Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu các biểu hiện rối loạn lo âu ở sinh viên trường đại học lao động xã hội...

Tài liệu Tìm hiểu các biểu hiện rối loạn lo âu ở sinh viên trường đại học lao động xã hội

.PDF
83
1156
69

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐỖ THỊ AN TÌM HIỂU CÁC BIỂU HIỆN RỐI LOẠN LO ÂU Ở SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐỖ THỊ AN TÌM HIỂU CÁC BIỂU HIỆN RỐI LOẠN LO ÂU Ở SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN MÃ SỐ: THÍ ĐIỂM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐỖ NGỌC KHANH HÀ NỘI - 2013 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo của Trường Đại học Giáo dục đã tạo cơ hội cho tôi được học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Đỗ Ngọc Khanh, người thầy đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và động viên tôi rất nhiều trong quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin cảm ơn các anh chị em trong lớp cao học Tâm lý lâm sàng trẻ em và vị thành niên khóa 2 đã góp ý, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo và các em sinh viên Trường Đại học Lao động Xã hội đã tạo điều kiện cho tôi được học tập và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình đã ủng hộ, tạo điều kiện và giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành khóa học thạc sỹ và thực hiện tốt luận văn của mình. Kính chúc quý vị luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công! Hà Nội, tháng 10 năm 2013. Tác giả Đỗ Thị An DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa là ASĐH Ám sợ đặc hiệu ASXH Ám sợ xã hội CBT Cognitive Behavior Therapy – Trị liệu nhận thức hành vi ĐHLĐXH Đại học Lao động – Xã hội DSM-IV Diagnostic and Statistical Manual of Mental DisordersFourth edition – Sổ tay chẩn đoán và phân loại bệnh tâm thần (hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ), chỉnh sửa lần thứ 4. ICD-10 International Statistical Classification of Diseases and Related Health Problems 10th – Revision – Bảng phân loại quốc tế về vấn đề Sức khỏe tâm thần, lần thứ 10. RLLA Rối loạn lo âu SKTT Sức khỏe tâm thần SV Sinh viên WHO World of Health Organization – Tổ chức Y tế thế giới. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1. Các mức độ triệu chứng biểu hiện RLLA theo test Zung ở SV trường ĐHLĐXH .................................................................................. Bảng 3.2. Các biểu hiện lâm sàng của RLLA ở SV trường ĐH LĐ- XH ........ Bảng 3.3: RLLA khi xét về đặc điểm tính cách của SV ............................. Bảng 3.4: RLLA khi xét về nơi ở của SV ................................................... Bảng 3.5. Sự phân bố các biểu hiện của RLASĐH ở SV trường ĐHLĐXH .................................................................................................... Bảng 3.6. Sự khác biệt giữa nhóm sinh viên có triệu chứng của ASĐH sống cùng gia đình với nhóm sinh viên có cùng biểu hiện sống ở môi trường khác. ............................................................................. Bảng 3.7. ASĐH xét theo đặc điểm cá nhân ở sinh viên trường ĐHLĐXH. ................................................................................................... Bảng 3.8: Mức độ về triệu chứng biểu hiện ám sợ khoảng trống ở SV trường ĐHLĐXH ........................................................................................ Bảng 3.9. Sự khác biệt mức độ biểu hiện ám sợ khoảng trống với các yếu tố liên quan ........................................................................................... Bảng 3.10. Tỷ lệ triệu chứng ám sợ xã hội ở SV trường Đại học LĐXH ........... Bảng 3.11. Tỷ lệ triệu chứng cơn hoảng sợ của SV trường Đại học LĐXH ....................................................................................................... Bảng 3.12. Phân bố các triệu chứng về rối loạn hoảng sợ ở SV trường Đại học LĐXH ................................................................................ Bảng 3.13. So sánh về triệu chứng biểu hiện rối loạn hoảng sợ với các yếu tố ở SV trường ĐHLĐXH ............................................................. Bảng 3.14. Mối tương quan giữa các dạng biểu hiện RLLA ở sinh viên trường ĐHLĐXH ................................................................................ 33 35 40 42 45 47 48 50 51 53 54 55 56 58 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1: Giới tính của khách thể nghiên cứu ....................................... 27 Biểu đồ 2.2. Chuyên nghành học của khách thể nghiên cứu ...................... 27 Biểu đồ 2.3: Nơi ở của khách thể nghiên cứu ............................................. 28 Biểu đồ 2.4: Điều kiện kinh tế của khách thể nghiên cứu .......................... 28 Biểu đồ 2.5: Năm học của khách thể nghiên cứu ....................................... 29 Biểu đồ 2.6: Cảm nhân về đặc điểm bản thân của khách thể nghiên cứu .......... 29 MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn .................................................................................................. i Danh mục viết tắt ........................................................................................ ii Danh mục các bảng ..................................................................................... iii Danh mục các biểu đồ ................................................................................. iv Mục lục........................................................................................................ v MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦ A VẤN ĐỀ NGHIÊN CƢ́U ............. 5 1.1. Khái quát lịch sử vấn đề nghiên cứu.................................................... 5 1.2. Một số khái niệm.................................................................................. 12 1.2.1. Rối loạn lo âu .................................................................................... 12 1.2.2. Sinh viên ........................................................................................... 23 Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 26 2.1. Tiến trình thực hiện đề tài .................................................................... 26 2.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu.............................................................. 26 2.3. Đặc điểm về khách thể nghiên cứu ...................................................... 27 2.4. Các phương pháp nghiên cứu .............................................................. 30 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ...................................................... 30 2.4.2. Phương pháp điều tra qua bảng hỏi có sử dụng thang đo ................. 30 2.4.3. Phương pháp chọn mẫu .................................................................... 32 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN ............................ 33 3.1. Tỷ lệ SV có triệu chứng biểu hiện RLLA tại trường ĐHLĐXH theo test Zung .............................................................................................. 33 3.2. Những đặc điểm lâm sàng của RLLA ở SV trường Đại học 35 LĐXH 3.3. So sánh mức độ RLLA theo test Zung với các yếu tố khác ................ 39 3.4. Các dạng biểu hiện của RLLA ở SV trường Đại học LĐXH .............. 44 3.4.1. Rối loạn ám sợ đặc hiệu (ASĐH) ..................................................... 44 3.4.2. Rối loạn ám sợ khoảng trống ............................................................ 3.4.3. Ám sợ xã hội ..................................................................................... 3.4.4. Rối loạn hoảng sợ ............................................................................. 3.4.5. Rối loạn lo âu lan tỏa và rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) ........... 49 53 54 57 3.5. Mối tương quan giữa các dạng RLLA. ................................................ 58 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 60 1. Kết luận ................................................................................................... 60 2. Khuyến nghị ............................................................................................ 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 63 PHỤ LỤC ................................................................................................... 68 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sức khỏe tâm thần (SKTT) được xem là một tình trạng sức khỏe mà mỗi cá nhân nhận thức rõ khả năng của mình, có thể đối phó với những căng thẳng bình thường trong cuộc sống, làm việc hiệu quả, thành công và có thể đóng góp cho cộng đồng. SKTT là sự hòa hợp giữa trạng thái khỏe mạnh về thể chất và tình cảm; là trạng thái tâm lý ổn định và vui khỏe của con người. Nó được biểu hiện ở chỗ con người cảm thấy hài lòng, thỏa mãn, vui tươi, yêu đời, tự tin từ đó mà quản lý được hành vi của mình, cư xử đúng mực và tôn trọng mọi người xung quanh trên cơ sở ý thức đầy đủ về giá trị bản thân. SKTT không chỉ ảnh hưởng lên cuộc sống cá nhân mỗi người mà còn làm cho họ có khả năng ứng phó nhanh nhẹn và thích hợp với các khó nhăn của cuộc sống. Các vấn đề SKTT đặc biệt là trầm cảm, lo âu nếu không được quan tâm phòng ngừa và can thiệp phù hợp sẽ để lại hậu quả cho cả cá nhân và gia đình (đối với trường hợp tự tử và thực hiện các hành vi tự tử); ảnh hưởng tới mối quan hệ của cá nhân với các thành viên trong gia đình, với bạn bè; ảnh hưởng đến kết quả học tập tại trường; năng suất lao động cũng như sự phát triển cá nhân nói chung. Chúng ta đang đứng trước một thách thức lớn về vấn đề SKTT. Các báo cáo nghiên cứu gần đây cho thấy vấn đề SKTT có xu hướng gia tăng. Năm 1996, nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật của thế giới của Đại học Harvard, WHO và Ngân hàng thế giới cho biết gánh nặng toàn cầu của các rối loạn tâm thần chiếm 10,5% gánh nặng bệnh tật, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn được cho là thấp hơn so với thực tế. Năm 2000, tại Việt Nam, chương trình Quốc Gia về chăm sóc SKTT ở cộng đồng sơ bộ tổng kết tỷ lệ mắc điểm lo âu qua test Zung trong dân cư ở Thành phố Thái Nguyên là 2,85% [20] Trung tâm Thực hành Công tác xã hội và Phát triển cộng đồng của trường Đại học Lao động Xã hội là nơi các em sinh viên tìm đến để chia sẻ những băn khoăn, lo lắng các em gặp phải trong quá trình học tập và cả trong cuộc sống của các em. Với kinh nghiệm thực tế của bản thân khi làm việc tại Trung tâm Phát triển Công tác xã hội của trường, tôi nhận thấy nhiều sinh viên đến trung tâm tham vấn có những biểu hiện của các rối loạn lo âu. Với sinh viên, thời gian học tập ở trường đại học là quãng thời gian quan trọng trong quá trình tích lũy tri thức, kinh nghiệm phương pháp tư duy. Từ điểm xuất phát này họ trở thành con người trưởng thành và bước vào đời. Trở thành sinh viên, bên cạnh niềm vui sướng, tự hào, bản thân các em bắt đầu cuộc sống với những khó khăn trong việc chuyển tiếp từ môi trường học phổ thông trung học sang môi trường học tập ở bậc cao hơn, các em phải làm quen với một môi trường học tập ở bậc đại học với nhiều khác biệt về khối lượng, nội dung tri thức, cách học, các mối quan hệ với thầy mới, bạn mới, phương pháp học mới, môi trường sống mới và điều kiện kinh tế có nhiều khác biệt so với nhịp sống ở các thành phố lớn tạo ra không ít khó khăn cho các em. Đem theo những khó khăn này nhiều sinh viên đã lúng túng không biết kiểm soát cuộc sống, nỗi lo chồng nỗi lo và nguy cơ các em rơi vào vòng lo âu - trầm cảm là rất lớn. Lúc đó, không chỉ học tập mà cả các chức năng xã hội khác của các em cũng bị suy giảm nghiêm trọng điều này đã được chỉ ra khá rõ trong một nghiên cứu về sự suy giảm chất lượng cuộc sống ở các đối tượng trên 18 tuổi có các rối loạn lo âu và cảm xúc trong các thử nghiệm lâm sàng của BS Lê Hiếu năm 2007 [11]. Nhiều nghiên cứu và các bài viêt về rối loạn lo âu cũng chỉ ra rằng, khi con người bị rối loạn lo âu thì điều này cũng ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế xã hội. Người bệnh bị suy giảm khả năng lao động, tăng nguy cơ mất việc làm, giảm chất lượng cuộc sống. Theo nghiên cứu của Hoge (2004), những bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa nghỉ việc trung bình 6 ngày/tháng, so với 3,1 - 3,5 ngày/tháng trên bệnh nhân hen, đái tháo đường, viêm khớp. Chi phí xã hội đối với rối loạn lo âu lan tỏa và các vấn đề cộng đồng kèm theo là rất đáng kể, tăng nhu cầu được trợ giúp ở các trung tâm y tế và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, có xu hướng lạm dụng chất, nghiện chất. Năm 2004, chi phí điều trị nội trú rối loạn lo âu lan tỏa ở Châu Âu dao động từ 2000-3000 EU/bệnh nhân/đợt điều trị, so với chi phí điều trị các rối loạn lo âu khác chỉ từ 300-1000EU/bệnh nhân/đợt điều trị [6]. Như vậy, việc hiểu rõ học sinh sinh viên thường có các biểu hiện rối loạn lo âu như thế nào để từ đó tuyên truyền giúp học sinh sớm nhận thức và phòng ngừa sẽ làm giảm hậu quả của rồi loạn lo âu. Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu các biểu hiện rối loạn lo âu ở sinh viên trường Đại học Lao động Xã hội” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Việc tiến hành đề tài nghiên cứu: “Tìm hiểu các biểu hiện rối loạn lo âu ở sinh viên trường Đại học Lao động Xã hội” hướng tới việc: - Tìm ra những biểu hiện lo âu mà sinh viên trường ĐHLĐXH gặp phải. - Tỷ lệ sinh viên có biểu hiện RLLA nói chung và tỷ lệ rối loạn lo âu được phân chia theo các dạng rối loạn lo âu cụ thể. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Trong khuôn khổ thời gian có hạn, đề tài chỉ tập trung vào giải quyết một số nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu: các khái niệm có liên quan, một số học thuyết bàn về lo âu, một số RLLA phổ biến và giới thiệu một mô hình trị liệu cho RLLA được cho là có hiệu quả. Tổng quan cơ sở sữ liệu của các nghiên cứu đi trước, những nghiên cứu trước đã giải quyết được vấn đề gì, những gì chưa giải quyết được – đưa ra khái niệm công cụ của đề tài nghiên cứu. - Tìm hiểu thực trạng mức độ biểu hiện của rối loạn lo âu nói chung và các dạng rối loạn lo âu cụ thể ở sinh viên trường Đại học Lao động xã hội. 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những biểu hiện về rối loạn lo âu của sinh viên trường Đại học Lao động - Xã hội. - Khách thể nghiên cứu: 185 sinh viên trường Đại học Lao động - Xã hội 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Bao gồm các công việc như: Đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những quan điểm cũng như những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến rối loạn lo âu nói chung và rối loạn lo âu của sinh viên nói riêng…để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 5.2. Phương pháp điều tra qua bảng hỏi có sử dụng test và thang đo Đây là phương pháp chính của đề tài nhằm mục đích tìm hiểu những biểu hiện RLLA và đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng đến lo âu trầm cảm ở sinh viên. Bảng hỏi có sử dụng thang đo mức độ lo âu – Zung (Self Rating Anxiety Scale). 5.3. Phương pháp thống kê Để trình bày và phân tích số liệu, nghiên cứu sử dụng chương trình phần mềm thống kê SPSS dùng trong môi trường Window, phiên bản 17.0. Các thông số và phép toán thông kê được sử dụng trong nghiên cứu này là: Phân tích sử dụng thống kê mô tả với các chỉ số:  Điểm trung bình cộng (mean).  Độ lệch chuẩn (standardizied devation).  Phép kiểm định giá trị trung bình so với các biến độc lập: t – test, oneway Anova. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu và một số đề xuất CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦ A VẤN ĐỀ NGHIÊN CƢ́U 1.1. Khái quát lịch sử vấn đề nghiên cƣ́u Lo âu là cảm xúc thường gặp nhất của con người với nhiều mức độ khác nhau. Sự trải nghiệm cảm xúc này hầu hết là do đáp ứng với các kích thích của môi trường, và thường chỉ là những biểu hiện nhất thời. Tuy nhiên cũng có nhiều người khi đối mặt với khó khăn, nguy hiểm, áp lực của cuộc sống, lo âu quá mức trở thành rối loạn lo âu (RLLA) trong bệnh lý tâm thần. Bàn về RLLA, hiện nay có khá nhiều công trình nghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau. * Các nghiên cứu về RLLA theo hướng bàn luận về sự ra đời của thuật ngữ lo âu: Năm 1844, Soren Kierkegaard đã xuất bản tác phẩm “Angest“ và được dịch sang tiếng Pháp “Le concept de l’angoisse“ nói về trạng thái lo âu. Tác phẩm này của ông được xem như một sự phân tích tâm bệnh lý hiện đại đầu tiên về hiện tượng lo âu. Năm 1895, Freud là người đầu tiên nhấn mạnh đến tầm quan trọng của lo âu trong những hội chứng đã được mô tả trước đó như hysteria, nghi bệnh, suy nhược thần kinh. Freud đã sử dụng lo âu như một chẩn đoán riêng biệt, ông nói: tôi gọi các hội chứng này là lo âu tâm căn bởi vì tất cả những thành phần của nó có thể nhóm lại thành những triệu chứng chính của lo âu’’. Từ năm 1980, theo bảng phân loại bệnh tâm thần của Hoa Kỳ thì chẩn đoán RLLA đã được đưa vào DSM-III và được dùng chính thức cho đến ngày nay. Đến DSM-IV, các tác giả đã phân biệt rạch ròi giữa hai khái niệm lo âu và RLLA. Theo bảng phân loại này lo âu được định nghĩa như sau: lo âu là một trạng thái cảm xúc thông thường, đó là một cảm xúc khó chịu không xác định được. Còn RLLA thì không phải như vậy vì RLLA là một trạng thái bất thường hay kết hợp với một số triệu chứng cơ thể và RLLA có ảnh hưởng đến các chức năng nghề nghiệp, xã hội do lo âu gây ra. Năm 1968, Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization - WHO) đã soạn thảo Bảng Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 8, (International Classification of Diseases, 8th edition - ICD-8), theo đó tâm căn lo âu được xếp vào mục 300.0. Năm 1978, ICD-9 đổi tâm căn lo âu thành trạng thái lo âu và cũng xếp ở mục 300.0. Vì chưa thống nhất được các quan điểm trong bệnh nguyên, bệnh sinh của rối loạn lo âu nên các mục này đều không có tiêu chuẩn chẩn đoán cụ thể. Năm 1988, ICD-10 được soạn thảo với nội dung có nhiều điểm tương đồng với DSM III. Năm 1992, ICD-10 được WHO công bố và áp dụng chính thức trên toàn thế giới đến nay. Trong Bảng Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD 10), các rối loạn lo âu được mô tả ở chương F4: “Các rối loạn tâm căn có liên quan đến stress và dạng cơ thể” từ F40 - F41. Trong tài liệu này, các nhà khoa học không đưa ra một khái niệm cụ thể về RLLA mà trực tiếp đưa ra các biểu hiện của các dạng RLLA và các nguyên tắc chỉ đạo trong chẩn đoán. * Các nghiên cứu về nguyên nhân của RLLA theo các trường phái tâm lý học. Việc tìm ra gốc rễ của các RLLA cũng sẽ giúp cho việc trị liệu của các nhà tâm lý học đạt hiệu quả cao. Chính vì thế, một số các nhà tâm lý học theo các trường phái tâm lý học khác nhau cũng tiến hành nghiên cứu tìm hiểu những nguyên nhân của các RLLA để từ đó xây dựng mô hình trị liệu phù hợp. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi trình bày một số học thuyết nổi tiếng và phổ biến bàn về nguyên nhân của các RLLA: + Thuyết phân tâm: Lo âu là một tín hiệu khuấy động bản ngã thực hiện hành động phòng vệ chống lại những áp lực từ bên trong. Một cách lý tưởng, sự dồn nén thành công tạo nên sự cân bằng tâm lý mà không có triệu chứng. Học thuyết phân tâm học kinh điển mô tả RLLA như là kết quả của những xung đột trong vô thức. Đầu tiên, Freud đã dùng thuật ngữ “Angst“ có nghĩa là sợ hãi để mô tả những phản ứng nội tâm đơn giản đối với những mối đe dọa bên trong và bên ngoài. Trong thuyết đầu tiên về lo âu, Freud đã cho rằng những xung đột và những ức chế tạo ra sự thất bại trong việc kiểm soát các xung động tình dục. Việc kìm hãm các xung động cùng với việc sợ mất kiểm soát xung động sẽ gây ra lo âu. Sau đó, chính Freud đã sớm nhận ra hạn chế trong học thuyết ban đầu của mình, ông đã gợi ý rằng lo âu là triệu chứng chính, đóng vai trò trung tâm trong các bệnh tâm căn. Ông thừa nhận rằng lo âu chính là sự chuyển dạng của các xung động tình dục và đã chấp nhận lo âu là kết quả của sự đe dọa. + Thuyết tập nhiễm xã hội: Gia đình là môi trường xây dựng nên các cảm xúc, sự hiểu biết và sự an toàn cho trẻ. Môi trường này có ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới quan và khả năng đương đầu với những vấn đề trong cuộc sống của con người. Thuyết tập nhiễm xã hội cả Bandura năm 1969 cho thấy vai trò quan trọng của nhận thức trong việc hình thành lo âu. Lo âu có thể được tập nhiễm từ người chăm sóc hoặc từ những người khác trong gia đình hoặc môi trường sống của đứa trẻ (thông qua bắt chước, lây lan, cách giải thích, lý giải các sự kiện...). Như vậy, hành vi của cha mẹ là yếu tố quan trọng hình thành và phát triển lo âu ở trẻ. + Thuyết nhận thức: Những yếu tố nhận thức, đặc biệt là cách mà một người giải thích hoặc suy nghĩ về các sự kiện stress đóng một vai trò quan trọng trọng bệnh nguyên của RLLA. Theo quan điểm của Beck thì những trạng thái cảm xúc bất thường như trầm cảm, lo âu là Khi có một kích thích tác động lên nhận thức thì dẫn đến một đáp ứng. Thông thường khi gặp phải một tình huống gây lo sợ thì nhận thức bị bóp méo sự ước lượng của chúng về những kích thích gây lo âu. Sự ước lượng này chứa đựng những kinh nghiệm, niềm tin sai lệch về chính bản thân mình, về thế giới và về tương lai. Khi gặp phải một kích thích tương tự sẽ so sánh nó với những tình huống xảy ra trong quá khứ và cho ra phản ứng. Vì vậy, RLLA là do những niềm tin sai lệch mà bệnh nhân suy diễn những sự kiện xảy ra thành những sự kiện đe dọa hoặc nguy hiểm quá mức. Những hệ thống niềm tin cơ bản này, hoặc những sơ đồ tạo ra những suy nghĩ tự động để phản ứng lại với những tín hiệu bên ngoài hoặc bên trong từ đó gây ra lo âu. Như vậy, RLLA là do xử lý thông tin không đúng. Theo Barlow và cộng sự (1996), một trong những biểu hiện nhận thức rõ ràng nhất của lo âu đó là cảm giác không thể kiểm soát được, nó biểu hiện bằng mọi cảm giác không được giúp đỡ, không nơi nương tựa do mất khả năng tiên đoán, kiểm soát và đạt được những kết quả mong muốn [10,12]. + Thuyết về nhân cách: Một số RLLA liên quan đến nhân cách lo âu, tránh né. Đó là nhân cách có các đặc điểm: lo lắng trước đám đông, sợ không được chấp nhận, bi quan lo lắng, bị bối rối, thận trọng trước những trải nghiệm mới, rụt rè, thiếu tự tin, ít bạn bè, né tránh các tình huống xã hội. * Tiếp cận về rối loạn lo âu theo hướng nghiên cứu dịch tễ học: Lo âu là một vấn đề sức khỏe mang tính dịch tễ, vì thế nhiều nhà tâm lý học cũng đi vào nghiên cứu về nó theo hướng dịch tễ học. Theo Richard C. Shelton các RLLA thường gặp nhất trong các bệnh lý tâm thần, có thể ảnh hưởng đến 15% dân số ở bất kỳ thời điểm nào. Rối loạn lo âu ám sợ có tỷ lệ là 8 - 10%, RLLA lan tỏa chiếm 5%, rối loạn hoảng sợ chiếm 1 - 3% trong dân số [42]. Theo nghiên cứu của Rieger và cộng sự (1990) có khoảng 15% dân số nói chung, trong cuộc đời đã trải nghiệm các triệu chứng mang đặc trưng đủ của RLLA và 2,3 8,1% có RLLA hiện hữu. Tác giả Okley. M.A Brown cho biết cộng đồng Newzealand rối loạn lo âu lan tỏa rất thường gặp, chiếm 75% các trường hợp đến khám bệnh tại các phòng khám tâm thần, lứa tuổi khởi phát là từ 20 - 40 tuổi, tỷ lệ RLLA giữa nam và nữ là tương đương. Theo Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ, RLLA là rối loạn thường gặp nhất, hàng năm có 19 triệu người Mỹ mắc các rối loạn lo âu [21]. Ở Việt Nam, số liệu về các RLLA trong cộng đồng và trong các rối loạn sức khỏe tâm thần với quy mô rộng lớn còn rất hạn chế, đặc biệt trong tâm lý học thì rất ít các nghiên cứu chuyên sâu về RLLA. Lo âu vẫn chỉ nhắc đến trong các rối loạn tâm lý khác như là một biểu hiện của rối loạn cảm xúc. Từ năm 1964 đến nay, ở Việt Nam đã có một số công trình điều tra cơ bản về bệnh tâm thần và thu được một số kết quả. Song do phương pháp, công cụ và đặc biệt là tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần ở mỗi thời kỳ có khác nhau nên tỷ lệ một số rối loạn tâm thần có thay đổi. Năm 1999, Chính phủ đưa vào Chương trình mục tiêu Quốc gia Dự án Bảo vệ sức khoẻ tâm thần cộng đồng, đặt ra cho ngành tâm thần Việt Nam một thách thức mới, một trách nhiệm hết sức nặng nề. Để có được số liệu các rối loạn tâm thần trong cả nước và xây dựng kế hoạch Bảo vệ sức khoẻ tâm thần cho nhân dân, ngành tâm thần chọn 10 bệnh tâm thần ưu tiên để tiến hành điều tra dịch tễ tại các vùng khác nhau. Trên cơ sở những kết qủa thu được sẽ giúp cho ngành tâm thần đề ra được các biện pháp chăm sóc, giúp đỡ, điều trị thích hợp, phòng bệnh cho các bệnh nhân có rối loạn tâm thần nặng tại cộng đồng. Kết quả của Điều tra dịch tễ học 10 rối loạn tâm thần thường gặp tại cộng đồng từ năm 2000 - 2002 cho thấy tỷ số người mắc rối loạn lo âu chiếm 2,7% số người có các rối loạn tâm thần [40]; trong khi đó theo bảng phân loại Bệnh tâm thần quốc tế của WHO (ICD-10-1992) thì có đến 300 mã các rối loạn tâm thần. Qua đó cho thấy ngành tâm thần sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức chăm sóc sức khỏe tâm thần cho cộng động người dân. Với đề tài nghiên cứu: tìm hiểu mức độ biểu hiện của stress ở sinh viên của sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng tác giả Ngô Hoàng Anh, Vũ Ngọc Duy và Nguyễn Thị Mỹ Trang trên 200 sinh viên đã đưa ra kết quả: 100% sinh viên có những biể u hiê ̣n lo âu . Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những biể u hiê ̣n lo âu xuấ t hiê ̣n nam sinh viên [3] ở nữ sinh viên nhiều hơn so với Nghiên cứu: Bước đầu nhận dạng và phân loại các biểu hiện tâm bệnh lý thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam của trung tâm nghiên cứu trẻ em (1995) cho thấy trong 352 hồ sơ tâm lý, tỷ lệ trẻ em được chẩn đoán là rối nhiễu tâm căn là 31,53%) [20] Theo Nguyễn Viết Thiêm, 20% người trưởng thành có trải nghiệm ít nhất một sơn hoảng sợ tại một thời điểm nào đó. Khoảng 2% dân số có cơn hoảng sợ đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của rối loạn hoảng sợ. Rối loạn này thường hay xảy ra ở lứa tuổi 20 và không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Nghiên cứu của Hoàng Cẩm Tú ở khoa Tâm bệnh - Bệnh viện Nhi quốc gia cho thấy tỷ lệ RLLA chiếm khoảng 30% bệnh nhân có vấn đề về tâm bệnh [20]. Nghiên cứu của Nguyễn Công Khanh (2000) đã sử dụng thang đánh giá lo âu của Spiebeger trên 503 học sinh trung học cơ sở thấy có 17,65% - 19,2% học sinh đã trải qua biểu hiện của RLLA [20]. Những nghiên cứu này giúp chúng ta thấy được các nguy cơ và thách thức đối với các nhà tâm lý trong việc chăm sóc SKTT cho cộng đồng đặc biệt là chăm sóc sức khỏe tâm thần cho đối tượng đã đang và sắp trở thành lực lượng lao động chính cho đất nước. Điều này cho thấy việc tiếp tục có các nghiên cứu sâu hơn về các rối loạn cụ thể trong vấn đề sức khỏe tâm thần là cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng của lực lượng lao động cho xã hội. Những nghiên cứu về dịch tễ học ở trên thế giới và ở Việt Nam đi sâu vào rối loạn lo âu cũng chỉ ra rằng: Rối loạn lo âu là một trong những rối loạn tâm lý khá phổ biến ở người dân trong cộng đồng cũng như ở lứa tuổi học sinh. chính vì thế, việc tìm hiểu mức độ biểu hiện của rối loạn lo âu nói chung và các dạng rối loạn lo âu cụ thể nói riêng là một hướng đi cần thiết đối với học sinh sinh viên - một lực lượng lao động có chất lượng của xã hội. * Ngoài ra, hiện nay ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến RLLA. Với nghiên cứu: Khảo sát tình trạng lo âu – trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở trẻ vị thành niên lang thang kiếm sống trên đường phố (2010) tác giả Phan Tiến Sĩ và Nguyễn Thành Công chỉ ra rằng: tác động sâu sắc nhất tới mức độ lo âu của các em (trẻ lang thang kiếm sống trên đường phố) chính là bạn bè. Những ai có bạn là chỗ dựa và đặc biệt những em nữ có bạn trai thân thường có mức độ lo âu thấp hơn một cách có ý nghĩa so với những em khác. Mức độ lo âu ảnh hưởng lớn đến sự đánh giá bản thân của các em, đặc biệt là cái tôi tương lai và cái tôi cảm xúc. Càng lo âu các em càng tự đánh giá thấp về bản thân mình [14]. Trong Luận văn thạc sỹ tâm lý học của mình (2003): Ảnh hưởng của một số yếu tố tâm lý đến RLLA của trẻ em, tác giả Nguyễn Thị Hồng Thúy tiến hành trị liệu trên hai trường hợp điển hình có RLLA có sử dụng phối hợp liệu pháp nhận thức - hành vi, thư giãn, khen thưởng kết hợp với liệu pháp gia đình. Thời gian trị liệu cho cả hai trường hợp này đều kéo dài trên 4 tháng và đều đem lại kết quả khả quan: trẻ giảm lo âu, các triệu chứng cơ thể giảm và có thể hòa nhập vào môi trường học tập mới [20]. Trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RLLA, hiện nay đã có một số nghiên cứu ở Việt Nam nghiên cứu và áp dụng mô hình trị liệu CBT mô hình trị liệu nhân thức hành vi hiện nay được các nhà khoa học tâm lý cho rằng có hiệu quả cao trong trị liệu về rối loạn lo âu. Nghiên cứu: Bước đầu áp dụng mô hình trị liệu nhận thức hành vi cho trẻ em có RLLA của các tác giả Nguyễn Thị Hồng Thúy, Trần Thành Nam, Cao Vũ Hùng, Đặng Hoàng Minh (2004) được tiến hành thử nghiệm trên 20 trẻ có RLLA. Với nghiên cứu này, nhóm tác giả đã khẳng định mô hình nhận thức hành vi được coi là mô hình trị liệu có hiệu quả đối với trẻ có RLLA và chứng minh rằng nếu trị liệu đầy đủ phiên trị liệu thì vấn đề lo âu ở trẻ dẽ giảm dần và có thể hết hẳn [21]. Năm 2012, Huỳnh Hồ Ngọc Anh - tác giả của luận văn thạc sỹ tâm lý học lâm sàng, với đề tài "Tác động của trị liệu nhận thức hành vi đến học sinh trung học phổ thông có rối loạn lo âu dựa trên định hình trường hợp". Trên cơ sở nghiên cứu, tác giả đã có những đánh giá tổng hợp lý luận về rối loạn lo âu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan