Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác xã hội đối với người nghèo từ thực tiễn tỉnh hà tĩnh...

Tài liệu Công tác xã hội đối với người nghèo từ thực tiễn tỉnh hà tĩnh

.PDF
107
2119
100

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ HÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI NGHÈO TỪ THỰC TIỄN TỈNH HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÀ NỘI, 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ HÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI NGHÈO TỪ THỰC TIỄN TỈNH HÀ TĨNH Chuyên ngành : Công tác xã hội Mã số : 60 90 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HÀ THỊ THƢ HÀ NỘI, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội về “Công tác xã hội đối với người nghèo từ thực tiễn tỉnh Hà Tĩnh” của cá nhân tôi là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Lê Thị Hà LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và nghiên cứu luận văn tốt nghiệp, bản thân đã nhận được sự giảng dạy, hướng dẫn, quan tâm giúp đỡ tận tình, cũng như sự khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi của thầy cô, gia đình và bạn bè, đồng nghiệp. Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cám ơn chân thành đến các thầy cô giáo, nhà khoa học đang giảng dạy, công tác tại Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học Xã hội Châu Á đã tạo điều kiện về thời gian cũng như hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Hà Thị Thư đã động viên, hướng dẫn, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn; Xin gửi lời cảm ơn đến các anh/chị là lãnh đạo địa phương; những người làm công tác lao động – người có công và xã hội; các ông, bà, cô, bác, anh, chị cư dân của huyện Lộc Hà, Can Lộc, Hương Khê, Thành phố Hà Tĩnh và Thị xã Kỳ Anh đã hợp tác, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn đến Cục Bảo trợ Xã hội, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Tĩnh đã tạo mọi điều kiện cho tôi được tham gia học tập, nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, nhiệt tình hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Dù đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. Hà Tĩnh, tháng 6 năm 2016 Tác giả Lê Thị Hà MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI NGHÈO ............................................................................................... 9 1.1. Một số khái niệm ................................................................................. 9 1.2. Nguyên tắc hoạt động công tác xã hội đối với người nghèo ............. 10 1.3. Hoạt động công tác xã hội đối với người nghèo ............................... 13 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội đối với người nghèo ......................................................................................................... 19 1.5. Các văn bản pháp lý liên quan đến công tác xã hội đối với người nghèo ......................................................................................................... 25 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI NGHÈO TẠI TỈNH HÀ TĨNH ....................................................................................... 29 2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ........................................................... 29 2.2. Thực trạng hoạt động công tác xã hội đối với người nghèo tại tỉnh Hà Tĩnh ........................................................................................................... 30 2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội đối với người nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh .............................................. 41 Chƣơng 3. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH ........................ 57 3.1. Nhóm biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng .. 57 3.2. Nhóm biện pháp nâng cao năng lực .................................................. 58 3.3. Nhóm biện pháp đổi mới nội dung và phương thức thực hiện công tác xã hội đối với người nghèo ....................................................................... 60 3.4. Nhóm biện pháp về xây dựng và phát huy mô hình công tác xã hội đối với người nghèo .................................................................................. 62 KẾT LUẬN...................................................................................................... 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 70 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên đầy đủ BHYT Bảo hiểm y tế CSXH Chính sách xã hội CTXH Công tác xã hội DVXH Dịch vụ xã hội ĐVT Đơn vị tính GRDP GrossRegionalDomesticProduct Tổng sản phẩm trong tỉnh KSTM Khoáng sản thương mại LĐ-TB&XH Lao động – Thương binh và Xã hội UBND Ủy ban nhân dân USD United States dollar Đồng đô la mỹ XĐGN Xóa đói giảm nghèo DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Nhu cầu của người nghèo về nội dung tuyên truyền ...................... 31 Bảng 2.2: Nhu cầu đào tạo nghề, giới thiệu việc làm của người nghèo ......... 34 Bảng 2.3: Sự cần thiết hỗ trợ các dịch vụ xã hội đối với người nghèo ........... 36 Bảng 2.4: Phân loại hộ nghèo theo khu vực và đối tượng .............................. 42 Bảng 2.5: Tỷ lệ hộ nghèo tại các địa bàn nghiên cứu ..................................... 43 Bảng 2.6: Mức độ các nguyên nhân dẫn tới nghèo ......................................... 44 Bảng 2.7: Trình độ nhân viên CTXH cấp xã, phường, thị trấn ...................... 45 Bảng 2.8: Các đặc điểm của nhân viên CTXH ảnh hưởng tới hoạt động CTXH đối với người nghèo ............................................................................ 47 Bảng 2.9: Mức độ các khó khăn mà nhân viên CTXH đang gặp phải ........... 48 Bảng 2.10: Các yếu tố của lãnh đạo chính quyền địa phương ảnh hưởng đến hoạt động CTXH đối với người nghèo ..................................................................... 50 Bảng 2.11: Những hoạt động của cán bộ lãnh đạo địa phương hỗ trợ công tác xã hội đối với người nghèo ............................................................................. 51 Bảng 2.12: Nhân viên CTXH đánh giá các yếu tố phong tục tập quán ảnh hưởng đến hoạt động CTXH với người nghèo ............................................... 53 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Đánh giá của người nghèo nội dung tuyên truyền trong CTXH... 32 Biểu đồ 2.2: Đánh giá của người nghèo về hình thức tuyên truyền trong CTXH .............................................................................................................. 32 Biểu đồ 2.3: Đánh giá của người nghèo về nội dung đào tạo nghề, giới thiệu việc làm ........................................................................................................... 35 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghèo đói là vấn nạn toàn cầu, không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới. Bởi đói nghèo không đơn thuần tác động tới đời sống của người nghèo, mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế, đời sống xã hội, cũng như tình hình chính trị, an ninh…. của đất nước. Nghèo là một phạm trù lịch sử, được nảy sinh, tồn tại và phát triển xuất phát từ những nguồn gốc tự nhiên và xã hội. Bởi vậy, có thể khẳng định: Nghèo sẽ giảm nếu chúng ta xóa bỏ được nguồn gốc sinh ra nó. Giảm nghèo là đòi hỏi cấp bách của toàn nhân loại, là mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc. Ở Việt Nam, giảm nghèo là một chủ trương, một quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước, là Chương trình mục tiêu quốc gia, vì vậy đây thực sự là một cuộc cách mạng xã hội, là phong trào của quần chúng, nhất là ở địa phương. Để thực hiện giảm nghèo, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều chủ trương, chính sách cũng như xây dựng các giải pháp đồng bộ, trong đó có việc đưa công tác xã hội vào là việc làm hết sức cần thiết. Cùng với cả nước, năm 2010 Hà Tĩnh triển khai thực hiện Đề án 32 của Chính phủ, theo đó hoạt động công tác xã hội đối với người nghèo được xem như là một công cụ hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo có cuộc sống ổn định, đảm bảo về vật chất, phong phú về tinh thần, "thúc đẩy" họ vươn lên thoát nghèo bền vững; góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo từ 17,44% năm 2011 xuống còn 5,82% năm 2015, (11,4% theo tiêu chí đa chiều). Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn những hạn chế nhất định, đội ngũ nhân viên vừa yếu vừa thiếu, hiệu quả hoạt động chưa cao; chưa nhận được sự quan tâm đầy đủ của chính quyền địa phương cũng như sự phối, kết hợp đồng bộ của người nghèo và các tổ chức, đơn vị, cộng đồng...Từ những vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài: “Công tác xã hội đối với người nghèo từ thực tiễn tỉnh Hà Tĩnh” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình. 1 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Nghèo đói là một trong những vấn đề được rất nhiều học giả, nhiều chuyên gia trên thế giới quan tâm. Vì vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn này, trong số đó có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: - Xóa đói giảm nghèo và vai trò của nhân viên công tác xã hội (Poverty eradication and the role for social workers) của Nairobi (năm 2010), đã làm rõ những tác động của nghèo đói tới cuộc sống của người dân, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương. Vì vậy, để thực hiện xóa đói giảm nghèo, tác giả hết sức nhấn mạnh vai trò của nhân viên công tác xã hội, thông qua các biện pháp, kế hoạch, dự án nhằm đưa người nghèo thoát ra khỏi đói nghèo và hỗ trợ để họ tự tin vào năng lực của mình; đồng thời cho rằng, sự tham vấn và tham gia của các cá nhân, gia đình và các nhóm dân cư là những yếu tố quan trọng trong xóa đói giảm nghèo. - Vai trò của công tác xã hội trong các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Philippines: tư tưởng, chính sách và các ngành nghề (The role of social work in Philippine poverty – reduction program: ideology, policy, and the profession), đăng trong Tạp chí công tác xã hội và Phát triển, tập 23, số 1, năm 2013, trang 35-47: tác giả đã nghiên cứu xem xét vai trò của công tác xã hội trong 3 chương trình xóa đói giảm nghèo ở Philippines, nhấn mạnh đến việc kiểm tra tập trung vào các giá trị, nguyên tắc làm cơ sở cho việc thực hiện và mối quan hệ với quan niệm cụ thể của công tác xã hội. Trên đây chỉ là hai trong số rất nhiều công trình nghiên cứu công tác xã hội về vấn đề nghèo đói và người nghèo, góp phần nâng cao nhận thức lý luận và thực tiễn về hoạt động này. 2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Hiện nay, ở nước ta các đề tài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào vấn đề giảm nghèo, trong số đó có thể kể tới một số công trình, như: 2 Định hướng tiếp cận giải quyết vấn đề nghèo đói ở nước ta, Nguyễn Hải Hữu, 2005. Trên cơ sở khẳng định nghèo đói là vấn đề chung của toàn cầu không chỉ của riêng Việt Nam, tác giả khẳng định công tác xóa đói giảm nghèo trong thời gian qua ở nước ta đã đạt được những kết quả to lớn. Tuy nhiên, đói nghèo vẫn là thách thức lớn đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục thực hiện, do đó để mục tiêu của chương trình xóa đói, giảm nghèo đạt hiệu quả, theo tác giả, cần tiếp tục phân cấp triệt để cho địa phương, bảo đảm sự hài hòa giữa quyền lợi và trách nhiệm; đối với 35 huyện miền núi nghèo nhất cần đưa vào kế hoạch đầu tư tập trung; cải tiến cơ chế huy động, phân bổ và quản lý nguồn lực theo hướng đa nguồn, coi trọng nguồn tại chỗ; đổi mới cơ chế quản lý theo hướng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành trung ương, các địa phương; tăng cường tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho người dân, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ chuyên trách làm công tác xóa đói, giảm nghèo. [22]. Chính sách xóa đói giảm nghèo thực trạng và giải pháp, Lê Quốc Lý chủ biên, năm 2012. Trong công trình nghiên cứu này, trên cơ sở luận giải các vấn đề lý luận và các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo và thực trạng nghèo đói ở Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010, tác giả đã đánh giá tổng quát việc thực hiện các chính sách đó, đồng thời đã nêu bật những định hướng, mục tiêu, chỉ rõ một số cơ chế, giải pháp để thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian tới [24]. Về an sinh xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020, Mai Ngọc Cường chủ biên, năm 2013. Đây là công trình nghiên cứu, đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về an sinh xã hội, như làm rõ vấn đề lý luận và giới thiệu các mô hình an sinh xã hội. Đồng thời, nêu rõ thực trạng và đánh giá tình hình an sinh xã hội ở nước ta hiện nay nói chung và vấn đề liên quan đến người nghèo nói riêng với những thành tựu, hạn chế cũng như nguyên nhân của nó. Từ đó, tác 3 giả đã chỉ ra phương hướng, giải pháp phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo [11]. Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu như:“Công tác xã hội đối với người nghèo từ thực tiễn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh” của Nguyễn Văn Thanh [34]; “Vai trò của công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo, nghiên cứu trường hợp tại xã Hải Phong, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định”, của Bùi Văn Dương, [12];.... Như vậy, ở nước ta những nghiên cứu về vấn đề nghèo đói được tiến hành từ những năm đầu của thập niên 90. Những cuộc hội thảo khoa học và những nghiên cứu thực nghiệm do các cơ quan, các cá nhân tổ chức đã dần dần phác họa bức tranh toàn cảnh về tình hình chính trị, kinh tế - văn hóa – xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, công tác xã hội vẫn đang còn là một ngành mới ở Việt Nam, nên các công trình nghiên cứu về hoạt động công tác xã hội đối với người nghèo chủ yếu đang dừng lại nghiên cứu ở phạm vi hẹp trong những đề tài luận văn thạc sỹ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về người nghèo, công tác xã hội đối với người nghèo cũng như nghiên cứu thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội đối với người nghèo; từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội đối với người nghèo trên địa bàn Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các vấn đề lý luận về người nghèo, công tác xã hội đối với người nghèo; - Nghiên cứu thực trạng hoạt động công tác xã hội đối với người nghèo qua thực tế ở tỉnh Hà Tĩnh; 4 - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với người nghèo; - Đề xuất các giải pháp thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội đối với người nghèo từ thực tiễn tỉnh Hà Tĩnh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác xã hội đối với người nghèo từ thực tiễn tỉnh Hà Tĩnh. 4.2. Khách thể nghiên cứu - Cán bộ làm công tác xã hội tại địa phương; - Người nghèo, cộng đồng nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; - Cán bộ lãnh đạo chính quyền địa phương. 4.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác xã hội đối với người nghèo, cộng đồng nghèo cụ thể qua các hoạt động: Tuyên truyền nâng cao nhận thức, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ và chính sách xã hội, hoạt động kết nối vận động nguồn lực. - Phạm vi khách thể nghiên cứu: Trên 3 nhóm: 150 người nghèo; 30 nhân viên công tác xã hội; 15 cán bộ lãnh đạo chính quyền địa phương. - Phạm vi địa bàn nghiên cứu: Chọn mẫu đại diện ở các đơn vị: Thành phố Hà Tĩnh, thị xã Kỳ Anh, huyện Can Lộc, huyện Lộc Hà và huyện Hương Khê thuộc tỉnh Hà Tĩnh (Có đồng bằng, ven biển, miền núi, thành phố, thị xã) - Phạm vi thời gian nghiên cứu: Từ năm 2011 đến năm 2015. 5. Phƣơng pháp luận nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận nghiên cứu - Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đói nghèo và cách thức thực hiện giảm nghèo. 5 - Dựa trên quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về vấn đề công tác xã hội và chính sách giảm nghèo. - Dựa trên quan điểm, văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về công tác xã hội và thực hiện chính sách về người nghèo, về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu: Trong đề tài này, tác giả đã khai thác thông tin từ các văn bản, tài liệu, như: các chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật của Đảng, Nhà nước liên quan đến người nghèo và công tác xã hội đối với người nghèo; các báo cáo về thực hiện giảm nghèo, về hoạt động công tác xã hội đối với người nghèo ở Hà Tĩnh. - Phương pháp bảng hỏi: Người được hỏi có thể trả lời trực tiếp vào bảng hỏi hoặc câu trả lời được người hỏi ghi lại trên phiếu đó. Phương pháp bảng hỏi sẽ giúp cho người nghiên cứu thu thập được nhiều thông tin trong một thời gian ngắn. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, phương pháp bảng hỏi được sử dụng cho 150 đối tượng là người nghèo, 30 cán bộ nhân viên công tác xã hội, 15 cán bộ lãnh đạo địa phương với câu hỏi đóng và câu hỏi mở. - Phương pháp quan sát: Tác giả sử dụng phương pháp này kết hợp với phương pháp bảng hỏi, phỏng vấn sâu, nghiên cứu tài liệu và thực tế các tổ chức hoạt động để tìm ra những kết quả nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Là cuộc gặp gỡ, trao đổi, hỏi chuyện giữa người phỏng vấn với một hoặc nhiều đối tượng nhằm thu thập, khai thác thông tin phục vụ hoạt động nghiên cứu. Ưu điểm của phương pháp này là thông tin thu được mang tính chất khách quan, có giá trị và mức độ tin cậy cao; đồng thời khám phá được thế giới nội tâm của đối tượng và tạo ra sự độc quyền về thông tin. Khi tiến hành phỏng vấn sâu, cần chú ý lựa chọn câu hỏi phù hợp với đối 6 tượng và mục đích nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, tác giả thực hiện phỏng vấn sâu 5 trường hợp người nghèo ở 5 đơn vị chọn nghiên cứu. - Phương pháp thống kê, thu thập, xử lý số liệu: Trong quá trình nghiên cứu, sẽ thu thập được rất nhiều thông tin số liệu khác nhau, từ nhiều nguồn. Do đó, đòi hỏi người nghiên cứu cần phải sử dụng các kỹ năng và biện pháp để thống kê và xử lý số liệu, như: Thống kê số liệu thành cách nhóm, tổng hợp, so sánh số liệu để đánh giá hoạt động diễn biến theo chiều hướng nào, tích cực hay tiêu cực. Nếu cần các số liệu thu được có thể xử lý bằng cách biến các số liệu thô thành số liệu tinh, hay lập các bảng, biểu để thuận lợi trong việc đánh giá. Sau khi thu thập toàn bộ những nội dung liên quan tác giả đã thực hiện tổng hợp, kiểm đếm, phân tích số liệu, đưa ra kết quả cuối cùng xây dựng bảng đồ, biểu đồ phục vụ nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm phong phú, sâu sắc hơn những vấn đề lý luận về nghèo, người nghèo, công tác xã hội đối với người nghèo. Từ đó, đề tài sẽ là nguồn tư liệu tham khảo bổ ích cho những nghiên cứu tiếp theo về công tác xã hội đối với người nghèo không chỉ ở Hà Tĩnh mà cho tất cả những cá nhân, tổ chức nào quan tâm vấn đề này cũng có thể khai thác được. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài sẽ giúp cho nhân viên công tác xã hội phát huy được vai trò của mình khi thực hiện các hoạt động công tác xã hội đối với người nghèo; giúp cho các nhà hoạch định chính sách có cơ sở để hoàn thiện, bổ sung các chính sách, chương trình công tác xã hội; sinh viên ngành công tác xã hội, các trường giảng dạy chuyên ngành công tác xã hội có thêm thông tin, tư liệu nghiên cứu; đồng thời đề tài cũng là thông điệp gửi tới cộng đồng cần quan 7 tâm và chung sức giúp đỡ người nghèo với tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”. 7. Cơ cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, đề tài được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội đối với người nghèo Chương 2: Thực trạng công tác xã hội đối với người nghèo tại tỉnh Hà Tĩnh Chương 3: Các biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác xã hội đối với người nghèo từ thực tiễn tỉnh Hà Tĩnh 8 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI NGHÈO 1.1. Một số khái niệm * Khái niệm người nghèo Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhaghen (Đan Mạch) vào tháng 3/1995 đã đưa ra nhận định: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn 1 đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại” [3]. Còn theo Ngân hàng thế giới: “Đối với các nước chậm phát triển: các cá nhân bị coi là nghèo khi mà có thu nhập dưới 0,5 USD/ngày; đối với nước đang phát triển là 1 USD - 2USD/ngày; các nước Châu Âu là 4 USD/ngày; các nước công nghiệp phát triển là 14,4 USD/ngày (chuẩn đô la Mỹ nêu trên là tính theo sức mua tương đương, đối với nước ta 1 USD tương đương với 2800 đồng với thời điểm năm 2004)” [3]. Từ đó có thể thấy rằng, người nghèo là những người không đủ khả năng đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. * Khái niệm công tác xã hội Theo Zastrow (1996): “Công tác xã hội là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ” [25; tr3]. Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai, Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm trợ giúp cá 9 nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội [29; tr19]. Từ các nhận định trên, chúng ta có thể hiểu Công tác xã hội là một nghề, có vai trò giúp đỡ các cá nhân, nhóm, hoặc cả cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và thực hiện chức năng xã hội của mình, cũng như tạo điều kiện để họ thực hiện chức năng đó. * Khái niệm về công tác xã hội đối với người nghèo “Công tác xã hội đối với người nghèo là tiến trình tổ chức, hoạt động của tác viên công tác xã hội với người nghèo và cộng đồng của họ bằng việc thúc đẩy nhận thức, nâng cao năng lực, khả năng tự vươn lên của người nghèo trong việc tìm ra nguyên nhân của sự nghèo đói, xác định ý thức, trách nhiệm, khả năng và tự lựa chọn giải pháp của bản thân và khai thác các yếu tố sẵn sàng giúp đỡ của cộng đồng để thoát nghèo. Mặt khác tác viên phải huy động tài nguyên, tính sẵn sàng của cộng đồng giúp đỡ người nghèo thoát nghèo, tạo ra sự hài hòa của quan hệ giữa người nghèo với cộng đồng”[6; tr43]. Hay nói cách khác Công tác xã hội đối với người nghèo là các hoạt động chuyên nghiệp nhằm hỗ trợ, giúp đỡ "đối tượng" nâng cao năng lực bản thân, tự cải thiện cuộc sống vươn lên thoát nghèo bền vững. 1.2. Nguyên tắc hoạt động công tác xã hội đối với ngƣời nghèo Trên cơ sở các nguyên tắc hoạt động nghề nghiệp của CTXH nói chung, trong CTXH đối với người nghèo thực hiện theo 7 nguyên tắc cơ bản sau: Thứ nhất, chấp nhận đối tượng. Nguyên tắc này đòi hỏi cho dù người nghèo là ai, hoàn cảnh ra sao thì hoạt động CTXH cũng phải tôn trọng, chấp nhận các giá trị, niềm tin và văn hoá của họ. Nhưng điều đó không có nghĩa là đồng tình với những quan điểm, hành vi không đúng; tránh kết án, phê phán, lên lớp đối với người nghèo, bởi như vậy khiến họ dễ mặc cảm, mất tự tin và càng 10 khó thay đổi bản thân mà ngược lại cần tạo sự tin tưởng và khơi dậy động lực vươn lên ở người nghèo. Ý nghĩa của nguyên tắc: Giúp cho nhân viên CTXH tạo được lòng tin, thúc đẩy sự hợp tác và chia sẻ của người nghèo, đó là nền tảng thiết lập mối quan hệ tương tác trong quá trình hoạt động. Thứ hai, tạo điều kiện cho người nghèo chủ động tham gia giải quyết vấn đề. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản, bởi chỉ người nghèo mới hiểu về hoàn cảnh cũng như mong muốn của mình, nên vấn đề cũng chỉ được giải quyết hiệu quả khi chính họ là người thực hiện. Do đó, cần tạo điều kiện cho người nghèo tham gia toàn bộ quá trình, từ khâu đánh giá vấn đề tới ra quyết định, lựa chọn giải pháp, thực hiện giải pháp cũng như lượng giá kết quả của giải pháp đó. Trong hoạt động này nhân viên CTXH chỉ đóng vai trò xúc tác, định hướng, trợ giúp, động viên, khích lệ người nghèo thực hiện mà không làm thay, làm hộ. Ý nghĩa của nguyên tắc: Giúp cho người nghèo học hỏi cách thức giải quyết vấn đề, để từ đó họ tăng cường khả năng tự đối phó với tình huống có vấn đề xảy ra. Thứ ba, tôn trọng quyền tự quyết của người nghèo. Nguyên tắc này được hiểu, người nghèo mới là người quyết định giải quyết vấn đề của họ như thế nào, nhân viên CTXH có thể đưa ra các phương án để người nghèo lựa chọn, tránh áp đặt ý kiến của mình. Tuy nhiên, trong trường hợp quyết định của họ gây tác hại đến bản thân hoặc người khác thì quyền tự quyết của đối tượng phải bị giới hạn và nhân viên CTXH phải đứng về phía luật pháp để làm rõ và định hướng cho người nghèo. Ý nghĩa của nguyên tắc: Giúp cho người nghèo trở nên tự tin, nâng cao khả năng đưa ra quyết định đúng đắn trong cuộc sống. 11 Thứ tư, đảm bảo tính cá biệt của người nghèo. Mỗi người nghèo đều có đặc điểm riêng biệt về bản thân, hoàn cảnh gia đình, môi trường sống, đặc điểm văn hóa, truyền thống,...Vì vậy, khi trợ giúp người nghèo, nhân viên CTXH phải tìm hiểu đối tượng, từ đó linh hoạt giải quyết vấn đề, không áp dụng một kiểu can thiệp bất di bất dịch, ngay cả khi cùng chung một vấn đề. Ý nghĩa của nguyên tắc: Đảm bảo lợi ích thiết thực của người nghèo, đáp ứng đúng nhu cầu của họ và rèn luyện khả năng ứng phó linh hoạt trong giải quyết vấn đề, khắc phục sự bảo thủ, quan liêu, cứng nhắc trong quá trình trợ giúp. Thứ năm, đảm bảo tính riêng tư, bí mật thông tin của người nghèo. Nguyên tắc này thể hiện sự tôn trọng những vấn đề riêng tư của người nghèo và không được phép chia sẻ những thông tin đó khi chưa có sự đồng ý của họ. Trong trường hợp cần phải chia sẻ thông tin thì phải được họ cho phép. Ý nghĩa của nguyên tắc: Giúp cho người nghèo tin tưởng vào nhân viên CTXH, từ đó họ sẵn sàng chia sẻ và hợp tác. Thứ sáu, nhân viên CTXH phải tự ý thức về chính mình. Chức năng của nhân viên CTXH là hỗ trợ người nghèo giải quyết vấn đề, phục vụ người nghèo là trách nhiệm của bản thân, vì vậy cần tránh lạm dụng quyền lực, vị trí công việc để mưu lợi cá nhân, tránh độc tài, bảo thủ, ngụy biện ảnh hưởng đến nguyên tắc tự quyết của người nghèo. Ý nghĩa của nguyên tắc: Giúp nhân viên CTXH biết về trách nhiệm, quyền hạn, chức năng của mình trong công tác, luôn tự kiểm điểm, đánh giá bản thân và có biện pháp rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng làm việc. Thứ bảy, quan hệ giữa nhân viên CTXH và người nghèo là bình đẳng. Quan hệ giữa nhân viên CTXH với người nghèo là quan hệ cơ bản nhất, nên 12 cần đảm bảo tính bình đẳng, tôn trọng, thân thiện, tương tác hai chiều, khách quan, nhằm hướng tới mục tiêu trợ giúp người nghèo giải quyết được vấn đề. Ý nghĩa của nguyên tắc: Giúp cho nhân viên CTXH đảm bảo tính khách quan và sự công bằng trong quá trình thực hiện công việc. Như vậy, trong hoạt động CTXH đối với người nghèo, nhân viên CTXH cần đảm bảo tuân thủ thực hiện tốt các nguyên tắc trên để đem lại hiệu quả hỗ trợ và giúp đỡ người nghèo cao nhất. 1.3. Hoạt động công tác xã hội đối với ngƣời nghèo 1.3.1. Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức Do đặc điểm kinh tế và khả năng, điều kiện tiếp cận thông tin hạn chế, nên người nghèo ít biết đến các chủ trương, chính sách, pháp luật... nên trong hoạt động CTXH đối với người nghèo, cần xem tuyên truyền là hoạt động cần thiết và phải được thực hiện thường xuyên, lâu dài, vì: “Tuyên truyền là hoạt động truyền bá những kiến thức, giá trị tinh thần đến đối tượng, nhằm mục đích cảm hóa, thuyết phục, biến những kiến thức, giá trị tinh thần đó thành nhận thức, niềm tin thúc đẩy đối tượng hành động theo những định hướng và nhằm mục tiêu nhất định” [20; tr67]. Tuyên truyền sẽ giúp người nghèo được tiếp cận với các chủ trương, chính sách, các dịch vụ xã hội, từ đó tự thay đổi nhận thức, nuôi dưỡng ý chí vươn lên thoát nghèo. Để hoạt động tuyên truyền trong CTXH đạt hiệu quả, cần thực hiện tốt các khâu sau: - Về nội dung tuyên truyền: + Tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về người nghèo, công tác XĐGN, về nghề CTXH tới mọi tầng lớp nhân dân. + Tuyên truyền, giáo dục nâng cao trình độ dân trí, kiến thức khoa học kỹ thuật, công nghệ, quản lý kinh tế, các dịch vụ hỗ trợ xã hội cho người nghèo, như: Dịch vụ giáo dục, y tế, nhà ở, vốn tín dụng, pháp lý,... 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan