy thuộc vào nội dung vấn đề đang đề cập. 1.2.2. Khái niệm tìm tin và ngôn ngữ tìm tin Hiện nay thuật ngữ tra cứu thông tin/ tra cứu tin/ tìm tin vẫn chƣa có sự thống nhất. Trong các cơ quan thông tin thƣ viện, thuật ngữ tìm tin đƣợc sử dụng tƣơng đối thông dụng, còn thuật ngữ tra cứu đƣợc sử dụng và rất quen thuộc trong các thƣ viện từ lâu. Thuật ngữ tìm tin (information retrieval) chủ 10 yếu đƣợc dùng để chỉ việc tra cứu tự động hóa có sử dụng máy tính điện tử, còn việc tra cứu thông tin theo phƣơng pháp truyền thống dựa vào các công cụ tra cứu thủ công đƣợc gọi là công tác tra cứu (Reference work). Khái niệm về tìm tin/ tra cứu thông tin đƣợc nhiều tác giả đề cập đến. Sau đây là một số định nghĩa: Tra cứu thông tin là tập hợp các công đoạn kỹ thuật và logic với mục đích cuối cùng là tìm đƣợc các tài liệu, thông tin về chúng hoặc những sự kiện, dữ kiện riêng biệt về vấn đề mà ngƣời dùng tin cần thiết. Tìm tin, tra cứu thông tin hay là tập hợp các công đoạn có mục đích nhằm cung cấp cho ngƣời dùng tin những chỉ dẫn hoặc trả lời câu hỏi đột xuất hay thƣờng xuyên của họ. Tìm tin là quá trình bao gồm những hoạt động mang tính logic nhằm mục đích cung cấp cho ngƣời dùng tin những thông tin phù hợp với yêu cầu của họ theo các dấu hiệu đã có. Tìm tin là quá trình so sánh những yếu tố đặc trƣng của yêu cầu với những yếu tố đặc trƣng của tài liệu nằm trong hệ thống, nhằm xác định sự tƣơng hợp về nội dung, ý nghĩa của các dữ liệu đƣợc so sánh và lựa chọn các tài liệu/ thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu. Từ các định nghĩa trên có thể thấy, tìm tin/ tra cứu thông tin là một thuật ngữ chung dùng để phản ánh quá trình tra cứu dữ liệu hoặc các nguồn tin, trong đó có cả các số liệu dữ kiện. Nhƣ vậy, tra cứu thông tin là quá trình xảy ra giữa con ngƣời và mảng tin thông qua các phƣơng tiện công cụ/ hình thức lƣu trữ thông tin cần thiết khác nhau nhƣ hệ thống mục lục, các bảng tra, các ấn phẩm thông tin các bộ phiếu tra cứu truyền thống/ điện tử cơ sở dữ liệu… Đó là những công cụ tra cứu thông tin quen thuộc trong các cơ quan thông tin – thƣ viện. Để tra tìm thông tin cần thiết phải sử dụng một ngôn ngữ tìm tin. 11 Công cụ tra cứu/ Nguồn tra tìm/ Bộ máy tra cứu – Đó chính là những nguồn thông tin cấp hai giúp ngƣời dùng tin có khả năng tiếp cận tới nguồn thông tin cấp một. Các công cụ tra cứu đƣợc lƣu trữ bằng các hình thức khác nhau nhƣ: hình thức lƣu trữ thông tin truyền thống (thủ công), hình thức lƣu trữ thông tin bán tự động hóa và hình thức lƣu trữ thông tin tự động hóa. Dựa vào các công cụ tra cứu ta có các hình thức cụ thể sau: - Tra cứu thông tin truyền thống/ thủ công: là quá trình tra cứu đƣợc thực hiện thông qua hệ thống tra cứu truyền thống/ thủ công nhƣ: Hệ thống mục lục: - Mục lục chữ cái - Mục lục phân loại - Mục lục chủ đề,… Hộp/ bộ phiếu tra cứu: - Hộp/ bộ phiếu tra cứu chính - Hộp/ bộ phiếu tra cứu chuyên đề - Hộp/ bộ phiếu tra dữ kiện… Ấn phẩm thông tin – thƣ mục: - Bản thƣ mục - Tạp chí tóm tắt - Thƣ mục trích dẫn tạp chí khoa học - Danh mục tài liệu,… Tài liệu tra cứu: - Bách khoa thƣ tổng hợp/ chuyên ngành/ chuyên đề - Các loại từ điển - Sổ tay tra cứu - Niên giám - Niên biểu… 12 Tìm tin bán tự động hóa: Phiếu lỗ mép Phiếu lỗ soi Tuy nhiên, trong thời kỳ công nghệ thông tin và viễn thông phát triển một cách mạnh mẽ và đƣợc ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, các phƣơng tiện tra cứu bán tự động đƣợc tồn tại nhƣ một công cụ mang tính lịch sử. Hiện nay, hầu hết các thƣ viện và các cơ quan thông tin sử dụng phƣơng tiện tra cứu truyền thống hoặc sử dụng song song với phƣơng tiện tra cứu tự động hóa. Đối với các cơ sở dữ liệu/ ngân hàng dữ liệu tuy mới phát triển trong gần ba, bốn thập kỷ nhƣng đã khẳng định đƣợc tính ƣu việt của mình ( mỗi năm tăng trƣởng vào khoảng 2,5%). Tại các thƣ viện trên thế giới việc tra cứu thông tin đƣợc tiến hành chủ yếu bằng phƣơng tiện tự động hóa. Tra cứu thông tin tự động hóa: Tra cứu thông tin tự động hóa còn đƣợc gọi là tìm tin tự động hóa. Tìm tin tự động hóa là quá trình sử dụng máy tính điện tử và/ hoặc mạng máy tính để tìm các thông tin máy tính đọc đƣợc đƣợc lƣu trữ trên bộ nhớ của máy tính hoặc các thiết bị lƣu trữ thông tin điện tử khác và thƣờng đƣợc tổ chức dƣới hình thức cơ sở dữ liệu. Tìm tin tự động hóa còn có thể gọi là tìm tin tin học hóa hoặc tìm tin theo chế độ đối thoại bởi đặc trƣng quan trọng của tìm tin tự động hóa là việc lƣu trữ và tìm kiếm thông tin đƣợc tiến hành trên cơ sở hệ thống tìm tin có các phƣơng tiện tin học và với sự đối thoại giữa ngƣời tìm tin và hệ thống tìm tin. Bộ máy tra cứu trong tìm tin tự động hóa là các cơ sở dữ liệu. Các cơ sở dữ liệu có thể đƣợc chia thành: Cơ sở dữ liệu thƣ mục (CSDL TM). Cơ sở dữ liệu dữ kiện ( CSDL DK). Cơ sở dữ liệu toàn văn: Bách khoa thƣ, từ điển, sổ tay tra cứu,… 13 Nhu cầu về sử dụng tài liệu của ngƣời dùng tin luôn phát triển cùng với sự phát triển văn hóa, kinh tế, khoa học và kỹ thuật. Nhu cầu khai thác, sử dụng tài liệu/ thông tin không chỉ giới hạn trong phạm vi một vùng, một đất nƣớc thông qua việc trao đổi tài liệu, giao lƣu giữa các tổ chức, các cơ quan khoa học, viện nghiên cứu, trƣờng đại học, các thƣ viện và cơ quan thông tin trên toàn thế giới. Để ngƣời dùng tin khai thác đƣợc những thông tin cần thiết, có ích chứa trong tài liệu, các cơ quan thông tin – thƣ viện phải tổ chức tốt các hoạt động của mình, trong đó có việc xây dựng và áp dụng các ngôn ngữ tìm tin phù hợp. Do những đặc trƣng của ngôn ngữ tự nhiên: tồn tại song song với nhiều ngôn ngữ, khác nhau về cấu trúc ngữ pháp, ngữ nghĩa phức tạp, đa dạng nên không thể dùng chúng để xử lý nội dung tài liệu và tra cứu về chúng. Đòi hỏi phải xây dựng ngôn ngữ chuyên dụng để xử lý, tổ chức các hình thức lƣu trữ thông tin và tra cứu thông tin. Đó là ngôn ngữ chuyên dụng – ngôn ngữ tƣ liệu/ ngôn ngữ tìm tin. Ngôn ngữ tƣ liệu: Công cụ để xử lý nội dung tài liệu. Ngôn ngữ tìm tin: Công cụ để thể hiện yêu cầu tin. Ngôn ngữ tìm tin là ngôn ngữ nhân tạo do con ngƣời quy ƣớc và xây dựng dùng để diễn đạt nội dung, ý nghĩa cơ bản của yêu cầu tin, thể hiện bằng một/ một số tài liệu/ thông tin nào đó đáp ứng yêu cầu tin đặt ra. Ngôn ngữ tìm tin là phƣơng tiện để ghi lại một cách cô đọng, có khả năng diễn đạt những khía cạnh chủ yếu của yêu cầu tin, đƣợc đánh chỉ số hoặc mã hóa theo một hệ thống thích hợp. Hiện nay có ba nhóm ngôn ngữ tìm tin chính đang đƣợc sử dụng rộng rãi trong các thƣ viện và cơ quan thông tin là: - Ngôn ngữ tìm tin theo ký hiệu phân loại - Ngôn ngữ tìm tin theo đề mục chủ đề. 14 - Ngôn ngữ tìm tin theo từ khóa. Ngôn ngữ tìm tin sử dụng để tra cứu thông tin theo nội dung, có thể thực hiện việc tra cứu theo hình thức truyền thống cũng nhƣ hình thức tự động hóa. Ngôn ngữ tìm tin theo ký hiệu phân loại hay còn gọi là ngôn ngữ tìm tin theo môn ngành tri thức/ theo đẳng cấp hệ thống là loại ngôn ngữ tìm tin cổ nhất và đƣợc áp dụng rất rộng rãi (có thể xếp thứ nhất trong các ngôn ngữ tìm tin) ở các thƣ viện và cơ quan thông tin. Cơ sở để phân loại tài liệu cũng nhƣ xây dựng bộ máy tra cứu và thể hiện yêu cầu tin là các bảng phân loại – ngôn ngữ tiền kết hợp. Việc phân chia các môn ngành tri thức/ lĩnh vực khoa học trong từng bảng phân loại phụ thuộc vào quan điểm và cách phân định của ngƣời biên soạn. Theo cấu trúc của các bảng phân loại, trong từng môn loại lớn lại có sự phân chia chi tiết theo đẳng cấp. Quan hệ thứ bậc là quan hệ cơ bản đóng vai trò quyết định trong hệ thống phân loại. Do đó khi áp dụng việc xây dựng mục lục phân loại chúng ta sẽ có một hệ thống các dấu hiệu tìm tin theo sơ đồ hình cây. Hiện nay trên thế giới tồn tại song song nhiều bảng phân loại khác nhau. Để thuận lợi cho việc xử lý của cán bộ thông tin – thƣ viện cũng nhƣ ngƣời dùng tin các cơ quan thông tin – thƣ viện hầu nhƣ chỉ sử dụng một bảng phân loại để phân loại tài liệu và ấn phẩm thông tin, tổ chức vốn tài liệu. Qua khảo sát các bảng phân loại đang sử dụng, mỗi bảng đƣợc xây dựng đều có quan điểm, đặc thù riêng, song các bảng phân loại đã thực hiện đƣợc: Tính khoa học: Tính chất này thể hiện ở trật tự sắp xếp logic các lĩnh vực tri thức, phản ánh sự phát triển và mối liên quan, cũng nhƣ mối danh giới giữa các bộ môn khoa học, phù hợp với phân loại khoa học hiện đại, có hệ 15 thống chỉ dẫn, chỉ chỗ hoàn hảo, thể hiện ở kết cấu các kí hiệu chặt chẽ và thống nhất, dễ nhớ dễ sử dụng. Tính hiện đại: tính chất này thể hiện trong nội dung các lớp và các lớp con của bảng phân loại, bao hàm đƣợc những thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới và có khả năng tiên đoán cho tƣơng lai. Tính phổ cập và mềm dẻo: đây là khả năng co dãn và kết hợp của bảng phân loại: nó có thể giản lƣợc cho các thƣ viện quy mô nhỏ và có thể mở rộng cho các thƣ viện lớn mà không phá vỡ cấu trúc, có hệ thống các bảng trợ kí hiệu phong phú và bảng tra chủ đề đầy đủ. Tuy nhiên sử dụng loại ngôn ngữ tìm tin này chúng ta gặp phải một số khó khăn: Với việc sắp xếp tài liệu theo hệ thống các kí hiệu phân loại vấn đề nghiên cứu thƣờng đƣợc phản ánh trong nhiều lĩnh vực khác nhau do đó tài liệu về một vấn đề sẽ bị phân tán, xé lẻ ở nhiều môn khoa học khác nhau trong mục lục phân loại. Do phải quán triệt nguyên tắc phân loại theo môn ngành tri thức thể hiện mối quan hệ thứ bậc trong trật tự logic và các bảng phân loại là ngôn ngữ tìm tin tiền kết hợp, do đó chúng không thể hiện các vấn đề mới một cách kịp thời (phải đợi đến các kỳ chỉnh lý mới có thể bổ sung). Với kết cấu của hệ thống theo sơ đồ hình cây. Mục lục phân loại chỉ đảm bảo cho việc thể hiện mối quan hệ nội hàm trong ngành tri thức mà không phản ánh đƣợc mối quan hệ ngoại vi giữa các vấn đề. Dù cho các bảng phân loại đƣợc biên soạn đều dựa trên nhiều cơ sở khoa học nhất định và có những ƣu thế khác nhau về phƣơng pháp luận, song không thể tránh khỏi những hạn chế trong việc giới thiệu các vấn đề mới hoặc các vấn đề hẹp nhƣng đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. 16 Tuy nhiên, không ai có thể phủ nhận đƣợc ngôn ngữ tìm tin theo môn loại cho phép định hƣớng và tra cứu thông tin theo hệ thống các môn ngành tri thức nhanh chóng, thuận tiện và đầy đủ nhất. Hiện nay, thƣ viện ĐHSP Hà Nội 2 đã xây dựng đƣợc các cơ sở dữ liệu (CSDL) phản ánh nguồn tài liệu hiện có tại cơ quan mình, nối mạng thông tin trong nƣớc, từng bƣớc hoàn thiện bộ máy tra cứu hiện đại để bạn đọc có thể tra cứu tài liệu một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn. 1.2. Khái quát về Thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển Quá trình hình thành và phát triển của Thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 gắn liền với sự phát triển của Nhà trƣờng. Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đƣợc thành lập từ năm 1967, theo Quyết định số 128/CP ngày 14/8/1967 của Chính phủ. Lúc này, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đƣợc đặt ở Cầu Giấy, Từ Liêm, Hà Nội, có nhiệm vụ đào tạo giáo viên khoa học tự nhiên cho các trƣờng phổ thông. Với nhiệm vụ đó, trong các năm 1967 – 1975, trƣờng gồm các khoa tự nhiên: Khoa Toán, Khoa Vật lý, Khoa Hoá, Khoa Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp, Khoa Kỹ thuật Công nghiệp và Khoa Cấp 2. Trƣờng đã đào tạo đƣợc hàng ngàn giáo viên và cán bộ giáo dục. Nhiều cán bộ đó đƣợc thực tập, đào tạo, bồi dƣỡng ở nƣớc ngoài. Trong điều kiện chiến tranh ác liệt, phải sơ tán, phong trào thi đua “Hai tốt” của trƣờng vẫn không ngừng đƣợc đẩy mạnh. Đội ngũ cán bộ trƣởng thành đó có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển các ngành khoa học cơ bản và sự nghiệp giáo dục của nƣớc nhà. Trải qua 45 năm hình thành và phát triển, đến nay Nhà trƣờng đã đạt đƣợc những bƣớc phát triển vƣợt bậc cả về quy mô, đội ngũ và chất lƣợng đào tạo. 17 Về quy mô đào tạo: Trong giai đoạn hiện nay, mỗi năm Nhà trƣờng tuyển sinh hơn 2000 sinh viên hệ chính quy, bên cạnh đó là các hình thức đào tạo theo địa chỉ, cử tuyển, hệ vừa học vừa làm,… Các ngành đào tạo đại học bao gồm 23 ngành, trong đó có 12 ngành cử nhân sƣ phạm và 11 ngành cử nhân khoa học, chủ yếu thuộc về các ngành khoa học cơ bản và khoa học xã hội. Ngoài đào tạo trình độ đại học, đến nay Nhà trƣờng đang tiến hành đào tạo các chuyên ngành thạc sỹ với 9 chuyên ngành và một chuyên ngành nghiên cứu sinh. Về đội ngũ cán bộ: Hiện nay Nhà trƣờng có một đội ngũ cán bộ giảng viên mạnh cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng, là những ngƣời giỏi về trình độ chuyên môn cũng nhƣ năng lực sƣ phạm. Số lƣợng cán bộ của Nhà trƣờng hiện có là 532, trong đó gồm : 01 Giảng viên cao cấp, 123 Giảng viên chính, 187 giảng viên, 07 Phó Giáo sƣ, 43 Tiến sỹ, 160 Thạc sỹ, 06 Nhà giáo ƣu tú. Đặc biệt trong những năm gần đây qua chính sách tuyển dụng, đội ngũ cán bộ, giảng viên Nhà trƣờng ngoài trình độ chuyên môn còn phải đảm bảo trình độ cao về sử dụng ngoại ngữ. Về chất lƣợng đào tạo: Trƣờng đã đào tạo một đội ngũ lớn giáo viên cho các tỉnh, thành trong cả nƣớc với số lƣợng lên hơn 30.000. Rất nhiều trong số đó đã đảm nhiệm những vị trí chủ chốt tại các Sở giáo dục và các trƣờng chuyên nghiệp. Thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đƣợc hình thành ngay từ khi Trƣờng đƣợc thành lập. Trải qua hơn 40 năm hoạt động, Thƣ viện không ngừng phát triển cùng sự đi lên của Nhà trƣờng. Trong tiến trình đổi mới giáo dục, Thƣ viện đã và đang chuyển mình, đổi mới một cách toàn diện, sâu sắc, theo hƣớng hiện đại hóa, nhằm kịp thời đáp ứng những yêu cầu mới của hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và học tập trong điều kiện mới. Từ năm 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan