Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác xã hội trong can thiệp trợ giúp nữ công nhân bị bạo lực gia đình tại ph...

Tài liệu Công tác xã hội trong can thiệp trợ giúp nữ công nhân bị bạo lực gia đình tại phường khai quang - thành phố vĩnh yên - tỉnh vĩnh phúc luận văn ths. công tác xã hội

.PDF
111
788
111

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------ĐÀO PHƢƠNG THÙY CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CAN THIỆP TRỢ GIÚP NỮ CÔNG NHÂN BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI PHƢỜNG KHAI QUANG - THÀNH PHỐ VĨNH YÊN - TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội-2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------ĐÀO PHƢƠNG THÙY CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CAN THIỆP TRỢ GIÚP NỮ CÔNG NHÂN BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI PHƢỜNG KHAI QUANG - THÀNH PHỐ VĨNH YÊN - TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60 90 01 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn An Lịch Hà Nội-2013 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 5 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 5 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu và can thiệp .............................................. 7 2.1. Những nghiên cứu liên quan đến vấn đề bạo lực gia đình .................... 7 2.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới .............................................................. 9 2.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam .............................................................. 12 2.2. Một số mô hình phòng chống bạo lực gia đình đã được triển khai trên thế giới và ở Việt Nam .................................................................................... 18 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................ 22 3.1. Ý nghĩa khoa học..................................................................................... 22 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 23 4. Mục đích của đề tài ................................................................................... 23 5. Khách thể, vấn đề nghiên cứu và can thiệp ............................................ 24 5.1. Khách thể nghiên cứu và can thiệp ........................................................ 24 5.2. Vấn đề nghiên cứu và can thiệp ............................................................. 24 6. Phạm vi nghiên cứu và can thiệp ............................................................. 24 7. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 24 8. Phƣơng pháp nghiên cứu và can thiệp .................................................... 25 8.1. Phương pháp luận................................................................................... 25 8.2. Phương pháp nghiên cứu và can thiệp cụ thể ....................................... 25 9. Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 26 Chƣơng 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................ 28 1.1. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu và can thiệp ............................ 28 1.1.1. Lý thuyết hệ thống - sinh thái .............................................................. 28 1.1.2. Lý thuyết can thiệp khủng hoảng ........................................................ 32 1.1.3. Lý thuyết nhận thức hành vi................................................................ 34 1.1.4. Lý thuyết gắn bó ................................................................................... 35 1.2. Các khái niệm công cụ ........................................................................... 37 1 1.2.1. Khái niệm bạo lực ................................................................................ 37 1.2.2. Khái niệm bạo lực gia đình.................................................................. 37 1.2.3. Khái niệm Công tác xã hội .................................................................. 40 1.3. Cơ sở pháp lý của can thiệp .................................................................. 42 1.3.1. Các văn bản mang tính quốc tế ........................................................... 42 1. 3.2. Hệ thống chính sách, pháp luật của Việt Nam .................................. 43 Chƣơng 2.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TẠI ĐỊA PHƢƠNG 46 2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ............................................................... 46 2.2. Tình hình bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại địa bàn nghiên cứu ... 48 2.2.1. Khái quát chung ................................................................................... 48 2.2.2. Một số trường hợp điển cứu ................................................................ 50 2.3. Đánh giá chung về tình hình bạo lực gia đình đối với phụ nữ, nữ công nhân và hiệu quả của các biện pháp can thiệp tại địa phƣơng ................. 60 2.3.1. Tình trạng bạo lực gia đình ................................................................. 60 2.3.2. Các biện pháp can thiệp địa phương đã thực hiện............................. 66 2.3.3. Đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp của địa phương ..... 69 Chƣơng 3.QUÁ TRÌNH CAN THIỆP TRỢ GIÚP ĐỐI TƢỢNG ............... 72 2.1. Xác định đặc điểm đối tƣợng can thiệp................................................ 72 2.1.1. Nhiệm vụ, mục tiêu và phương pháp xác định đặc điểm đối tượng can thiệp ................................................................................................................. 72 2.1.2. Mô tả thân chủ ..................................................................................... 73 2.2. Lập kế hoạch giải quyết vấn đề............................................................. 82 2.2.1. Các mục tiêu ......................................................................................... 82 2.2.2. Đánh giá nguồn lực hỗ trợ .................................................................. 84 2.2.3. Xây dựng kế hoạch hoạt động giải quyết vấn đề ................................ 85 2.3. Thực thi kế hoạch và đánh giá .............................................................. 87 2.3.1. Thực thi kế hoạch................................................................................. 87 2.3.2. Đánh giá - tiếp tục hay chấm dứt sự giúp đỡ...................................... 89 2 2.4. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình can thiệp và biện pháp khắc phục ....................................................................................................... 91 2.4.1. Thuận lợi .............................................................................................. 91 2.4.2. Khó khăn và biện pháp khắc phục ...................................................... 91 3.5. Bài học kinh nghiệm............................................................................... 92 3.5.1. Mối liên hệ giữa kiến thức, kỹ năng và giá trị trong quá trình can thiệp ................................................................................................................. 92 3.5.2. Những kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng trong thực hành Công tác xã hội .................................................................................................................... 94 3.5.3. Kinh nghiệm trong việc giải quyết vấn đề bạo lực gia đình............... 96 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 103 KHUYẾN NGHỊ .............................................................................................. 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 106 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BBĐG: Bất bình đẳng giới BĐG: Bình đẳng giới BL: Bạo lực BLGĐ: Bạo lực gia đình CLB: Câu lạc bộ CTXH: Công tác xã hội KCN: Khu công nghiệp LHQ: Liên Hợp Quốc NCN: Nữ công nhân NVCTXH: Nhân viên công tác xã hội PCBLGĐ: Phòng chống bạo lực gia đình PN: Phụ nữ 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bạo lực gia đình là vấn đề phổ biến đối với mọi quốc gia, mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là BLGĐ đối với phụ nữ. Đây là một hiện tượng gây trở ngại lớn cho việc thực hiện các mục tiêu bình đẳng, phát triển vì sự tiến bộ của PN. Ở Việt Nam, tình trạng BLGĐ đối với PN xảy ra khá phổ biến và đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng đến thể chất, sức khoẻ, tinh thần… của người PN mà còn ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và tạo nên các hành vi lệch chuẩn của trẻ em trong tương lai. Ngoài ra, BLGĐ đối với PN còn ảnh hưởng đến xã hội như gây mất trật tự an ninh công cộng, làm gia tăng tội phạm và các tệ nạn xã hội... Tại Hội thảo “Thực trạng bạo lực gia đình và các hoạt động can thiệp” tại Trung tâm Phụ nữ và Phát triển trong 2 ngày, ngày 21 và ngày 22/7/2007, Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết: “Phụ nữ hiện chiếm 50,8% dân số và 50,6% lực lượng lao động của cả nước, họ đã có những đóng góp rất lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và phát triển đất nước. Tuy nhiên, một thực tế mà không chỉ PN Việt Nam phải đối mặt chính là thực trạng BLGĐ. Đây là vấn đề mang tính toàn cầu, làm tổn hại đến thể chất, tinh thần của nhiều PN và làm mất ổn định, hạnh phúc gia đình. BLGĐ xảy ra thường xuyên với tần số cao thường làm giảm sự tự chủ, tính sáng tạo, gây ra những tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn về thể chất và tinh thần của người bị hại. Những nãm gần đây, BLGĐ xảy ra với tính chất ngày càng nghiêm trọng, có sự gia tãng nhanh chóng đối tượng vi phạm cũng như nạn nhân ở khắp các vùng miền trong cả nước”[60] Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu về BLGĐ đặc biệt là BL của người chồng đối với người vợ. Bên cạnh đó, cũng có nhiều chương trình, dự án phòng chống BLGĐ thông qua nghiên cứu, hành động, can thiệp ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Những dự án, chương trình can thiệp, trợ 5 giúp này dần từng bước đem lại những hiệu quả tích cực nhằm hạn chế hậu quả của BLGĐ nhưng những mô hình trợ giúp mới chỉ mang tính thí điểm, chưa mở rộng cho những PN bị BLGĐ nói chung, mô hình trợ giúp cho những đối tượng đặc thù chưa có. Vì vậy, việc cụ thể hóa các chương trình, dự án PCBLGĐ đến từng địa phương, từng ngành từng lĩnh vực hay đến từng nhóm đối tượng đang trở thành một yêu cầu cần thiết và quan trọng để công tác PCBLGĐ thực sự đem lại hiệu quả cao nhất. Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đồng thời là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế - đặc biệt là kinh tế công nghiệp, hàng loạt khu công nghiệp được hình thành, lực lượng lao động từ các nơi đổ xô về các khu công nghiệp này, số lượng công nhân tăng lên nhanh chóng mà trong số này lực lượng nữ công nhân chiếm phần lớn. Phường Khai Quang - thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc là địa bàn được quy hoạch thành một khu công nghiệp với rất nhiều công ty, doanh nghiệp được xây dựng và hoạt động tại đây. Phường Khai Quang cũng là địa bàn tập trung rất nhiều nữ công nhân đang sinh sống. Đi cùng với sự phát triển kinh tế là những hệ lụy ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của một bộ phận không nhỏ những NCN. Bởi nhiều nguyên nhân mà nhiều chị em đang là nạn nhân của BLGĐ. Phải sinh sống, lập nghiệp xa gia đình, xa quê hương, cha mẹ, họ hàng; phải sinh sống tại các khu nhà trọ thiếu đảm bảo; đời sống gặp nhiều khó khăn... nên khi bị BLGĐ họ thiếu sự quan tâm, thiếu môi trường trợ giúp từ những người thân, chính bản thân họ cũng chưa nhận thức được vấn đề của mình.Trong khi đó, chính quyền, các tổ chức, người dân tại địa phương cũng chưa có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề này. Vì vậy, BLGĐ đối với PN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và NCN tại phường Khai Quang nói riêng vẫn đang xảy ra, cản trở sự phát triển của PN, đe dọa sự bình yên của gia đình và sự ổn định của xã hội. 6 Do đó, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Công tác xã hội trong can thiệp trợ giúp cho nữ công nhân bị bạo lực gia đình tại phường Khai Quang Thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc” hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc giải quyết tình trạng BLGĐ hiện nay. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu và can thiệp 2.1. Những nghiên cứu liên quan đến vấn đề bạo lực gia đình Về lịch sử hoạt động phòng chống BL đối với PN được đề cập trong nhiều báo cáo và nghiên cứu khoa học. Theo từng giai đoạn lịch sử, các hình thức phòng chống BL đối với PN ngày càng có sự chuyển biến. Sáng kiến phòng chống BLGĐ đối với PN xuất hiện trong kế hoạch hành động tại Hội nghị phụ nữ Quốc tế lần 1 nãm 1975. Lúc này, các biện pháp chủ yếu để phòng chống BL đối với PN chỉ ở phạm vi gia đình, trong đó chú ý đến các biện pháp giáo dục và cung cấp kĩ năng giải quyết xung đột để bảo vệ nhân phẩm cho các thành viên trong gia đình. Tại Hội nghị phụ nữ Quốc tế lần 2 nãm 1980 đã thông qua Nghị quyết về PCBLGĐ đặt trong bối cảnh chăm sóc sức khỏe, y tế. Đồng thời, kêu gọi các quốc gia xây dựng các chương trình loại bỏ BLGĐ. Vào năm 1985, tại Hội nghị phụ nữ Quốc tế lần 3, các chiến lược hành động vì sự tiến bộ của PN đã công nhận BLGĐ diễn ra phổ biến và dưới nhiều hình thức khác nhau. Do vậy, Hội nghị kêu gọi xây dựng chính sách quốc gia một cách toàn diện về các hoạt động can thiệp nhằm ngăn chặn tình trạng BLGĐ. Đồng thời, nâng cao nhận thức của người dân về BLGĐ đối với PN như là một vấn đề xã hội cần được giải quyết. Nãm 1992, trong báo cáo của Ủy ban loại bỏ phân biệt đối xử với PN - cơ quan theo dõi, giám sát thực hiện Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (gọi tắt là Công ước CEDAW được Đại hội đồng LHQ phê chuẩn ngày 18/12/1979) đã khẳng định BLGĐ đối với PN xuất phát từ nguyên nhân BBĐG. Trong báo cáo nêu rõ nhận định BLGĐ đối với PN ảnh hưởng 7 nghiêm trọng đến quyền con người và thông qua nhiều hoạt động đóng góp việc giải quyết vấn đề này. Tuyên bố Viên và chương trình hành động được Đại hội đồng LHQ thông qua tháng 12/1993 tại thủ đô nước Áo có đoạn viết: “BL đối với PN là sự thể hiện quan hệ bất bình đẳng mang tính lịch sử giữa nam và nữ, dẫn đến sự thống trị của nam đối với nữ, sự phân biệt đối xử của nam đối với nữ và cản trở sự tiến bộ đầy đủ của PN”[4]. Dựa vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề, tuyên bố đưa ra các điều khoản để bảo vệ PN. Bên cạnh đó, tuyên bố còn nhấn mạnh đến vai trò của các tổ chức PN quốc tế cùng góp sức vào việc phòng chống nạn BLGĐ đối với PN. Tại Hội nghị Dân số và Phát triển được tổ chức ở Cai rô - Ai Cập năm 1994, BLGĐ được coi là một trong những mục tiêu cần được quan tâm trên thế giới. Đây cũng là lúc mà chính phủ các nước cho rằng BLGĐ không còn là vấn đề của riêng mỗi cá nhân mà là sự quan tâm của toàn thể cộng đồng. BLGĐ không chỉ ảnh hưởng đến bản thân PN mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của gia đình. Tuyên bố và chương trình hành động thông qua tại Hội nghị phụ nữ Thế giới ở Bắc Kinh năm 1995 tiếp tục củng cố tinh thần của các hội nghị trước. Từ ngày 4 đến 6/12/2001, tại Phnômpênh (Campuchia) đã diễn ra Hội nghị về Luật pháp chống BL với PN trong gia đình ở vùng Tiểu Mê kông gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Hội nghị diễn ra với 5 mục tiêu: -Tãng cường sự cải thiện về luật pháp cho sự tiến bộ về quyền con người của PN ở các nước Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. - Xây dựng những hiểu biết chung về vấn đề BLGĐ và khả năng của từng nước trong việc phát triển các chiến lược kiểm soát BLGĐ. - Xây dựng dự thảo khung pháp lý quốc gia về vấn đề BLGĐ ở bốn nước - Chia sẻ kinh nghiệm từ các tổ chức phi chính phủ ở một số nước đã đạt được các thành tích trong việc hỗ trợ pháp luật trong vấn đề BLGĐ. Hội nghị đã thống nhất một số vấn đề: 8 - BLGĐ không phải là chuyện riêng của gia đình - PN đang bị coi là phụ thuộc vào nam giới trên phạm vi toàn cầu... Nãm 2003, lần đầu tiên Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị Quyết số 58/185 đề nghị chuẩn bị báo cáo nghiên cứu chuyên sâu về các hình thức BLGĐ từ đó có những hoạt động can thiệp nhằm góp phần giải quyết vấn đề này. Trong những năm gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu về BLGĐ ở trên thế giới và ở Việt Nam, sau đây là một số công trình tiêu biểu: 2.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới Báo cáo “Nghiên cứu sâu về bạo hành với phụ nữ” của Nguyên Tổng thư kư LHQ Kofi Annan được trình bày tại Kỳ họp lần thứ 61 của Đại hội đồng LHQ thể hiện rõ tình hình BL với PN đang diễn ra ở 71 quốc gia thuộc phạm vi nghiên cứu. Trong báo cáo, Tổng thư ký làm rõ các yếu tố và nguy cơ gây ra BL với PN là việc sử dụng BL để giải quyết xung đột; sự thờ ơ của nhà nước và các nguy cơ ở cấp độ cá nhân, gia đình, cộng đồng. Những hoạt động có triển vọng nhằm giải quyết vấn nạn này chú trọng vào luật pháp, cung cấp dịch vụ và phòng ngừa. Tuy nhiên, thách thức đặt ra cho nhân loại không ít - thách thức do: những nỗ lực khác nhau và những nguồn lực không tương xứng; thiếu hụt cách tiếp cận toàn diện và có lồng ghép; thiếu ngân quỹ; thiếu sự xử phạt; những hình thức phân biệt đối xử và thiếu việc đánh giá.[17] Nãm 1992, tác giả Margaret Schuler (chủ biên) và các cộng sự có tác phẩm “Freedom from Violence - Women’s Strategies from Around the World” (Tự do từ bạo lực - Chiến lược toàn cầu của phụ nữ) đã phản ánh tình trạng BL chống PN tồn tại từ các nước phát triển như Mỹ đến các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh. Tính đa dạng của hoàn cảnh, văn hóa, nguyên nhân, các hình thức BL...mà tác giả đề cập đã nói lên tính phổ biến của các dạng BL chống PN trong đó có BLGĐ. Tác phẩm đã cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về vấn đề và chiến lược liên quan đặc biệt đến BL giới - đó là mở rộng chương trình tuyên truyền vận động, giáo dục, cải cách luật pháp và hành động chống BL đối với PN.[49] 9 Nãm 1994, với tác phẩm “Loving to Survive - Sexual Terror Men’s Violence and Women’s Live” (Tình yêu đến sự sống - Sự khủng bố tình dục của người đàn ông và cuộc sống của người PN), các tác giả Dee.L.R. Graham, Edna.I. Rawligs và Roberta.K. Rigsby đã nêu rõ các ảnh hưởng do BL của nam giới đối với PN và tâm lý của họ. Tình trạng hiện tại của nhiều PN là ở dạng nô lệ, bị giam cầm và việc liên tục bị đánh sẽ làm mất khả năng xây dựng năng lực cho họ. Đây không phải là vấn đề mang tính “tự nhiên” mà là một vấn đề xã hội. Trong tác phẩm này, các tác giả cho rằng chỉ có Thuyết nữ quyền cấp tiến là thừa nhận BL của nam giới đã ảnh hưởng tới cuộc sống của người PN.[46] Nãm 1995, cuốn sách “Violence, Silence and Anger - Women’s Writing as Transgression” (Bạo lực, im lặng và sự giận dữ - Bài viết của PN về sự tội lỗi) do Deirdre Lashgari chủ biên tạo cơ sở cho các nhà nữ quyền trình bày các tư tưởng về sự im lặng, sự tức giận và nhu cầu nói lên tiếng nói chống lại BL. Nhiều hình thức BL đã được đề cập đến trong tác phẩm này như áp bức tình dục; áp bức của chủ nghĩa thực dân; mâu thuẫn giữa mẹ và con gái; các chủ đề chống chiến tranh và hậu quả của nó đối với PN và trẻ em; các vấn đề giới, chủng tộc, giai cấp, văn hóa và BL...[47] Tại Hội nghị y khoa do Viện nhân đạo Pháp tổ chức năm 2001, Hội nghị đã báo cáo nghiên cứu “Phụ nữ, nạn nhân của BLGĐ và vai trò của giới y khoa” của giáo sư Roger Herrion. Giáo sư Roger Herrion và nhóm nghiên cứu đã điều tra 700 phụ nữ trong độ tuổi từ 25 - 49 và đưa ra kết luận rằng: Có 60% người thường xuyên chịu những cú đấm, đá, chửi bới, cưỡng dâm. Ngoài những chấn thương về thể xác, các nạn nhân còn bị tổn thương về tinh thần. Đặc biệt, phụ nữ mang thai sẽ ảnh hưởng đến đứa con sau khi ra đời. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phần lớn những kẻ bạo hành là người có quyền lực trong xã hội và hầu như tất cả đều có rượu, bia. Điều đáng quan tâm là khi bị BL, PN rất ngại tố cáo với cảnh sát vì họ lo sợ hoặc xấu hổ.[58] Năm 2001, các tác giả Charlotte Watts, Lori Heise, Mary Ellsberg và Claudia Garcia Moreno của Tổ chức y tế thế giới - WHO viết tác phẩm “Putting 10 women first: Ethical and Safety Recommendations for Research on Domestic Violence Against Women” (Đặt PN lên hàng đầu: Các khuyến nghị về an toàn và đạo đức cho nghiên cứu về BLGĐ đối với PN) trong đó nêu rõ các khuyến nghị cần thiết khi nghiên cứu về BLGĐ đối với PN, đó là: - Sự an toàn của người trả lời và của nhóm nghiên cứu là sự quan trọng tối cao và sẽ định hướng cho toàn bộ các quyết định trong dự án. - Các cuộc điều tra rộng rãi cần phải có một phương pháp luận đúng đắn và phải được xây dựng trên những kinh nghiệm nghiên cứu hiện hành về vấn đề này. - Tính bảo mật là điều cần thiết để đảm bảo cho cả sự an toàn của các PN tham gia điều tra và cả chất lượng của số liệu - Tất cả các thành viên của nhóm nghiên cứu cần được lựa chọn cẩn thận và được tập huấn chuyên môn cũng như được hỗ trợ thường xuyên - Thiết kế nghiên cứu phải bao gồm cả các hành động nhằm mục đích giảm tất cả những nỗi đau khổ mà nghiên cứu có thể gây ra cho người tham gia điều tra - Điều tra viên cần được tập huấn để chỉ dẫn cho những người PN yêu cầu được trợ giúp đến các dịch vụ hỗ trợ hoặc các nguồn hỗ trợ của địa phương - nơi mà có ít nguồn lực, dự án nghiên cứu có thể cần tạo ra những cơ chế hỗ trợ ngắn hạn - Các cán bộ nghiên cứu và nhà tài trợ có quy định về đạo đức để giúp đảm bảo rằng những kết quả nghiên cứu của họ có thể được hiểu và được dùng một cách đúng đắn nhằm nâng cao sự phát triển của chính sách và các biện pháp can thiệp - Chỉ nên đưa các câu hỏi về BL vào các cuộc điều tra được thiết kế cho mục đích khác khi đạt được các yêu cầu về phương pháp luận và về đạo đức.[50] Nãm 2008, tác giả Trần Đình Tuấn có bản dịch “Code of Ethics of the National Association of Social Worker - approved by the 1996 NASW Delegate Assembly and revised by the 2008 NASW Delegate Assembly” (Quy tắc đạo đức 11 của Hiệp hội quốc gia NVCTXH Mỹ - phê duyệt năm 1996 tại Đại hội đại biểu NASW và sửa đổi tại Đại hội đại biểu NASW năm 2008). Trong bản quy điều nêu rõ các trách nhiệm đạo đức của NVCTXH đối với khách hàng, đồng nghiệp, nghề CTXH, xã hội; trách nhiệm ở nơi làm việc; trách nhiệm với tư cách là những nhà CTXH chuyên nghiệp. Những quy điều đạo đức này là cơ sở để NVCTXH ở Việt Nam tham khảo trong quá trình hoạt động vì Mỹ là nước có ngành CTXH được xây dựng khá sớm và rất phát triển trong khi chúng ta chưa có bản quy điều đạo đức cho ngành CTXH ở Việt Nam.[39] 2.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam GS.TS Lê Thị Quý - một trong những chuyên gia nghiên cứu về giới và gia đình đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về lĩnh vực này, trong đó có bài: “BLGĐ ở Việt Nam” đãng trên Tạp chí Khoa học và Phụ nữ năm 1994. Trong bài viết này tác giả đã xác định năm nguyên nhân chính của nạn BLGĐ là: Nguyên nhân kinh tế, nguyên nhân nhận thức, nguyên nhân văn hoá - xã hội, nguyên nhân sức khoẻ và nguyên nhân thuộc về phía PN (trong các bài viết sau bà đã bổ sung thêm “nguyên nhân lớn nhất, sâu xa nhất chính là BBĐ trong quan hệ giới”).[32] Nãm 1999, công trình nghiên cứu “BL trên cơ sở giới” của T.S Vũ Mạnh Lợi, Vũ Tuấn Huy, Nguyễn Hữu Minh - Viện nghiên cứu Gia đình và Giới được tiến hành ở ba thành phố: Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh. Các tác giả đã đi sâu tìm hiểu về thái độ của cộng đồng và các thể chế xã hội về BL trên cơ sở giới; phản ứng của các cá nhân, luật pháp và các thể chế đối với nạn BLGĐ. Trong nghiên cứu, các tác giả cũng đưa ra nhận xét tình trạng BL có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là trong gia đình mà ở đó người PN đang thực hiện và khẳng định vai trò kinh tế hộ.[21] Nghiên cứu “BLGĐ - Nhận thức và thực trạng” của PGS.TS Hoàng Bá Thịnh được thực hiện tại 6 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Đồng Tháp, Trà Vinh trong năm 2006 cho thấy: Phần lớn nhận thức của người dân về BLGĐ còn hạn chế. Có những hành vi BL nhưng người 12 dân không quan niệm đó là hành vi BL như ép buộc làm chuyện gì đó, ép buộc quan hệ tình dục, ép buộc không cho ra khỏi nhà…Bên cạnh đó, người dân cũng cho rằng BLGĐ là chuyện riêng của mỗi nhà. Điều đáng quan tâm là không chỉ người dân mà cán bộ xã/phường đều quan niệm BLGĐ là chuyện nội bộ, tự gia đình giải quyết. Về hậu quả của BLGĐ đối với PN nghiên cứu trích ra một số hậu quả: Gây thương tích thân thể, tổn thương tinh thần, ly hôn… Đáng chú ý là hậu quả của BLGĐ có thể dẫn đến cái chết trực tiếp hoặc gián tiếp của PN. Phần lớn những trường hợp chết gián tiếp là do nạn nhân tự tử bằng việc dùng thuốc bảo vệ thực vật.[37] Cùng năm này, nghiên cứu “BL của chồng đối với vợ ở Việt Nam trong những năm gần đây” của nhóm tác giả: Nguyễn Hữu Minh, Lê Ngọc Lân, Nguyễn Thị Mai Hoa, Trần Thị Cẩm Nhung - Viện Gia đình và Giới có nhận định: Chủ thể gây ra BLGĐ là người chồng, người bạn đời hoặc chồng cũ. Tác giả cũng nhấn mạnh sự khác nhau về hình thức BL giữa nông thôn và thành thị. Ở nông thôn thường diễn ra các hình thức BL về thể chất, ở thành thị thường xảy ra BL về tinh thần và tình dục. Thông qua nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra một số khuyến nghị như: Cần nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo về BLGĐ đối với PN. Đồng thời, cần tiến hành nghiên cứu toàn diện về BL trong gia đình nhằm tìm hiểu sâu về nguyên nhân, hậu quả của vấn đề để có những biện pháp can thiệp kịp thời, hợp lý. Năm 2000, trong tác phẩm “Domestic Violence in Vietnam” do tổ chức Asia Pacific forum on Women, Law and Development (APWLD) xuất bản, tác giả Lê Thị Qúy dựa trên những số liệu, dẫn chứng cụ thể đã khẳng định hậu quả của BLGĐ là: “Để lại những di chứng nặng nề trên đời sống tình cảm, tinh thần, nhận thức của nạn nhân, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tan vỡ gia đình...”[33] Năm 2002, tác giả Lê Thị Phương Mai và cộng sự có báo cáo “Ngăn chặn BL trong gia đình: Phổ biến tài liệu hướng dẫn tư vấn chống BL cho các cộng đồng nông thôn”. Trong đó, tác giả đã đưa ra một số nhận định về nguyên nhân 13 của BLGĐ là tàn dư của BBĐG, những quan niệm truyền thống lạc hậu về vai trò của người PN trong gia đình, sự thờ ơ, thiếu hỗ trợ của cộng đồng trước những hành vi BL với PN...Tác giả cũng chia ra ba loại BL là: BL thể chất, BL tinh thần và BL tình dục. Từ đó, các tác giả đã đưa ra một số giải pháp PCBLGĐ nhưng chủ yếu tập trung vào việc tuyên truyền, tập huấn tư vấn cho người dân PCBLGĐ.[23] Năm 2003, trong nghiên cứu “BLGĐ Việt Nam” của tác giả Phùng Thị Kim Anh đề cập nhiều đến nguyên nhân của BLGĐ đối với PN. Theo tác giả, nguyên nhân của BLGĐ được chia làm 4 nhóm: (1) Nguyên nhân về kinh tế (do sự khó khăn về kinh tế như thu nhập thấp, con đông, thất nghiệp là nơi sản sinh ra mâu thuẫn giữa chồng và vợ…). (2) Nguyên nhân nhận thức (còn tồn tại tư tưởng phong kiến “trọng nam khinh nữ”, “chồng chúa vợ tôi” gán cho người chồng toàn quyền quyết định các công việc chính trong gia đình; tư tưởng tự ti, an phận của PN…). (3) Nguyên nhân văn hóa, xã hội (các vấn đề xã hội nảy sinh như ma túy, cờ bạc, rượu chè, thất nghiệp, ngoại tình… - là những nơi dung dưỡng nạn BLGĐ). (4) Nguyên nhân về tình dục (có nhiều vụ BLGĐ xảy ra do người chồng không thỏa mãn về vấn đề tình dục, ép vợ quan hệ tình dục, cố tình gây đau đớn, tổn hại cho PN…).[2] Năm 2006, đề tài luận văn thạc sỹ “Thái độ của phụ nữ trước hành vi bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình” của tác giả Trịnh Thị Vân Anh do PGS.TS Lê Đức Phúc hướng dẫn nêu rõ thái độ của PN trước hành vi BLGĐ là sự tổng hợp của ba mặt nhận thức - cảm xúc - hành vi; các trường hợp phụ nữ bị BL cho thấy nhận thức của những phụ nữ này về BL chưa đầy đủ, sâu sắc, điều này dẫn đến những hành vi chưa đúng đắn, kịp thời khi ứng phó với những hành vi BL; nếu tác động vào mặt nhận thức và hành vi của họ sẽ giúp họ phòng tránh kịp thời và có cuộc sống tốt đẹp hơn.[4] Trong nãm 2007, hai tác giả Lê Thị Qúy và Đặng Vũ Cảnh Linh có tác phẩm “BLGĐ - một sự sai lệch giá trị”. Bên cạnh những vấn đề lý luận về BLGĐ, hai nhà nghiên cứu đã có những mô tả, phân tích, nhận xét rất chi tiết 14 một số nghiên cứu can thiệp trong thực tiễn về BLGĐ và BL chống PN trong gia đình, một số dự án PCBLGĐ ở Việt Nam tại các địa bàn: Hà Nội, Phú Thọ, Thái Bình, Thừa Thiên Huế. Nhiều mô hình PCBLGĐ được đưa ra phân tích: Mô hình truyền thông; mô hình can thiệp, cứu giúp nạn nhân; mô hình tư vấn, hỗ trợ về tâm lý và giáo dục; mô hình can thiệp tại cộng đồng. Trên cơ sở đánh giá hiệu quả, hạn chế của một số mô hình đã thực hiện tại địa phương các tác giả đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm qúy báu cho công tác PCBLGĐ ở nước ta.[34] Theo các tác giả Nguyễn Hữu Minh và Lê Ngọc Lân - Viện nghiên cứu Gia đình và Giới với nghiên cứu “BLGĐ đối với PN Việt Nam và những yếu tố tác động” năm 2007 đã phân BLGĐ thành 3 loại:  BL thân thể: Đánh đập, làm tổn thương thể xác.  BL tinh thần: Bao gồm cả lời nói và tình cảm như lăng mạ, chửi rủa, mắng mỏ, đe dọa, chiến tranh lạnh, ngoại tình,…  BL tình dục: Cưỡng ép vợ trong quan hệ tình dục trái với ý muốn của người vợ.[20] Đề tài luận văn thạc sĩ "Cưỡng bức tình dục trong hôn nhân - nghiên cứu trường hợp tại xã Gia Vượng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình và phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Kim Dung do PGS.TS Hoàng Bá Thịnh hướng dẫn đã phản ánh kết quả: Cưỡng bức tình dục trong hôn nhân xảy ra phổ biến tại địa bàn nghiên cứu và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về thân thể, tâm lí và xã hội cho người PN. Tình trạng này xảy ra không phụ thuộc vào vị trí địa lí, tầng lớp xã hội, độ tuổi hay trình độ văn hoá và nó có mối liên hệ mật thiết với các hình thức BLGĐ khác đối với PN. Trong đó, vấn đề giới đóng vai trò quan trọng và là cốt lõi của cưỡng bức tình dục trong hôn nhân. Cộng đồng và xã hội thiếu sự giúp đỡ đối với các trường hợp cưỡng bức tình dục trong hôn nhân do nhận thức về tình dục còn hạn chế khiến cho người PN nhẫn nhịn chịu đựng sự cưỡng bức của chồng. Trong năm 2008, nhiều hội thảo được diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước bàn về vấn đề BLGĐ nhằm tìm ra các biện pháp ngãn chặn, xóa bỏ nó. 15 Trong Hội thảo về Biện pháp PCBLGĐ tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến - một chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý trị liệu có bài tham luận: “Làm việc với thân chủ có vấn đề bạo hành trong gia đình”. Bài tham luận đã phản ánh thực trạng BLGĐ tại Việt Nam. Từ đó, tác giả đưa ra các dấu hiệu nhận biết, các biện pháp hỗ trợ nạn nhân về tức thời cũng như lâu dài rất chi tiết mà chúng ta có thể vận dụng hiệu quả.[38] PGS.TS Nguyễn Hữu Minh - Viện Gia đình và Giới có bài tham luận: “Vai trò của các tổ chức trong PCBLGĐ” trình bày tại Hội thảo về việc triển khai thi hành Luật BĐG và Luật PCBLGĐ tổ chức ở Thành phố Yên Bái. Tham luận chỉ rõ trách nhiệm, vai trò của các tổ chức ở các cấp trước những yêu cầu của Luật PCBLGĐ và một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn trong hoạt động phòng ngừa, hoạt động can thiệp BLGĐ, cần chú ý tới quy trình can thiệp: Tổ hoà giải > Ban hoà giải -> Tư pháp, công an -> Toà án.[26] Nãm 2010, GS.TS Trần Thị Minh Đức hoàn thành và công bố cuốn chuyên khảo “Hành vi gây hấn - phân tích từ góc độ tâm lý học xã hội”. Trong tác phẩm dành một chương bàn về BLGĐ. Trên cơ sở các cách tiếp cận về BLGĐ như: sinh học xã hội, tâm lý học, xã hội học, văn hóa, khoa học giới, tác giả đã làm rõ “chân dung” từng loại BLGĐ - thân thể, tinh thần, xã hội, tình dục, kinh tế và nhấn mạnh vào hậu quả của BLGĐ đối với nạn nhân của nó. Đãc biệt là BL tinh thần - loại BL “đem lại sự đau đớn, khổ sở nhất”, nó để lại sự tổn thương tâm lý rất nặng nề nhưng lại khó nhận biết; đặc điểm tâm lý của người PN khi bị chồng BL về tinh thần diễn biến theo một vòng tròn: Khi bị chồng BL thì đau đớn, mệt mỏi, giận dữ; sau những ăn năn, hứa hẹn của người chồng thì họ lại tha thứ, thương hại; sau đó, người chồng vì mọi lý do lại hành hạ vợ về tinh thần, có khi cả thể xác, tình dục. Cứ như vậy, vòng tròn BL tiếp tục quay và người PN khó có thể dứt ra được.[7] Nãm 2010, Tổng cục thống kê phối hợp với tổ chức LHQ tại VN thực hiện “Nghiên cứu quốc gia về BLGĐ đối với phụ nữ ở Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra những con số đáng báo động về tình hình BLGĐ ở nước ta: Nếu 16 xem xét đến cả ba hình thức bạo hành chính trong đời sống vợ chồng - thể xác, tình dục và tinh thần, thì có hơn một nửa (58%) PN Việt Nam cho biết đã từng là nạn nhân của ít nhất một hình thức BLGĐ kể trên. Mặc dù BLGĐ là một hiện tượng rất phổ biến nhưng vấn đề này vẫn bị giấu diếm nhiều. Báo cáo này cũng nêu bật tính cấp thiết của việc phá bỏ sự im lặng để giải quyết BLGĐ.[36] Liên quan đến khách thể nghiên cứu trong đề tài này, nãm 2011, Liên đoàn lao động tỉnh Vĩnh Phúc có công trình nghiên cứu “Thực trạng và các giải pháp nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” đã chỉ rõ: hầu hết các doanh nghiệp chưa chú trọng nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho công nhân lao động; rất nghèo nàn; đời sống vãn hóa tinh thần của công nhân lao động trong các KCN hết sức khô khan; các hoạt động chủ yếu: phổ biến, tuyên truyền chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước, tổ chức giao lưu văn hóa... ít được quan tâm. Việc phổ biến, tuyên truyền chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước mới chỉ được một số luật như: Luật lao động, Luật công đoàn, Luật bảo hiểm xã hội...mà chưa có Luật PCBLGĐ; các tổ chức công đoàn cơ sở được thành lập nhưng chưa được quan tâm đúng mức, chưa phát huy được vai trò chủ yếu quan tâm việc thăm hỏi khi ốm đau, hiếu, hỉ...[18] Cũng trong năm 2011, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc có đề tài nghiên cứu “Thực trạng, giải pháp PCBLGĐ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”. Đề tài tập trung vào thực trạng BLGĐ đối với người vợ; công tác PCBLGĐ ở Vĩnh Phúc và đề ra các giải pháp hạn chế tiến đến xóa bỏ tình trạng BL với người vợ trong gia đình trên địa bàn tỉnh. Trong đó tập trung vào hai nhóm giải pháp: Nhóm giải pháp tuyên truyền, giáo dục nhận thức và nhóm giải pháp thiên về chế tài bằng pháp luật.[13] Các nghiên cứu rất đa dạng, phong phú, hầu hết đã chỉ ra thực trạng của BLGĐ, những nguyên nhân, hậu quả của nó và đề ra các giải pháp, khuyến nghị nhằm giải quyết vấn đề này. Qua đây có thể nhận thấy rằng: Tình trạng BLGĐ, đặc biệt là BLGĐ đối với phụ nữ đang được tất cả các quốc gia trên thế giới 17 quan tâm. Ở Việt Nam, BLGĐ đối với phụ nữ xảy ra hầu khắp các vùng trong cả nước, từ nông thôn, thành thị, đồng bằng, miền núi. Hình thức BLGĐ đa dạng ở mỗi vùng, mỗi quốc gia, song hậu quả để lại cho nạn nhân là giống nhau. Tuy nhiên, rào cản trong phòng chống BLGĐ là nhận thức và phản ứng của người trong cuộc còn thấp, nhận thức của cộng đồng chưa cao. Ngoài ra, còn có các rào cản về văn hóa, phong tục tập quán,… Nhìn chung, các nghiên cứu thường đi tìm hiểu về nguyên nhân, thực trạng, thống kê số liệu mà chưa đi sâu tìm hiểu, phân tích, can thiệp với những đối tượng cụ thể. Những hoạt động can thiệp chỉ dừng lại ở giải pháp, các biện pháp can thiệp đưa ra từ các công trình ấy thường mang tính tổng hợp cho nhiều đối tượng khác nhau hoặc cho các nhóm đối tượng. 2.2. Một số mô hình phòng chống bạo lực gia đình đã được triển khai trên thế giới và ở Việt Nam  Ở Mỹ - Mô hình Duluth về cách tiếp cận cộng đồng hợp tác trong việc giải quyết vấn đề BLGĐ Mô hình này được phát triển tại thành phố Duluth, Minnesota, Mỹ. Chương trình Duluth đã kết hợp những bộ phận khác nhau của hệ thống luật pháp như cảnh sát, tòa hình sự, tòa dân sự và tăng cường mối liên kết giữa hệ thống luật pháp và các nguồn khác như nhà tạm lánh dành cho những PN bị đánh đập và các chương trình vận động. Cách tiếp cận này đã được nhân rộng ở rất nhiều quốc gia trên khắp thế giới, bao gồm một số quốc gia tại Trung và Đông Âu. Tuy nhiên, việc duy trì nhà tạm lánh đòi hỏi nhiều nguồn lực. Thay vì nhà tạm lánh, nhiều nước trong khu vực thành lập các địa chỉ an toàn nơi mà PN có thể lánh nạn như đền thờ, nhà thờ.  Ở Australia, Canada, châu Âu Các nước này áp dụng mô hình là tập hợp những người gây BL theo từng nhóm và thảo luận về vai trò giới, hướng dẫn họ phương pháp kiềm chế nóng giận, căng thẳng và cách thể hiện cảm giác đối với người khác, giúp họ ư thức được trách nhiệm đối với hành động của mình. Mô hình này bước đầu có hiệu 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan