Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ định hướng nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường hiện nay...

Tài liệu định hướng nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường hiện nay

.PDF
101
1063
128

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----- ----- TRẦN THỊ THU HIỀN ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN SAU KHI RA TRƯỜNG HIỆN NAY NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Mã ngành: 60 31 30 HÀ NỘI 2009 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Việt nam sau hơn hai mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng và nhà nước lãnh đạo đã đạt được những thành tựu to lớn. Trong sự tăng trưởng kinh tế hội nhập với thế giới tiếp cận nền kinh tế tri thức đã làm thay đổi toàn bộ đời sống của nhân dân. Bên cạnh những thành tựu mà nền kinh tế thị trường đem lại vẫn tồn tại tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Điều này làm suy giảm sự tăng trưởng kinh tế của một đất nước và nảy sinh nhiều vấn đề mới bởi nền kinh tế thị trường không chỉ tác động trực tiếp đến sinh viên mà còn tác động đến nhận thức của các bậc cha mẹ. Việc định hướng cho con cái học cái gì, ra làm nghề gì, có trái với sở trường cũng như sự đam mê yêu thích của con cái họ hay không, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên trước khi ra trường. Hiện nay vấn đề việc làm của sinh viên sau khi ra trường là rất quan trọng và được cả xã hội quan tâm. Sinh viên là một nguồn lực lớn đóng góp cho sự phát triển tương lai của đất nước. Trong quá trình đào tạo đội ngũ này, Đảng và nhà nước không ngừng quan tâm thích đáng đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Quan điểm của Đảng ta là đặt con người vào vị trí trung tâm, khơi dậy mọi tiềm năng của mỗi cá nhân và cả cộng đồng dân tộc, kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Phát huy trí tuệ con người thông qua phát triển giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn lực, đuổi kịp trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong văn kiện Đại hội VIII đã nhấn mạnh “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”, nhà nước cũng đã quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy và học, đào tạo, bồi dưỡng 1 đội ngũ giáo viên có đủ tố chất về năng lực cũng như trình độ giảng dạy cho sinh viên. Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những trường đại học lớn nhất Việt Nam đồng thời là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, giữ vai trò nòng cốt cho hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Đại học Quốc gia Hà nội luôn đưa ra những chiến lược nhằm đào tạo ra một nguồn nhân lực xuất sắc phục vụ cho yêu cầu chung của đất nước. Trong quá trình xây dựng và phát triển, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, có uy tín lớn ở trong nước và quốc tế. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là trường dẫn đầu về thành tích đào tạo khoa học xã hội cơ bản, cung cấp cán bộ giảng dạy và nghiên cứu cho các trường đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu trong cả nước. Với phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ thể hiện quyết tâm thực hiện khâu đột phá trong lộ trình nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập quốc tế. Nhà trường đã chú trọng mở rộng những ngành đào tạo đáp ứng cho nhu cầu xã hội và tăng cường liên kết, hợp tác với thị trường sử dụng lao động bằng việc ký kết hợp tác với Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam, các tập đoàn khách sạn Accor của Pháp, Sunway của Malaixia… đồng thời đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp trong học sinh trung học phổ thông và trong sinh viên. Bên cạnh đó Nhà trường không ngừng bổ sung số lượng giảng viên và bồi dưỡng chất lượng giảng viên nhằm chuẩn hoá đội ngũ cán bộ khoa học đầu đàn, đầu ngành của trường. Mỗi cá nhân từ khi sinh ra và lớn lên đều mong muốn có được một việc làm ổn định và yêu thích. Mỗi gia đình đều mong muốn kỳ vọng con cái trưởng thành và có một việc làm ổn định. Mỗi Quốc gia đều mong muốn giải quyết triệt để tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm, duy trì một 2 xã hội tăng trưởng về kinh tế, ổn định về an ninh. Để đạt được những mong muốn trên mỗi cá nhân cũng như gia đình đều có những hướng đi riêng. Định hướng nghề nghiệp một cách đúng đắn trước tiên có ích cho cá nhân vì nếu biết quyết định công việc đúng với khả năng, sở thích và năng lực của mình thì nó sẽ quyết định được sự thành đạt của chính cá nhân đó. Đó chính là tiền đề để cá nhân đó phát huy được khả năng của mình và trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Định hướng nghề nghiệp đúng làm cho bộ máy cơ cấu của xã hội vận hành một cách suôn sẻ và giảm đi tình trạng thừa thầy thiếu thợ cho xã hội. Bởi, nếu định hướng nghề nghiệp không đúng sẽ gây lãng phí nguồn nhân lực và làm rối loạn cơ cấu nghề nghiệp xã hội. Định hướng nghề nghiệp đúng nhằm điều hoà mối quan hệ cungcầu trên thị trường lao động từ đó có thể hoạch định những chính sách đảm bảo cho người lao động được xếp đặt vào đúng vị trí thích hợp với chuyên môn và năng lực của họ. Để từ đó, đảm bảo cho cơ cấu nghề nghiệp của xã hội được tái sản xuất và vận hành một cách suôn sẻ. Xuất phát từ những mong muốn trên đề tài: “Định hướng nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường hiện nay” nhằm tìm hiểu động cơ học tập, định hướng cho công việc của sinh viên sau khi ra trường như thế nào? và những tác động đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên hiện nay. Đề tài mong muốn góp phần làm sáng tỏ thực trạng, những yếu tố tác động và xu hướng chọn nghề của tầng lớp sinh viên nói chung và nhóm sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nói riêng. 2. Ý nghĩa của đề tài 2.1. Ý nghĩa khoa học: 3 Đề tài “Định hướng nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường hiện nay” tìm ra được những yếu tố tác động tới hành vi lựa chọn nghề nghiệp tương lai của sinh viên từ đó khái quát nên những quy luật và tính quy luật chi phối đến hành vi lựa chọn đó. Đề tài tìm ra sự nhận thức về việc làm tương lai của sinh viên và những nguyên nhân dẫn tới sự nhận thức đó, đồng thời cũng đưa ra một số giải pháp tích cực giúp cho họ nhận thức và hành động đúng đắn. Trong đề tài này, chúng tôi cũng sử dụng một số khái niệm công cụ và những lý thuyết xã hội học để làm phương tiện cho việc nghiên cứu qua đó phát hiện tính quy luật và những khám phá mới bổ sung hoàn thiện các khái niệm, lý thuyết đã sử dụng. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài này làm rõ thực trạng của việc định hướng nghề nghiệp, việc làm của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trong bối cảnh hiện nay. Đồng thời chỉ ra những nguyên nhân và những yếu tố ảnh hưởng đến xu thế chọn nghề của sinh viên từ đó đưa ra những khuyến nghị mang tính thực tiễn giúp các cơ quan chức năng có cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách hợp lý đặc biệt là chính sách giáo dục và đào tạo. 3. Mục đích nghiên cứu: - Tìm hiểu định hướng nghề nghiệp của sinh viên Trường ĐH KHXH& NV sau khi ra trường. - Phân tích quan điểm của sinh viên về việc làm và tác động của gia đình và nhà trường đến sinh viên. Tìm hiểu việc lựa chọn nơi làm việc và những định hướng cụ thể về công việc tương lai của sinh viên. Tìm hiểu nhu cầu về thu nhập của sinh viên sau khi ra trường. - Góp phần đưa ra các giải pháp giúp cho sinh viên định hướng nghề nghiệp tốt hơn, phù hợp với năng lực sở trường. 4. Đối tượng nghiên cứu, khách thẻ, phạm vi nghiên cứu: 4 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Định hướng nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường hiện nay 4.2Khách thể nghiên cứu: Sinh viên trường ĐHKHXH&NV 4.3 Phạm vi nghiên cứu: - Thời gian nghiên cứu: tháng 1 năm 2008 đến tháng 10 năm 2008. - Địa bàn ngiên cứu: Trường ĐHKHXH&NV- ĐHQG Hà Nội 5. Phương pháp thu thập thông tin - Phƣơng pháp quan sát Phương pháp quan sát được áp dụng trong suốt quá trình nghiên cứu, với phương pháp này chúng tôi có thể nắm bắt được một số thông tin sơ bộ tại địa bàn nghiên cứu. Trong quá trình thu thập thông tin phương pháp này đã giúp chúng tôi ghi nhận được những biểu hiện bên ngoài của sinh viên, những biểu hiện trong động cơ học tập cũng như định hướng về việc làm sau khi ra trường. - Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Ngoài phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi chúng tôi có sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu 10 - 15 đối tượng đã đi làm và 13 sinh viên ngẫu nhiên đại diện cho mỗi khoa để bổ trợ cho phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi nhằm thu nhận những thông tin định tính về suy nghĩ cũng như động cơ bên trong của sinh viên nhằm bổ sung những thông tin mà phương pháp định lượng không thực hiện được. - Phƣơng pháp phân tích tài liệu Các thông tin mà chúng tôi thu nhận được qua phiếu trưng cầu ý kiến đã được xử lý qua chương trình phần mềm SPSS. Chúng tôi tiến hành phân tích các thông tin thứ cấp để nhằm làm rõ động cơ, thực trạng và nguyên 5 nhân dẫn tới nhận thức và định hướng nghề nhiệp của sinh viên đồng thời chỉ ra những mối quan hệ cũng như những yếu tố tác động tới việc định hướng nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường. Ngoài phương pháp phân tích trên chúng tôi còn sử dụng phương pháp phân tích tài liệu khác như sách báo, các thông tin trên mạng và các bài viết liên quan để bổ sung thông tin cho đề tài nhằm hoàn thiện đề tài. - Phƣơng pháp phỏng vấn bằng phiếu trƣng cầu ý kiến: Đối tượng là sinh viên K50 của 09 khoa: Khoa Lưu trữ, Khoa Văn học, Khoa Báo chí, Khoa Thông tin Thư viện, Khoa Triết học, Khoa Ngôn ngữ, Khoa Khoa học Quản lý, Khoa Du lịch, Khoa Xã hội học. Phương pháp phỏng vấn này bao gồm 18 câu hỏi với dung lượng là 398 phiếu, chúng tôi đã thu được những thông tin định lượng có độ chính xác cao cung cấp thông tin chủ yếu cho việc kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu của đề tài. - Phƣơng pháp chọn mẫu: Cơ cấu giới tính: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có tỷ lệ nữ là 80 - 85% là nữ, số sinh viên phỏng vấn có cơ cấu giới như sau: Nam: 27 sinh viên: 7,0 % Nữ: 371 sinh viên: 93,0 % * Tỷ lệ học lực của sinh viên: Giỏi (trên 8.0): 44 sinh viên chiếm 11.1% Khá (7.0 - 8.0): 254 sinh viên chiếm 63.8% Trung bình (6.0 -7.0): 99 sinh viên chiếm 24.9% TB kém (5.0 - 6.0):1 sinh viên chiếm 0.3% 6 * Ngành học: Ngành học Tần số Tần suất(%) KHQL 44 11.1 Xã hội học 57 14.3 Báo chí 52 13.1 Văn học 48 12.1 Văn thư Lưu trữ & QTVP 47 11.8 Du lịch 58 14.6 Ngôn ngữ 35 8.8 Thông tin Tthư viện 34 8.5 Triết học 23 5.8 Tổng 398 100.0 6. Giả thuyết nghiên cứu: - Hà nội là địa bàn có nhiều tiềm năng về chính trị, kinh tế văn hóa xã hội. Sinh viên ra trường có nhu cầu tìm việc làm và sinh sống tại địa bàn này. - Định hướng nơi làm việc của sinh viên Trường ĐHKHXH&NV có sự khác nhau giữa các ngành. Một số sinh viên tập trung theo hướng vào các công ty tư nhân, nước ngoài. - Định hướng việc làm của sinh viên ảnh hưởng bởi: gia đình, nhà trường 7 7. Khung lý thuyết: Điều kiện KT – VH - XH Nhà trường Gia đình Định hướng nghề nghiệp hiện nay Nơi làm Thu Khu vực việc nhập làm việc 8 PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI: 1.1 Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu: 1.1.1. Thuyết hành động xã hội M.Weber được xem là nhà xó hội học đầu tiên khởi xướng quan điểm hành động xó hội. Theo ụng, đối tượng đích thực của xó hội học là hành động xó hội. ễng núi: "Xó hội học... là một khoa học cố gắng hiểu theo kiểu diễn giải hành động xó hội để bằng cách đó đạt tới việc giải thích nhân quả về chuỗi hành động và tác động của nó. Hành động là hành vi con người khi và chỉ trong chừng mực cá nhân đang hành động gắn một ý nghĩa chủ quan vào đó"1. Với M.Weber, hành động xó hội là hành động hướng đến những người khác cú ý nghĩa và hướng đến cái mà chú thể gán cho một ý nghĩa chủ quan. ễng cho rằng giải thớch xó hội học đối với hành động phải bắt đầu bằng việc quan sát và lý giải trạng thỏi tinh thần chủ quan. Trong khi nhà thực chứng luận nhấn mạnh đến sự kiện và quan hệ nhõn quả, thỡ nhà hành động luận nhấn mạnh đến sự thấu hiểu. Vỡ khụng thể đi vào bên trong đời sống tinh thần của chủ thể, nờn nhà xó hội học phải phỏt hiện cỏc ý nghĩa, đạt được sự thấu hiểu bằng phương pháp lý giải, mà khụng thể bằng đo lường khách quan. Vỡ cỏc ý nghĩa thường xuyên được dàn xếp trong quá trỡnh tương tác, nên không thể thiết lập được các quan hệ nhân quả đơn giản. M.Weber thừa nhận sự tồn tại của các phạm trù như giai cấp, đảng phái, nhóm vị thế, quan liêu. Nhưng tất cả những cái đó đều được tạo nên bởi những cá nhân đang thực hiện hành động xó hội. Do đó, theo M.Weber, hành động xó hội phải là tõm điểm của xó hội học. 1 Bailey, 2003, tr. 185 9 Định nghĩa hành động xó hội Theo quan niệm của Weber, một hành động xó hội là một hành động của một cá nhân mà có gắn một ý nghĩa vào hành động ấy, và cá nhân đó tính đến hành vi của người khác, bằng cách như vậy mà định hướng vào chuỗi hành động đó. Một hành động mà một cá nhân không nghĩ về nó thỡ khụng thể là một hành động xó hội. Mọi hành động không tính đến sự tồn tại và những phản ứng có thể có từ những người khác thỡ khụng phải là hành động xó hội. Hành động không phải là kết quả của quá trỡnh suy nghĩ cú ý thức thỡ khụng phải là hành động xó hội. Hành động xó hội gồm bốn kiểu: kiểu hành động truyền thống được thực hiện bởi vỡ nú vẫn được làm như thế từ xưa đến nay, kiểu hành động cảm tính bị dẫn dắt bởi cảm xúc, kiểu hành động duy lý - giỏ trị hướng tới các giá trị tối hậu, kiểu hành động duy lý - mục đích hay cũn gọi là kiểu hành động mang tính công cụ. ễng giải thớch hành động như sau: Trước khi có thể tỡm ra nguyờn nhõn của một hành động, cần phải hiểu được ý nghĩa mà chủ thể hành động đó gắn vào hành động đó. Weber phân biệt hai kiểu thấu hiểu. Thứ nhất, hiểu trực tiếp có thể hiểu được một người đang giận dữ bằng cỏch quan sỏt biểu hiện trờn nột mặt chỳng ta. Kiểu thứ hai là sự thấu hiểu mang tớnh giải thớch. Nhà xó hội học, ở đây hiểu ý nghĩa của một hành động theo nghĩa là những động cơ gắn vào đó. Cách hiểu thứ hai là phải hiểu được vỡ sao người đó đang giận dữ. Để đạt được kiểu hiểu này, ta phải đặt mỡnh vào tỡnh huống của chỳng ta để hiểu được những động cơ đằng sau hành động. Tuy nhiên, theo Weber, hai kiểu hiểu trên vẫn chưa đủ để giải thích được một chuỗi hành động. Để có một giải thích nguyên nhân đầy đủ, cần phải xác định cái gỡ đó tạo nờn động cơ dẫn đến chuỗi hành động. Đến chỗ này, Weber lại tiến đến tiếp cận thực chứng luận: ông cho rằng phải phát hiện được mối liên hệ giữa các sự kiện thiết lập các quan hệ nhân quả. 10 Weber cho rằng các hành động xó hội, nhất là những hành động xó hội lụi kộo số lớn người cùng hành động theo một cách tương tự cũng có thể dẫn đến những biến đổi xó hội quy mụ lớn. Ngay cả khi liờn quan đến các nhóm, thiết chế, tổ chức, thỡ Weber vẫn cho rằng chỳng liờn quan đến một kiểu nhất định của các hành động xó hội của cỏc cỏ nhõn. 1.1.2. Thuyết tƣơng tác biểu trƣng: Người đại diện cho thuyết này là George H Mead, các tác giả của thuyết này cho rằng xã hội như là một mạng lưới đan kết các nhóm nhỏ và những vai trò cá nhân. Do đó xã hội được coi là những tương tác đang móc nối, dựa trên những nhận thức của chủ thể và những tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Trong nội dung của thuyết hành động tương tác có việc học tập các hành vi phù hợp, việc ứng dụng các sáng kiến, hoặc việc phản ánh lại những cái do người khác áp đặt cho hành động của họ. Trong học thuyết tương tác biểu trưng Mead đã trình bày nội dung của hành động xã hội gồm 4 giai đoạn: + Giai đoạn kích thích: những kích thích từ môi trường tác động tới các giác quan và các cơ quan giác quan tiếp nhận các kích thích đó nhiệm vụ của giai đoạn này là thu thập thông tin và chuyển về cơ quan phân tích. + Giai đoạn nhận thức: phân tích các thông tin sau khi đã được tiếp nhận, chủ thể hành động đánh giá những yếu tố quan trọng, không quan trọng , những yếu tố phù hợp hay không phù hợp với nhu cầu của chủ thể từ đó đưa ra phương án trả lời kích thích. + Giai đoạn thao tác tình huống: các thao tác được hình thành chủ thể hành động cân nhắc, tính toán, dự báo những khả năng trả lời kích thích chuẩn bị sẵn mô hình hành động bên trong. 11 + Giai đoạn thực hiện hành động: các chương trình hành động đã được thao tác từ phía bên trong nó được thể hiện ra hành vi bên ngoài dưới dạng các phản ứng để trả lời cho các kích thích nó nhận được2. 1.1.3. Thuyết xã hội hóa: Xã hội hóa là một quá trình, nhờ đó mỗi cá nhân lĩnh hội được các giá trị, chuẩn mực từ xã hội hay nói cách khác xã hội hóa là quá trình mỗi con người học tập và đóng các vai trò. Quá trình xã hội hóa diễn ra trong suốt đời của mỗi con người, thậm chí có tác giả còn cho rằng xã hội hóa được diễn ra trong giai đoạn bào thai. Môi trường xã hội hóa gồm ba môi trường cơ bản là: Gia đình, Nhà trường và xã hội. Thực tế cho thấy, mỗi cá nhân không thể tách rời người khác, họ không thể thực hiện các vai trò nếu như không tồn tại trong mối quan hệ đối với những người xung quanh. Các đặc điểm kinh tế văn hoá là những yếu tố chi phối mạnh nhất trong quá trình xã hội hoá của họ. Có thể nói mỗi hoạt động của cá nhân là phức hợp tác động của cả những yếu tố chủ quan và khách quan. Các nhà xã hội học khi nghiên cứu về các giai đoạn của quá trình xã hội hoá đã chỉ ra rằng, xã hội hoá ở lứa tuổi thanh niên là giai đoạn vô cùng quan trọng vì lứa tuổi này là lúc tốt nhất để kiểm nghiệm những tri thức thu nhận thụ động qua hoạt động thực tiễn. Những kinh nghiệm xã hội cũng được bổ sung qua quá trình lao động. Cá nhân lúc này đã có thể phán xét, đánh giá về các giá trị chuẩn mực mà họ phải tuân thủ, cân nhắc xem lựa chọn như thế nào là có lợi nhất để làm theo. Sự định hướng nghề nghiệp và lựa chọn việc làm của người sinh viên cũng tuân theo quy luật đó. 1.1.4. Lý thuyết về giới và lao động 2 Vũ Hào Quang: tập bài giảng lý thuyết xã hội học. 12 Lý thuyết về giới và lao động giải thích sự khác biệt trong hoạt động lao động giữa hai giới nam và nữ. Cụ thể là những khác biệt trong hoạt động lao động sản xuất và tiền lương, về việc nắm bắt và khai thác các cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp hay vai trò kép của người phụ nữ ở hai khía cạnh là người phụ nữ trong gia đình và người phụ nữ trong hoạt động lao động nghề nghiệp …Một số quan điểm cho rằng sự khác biệt này bắt nguồn từ những khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ. Những đặc điểm bẩm sinh này đã quy định cho họ những thiên chức riêng, những việc mà họ phải làm dù muốn hay không muốn vì giới kia không thể làm thay thế cho họ được. Một số nhà xã hội học khác lại cho rằng sự khác biệt này xuất phát từ vai trò giới. Đó là mô hình hành vi được xác lập một cách khách quan đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với từng giới. Vai trò này đã được quy định bởi các chuẩn mực giá trị xã hội cụ thể và chi phối hành vi của các cá nhân trong cuộc sống của họ. Quan điểm của các nhà xã hội học kinh tế không phủ nhận những khác biệt sinh học giữa nam và nữ nhưng tập trung sâu hơn vào một số vấn đề như cơ cấu của xã hội, các thiết chế xã hội để tìm những tác nhân hình thành và củng cố sự bất bình đẳng giới trong kinh tế lao động và quản lý. Vận dụng lý thuyết giới có thể lý giải sự khác biệt khi tham gia vào lĩnh vực nghề nghiệp giữa hai giới. 1.1.5. Mạng lƣới xã hội Lý thuyết về mạng lưới xó hội là một vấn đề của phương pháp luận liên quan đến các nghiên cứu về xó hội học, nhõn học và nhiều chuyờn ngành khoa học xó hội. Mạng lưới xó hội là một cỏch tiếp cận mới với cụng cụ nghiờn cứu được xây dựng trên 4 định đề cơ bản: - Cỏc cỏ nhõn cỏ thể hoỏ trong cỏc mối quan hệ 13 - Các kinh nghiệm được sử dụng và mang ý nghĩa trong cỏc hệ thống cỏc mối quan hệ. - Các mối quan hệ quyết định một phần các kinh nghiệm thực tế và các biểu hiện của nó. - Nghiờn cứu cỏc mối quan hệ giúp ta hiểu được các hiện tượng xó hội. Các phân tích bằng thuyết mạng lưới xó hội xuất hiện lần đầu tiên năm 1954 trong bài viết của John A. Barnes, nhà xó hội học thuộc trường phái Manchester, công bố trên tạp chí “Quan hệ con người”. Những tư tưởng tiên phong xuất hiện trong triết học xó hội của Georg Simmel (đầu thế kỷ XX), tư tưởng tâm lý xó hội của Moreno (đầu những năm 30), nhân học cấu chức chức năng của Radcliffe Brown, nhân học cấu trúc của Claude Levis-Strauss, ngôn ngữ học của Roman Jakobson và cỏc lý thuyết toỏn học (đại số tuyến tính, ma trận và các lý thuyết về đồ thị). Nghiên cứu mạng lưới hoàn chỉnh và dựa vào lý thuyết về biểu đồ và ma trận để thể hiện và phân tích các dữ liệu về quan hệ nhằm làm rừ cỏc đặc tính cấu trúc mạng lưới. Đặc điểm về mặt cấu trúc của một mạng lưới xó hội dựa trờn cỏc yếu tố: đặc điểm của mối quan hệ (loại tương tác) định hướng – không định hướng, đối xứng – phi đối xứng, trực tiếp gián tiếp, tính đồng nhất: sự tương đồng về đặc điểm giữa các nhân tố trong mối quan hệ, sức mạnh của cỏc quan hệ. Áp dụng thuyết mạng lưới xó hội trong nghiờn cứu này chỳng tụi muốn tỡm hiểu những tỏc động xung quanh của mối quan hệ gia đình trong việc định hướng việc làm cho con cái họ và nhận thức của sinh viờn về việc làm từ đú nhận biết xu hướng chọn việc làm của sinh viờn hiện nay. 1.1.6. Thuyết gán nhãn 14 Người đưa ra những quan điểm và phân tích có tính chất nền móng cho lý thuyết gỏn nhón hiệu là nhà xó hội học nổi tiếng người Mỹ George Herbert Mead (1863 - 1931). Mead phõn tớch rằng cỏi tụi là nền tảng của sự tồn tại của con người, nó chính là nhận thức của cỏ nhõn về tỡnh trạng là một thực thể khỏc biệt trong xó hội. Cỏi tụi cú nguồn gốc từ kinh nghiệm xó hội và cú thể tỏch biệt trong sự liờn kết với xó hội, nếu bị cỏch ly khỏi xó hội thỡ cỏi tụi khụng xuất hiện. Kinh nghiệm xó hội là sự trao đổi các biểu tượng có ý nghĩa mà cỏc cỏ nhõn tham gia tương tác xó hội cựng chia sẻ. Con người cũng có khả năng tưởng tượng, phán đoán phản ứng của người khác đối với mỡnh và qua đó nhỡn nhận bản thõn mỡnh như người khác đang làm điều đó. Quan điểm này được Charles Horton Cooley. phỏt triển thành cái tôi gương soi với hàm ý quan niệm của một người đang có về cái tôi của mỡnh xuất phỏt từ sự phản ứng của người khác đối với người đó. Trong tương tác xó hội, người khác như là tấm gương giúp một cá nhân có thể nhỡn thấy bản thõn mỡnh như đang đặt mỡnh vào vai trũ của người khác theo cách tưởng tượng, phán đoán. Mead và Cooley cho rằng khả năng đảm nhận vai trũ của người khác dựa vào việc sử dụng biểu tượng trong tương tác xó hội là nền tảng của cỏi tụi và mọi kinh nghiệm xó hội. Như vậy, đánh giá, phản ứng của người khác có thể gây tác động lớn đến việc một người tự nhận xét về bản thân mỡnh. Người đó cú cụng định hỡnh và phổ biến lý thuyết gỏn nhón hiệu là nhà xó hội học người Mỹ Howard Becker (1928). ễng khẳng định rằng sự lệch lạc chỉ có thể định nghĩa như "hành vi mà con người được gọi như thế"http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD_thuy%E1%BA%BFt_g%C3% A1n_nh%C3%A3n_hi%E1%BB%87u - cite_note-2#cite_note-2 vỡ sự lệch lạc cú tớnh tương đối và phụ thuộc vào tỡnh huống tương tác xó hội cụ thể. ễng tập trung vào phõn tớch cơ chế và nguyên nhân dẫn đến một hành vi nào đó được xác định là lệch lạc hay phạm tội trong khi những hành vi tương tự lại không. Lý thuyết của Becker nhấn mạnh đến phảm ứng của 15 người khác cũng như những hệ quả của phản ứng đó là tạo ra sự lệch lạc. Khi một người đó bị gỏn nhón hiệu lệch lạc, người đó sẽ trở nên bị tách rời khỏi xó hội, tỡm đến với những người cùng cảnh ngộ và đến một mức độ nào đó, sẽ phản ứng theo đúng những gỡ mà xó hội gỏn cho. 1.2. Các khái niệm 1.2.1 Khái niêm sinh viên: Thuật ngữ sinh viên có nguồn gốc từ “Study” có nghĩa là người làm việc, học tập, người tìm hiểu, khai thác tri thức Theo TS. Phạm Minh Hạc: “Sinh viên là người đại biểu cho nhóm xã hội đặc biệt là thanh niên đang chuẩn bị cho hoạt động sản xuất vật chất hay tinh thần của xã hội’3 V.I Lênin khi phân tích tình hình và hoạt động của giới sinh viên cũng đã nói về sinh viên như sau: “Sinh viên là bộ phận nhạy cảm nhất trong giới tri thức, mà sở dĩ giới tri thức được gọi là tri thức chính vì nó phản ánh và thể hiện sự phát triển của các lợi ích giai cấp và của các nhóm chính trị trong toàn bộ xã hội một cách có ý thức hơn cả, kiên quyết hơn cả và chính xác hơn cả” Có thể nêu ra một số đặc điểm để phân biệt sinh viên với các nhóm xã hội khác như sau: - Sinh viên là nhóm xã hội có khả năng di động cao, do có tính chất hoạt động nghề nghiệp, họ có nhiều cơ hội hơn trong việc chiếm lĩnh những địa vị cao trong xã hội. - Có lối sống và định hướng giá trị đặc thù, năng động, khả năng thích ứng cao và tiếp thu nhanh những giá trị mới của xã hội. - Có những đặc thù về lứa tuổi và giai đoạn xã hội hoá khác nhau với các nhóm thiếu niên, nhi đồng, nhóm trung niên và người cao tuổi. 3 Giáo trình tâm lý học sư phạm. 16 1.2.2. Khái niệm nhận thức: Nhận thức là quá trình phức tạp tiếp nhận, xử lý và phân tích thông tin giúp con người hiểu biết ngày càng đầy đủ, chính xác về thế giới xung quanh. 1.2.3. Khái niệm việc làm Người có việc làm là người làm việc trong những lĩnh vực ngành nghề, dạng hoạt động có ích không bị pháp luật ngăn cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời đóng góp một phần cho xã hội. Khi nói tới việc làm hầu hết các khái niệm đều hay nhắc tới hai yếu tố rất quan trọng và bổ trợ cho nhau mà chúng tôi cấn phải làm rõ hơn đó là : hoạt động lao động và nguồn thu nhập. Thu nhập và nhận được tiền bạc, của cải vật chất từ một hoạt động nào đó. nguồn thu nhập là các khoản thu nhập nhận được trong một khoảng thời gian nhất định, thường tính theo tháng, năm(4) Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra cấc loại sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội. Như vậy, khi nói tới một việc làm là phải hội tụ được ba đặc điểm sau: - Là hoạt động tạo ra những sản phẩm vật chất hoặc tinh thần. - Có mục đích tạo ra hoặc nhận được thu nhập bằng tiền bạc hiện vật. - Không bị pháp luật ngăn cấm. Chúng ta có thể phân biệt giữa lao động và việc làm ở chỗ lao động chủ yếu nhấn mạnh tới hoạt động cơ bắp hoặc trí tuệ của con người còn việc làm nói tới quá trình sử dụng sức lao động. (4) 941 – Hoàng phê: Từ điển tiếng việt , trung tâm từ điển ngôn ngữ viện ngôn ngữ Hà nội 17 Việc làm và lao động là những khái niệm có liên quan chặt chẽ nhưng không hoàn toàn giống nhau. Việc làm có giới hạn về số lượng, nguồn lao động cũng có giới hạn về số lượng và nhân khẩu học nhưng sức lao động thì không. Việc làm thể hiện mối quan hệ giữa con người với những chỗ làm việc cụ thể, là những giới hạn xã hội cần thiết trong đó lao động diễn ra. Việc làm là điều kiện cần thiết để thoả mãn nhu cầu xã hội về lao động, là nội dung chính của hoạt động con người. Đứng ở góc độ kinh tế việc làm thể hiện mối tương quan giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, giữa yếu tố con người và yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất. Như vậy việc làm là một phạm trù tổng hợp liên kết các quá trình kinh tế, xã hội và nhân khẩu, nó thuộc loại những vấn đề chủ yếu nhất của toàn bộ đời sống xã hội.5 1.2.4. Khái niệm định hƣớng Theo nghĩa đen “Định hướng” là việc dùng la bàn để xác định phương hướng, từ đó để tìm ra hướng đi đúng. Khái niệm này thường được dùng trong ngành hàng hải, ngành hàng không hay trong quân sự hoặc các nhà thám hiểm thường dùng để xác định phương hướng khi hoạt động. Trong Tâm lý học “Định hướng” được hiểu là một hành động có ý chí xuất hiện do những kích thích gián tiếp, kích thích bằng ngôn ngữ, được cá nhân nhận thức phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Hành động ý chí của con người bao giờ cũng có mục đích. Mục đích chính là ý định cần thiết được thực hiện, là nguyện vọng muốn đạt tới một kết quả nhất định. Vì vậy trước khi hành động con người thường đặt ra câu hỏi: Hành động để làm gi? Nhằm tới cái gì?... Vì vậy trước khi và trong khi 5 [Trần Đình Hoan – Lê Mạnh Khoa; sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam: NXB Sự thật Hà nội 1991] 18 xảy ra hành động, ý chí con người luôn ý thức được mục đích của hành động và biểu tượng rõ rệt về kết quả hành động đó 6. 1.2.5 Khái niệm định hƣớng giá trị: Định hướng giá trị là quá trình hình thành cơ chế biến đổi giá trị xã hội thành động cơ hành vi, thành cấu phần hữu cơ hoạt động sống của con người. Đó là quá trình đa dạng và tổng hợp7. 1.2.6. Khái niệm nơi làm việc: Nơi làm việc là không gian vật chất xã hội, nơi mà việc làm được thực hiện. Nơi làm việc bao gồm : Vị trí xã hội nhất định trong cơ cấu xã hội của một cơ quan hay tổ chức, bởi một môi trường tự nhiên, môi trường xã hội ở đó hoạt động nghề nghiệp và việc làm được thực hiện. Nơi làm việc cũng là giá trị mà con người trong xã hội định hướng tới. Xu hướng chung người ta đều mong muốn được làm việc ở những nơi có điều kiện tốt. Điều kiện tự nhiên như : môi trường tự nhiên, cảnh quan, khí hậu, nguồn nước, đất đai.. điều kiện xã hội như nhà cửa, giao thông, thông tin liên lạc, văn hoá xã hội, tôn giáo, chính trị pháp luật.. Căn cứ theo các tiêu chí về các điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội trong phạm vi đề tài này chúng tôi nghiên cứu định hướng địa bàn làm việc của sinh viên là : thành phố, thị xã và nông thôn. 1.2.7. Khái niệm thị trƣờng Thị trường là phạm trù kinh tế tổng hợp gắn liền với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Thừa nhận sản xuất hàng hóa không thể phủ 6 7 Trần Thị Minh Đức: Tâm lý học đại cương. NXB Giáo dục Hà nội, 1996. Vũ Hào Quang: Định hướng giá trị của sinh viên - con em cán bộ khoa hoc. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2001. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan