Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường đại học sư phạm tp...

Tài liệu Tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường đại học sư phạm tp. hcm

.DOCX
98
1
135

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ HỌC TƯƠNG TÁC TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hồ Chí Minh, 2018 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ HỌC TƯƠNG TÁC TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. KIỀU THỊ THANH TRÀ TP. Hồ Chí Minh, 2018 LỜI CAM ĐOAN Người nghiên cứu xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng người nghiên cứu. Các số liệu sử dụng phân tích trong đề tài có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong đề tài do người nghiên cứu tự tìm hiểu, phân tích khách quan. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ đề tài nghiên cứu nào khác. Tác giả MỤC LỤC Trang phụ bìa Mục lục Danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2 4. Giả thuyết nghiên cứu 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 6. Giới hạn đề tài 3 7. Phương pháp nghiên cứu 3 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TƯƠNG TÁC TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN 4 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên 4 1.2. Một số khái niệm cơ bản 16 1.3. Một số đặc điểm tâm lý của thanh niên sinh viên 36 1.4. Tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của thanh niên sinh viên 43 Tiểu kết chương 1 48 Chương 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TƯƠNG TÁC TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 49 2.1 Thể thức nghiên cứu 49 2.2. Kết quả nghiên cứu sự tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm TP. HCM 58 Tiểu kết chương 2 78 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79 Kết luận 79 Kiến nghị 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 PHỤ LỤC 85 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung 1 ĐLC Độ lệch chuẩn 2 ĐTB Điểm trung bình 3 TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ STT Tên bảng Số trang 1 Bảng 1.1. Đối chiếu khác biệt giữa Học và Hoạt động học (tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm) 33 2 Bảng 2.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu 49 3 Bảng 2.2. Phân tích hệ số tin cậy 51 4 Bảng 2.3. Mức độ biểu hiện sự tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh trường đại học Sư phạm TP. HCM 57 5 Bảng 2.4. Mức độ biểu hiện sự tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh trường đại học Sư phạm TP. HCM 58 6 Bảng 2.5. Biểu hiện nổi bật ở sự tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường đại học Sư phạm TP. HCM 60 7 Bảng 2.6. Mức độ biểu hiện ở mặt nhu cầu ở sự tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường đại học Sư phạm TP. HCM 62 8 Bảng 2.7. Biểu hiện nổi bật ở mặt nhu cầu trong hoạt động học tập của sinh viên với sinh viên trường đại học Sư phạm TP. HCM 63 9 Bảng 2.8. Mức độ biểu hiện ở mặt tương hợp và ảnh hưởng tâm lý ở sự tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường đại học Sư phạm TP. HCM 64 10 Bảng 2.9. Biểu hiện nổi bật ở mặt tương hợp và ảnh hưởng tâm lý ở sự tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường đại học Sư phạm TP. HCM 65 11 Bảng 2.10. Mức độ biểu hiện ở mặt tần số tương tác ở sự tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường đại học Sư phạm TP. HCM 67 12 Bảng 2.11. Biểu hiện nổi bật ở mặt tần số tương tác ở sự tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường đại học Sư phạm TP. HCM 68 13 Bảng 2.12. Mức độ biểu hiện ở sự thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi ở sự tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường đại học Sư phạm TP. HCM 70 14 2.13. Biểu hiện nổi bật ở sự thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi ở sự tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên với sinh viên trường đại học Sư phạm TP. HCM 71 15 Bảng 2.14. Mức độ tương tác tâm lý trên lớp học giữa sinh viên và sinh viên qua các biểu hiện tương tác 71 16 Bảng 2.15. Tương quan giữa các biểu hiện tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường đại học Sư phạm TP. HCM 73 17 Bảng 2.16. So sánh tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên theo năm học 75 18 Bảng 2.17. So sánh tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên theo giới tính 76 19 Bảng 2.18. So sánh tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên theo khối ngành 76 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài K. Marx từng nói: “Con người là tổng hòa các mối quan hệ”. Con người sống trong xã hội luôn có sự tương tác với cá nhân, với nhóm, hình thành các mối quan hệ xã hội, mối quan hệ liên nhân cách thông qua sự tương tác lẫn nhau. Thật vậy, con người sống trong xã hội không thể thiếu đi sự tương tác với người khác. Sự tương tác xã hội là điều kiện không thể thiếu để một nhân cách hình thành và phát triển. Ở bất cứ nơi đâu, con người đều cần sự tương tác với người khác. Trường học cũng không ngoại lệ. Sự tương tác trong phạm vi trường học có những tính chất đặc thù nhất định. Nhờ vào sự tương tác mà hoạt động dạy và hoạt động học mới được diễn ra và đạt được mục đích. Hiện nay ở hầu hết các trường đại học, việc học tập theo học chế tín chỉ được nhân rộng, đây là phương pháp học tập tiên tiến với những ưu điểm nổi trội như tính mềm dẻo, tính chủ động cao của người học, đáp ứng nhu cầu học tập của người học. Tuy nhiên cũng phát sinh nhiều vấn đề như quản lý mục tiêu đào tạo, quản lý hoạt động của giảng viên, hoạt động học tập của sinh viên,... Đối với vấn đề về quản lý hoạt động học tập của sinh viên, việc phải theo dõi và có những cách thức hỗ trợ sinh viên giúp cho việc tương tác tốt hơn nhằm đạt hiệu quả đào tạo là một vấn đề cấp thiết. Ngày nay, giáo dục đào tạo được chú trọng không phải về số lượng mà về chất lượng. Trong khi đó, thời gian học tập của sinh viên không nhiều. Việc học theo học chế tín chỉ khiến cho sinh viên tiếp xúc với nhiều cá nhân, nhiều nhóm khác nhau, một mặt giúp sinh viên có thể giao lưu với nhiều nhóm bạn nhưng chính điều này lại hạn chế sự tương tác của sinh viên đối với nhau và đối với nhóm bạn cũ. Việc hình thành nên sự tương tác khi phải thay đổi quá nhiều nhóm bạn có thể gây cản trở nhất định đến sự hình thành các mối quan hệ bạn bè, đặc biệt là đối với những cá nhân hạn chế về khả năng thích nghi, giao tiếp,... Cùng với yêu cầu và mục đích của việc học tập theo học chế tín chỉ khi đòi hỏi tính chủ động cao của người học, việc tương tác tâm lý càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Khi việc tương tác trong hoạt đọng học 1 tập của sinh viên được nghiên cứu để biết rõ thực trạng cũng như có những cách thức tác động cải thiện nó phù hợp thì mới góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo. Hiện nay, đã có những nghiên cứu liên quan đến vấn đề tương tác của sinh viên. Tuy nhiên, sự tương tác mới chỉ dừng lại trong hoạt động dạy là chủ yếu, việc nghiên cứu về vấn đề tương tác giữa sinh viên với sinh viên vẫn là một mảng đề tài bị bỏ ngỏ, hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu về vấn đề này. Vì thế, người nghiên cứu chọn đề tài “Tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm TP. HCM” nhằm nghiên cứu sự tương tác tâm lý giữa sinh viên và sinh viên trong môi trường đại học. 2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát thực trạng tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm TP. HCM. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm TP. HCM. 3.2. Khách thể nghiên cứu Sinh viên trường Đại học Sư phạm TP. HCM. 4. Giả thuyết nghiên cứu - Tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm TP. HCM ở mức trung bình trở lên; - Tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm TP.HCM biểu hiện ở tần số tương tác là cao nhất; - Không có sự khác biệt ý nghĩa khi so sánh tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm TP. HCM theo các tham số nghiên cứu. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu lý luận - Tìm hiểu các công trình nghiên cứu trước đây về tương tác tâm lý giữa sinh viên với sinh viên trong hoạt động học tập - Làm rõ khái niệm: tương tác, tương tác tâm lý, hoạt động học tập. 5.2. Nghiên cứu thực tiễn - Khảo sát thực trạng tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên sư phạm trường Đại học Sư phạm TP. HCM trên các mặt: sự tương hợp tâm lý; sự tương hợp, ảnh hưởng tâm lý; tần số tương tác và sự thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi giữa sinh viên với sinh viên. 6. Giới hạn đề tài 6.1. Về đối tượng nghiên cứu Đề tài chỉ nghiên cứu tương tác tâm lý trong hoạt động học tập giữa sinh viên với sinh viên, không nghiên cứu tương tác tâm lý giữa sinh viên với các lực lượng khác trong nhà trường. Đề tài chỉ nghiên cứu tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên xét trên một số khía cạnh: nhu cầu tương tác; sự tương hợp và ảnh hưởng tâm lý; tần số tương tác và sự thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi. 6.2. Về khách thể nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: 300 sinh viên trường Đại học Sư phạm TP. HCM. 7. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc sách, báo, tạp chí, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa tài liệu. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp quan sát; phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp toán thống kê. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TƯƠNG TÁC TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên 1.1.1. Trên thế giới 1.1.1.1. Mối quan hệ liên nhân cách - Mối quan hệ xã hội - Tương tác tâm lý - Mối quan hệ liên nhân cách Lên quan đến mối quan hệ liên nhân cách, trên thế giới đã có những nghiên cứu về nó. B.G. Ananhev đưa ra vấn đề thuộc nguyên tắc về tính chất hoạt động các mối quan hệ của nhân cách với thế giới và ông phân bố kiểu mẫu của nhân cách theo quá trình phát triển trong quá trình sống. Ông đã hoàn thiện và vượt qua một cách triệt để từ vấn đề về cấu trúc các yếu tố tâm lý trong nhân cách đến vấn đề về cách tổ chức nhân cách của các mối quan hệ với thế giới, chú ý tới quá trình tiến triển của các thuộc tính cuối cùng. Tuy nhiên, việc thử thực hiện tiếp cận mang tính hệ thống đến việc nghiên cứu nhân cách đã mâu thuẫn với phương thức tĩnh tại của các kết cấu phân tích từng đoạn trong cuộc sống của dạng xã hội tâm lý trong tâm lý học xã hội (Dẫn theo Cao Thị Nga, 2016). Robert C. Liden và Sandy J. Wayne (2000) đã có nghiên cứu “Nghiên cứu về vai trò trung gian của sự trao quyền tâm lý đối với mối quan hệ giữa việc làm, mối quan hệ liên cá nhân và kết quả làm việc”. Mục đích của cuộc điều tra là xây dựng và thử nghiệm một mô hình trao quyền cho phép kết hợp đặc điểm công việc và các mối quan hệ trao đổi xã hội trong việc giải thích các kết quả công việc (Robert & Sandy, 2000). Các nhà nghiên cứu đã xác định mối quan hệ giữa các cá nhân với các đồng nghiệp như là một yếu tố quan trọng trong hành vi làm việc, có ảnh hưởng tích cực đến kết quả công việc. Những kết quả này chỉ ra rằng mặc dù thái độ về bản thân công trình có thể bị chi phối bởi các nhận thức về đặc điểm công việc (khi chúng hoạt động thông qua trao quyền), nhưng các mối quan hệ giữa các cá nhân có ý nghĩa quan trọng đối với việc tổ chức và thực hiện công việc, trong đó sự hỗ trợ và hướng dẫn mà người ta nhận được từ cấp trên và đồng nghiệp có ý nghĩa quan trọng (Robert & Sandy, 2000). Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy các đồng nghiệp có những tác động tích cực đến hiệu suất làm việc của một cá nhân. Trong một môi trường mà ảnh hưởng của việc ra quyết định đã được chuyển từ các nhà quản lý chính thức sang các thành viên trong nhóm làm việc, sự hỗ trợ và hướng dẫn từ đồng đội đã hỗ trợ các cá nhân trong việc đạt được hiệu suất cao hơn. Điều thú vị là sự hỗ trợ và hướng dẫn của cấp trên trực tiếp không liên quan đến việc thực hiện công việc (Robert & Sandy, 2000). Như vậy, mối quan hệ liên nhân cách chủ yếu được tiếp cận trên 2 khía cạnh chính: thứ nhất là nghiên cứu về bản chất các mối quan hệ liên nhân cách; thứ 2 là gắn mối quan hệ liên nhân cách với các yếu tố khác để mô tả sự ảnh hưởng, tác động qua lại giữa chúng. - Mối quan hệ xã hội Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến mạng lưới mối quan hệ xã hội. Nhà tâm lý học J. L. Moreno được coi là người có công đầu tiên phát minh ra phương pháp phân tích mạng lưới quan hệ xã hội bằng việc đề xuất phương pháp và kĩ thuật trắc lượng xã hội ngay từ tác phẩm “Ai sẽ là người sống sót” (Who Shall Survive, 1934). Sau khi phương pháp trắc lượng xã hội ra đời, các nhà nghiên cứu đã không ngừng phát triển các phương pháp phân tích mạng lưới quan hệ xã hội mới. Có thể kể đến các lý thuyết tiêu biểu trong phân tích mạng lưới quan hệ xã hội như lý thuyết “sức mạnh của liên kết yếu” của Granovetter, lý thuyết “lỗ hổng cấu trúc” của Ronald Burt, lý thuyết “tính đồng dạng” của Miller McPherson, Lynn Smith-Lovin và James M. Cook,... (Dẫn theo Nguyễn Quý Thanh & Cao Thị Bắc Hải, 2015). Một số nghiên cứu khác liên quan đến mối quan hệ xã hội như: Một số nghiên cứu khác về mối quan hệ xã hội như: nghiên cứu “Quan hệ xã hội và sức khỏe” của James S. House, Karl R. Landis, Debra Umberso; “Mối quan hệ và vai trò của nó trong việc sử dụng hệ thống quản lý tri thức”,... Như vậy, quan hệ xã hội là một vấn đề được quan tâm nghiên cứu trên thế giới. Mối quan hệ xã hội được tiếp cận bằng cách đề ra các phương pháp nghiên cứu, đồng thời có những công trình nghiên cứu cụ thể về mối quan hệ xã hội, gắn nó với một nhiệm vụ thực tiễn cần giải quyết. Tương tác tâm lý * Nghiên cứu tương tác ở một số lý thuyết Thuyết hành vi nghiên cứu về tương tác của cá nhân với môi trường dưới dạng sự tác động qua lại giữa các kích thích của tác nhân bên ngoài với phản ứng của cá thể theo cơ chế S - R. Các nhà tâm lý học theo trường phái này hầu như không quan tâm đến tâm lý, ý thức của chủ thể mà chỉ quan tâm đến hành vi tồn tại của con người. Hành vi được xem là tổ hợp các phản ứng của cơ thể trước các kích thích của môi trường bên ngoài. Hành vi được quy gọn vào cặp đôi duy nhất: Kích thích (S) Phản ứng (R) để giải thích bản chất, cơ chế của sự phát triển tâm lý của con người và động vật. Sự phát triển của tâm lý học hành vi đưa đến các nhánh hành vi khác nhau trong lý thuyết hành vi (Cao Thị Nga, 2016, tr.7). Đối với thuyết nhận thức, J. Piaget (1896 -1980) và các cộng sự của ông là những người sáng lập ra thuyết tâm lý học nhận thức theo nguyên lý cân bằng hóa. Cân bằng tâm lý chính là sự bù trừ do các hoạt động của chủ thể trả lời các kích thích từ ngoài vào. Khi cơ thể có một nhu cầu nào đó, con người rơi vào trạng thái mất cân bằng. Khi đó, chủ thể phải nỗ lực để tạo ra sự cân bằng mới. Trong đời sống tâm lý cũng vậy, muốn làm cho trẻ nhận thức, tư duy, suy nghĩ tích cực thì phải đặt trẻ vào trạng thái mất cân bằng hay còn gọi là tình huống có vấn đề để trẻ giải quyết, tạo ra sự cân bằng về nhận thức. Theo lý thuyết này, tương tác là quá trình điều chỉnh các chức năng tâm lý của cá nhân theo cơ chế đồng hóa và điều ứng. Đồng hóa là quá trình chủ thể tiếp nhận kích thích từ khách thể vào cấu trúc hoạt động đã có (xử lý các tác động bên ngoài nhằm đạt một mục tiêu nào đó). Điều ứng là quá trình chủ thể đem cấu trúc hoạt động đã được tạo ra trước đó thích ứng theo kích thích của khách thể. Trong các nghiên cứu của mình, J. Piaget cũng nhấn mạnh đến sự tương tác và chuyển giao xã hội. Đặc biệt, trong nghiên cứu quá trình phát triển trí tuệ trẻ, học thuyết nhấn mạnh cơ chế phát triển các cấu trúc nhận thức và trí tuệ của trẻ qua các giai đoạn lứa tuổi là kết quả của sự tương tác giữa trẻ với thế giới đồ vật và xã hội (Cooley, 1902). Trong quá trình nghiên cứu tâm lý con người, nhà tâm lý học nhân văn C. Rogers (1902 – 1987) nhấn mạnh đến quá trình thiết lập, tạo lập mối tương giao. Ông quan niệm, tương tác giữa các cá nhân sẽ thuận lợi, hiệu quả khi tạo được mối tương giao. Mối tương giao với ông, nghĩa là khi ta tạo được điều kiện thuận lợi để người tương tác có thể truyền thông cho ta những tình cảm, thế giới nội tâm của họ; là khi ta biết lắng nghe họ nói để hiểu họ, đồng cảm, chia sẻ được với họ,… thì ta càng đạt tới hiệu quả của quá trình tương tác. Lý thuyết của ông được ứng dụng hiệu quả trong tâm lý trị liệu cũng như hữu ích với mọi mối tương giao như cha mẹ - con cái; giảng viên - sinh viên (Rogers, 1995). Trong quá trình nghiên cứu về sự phát triển tâm lý con người, E. Erikson quan niệm rằng, con người là sản phẩm của xã hội và cho rằng, con người trong quá trình phát triển thường xuyên phải đối mặt với các khủng hoảng là do không thiết lập được sự cân bằng trong quá trình tương tác giữa cá nhân với xã hội. Ông nổi tiếng với thuyết khủng hoảng tính đồng nhất; tám khủng hoảng cuộc sống. Trong nghiên cứu của mình, ông đã chia sự phát triển đời sống tâm lý con người thành 8 giai đoạn gắn liền với quá trình tương tác của cá nhân với xã hội (Cao Thị Nga, 2016, tr.9). * Tương tác trong nghiên cứu của các nhà tâm lý học xã hội, xã hội học Các nhà Tâm lý học xã hội, xã hội học như: G. Mead, Ch. H. Cooley (1863 1929), G. H. Goffmen (1922 - 1982), Herber Blumer (1900 - 1987) lại nghiên cứu tương tác trong mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân; cá nhân với nhóm xã hội. Điển hình, Ch. H. Cooley đã quan tâm nghiên cứu sự hình thành hành vi cá nhân trong các mối tương tác xã hội. Từ các quan sát và thực nghiệm về sự tương tác xã hội giữa các cá nhân và giữa cá nhân với nhóm, Ch. H. Cooley đã hình thành lý thuyết tương tác nổi tiếng: “Tôi soi gương” hay là “cái tôi nhìn trong gương”. Theo đó, sự hình thành “cái tôi”, tức là ý thức bản ngã của mỗi người là kết quả của sự tri giác người khác, đọc được nhận thức, thái độ của người khác trước các tác động của mình (Cooley, 1902), (Mead, 1934). Geogre Herbert Mead, nhà tâm lý học hành vi xã hội người Mỹ là một trong những người sáng lập ra thuyết “tương tác biểu trưng”. Ông đã xây dựng và phát triển khái niệm “cái tôi”, “nhân cách”, “tương tác”, “biểu tượng” để nghiên cứu đặc điểm và tính chất đặc thù của mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Theo hướng nghiên cứu này G. Mead đã phát hiện ra vai trò của sự thấu hiểu hành vi của người khác và thông qua sự thấu hiểu đó, cá nhân thay đổi nhận thức, hành vi ứng xử cho phù hợp, từ đó hình thành và phát triển ý thức bản ngã (cái tôi) thông qua sự tương tác xã hội với người khác (Cao Thị Nga, 2016, tr.10). Tương tác ở các nhà tâm lý học Liên Xô: Lý thuyết này được khởi xướng bởi các nhà tâm lý học Liên xô trước đây mà đại diện là L. X. Vưgotxki (1896–1934), A. N. Leonchiep (1903–1979), X. L. Rubinstein (1889 - 1960), B. Ph. Lomov,... Lý thuyết này quan niệm con người là tồn tại xã hội; khi xem xét hành vi tâm lý phải xét trong hoạt động, hoạt động là chìa khóa để tìm hiểu, đánh giá, hình thành, phát triển tâm lý; ý thức được sản sinh trong quá trình con người hoạt động, giao lưu với xã hội (Dẫn theo Lomov, 2001). L. X. Vưgotxki - nhà tâm lý học vĩ đại với học thuyết lịch sử - văn hoá về các chức năng tâm lý cấp cao ở người, đã chỉ ra, tương tác xã hội là quy luật tất yếu của sự hình thành và phát triển các chức năng tâm lý, văn hóa của cá nhân. Trong đó, yếu tố quan trọng là sự thấu hiểu nghĩa khách quan của hành động do người khác tác động và từ đó hình thành ý chủ quan của mình. Cũng từ nghiên cứu của mình, ông đã chỉ ra khái niệm “vùng phát triển gần nhất”, tạo cơ sở khoa học vững chắc cho dạy học tương tác, dạy học phát triển và dạy học tích cực (Cao Thị Nga, 2016, tr.10). B. Ph. Lomov cho rằng, tương tác là hình thái đặc trưng của sự tác động qua lại giữa người này với người khác, trong quá trình tương tác diễn ra sự trình diễn thế giới nội tâm giữa các chủ thể. Theo ông, cùng với hoạt động có đối tượng, tương tác giữa chủ thể với chủ thể là phương thức tồn tại và biểu hiện lối sống của mỗi cá nhân (Dẫn theo Lomov, 2001). * Tương tác tâm lý trong hoạt động dạy - hoạt động học Ngay từ thời cổ đại, Heraclitus (540 - 480 TCN) nhà hiền triết Hy Lạp cổ đại đã đưa ra quan điểm: “Giáo dục, dạy học không phải là rót kiến thức vào đầu người học như người ta rót chất lỏng vào chai, thông qua cái phiễu. Thực chất giáo dục là thắp lên ngọn đuốc để soi sáng, để người học nhận ra những con đường, tự mình chọn lấy cho mình một con đường, rồi tự bước đi trên con đường đã chọn, dưới ánh sáng của ngọn đuốc ấy” (Cao Thị Nga, 2016, tr.11). Từ những thập niên 70, nhất là những năm 90 trở lại đây, dạy học nhấn mạnh mối tương tác giữa người học - người học (dạy học hợp tác) được nghiên cứu nhiều và rất phổ biến. Có thể kể đến các tác giả với các công trình nghiên cứu theo hướng này như E. Aronson, R. E. Slavin, J. Cooper, D. W. Johnson và R. T. Johnson. E. Aronson (Mỹ) với mô hình lớp học Jigsaw đầu tiên (1978) đã có những đóng góp lớn trong việc hoàn thiện các hình thức dạy học hợp tác. Nhiều công trình nghiên cứu của ông cho thấy, thành tích cá nhân cũng như tập thể luôn cao hơn khi mọi người tương tác với nhau. Với rất nhiều công trình nghiên cứu từ 1981 đến 1989 về dạy học hợp tác D. W. Johnson, R. T. Johnson và các cộng sự của mình đã nhận thấy rằng dạy học hợp tác có nhiều khả năng tạo nên thành công hơn các hình thức dạy học khác. Theo D. W. Johnson và R. T. Johnson: học tập hợp tác là toàn bộ những hoạt động học tập mà người học thực hiện cùng nhau trong các nhóm nhỏ với sự hướng dẫn của giáo viên nhằm tối ưu hóa việc học của các thành viên trong nhóm. D. W. Johnson, R. T. Johnson, R. E. Slavin cùng với nhiều nhà nghiên cứu khác đã phát triển dạy học hợp tác thành một trong những phương pháp dạy học hiện đại nhất hiện nay (Cao Thị Nga, 2016, tr.11). Tóm lại, vấn đề tương tác tâm lý đã được quan tâm từ rất lâu trên thế giới. Tương tác tâm lý đã được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, từ Tâm lý học cho đến Xã hội học, từ hoạt động dạy cho đến hoạt động học. Đã có rất nhiều lý thuyết về vấn đề tương tác tâm lý được đặt ra, mỗi người lại có những quan điểm khác nhau về sự tương tác. Trong suốt quá trình nghiên cứu về sự tương tác tâm lý trong hoạt động dạy - hoạt động học đã chỉ ra rằng, sự tương tác tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến thành tích học tập của học sinh. Vì thế cho nên, việc tìm hiểu thực trạng và đề ra những biện pháp nâng cao sự tương tác tâm lý, đặc biệt là tương tác người học - người học là vấn đề cấp thiết nếu muốn nâng cao chất lượng học tập. 1.1.1.2. Hoạt động học tập của sinh viên Khổng Tử (551- 479 TCN) là bậc hiền tài, ông đề cao vai trò của học sinh, rất coi trọng tính tích cực nhận thức của người học. Người thầy ở vị trí khai mở, hướng dẫn, còn mọi vấn đề do người học tìm ra. Socrate (469 - 399), triết gia người Hy Lạp, ông quy tụ được thanh niên và dạy học bằng phương pháp đàm thoại, nâng cao vai trò của hoạt động học qua trao đổi, góp ý. “Tôi biết tôi không biết gì cả”, ông cho thấy việc học là vô cùng, liên tục và kéo dài. Sự nhận thức của con người qua việc nhận ra, hiểu biết và ý thức đều cho thấy rằng còn người còn thiếu hiểu biết (Cao Thị Nga, 2016, tr.11). Nhà sư phạm vĩ đại J. A. Comenxki (1592-1670), người sáng lập ra hình thức tổ chức dạy - học lớp bài, đặt nền móng và chính thức tách Giáo dục học ra khỏi Triết học để trở thành một ngành khoa học riêng biệt, khi bàn về vấn đề học đã đưa ra những yêu cầu cải tổ nền giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Theo ông, dạy học phải làm như thế nào để người học tự tìm tòi, suy nghĩ để tự nắm bắt lấy bản chất của sự vật và hiện tượng (Dẫn theo Cao Thị Nga, 2016). Hai nhà giáo dục Ấn Độ S. D. Sharma và Shakti R. Ahmed, trong tác phẩm “Phương pháp dạy học ở trường đại học” đã trình bày hoạt động tự học trên lớp như một hình thức dạy học có hiệu quả (Dẫn theo Cao Thị Nga, 2016). Từ thời cổ đại, hoạt động học tập đã là vấn đề được quan tâm. Các nhà nghiên cứu đã có những quan niệm khác nhau về vấn đề học và dạy học. Đồng thời họ còn đưa ra các phương pháp khác nhau để nâng cao hiệu quả dạy và học. Nhìn chung đều xuất phát từ quan điểm phát huy tính tích cực, chủ động từ người học, từ đó đưa ra các phương pháp phù hợp. 1.1.2. Ở Việt Nam 1.1.2.1. Mối quan hệ liên nhân cách - Mối quan hệ xã hội - Tương tác tâm lý - Mối quan hệ liên nhân cách Năm 2002, tác giả Võ Thị Ngọc Châu đã có công trình “Nghiên cứu về kiểu nhân cách, kiểu quan hệ liên nhân cách và ảnh hưởng của nó tới bầu không khí tập thể sinh viên sư phạm”. Công trình nghiên cứu kiểu quan hệ liên nhân cách và kiểu nhân cách ảnh hưởng như thế nào đến bầu không khí tâm lí của nhóm, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả lao động của nhóm. Dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm xây các kiểu nhân cách và quan hệ liên nhân cách sao cho khi ở trong nhóm, làm cho nhóm phát triển ở mức độ cao. Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp quan sát, trò chuyện, phương pháp điều tra và phương pháp trắc nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt giữa kiểu nhân cách giữa nam và nữ sinh viên, sự khác biệt giữa sinh viên năm I và năm III, giữa khối ngành tự nhiên và xã hội, bầu không khí tâm lý trong nhóm cũng có sự khác biệt tương tự (Võ Thị Ngọc Châu, 2002). Liên quan đến vấn đề liên nhân cách, tác giả Nguyễn Thúy Nga với công trình “Xây dựng quan hệ liên nhân cách trong lớp học như là một con đường nâng cao hiệu quả công tác giáo viên chủ nhiệm” năm 1993. Tác giả đề cập đến thực trạng quan hệ liên nhân cách của học sinh trong lớp (lớp 6, 7 tại nội thành Hà Nội), công tác của người giáo viên chủ nhiệm đối với việc xây dựng mối quan hệ liên nhân cách và nêu ra những biện pháp cơ bản xây dựng mối quan hệ liên nhân cách tích cực giữa học sinh trong lớp bằng các phương pháp nghiên cứu như trắc đạt xã hội, điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp thực nghiệm. Kết quả nghiên cứu thu được khi thực hiện các biện pháp cải thiện mối quan hệ liên nhân cách là có sự cải thiện rõ như số lượng nhóm phong phú hơn, các em thấy hài lòng với bầu không khí tâm lý trong lớp, các em quan tâm và có trách nhiệm với nhau hơn (Nguyễn Thị Thúy Nga, 1993). Cũng tiếp cận mối quan hệ liên nhân cách như các nghiên cứu trên thế giới, nghiên cứu về mối quan hệ liên nhân cách tại Việt Nam cũng tiếp cận dưới góc độ bản chất các mối quan hệ liên nhân cách và gắn mối quan hệ liên nhân cách với các yếu tố khác để mô tả sự ảnh hưởng, tác động qua lại giữa chúng. - Mối quan hệ xã hội Năm 2014, Phạm Huy Cường với đề tài “Mạng lưới quan hệ xã hội với việc làm của sinh viên tốt nghiệp”. Tác giả khảo sát trên 1073 sinh viên trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nhằm mô tả cụ thể mối quan hệ giữa mạng lưới quan hệ xã hội đến khía cạnh kinh tế và phi kinh tế trong kết quả tìm kiếm việc làm của những sinh viên mới tốt nghiệp với tư cách là một nhóm lao động đặc thù trong thị trường lao động. Kết quả nghiên cứu cho thấy các mối quan hệ xã hội và các nguồn lực cá nhân có thể huy động từ đó có những mối quan hệ rõ rệt đến kết quả tìm kiếm việc làm và các đặc điểm công việc của các ứng viên tham gia khảo sát. Phân tích sâu hơn từng kiểu kết nối trong mạng lưới quan hệ xã hội đã được sử dụng cho thấy những ảnh hưởng rõ rệt trong từng loại mối quan hệ xã hội. Các quan hệ với thầy cô, trường học và bạn bè đồng nghiệp có ảnh hưởng tích cực giúp sinh viên tốt nghiệp sớm có được việc làm hơn tìm kiếm thông qua các mối quan hệ trong gia đình (Phạm Huy Cường, 2014). Năm 2012, Nguyễn Quý Thanh và Cao Thị Hải Bắc đã có nghiên cứu về “Quan hệ xã hội và vốn xã hội: Nghiên cứu so sánh giữa Việt Nam và Hàn Quốc” nhằm làm rõ mạng quan hệ xã hội của người Việt Nam và Hàn Quốc trên các khía cạnh quy mô mạng quan hệ xã hội, đặc tính mạng quan hệ xã hội và vốn xã hội trên các khía cạnh hoạt động làm ăn kinh doanh, về lĩnh vực tìm kiếm việc làm và về lĩnh vực chia sẻ tâm sự (Nguyễn Quý Thanh & Cao Thị Bắc Hải, 2012).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan