Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đảng bộ hà tĩnh lãnh đạo thực hiện chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước tại ...

Tài liệu đảng bộ hà tĩnh lãnh đạo thực hiện chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước tại hà tĩnh trong những năm đổi mới. luận văn ths. khoa học chính trị

.PDF
96
780
73

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------- PHẠM THỊ THÙY DƢƠNG ĐẢNG BỘ HÀ TĨNH LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC TẠI HÀ TĨNH TRONG NHỮNG NĂM ĐỔI MỚI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Chính trị học Hà Nội – 2013 i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------- PHẠM THỊ THÙY DƢƠNG ĐẢNG BỘ HÀ TĨNH LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC TẠI HÀ TĨNH TRONG NHỮNG NĂM ĐỔI MỚI Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học Mã số: 60 31 02 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. Đỗ Quang Hƣng Hà Nội – 2013 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận văn không trùng với các công trình khác. Tác giả luận văn Phạm Thị Thùy Dƣơng iii LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu; Trưởng Phòng Đào tạo Sau đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Khoa học Chính trị cùng quý thấy, cô Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.; Quý thầy, cô chủ nhiệm lớp đã tận tình giảng dạy, truyền bá tri thức, kinh nghiệm để tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường. Đặc biệt tôi kính gửi lòng biết ơn đến GS.TS. Đỗ Quang Hưng, thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn này. Tôi xin cảm ơn Ban Lãnh đạo, các anh chị, đồng nghiệp tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội – Quỹ Bảo trợ trẻ em; Ban Tuyên giáo Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc, Ban Tôn giáo Sở Nội vụ; Tỉnh đoàn Hà Tĩnh đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện cung cấp, tài liệu, thông tin để tôi vượt qua khó khăn, vừa hoàn thành tốt công tác, vừa hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu. Luận văn này được hoàn thành bởi sự nổ lực của bản thân, dù đã hết sức cố gắng nhưng do khả năng còn hạn chế, thời gian đầu tư nghiên cứu chưa nhiều nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của Quí thầy, cô và các bạn đồng nghiệp. Kính gửi tới Ban Lãnh đạo nhà trường, Quí thầy, cô và mọi người lời tri ân sâu sắc nhất! iv MỤC LỤC Trang Mở đầu ………………………………………………………………………….……………… 1 1. Tính cấp thiết của đề tài …………………………………………………………… 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ……………………………………………………… 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………………….… 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ……………………………………….……. 5 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ………………….…………… 5 6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn …………….………… 6 7. Kết cấu của luận văn …………………………………………………………..…… 6 Chƣơng 1: Bối cảnh của việc thực hiện chính sách đổi mới về tôn giáo ở Hà Tĩnh ……………………………………………………………….…………… 7 1.1. Quá trình đổi mới đƣờng lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ta trong những năm đổi mới và tác động của nó đến đời sống và xã hội ................................................................................................................. 7 1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin về tôn giáo...................... 7 1.1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo ........................................................... 12 1.2. Vài nét về đời sống tôn giáo và những quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ta trong những năm đổi mới ............ 14 1.3. Đặc điểm chung về hoạt động tôn giáo ở Hà Tĩnh.............................. 18 1.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội của Hà Tĩnh ............................................................................................................................. . 18 1.3.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................. 18 1.3.1.2. Điều kiện kinh tế ............................................................................................... 19 1.3.1.3 Điều kiện lịch sử - văn hóa – xã hội....................................................... 20 1.3.2. Đặc điểm tôn giáo ở tỉnh Hà Tĩnh ............................................................. 21 1.3.2.1. Tình hình đời sống tôn giáo Hà Tĩnh trước năm 2005 ............ 22 1.3.2.2. Đời sống tôn giáo Hà Tĩnh từ năm 2005 đến nay ........................ 23 Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................................ 27 v Chƣơng 2: Một số vấn đề thực hiện chính sách tôn giáo ở Hà Tĩnh trong những năm đổi mới .............................................................................................. 28 2.1. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh vận dụng quan điểm, chính sách của Đảng lãnh đạo thực hiện chính sách tôn giáo trong những năm đổi mới .......................................................................................................................................... 2.1.1. Thực hiện công tác lãnh đạo chỉ đạo của các cấp ủy Đảng về chính sách tôn giáo đối với tín đồ và các tổ chức tôn giáo....................... 28 28 2.1.2. Thực hiện Chính sách tôn giáo đối với đất đai, nơi thờ tự ...... 34 2.1.3. Công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo ................................................ 37 2.1.4. Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực tôn giáo ........................................................................................................................................ 40 2.1.5. Chính sách đối với công tác đối ngoại và đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo ................................................................................................................... 40 2.1.6. Hoạt động của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân đối với công tác tôn giáo .......................................................................................................... 42 2.2. Thực trạng việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ở Hà Tĩnh trong những năm đổi mới............................................. 50 2.2.1. Những thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc tại Hà Tĩnh trong những năm đổi mới ........................................................................................................................... 50 2.2.1.1. Thành tựu trong thực hiện Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước tại Hà Tĩnh trong những năm đổi mới ................................... 50 2.2.1.2. Những hạn chế trong thực hiện chính sách tôn giáo tại Hà Tĩnh trong những năm đổi mới ................................................................................... 59 2.2.2. Nguyên nhân thành tựu và hạn chế của việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ở Hà Tĩnh trong những năm đổi mới ............................................................................................................................ ............. 64 2.2.2.1. Nguyên nhân thành tựu ................................................................................ 64 2.2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế ............................................................................ 65 vi 2.3. Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ở Hà Tĩnh trong những năm đổi mới .............................................................................................. 67 2.3.1. Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo tạo môi trƣờng pháp lý đầy đủ để các tôn giáo hoạt động đúng pháp luật ....................................................................................................................... 67 2.3.2. Tuyên truyền, giáo dục, xây dựng nhân tố tích cực, đấu tranh với các hoạt động lợi dụng tôn giáo ........................................................ 68 Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................................... 69 Kết luận ...................................................................................................................................... 70 Danh mục tài liệu tham khảo...................................................................................... 72 vii KÍ HIỆU VIẾT TẮT MTTQ Mặt trận tổ quốc TNCS Thanh niên cộng sản VACR Vườn - ao - chuồng - ruộng KHKT Khoa học kỷ thuật UBND Ủy ban nhân dân QLNN Quản lý nhà nước TNHH TM Trách nhiệm hữu hạn thương mại TNHH TMDV Trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ TNHH Trách nhiệm hữu hạn HĐND Hội đồng nhân dân THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UVBCH Ủy viên Ban chấp hành LHPN Liên hiệp Phụ nữ BCV Báo cáo viên TTV Tuyên truyền viên KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình EU Liên minh Châu Âu ASEM Tiến trình hợp tác Á - Âu viii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tôn giáo là hiện tượng xã hội, tác động hết sức phức tạp và sâu sắc đến mọi mặt của đời sống nhân loại. Ngày nay, tôn giáo ngày càng can thiệp sâu hơn vào đời sống chính trị với nhiều hình thức khác nhau không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên thế giới. Từ khi ra đời cho đến nay cùng với sự biến đổi của lịch sử, tôn giáo cũng biến đổi theo sự vận động của thời gian. Thời đại ngày nay khi mà xu thế toàn cầu hóa đang chi phối mọi lĩnh vực đời sống xã hội, sự nâng cao về trình độ học vấn và đặc biệt là những thành tựu của khoa học và công nghệ đã làm cho các tôn giáo ngày càng đa dạng hóa. Tất cả đã làm xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau trong một tôn giáo, dẫn đến sự chia rẽ trong các tôn giáo một cách có tổ chức, hình thành các giáo phái và nhiều tôn giáo mới. Tôn giáo của từng khu vực và trên thế giới có số tín đồ ngày càng gia, trong nội bộ các tôn giáo có sự chia rẽ thành những giáo phái với những tính chất cấp tiến, ôn hòa hay cực đoan và ngày càng can thiệp sâu hơn vào đời sống chính trị với nhiều hình thức khác nhau không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo với 13 tôn giáo và 40 tổ chức tôn giáo đã được công nhận tư cách pháp nhân. Chỉ tính riêng 6 tôn giáo lớn ở nước ta đã có gần 1/3 dân số cả nước sinh hoạt tôn giáo thường xuyên với khoảng 25 triệu tín đồ, trong đó có khoảng 10 triệu tín đồ Phật giáo; 6,1 triệu tín đồ Công giáo; 100.000 tín đồ Hồi giáo, đạo Tin Lành có hơn 1,5 triệu tín đồ. Có hai tôn giáo xuất hiện từ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của người dân vùng Nam Bộ là đạo Cao Đài với 2,4 triệu tín đồ và Phật giáo Hòa Hảo với 1,2 triệu tín đồ. Trong những năm gần đây có thêm hai tôn giáo nữa được công nhận là Tịnh độ cư sĩ Phật hội và Tứ Ân hiếu nghĩa với 2 triệu tín đồ đi theo. Hiện nay, cùng với hội nhập quốc tế, Việt Nam đã có nhiều thay đổi về cơ cấu và lợi ích xã hội, quan niệm, tư tưởng của nhân dân ngày càng có xu hướng đa dạng, nhiều người 1 tìm kiếm sự an ủi tâm lý, niềm tin vào cuộc sống của chính bản thân họ từ tôn giáo. Cũng dễ nhận thấy rõ rằng vấn đề tôn giáo ở Việt Nam là vấn đề lớn, phức tạp, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải có chủ trương, chính sách thích hợp hoàn cảnh và điều kiện mới, nhất là trong giai đoạn đất nước trên con đường đổi mới, hội nhập quốc tế các thế lực thù địch đang tìm mọi cách lợi dụng vấn đề tôn giáo để tập hợp quần chúng nhằm chống phá cách mạng nước ta trong âm mưu lợi dụng tôn giáo. Đảng và Nhà nước tăng cường đổi mới chính sách phù hợp với hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng của người dân, để tín đồ tôn giáo đều có những quyền lợi như nhau sống trong một đất nước hoà bình, ổn định. Việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta đang được tiến hành có hiệu quả trên phạm vi cả nước trong đó có Hà Tĩnh. Tỉnh Hà Tĩnh là một địa phương cũng như các tỉnh khác trong cả nước, người dân được tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Trong toàn tỉnh có 12 huyện thị với 13 vạn tín đồ theo các tôn giáo, chiếm 10,4% dân số gồm: Đạo Công giáo, Phật giáo, Đạo Tin lành và một số hình thức tín ngưỡng và tôn giáo mới phát sinh. Chính quyền các cấp ở Hà Tĩnh đã chăm lo, quan tâm tới mọi mặt đời sống của tín đồ tôn giáo, người dân được quyền tự do tín ngưỡng và tham gia các tôn giáo trong giới hạn của pháp luật, phát huy tốt tinh thần đoàn kết lương, giáo “Sống tốt đời đẹp đạo”, “kính Chúa yêu nước”. Trong thời kỳ đổi mới, thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Vì vậy, tìm hiểu việc thực hiện chính tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới của Đảng bộ Hà Tĩnh có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, góp phần giúp đỡ tác giả trong công việc thường xuyên tiếp xúc, gặp gỡ với các đối tượng trong đó có bà con là các tín đồ theo đạo, các thế lực thù địch luôn lợi dụng các Chương trình hỗ trợ từ Tổ chức Phi chính phủ để truyền giáo. Với ý nghĩa đó, chúng tôi chọn đề tài “Đảng Bộ Hà Tĩnh lãnh đạo thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước tại Hà Tĩnh trong những năm đổi mới” làm chủ đề nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành Chính trị học. 2 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. Vấn đề thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước đã được nhiều tác giả quan tâm, chọn làm đề tài nghiên cứu khoa học, xuất bản sách nghiên cứu: Tác giả GS.TS. Đỗ Quang Hưng (2003), ''Bước đầu tìm hiểu mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội” Nxb. Tôn giáo. GS.TS. Đỗ Quang Hưng (2008), "Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam lý luận và thực tiễn”, Nxb. Lý luận chính trị Hà Nội. Tác giả Đặng Nghiên Vạn (Chủ biên), “Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. Cuốn sách dày hơn 300 trang là tập hợp các bài viết của nhiều tác giả, nhiều nhà nghiên cứu về tôn giáo. Nhìn chung các nhà nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam theo nhiều góc độ khác nhau. Trong đó có một số tác giả đã đề cập một cách trực tiếp và gián tiếp vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh theo tình hình thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Tác giả Lê Hữu Nghĩa và Nguyễn Đức Lữ (Đồng chủ biên 2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách này đã tập hợp các bài viết của nhiều tác giả, đã khai quát nghiên cứu toàn diện tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo cũng như những lý luận và thực tiễn ở nước ta khi thực hiện chính sách tôn giáo. Tác giả Nguyễn Đức Lữ (2009), Tôn giáo: Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay. Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội. Tác giả Vũ Văn Hậu (2009), Củng cố mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội. Ngoài ra còn phải kể đến nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả về vấn đề tôn giáo và tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh ở các góc độ khác nhau được đăng tải trên các tạp trí như: Vũ Khiêu, Phạm Như Cương, Nguyễn Hữu Vui, Hoàng Minh Đô, Nguyễn Văn Oánh, Phạm Hữu 3 Xuyên, Nguyễn Ngô Hai, Lê Quang Vịnh, Trần Xuân Dung...Hay những luận văn thạc sĩ ở từng địa phương khác nhau, ở góc độ quản lí nhà nước về tôn giáo: “Vấn đề quản lý nhà nước hoạt động đạo Công giáo ở Đồng Nai hiện nay” (Võ Mộng Thu, năm 2001). “Quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Lâm Đồng hiện nay – vấn đề và giải pháp” (Lê Minh Quang, năm 2001). “Ảnh hưởng của thế giới quan công giáo đối với đời sống tinh thần tín đồ công giáo Việt Nam. Những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh hiện nay” (Mai Quang Hiện, năm 2000) “Thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta tại Thành Phố Hồ Chí Minh từ 1990 – 2005” (Hoàng Ngọc Phương, năm 2012) Đề tài khóa luận tốt nghiệp về việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Hà Tĩnh: “Đảng Bộ Hà Tĩnh lãnh đạo thực hiện công tác tôn giáo theo tinh thần nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX”(Trần Thị Mai Hương, năm 2003) Những đề tài, công trình, bài viết nghiên cứu đã đánh giá tình hình tôn giáo trên thế giới, cũng như Việt Nam và địa phương của từng tác giả nghiên cứu nói riêng. Các công trình trên đã đề cập nhiều khía cạnh khác nhau của tôn giáo, đặt vấn đề chính sách tôn giáo ở từng lĩnh vực, từng địa phương khác nhau và có nhiều ý kiến phong phú có thể tham khảo, học tập. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình, luận văn, luận án nào đề cập trực diện vấn đề: “Đảng Bộ Hà Tĩnh lãnh đạo thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong những năm đổi mới”. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ tiếp thu, kế thừa có chọn lọc thành quả nghiên cứu của các công trình đã có và các tài liệu liên quan đến luận văn này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ thực trạng việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta tại Hà Tĩnh trong những năm đổi mới. Qua những thành tựu thì 4 vẫn còn những hạn chế ở địa phương. Từ đó đưa ra phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng bộ Hà trong việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu: Quá trình đổi mới đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong những năm đổi mới và tác động đến đời sống – xã hội. Khái quát tình hình kinh tế - văn hóa – xã hội và việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Hà Tĩnh. Phân tích tình hình thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước như thế nào ở Hà Tĩnh? Nêu giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước tại Hà Tĩnh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu quá trình hoàn thiện chính sách và thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Chính sách tôn giáo được thực hiện trong các tôn giáo ở Hà Tĩnh, phương pháp và việc thực hiện các chính sách. * Phạm vi nghiên cứu: Không gian: tỉnh Hà Tĩnh với chủ yếu hai tôn giáo lớn Phật giáo và Công giáo. Thời gian: Trong thời kỳ đổi mới (1991 cho đến nay) 5. Cở sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu: * Cơ sở lý luận: Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo. Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam, các chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo. * Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu: phương pháp chính trị học, kết hợp tôn giáo học và xã hội học. Phương pháp logic, phân tích - tổng hợp, lịch sử, so sánh - đối chiếu kết hợp với phương pháp qui nạp - diễn dịch. 5 6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn. Trên cơ sở đánh giá, tổng kết thực tiễn việc thực hiện chính sách tôn giáo tại Hà Tĩnh, luận văn đã rút ra một số kinh nghiệm, phương pháp nâng cao hiệu quả trong quá trình thực hiện chính sách tôn giáo chung của Đảng và Nhà nước hoặc địa phương khác tương tự. 7. Kết cấu của luận văn. Kết cấu luận văn bao gồm: phần mở đầu, 2 chương, 4 tiết, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục. 6 Chƣơng 1 BỐI CẢNH CỦA VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI VỀ TÔN GIÁO Ở HÀ TĨNH 1.1. Quá trình đổi mới đƣờng lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ta trong những năm đổi mới và tác động của nó đến đời sống và xã hội 1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin về tôn giáo Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng, tôn giáo là một hiện tượng xã hội, nó có nguồn gốc từ những sự hạn chế của các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và giữa con người với con người. Tác phẩm Chống Duyrinh chính là nơi Ăngghen đã đưa ra những nhận định quan trọng vào loại bậc nhất của những người cộng sản về vấn đề tôn giáo. Trong tác phẩm này, Người đã đưa ra định nghĩa về tôn giáo, là “sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế” [14; tr.437]. Còn Mác trong tác phẩm Góp phần phê phán Triết học pháp quyền của Hêghen cũng đã khẳng định rằng “con người sáng tạo ra tôn giáo”[15; tr.569] và trong lý luận nhận thức của Lênin : “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng để nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan”[35; tr.179], ta có thể nhận thấy rằng, tôn giáo là kết quả từ một sự phản ánh của thế giới tự nhiên vào bộ não con người một cách sai lầm hoặc là một sự phản ánh không toàn diện thế giới khách quan, khiến con người hiểu sai hoặc không hiểu hết các hiện tượng trong tự nhiên. Cùng với những hạn chế mang tính chất thời đại bắt nguồn từ một nền khoa học còn rất thô sơ, mang nặng tính cảm tính, những phản ánh không đúng đắn này của nhận thức đã tạo nên những rào cản giữa con người và sự thật khách quan của thế giới tự nhiên, dẫn đến việc con người không thể trả lời được các câu hỏi về tự nhiên bí ẩn, và kết quả cuối cùng là khiến con người phải tìm đến tôn giáo. Trong suốt giai đoạn đầu 7 của thời kỳ công xã nguyên thuỷ, tôn giáo vẫn chưa tồn tại, mà chỉ đến cuối thời kỳ này, và sang thời kỳ cổ đại thì những tôn giáo đầu tiên mới bắt đầu hình thành. Đó là do chỉ đến thời kỳ này con người mới có đủ những tri thức để xây dựng, hoàn thiện hệ thống kinh sách và tín điều, mà quan trọng nhất là việc xuất hiện chữ viết để ghi chép kinh sách. Khi xem xét những tôn giáo xuất hiện trong thời kỳ này, ta nhận thấy chúng mang nhiều đặc điểm xuất phát từ những tín ngưỡng rất sơ khai. Tôn giáo của người Ai Cập, Lưỡng Hà, Hy Lạp - La Mã hay Giéc-manh..., đều là những tôn giáo đa thần mang màu sắc tín ngưỡng “vạn vật hữu linh”; các thần thánh đều đại diện cho những lực lượng thiên nhiên, và “những lực lượng thiên nhiên ấy đã được nhân cách hoá một cách hết sức nhiều vẻ và hết sức hỗn tạp”[14; tr.437]. Là đại diện cho những lực lượng tự nhiên chi phối đời sống con người, thần thánh của các tôn giáo chi phối đời sống con người. Và bắt nguồn từ đó, những lực lượng chỉ mang tính tự nhiên đã dần mang tính xã hội. Và bắt nguồn từ đó, tôn giáo mang tính giai cấp. Trong góp phần phê phán Triết học pháp quyền của Hêghen, Mác viết: “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”[15; tr.570]. Nhận định này đã toát lên đầy đủ tính xã hội của tôn giáo. Nó là sự đền bù lại cho sự nghèo nàn của hiện thực xã hội - với những nghèo nàn của tri thức để lý giải thế giới, tôn giáo lấp đầy vào đó bằng những huyền thoại: thế giới được tạo thành ra sao ? mây, gió, sấm, chớp sự thực là thế nào ?... và với những sự nghèo nàn trong đời sống do sự thấp kém của trình độ khoa học kỹ thuật cùng sự bất công, bạo ngược của xã hội đương thời, tôn giáo như một liều thuốc an thần xoa dịu những vết đau của con người, chính vì vậy Mác đã nói: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” khi mà trong xã hội còn những bất công, đói nghèo, lạc hậu cùng với đó là sự bí ẩn của thế giới mà con người chưa thể nào giải thích nỗi và Từ điển triết học đã tổng kết quan điểm của chủ 8 nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo như sau: “Tôn giáo là sự phản ánh hư ảo trong đầu óc con người những lực lượng bên ngoài thống trị họ trong cuộc sống hàng ngày, sự phản ánh trong đó các lực lượng trần thế mang hình thức các lực lượng siêu phàm. Chủ nghĩa Mác coi tôn giáo là một hiện tượng xã hội chế định và vì vậy là một hiện tượng nhất thời trong lịch sử. Trong suốt một thời kỳ lịch sử lâu dài của loài người, người ta không hề biết đến một tôn giáo nào cả. Tôn giáo xuất hiện trong một giai đoạn nhất định của chế độ công xã nguyên thủy với tư cách là sự phản ánh tình trạng bất lực của con người trước các lực lượng khủng khiếp và bí ẩn của tự nhiên” [49; tr.588]. Tuy vậy, tôn giáo trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa vẫn tồn tại vì nền tảng của nó là những câu hỏi về thế giới vẫn chưa thể có được đầy đủ tất cả các câu trả lời xác đáng. Khoa học hiện nay đang tiến nhanh như vũ bão, nhưng khoa học càng phát triển thì nhân loại càng nhận ra rằng những kiến thức của mình về thế giới là quá nhỏ, và còn quá nhiều vấn đề cần phải giải quyết và tìm hiểu. Do đó, những bí ẩn của thế giới không thể được giái quyết một cách nhanh chóng trong một thời gian ngắn; tức là những cơ sở về nhận thức và tâm lý của tôn giáo vẫn còn có thể tồn tại trong lòng xã hội xã hội chủ nghĩa. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng như giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế xã hội chủ nghĩa vẫn chưa thể phủ định hoàn toàn nền kinh tế thị trường nhiều thành phần; nên trong xã hội vẫn tồn tại những giai cấp, tầng lớp khác nhau, vẫn tồn tại sự phân biệt về địa vị và quyền lợi kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Do đó áp bức, bất công, sự ngẫu nghiên, may rủi... vẫn tồn tại, và vẫn kéo theo niềm tin vào một đấng siêu nhiên nào đó đang định đoạt số phận con người. Tôn giáo đã tồn tại trong xã hội suốt hàng ngàn năm, và đã ăn sâu bám chặt vào nếp sống, nếp nghĩ của con người do đó cách nhìn nhận các nguyên tắc của tôn giáo vẫn có những giá trị nhất định trong xã hội chủ nghĩa, như nguyên tắc yêu thương, nhân đạo, nhân ái của đạo Phật hay đạo Kitô. Và trên cơ sở đó, “nhà nước xã hội chủ nghĩa làm cho người có đạo hiểu rằng, niềm tin tôn giáo chân chính không đối lập với chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa, và chủ nghĩa xã hội đang hiện 9 thực hoá lý tưởng của chủ nghĩa nhân đạo trong cuộc sống của mỗi người dân” [28; tr.233]. Tôn giáo có khả năng tự biến đổi mình cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Như Kitô giáo ban đầu là vũ khí đấu tranh của tầng lớp nô lệ và dân nghèo chống lại quý tộc Roma, thì ngày nay Kitô giáo cũng hoàn toàn có thể trở lại vị trí là một hoạt động văn hóa tinh thần của quần chúng nhân dân, phục vụ lợi ích của quần chúng nhân dân, theo xu hướng đồng hành với dân tộc “sống tốt đời đẹp đạo”, “sống phúc âm giữa lòng dân tộc”, và chúng ta không thể phủ nhận những giá trị văn hoá tinh thần tích cực của các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, các lễ hội dân gian đã trở thành một nét truyền thống của cộng đồng làng xã Việt Nam, là bản sắc văn hoá của dân tộc. Các tôn giáo có ý nghĩa cao về giáo dục đạo đức, lối sống, như “Mười điều răn” của đạo Kitô hay “Bát chính đạo” của đạo Phật... Bởi vậy việc lưu giữ và bảo tồn các khía cạnh văn hoá và tích cực của tôn giáo là một yêu cầu, và là một yêu cầu chính đáng. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, hội nhập kinh tế, sự phát triển của khoa học kỉ thuật những bí ẩn của thế giới làm cho con người thấy hiểu biết của mình thật nhỏ bé nhiều hiện tượng xảy ra xung quanh vẫn chưa có lời giải đáp. Chính vì vậy, dù trong thời đại nào thì tôn giáo vẫn luôn tồn tại như một phần đời sống tinh thần, tín ngưỡng của con người. Vì vậy, tôn giáo luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, và để giải quyết vấn đề tôn giáo cần phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau: Thứ nhất, những mặt tiêu cực của tôn giáo phải bị khắc phục và đẩy lùi, dần đến chỗ xoá bỏ hoàn toàn chúng. Đây là một nguyên tắc nhưng cũng là yêu cầu quan trọng nhất cần phải quán triệt trong công tác giải quyết vấn đề tôn giáo của những người cộng sản. Chỉ có thế tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin - tư tưởng khoa học chân chính, chủ đạo trong chủ nghĩa xã hội mới có thể đi sâu vào quần chúng nhân dân, mới tạo được nền tảng cơ sở vững chắc cho công cuộc xây dựng xã hội mới. Thứ hai, phải tuyệt đối không được sử dụng các biện pháp bạo lực để xoá bỏ tôn giáo. Vi phạm nguyên tắc này là cố tình đẩy xã hội tới chỗ phân chia, 10 đẩy những người theo đạo vào chỗ buộc phải chống lại chính quyền nhân dân. Vi phạm nguyên tắc này cũng là đi ngược lại nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, vi phạm nghiêm trọng tới quyền thiết yếu nhất của con người: quyền được tự do; và trong đó có quyền được tự do theo hay không theo một tôn giáo. Chính quyền nhân dân nào vi phạm nguyên tắc này thì không còn là chính quyền của nhân dân nữa, tổ chức đảng nào vi phạm nguyên tắc này thì không còn là đảng cộng sản nữa. Bên cạnh đó, cần phải không ngừng phát huy những giá trị tốt đẹp, tích cực của tín ngưỡng tôn giáo trong xã hội xã hội chủ nghĩa; cần phải nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân. Thứ ba, cần không ngừng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó có cả mối liên hệ giữa người theo đạo và những người không theo đạo. Đó là yêu cầu hàng đầu để xây dựng đất nước và xã hội, nhưng cũng là một cách thức quan trọng để những người theo đạo hoà nhập vào với cuộc sống tích cực của xã hội, để họ dần nhận ra rằng cuộc sống hiện tại là quan trọng nhất, để giúp họ chủ động tham gia vào các hoạt động xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc; chứ không phải luôn trong trạng thái thụ động, tiêu cực vì chỉ quan tâm tới việc sống sao bây giờ cho mai sau đến được với “nước Thiên Đường” hay “cõi Niết bàn”. Thứ tư, không ngừng thực hiện công tác giáo dục tuyên truyền, giúp quần chúng nhân dân hiểu nắm được những lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác Lênin, từ đó mà nhận ra được rằng những tư tưởng duy tâm là hoàn toàn không có căn cứ. Việc giáo dục chủ nghĩa vô thần khoa học cũng như thế giới quan duy vật không chỉ đẩy lui những sai lầm trong nhận thức của tư duy tôn giáo, mà chủ yếu là góp phần nâng cao trình độ kiến thức cho toàn dân. Thứ năm, phải kết hợp nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân theo đạo với nhiệm vụ đấu tranh, phòng chống những thế lực phản động lợi dụng tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, để tuyên truyền chống phá cách mạng. Cuộc đấu tranh này vừa phải khẩn trương, kiên quyết vừa phải thận trọng và có sách lược đúng, nếu không sẽ dễ dàng bị nhìn nhận là chính sách đàn áp tôn giáo. 11 Thứ sáu, phải giải quyết vấn đề tôn giáo trên lập trường quan điểm lịch sử, tức là phải nhìn nhận vai trò, tác động của tôn giáo tới đời sống xã hội trong từng thời kỳ lịch sử khác nhau là có thể rất khác nhau. Bởi vậy mối quan hệ với tôn giáo cũng cần phải rất linh hoạt và mềm dẻo: có những thời điểm phải biết sử dụng tôn giáo như một thứ vũ khí lợi hại để chống lại những kẻ thù chung của cả dân tộc, như cuộc đấu tranh của Phật tử chống lại chính sách đàn áp tôn giáo của chính quyền Nguỵ quyền Sài Gòn; nhưng trong thời điểm khác phải đẩy mạnh công cuộc tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa vô thần khoa học, đưa tôn giáo tới “cái chết tự nhiên của nó”[14; tr.439]. Tuy nhiên, trong lịch sử cùng với sự phát triển của thời đại, tôn giáo vẫn luôn có sự tồn tại vĩnh cửu của nó cần có những cái nhìn đúng đắn và chính sách phù hợp để những điểm tích cực của tôn giáo được phát huy góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn hiện nay và những quan điểm tôn giáo của chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng cho Đảng và nhà nước ta thực hiện chính sách tôn giáo trong thời kỳ đổi mới. 1.1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo Trong cách mạng dân tộc dân chủ, chính sách “tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết”[30; tr.9] do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đã góp phần to lớn vào sự nghiệp đoàn kết toàn dân kháng chiến thắng lợi, giành độc lập thống nhất hoàn toàn cho đất nước. Hồ Chí Minh cho rằng: “Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. Không ai chiến thắng được lực lượng đó” [30; tr.20]. Đoàn kết toàn dân, trong đó có đoàn kết dân tộc và tôn giáo là yếu tố cơ bản đưa tới thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng ấy nằm trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh cho rằng, đoàn kết lương giáo là đoàn kết lâu dài và toàn diện, là vấn đề chiến lược. Thái độ chân tình, cởi mở bao dung và luôn thấu hiểu nỗi trăn trở, suy tư của đồng bào của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng tín đồ các tôn giáo. Sau khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, ngày 9 tháng 11 năm 1946, Quốc hội khóa I đã thông qua Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan