Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố h...

Tài liệu định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố hải phòng” (nghiên cứu trường hợp tại trường trung học phổ thông mạc đĩnh chi, thành phố hải phòng)

.PDF
126
518
115

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------- ĐỖ THỊ NGỌC CHI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Nghiên cứu trường hợp tại trường trung học phổ thông Mạc Đĩnh Chi, thành phố Hải Phòng) LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Hà Nội – 2013 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------- ĐỖ THỊ NGỌC CHI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Nghiên cứu trường hợp tại trường trung học phổ thông Mạc Đĩnh Chi, thành phố Hải Phòng) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Xã hội học Mã số: 60 31 30 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Hồi Loan Hà Nội - 2013 2 MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................ 1 DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ 7 DANH MỤC BIỂU .......................................................................................... 6 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 7 2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ................................................................... 10 2.1 Ý nghĩa lý luận ................................................................................... 10 2.2 Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................... 10 3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 10 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 11 4.1 Mục đích nghiên cứu......................................................................... 11 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 11 5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu .......................................... 11 5.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 11 5.2 Khách thể nghiên cứu ....................................................................... 12 5.3 Phạm vi nghiên cứu........................................................................... 12 6. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................ 12 7. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 12 7.1 Phương pháp luận ............................................................................. 12 7.2 Phương pháp phân tích tài liệu ........................................................... 13 7.3 Phương pháp trưng cầu ý kiến............................................................ 14 7.4 Phương pháp phỏng vấn sâu ............................................................ 14 7.5 Phương pháp quan sát ......................................................................... 15 7.6 Phương pháp thực nghiệm ................................................................... 15 8. Khung lý thuyết ....................................................................................... 16 9. Cấu trúc của luận văn .............................................................................. 16 NỘI DUNG CHÍNH ...................................................................................... 17 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............... 17 3 1.1 Những khái niệm công cụ.................................................................... 17 1.1.1 Khái niệm định hướng ....................................................................... 17 1.1.2 Nghề nghiệp và định hướng nghề nghiệp ........................................ 17 1.1.3 Hướng nghiệp .................................................................................... 18 1.2 Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu đề tài ............................... 19 1.2.1 Lý thuyết xã hội hóa .......................................................................... 19 1.2.2 Lý thuyết sự lựa chọn duy lý (Thuyết lựa chọn hợp lý)................... 23 1.2.3 Lý thuyết về hành động xã hội .......................................................... 25 1.3 Tổng quan về đề tài nghiên cứu ......................................................... 26 1.3.1 Nghiên cứu trên thế giới ................................................................... 26 1.3.2 Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................ 27 1.4 Cơ sở tâm lý học đối với việc định hƣớng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông. ..................................................................................... 31 1.4.1 Những đặc điểm cơ bản về tâm sinh lý của học sinh Trung học phổ thông ............................................................................................................ 31 1.4.2 Những nhu cầu, hứng thú, năng lực của học sinh Trung học phổ thông ............................................................................................................ 34 1.5 Một số nguyên nhân dẫn đến sai lầm trong lựa chọn nghề nghiệp của học sinh Trung học phổ thông .............................................................. 36 Chƣơng 2: HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MẠC ĐĨNH CHI VỚI SỰ ĐỊNH HƢỚNG NGHỀ NGHIỆP SAU KHI TỐT NGHIỆP. ... 39 2.1 Vài nét về khách thể điều tra ................................................................. 39 2.2 Thực trạng định hƣớng nghề nghiệp của học sinh trƣờng trung học phổ thông Mạc Đĩnh Chi. ............................................................................. 41 2.2.1 Mức độ quan tâm đến nghề nghiệp tương lai của học sinh trung học phổ thông ..................................................................................................... 41 2.2.2 Dự định về nghề nghiệp tương lai của học sinh trung học phổ thông ...................................................................................................................... 45 2.2.3 Sự lựa chọn ngành nghề của học sinh trung học phổ thông .......... 47 2.2.4 Những lí do chọn nghề của học sinh trung học phổ thông ............. 51 4 2.2.5 Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề tương lai của học sinh Trung học phổ thông. ........................................... 55 2.2.6. Những vấn đề học sinh Trung học phổ thông quan tâm khi lựa chọn nghề nghiệp ........................................................................................ 58 2.2.7 Những khó khăn mà học sinh gặp phải khi lựa chọn nghề là: ...... 60 2.2.8 Các nguồn tìm kiếm thông tin về việc làm của học sinh Trung học phổ thông ..................................................................................................... 64 2.3.1 Mục đích ............................................................................................. 67 2.3.2 Cơ sở để xây dựng chương trình tác động........................................ 67 2.3.3 Nội dung thực nghiệm ....................................................................... 68 2.3.4 Kết quả thực nghiệm .......................................................................... 68 Chƣơng 3: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỊNH HƢỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ....................... 76 3.1. Nhân tố chủ quan ................................................................................... 76 3.1.1 Yếu tố nhu cầu, động cơ nghề nghiệp............................................... 76 3.1.2 Hứng thú nghề nghiệp của học sinh ................................................ 77 3.1.3 Năng lực nghề nghiệp........................................................................ 78 3.1.4 Bản thân ............................................................................................. 78 3.1.5 Sức khỏe ............................................................................................. 79 3.2 Nhân tố khách quan ................................................................................ 79 3.2.1 Gia đình .............................................................................................. 79 3.2.2 Nhà trường ......................................................................................... 82 3.2.3 Bạn bè................................................................................................. 85 3.2.4 Truyền thông đại chúng .................................................................... 87 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 88 1. Kết luận .................................................................................................... 88 2. Khuyến nghị ............................................................................................ 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 96 5 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CĐ : CAO ĐẲNG ĐH : ĐẠI HỌC ĐHNN : ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP THCN : TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP THPT : TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TTĐC : TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG 6 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Sự lựa chọn ngành nghề (nhóm nghề) của học sinh THPT............. 47 Bảng 2.2 Lý do lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT ............................ 52 Bảng 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề của học sinh 55 Bảng 2.4 Những khó khăn mà học sinh THPT gặp phải khi lựa chọn nghề. . 61 Bảng 3.1 Ảnh hưởng của gia đình đến sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông. ...................................................................... 80 Bảng 3.2 Tương quan giữa nghề nghiệp của bố mẹ và sự tham gia của gia đình vào việc định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT. ......... 81 Bảng 3.3 Nhận thức của học sinh về mục đích của hoạt động hướng nghiệp.84 Bảng 3.4 Thái độ của học sinh đối với các giờ ngoại khóa, giờ sinh hoạt hướng nghiệp. ................................................................................. 84 7 DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 2.1. Mức độ quan tâm của học sinh THPT đối với nghề nghiệp tương lai................................................................................................. 42 Biểu đồ 2.2 Dự định nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp của học sinh THPT ..... 45 Biểu đồ 2.3 Những vấn đề học sinh THPT quan tâm khi lựa chọn nghề nghiệp ..................................................................................................... 59 Biểu đồ 2.4 Các nguồn tìm kiếm thông tin của học sinh THPT ..................... 65 Biểu đồ 3.1 Nhận thức của học sinh THPT về tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp trong nhà trường . ................................................ 83 Biểu đồ 3.2 Sự trao đổi với bạn bè về định hướng nghề nghiệp..................... 86 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Con người là vốn quý nhất, việc chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta. Đảng và nhà nước luôn coi việc nâng cao dân trí bồi dưỡng nhân tài, phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định đến thắng lợi của công cuộc CNH-HĐH đất nước. Điều đó có nghĩa là con người chính là yếu tố quyết định của sự phát triển và của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Việt Nam là một quốc gia trẻ đang từng bước hòa nhập vào dòng chảy của quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa. Sự thay đổi trên nhiều mặt, nhiều phương diện của đời sống từ kinh tế, văn hóa, tôn giáo… là hoàn toàn rõ nét. Đặc biệt phải nhấn mạnh hơn đến yếu tố kinh tế hiện nay, nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã đem đến cho đất nước ta một diện mạo mới năng động, trẻ trung và hết sức sôi động. Kinh tế đổi thay, sự năng động và liên kết toàn cầu đã đem lại cho nước ta nhiều cơ hội to lớn trong đó có cơ hội về lao động việc làm. Cầu lao động là thế nhưng cung lại gặp nhiều vấn đề khó khăn mà nguyên nhân của nó là do thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam chưa đáp ứng kịp được với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Lao động nước ta phần đông là lao động phổ thông, có trình độ thấp, không được đào tạo bài bản. Tâm lý xã hội cho thấy ở Việt Nam, con người xem trọng đến học vị, đến chức “thầy”- người quản lý, văn phòng (White collar) hơn là cấp thợ - người công nhân (blue collar). Do đó ở Việt Nam hiện tượng thừa thầy thiếu thợ là hoàn toàn dễ hiểu và trong chính cơ cấu giáo dục của chúng ta cũng chủ yếu đào tạo lên những người thầy là chủ yếu. Đất nước ta chưa quan tâm nhiều đến công tác dạy nghề tháng 2/1987 Tổng cục dạy nghề được sát nhập vào Bộ đại học, trung học chuyên nghiệp và đến năm 1990 thì tiếp tục sát nhập vào Bộ Giáo dục thành Bộ Giáo dục đào tạo, theo đó dạy nghề sát nhập với trung học chuyên nghiệp thành Vụ Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề…Sau này trước những nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và phát triển nguồn nhân lực cho 7 sự nghiệp CNH-HĐH đất nước chính phủ đã có quyết định số 67/1998/QĐ- TTg về việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về đào tạo ngề từ Bộ giáo dục đào tạo sang Bộ LĐTBXH, tiếp sau đó Chính phủ có Nghị định số 33/1998 tái thành lập lại Tổng cục dạy nghề… Có thể thấy rằng thực trạng thừa thầy thiếu thợ diễn ra nhiều năm nay, mỗi năm Việt Nam có khoảng hai triệu học sinh tốt nghiệp THPT. Theo điều tra xã hội học của trung tâm hướng nghiệp giáo dục thì không có một học sinh THPT nào lựa chọn con đường học nghề, nguyện vọng của các em đều là tiếp tục học lên các trường ĐH, CĐ. Sự mất cân đối trong thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam là điều dễ thấy và đã có rất nhiều chương trình hay hội thảo bàn về chiến lược giáo dục để đưa ra những quyết sách đúng đắn giải quyết thực trạng trên. Gần đây trong dự thảo chiến lược giáo dục Việt Nam 2009-2010 cũng đã chỉ rõ: giáo dục nghề nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, cách tổ chức phân luồng trong hệ thống giáo dục còn thể hiện sự lúng túng, mất cân đối giữa cơ cấu trình độ và cơ cấu ngành nghề. Dự thảo cũng đã xác định mục tiêu đó là tạo đột phá trong giáo dục nghề nghiệp, tăng mạnh tỷ lệ lao động qua đào tạo, cân đối tình trạng thừa thầy thiếu thợ, hệ thống giáo dục được tái cấu trúc, đảm bảo phân luồng sau trung học cơ sở… Để mục tiêu đề ra không chỉ tồn tại trên lý thuyết, thì ngay từ bây giờ chúng ta phải quan tâm đến công tác định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh THPT. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông giữ một vị trí, vai trò và nhiệm vụ rất quan trọng. Giáo dục hướng nghiệp nhằm mục đích giúp cho học sinh phổ thông có được sự hiểu biết cơ bản về các ngành nghề trong xã hội, từ đó hình thành hứng thú, năng lực nghề. Và từ đó các em sẽ lựa chọn cho mình một nghề nghiệp cụ thể trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng phù hợp với nhu cầu, sở thích, khả năng, năng lực, sức khỏe, điều kiện kinh tế gia đình. Trong nhà trường THPT hiện nay giáo dục hướng nghiệp còn rất sơ sài, rất ít có những giờ hướng nghiệp mà hướng nghiệp cho học sinh THPT chủ yếu dựa trên sự lồng ghép vào các môn học vào các giờ sinh hoạt, giờ ngoại khóa vì vậy thời 8 gian để các thầy và trò ngồi bàn về công tác hướng nghiệp là không có nhiều. Công tác giáo dục hướng nghiệp hiện nay chưa được quan tâm đúng mức nên dẫn đến việc học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp. Bởi chưa có một định hướng rõ rệt, thông tin nghề nghiệp còn mơ hồ cho nên nhiều em khi nộp hồ sơ thi vào các trường ĐH, CĐ vẫn chưa đánh giá được đúng năng lực, hứng thú, sở thích với nghề nghiệp mà mình đang chọn. Và cũng bởi nguyên nhân trên mà rất nhiều em học sinh khi ngồi trên giảng đường đại học, trường chuyên nghiệp mới nhận ra rằng nghề mình chọn không phù hợp bản thân. Và khi ấy các em sẽ bỏ học để quyết định lại nghề nghiệp của bản thân, như vậy là một sự lãng phí rất lớn đối với bản thân các em, với gia đình và cả xã hội. Bởi thời gian, công sức, tiền của mà các em đã đầu tư cho nó. Có thể khẳng định vai trò, vị trí của công tác hướng nghiệp trong nhà trường chính là nền tảng để các em học sinh phổ thông có thể lựa chọn cho mình một ngành nghề đúng đắn, phù hợp. Từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Định hƣớng nghề nghiệp của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hải phòng”. (Nghiên cứu trường hợp tại trường THPT Mạc Đĩnh Chi, thành phố Hải Phòng). Đã đến lúc chúng ta phải có sự nhìn nhận đúng đắn hơn, sát thực hơn trong việc định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT hiện nay. Học đại học sẽ là hướng đi đúng với những ai thực sự có khả năng, có nhận thức sâu sắc về nghề nghiệp. Và trên thực tế thì đại học cũng chỉ là nơi để đào tạo nghề. Có rất nhiều con đường để cho học sinh THPT lựa chọn để đi tiếp, con đường đi như thế nào là phụ thuộc hoàn toàn và sự định hướng nghề nghiệp của các em. Bên cạnh đó là công tác hướng nghiệp trong nhà trường cũng là một yếu tố tác động trực tiếp đến sự định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT. 9 2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 2.1 Ý nghĩa lý luận Đề tài nghiên cứu đã vận dụng một số lý thuyết xã hội học vào việc làm rõ một vấn đề xã hội đáng quan tâm hiện nay đó là định hướng việc làm của học sinh THPT. Những kết quả thu thập được của đề tài sẽ góp phần làm sang tỏ một số khái niệm, quan điểm, lý thuyết xã hội học liên quan đến vấn đề lao động, nghề nghiệp và việc làm. 2.2 Ý nghĩa thực tiễn Việc tìm hiểu thực trạng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT sẽ giúp cho tác giả đánh giá đúng thực trạng cũng như những nhân tố chủ quan, khách quan tác động đến sự định hướng nghề nghiệp của các em học sinh THPT. Đề tài sẽ cung cấp các số liệu thực tế xác thực cho các nhà quản lý, nhà giáo dục hướng nghiệp để họ xây dựng các chương trình, chính sách phù hợp giúp các em học sinh THPT có những nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp. Hiện nay học sinh THPT đang đứng trước nhiều lựa chọn cho tương lai: học tiếp lên Đại học, học nghề, đi du học, cũng có thể là đi làm luôn. Vậy sự lựa chọn của các em có thực sự đúng đắn, có phù hợp với năng lực của bản thân với xu thế hội nhập và có đáp ứng được đòi hỏi của xã hội hay không? Điều này phụ thuộc phần lớn vào bản thân các em. Nhưng bên cạnh đó thì sự quan tâm định hướng của nhà trường, của cha mẹ của các cấp lãnh đạo, nhà hướng nghiệp cũng là một yếu tố tác động rất lớn đến quá trình định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT. Bên cạnh đó thì kết quả của luận văn còn có giá trị tham khảo đối với các nhà nghiên cứu, sinh viên, đối với những người quan tâm đến khía cạnh này. Từ thực trạng tác giả sẽ rút ra kết luận và đưa ra một số khuyến nghị đối với nhà trường, cha mẹ và những ban ngành có liên quan trực tiếp đến vấn đề này. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Định hướng nghề nghiệp của học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông là như thế nào? 10 - Những nhân tố nào đã tác động đến sự định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp của học sinh THPT? - Công tác hướng nghiệp trong nhà trường THPT hiện nay là như thế nào? - Học sinh THPT có thiếu thông tin về nghề nghiệp không? Học sinh THPT gặp phải những khó khăn gì trong quá trình định hướng nghề nghiệp? - Cha mẹ học sinh THPT có quan tâm đến việc định hướng nghề nghiệp của con em mình hay không? 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu và làm sáng tỏ định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp của học sinh THPT và tìm hiểu, phân tích các nhân tố chủ quan, khách quan tác động tới định hướng về nghề nghiệp của các em. Từ đó xây dựng các biện pháp tổ chức hoạt động GDHN phù hợp với học sinh, nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của GDHN trong nhà trường THPT hiện nay. 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay. - Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá về thực trạng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT sau khi tốt nghiệp. - Đề xuất các biện pháp hỗ trợ cho công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông hiện nay nhằm giúp cho học sinh THPT lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp. 5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tƣợng nghiên cứu Định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp của học sinh THPT. 11 5.2 Khách thể nghiên cứu Học sinh trường trung học phổ thông. Khách thể khảo sát: Học sinh khối 10, 11, 12 của trường THPT Mạc Đĩnh Chi. 5.3 Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Tiến hành khảo sát tại trường THPT Mạc Đĩnh Chi, thành phố Hải Phòng. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2 năm 2013 đến tháng 4 năm 2013 6. Giả thuyết nghiên cứu - Học sinh THPT đang rất thiếu thông tin về nghề nghiệp. - Học sinh THPT rất tích cực trong việc tìm hiểu thông tin về nghề nghiệp. - Học sinh THPT có nhiều dự định sau khi tốt nghiệp, song hầu hết sự lựa chọn của các em là thi vào các trường ĐH, CĐ. - Học sinh THPT không quan tâm đến các trường dạy nghề, các trường trung cấp chuyên nghiệp vì cơ hội việc làm thấp, lương thấp… - Học sinh THPT hiện nay đều lựa chọn khối thi là khối A. Khối C hầu hết là các em không lựa chọn. - Các em học sinh THPT đều rất quan tâm đến nghề nghiệp tương lai của mình vì vậy dẫn đến sự định hướng nghề nghiệp từ rất sớm. - Công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông hiện nay rất sơ sài và chưa đạt được hiệu quả cao. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1 Phƣơng pháp luận Nghiên cứu đề tài dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Khi áp dụng lý luận này vào quá trình nghiên cứu tác giả muốn tìm hiểu, muốn phân tích và giải thích sự tác động của xã hội đến sự hiểu biết và hành vi lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT. 12 Đề tài lấy phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng mà cụ thể là quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chủ nghĩa duy vật lịch sử với những nguyên tắc lịch sử khách quan, toàn diện giúp cho tác giả có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề nghiên cứu và cho phép chúng ta đặt vấn đề nghiên cứu trong hoàn cảnh cụ thể của quá trình nghiên cứu. Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin với quan điểm duy vật biện chứng yêu cầu không được xem xét các hiện tượng xã hội một cách siêu hình mà phải xem xét chúng một cách biện chứng. Nghĩa là khi xem xét các hiện tượng, sự kiện xã hội không được xem xét chúng trong sự tách biệt, rời rạc mà phải xem xét chúng trong mối quan hệ tương tác qua lại lẫn nhau một cách có quy luật và phụ thuộc lẫn nhau. Đồng thời, các sự vật, hiện tượng cũng không chỉ đứng yên mà luôn vận động, phát triển không ngừng. Vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử vào nghiên cứu đề tài, tác giả nhằm để tìm hiểu, phân tích và giải thích sự tác động của xã hội đến hành vi lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT. Sự tác động của xã hội sẽ là nhân tố ảnh hưởng tới nhận thức và sự định hướng việc làm của học sinh THPT. Môi trường xã hội cơ bản mà mỗi cá nhân đều có quan hệ xã hội gắn bó đó là môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội, nhà trường, gia đình, bạn bè. Đồng thời tác giả cũng xem xét những thay đổi hành vi lựa chọn nghề nghiệp của học sinh theo giới tính, theo khối, theo độ tuổi, theo nguồn gốc xuất thân… Như vậy chủ nghĩa Mác-Lênin chính là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả nghiên cứu đề tài này. 7.2 Phƣơng pháp phân tích tài liệu Phương pháp phân tích tài liệu theo quan điểm xã hội học thực chất đó là việc ta xem xét các thông tin có sẵn trong các tài liệu để rút ra những thông tin cần thiết nhằm đáp ứng những mục tiêu nghiên cứu của một đề tài nhất định. Trong quá trình sử dụng tài liệu tham khảo ta luôn phải đặt ra câu hỏi đó là tài liệu đó có được cho là cần thiết trong quá trình nghiên cứu hay không? Và nguồn thông tin trong tài liệu có độ tin tưởng là bao nhiêu. Đề tài nghiên cứu này tác 13 giả đã sử dụng một số tài liệu, sách, báo, công trình nghiên cứu có nội dung liên quan đến đề tài để có thể đưa ra được những so sánh giữa các nghiên cứu trước đây với kết quả nghiên cứu của luận văn. 7.3 Phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến Cuộc nghiên cứu được tiến hành chọn mẫu với số lượng là 240 em học sinh thuộc ba khối 10, 11, 12 của trường THPT Mạc Đĩnh Chi, thành phố Hải Phòng. Trong đó chú ý có sự cân bằng về mặt giới tính và số lượng học sinh của mỗi khối. Nội dung tiến hành trưng cầu ý kiến bao gồm thông tin về định hướng việc làm, sự chuẩn bị cho tìm kiếm việc làm và một số thông tin cá nhân. Số phiếu thu về sẽ được xử lý trên phần mềm SPSS 16.0 Cơ cấu mẫu khảo sát STT Tiêu chí Số lƣợng Tỷ lệ % 1 Giới tính 240 100 1.1 Nam 117 48,8 1.2 Nữ 123 51,2 2 Lớp 240 100% 2.1 Lớp 10 80 33.3 2.2 Lớp 11 80 33,3 2.3 Lớp 12 80 33,3 7.4 Phƣơng pháp phỏng vấn sâu - Mục đích phỏng vấn là tìm kiếm thêm những thông tin định tính liên quan đến định hướng nghề nghiệp của học sinh và các nhân tố tác động tới định hướng nghề nghiệp đó mà bảng hỏi chưa trả lời được. - Đối tượng phỏng vấn: Học sinh thuộc 3 khối 10, 11, 12. (cả nam và nữ), phỏng vấn cha mẹ học sinh, phỏng vấn giáo viên trực tiếp tham gia vào công tác giảng dạy, công tác hướng nghiệp. - Nội dung phỏng vấn liên quan đến các vấn đề định hướng nghề, các nhân tố tác động tới định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT. 14 - Số lượng phỏng vấn:  9 Phỏng vấn sâu cho các em học sinh thuộc 3 khối THPT  3 Phỏng vấn sâu cha mẹ học sinh  3 Phỏng vấn giáo viên giảng dạy 7.5 Phƣơng pháp quan sát Phương pháp quan sát được áp dụng trong suốt quá trình nghiên cứu với phương pháp này tác giả có thể nắm bắt được một số thông tin sơ bộ tại địa bàn nghiên cứu. Thông qua quá trình tri giác trực tiếp để thu thập thông tin cần thiết liên quan đến đề tài, những hành động, biểu hiện bên ngoài của học sinh, thái độ học sinh trong quá trình định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. 7.6 Phƣơng pháp thực nghiệm Đề tài đã tiến hành thực hiện một nghiên cứu thực nghiệm nhỏ kéo dài 2 tháng với 8 buổi sinh hoạt vào các giờ ngoại khóa (ngoài giờ học chính thức) nhằm tác động vào đối tượng là học sinh THPT (bao gồm 4 em thuộc các lớp 10, 11, 12). Trong các buổi sinh hoạt này tác giả đã tìm hiểu về những dự định nghề nghiệp của học sinh THPT, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tìm kiếm nghề nghiệp của các em, các em tìm kiếm thông tin về nghề nghiệp qua các nguồn nào… Qua việc trao đổi và tìm hiểu này, tác giả đã nắm bắt và hiểu được nguyện vọng cũng như các khó khăn cần tháo gỡ của từng em, để xây dựng biện pháp can thiệp. Đầu tiên là giải thích cho các em hiểu về giá trị của nghề nghiệp, tiếp đến là cung cấp cho các em mộ số thông tin về ngành nghề mà các em dự định chọn. Tác giả cũng khuyến khích các em tích cực và năng động để tìm kiếm các thông tin về nghề nghiệp… Kết thúc 8 buổi sinh hoạt tác giả sẽ tổng hợp lại những thay đổi về quan điểm, nhận thức cũng như sự lựa chọn nghề nghiệp của các em. 15 8. Khung lý thuyết Bối cảnh Kinh tế, văn hóa, xã hội Nhà trường Gia đình Bạn bè Phương tiện truyền thông đại chúng Học sinh THPT Định hướng nghề nghiệp sau tốt nghiệp của học sinh THPT Mức độ quan tâm đến nghề nghiệp Dự định về nghề nghiệp tương lai Sự lựa chọn ngành nghề Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng Những lí do chọn nghề Những vấn đề học sinh quan tâm Những khó khăn mà học sinh gặp phải Các nguồn tìm kiếm thông tin Khuyến nghị và giải pháp 9. Cấu trúc của luận văn Nội dung cơ bản của luận văn được trình bày trong 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu - Chương 2: Thực trạng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hải Phòng. - Chương 3: Các nhân tố tác động đến quá trình định hướng việc làm của học sinh THPT. 16 NỘI DUNG CHÍNH Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Những khái niệm công cụ 1.1.1 Khái niệm định hướng Định hướng là xác định phương hướng là việc chủ thể hành động đưa ra một hướng đi cho hoạt động nào đó trên cơ sở cân nhắc kỹ khả năng, tài chính của từng đối tượng. Mục đích cuối cùng của định hướng là có được một hướng đi phù hợp với mọi điều kiện, hoàn cảnh khách quan và chủ quan của chủ thể. [2, tr. 24]. Trong nghiên cứu này, tác giả quan tâm đến việc những học sinh THPT dựa trên cơ sở, điều kiện, năng lực sẵn có của bản thân như thế nào để chọn cho mình một ngành nghề tốt nhất cho bản thân. 1.1.2 Nghề nghiệp và định hướng nghề nghiệp Nghề hay nghiệp, đại từ tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB văn hóa thông tin - 1998) định nghĩa: “Nghề” là công việc chuyên làm theo sự phân công của xã hội. Còn nghề nghiệp là nghề nói chung. Nghề nghiệp trong xã hội không phải là cái gì cố định cứng nhắc mà phải coi nghề nghiệp như một cơ thể sống có sự hình thành, phát triển và thay đổi. Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó. Theo GS.TSKH Nguyễn Văn Hộ “Nghề nghiệp như một dạng lao động vừa mang tính xã hội (sự phân công xã hội) vừa mang tính cá nhân (nhu cầu bản thân)”. Trong đó con người với tư cách là chủ thể hoạt động đòi hỏi để thỏa mãn những nhu cầu nhất định của xã hội và của cá nhân. Nghề nghiệp của con người có thể do được đào tạo chính thức về nghề đó vì nghề đòi hỏi một trình độ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nhất định. Cũng có nghề được hình thành tự phát do tích lũy kinh nghiệm xã hội hoặc do truyền và học nghề theo cách kèm cặp giữa người biết nghề và chưa biết nghề. Các nghề này 17 chưa có quá trình đào tạo rõ rệt. Nghề được đào tạo có đặc trưng là người làm nghề phải được cung cấp trình độ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, làm ra sản phẩm để trao đổi trên thị trường và thu nhập của người lao động chính là nguồn sống của họ. Chính vì vậy mà họ trở thành đối tượng hoạt động cơ bản, lâu dài của lý tưởng nghề nghiệp từ đó hình thành nhân cách nghề nghiệp. Nghề được đào tạo đòi hỏi người học nghề phải có trình độ học vấn, sức khỏe, yêu cầu tâm lý phù hợp với nghề. Sau quá trình đào tạo, người đó phải đạt được tiêu chuẩn cơ bản về kiến thức, kĩ năng, kỹ xảo, tay nghề theo mục tiêu xã hội đòi hỏi, được cấp bằng hay chứng chỉ về nghề. 1.1.3 Hướng nghiệp Theo các nhà tâm lý học thì hướng nghiệp được hiểu là hệ thống các biện pháp sư phạm, y học giúp cho thế hệ trẻ chọn nghề có tính đến nhu cầu của xã hội và năng lực của bản thân. Các nhà kinh tế học thì cho rằng đó là những mối quan hệ kinh tế giúp cho mỗi thành viên trong xã hội phát triển năng lực đối với lao động và đưa họ vào một lĩnh vực hoạt động cụ thể, phù hợp với việc phân tích lao động xã hội. Nhà tâm lý học K. Platônôp cho rằng: “Hướng nghiệp đó là hệ thống các biện pháp tâm lý, giáo dục, y học nhằm giúp cho con người đi vào cuộc sống thông qua việc lựa chọn cho mình một nghề nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu xã hội vừa phù hợp với hứng thú, năng lực của bản thân. Những biện pháp này sẽ tạo nên sự thống nhất giữa quyền lợi của xã hội và quyền lợi của cá nhân”. Theo GS.TS Phạm Tất Dong thì khái niệm hướng nghiệp được hiểu trên hai bình diện: - Về bình diện xã hội: hướng nghiệp là một hệ thống tác động của xã hội về giáo dục, y học, xã hội học, kinh tế học giúp cho thế hệ trẻ chọn được nghề vừa phù hợp với năng lực, nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng và vừa phải đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan