Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá độ hiệu lực của bảng kiểm hành vi trẻ em achenbach-phiên bản việt nam (...

Tài liệu đánh giá độ hiệu lực của bảng kiểm hành vi trẻ em achenbach-phiên bản việt nam (cbcl-v) trong sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý

.PDF
101
2165
105

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC HOÀNG THỊ XUYẾN ĐÁNH GIÁ ĐỘ HIỆU LƢ̣C CỦ A BẢNG KIỂM HÀ NH VI TRẺ EM ACHENBACH – PHIÊN BẢN VIỆT NAM (CBCL-V) TRONG SÀNG LỌC RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI – 2014 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC HOÀNG THỊ XUYẾN ĐÁNH GIÁ ĐỘ HIỆU LƢ̣C CỦ A BẢNG KIỂM HÀ NH VI TRẺ EM ACHENBACH – PHIÊN BẢN VIỆT NAM (CBCL-V) TRONG SÀNG LỌC RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN Mã số: Thí điểm Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Hoàng Minh HÀ NỘI – 2014 2 Lời cảm ơn Trong suố t quá trình học tập và hoàn thành luận văn này , tôi đã nhận được sự hướng dẫn , giúp đỡ quý báu của các thầy cô , các anh chị và các bạn. Với lòng kính trọng và biế t ơn sâu sắ c tôi xin được bày tỏ l ời cảm ơn chân thành tới: Ban giá m hiê ̣u, các thầy cô giáo, cán bộ quản lý của trường Đại học Giáo dục – Đại học Quố c gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiê ̣n thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Phó giáo sư, Tiế n sĩ Đặng Hoàng Minh cô giáo đã hết lòng giúp đỡ , động viên và tạo mọi điề u kiê ̣n thuận lợi cho tôi trong suố t quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin cảm ơn các nghi ệm thể nghiên cứu đã hợp tác và cho tôi nh ững thông tin quý giá để nghiên cứu. Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2014 Tác giả Hoàng Thị Xuyến i DANH MỤC VIẾT TẮT ADHD: Rối loạn tăng động giảm chú ý ASEBA: Hệ thống đánh giá dựa trên thực nghiệm của Achenbach. ARS: Thang đo đánh giá rối loạn tăng động giảm chú ý AUC: Khu vực bên dưới đường cong CBCL: Bản kiểm kê hành vi trẻ em Achenbach phiên bản dành cho cha mẹ đánh giá CBCL-V: Bản kiểm kê hành vi trẻ em Achenbach phiên bản Việt Nam CBCL-V-CY: Bản kiểm kê hành vi trẻ em Achenbach phiên bản Việt Nam tiểu thang đo các vấn đề chú ý CBCL-APS: Bản kiểm kê hành vi trẻ em Achenbach - tiểu thang đo các vấn đề chú ý CBCL-V-HN Bản kiểm kê hành vi trẻ em Achenbach phiên bản Việt Nam tiểu thang đo các vấn đề hướng ngoại CBCL-V-HVHT Bản kiểm kê hành vi trẻ em Achenbach phiên bản Việt Nam tiểu thang đo hành vi hung tính CBCL-V-PVQT Bản kiểm kê hành vi trẻ em Achenbach phiên bản Việt Nam tiểu thang đo phá vỡ qui tắc DESR: Tự điều chỉnh cảm xúc thiếu hụt DISC: Bảng liệt kê phỏng vấn chẩn đoán trẻ em DSM-IV: Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (Hội tâm thần học Hoa Kỳ), phiên bản lần thứ tư. ICD - 10: Bảng phân loại bệnh quốc tế (tổ chức y tế thế giới) lần thứ 10 PV: Giá trị tiên đoán ROC: Đặc tính hoạt động tiếp nhận SD: Độ lệch chuẩn ii VADPRS : Thang đo rối loạn tăng động giảm chú ý Vanderbilt phiên bản dành cho cha mẹ trả lời VADPRS- Thang đo rối loạn tăng động giảm chú ý Vanderbilt phiên ADHD bản dành cho cha mẹ trả lời – phần tiểu thang đo rối loạn tăng động giảm chú ý VADPRS-CY Thang đo rối loạn tăng động giảm chú ý Vanderbilt phiên bản dành cho cha mẹ trả lời – phần tiểu thang đo giảm chú ý VADPRS-TĐ Thang đo rối loạn tăng động giảm chú ý Vanderbilt phiên bản dành cho cha mẹ trả lời – phần tiểu thang đo rối tăng động. iii MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn ....................................................................................................... i Danh mục viết tắt............................................................................................. ii Mục lục ............................................................................................................iv Danh mục các bảng .........................................................................................vi Danh mục các biểu đồ .....................................................................................vii MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................... 7 1.1. Tổng quan nghiên cứu đánh giá độ hiệu lực của bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach (CBCL) trong sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý ......... 7 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới ....................................... 7 1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước .........................................10 1.2. Một số khái niệm công cụ ........................................................................11 1.2.1. Rối loạn tăng động giảm chú ý..............................................................11 1.2.2. Đánh giá, chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý .............................17 1.2.3. Khái niệm sàng lọc ...............................................................................22 1.2.4. Tiêu chí tâm trắc của một trắc nghiệm sàng lọc....................................23 1.2.5. Độ hiệu lực ............................................................................................24 1.2.6. Phương pháp và qui trình thích nghi…………………………….. 28 1.2.7. Các công cụ sàng lọc ADHD ................................................................29 Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................37 2.1. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................37 2.1.1. Vấn đề nghiên cứu .................................................................................37 2.1.2. Chọn mẫu nghiên cứu............................................................................37 2.1.3. Các phương pháp nghiên cứu ................................................................39 2.1.4. Công cụ nghiên cứu ...............................................................................42 2.2. Tổ chức nghiên cứu ..................................................................................46 iv 2.2.1. Qui trình thực hiện thu thập số liệu .......................................................46 2.2.2. Tiến độ nghiên cứu ................................................................................46 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................48 3.1. Điểm trung bình các thang đo ..................................................................48 3.1.1. Điểm trung bình thang đo CBCL-V ......................................................48 3.1.2. Điểm trung bình thang đo VAPDRS .....................................................50 3.1.3. Điểm thang đo DISC-ADHD ................................................................51 3.2. Độ tin cậy của thang đo ............................................................................53 3.3. Độ hiệu lực của thang đo ..........................................................................54 3.3.1. Đánh gia độ hiệu phân biệt của CBCL-V .............................................54 3.3.2. Đánh giá độ hiệu lực hội tụ của CBCL-V .............................................56 3.3.3. Đánh giá độ hiệu lực dự đoán của CBCL-V .........................................57 3.4. Giá trị của CBCL-V trong sàng lọc ADHD .............................................60 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...............................................................64 1. Kết luận........................................................................................................64 2. Khuyến nghị ................................................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................67 PHỤ LỤC ......................................................................................................71 v DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Tỷ lệ tuổi và giới tính của khách thể nghiên cứu ........................... 38 Bảng 2.2: Mẫu nghiên cứu……………………………………………. 39 Bảng 3.1: Điểm trung bình một số biến CBCL-V .......................................... 48 Bảng 3.2: Điểm trung bình các vấn đề về tăng động giảm chú ý của VADPRS ......................................................................................................... 50 Bảng 3.3: Điểm thô của DISC-ADHD ........................................................... 51 Bảng 3.4: Độ tin cậy của một số tiểu test CBCL-V........................................ 53 Bảng 3.5: Độ tin cậy thang đo VADPRS........................................................ 53 Bảng 3.6. So sánh giữa nhóm lâm sàng và nhóm cộng đồng ....................... 55 Bảng 3.7: Tương quan giữa vấn đề chú ý của CBCL-V vớiVADPRS .......... 57 Bảng 3.8 : Tương quan kết quả thang đo CBCL-V-CY và DISC .................. 59 Bảng 3.9:Chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý....................................... 60 Bảng 3.10: Giá trị của CBCL trong sàng lọc ADHD ..................................... 62 vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: So sánh tổng điểm CBCL-V-CY giữa nam và nữ ..................... 49 Biểu đồ 3.2: So sánh tổng điểm VADPRS-ADHD giữa nam và nữ .............. 51 Biểu đồ 3.3: So sánh điểm thô DISC-ADHD giữa nam và nữ ....................... 52 Biểu đồ 3.4: So sánh điểm trung bình giữa nhóm nghiên cứu và nhóm cộng đồng. ............................................................................................. 55 Biểu đồ 3.5: Tương quan kết quả của các thang đo ........................................ 58 Biểu đồ 3.6: Đường cong ROC ....................................................................... 61 vii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Rối loạn tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn mà trẻ em thường hay gặp phải. Trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý đối diện với rất nhiều vấn đề trong quá trình phát triển tâm sinh lý , trong học tập cũng như trong cuộc sống của các em. Chẳng hạn như: hay đãng trí, thiếu tập trung, hay bỏ dở công việc làm ảnh hưởng đến kết quả học tập; cảm xúc không ổn định, dễ bùng nổ có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ với mọi người xung quanh của trẻ. Theo DSM – IV TR, tỷ lệ trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý là 3 - 7% ở trẻ trong độ tuổi đi học [18]. Tổ chức Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh Hoa Kỳ (CDC), đã đưa ra tỷ lệ: 3-10% trẻ trong độ tuổi từ 6-12 tuổi trên toàn thế giới có rối loạn tăng động giảm chú ý [30]. Ở nước ta, chưa có điề u tra dich ̣ tễ t rên toàn quố c về t ỷ lệ trẻ có rối loạn tăng đô ̣ng giảm chú ý . Năm 2010, Nguyễn Thị Vân Thanh với đề tài nghiên cứu “Đặc điểm tâm lý lâm sàng của học sinh tiểu học có rối loạn tăng động giảm chú ý”, đã đưa ra tỷ lệ 1,63% trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý tiến hành trên 1.594 học sinh ở hai trường tiểu học tại Hà Nội [12]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền (2012) tiến hành trên 400 học sinh tiểu học thuộc khuc vực quận Ba Đình - Hà Nội, tỷ lệ trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý là 6,3% [4]. Năm 2013, Đặng Hoàng Minh và cộng sự với đề tài nghiên cứu “Sức khỏe tâm thần của trẻ em Việt Nam-Thực trạng và các yếu tố nguy cơ”, đã đưa ra tỷ lệ 4% trẻ em Việt Nam có vấn đề về chú ý (trong đó có 0,8% ở mức lâm sàng) [9]. Tuy nhiên các bệnh viện, các phòng khám chuyên khoa đều tiếp nhận khá nhiều trẻ có biểu hiện tăng đô ̣ng giảm chú ý đến thăm khám và điều trị. Trên thế giới cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu để tìm kiếm công cụ sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý. Như Flowers và các cộng sự (2010) đã 1 tiến hành đề tài nghiên cứu “tìm kiếm công cụ sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý cho trẻ em Châu Mỹ” [24]; Kim và các cộng sự (2005) đã có nghiên cứu về việc kiểm tra độ hiệu lực và hiệu quả của CBCL trong việc nhận biết trẻ có vấn đề về rối loạn tăng động giảm chú ý ở Hàn Quốc [25]; Lampert và cộng sự (2004) đã nghiên cứu về hiệu xuất của CBCL – phần các vấn đề chú ý trong sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý ở Brazil. Ở Việt Nam, ngoài bộ trắc nghiệm Conner đã được Nguyễn Công Khanh thích nghi thì chưa có công trình chính thức nào nghiên cứu công cụ sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý nói chung cũng như nghiên cứu CBCL như là một công cụ sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý. Về thực tiễn, trong nhiều năm làm việc tại Khoa khám bệnh của Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, tôi nhận thấy có rất nhiều trường hợp trẻ đươ ̣c gửi đến khám từ các tuyến cơ sở hoặc trường học, với chẩn đoán ban đầu là chậm phát triển trí tuệ (vì kết quả học tập kém), nhưng sau khi thăm khám và đánh giá thì trẻ không có vấn đề về trí tuệ mà lại là có rối loạn tăng động giảm chú ý. Bên cạnh đó, có những trường hợp, trẻ được đưa đến khám với chẩn đoán ban đầu là rối loạn tăng động giảm chú ý, nhưng sau khi thăm khám và đánh giá thì trẻ lại không đáp ứng được tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý. Qua tìm hiểu, tôi thấy rằng tại các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu, hoặc tại các trường học, chưa có hoặc chưa được trang bị đầy đủ về các công cụ sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý, do đó họ chỉ dựa trên những triệu chứng lâm sàng bên ngoài để chẩn đoán bệnh, nên đã xảy ra tình trạng có những chẩn đoán ban đầu nhầm lẫn như vậy. Hiê ̣n nay, tại các bệnh viện có chuyên khoa tâm thần ở Hà Nội (như Viê ̣n Sức khỏe tâm thầ n quố c gia, Bệnh viện Tâm thần trung ương I, Bệnh viện Nhi trung ương, Bê ̣nh viê ̣n Tâm thầ n ban ngày Mai Hương ,…) đang sử du ̣ng công cụ để đánh giá rối loạ n tăng đô ̣ng giảm chú ý như : thang đo Tăng đô ̣ng giảm chú ý Vanderbilt , đánh giá Tăng đô ̣ng giảm chú ý the o tiêu chuẩ n chẩ n đ oán 2 DSM IV, và ICD 10 và sử dụng CBCL để đánh giá tổ ng hơ ̣p hành vi và cảm xúc của trẻ em và vị thành niên , tuy nhiên, chưa đươ ̣c dùng để đánh giá riêng rối loạn tăng động giảm chú ý. Nhằ m tim ̀ kiế m thêm công cu ̣ để đánh giá mô ̣t cách chiń h xác rố i loạn tăng đô ̣ng giảm chú ý và có thể phổ cập rộng rãi xuống các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu và các trường học, nên tôi đã cho ̣n đề tài nghiên cứu của miǹ h là “Đánh giá độ hiệu lực của Bảng kiểm h ành vi Achenbach – phiên bản Việt Nam (CBCL – V) trong viê ̣c sàng lo ̣c rố i loa ̣n tăng đô ̣ng giảm chú ý”. 2. Mục đích nghiên cứu Xác định được công cụ có hiệu lực cao trong sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý cho các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu. 3. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Độ hiệu lực của Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach – phiên bản Việt Nam (CBCL-V) trong sàng lọc trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý. 3.2. Khách thể nghiên cứu 102 bệnh nhân từ 6 tuổi đến 12 tuổi đến khám về các vấn đề hướng ngoại tại các bệnh viện và các phòng khám chuyên khoa tâm thần. 3.3. Mẫu nghiên cứu 102 bố mẹ hoặc người thân, người chăm sóc gần gũi với trẻ tham gia trả lời phiếu. 4. Giả thuyết khoa học Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach có thể sử dụng trong sàng lọc trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về đề tài: các vấn đề về rối loạn tăng động giảm chú ý, các khái niệm sàng lọc, độ hiệu lực; về Bảng kiểm hành vi 3 trẻ em Achenbach (CBCL), Thang đánh giá rối loạn tăng động giảm chú ý Vanderbilt (ADHD Vanderbilt) và Bảng liệt kê chẩn đoán dành cho trẻ em – phần chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý (DISC-IV – ADHD). - Đánh giá độ hiệu lực hội tụ của Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach - phiên bản Việt Nam thông qua việc tìm tương quan giữa Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach phiên bản Việt Nam (CBCL-V) phần các vấn đề về chú ý và thang đo rối loạn tăng động giảm chú ý Vanderbilt (ADHD Vanderbilt) phần các vấn đề tăng động giảm chú ý trong sàng lọc trẻ có vấn đề về rối loạn tăng động giảm chú ý. - Đánh giá độ hiệu lực phân biệt của Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach - phiên bản Việt Nam thông qua việc tìm tương quan giữa kết quả thu được trên các nghiệm thể của đề tài nghiên cứu và kết quả thu được trên các nghiệm thể ở cộng đồng. - Đánh giá độ hiệu lực dự đoán của Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach phiên bản Việt Nam qua việc tìm tương quan giữa kết quả sàng lọc ADHD và kết quả chẩn đoán ADHD qua phỏng vấn chẩn đoán bằng DISC. - Tìm giá trị của Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach phiên bản Việt Nam trong sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn khách thể nghiên cứu Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi và cha mẹ (hoặc người chăm sóc trẻ) đến khám tại Viện sức khỏe tâm thần Bạch Mai, Bệnh viện Nhi trung ương, Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương. 6.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu Trong đề tài này, chúng tôi chỉ nghiên cứu đánh giá độ hiệu lực của Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach - phiên bản Việt Nam phần các vấn đề về chú ý (CBCL-V-CY) trong sàng lọc trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý. 4 Phạm vi nghiên cứu là CBCL-V – các thang vấn đề về chú ý, và chỉ lựa chọn bệnh nhân đến bệnh viện khám về các vấn đề hướng ngoại. 6.3. Giới hạn về không gian nghiên cứu Số liệu được thu thập tại bệnh viện Nhi trung ương, Viện Sức khỏe tâm thần Bạch Mai và bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương. Cả 3 bệnh viện này đều nằm trên địa bàn nội thành Hà Nội. 6.4. Nguồn thông tin Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ trả lời bảng hỏi. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp lý luận Khái quát hóa một số vấn đề lý luận cơ bản, tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Phân tích một số văn bản nhằm tìm hiểu thêm vấn đề nghiên cứu và rút kinh nghiệm. 7.2. Phương pháp trắc nghiệm Thực hiện các bảng hỏi: - Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach phiên bản Việt Nam (CBCL-V), - Thang đánh giá rối loạn tăng động giảm chú ý Vanderbilt (ADHD Vanderbilt). 7.3. Phương pháp phỏng vấ n sâu Phỏng vấn lâm sàng để chẩn đoán bệnh b ằng Bảng liệt kê phỏng vấn chẩn đoán dành cho trẻ em – phần chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý (DISC-IV – ADHD). 7.4. Phương pháp thống kê toán học Dùng các công thức thống kê để phân tích và xử lý số liệu điều tra nhằm định lượng và định tính các kết quả nghiên cứu của đề tài. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 19.0 5 8. Công cụ nghiên cứu (1). Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach phiên bản Việt Nam (CBCL-V) (2). Thang đánh giá rối loạn tăng động giảm chú ý Vanderbilt (ADHD Vanderbilt) (3). Thang đo phỏng vấn chẩn đoán trẻ em - phần dành cho chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý (DISC-IV – ADHD). 9. Đóng góp mới của luận văn Đây là nghiên cứu đầu tiên về vấn đề đánh giá độ hiệu lực của Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach – phiên bản Việt Nam (CBCL – V) ở Việt Nam. Khẳng định được giá trị của Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach – phiên bản Việt Nam trong sàng lọc trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý. Cung cấp thêm một công cụ tin cậy có độ hiệu lực cao để sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý. 10. Đạo đức nghiên cứu - Sự chấp nhận: trẻ em tham gia làm khách thể nghiên cứu phải được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ. - Quyền bảo mật: bảo mật thông tin mà gia đình và trẻ cung cấp. - Báo cáo nghiên cứu: trình bày số liệu trung thực. - Không trình bày nghiên cứu, số liệu của người khác như của chính mình, dù cho có trích dẫn. 11. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính luận văn được trình bày trong 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận: Trình bày về những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài. Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu: Trình bày về công cụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phương pháp lấy mẫu nghiên cứu và phương tiện nghiên cứu. Chương 3: Kết quả nghiên cứu: Trình bày và phân tích những kết quả nghiên cứu đạt được. 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan nghiên cứu đánh giá độ hiệu lực của bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach (CBCL) trong sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới Trong hai thập kỉ trở lại đây, CBCL đã và đang được sử dụng rộng rãi không chỉ ở Mỹ mà còn ở nhiều nước trên thế giới, bởi sự tương đồng về độ hiệu lực và độ tin cậy ở nhiều nền văn hóa khác nhau. Bên cạnh những nghiên cứu về độ hiệu lực của CBCL trong đánh giá các vấn đề về sức khỏe tâm thần nói chung, còn có rất nhiều nghiên cứu về độ hiệu lực của CBCL trong sàng lọc trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý. Năm 1994, Chen và Biederman đã kiểm tra độ chính xác trong chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý của thang đo CBCL qua việc phân tích những đặc trưng: ba mẫu hồi qui tuyến tính được ước tính trong 121 mẫu (số trẻ này trong độ tuổi từ 6-18 tuổi) có rối loạn tăng động giảm chú ý và một số không có rối loạn tăng động giảm chú ý. Các mẫu này sau đó được kiểm tra chéo trên 122 mẫu, và giữa nhóm 111 anh em trai và 108 chị em gái của nhóm mẫu ban đầu. Trong 4 nhóm này, nhóm thang triệu chứng các vấn đề về chú ý của CBCL có hiệu lực cao trong đánh giá rối loạn giảm chú ý; nó còn cho thấy không chỉ là một công cụ sàng lọc nhanh chóng và có ích, mà còn có thể giúp xác định chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý [21]. Năm 2004, Lampert và cộng sự đã có một nghiên cứu về hiệu xuất chẩn đoán thang đo vấn đề chú ý của CBCL (CBCL-APS) như một công cụ sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý trong mẫu nghiên cứu trên trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý ở Brazil. CBCL-APS đã được thực hiện trên 763 trẻ em và thanh thiếu niên đã được các bác sĩ tâm thần nhi chẩn đoán xác định dựa trên tiêu chuẩn DSM-IV là có rối loạn tăng động giảm chú ý. Hiệu xuất chẩn đoán được đánh giá thông qua đường cong ROC. Kết quả thu được là AUC=0.79, 95%Cl=0.76-0.82; đặc biệt đối với bệnh kèm theo AUC=0.85, 7 95%Cl=0.82-0.88; điều này cho thấy rằng hiệu xuất chẩn đoán của CBCLAPS đối với việc sàng lọc trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý là rất cao [27]. Năm 2005, Kim (Hàn Quốc) đã có nghiên cứu trên 1668 mẫu trong cộng đồng, sử dụng CBCL và thang đo đánh giá rối loạn tăng động giảm chú ý (ARS – the ADHD Rating Scale) để đánh giá rối loạn tăng động giảm chú ý. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá độ hiệu lực của CBCL và ARS trong sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý. Chẩn đoán xác định bệnh được các bác sĩ tâm thần thực hiện dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM – IV. Kết quả đã sàng lọc được 46 trẻ có vấn đề về tăng động giảm chú ý, trong đó có 33 trẻ được chẩn đoán xác định bệnh có rối loạn tăng động giảm chú ý. Thang đo CBCL có điểm T>=60 và ARS đạt 90% điểm ranh giới, cho thấy độ hiệu lực dự đoán của thang đo là rất cao. Những phát hiện này cho thấy rằng việc sử dụng kết hợp của CBCL và ARS có thể coi như là một phương pháp lâm sàng nhanh chóng và hữu ích để dự đoán hoặc thậm chí chẩn đoán trẻ em bị rối loạn tăng động giảm chú ý trong dịch tễ học. Nghiên cứu này cung cấp một hướng dẫn hữu ích về mặt lâm sàng để xác định ADHD trong các mẫu dựa vào cộng đồng của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn còn có một số hạn chế như: mẫu nghiên cứu được chọn ở cộng đồng đô thị, cỡ mẫu của rối loạn tăng động giảm chú ý tương đối nhỏ [25]. Năm 2007, một nghiên cứu xuyên văn hóa nhằm so sánh việc đánh giá trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý giữa trẻ em Brazil và trẻ em Đức được thực hiện bởi Roessner và cộng sự. Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá sự tương đồng và sự khác biệt đa văn hóa về việc chẩn đoán trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý dựa trên tiêu chuẩn của DSM – IV, và rối loạn tăng động giảm chú ý dựa trên tiêu chuẩn của ICD 10. Ông đã sử dụng phương pháp so sánh hai mẫu bệnh phẩm của trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý (Brazil, N=248 và Đức; N=154) và sử dụng CBCL để đánh giá độ hiệu lực của thang đo nhóm triệu chứng vấn đề về chú ý. Kết quả, mặc dù cha mẹ người Brazil báo cáo điểm số cao hơn đáng kể trên tất cả các thang đo của CBCL so 8 với bản báo cáo của các cha mẹ người Đức (p<0,05); kết quả CBCL tương đồng đã được phát hiện trong cả hai nền văn hóa. Kết quả cho thấy rằng việc sử dụng nhóm hội chứng các vấn đề về chú ý và các vấn đề về hành vi của CBCL có độ tin cậy cao và độ hiệu lực cao trong sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý [29]. Năm 2010, có một nghiên cứu tìm kiếm công cụ sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý cho trẻ Mỹ gốc Phi do Flowers và LeonMcDougle thực hiện. Nghiên cứu này đã sử dụng thang đo ADHD Vanderbilt để sàng lọc trẻ em Mỹ gốc Phi có rối loạn tăng động giảm chú ý. Mục đích của nghiên cứu này là có thể cung cấp một thang đo ngắn gọn và có hiệu quả để đánh giá trẻ Mỹ gốc Phi có rối loạn tăng động giảm chú ý. Phần lớn thang đánh giá hành vi rối loạn tăng động giảm chú ý có độ hiệu lực bề mặt dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-IV. Những nỗ lực này đã được thực hiện để xác nhận và nâng cao hiệu quả của quy mô đánh giá hành vi rối loạn tăng động giảm chú ý cụ thể trong các quần thể đa sắc tộc. ADHD Vanderbilt có độ tin cậy và hiệu lực cao trong sàng lọc ADHD ở trẻ em người Mỹ gốc Phi [24]. Năm 2012, Biederman và cộng sự đã nghiên cứu về việc sử dụng CBCL để đánh giá sự tự điều chỉnh cảm xúc thiếu hụt (DESR). DESR có liên quan sâu sắc với rối loạn tăng động giảm chú ý. Tuy còn hạn chế trong điều tra về khía cạnh biểu hiện lâm sàng của rối loạn, nhưng mục tiêu chính của nghiên cứu này là để kiểm tra các tiện ích tiên đoán về DESR để tiết chế quá trình rối loạn tăng động giảm chú ý phát triển khi đến tuổi vị thành niên của trẻ. Ông đã lựa chọn 177 trẻ có tối loạn tăng động giảm chú ý và 204 trẻ không có rối loạn tăng động giảm chú ý, lứa tuổi từ 6-18 tuổi, (54% trẻ trai). Đối tượng được đánh giá bằng phỏng vấn chẩn đoán có cấu trúc và đo lường của chức năng tâm lý. DESR được xác định là 79 trẻ, và 98 trẻ không có DESR trong hồ sơ CBLC-DESR (điểm >=180 < 210 trong tổng nhóm triệu chứng chú ý, hung tính, và lo âu /trầm cảm) ở đánh giá ban đầu. Khi theo dõi, ADHD + DESR có thêm các bệnh đi kèm (z = 2.55, p = 0.01), một tỷ lệ cao hơn của rối loạn 9 thách thức chống đối (z = 3.01, p = 0.003), và các vấn đề xã hội - điểm t kém hơn CBCL (t (227) = 2.41, p = 0.02) so với đối tượng ADHD. Nghiên cứu này cho thấy rằng một hồ sơ CBCL-DESR có khả năng dự đoán các bệnh tâm thần tiếp theo và suy yếu chức năng ở trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý, cho thấy rằng nó có tiềm năng để giúp xác định trẻ có nguy cơ cao bị ADHD [20]. Như vậy, có thể thấy rằng các nghiên cứu trên thế giới đã giải quyết một phần nhu cầu cần có công cụ đặc hiệu để sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý. Các nghiên cứu cũng cho chúng ta thấy được giá trị của CBCL trong sàng lọc ADHD. 1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước Nguyễn Công Khanh (2003) đã nghiên cứu thích nghi bộ trắc nghiệm Conner và xác định trắc nghiệm này là công cụ hữu hiệu để phát hiện trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý [7]. Tuy nhiên, việc xử lý kết quả của Conner tương đối phức tạp nên khó có thể áp dụng rộng rãi phổ biến trong cộng đồng. Năm 2003, Võ Thị Minh Chí trong nghiên cứu “Phương pháp phát hiện hiện tượng rối nhiễu hành vi tăng động giảm chú ý ở học sinh trung học cơ sở” đã đưa ra kết luận: hệ số tương quan chặt chẽ giữa các tiêu chí đánh giá tăng động giảm chú ý và thể hỗn hợp tăng động giảm chú ý theo bô trắc nghiệm Conner [3]. Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu chính thức nào về việc sử dụng bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach – phiên bản Việt Nam (CBCL-V) trong sàng lọc trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên CBCL-V đã có phiên bản tiếng Việt, đã được thích ứng tại Việt Nam cho nên việc sử dụng CBCL-V trong sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý sẽ khoa học và thuận tiện hơn. Tuy bộ trắc nghiệm Conner đã được thích nghi hóa ở Việt Nam, nhưng nó chưa được sử dụng rộng rãi trong các cơ sở khám chữa bệnh, hay ở trường học. Hầu hết các trắc nghiệm – thang đo sàng lọc hoặc chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý đã và đang được sử dụng tại Việt Nam chỉ là những bộ công cụ dịch từ nguyên bản chưa có nghiên cứu thích nghi chính thức. 10 1.2. Một số khái niệm công cụ 1.2.1. Rối loạn tăng động giảm chú ý 1.2.1.1. Lịch sử thuật ngữ rối loạn tăng động giảm chú ý [32], [16] Vào năm 1845, ADHD đã được miêu tả lần đầu tiên, bởi bác sỹ Heinrich Hofman, ông là một bác sỹ chuyên viết sách về y học và tâm thần học. Trong cuốn "The story of Fidgety Philip" mô tả chính xác chân dung một cậu bé bị “rối loạn tăng động giảm chú ý”, ông đã mô tả Philip – con trai của ông với những hành vi như chạy nhảy lung tung, không bao giờ chịu ngồi yên bên bàn ăn, luôn kéo ghế, đẩy ghế trong khi ăn, và thường xuyên làm rơi đồ dùng như dao dĩa xuống đất, bồn chồn, nghịch ngơm, thô lỗ và hoang dã [32]. Mặc dù những đặc điểm mà Hofman mô tả về con trai mình đã được viết ra hơn 150 năm trước nhưng nó lại là những biểu hiệu đặc trưng của rối loạn tăng động giảm chú ý. Năm 1902, George xuất bản một loạt bài giảng cho Hội y học Hoàng gia Anh, trong đó mô tả một nhóm các trẻ hiếu động với những dấu hiệu bất thường về hành vi - nguyên nhân do rối loạn chức năng di truyền chứ không phải do dạy dỗ kém. Đó là những trẻ mà ngày nay chúng ta dễ dàng nhận ra chúng có rối loạn tăng động giảm tập trung chú ý. Kể từ đó, hàng nghìn tài liệu khoa học về ADHD đã được xuất bản, cung cấp thông tin về bản chất tự nhiên, tiến triển, nguyên nhân, các tật chứng và các phương pháp điều trị bệnh ADHD [29]. Khoảng những năm 1917 đến 1922 khi đại dịch viêm não bùng phát tại Bắc Mỹ, những trẻ em còn sống sót sau khi mắc bệnh viêm não, có những biểu hiện giống như rối loạn tăng động giảm chú ý. Từ đó, việc tìm ra tên gọi và những biểu hiện bệnh rõ ràng hơn, các nhà khoa học đã bắt đầu quan tâm, nó được mô tả như một bệnh rối loạn hành vi sau viêm não (“PostEncephalitic Behavior Disorder” Trong những năm đầu của thập kỉ 60 của thế kỉ 20, người ta sử dụng thuật ngữ “Hoạt động bất thường của tiểu não - Minimal Brain Dysfunction” 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan