Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đảng bộ hà tĩnh thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công...

Tài liệu đảng bộ hà tĩnh thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước luận văn ths. khoa học chính trị

.PDF
105
975
109

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------ NGUYỄN QUYẾT THẮNG ĐẢNG BỘ HÀ TĨNH THỰC HIỆN QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------ NGUYỄN QUYẾT THẮNG ĐẢNG BỘ HÀ TĨNH THỰC HIỆN QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Chính trị học Mã số: 60 31 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Quang Hiển Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Vũ Quang Hiển. Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Quyết Thắng i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các cá nhân, tập thể và các ban ngành. Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy Vũ Quang Hiển người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô khoa khoa học chính trị, thư viện trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn quý cơ quan Tỉnh Ủy, Ủy ban nhân dân, thư viện tỉnh Hà Tĩnh. Đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong công tác sưu tầm, thu thập tài liệu. Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể gia đình và tập thể lớp QH-2012X, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn Nguyễn Quyết Thắng ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ....................................... 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. ....................................... 5 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................ 6 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ...................................................... 6 7. Kết cấu của đề tài ....................................................................................... 7 NỘI DUNG ....................................................................................................... 8 Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc .............................. 8 1.1. Quan niệm về quyền làm chủ của nhân dân ........................................... 8 1.1.1. Quan điểm của Mác-Lênin về quyền làm chủ của nhân dân. ....... 16 1.1.2. Quan niệm của Đảng về quyền làm chủ của nhân dân. ................ 17 1.2. Vai trò của tổ chức Đảng trong thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa. ........................................................... 20 1.2.1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa. .................................... 22 1.2.2. Mục tiêu, nội dung, phương thức và điều kiện thực hiện quyền làm chủ nhân dân trong công nghiệp hóa hiện đại hóa. ......................... 23 1.2.3. Tổ chức Đảng với thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ........... 24 Chƣơng 2: Đảng bộ Tỉnh Hà Tĩnh thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa.............. 29 2.1. Yêu cầu của việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở tỉnh Hà Tĩnh ........................................................................................................ 29 2.2. Đảng bộ Hà Tĩnh thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong thời kì đẩy mạnh công nghiêp hóa hiên đai hóa đất nước...............................38 2.2.1. Trong lĩnh vực chính trị ................................................................. 41 2.2.2. Về lĩnh vưc kinh tế ......................................................................... 51 2.2.3. Về lĩnh vực văn hóa - xã hội .......................................................... 53 iii Chƣơng 3: Một số phƣơng hƣớng và giải pháp phát huy quyền làm chủ của nhân dân .................................................................................................. 62 3.1. Một số phương hướng........................................................................... 62 3.2. Một số giải pháp đối với đang bộ Hà Tĩnh trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ........................................................................ 78 3.2.1. Nâng cao dân trí. ........................................................................... 78 3.2.2. Phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân trong tham gia quản lí nhà nước quản lí xã hội. .............................................................. 81 3.2.3. Phát huy sức mạnh của hệ thống thông tin đại chúng .................. 86 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 93 iv BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT CNH : Công nghiệp hóa GDP : Giá trị gia tăng HĐH : Hiện đại hóa HĐND : Hội đồng nhân dân MTTQ : Mặt trận tổ quốc TBCN : Tư bản chủ nghĩa UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa v MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong những năm đầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đai hóa đất nước, với những ưu thế của mình, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã có những đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng những tiền đề để thực hiện bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong điều kiện mới, Đảng bộ Hà Tĩnh, lãnh đạo thực hiện công cuộc đổi mới và đã đạt được những thành tựu đáng trân trọng, đưa Hà Tĩnh từng bước phát triển mạnh mẽ . Những năm qua, trong tiến trình dân chủ hóa đất nước, Đảng bộ Hà Tĩnh đã ban hành nhiều chính sách dân chủ về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nhờ đó đã đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm cơ bản, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đang được xây dựng, trải nghiệm và từng bước hoàn thiện của cả nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng còn nhiều khuyết điểm do tổ chức, xây dựng một xã hội hoàn toàn mới trong điều kiện Hà Tĩnh có điểm xuất phát thấp, nền kinh tế lạc hậu, quyền làm chủ của nhân dân chưa được phát huy mạnh mẽ còn nhiều thiếu sót. Thực trạng đó đang đặt ra nhiều nhiệm vụ phải giải quyết với nhiều vấn đề mới nảy sinh trong quá trình phát triển của Hà Tĩnh. Về chính trị. Hệ thống chính trị mặc dù đã trải qua hơn 20 năm đổi mới nhưng còn nhiều những yếu kém và hạn chế. Trong hệ thống chính trị,quyền làm chủ của nhân dân không được coi trong, việc tổ chức thực hiện nghị quyết, chủ trương của Đảng bộ chưa tốt, kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm. báo cáo không trung thực, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, làm cho một số nghị quyết của Đảng bộ khó đi vào cuộc sống. Công tác chỉ đạo điều hành ở các cấp ngành còn nhiều bất cập, công tác kiểm tra, kiểm soát còn nhiều hạn chế. Nhiều cán bộ, công chức, đảng viên vi phạm điều lệ Đảng. 1 Là trụ cột của hệ thống chính trị, Đảng bộ Hà Tĩnh đã tiến hành cải cách hành chính, tinh giản bộ máy nhưng còn chậm vàthiếu kiên quyết. Bộ máy hành chính còn cồng kềnh với nhiều tầng, nấc trung gian và nhiều thủ tục hành chính phiền hà không chỉ làm giảm hiệu lực quản lý, mà còn làm cho tình trạng vi phạm quyền làm chủ của nhân dân gia tăng, làm mất lòng tin của nhân dân. Quyền làm chủ của nhân dân của nhân dân còn bị vi phạm ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực. Tệ quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân vẫn đang phổ biến và nghiêm trọng chưa đẩy lùi và ngăn chặn được. Về kinh tế. Thông qua việc công nhận, tôn trọng sự đa dạng quyền sở hữu và sử dụng các tư liệu sản xuất, phát triển kinh tế nhiều thành phần với một cơ cấu kinh tế đảm bảo cho sự phát triển đồng đều giữa các ngành, và thực hiện chế độ phân phối tư liệu sản xuất công bằng đã đảm bảo cơ hội cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế. Chế độ phân phối sản phẩm lao động theo đóng góp và lao động bước đầu đã phát huy vai trò làm chủ sản xuất của nhân dân ở tất cả các thành phần kinh tế. Mức tăng trưởng GDP hàng năm là 7% đã nói lên tác dụng của quá trình phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, nền kinh tế Hà Tĩnh hiện nay cơ bản vẫn là sản xuất nhỏ, phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. trong nền kinh tế còn nhiều vấn đề phải giải quyết ở tất cả các lĩnh vực. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển chậm, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, còn phân tán và lãng phí. Sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế chưa được coi trọng. Công tác quản lý còn nhiều khuyết điểm làm nảy sinh nhiều tiêu cực. Mức sống của nhân dân, nhất là nông dân ở một số địa phương miền núi, vùng sâu vùng xa còn quá thấp. Chính sách tiền lương và phân phối trong xã hội còn bất hợp lý. Sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân 2 cư ngày càng tăng. Tình trạng mất quyền làm chủ của nhân dân trong kinh tế, đặc biệt trong quản lý kinh tế, đã trực tiếp đẩy tới tình trạng khiếu kiện của nhân dân diễn ra kéo dài và phức tạp ở nhiều nơi. Cơ chế, chính sách không đồng bộ và chưa tạo ra động lực để phát triển. Một số cơ chế, chính sách còn thiếu, chưa nhất quán, chưa sát với cuộc sống, thiếu tính khả thi, nhiều cấp ngành chưa thay thế, sửa đổi những quy định về quản lý không còn phù hợp, chưa bổ sung những cơ chế chính sách mới có tác dụng giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất, khai thác nhiều hơn nữa nguồn lực dồi dào trong các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, các vùng và toàn xã hội. Có những chính sách đúng bị biến dạng qua nhiều tầng nấc hành chính quan liêu. Việc ban hành các văn bản pháp quy hướng dẫn còn chậm. Về xã hội. Vẫn còn không ít hiện tượng mất quyền làm chủ của nhân dân, dân chủ hình thức. Bệnh quan liêu, gia trưởng còn nặng nề, trong khi đó khuynh hướng dân chủ cực đoan, dân chủ không đi đôi với kỷ cương, pháp luật lại đang xuất hiện dưới nhiều hình thức. Phát triển quyền làm chủ và sinh hoạt chính trị của nhân dân, Đảng bộ Hà Tĩnh đã cho ban hành Quy chế dân chủ cơ sở, ra một số quy định về tiếp dân, Quy định về công khai tài chính trên một số lĩnh vực, Quy chế làm việc của một số cơ quan Nhà nước và ra Hướng dẫn về hòa giải ở cơ sở. Tuy nhiên, một số lượng không nhỏ nhân dân còn thiếu hiểu biết về quyền của mình, do đó dẫn tới hiện tượng thờ ơ, không quan tâm. Và đó là một nguyên nhân của tình trạng vi phạm pháp luật, vi phạm các quy tắc xã hội, thậm chí gây ra các hiện tượng mất ổn định ở một số địa phương. Vì thế, tôi chọn vấn đề “Đảng bộ Hà Tĩnh thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước ” làm đề tài luận văn của mình. 3 2. Lịch sử vấn đề Làm chủ là quyền thiêng liêng của mỗi con người, con người sinh ra cần phải có quyền làm chủ, quyền làm chủ của nhân dân là một phần trong chế độ dân chủ, hiện nay quyền làm chủ của nhân dân là vấn đề rất được quan tâm của giới nghiên cứu bởi tính lý luận và thực tiễn cấp bách của nó, nhất là trong quá trình thực thi quyền làm chủ ở nước ta nói chung và Hà Tĩnh nói riêng hiện nay, đã có nhiều nhóm công trình nghiên cứu về quyền làm chủ của nhân dân Nhóm đề tài nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ như: Nhóm đề tài nghiên cứu nghiên cứu về quyền của công dân và quyền con người như: Phạm Văn Bính (2002), “Tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh đến nền dân chủ XHCN ở nước ta hiện nay”, Lý luận Chính trị, (2). Nguyễn Bá Diễn, Về quyền con người, Tạp chí luật học số 2/1995. Nguyễn Văn Đông, Quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Việt Nam. Đinh Văn Mậu, Quyền lực nhà nước và quyền công dân, Nxb, Chính tri quốc gia. Các tác giả đã trình bày một cách cơ bản và có hệ thống về quyền con người và quyền công dân trong xã hội. Nhóm đề tài nghiên cứu về phát huy quyền làm chủ của nhân dân: Trịnh Ngọc Anh, “Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh”, Tạp chí Cộng sản, (số 11, 4/2003). Hồ Bá Thâm, Nguyễn Tôn Thị Tường Vân, Đồng chủ biên, Phản biện xã hội và phát huy dân chủ pháp quyền, Nxb, Chính trị quốc gia(2009). Các tác giả đã trình bày chi tiết các nghiên cứu của mình nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Nhìn chung các nhóm đề tài đã nghiên cứu về quyền con người quyền công dân một cách chi tiết và đã nêu được một phần về quyền làm chủ của nhân dân nhưng chưa trình bày một cách chi tiết quyền làm chủ của nhân 4 dân. Vì vậy nghiên cứu Đảng bộ Hà Tĩnh thực hiện quyền làm chủ của nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần trình bày rõ quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta hiện nay. Và Đảng bộ Tỉnh Hà Tĩnh trong việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ Đảng bộ Hà Tĩnh thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò làm chủ của nhân dân ở Tỉnh Hà Tĩnh. - Để đạt được mục đích trên đây, các nhiệm vụ nghiên cứu được xác định là: Thứ nhất, làm rõ quyền làm chủ của nhân dân, quyền làm chủ của nhân dân trong quá công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Thứ hai, Đảng Bộ Hà Tĩnh thực hiên quyền làm chủ của nhân dân trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nhưng thành tựu và hạn chế, Thứ ba, Một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiên đại hóa ở Tỉnh Hà Tĩnh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. Thực trạng việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân của Đảng bộ Tỉnh Hà Tĩnh trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. 4.1. Đối tượng nghiên cứu chính. Đối tượng của luận văn đó là “Đảng Bộ Hà Tĩnh thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đai hóa Đất Nước”. 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu. (Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 7- 2013 đến tháng 6-2014). Cơ sở nghiên cứu: Tổng hợp các nguồn tư liệu từ khoa khoa học chính trị Trường Đại học khoa học xã hội & nhân văn và một số cơ quan khoa học, Đảng Bộ Hà Tĩnh 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận để thực hiện đề tài là: lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời luận văn kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu có liên quan. Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ trên, tác giả vận dụng tổng hợp những phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong đó đặc biệt chú ý phương pháp lịch sử và lôgíc, phân tích và tổng hợp,quan điểm lịch sử cụ thể và quan điểm thực tiễn trong việc đặt và giải quyết những vấn đề liên quan đến đề tài. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 6.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu Đảng Bộ Hà Tĩnh thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, góp phần trình bày một cách chi tiết về quyền làm chủ của nhân dân . và một số giải pháp để phát huy quyền làm chủ của nhân dân. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Qua nghiên cứu đề tài giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về Đảng Bộ Hà Tĩnh thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đai hóa Đất Nước từ đó nhìn rõ vài trò làm chủ của nhân dân đối với đất nước và nhìn thấy những mặt hạn chế trong việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân và khắc phục những hạn chế và phát huy hơn nưa quyền làm chủ của nhân dân. 6 7. Kết cấu của đề tài Luận văn có phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Chương 2. : Đảng bộ Tỉnh Hà Tĩnh thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong thời kì đẩy mạnh công nghiêp hóa hiện đại hóa. Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quyền làm chủ của nhân dân của Đảng bộTỉnh Hà Tĩnh. 7 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƢỚC 1.1. Quan niệm về quyền làm chủ của nhân dân Làm chủ là nguyện vọng thiêng liêng, thiết tha nhất và cao đẹp nhất, muôn thửa của con người. Con người sinh ra cần phải có quyền làm chủ. Vậy nhưng nhu cầu tưởng như đương nhiên ấy lại là một câu hỏi lớn và cực kỳ phức tạp, hệ trọng không dễ trả lời. Thời tiền sử, con người sống trong cộng đồng mà ở đó, tập thể hầu như chi phối hoàn toàn, ở đó có sự làm chủ một cách hết sức giản đơn, trình độ làm chủ của con người hết sức thấp kém. Thoát khỏi thời kỳ mông muội, con người tiến xa hơn cùng với việc xuất hiện chế độ tư hữu, giai cấp và nhà nước. Lịch sử loài người đã trải qua nhiều chế độ xã hội có bản chất chung là tư hữu. Trong các xã hội đó, các giai cấp bóc lột thay nhau chia phần và chiếm lĩnh các tư liệu sản xuất và các đối tượng sản xuất chủ yếu. Quyền làm chủ thuộc về họ, còn nhân dân lao động bị tước hết tư liệu sản xuất chính và bị tước hết luôn quyền làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên. Vì vậy, điều tất yếu đã diễn ra là song song với quá trình đấu tranh chinh phục thiên nhiên để sản xuất, nhân dân lao động luôn vùng dậy chống các giai cấp thống trị để giành quyền làm chủ của mình. Chính cuộc đấu tranh cách mạng ấy của nô lệ chống chủ nô, nông nô chống phong kiến đã thúc đẩy lịch sử tiến lên. Khi chế độ phong kiến sụp đổ thay thế là chế độ tư sản ra đời thì, quyền lực nhà nước nằm trong tay của giai cấp tư sản. Quyền làm chủ của nhân dân lao động chỉ mang tính chất hình thức còn trong thực tế nhân dân không có 8 quyền lực gì trong xã hội ; Nhân dân lao động là người tạo ra của cải vật chất chủ yếu cho xã hội, chính họ là người tạo ra giá trị thặng dư cho các ông chủ tư sản, nhưng họ lại bị áp bức bất công nhất, họ bị các ông chủ bóc lột tới tận xương tuỷ. Thực tế vài trăm năm qua đã có rất nhiều cuộc đấu tranh nổ ra đòi hỏi quyền làm chủ cho người lao động trong các nhà nước tư sản. Các Mác và Ph.Ăngghen, những người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học, đã cống hiến cả đời mình cho việc thực hiện nguyện vọng cao cả nhất là chỉ ra cho nhân dân lao động con đường đấu tranh thoát khỏi cảnh áp bức, bóc lột, giành lại quyền làm chủ và ý chí tự do của họ. Hai ông đã từng phác thảo xã hội tương lai - xã hội cộng sản, là một cộng đồng gồm những cá nhân tự do và tự nguyện liên hợp lại và con người của xã hội đó hành động tự do trên cơ sở nhận thức được cái tất yếu, là con người chủ động, sáng tạo. Tiếp tục tư tưởng đó, Lênin cho rằng, tính chủ động sáng tạo của quần chúng là nhân tố cơ bản của xã hội mới. Chủ nghĩa xã hội không phải là kết quả của những sắc lệnh từ trên ban xuống, tính chất máy móc hành chính quan liêu không dung hợp được với tinh thần của chủ nghĩa xã hội; chủ nghĩa xã hội sinh động, sáng tạo là sự nghiệp của bản thân quần chúng nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến quyền làm chủ của nhân dân, coi đó là mục tiêu cơ bản nhất và xuyên suốt của cuộc cách mạng. Người nói: “Suốt bao năm trường, Đảng ta cùng quân và dân ta đã anh dũng hy sinh chiến đấu, đánh đổ thực dân, phong kiến, để giành lại cho nhân dân lao động cái quyền làm chủ nước nhà”. Người luôn nhấn mạnh, chế độ xã hội của chúng ta do nhân dân lao động làm chủ, dân chủ là dân làm chủ và dân là chủ. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ nói chung và về quyền làm chủ của nhân dân nói riêng là kết quả của sự nhận thức sâu sắc về vai trò của nhân dân trong lịch sử, là kết quả của sự kết hợp giữa tư tưởng thân dân truyền thống ở 9 phương Đông và quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng trong học thuyết Mác- Lênin. Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa lý luận và thực tiễn - Hồ Chí Minh đã nâng tư tưởng dân chủ lên một tầm cao mới vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nhân văn sâu sắc. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân là người giữ vai trò quyết định trên tất cả các lĩnh vực: từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội, từ những chuyện nhỏ có liên quan đến lợi ích của mỗi cá nhân đến những chuyện lớn như lựa chọn thể chế, lựa chọn người đứng đầu Nhà nước. Người dân có quyền làm chủ bản thân, nghĩa là có quyền được bảo vệ về thân thể, được tự do đi lại, tự do hành nghề, tự do ngôn luận, tự do học tập… trong khuôn khổ luật pháp cho phép. Người dân có quyền làm chủ tập thể, làm chủ địa phương, làm chủ cơ quan nơi mình sống và làm việc. Người dân có quyền làm chủ các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội thông qua bầu cử và bãi miễn. Đúng như Hồ Chí Minh nói: “Mọi quyền hạn đều của dân”. Cán bộ từ Trung ương đến cán bộ ở các cấp các ngành đều là “đầy tớ” của dân, do dân cử ra và do dân bãi miễn. Người giải thích: dân là gốc của nước. Dân là người đã không tiếc máu xương để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nước không có dân thì không thành nước. Nước do dân xây dựng nên, do dân đem xương máu ra bảo vệ. Do vậy, dân là chủ của nước. Nhân dân đã cung cấp cho Đảng những người con ưu tú nhất. Lực lượng của Đảng có lớn mạnh được hay không là do dân. Nhân dân là người xây dựng, đồng thời cũng là người bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ của Đảng. Dân như nước, cán bộ như cá. Cá không thể sinh tồn và phát triển được nếu như không có nước. Nhân dân là lực lượng biến chủ trương, đường lối của Đảng thành hiện thực. Do vậy, nếu không có dân, sự tồn tại của Đảng cũng chẳng có ý nghĩa gì. Đối với Chính phủ và các tổ chức quần chúng cũng vậy. 10 Tóm lại, nhân dân là lực lượng dựng xây đất nước, là lực lượng hợp thành, nuôi dưỡng, bảo vệ các tổ chức chính trị, do vậy nhân dân có quyền làm chủ đất nước, làm chủ chế độ, làm chủ tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo Hồ Chí Minh, người dân chỉ thực sự trở thành người làm chủ khi họ được giáo dục, khi họ nhận thức được rõ ràng đâu là quyền lợi họ được hưởng, đâu là nghĩa vụ họ phải thực hiện. Để thực hiện được điều này, một mặt, bản thân người dân phải có ý chí vươn lên, mặt khác, các tổ chức đoàn thể phải giúp đỡ họ, động viên khuyến khích họ. “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” và nếu nhân dân không được giáo dục để thoát khỏi nạn dốt thì mãi mãi họ không thể thực hiện được vai trò làm chủ. Người dân chỉ có thể thực hiện được quyền làm chủ khi có một cơ chế bảo đảm quyền làm chủ của họ. Đảng phải lãnh đạo xây dựng được một Nhà nước của dân, do dân, vì dân; với hệ thống luật pháp, lấy việc bảo vệ quyền lợi của dân làm mục tiêu hàng đầu, xây dựng được đội ngũ cán bộ, đảng viên xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quyền làm chủ của nhân dân trước hết là sự thể hiện và hiện thực lí tưởng giải phóng dân tộc giải phóng con người. Người đặc biệt chú trọng tới những công việc thực tế để xây dựng quyền làm chủ của nhân dân tiến bộ nhất, Người nói dân là chủ và dân làm chủ do đó người đã tìm những điêù kiện tốt nhất để con người việt nam làm chủ, phát huy tài năng sáng tạo trong sự nghiệp xây dưng xã hội mới,. Trong tư tưởng của Người về quyền làm chủ của nhân dân tức là coi trọng quyền con người, coi con người là giá trị cao nhất, đó là con người có quyền sống, quyền tự do, những quyền thiêng liêng, không thể xâm phạm. Bản tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định cuộc đấu tranh anh dũng, gan góc của nhân dân việt nam nhằm giành độc lập cho dân tộc cũng là cuộc đấu tranh cơ bản giành 11 quyền cơ bản con người và Người trịnh trọng tuyên bố với thế giới “Toàn bộ dân tộc việt nam quyết đem tinh thần và lực lượng và tính mạng và của cải để giữ những quyền thiêng liêng ấy”. Đồng thời Hồ chí minh cũng khẳng định “Trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ lợi ích cho nhân dân”[25; tr. 699]. Người xác định rõ ràng “nước ta là một nước dân chủ, địa vị cao nhất của dân vì dân là chủ” [32; tr. 213]. Điều đó có nghĩa nhà nước của ta đã trở thành nhà nước của nhân dân, vì thế mọi quyền lực điều của nhân dân thực thi sự ủy quyền của dân, vì thế mọi quyền lực đều là của nhân dân, điều này được thể hiện ngay từ 1925 khi giảng dạy tai lớp huấn luyện ở Quảng Châu ( Trung Quốc) người đã nói “ Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh thì làm cho đến nơi , nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiêu, chớ để trong tay ít người, thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới hưởng hạnh phúc” [27; tr.217]. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ nhà nước và xã hội thông qua các cơ quan nhà nước do dân bầu ra, hoặc trực tiếp tham gia quản lí nhà nước và xã hội, kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, của cán bộ công chức nhà nước, bãi miễn những người không xứng đáng, kể cả những người làm việc trong chính phủ. Người chỉ rõ “ Ở nước ta chính quyền là của nhân dân, do dân làm chủ, nhân dân bầu ra các hội đồng nhân dân, ủy ban khán chiến hành chính địa phương , và quốc hội cùng Chính Phủ Trung ương” [7; tr. 216]. Nhân dân là ông chủ nắm chính quyền. Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt mình thực thi các quyền ây. Song để thực hiện quyền làm chủ về chính trị người đặc biệt nhấn mạnh nguyên tắc tập trng dân chủ, tiểu số phải phục tùng đa số, vì lợi ích chung của tập thể, của cộng đồng , quyền làm chủ của nhân dân phải có lãnh đạo nhằm đảm bảo cho quá trình thực hiện quyền làm chủ của nhân dân đi đúng hướng. Người lý giải một cách ngắn ngọn “Vì sao cần phải có tập thể lãnh đạo ? vì 12 một người dù khôn tài giỏi đến mấy, dù kinh nghiệm đến đâu, cũng chỉ trông thấy, chỉ xem xét được được một hoặc nhiều mặt của một vấn đề không thể nhìn thấy và xem xét tất cả các mặt của một vấn đề. Vì vậy, cần phải có nhiều người. Nhiều người thì nhiều kinh nghiệm …Góp kinh nghiệm và sự xem xét của nhiều người, thì vấn đề đó được thấy rõ hơn khắp mọi mặt …Ý nghĩa của tập thể lãnh đạo rất giản đơn, chân lý của nó rất rõ rệt.Tục ngữ có câu: “Khôn bầy hơn khôn độc” là nghĩa đó. Song thực hiện được điều này mới chỉ thực được một nửa, phải có nửa khác nữa, đó là “cá nhân phụ trách” vì sao phải cá nhân phụ trách, theo Người, kế hoạch được bàn bạc kỹ lưỡng, rõ ràng ròi phải giao cho một người hoặc theo một nhóm người phụ trách theo kế hoạch đó mà thi hành. Như thế mới có chuyên trách, công việc mới chạy. Nếu không có cá nhân phụ trách, người này ỷ lại người kia,việc sẻ không xong. Tục ngữ có câu: “Nhiều sãi không ai đóng cửa chùa”.Thực hiện được điều này sẽ tránh được tình trạng gây lộn xộn trong xã hội, độc đoán chuyên quyền, hoặc vì sợ mất dân chủ mà “theo đuôi” quần chúng, hoặc dân chủ “quá trớn”…. Người luôn nhắc nhở “Việc gì cũng phải học hỏi và bàn bạc với dân chúng, nhưng cán bộ, chính quyền” tuyệt đối không nên theo đuôi quần chúng, vì dân chúng không nhất luật như nhau, trong dân chúng có nhiều tầng lớp khác nhau, trình độ khác nhau, ý kiến khác nhau. Có lớp tiên tiếncó lớp lưng chừng, có lớp lạc hậu. Không phải dân chúng nói gì, ta cứ nhắm mắt nghe theo, mà nên chọn lấy ý kiến đúng, đưa ra cho dân chúng bàn bạc. Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trở thành vấn đề cốt lõi, bức thiết, theo Hồ Chí Minh điều quan trọng là “làm sao cho nhân dân biết sử dụng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm” tức là thực sự dân chủ. Để trả lời được câu hỏi trên, theo Người trước nhất Nhà nước chuyên chính vô sản đóng vai trò là thiết chế cơ bản, là một chủ thể quan trọng. quyết định đến quyền dân chủ của nhân dân. Trong mối quan hệ 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan