Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác xã hội hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình tại huyện kiến thụy thành phố h...

Tài liệu Công tác xã hội hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình tại huyện kiến thụy thành phố hải phòng luận văn ths. công tác xã hội

.PDF
91
1307
148

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------- NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN KIẾN THỤY THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Công tác xã hội Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------- NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN KIẾN THỤY THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60 90 01 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ CÔNG TÁC XÃ HỘI Xác nhân của Chủ tịch Hội đồng Xác nhận Giáo viên hƣớng dẫn GS.TS. Đặng Cảnh Khanh Hà Nội - 2015 GS.TS. Lê Thị Quý LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được nêu trong Luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Nguyễn Thị Huyền Trang LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy trong chương trình cao học Công tác xã hội khóa 2011 – Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn Hà Nội, những người đã giúp tôi có nhiều kiến thức về Công tác xã hội làm nền tảng cho tôi thực hiện Luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS. Lê Thị Quý đã quan tâm , nhiệt tình hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ chính quyền, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam huyện, các tổ chức đoàn thể và nhân dân tại huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng đã thu xếp thời gian cung cấp thông tin và hợp tác với tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được những góp ý của quý thầy cô và các anh chị học viên. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên Nguyễn Thị Huyền Trang MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6 4. Ý nghĩa của nghiên cứu 7 5. Câu hỏi nghiên cứu 7 6. Giả thuyết nghiên cứu 8 7. Phạm vi nghiên cứu 8 8. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 8 9. Phương pháp nghiên cứu 8 NỘI DUNG CHÍNH 11 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU 11 1.1. Một số lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu 11 1.1.1. Thuyết hệ thống sinh thái 11 1.1.2. Thuyết nữ quyền 14 1.1.3. Phương pháp Công tác xã hội nhóm 23 1.2. Các khái niệm 25 1.2.1. Khái niệm bạo lực gia đình 25 1.2.2. Khái niệm nạn nhân 25 1.2.3. Khái niệm hỗ trợ 26 1.2.4.Khái niệm công tác xã hội 26 1.2.5. Các dạng bạo lực gia đình được xác định hiện nay 27 1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 29 Chƣơng 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN KIẾN THỤY, THÀNH PHỐ 32 HẢI PHÒNG 2.1. Khái lược về vấn đề bạo lực gia đình tại huyện Kiến Thụy 32 2.2. Các dạng bạo lực gia đình tại huyện Kiến Thụy 35 2.3. Nguyên nhân bạo lực gia đình 36 2.4. Hậu quả của bạo lực gia đình 2.5. Đặc điểm tâm lý của phụ nữ sống trong gia đình có chồng bạo lực tại huyện Kiến Thụy 2.6. Đặc điểm của gia đình có bạo lực gia đình tại huyện Kiến Thụy 41 45 47 CHƢƠNG 3. ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT VÀ KỸ NĂNG CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC HỖ TRỢ PHỤ NỮ NẠN NHÂN BẠO LỰC 49 GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN KIẾN THỤY, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 3.1. Mục đích của NAV 49 3.2. Các hoạt động trợ giúp 50 3.3. Bài học kinh nghiệm 55 3.4. Can thiệp với nhóm nạn nhân bạo lực gia đình 57 3.5. Kết quả ban đầu của mô hình nhìn từ góc độ công tác xã hội 65 KẾT LUẬN 71 KHUYẾN NGHỊ 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 PHỤ LỤC 76 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù của xã hội, gia đình mang lại sự êm ấm, hạnh phúc cho mỗi người và giúp xã hội ổn định. Mỗi chúng ta ai cũng ý thức được giá trị của gia đình mang lại, đó là nơi giúp cân bằng tâm lý, tìm lại được những giây phút thư giãn trong sự ấm áp, thân thương của gia đình. Dù chúng ta có đi đâu, làm công việc gì thì cũng hướng về nơi có gia đình mình đang ở đó. Với ý nghĩa như vậy, nhưng không phải ai cũng ý thức được giá trị của gia đình, có những người đã xem nhẹ vai trò của tổ ấm gia đình, có những hành vi đi ngược lại với đạo lý của dân tộc ta. Đó có thể là hành vi chồng đánh vợ, vợ mắng chửi chồng, hành hạ con cái và người già… Những hành vi ấy làm băng hoại đi giá trị đạo đức, phá vỡ tính cố kết của gia đình. Bạo lực gia đình đang là một vấn nạn đối với xã hội. Ngày 14/5/2014, Ngân hàng Thế giới công bố báo cáo với nhan đề “Tiếng nói và Năng lực” cho biết, hơn 700 triệu phụ nữ trên toàn thế giới là nạn nhân của bạo lực gia đình và phần lớn trong số họ hầu như không có khả năng bảo vệ chính bản thân mình. Báo cáo cũng cho biết tình hình bạo lực gia đình nghiêm trọng nhất xảy ra tại khu vực Nam Á và châu Phi, nơi có hơn 40% phụ nữ từng là nạn nhân bạo lực gia đình. Tình trạng bị bạo hành cùng với những thua thiệt mang tính hệ thống mà phụ nữ phải chịu đựng đang là những nhân tố quan trọng cản trở sự tiến bộ và khiến hàng trăm triệu phụ nữ rơi vào cảnh đói nghèo. Theo Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam được chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc công bố ngày 25/10/2010, cứ ba phụ nữ có gia đình hoặc đã từng có gia đình thì có một người chiếm 34% cho biết họ đã từng bị chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục. Số phụ nữ có 1 hoặc từng có gia đình hiện đang phải chịu một trong hai hình thức bạo hành này chiếm 9%. Nếu xem xét đến cả ba hình thức bạo hành chính trong đời sống vợ chồng là thể xác, tình dục và tinh thần thì có 58% phụ nữ Việt Nam cho biết đã từng là nạn nhân của ít nhất một hình thức bạo lực gia đình kể trên. Các kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng phụ nữ bị chồng lạm dung nhiều hơn gấp ba lần so với khả năng họ bị người khác lạm dụng. Tại một số vùng cứ 10 người phụ nữ thì có 4 người nhận thấy gia đình không phải là nơi an toàn đối với họ. Ở vùng Đông Nam Bộ, 42% phụ nữ cho biết họ đã từng bị chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục. Huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng là một huyện thuần nông, kinh tế còn nghèo nàn, vì vậy đời sống nhân dân khó khăn và các tệ nạn xã hội như bạo lực gia đình vẫn còn diễn ra. Trong khi đó công tác xã hội chưa được chú ý phát triển cho nên có rất nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ, ví dụ như việc cứu trợ các nạn nhân bạo lực gia đình, giúp đỡ các phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi, người già cô đơn.. Nằm trong tình hình chung của các địa phương trong cả nước, sự hiểu biết về công tác xã hội và hoạt động theo lý thuyết và kỹ năng của công tác xã hội ở huyện Kiến Thụy còn sơ sài. Nhiều hoạt động có mang tính chất của công tác xã hội nhưng chưa được coi là công tác xã hội đã cản trở việc thực hiện nó và đóng góp cho hoạt động công tác xã hội nói chung. Chẳng hạn như việc hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình đã được các tổ hòa giải, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên và các tổ chức xã hội khác ở địa phương đã làm nhưng chưa được tổng kết. Vì lẽ đó tôi chọn đề tài“Công tác xã hội hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình tại huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng”. Với hy vọng qua nghiên cứu sẽ đem những ánh sáng của lý thuyết công tác xã hội và kỹ năng thực hành của no vào những công việc cụ thể của địa phương và cũng từ những kinh nghiệm thực tế nghiên cứu đề tài sẽ đóng góp những kinh nghiệm của huyện Kiến Thụy vào trong lý thuyết và kĩ năng công tác xã hội của cả nước. 2 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu: Hiện nay, những nghiên cứu dưới góc độ công tác xã hội về bạo lực gia đình còn thiếu. Mà các tác phẩm chủ yếu về bạo lực gia đình là đứng trên góc độ xã hội học và phụ nữ học, chúng tôi xin dẫn ra đây một số tác phẩm tiêu biểu : Tác phẩm Bạo lực gia đình - Một sự sai lệch giá trị của Lê Thị Quý và Đặng Vũ Cảnh Linh năm 2007 - là tác phẩm đã xuất bản rất sớm của Việt Nam và đưa ra 03 mô hình can thiệp của các tổ chức, trung tâm nghiên cứu giới và phát triển, tổ chức NAV. Trong đó có nêu một phần rất quan trọng về công tác hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình dưới góc độ cộng đồng (Trung tâm nghiên cứu giới và phát triển, tổ chức NAV) ; y tế (CIDSE). Đây là những kinh nghiệm đầu tiên quý báu cho công tác xã hội trong việc cứu trợ nạn nhân như lập các ban quản lý phòng chống bạo lực gia đình, đội can thiệp nhanh và lập các địa chỉ tin cậy bằng sự hỗ trợ của cộng đồng Tác phẩm „„Nỗi đau thời đại‟‟ của Lê Thị Quý năm 1996 là tác phẩm đi sâu phân tích vấn đề bạo lực gia đình dưới hai dạng „„bạo lực không nhìn thấy được‟‟ và „„bạo lực nhìn thấy được‟‟. Với thiên chức nhiều người phụ nữ chỉ là cái bóng của chồng con, đã quên đi những ước mơ của đời mình trong gian bếp, tã lót, chậu quần áo. Rất nhiều phụ nữ không chỉ bị đanh đập ngược đãi mà còn là nạn nhân của „„bạo lực không nhìn thấy được‟‟. Tác phẩm đã giúp cho nhiều nhà nghiên cứu, nhà hoạt động xã hội sử dụng hai dạng bạo lực vào công việc của mình. Báo cáo Nghiên cứu đa quốc gia của WTO về sức khỏe phụ nữ và bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam năm 2010. Trong đó có nêu lên một số kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình. Dự án Nâng cao Bình đẳng giới – Hạn chế bạo lực gia đình của tổ chức Bắc Âu trợ giúp Việt Nam (NAV) tại huyện Kiến Thụy năm 2010 – 2012. Là dự án tiếp nối của dự án tại Huế của tổ chức này và những kinh nghiệm tại Huế 3 trong đó cứu trợ nạn nhân đã và đang được thực hiện ở Kiến Thụy là thuận lợi cho đề tài đóng góp thực hiện dự án. Công trình nghiên cứu của GS.TS Bùi Ngọc Hoàn của trường Đại học Ternessee ở Knoxvill đã viết: „„Bạo hành gia đình không dành riêng cho một xã hội nào, tất cả mọi nơi trên thế giới đều có vấn nạn này kể cả Hoa Kỳ nơi sự can thiệp của chính quyền và của pháp luật được xem là rất tích cực và cương quyết từ 20 năm qua. Nhưng với người Việt di dân tại Mỹ thì nguyên do chủ yếu là nhiều người không biết luật pháp rất nghiêm khắc với người vi phạm‟‟ (GS.TS. Bùi Ngọc Hoàn viết trong bản phúc trình). Công trình nghiên cứu thực hiện năm 2000 trong cộng đồng người Việt tại quận Cam, Houston, Boston và Lansing (Michigan) của GS.TS. Bùi Ngọc Hoàn cho thấy phần lớn người Việt (97%) đều biết rõ luật pháp cấm đoán nạn bạo hành nhưng chỉ có một số ít (64%) biết rằng nếu vi phạm sẽ bị truy tố ra tòa, bị án tù, bị ghi vào hồ sơ tư pháp hay có thể bị trục xuất nếu không có quốc tịch. Công tác phòng chống bạo lực gia đình – tài liệu dành cho học viên ngành hành pháp và tư pháp Việt Nam. Tài liệu này được xây dựng thử nghiệm và chỉnh lý trong khuôn khổ dự án của cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm liên hiệp quốc (UNODC). Tăng cường năng lực cho các cơ quan hành pháp và tư pháp chống bạo lực gia đình ở Việt Nam. Dự án nhằm đóng góp cho mục tiêu phòng ngừa bạo lực gia đình đối với phụ nữ một cách hiệu quả thông qua tăng cường năng lực cho các cơ quan hành pháp và tư pháp. Trên cơ sở mục tiêu của dự án, lực lượng công an và tư pháp sẽ được tập huấn về nguyên tắc bình đẳng giới, các đặc điểm của bạo lực gia đình và phương pháp thực hiện tốt nhất để áp dụng đối với nạn nhân, người làm chứng và thủ phạm. Mục tiêu của tài liệu này là tăng cường hiểu biết cho cán bộ công an, ủy ban nhân dân, các cơ quan điều tra, viện kiểm soát và tòa án về động cơ của bạo lực gia đình nguyên nhân gốc rễ của bạo lực gia đình và khái niệm về bình đẳng giới. Bên cạnh đó, giới thiệu đến cán bộ cảnh sát và tư pháp các luật của Việt Nam và chuẩn mực quốc tế liên 4 quan đến những vấn đề chính trong việc giải quyết bạo lực gia đình, nhất là bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình. Tài liệu tập trung vào bạo lực đối với phụ nữ trong quan hệ gia đình và quan hệ tình cảm, bao gồm bạo lực từ chồng hoặc bạn tình, chồng cũ hoặc bạn tình cũ, đồng thời gồm cả bạo lực từ các thành viên khác trong gia đình như con trai, bố mẹ chồng, hoặc những người thân khác. Báo cáo „„Pháp luật phòng chống bạo lực gia đình ở Singapore nhìn từ góc độ bảo vệ quyền của phụ nữ‟‟ của TS. Nguyễn Tuyết Mai, giảng viên Khoa Luật Hình sự trường Đại học Luật Hà Nội được đăng trên tạp chí Luật học số 2 năm 2010. Báo cáo đã đưa ra được thực trạng bạo lực gia đình từ năm 1995 có 3639 vụ đến năm 2008 có 338 vụ. Đó là kết quả từ những nỗ lực đáng kể của phong trào cải cách pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Singapore. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến Điều lệ phụ nữ (Women‟s Charter) được thông qua vào năm 1961 để bảo vệ các quyền của phụ nữ và trẻ em gái ở Singapore. Toàn bộ nội dung của Điều lệ được đưa vào bộ Luật hình sự thành chương 353 của bộ Luật. Điều lệ phụ nữ là cơ sở pháp lý cho sự bình đẳng giữa vợ và chồng thông qua các nội dung cơ bản sau: quy định chế độ đa thê là bất hợp pháp; công nhận quyền người vợ được li thân với chồng; quy định sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ cho hai vợ chồng trong việc quản lí gia đình và con cái; quy định nghĩa vụ của người chồng trong việc cấp dưỡng cho vợ và con cái của mình trong thời kì hơn nhân và sau khi li hôn; quy định quyền của người chồng hoặc vợ khi li hôn được chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân; cho phép một bên là chồng hoặc vợ bị đánh đập được bảo vệ khỏi thủ phạm; quy định chế tài cho hành vi tội phạm đố với phụ nữ và trẻ em. Bên cạnh đó, tác phẩm đề cập đến những nỗ lực giải quyết vấn nạn bạo lực gia đình tại Singapore. Tài liệu Bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình của TS Vũ Mạnh Lợi viết năm 2007 được Ban Gia đình xã hội, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam xuất bản với sự tài trợ của UNFPA và SDC. Tài liệu đề cập đến vấn đề giới ở Việt Nam hiện nay. Bình đẳng giới có nguồn gốc lịch sử, văn hóa, kinh tế và 5 xã hội phức tạp. Bất bình đẳng giới là vấn đề của toàn cầu. Chưa có nước nào xóa bỏ được hoàn toàn bất bình đẳng giới dù nhiều nước có cam kết chính trị mạnh mẽ về vấn đề này. Việt Nam là một nước nghèo song có tình trạng bình đẳng giới tốt hơn rất nhiều so với các nước có cùng trình độ phát triển kinh tế. Việt Nam là nước nghèo đang trên đà phát triển trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhân dân Việt Nam, cả nam và nữ đang có nhiều khó khăn, thách thức và cả các cơ hội trong quá trình phát triển. Nhiều nhu cầu bức xúc của phụ nữ cũng là những bức xúc chung của nam giới. Do nhận thức xã hội về bình đẳng giới có nhiều thay đổi trong 10 năm qua, càng ngày chúng ta càng nhận ra nhiều điều không công bằng giữa nam và nữ mà trước đây nhiều người cho là bình thường. Trong nhiều lĩnh vực phụ nữ chịu thiệt thòi hơn nam giới một cách không công bằng do tình trạng bất bình đẳng giới trong cả suy nghĩ và hành động của nhiều người vẫn còn tồn tại dai dẳng. Tài liệu chỉ ra hạn chế ở những vấn đề thực tế mà tác giả thấy bất bình đẳng giới đang là trở ngại cho sự phát triển của phụ nữ chứ không đưa ra những nhận định toàn diện về cả thành tựu và thách thức. Những bất bình đẳng giới cũng là trở ngại cho sự phát triển chung của xã hội do nó đã hạn chế sự đóng góp tích cực và sáng tạo của các thành viên nữ trong xã hội vào sự nghiệp chung. Nói cách khác, xóa bỏ bất bình đẳng giới chẳng những đem lại lợi ích cho phụ nữ, mà còn đem lại lợi ích cho xã hội, kể cả nam giới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích:  Phân tích thực trạng bạo lực gia đình và hoàn cảnh của phụ nữ nạn nhân ở huyện Kiến Thụy và công tác cứu trợ nạn nhân đang được thực hiện tại địa bàn.  Ứng dụng về lý thuyết và kỹ năng của công tác xã hội hỗ trợ cho nạn nhân. 6  Trên cơ sở nghiên cứu đưa ra các giải pháp để phát triển công tác xã hội trong việc hỗ trợ nạn nhân. Nhiệm vụ nghiên cứu:  Tiến hành phỏng vấn xã hội học làm rõ thực trạng bạo lực gia đình và hoàn cảnh của phụ nữ nạn nhân ở huyện Kiến Thụy và công tác cứu trợ nạn nhân đang thực hiện tại địa bàn.  Phân tích những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế của các giải pháp hiện hành.  Lập nhóm nạn nhân và thực hiện các kỹ năng công tác xã hội nhóm.  Đề ra các giải pháp. 4. Ý nghĩa của nghiên cứu:  Ý nghĩa khoa học: Thông qua một nghiên cứu cụ thể tác giả dùng các lý thuyết về công tác xã hội và các kỹ năng thực hành để ứng dụng vào địa bàn nghiên cứu, việc chứng minh các kiến thức này sẽ giúp tác giả hiểu sâu sắc các lý thuyết và ứng dụng lý thuyết vào một trường hợp cụ thể. Sẽ giúp cho địa phương hiểu thêm vai trò của công tác xã hội trong việc cứu trợ nạn nhân ở địa phương.  Ý nghĩa thực tế: Nghiên cứu trang bị thêm các kỹ năng về công tác xã hội cho tác giả và góp phần phổ biến cho các tổ chức, cá nhân huyện Kiến Thụy đang hoạt động chống bạo lực gia đình. 5. Câu hỏi nghiên cứu:  Thực trạng của bạo lực gia đình và công tác xã hội hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình ở huyện Kiến Thụy như thế nào? 7  Cần phải áp dụng lý thuyết và kỹ năng gì của công tác xã hội vào việc hỗ trợ nạn nhân của huyện Kiến Thụy.  Những bài học kinh nghiệm gì rút ra từ các hoạt động trên ? 6. Giả thuyết nghiên cứu:  Tại huyện Kiến Thụy hiện nay việc vận dụng kiến thức về công tác xã hội để giải quyết các vấn đề hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình đã được triển khai hay còn trong trạng thái „„vùng trắng‟‟.  Các tổ chức và cá nhân ở huyện Kiến Thụy chưa có hiểu biết đầy đủ về công tác xã hội hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình. 7. Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. 8. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu:  Đối tượng nghiên cứu: Công tác xã hội hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình tại huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.  Khách thể: Phụ nữ nạn nhân, những cán bộ tổ hòa, người dân, cán bộ NAV và cán bộ chính quyền địa phương. 9. Phƣơng pháp nghiên cứu:  Phương pháp xã hội học:  Phỏng vấn sâu (định tính): Gồm 40 phỏng vấn. Phỏng vấn là phương pháp cụ thể để thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thông quan việc tác động tâm lý – xã hội trực tiếp giữa người đi hỏi và người được hỏi nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu. Kết hợp với phỏng vấn là quan sát và lắng nghe để thu thập thông tin được chính xác, hiệu quả và khách quan hơn. 8 Đối tượng phỏng vấn Số lượng Nạn nhân bạo lực gia đình 12 Bố mẹ, anh chị em nạn nhân bạo lực gia đình 10 Cán bộ Hội phụ nữ 7 Cán bộ Đoàn thanh niên 2 Cán bộ chính quyền 9  Bảng hỏi (định lượng): Gồm 180 phiếu bao gồm các đối tượng sau: phụ nữ nạn nhân bạo lực gia đình (phiếu 42); bố mẹ người thân nạn nhân bạo lực gia đình (30 phiếu); cán bộ hội phụ nữ (18 phiếu); cán bộ y tế (18 phiếu); cán bộ đoàn thanh niên (18 phiếu); cán bộ hội nông dân (18 phiếu); cán bộ chính quyền địa phương (36 phiếu).  Phương pháp phân tích tài liệu Phân tích tài liệu là việc xem xét các thông tin có sẵn trong các tài liệu để rút ra những thông tin cần thiết nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Các báo cáo nghiên cứu khoa học đã được thẩm định: cụ thể là các nghiên cứu về tình hình chung về bạo lực gia đình trên thế giới và Việt Nam, các nghiên cứu về các việc phòng chống bạo lực gia đình, những các tiếp cận với hệ thống dịch vụ trợ giúp của nạn nhân bạo lực gia đình đang diễn ra như thế nào. Các báo cáo về việc thực hiện chính sách pháp luật về bạo lực gia đình, báo cáo hoạt động về việc trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình tại Việt Nam và các báo cáo cụ thể của địa phương.  Phương pháp công tác xã hội:  Kỹ năng Công tác xã hội nhóm: Là một tiến trình trợ giúp mà trong đó các thành viên trong nhóm được tạo cơ hội và môi trường có các hoạt động tương tác lẫn nhau, chia sẻ những mối quan tâm hay những vấn đề chung, tham gia vào các hoạt động nhóm nhằm 9 đạt được tới mục tiêu chung của nhóm và hướng đến giải quyết những mục đích của cá nhân thành viên giải tỏa những vấn đề khó khăn. Trong hoạt động công tác xã hội nhóm, một nhóm thân chủ được thành lập, sinh hoạt thường kỳ dưới sự điều phối của người trưởng nhóm và đặc biệt là sự trợ giúp, điều phối của nhân viên xã hội. [1.tr.34] 10 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU: 1.1. Một số lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu: 1.1.1. Thuyết hệ thống sinh thái: Lý thuyết hệ thống được khởi xướng bởi nhà sinh học người Áo là Ludving Von Bertalanffy (1901-1972), ông đưa ra tư tưởng Lý thuyết hệ thống cơ thể năm 1930, chính thức viết lý thuyết hệ thống năm 1949, xuất bản lý thuyết hệ thống tổng thể năm 1968. W.R Ashby (1917-1999) là nhà tâm lý học người Anh. Ông viết nhập môn điều khiển học năm 1956 với những ý tưởng từ lý thuyết hệ thống của Bertalanffy và Wiener. Ông được xem là cha đẻ của lý thuyết hệ thống và điều khiển học. Novert Wiener là nhà triết học toán người Nga, gốc do Thái, nhập cư ở Mỹ. Ông là tác giả của “Điều khiển học hay sự điều khiển và giao tiếp trên loài và máy móc” (1948). Claude Elwood Shannon là nhà toán học người Mỹ, ông sáng lập lý thuyết thông tin hiện đại. Với triết lý “thông tin không phải vật chất hoặc ý thức, thông tin là thông tin”. Ông có ước vọng trình bày lý thuyết hệ thống dưới dạng phi toán học. T. Parson là nhà xã hội học người Mỹ. Tác phẩm tiêu biểu là Ấn phẩm “hệ thống xã hội”. Ông nhìn hệ thống xã hội ở 4 khía cạnh: thích ứng, đạt mục tiêu, hội nhập và duy trì hệ thống. Thuyết hệ thống được sử dụng trong công tác xã hội như một công cụ trợ giúp nhân viên xã hội khi học phải sắp xếp, tổ chức những lượng thông tin lớn thu thập được để xác định mức độ nghiêm trọng của vấn đề và tìm cách can thiệp. Ví dụ như khi nhân viên xã hội với cá nhân/nhóm/cộng đồng với rất nhiều 11 những tác động phức tạp giữa đối tượng và những sự kiện xảy ra. Việc tổ chức thông tin thành hệ thống sẽ giúp nhân viên xã hội nhìn nhận vấn đề sáng tỏ hơn. Mỗi thành viên trong hệ thống gia đình đều có sự tương tác lẫn nhau, và mỗi hệ thống gia đình lại tương tác với môi trường xã hội mà nó đang sống. Thuyết hệ thống sinh thái là một lý thuyết rất quan trọng trong nền tảng triết lý của ngành Công tác xã hội nó nói lên sự liên hệ giữa các hệ thống (các tổ chức nhóm) và vai trò của cá nhân trong môi trường sống. Lý thuyết này dựa trên giả thiết rằng, mỗi cá nhân đều trực thuộc vào môi trường và hoàn cảnh sống. Cả cá nhân và môi trường đều được coi là một sự thống nhất, mà trong đó các yếu tố liên hệ và trực thuộc lẫn nhau rất chặt chẽ (Compton, 1989). Trong mỗi môi trường sinh thái, các hệ thống hoạt động vừa có tính chất riêng biệt và phức tạp, vừa có sự trao đổi liên kết chặt chẽ giữa chúng. Để hiểu biết về một yếu tố nào đó trong môi trường (ví dụ như một cá nhân), chúng ta phải nghiên cứu để hiểu cả hệ thống môi trường xung quanh của nó. Vì vậy, trong công tác xã hội bất cứ một việc can thiệp hoặc giúp đỡ một cá nhân của một tổ chức nào đó đều có liên quan và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống đó. Trong lý thuyết này, tất cả các vấn đề của con người phải được nhìn nhận một cách tổng thể trong mối quan hệ với các yếu tố khác, chứ không chỉ nhìn nhận và tác động một cách đơn lẻ. Mọi người trong hoàn cảnh sống đều có những hành động và phản ứng ảnh hưởng lẫn nhau, và một hoạt động can thiệp hoặc giúp đỡ với một người sẽ có ảnh hưởng đến những yếu tố xung quanh. Vì thế, trong các hoạt động công tác xã hội, chúng ta phải nhìn vấn đề cần thay đổi trên nhiều phương diện và ở nhiều mức độ khác nhau, trên lĩnh vực cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội và thế giới. Môi trường bao gồm ba cấp độ: Cấp độ vi mô là các quan hệ trực tiếp của từng cá nhân, hay nó cách khác, nó chính là cuộc sống của cá nhân mỗi con người.. Ví dụ gia đình là nơi cá nhân sinh ra và lớn lên có ảnh hưởng trực tiếp; lớp học là nơi cá nhân tham gia hàng 12 ngày để thu thập kiến thức kỹ năng; cơ quan là nơi cá nhân cống hiến sức lao động và sự sáng tạo để khẳng định mình… Cấp độ trung mô bao gồm hai loại: Cấp trung mô nội sinh và cấp trung mô ngoại sinh. Cấp trung mô nội sinh: ví dụ mối liên lạc giữa gia đình và nhà trường, gây nên sự ảnh hưởng trực tiếp tới học sinh. Cấp trung mô ngoại sinh: Ví dụ nơi làm việc của người cha, nhưng sự kiện xảy ra tại nơi làm việc của cha như bị sa thải, hoặc tăng lương có thể ảnh hưởng đến thái độ của anh ta với con mình khi anh ta trở về nhà từ đó ảnh hưởng đến đứa trẻ . Cấp độ vĩ mô: Là những yếu tố là bản chất hay quy định của xã hội, cộng đồng có ảnh hưởng đến cá nhân nằm trong đó. Như chính sách, văn hóa, tôn giáo, kinh tế, chính trị…đã tác động tới cuộc sống các thành viên. Tăng cường khả năng xây dựng và giải quyết các vấn đề cho thân chủ. Nhân viên công tác xã hội cần thể hiện vai trò: khả năng giúp đỡ; giảng giải giúp thân chủ học các kỹ năng giải quyết vấn đề, phân loại nhận thức, đưa ra những thông tin phù hợp thiết lập mô hình hành vi; tạo điều kiện thuận lợi cho thân chủ bằng việc duy trì sự tự do của thân chủ về hành động từ những áp lực không phù hợp, xác định những nhiệm vụ huy động sự trợ giúp của môi trường; làm trung gian hòa giải; biện hộ; tổ chức như việc đưa thân chủ vào các mối tương tác với nhau hoặc tạo dựng những mạng lưới xã hội mới. Điểm mạnh của lý thuyết hệ thống sinh thái là tạo được một cách tiếp cận thống nhất từ các quan điểm khác nhau của tâm lý học, xã hội và cộng đồng. Nó mang tính tương tác giúp thúc đẩy cách hiểu về tác động giữa các cá nhân và cá nhân với hệ thống. Bên cạnh đó, cho phép có sự tích hợp các quan điểm lý luận. Đồng thời, định hướng cho việc đánh giá về hành vi. Điểm hạn chế của lý thuyết hệ thống sinh thái là không mang tính mô tả, là một lý thuyết tổng quát, khó áp dụng vào các tình huống cụ thể, là lý thuyết có nhiều mối liên kết nhưng lại không đưa ra lý thuyết cụ thể nào để kết nối các lý thuyết đó theo cách giải thích. 13 Có thể nói, nạn nhân của bạo lực gia đình cũng là một cá nhân trong xã hội, chính vì vậy mà cũng chịu tác động của các tiểu hệ thống bên ngoài. Đó là gia đình, xã hội, các tổ chức đoàn thể chính quyền, bệnh viện, tòa án…. Vận dụng lý thuyết hệ thống đã chỉ ra mối liên kết tất yếu trong mạng xã hội giữa cá nhân với cá nhân, với nhóm và ngược lại. Đó là mối liên hệ giữa nạn nhân bạo lưc gia đình với người gây ra bạo lực, với gia đình, ông bà cha mẹ và ngược lại. Trong việc hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình không thể không chú ý đến sự ảnh hưởng qua lại đó. Tạo dựng và phát huy những tiềm năng, sức mạnh của hệ thống sẽ tạo nên những lợi thế trong việc trợ giúp nạn nhân của bạo lực gia đình. 1.1.2. Thuyết nữ quyền: Từ thế kỷ XVII sự biến đổi của tình hình kinh tế - chính trị - xã hội ở Châu Âu, đặc biệt ở Anh đã tác động lớn đến cuộc sống của người phụ nữ xã hội đương thời. Sự phân công lao động trong xã hội ngày càng phức tạp hơn, những đơn vị sản xuất ngày càng lớn hơn đã làm cho phụ nữ bị loại trừ khỏi các nghề mà trước đây họ đã từng đảm nhận như buôn bán, in ấn, chế ủ rượu bia, y học. Thay vào đó họ bị hạn chế vào các hoạt động trong gia đình và ngay cả những phụ nữ thuộc tầng lớp quý tộc cũng không ngoại lệ. Hơn nữa sau cải cách tôn giáo, các tu viện là nơi trốn tránh xã hội thực tại không còn nữ. Số phụ nữ kết hôn tăng và kết hôn trở thành một nhu cầu kinh tế và người phụ nữ cũng lệ thuộc vào chồng nhiều hơn trước. Những phụ nữ không kết hôn phải tự kiếm sống, không được xã hội tôn trọng. Trong bối cảnh xã hội như vậy, vấn đề vai của phụ nữ trở thành một vấn đề xã hội bức xúc và trở thành chủ đề của các cuộc tranh luận, các công trình nghiên cứu về vai trò của phụ nữ và mối quan hệ giới trong xã hội. Đến cuối thế kỷ XVIII một số tư tưởng nữ quyền theo chủ nghĩa tự do được hình thành ở Anh. Cuộc tranh luận nổi tiếng nhất về quyền của phụ nữ mang tư tưởng của chủ nghĩa tự do được thể hiện trong cuốn Sự bênh vực quyền của phụ nữ của Marry Wollstonecraft. Trong tác phẩm này, các tranh luận dựa trên phân tích tâm lý và sự bất lợi về kinh tế của phụ nữ do sự bắt buộc 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan