Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đặc khu kinh tế thâm quyến - hai tiến trình phát triển kinh tế từ khi cải cách m...

Tài liệu đặc khu kinh tế thâm quyến - hai tiến trình phát triển kinh tế từ khi cải cách mở cửa đến nay

.PDF
119
470
117

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ---*--- NGUYỄN THỊ THANH HÀ ĐẶC KHU KINH TẾ THÂM QUYẾN HAI TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỪ KHI CẢI CÁCH MỞ CỬA ĐẾN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC Hà Nội - 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ---*--- NGUYỄN THỊ THANH HÀ ĐẶC KHU KINH TẾ THÂM QUYẾN HAI TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỪ KHI CẢI CÁCH MỞ CỬA ĐẾN NAY Chuyên ngành: Châu Á học Mã số: 60.31.50 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thế Anh Hà Nội - 2010 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………. 1. Lý do chọn đề tài…...……………………………………………....................................... 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................................... 3. Mục đích của nghiên cứu.......................................................... 4. Cách tiếp cận........................................................................................................................... 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu.............................................................. 6. Bố cục luận văn....................................................................................................................... CHƯƠNG 1: ĐẶC KHU KINH TẾ THÂM QUYẾN TRONG CÔNG CUỘC CẢI CÁCH MỞ CỬA Ở TRUNG QUỐC ................................................. 1.1. Sự hình thành, phát triển các đặc khu kinh tế đầu tiên ở Trung Quốc.................... 1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử……………………………………………………..…................. 1.1.2. Diễn biến xây dựng và phát triển của các đặc khu kinh tế đầu tiên…………………......................................................................... 1.2. §Æc khu kinh tÕ Th©m QuyÕn …….......................................... 1.2.1.Khái quát về đặc khu kinh tế Thâm Quyến............................................ 1.2.2. Sơ lược về những thành tựu kinh tế của Thâm Quyến...................... CHƯƠNG 2: TIẾN TRÌNH CẤT CÁNH CỦA ĐẶC KHU KINH TẾ THÂM QUYẾN (1980 - 2002).............................................................................................. i 2. 1. Những cơ sở đặt nền móng cho sự phát triển kinh tế ở Thâm Quyến........................ 2.1.1. Điều kiện và ưu thế xây dựng đặc khu kinh tế Thâm Quyến...... 2.1.2.Những chính sách ưu đãi của Trung ương đối với Thâm Quyến.. 2.1.3.Những chính sách phát triển đúng đắn của chính quyền Thâm Quyến....................... 2.2. Phương thức phát triển kinh tế của Thâm Quyến ............................... 2.2.1. Giai đoạn thúc đẩy cải cách mở cửa cục bộ và xây dựng nền móng cho tiến trình cất cánh (1978-1992)..................................................... 2.2.2. Giai đoạn cất cánh của nền kinh tế Thâm Quyến (1993-2002).. 2.3. Những hạn chế, thiếu sót Thâm Quyến gặp phải....................... CHƯƠNG 3: TIẾN TRÌNH NÂNG CẤP PHÁT TRIỂN, CÂN BẰNG KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG (2002 ĐẾN NAY............................................... 3.1. Bối cảnh lịch sử ............................................................. 3.1.1. Bối cảnh thế giới................................................................................................ 3.1.2. Bối cảnh Trung Quốc…………....................................................................... 3.2. Tiến trình phát triển của Thâm Quyến từ 2002 đến nay............ 3.2.1. Chú trọng đến tự chủ sáng tạo.....………….....................…………........ 3.2.2. Xây dựng Thâm Quyến hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, môi trường thân thiện.....…… 3.2.3. Hai khu thử nghiệm mô hình phát triển mới – lực đẩy cho Thâm Quyến trong thời kỳ mới.............................................................................………… ii 3.3. Những thành tựu đạt được...............…………....................................................... 3.4. Những tồn tại thách thức trên con đường phát triển của Thâm Quyến hiện nay...............………….............................................................................. CHƯƠNG 4: TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐẶC KHU KINH TẾ THÂM QUYẾN VÀ GỢI Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM...................................... 4.1. Triển vọng phát triển của đặc khu kinh tế Thâm Quyến ................ 4.1.1. Năm 2015 đi đầu toàn quốc trong xây dựng thành phố sáng tạo kiểu mới............. 4.1.2. Năm 2020 xây dựng thành phố quốc tế hóa mang tính khu vực quan trọng……… 4.1.3. Nỗ lực xây dựng thành phố XHCN mang đặc sắc Trung Quốc điển hình…………............................................................................ 4.2. Đôi điều suy nghĩ về Việt Nam........................................................................... KẾT LUẬN .............................................................................. TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... iii BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TS Tiến sỹ ĐCS Đảng cộng sản TW Trung ương XHCN Xã hội chủ nghĩa CNXH Chủ nghĩa xã hội BCHTư ĐCS Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Bảng so sánh phát triển kinh tế đặc khu kinh tế Trung Quốc Tr. 21 Bảng 1.2 So sánh Thâm Quyến với các đặc khu kinh tế khác (2007) Tr. 25 Bảng 1.3 Thống kê kinh tế Thâm Quyến năm 2009 Tr. 26 Bảng 2.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế của Thâm Quyến (1979-1985) Tr. 42 Bảng 2.2 Tình hình tăng trưởng kinh tế của Thâm Quyến (1986-1992) Tr. 48 Bảng 2.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc Tr. 51 Bảng 2.4 Tình hình kinh tế của Thâm Quyến (1993-2002) Tr. 52 Bảng 3.1 Tình hình kinh tế của Thâm Quyến (2002-2009) Tr. 71 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trung Quốc đang buộc thế giới phải nhìn nhận thế kỉ 21 là thế kỉ của Trung Quốc bởi những thành tựu thần kì mà quốc gia này đã đạt được trên mọi lĩnh vực. Trung Quốc đang dần trở thành một cường quốc trong khu vực với địa vị và tầm ảnh hưởng ngày càng lan tỏa rộng rãi trên trường quốc tế. Quá trình hội nhập toàn cầu của Trung Quốc đã được bắt đầu bằng những bước đi đầu tiên táo bạo, sáng tạo và mang đậm màu sắc Trung Quốc - điển hình là các đặc khu kinh tế. Sự hình thành của một loạt các đặc khu kinh tế, mà trước hết là Thâm Quyến, Sán Đầu… cùng sự thành công của chúng chính là màn mở đầu ngoạn mục cho sự phát triển thần kì của kinh tế Trung Quốc. Trong đó, Thâm Quyến nổi lên như một bài học thành công nhất của Trung Quốc trong quá trình xây dựng và phát triển mô hình các đặc khu kinh tế này. Sau hơn 30 năm phát triển, đặc khu kinh tế Thâm Quyến đã có những bước chuyển mình lớn lao trong kinh tế và xã hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn như bước đầu xây dựng khung cho nền kinh tế thị trường, thực lực kinh tế tổng hợp của thành phố tăng trưởng với tốc độ cao, chất lượng các hoạt động dịch vụ của thành phố không ngừng được hoàn thiện, tính chất mở của nền kinh tế ngày càng nâng cao, cơ cấu kinh tế không ngừng được ưu việt hóa, khả năng sáng tạo khoa học kĩ thuật được tăng cường, đời sống nhân dân và trình độ văn minh của thành phố được nâng cao. Câu chuyện thần thoại mà Thâm Quyến đã viết nên được bắt đầu từ sự đề xướng, quan tâm và ủng hộ hết mình của nhà lãnh đạo vĩ đại Đặng Tiểu Bình. Thành công của Thâm Quyến với tư cách là một đặc khu kinh tế đầu tiên của Trung Quốc đã chứng tỏ tính đúng đắn và sự thành công của chính sách đặc khu kinh tế mà Trung ương Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã vạch 1 ra. Thâm Quyến là một thử nghiệm hoàn toàn mới trong việc tận dụng vốn, kĩ thuật, kinh nghiệm quản lí từ nước ngoài để xây dựng kinh tế CNXH. Với ý nghĩa đó, Thâm Quyến đã phát huy được vai trò là mảnh đất thử nghiệm, là lá cờ đầu trong xây dựng các đặc khu kinh tế, đồng thời có những cống hiến to lớn trong việc làm phong phú lí luận xây dựng CNXH ở Trung Quốc. Để đạt được những thành tựu vẻ vang ấy, chính quyền và nhân dân thành phố đã kiên quyết, mạnh dạn, sáng tạo bước đi trên con đường phát triển đã lựa chọn: dựa vào ngoại lực để tăng cường, phát triển nội lực, trên nền tảng nhất định xây dựng nền kinh tế tự chủ, sáng tạo với khoa học kĩ thuật cao, dịch vụ hiện đại, tầm ảnh hưởng và địa vị được nâng cao trên trường quốc tế, đồng thời tạo ra hiệu ứng kết nối, thúc đẩy các địa phương trong nước cùng phát triển. Con đường ấy được thể hiện sáng rõ và thống nhất qua hai tiến trình phát triển kinh tế của đặc khu Thâm Quyến từ khi cải cách mở cửa đến nay: tiến trình cất cánh (1980-2002) và tiến trình nâng cấp phát triển, cân bằng kinh tế và môi trường (2002 đến nay). Hai tiến trình phát triển kinh tế này cùng những thành công, khó khăn hay thiếu sót là bài học kinh nghiệm đáng quý cho những nền kinh tế chuyển đổi lạc hậu đang tìm đường hội nhập với thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam, những nghiên cứu về đặc khu kinh tế Thâm Quyến cùng những tiến trình phát triển của nó chưa có nhiều, hoặc là có nhưng chưa thực sự chuyên sâu. Chính bởi những lý do trên đây, tác giả quyết định lựa chọn “Đặc khu kinh tế Thâm Quyến – Hai tiến trình phát triển kinh tế từ khi cải cách mở cửa đến nay” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn Thạc sỹ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 Đặc khu kinh tế của Trung Quốc là một mô hình phát triển kinh tế đột phá và thành công. Tính đến thời điểm này thì đặc khu kinh tế Trung Quốc trong đó nổi bật nhất là đặc khu kinh tế Thâm Quyến đã thu hút được sự quan tâm của không ít các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới, cũng đã tiêu tốn không ít giấy mực của các học giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, những tác phẩm, tác giả nghiên cứu về đề tài “Đặc khu kinh tế Thâm Quyến với các tiến trình phát triển kinh tế từ cải cách mở cửa đến nay” hầu như chưa có nhiều. Các tác giả Việt Nam chủ yếu nghiên cứu chung về mô hình một số đặc khu đầu tiên của Trung Quốc như Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn, Hải Nam, Thâm Quyến… qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm tiêu biểu cho Việt Nam trong tiến trình xây dựng các khu kinh tế trong nước. - Tác phẩm tiêu biểu có Nguyễn Văn Hồng trong “ Trung Quốc cải cách mở cửa – những bài học kinh nghiệm”, Nxb Thế Giới, Hà Nội (2003) [3]. Trong tác phẩm này, tác giả Phùng Thị Huệ đã khái quát về quá trình và những thành tựu xây dựng 5 đặc khu kinh tế đầu tiên tiêu biểu ở Trung Quốc và đưa ra được một số bài học kinh nghiệm cần tham khảo cho Việt Nam [3]. Nhưng tác phẩm vẫn chưa đi vào phân tích riêng và sâu về đặc khu kinh tế Thâm Quyến như các tiến trình phát triển kinh tế của đặc khu. - Tiếp theo là tác phẩm “ Thâm Quyến phát triển thần kỳ – hiện đại hoá - quốc tế hoá” của Võ Đại Lược, Nxb Thế Giới, Hà Nội (2008)[4] với việc đề cập sâu sắc hơn về đặc khu kinh tế Thâm Quyến sự bứt phá của cải cách kinh tế. Trong đó tác giả Đặng Phương Hoa đã phân tích nhằm nổi bật lên bức tranh phát triển kinh tế thần kỳ của Thâm Quyến, qua đó cho người đọc mường tượng được một cách cơ bản con đường phát triển và những thành tựu mà Thâm Quyến đã đạt được, tuy nhiên lại chưa đem đến cho người đọc sự phân định thời gian, phân định các giai đoạn phát triển lớn của Thâm Quyến 3 khiến người đọc chưa thể tổng quát và nắm vững các mốc thời gian và bước chuyển mình lớn lao của Thâm Quyến. - Tác phẩm để lại cho người đọc cái nhìn chỉnh thể nhất về đặc khu kinh tế Thâm Quyến có lẽ là bài viết “ Đặc khu kinh tế Thâm Quyến – những đột phá và phát triển” đăng trên Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 5 (2008) [1] của hai tác giả Cù Chí Lợi và Hoàng Thế Anh. Trong bài viết này, khi khái quát về sự phát triển của đặc khu kinh tế Thâm Quyến thì tác giả ngoài việc đưa ra những thành tựu mà Thâm Quyến đạt được còn phân tích kỹ lưỡng các giai đoạn và tiến trình phát triển của kinh tế Thâm Quyến. Tuy nhiên cách chia giai đoạn và tiến trình trong bài viết có phần chưa được tổng quát và đầy đủ, chưa đề cập được đến những năm gần đây khi Thâm Quyến nâng cấp phát triển, cân bằng kinh tế và môi trường ra sao? Mô hình đặc khu kinh tế Thâm Quyến là một mô hình xuất sắc và đã trở thành đầu tầu kinh tế của Trung Quốc từ sau cải cách mở cửa đến nay. Chính vì thế nghiên cứu mô hình phát triển đặc khu này đã trở thành tâm điểm chú ý của các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý cũng như các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc. - Có rất nhiều tác phẩm tiêu biểu như “Nghiên cứu mô hình phát triển của các đặc khu kinh tế trên thế giới” (2006) [29] hay “Nhìn lại lịch sử phát triển và bối cảnh tương lai của đặc khu kinh tế Thâm Quyến” [30] đều của tác giả Trung Kiên. Những tác phẩm này đã giới thiệu cho người đọc một Thâm Quyến với những bước đột phá táo bạo để phát triển, qua đó cũng đem lại cho người đọc cái nhìn tổng quan về mô hình phát triển kinh tế của Thâm Quyến - Thêm nữa có tác phẩm “ Nghiên cứu đặc khu kinh tế Thâm Quyến – lý luận và thực tiễn, quá khứ và tương lai” của tác giả Phàn Cương [15] v.v.. - Bên cạnh đó còn có rất nhiều các luận văn thạc sỹ, tiến sỹ của Trung Quốc cũng đề cập đến vấn đề này như luận văn thạc sỹ của Lý Lợi Mai viết 4 năm 2007 với đề tài “Đặc khu kinh tế Thâm Quyến – thành tựu phát triển, kinh nghiệm và triển vọng tương lai”[20], luận văn tiến sỹ của Trần Văn Mai năm 2004 với “Nghiên cứu hành vi của chính phủ trong sự phát triển kinh tế của Thâm Quyến ”[13] v.v.. - Ngoài ra, trên các web của Trung Quốc cũng có rất nhiều các bài viết về đặc khu kinh tế Thâm Quyến với nhiều tin tức được cập nhật thường xuyên. Tuy nhiên vì là người Trung Quốc viết nên mặc dù nội dung phong phú và sâu sắc nhưng bài học kinh nghiệm rút ra không phải dành cho Việt Nam. Nhìn chung các tác phẩm trong nước viết về Thâm Quyến chưa nhiều và cũng ít các tác phẩm viết sâu, viết đầy đủ. Tuy nhiên ở một khía cạnh nào đó thì đây cũng là những tác phẩm đã góp phần giúp người đọc hiểu biết cơ bản về sự hình thành và phát triển cũng như những thành tựu vượt bậc mà Thâm Quyến đã đạt được, qua đó đã đưa ra được những bài học kinh nghiệm sâu sắc cho Việt Nam trên tiến trình phát triển có thể tìm hiểu, vận dụng và học hỏi. Còn những tác phẩm của Trung Quốc tuy rằng phong phú và rõ ràng nhưng lại thiếu đi phần kinh nghiệm dành cho Việt Nam. Chính vì lẽ đó, tác giả trên cơ sở tất cả các tác phẩm này đã tổng hợp được để tài cho luận văn và đi vào phân tích thêm những nội dung mới để vận dụng cho nước nhà. 3. Mục đích của nghiên cứu Luận văn nhằm phân tích một cách tổng quát và toàn diện tiến trình phát triển kinh tế của đặc khu Thâm Quyến từ khi cải cách mở cửa cho đến nay trên cơ sở đánh giá sâu sắc cả về logic và lịch sử của vấn đề. Từ đó nghiên cứu rõ hơn về phương thức phát triển kinh tế, những thành tựu đạt được, những tồn tại và khó khăn của đặc khu kinh tế Thâm Quyến nói riêng 5 và của các đặc khu kinh tế Trung Quốc nói chung, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng các khu kinh tế ở Việt Nam. Tác giả cũng mong muốn thông qua luận văn này có thể đưa đến cho người đọc cái nhìn tổng thể về một mô hình thí nghiệm có tính đột phá táo bạo của nước bạn, qua đó phần nào khích lệ động viên, tạo niềm tin cho những nhà hoạch định Việt Nam với tinh thần không sợ sai, không sợ thất bại, mạnh dạn học hỏi, mạnh dạn thử nghiệm và “thực sự cầu thị”. Đồng thời khóa luận cũng muốn cho người đọc phần nào hiểu được đôi nét về thực trạng các khu kinh tế của nước nhà, xem xem chúng ta thiếu gì, tại sao chưa thành công và cần thay đổi ra sao trong tương lai? Luận văn đã đưa ra một vài biện pháp nhằm thúc đẩy cho sự phát triển của các khu kinh tế Việt Nam với mục tiêu trở thành các đầu tầu phát triển cho nền kinh tế nước nhà. 4. Cách tiếp cận Như trên đã nói, mặc dù nghiên cứu về đặc khu kinh tế của Trung Quốc nói chung và đặc khu kinh tế Thâm Quyến nói riêng rất có ý nghĩa thực tế đối với Việt Nam nhưng các nghiên cứu về tiến trình phát triển của đặc khu kinh tế Thâm Quyến ở Việt Nam chúng ta còn thiếu vắng những bài viết mang tính hệ thống. Gần đây nhất, Cù Chí Lợi – Hoàng Thế Anh đã nỗ lực đi lý giải sự phát triển thần kỳ của kinh tế Thâm Quyến bằng bài viết đăng trên tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 5 năm 2008 “Đặc khu kinh tế Thâm Quyến Trung Quốc – Những đột phá và phát triển”. Bài viết phân kỳ tiến trình phát triển của Thâm Quyến thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 bắt đầu từ khi thành lập cho đến đầu những năm 1990 và giai đoạn 2 là từ đầu những năm 1990 trở lại đây. Cách phân kỳ này chủ yếu dựa vào cải cách theo hướng thị trường, tiếp cận dưới cái nhìn của thị trường mà chưa thực sự quan tâm đến những vấn đề như 6 hiệu quả kinh tế, hiệu quả của phương thức tăng trưởng cũng như những vấn đề hậu tăng trưởng phát triển... Hơn nữa, nếu phân kỳ như trên phải chăng vẫn còn đôi chút mâu thuẫn khi chúng ta lại thấy rằng tại thời điểm năm 1992 sau chuyến đi khảo sát phía Nam của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc mới khẳng định xây dựng kinh tế thị trường. Chính lúc đó mới là lúc tạo điều kiện cho Thâm Quyến bắt đầu thực hiện cất cánh đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện sau này. Như vậy sau năm 1992, Thâm Quyến ở vào giai đoạn phát triển nhanh chóng, tuy nhiên sự phát triển này vẫn chủ yếu dựa vào phương thức phát triển theo chiều rộng, chưa thực sự có sự thay đổi lớn trong phương thức phát triển. Nhìn lại lịch sử phát triển từ khi cải cách mở cửa đến nay, chúng ta thấy rằng bằng hàng loạt các thử nghiệm đã đem lại cho Trung Quốc sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực kinh tế. Nhưng tiến trình này cũng đã có sự phân đoạn, đó là giai đoạn khởi điểm của cải cách mở cửa, đặt nền móng cho sự phát triển của Trung Quốc. Giai đoạn này kéo dài trong vòng hơn 20 năm từ 1978 đến 2002 với đặc điểm là phát triển nghiêng lệch coi trọng tăng trưởng kinh tế, coi nhẹ dân sinh, coi nhẹ vấn đề môi trường, tăng trưởng kinh tế theo phương thức phát triển chiều rộng. Từ sau năm 2002, nhất là sau Đại hội ĐCS Trung Quốc đến nay, ĐCS Trung Quốc đứng đầu là Hồ Cẩm Đào đã đưa ra hàng loạt những chủ trương, chính sách điều chỉnh, giải quyết các vấn đề hệ quả của giai đoạn đầu mà Trung Quốc đang phải đối mặt. Như quan điểm phát triển khoa học (tháng 10 năm 2003); xây dựng xã hội hài hòa XHCN (tháng 9 năm 2004) v.v.. Điều này cho thấy từ năm 2002 đến nay, Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn mới từ phát triển nghiêng lệch sang phát triển cân bằng bền vững. Với cách tiếp cận như vậy, đặt Thâm Quyến trong tổng thể cải cách mở cửa ở Trung Quốc. Luận văn chia Thâm Quyến ra làm 2 tiến trình phát triển 7 lớn: Một là, từ khi Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa đến năm 2002, đây là giai đoạn đặt nền móng và phát triển nhanh chóng (hay cất cánh). Hai là, giai đoạn từ 2002 đến nay là giai đoạn đi sâu cải cách nâng cấp phát triển, phát triển cân bằng. 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu Về mặt phương pháp luận nghiên cứu, các phân tích đánh giá đều dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Luận văn đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu, chủ yếu là phương pháp thống kê, so sánh - đối chiếu, phân tích – tổng hợp dựa trên các tài liệu đã có. Về nguồn tư liệu, tác giả sử dụng các tài liệu sách, tạp chí, luận văn thạc sỹ, tiến sỹ tra cứu được trong Viện nghiên cứu Trung Quốc, Viện nghiên cứu kinh tế Châu Âu, Viện kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, Viện kinh tế Việt Nam, thư viện trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc Gia Hà Nội, thư viện trường Đại Học Dân tộc Vân Nam – Trung Quốc... Ngoài ra, do không có điều kiện đi thực tế để được “tận mục sở thị” nên tác giả phải thường xuyên cập nhật tìm kiếm tài liệu trên các phương tiện truyền thông báo đài, các Website điện tử của Việt Nam và Trung Quốc với hi vọng cung cấp được cho luận văn các nguồn tin chính xác và mới nhất. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận văn bao gồm 4 chương: Chương 1: Đặc khu kinh tế Thâm Quyến trong công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc 8 Chương 2: Tiến trình cất cánh của đặc khu kinh tế Thâm Quyến (1980 - 2002) Chương 3: Tiến trình nâng cấp phát triển, cân bằng kinh tế và môi trường (2002 đến nay) Chương 4: Triển vọng phát triển của đặc khu kinh tế Thâm Quyến và đôi điều suy nghĩ về Việt Nam. CHƯƠNG 1 - ĐẶC KHU KINH TẾ THÂM QUYẾN TRONG CÔNG CUỘC CẢI CÁCH MỞ CỬA Ở TRUNG QUỐC 1.1. Sự hình thành, phát triển các đặc khu kinh tế đầu tiên ở Trung Quốc 1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử Sau kết thúc của mười năm “ Đại cách mạng văn hoá”, các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn trăn trở: làm thế nào để xây dựng một đất nước giàu mạnh? Tất cả họ đều ý thức được rằng phải thay đổi một nền kinh tế lạc hậu, phải thay đổi hiện trạng quản lý hỗn loạn cho khác hẳn với thời kỳ “ Đại cách mạng văn hoá”, nhưng thay đổi bằng phương thức nào đây, đi bằng con đường nào đây? Từ năm 1978 dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình cùng quan điểm “cải cách mở cửa” ông cho rằng: Vấn đề căn bản của Trung Quốc là vấn đề về chế độ, những điều kiện cứng nhắc không hợp lý giữa thể chế và quản lý điều hành chính là trở ngại lớn nhất cho sự tiến bộ của đất nước Trung Quốc. Ông cho rằng Trung Quốc phải thực hiện bốn hiện đại hoá: nông nghiệp, công nghiệp, kỹ thuật và quốc phòng, nhất định phải tiến hành cải cách đồng thời 9 phải mở cửa ra bên ngoài. Một quá khứ lâu dài với một nền kinh tế khép kín, với các chính sách như “bế quan toả cảng”… đã khiến Trung Quốc đắm chìm trong giấc ngủ sa sút và trì trệ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội… Đã đến lúc Trung Quốc phải tỉnh dậy để bắt nhịp với thời cuộc – Hội nghị Trung ương 3 khoá XI ĐCS Trung Quốc (tháng 12 năm 1978) là thời điểm chính thức thông qua chính sách cải cách mở cửa, đây là một quyết định mang tính lịch sử, là điều kiện tiên quyết cho hướng đi mới mẻ đầy hứa hẹn của đất nước Trung Quốc. Chiến lược mở cửa của Trung Quốc mang hai nội dung lớn: thứ nhất đó là chiến lược xuất nhập khẩu – chiến lược này hoàn toàn thay đổi so với chính sách ngoại thương trước đây là thay thế nhập khẩu; nội dung thứ hai là chiến lược mở cửa giao lưu với nước ngoài để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Muốn thu hút được vốn đầu tư của nước ngoài Trung Quốc nghĩ ngay đến việc phải thành lập các “đặc khu kinh tế” – mặc định các đặc khu kinh tế này sẽ trở thành cửa sổ giao lưu, thông thương với quốc tế. Chính sách mở cửa của Trung Quốc rất hợp lý và hợp thời được thể hiện ở chỗ vào đúng thời điểm đó các nước tư bản đang có dư vốn và kỹ thuật nên họ muốn đi tìm thị trường để đầu tư trong khi các nước xã hội chủ nghĩa hay các nước đang phát triển thì lạc hậu bảo thủ chưa sẵn sàng cho việc tiếp nhận sự chuyển giao đó. Giữa lúc này, Trung Quốc xuất hiện và sẵn sàng mở cửa để thu hút vốn và kỹ thuật từ bên ngoài. Sự trùng khít này đã làm cho cơ hội của Trung Quốc được nhân lên gấp bội. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn là một thị trường to lớn với 1,3 tỷ dân, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, với nguồn lao động dồi dào… chính là những lợi thế cạnh tranh và là sức hấp dẫn của Trung Quốc đối với nước ngoài. Tuy nhiên với một đất nước rộng lớn như Trung Quốc thì mọi thứ đều trở lên cồng kềnh khó khăn khi bắt đầu tiến hành cải cách mở cửa. 10 Hơn nữa, trình độ phát triển giữa các vùng địa lý ở Trung Quốc cũng không đồng đều ắt dẫn đến việc có nơi lạc hậu không thể tiếp nhận được vốn và kỹ thuật công nghệ từ nước ngoài. Chính vì vậy cần có sự nghiên cứu, suy xét và chọn lọc cho phù hợp với thực tế yếu kém của Trung Quốc lúc bấy giờ. Cũng vào thời điểm này, sự phát triển của Hồng Kông đã khiếnTrung Quốc phải kinh ngạc. Hồng Kông là một trong những trung tâm công nghiệp và dịch vụ mang tầm vóc quốc tế. Đặng Tiểu Bình mong muốn Trung Quốc sẽ phát triển được nhiều Hồng Kông như thế. Đồng thời, vào cuối những năm 1960 và thập kỷ 1970 cùng với sự ra đời và phát triển của hàng trăm khu kinh tế tự do trên thế giới đã tác động mạnh tới ý đồ của các nhà cầm quyền Trung Quốc. Họ tìm tòi để nghiên cứu và thành lập ra các vùng kinh tế để phù hợp cho tình hình Trung Quốc lúc bấy giờ. Với tất cả những nguyên nhân trên, tháng 4 năm 1979, trong một cuộc họp Trung ương ĐCS Trung Quốc đã quyết định xây dựng một vài vùng kinh tế phát triển thử nghiệm, đó chính là các đặc khu kinh tế. 1.1.2 Diễn biến xây dựng và phát triển của các đặc khu kinh tế đầu tiên Đặc khu kinh tế (Special Economic Zone - SEZ) – theo cách hiểu tương đối thống nhất là vùng đất được khoanh lại trong một quốc gia hay khu vực, hưởng các chính sách và chế độ ưu đãi đặc biệt trong quy định của hiến pháp và pháp luật, nhằm thu hút nguồn vốn, công nghệ và phương pháp quản lý tiên tiến của nước ngoài, phát triển các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo mô hình hướng ngoại. Tính chất tổ chức cao của đặc khu kinh tế còn được thể hiện qua mô hình “khu trong khu” tức là trong đặc khu kinh tế gồm có nhiều loại hình khu khác nhau như khu công nghiệp, khu thương mại tự do, cảng tự do, khu chế xuất, kho chứa hàng miễn thuế [3, tr. 152]… Với cách tổ 11 chức liên kết hoàn chỉnh như vậy đã tạo nên một bức tranh tổng thể thống nhất thúc đẩy sự phát triển của đặc khu kinh tế và góp phần thu hút mạnh vốn đầu tư từ nước ngoài. Đặc khu kinh tế Trung Quốc là một khu vực địa lý được ngăn cách với bên ngoài bởi hai hàng rào quản lý: thứ nhất đó là hàng rào quản lý quan hệ giữa đặc khu kinh tế với thị trường thế giới, thứ hai là hàng rào ngăn cách đặc khu kinh tế với thị trường nội địa thông qua sự kiểm soát chặt chẽ của lực lượng hải quan. Các nhà cầm quyền Trung Quốc lúc bấy giờ quyết tâm thành lập các đặc khu kinh tế với những mục đích và ý nghĩa cơ bản như sau: 1- Xây dựng các đặc khu thành khu vực điển hình, những mô hình mẫu với mục tiêu đem những mô hình đã được thử nghiệm thành công đem nhân rộng ra các vùng khác. Chính những đặc khu kinh tế này đã mở ra một hướng đi mới “một mũi tên trúng hai đích”. Đó là vừa mở cửa thu hút được vốn đầu tư của nước ngoài, thu hút được thiết bị kỹ thuật tiên tiến và phương pháp quản lý khoa học, mặt khác vẫn giữ được hình thái ý thức xã hội chủ nghĩa, từng bước xây dựng đặc khu thành những vùng tiên tiến có nền văn minh vật chất và tinh thần cao tạo ảnh hưởng tốt cho công cuộc xây dựng XHCN. Một quốc gia theo CNXH không có nghĩa là đóng cửa bảo thủ không quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa. Lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đã từng nói: “Thế giới hiện nay là thế giới mở cửa… kinh nghiệm hai ba mươi năm trước đây nói với chúng ta rằng đóng kín cửa lại thì không thể xây dựng, không thể phát triển được… Chúng ta phải phát triển nhanh một chút, nhanh quá thì sẽ không phù hợp với thực tế, nhưng phải nhanh một chút, làm sống động nền kinh tế bên trong, thực hiện chính sách mở cửa với bên ngoài” [29, tr. 428]. Mô hình XHCN mới ở Trung Quốc đó là tận dụng, khai thác nguồn vốn khoa học kỹ thuật, phương thức quản lý từ các nước tư bản chủ nghĩa để phát triển kinh tế trong nước nhưng về tư tưởng thì vẫn giữ vững đường lối xã hội chủ nghĩa. 12 Mô hình đặc khu kinh tế chính là công cụ để Trung Quốc thực hiện chủ trương của mình cũng chính là khao khát mà các nước XHCN đang kiếm tìm. 2- Ý nghĩa thứ hai mà đặc khu kinh tế đem lại chính là thúc đẩy xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư, thiết bị khoa học kỹ thuật, phương pháp quản lý tiên tiến từ nước ngoài. Những yếu tố này đều đang rất cần đối với các nước đang phát triển như Trung Quốc. Sự thành công của đặc khu một mặt nào đó được đánh giá bằng hoạt động xuất nhập khẩu có nhộn nhịp hay không, có thu hút được nhiều vốn đầu tư hay không? Vì vậy các cấp chính quyền quản lý đặc khu và đặc biệt là ban quản lý đặc khu phải dồn mọi nỗ lực mọi biện pháp để xúc tiến xuất khẩu và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Xuất khẩu nhiều và thu hút được mạnh đầu tư từ nước ngoài sẽ thu được nhiều ngoại tệ, điều này sẽ làm cho bộ mặt của các đặc khu kinh tế từ những làng chài nghèo được thay đổi. Đồng thời xuất khẩu phát triển, đầu tư nước ngoài lớn sẽ dẫn đến việc nâng cao được tổng thu nhập quốc dân GDP và tỉ lệ tăng trưởng của cả nền kinh tế. 3- Đặc khu kinh tế là khu vực để thử nghiệm những chính sách và cơ chế mới sao cho phù hợp với nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên vấn đề nhức nhối mà các nhà hoạch định chính sách đưa ra là mở cửa đến mức độ nào, mở cửa từ từ kiểu “dò đá qua sông” hay mở cửa ồ ạt khắp cả nước? Lý thuyết đã chỉ ra không ít các mặt hạn chế của nền kinh tế thị trường cho nên nếu mở cửa ồ ạt trên diện rộng sẽ là liều lĩnh và nguy hiểm và thậm chí còn có thể phải nhận lấy thất bại. Trên một phạm vi nhỏ hẹp có quy mô như một nền kinh tế quốc dân việc thử nghiệm cải cách các chính sách sẽ đưa ra được những kinh nghiệm bài học quý báu trước khi đem áp dụng rộng rãi. Các đặc khu lấy sự điều tiết của thị trường làm chính nhằm đạt được sự tồn tại trong cạnh tranh tự 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan