Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đổi mới hoạt động thông tin - thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ tại ...

Tài liệu đổi mới hoạt động thông tin - thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ tại trường đại học hải dương

.PDF
132
465
76

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------******-------- PHẠM THỊ VÂN NHÂM ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN – THƯ VIỆN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC H I Ư NG LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------******-------- PHẠM THỊ VÂN NHÂM ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN – THƯ VIỆN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC H I Ư NG Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thư viện Mã số: 60 32 02 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thu Thảo HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn này. Trƣớc hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám Hiệu Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Phòng Đào tạo và Khoa Thông tin - Thƣ viện của Nhà trƣờng cùng các thầy cô giáo, những ngƣời đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập. Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn cô giáo - Tiến sĩ Nguyễn Thu Thảo, ngƣời đã trực tiếp chỉ bảo, hƣớng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo, các thầy cô giáo, các em sinh viên Trƣờng Đại học Hải Dƣơng nói chung cũng nhƣ Ban Lãnh đạo và các cán bộ Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Hải Dƣơng nói riêng đã giúp đỡ tôi thu thập thông tin, số liệu trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn. Xin chân thành cảm ơn tất các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này. Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn của tôi chắc hẳn không thể tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót, tôi rất mong nhận đuợc sự đóng góp của các thầy cô giáo cùng toàn thể bạn đọc. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả Phạm Thị Vân Nhâm MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1 Chƣơng 1. HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƢ VIỆN VỚI NHIỆM VỤ PHỤC VỤ ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG .................. 11 1.1. Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 11 1.1.1. Đào tạo theo tín chỉ ................................................................................ 11 1.1.2. Đổi mới hoạt động thông tin- thư viện ................................................... 14 1.2. Các yếu tố tác động đến hoạt động thông tin - thƣ viện .................................... 15 1.2.1. Nhận thức của lãnh đạo ......................................................................... 15 1.2.2. Cán bộ thư viện ...................................................................................... 15 1.2.3. Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ ......................................................... 17 1.2.4. Ứng dụng CNTT ..................................................................................... 17 1.2.5. Trình độ kiến thức thông tin của người dùng tin ................................... 18 1.2.6. Kinh phí đầu tư ....................................................................................... 19 1.2.7. Chuẩn nghiệp vụ .................................................................................... 19 1.3. Các tiêu chí đánh giá hoạt động thông tin - thƣ viện trong việc đáp ứng đào tạo tín chỉ ........................................................................................................................ 20 1.4. Khái quát về Trƣờng Đại học Hải Dƣơng và Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Hải Dƣơng ...................................................................................... 24 1.4.1. Trường Đại học Hải Dương ................................................................... 24 1.4.2. Khái quát về Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Hải Dương ................................................................................................................ 29 1.5. Ngƣời dùng tin và nhu cầu tin ........................................................................... 32 1.5.1. Người dùng tin ....................................................................................... 32 1.5.2. Nhu cầu tin ............................................................................................. 34 1.6. Vai trò của hoạt động thông tin - thƣ viện đối với Trƣờng Đại học Hải Dƣơng trong đào tạo theo tín chỉ .......................................................................................... 37 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƢ VIỆN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG ........................................................................ 40 2.1. Vốn tài liệu và công tác bổ sung ........................................................................ 40 2.1.1. Vốn tài liệu ............................................................................................. 40 2.1.2. Chính sách và quy trình bổ sung ............................................................ 42 2.1.3. Phương thức bổ sung ............................................................................. 43 2.1.4. Công tác thanh lý tài liệu ....................................................................... 47 2.2. Xử lý tài liệu ...................................................................................................... 48 2.3. Tổ chức kho và bảo quản tài liệu ....................................................................... 53 2.3.1. Tổ chức kho ............................................................................................ 53 2.3.2. Bảo quản ................................................................................................ 54 2.4. Các sản phẩm thông tin - thƣ viện ..................................................................... 56 2.4.1. Hệ thống mục lục ................................................................................... 56 2.4.2. Cơ sở dữ liệu .......................................................................................... 57 2.4.3. Thư mục thông báo sách mới ................................................................. 58 2.5. Dịch vụ thông tin - thƣ viện ............................................................................... 59 2.5.1. Đọc tài liệu tại chỗ ................................................................................. 59 2.5.2. Cho mượn về nhà ................................................................................... 60 2.5.3. Đọc tài liệu đa phương tiện.................................................................... 61 2.5.4. Dịch vụ sao chụp tài liệu ........................................................................ 61 2.5.5. Dịch vụ tư vấn thông tin ......................................................................... 62 2.5.6. Trưng bày và giới thiệu sách mới .......................................................... 62 2.5.7. Dịch vụ tra cứu tin ................................................................................. 62 2.6. Các yếu tố tác động đến hoạt động thông tin - thƣ viện tại Trƣờng Đại học Hải Dƣơng ................................................................................................................. 63 2.6.1. Nhận thức của lãnh đạo ......................................................................... 63 2.6.2. Trình độ cán bộ Thư viện ....................................................................... 64 2.6.3. Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ ......................................................... 65 2.6.4. Ứng dụng CNTT ..................................................................................... 65 2.6.5. Trình độ kiến thức thông tin của NDT ................................................... 70 2.6.6. Kinh phí đầu tư ....................................................................................... 70 2.6.7. Chuẩn nghiệp vụ .................................................................................... 71 2.7. Đánh giá hiệu quả hoạt động của Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Hải Dƣơng ................................................................................................... 71 2.7.1. Chất lượng đáp ứng nhu cầu tin của vốn tài liệu .................................. 71 2.7.2. Mức độ thỏa mãn nhu cầu tin của NDT ................................................. 77 2.7.3. Lượt sử dụng thư viện ............................................................................ 81 2.7.4. Vòng quay của tài liệu............................................................................ 82 2.8. Nhận xét ............................................................................................................. 83 2.8.1. Ưu điểm .................................................................................................. 83 2.8.2. Hạn chế .................................................................................................. 83 2.8.3. Nguyên nhân........................................................................................... 84 Chƣơng 3. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG PHỤC VỤ ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ ....... 85 3.1. Tăng cƣờng nguồn lực thông tin ........................................................................ 85 3.1.1. Điều chỉnh chính sách bổ sung phù hợp với yêu cầu đào tạo theo tín chỉ ........................................................................................................................ 85 3.1.2. T ng cường thu thập ngu n tin nội sinh ................................................ 86 3.1.3. Đẩy mạnh công tác số h a tài liệu ......................................................... 87 3.1.4. Phối hợp, chia s thông tin .................................................................... 88 3.2. Áp dụng các chuẩn nghiệp vụ trong hoạt động Thông tin - thƣ viện ................ 90 3.3. Phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện .................................... 91 3.3.1. Phát triển sản phẩm thông tin ................................................................ 91 3.3.2. Đa dạng h a các dịch vụ thông tin - thư viện ........................................ 92 3.3.3. T ng cường hoạt động maketing ............................................................ 93 3.4. Nâng cao trình độ cán bộ và ngƣời dùng tin ...................................................... 95 3.4.1. Nâng cao trình độ cán bộ thư viện ......................................................... 95 3.4.2. Đào tạo người dùng tin .......................................................................... 97 3.5. Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ mới ............................ 99 3.5.1. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị ...................................................... 99 3.5.2. Ứng dụng CNTT ................................................................................... 100 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 103 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Tên đầy đủ Tên viết tắt Cán bộ giảng viên, nghiên cứu CBGV,NV Cán bộ lãnh đạo, quản lý CBLĐ, QL Công nghệ thông tin CNTT Cơ sở dữ liệu CSDL Học sinh, sinh viên HSSV Khung phân loại Dewey DDC Ngƣời dùng tin NDT Online Puplic Access Catalogs (Mục lục truy cập công cộng trực tuyến) Ủy ban nhân dân OPAC UBND DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của Trƣờng Đại học Hải Dƣơng .......................... 26 Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin - Thƣ viện .................... 31 Sơ đồ 2.1: Quy trình bổ sung tài liệu của Trung tâm Thông tin - Thƣ viện ... 43 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Số lƣợng đội ngũ giảng viên Trƣờng Đại học Hải Dƣơng. ........... 27 Bảng 1.2. Quy mô đào tạo của Nhà trƣờng từ năm 2011 -2012 .................... 28 Bảng 1.3. Số liệu về đội ngũ cán bộ thƣ viện ................................................. 31 Bảng 1.4. Nhu cầu tin của NDT theo nội dung tài liệu .................................. 35 Bảng 1.5. Nhu cầu tin của NDT theo loại hình tài liệu .................................. 37 Bảng 2.1. Số lƣợng tài liệu truyền thống ....................................................... 41 Bảng 2.2. Số lƣợng tài liệu điện tử ................................................................. 42 Bảng 2.3. Số lƣợng tài liệu bổ sung giai đoạn 2012 - 2014 ........................... 44 Bảng 2.4. Số lƣợng tài liệu tặng biếu từ năm 2012 đến nay........................... 46 Bảng 2.5. Số lƣợng tài liệu nội sinh từ năm 2013 - 2014 ............................... 47 Bảng 2.6. Phiếu mô tả tài liệu ......................................................................... 50 Bảng 2.7. Phiếu mô tả trong mục lục chữ cái ................................................. 56 Bảng 2.8. Mức độ sử dụng sản phẩm thông tin - thƣ viện ............................. 57 Bảng 2.9. Mức độ sử dụng dịch vụ ................................................................. 63 Bảng 2.10. Trình độ cán bộ thƣ viện .............................................................. 64 Bảng 2.11. Trình độ chuyên môn của cán bộ thƣ viện ................................... 64 Bảng 2.12. Vốn tài liệu theo lĩnh vực chuyên môn ........................................ 72 Bảng 2.13. Nhu cầu sử dụng tài liệu theo lĩnh vực chuyên môn .................... 73 Bảng 2.14. Tỷ lệ vốn tài liệu và tỷ lệ nhu cầu sử dụng tài liệu theo lĩnh vực chuyên môn ..................................................................................................... 74 Bảng 2.15. Loại hình tài liệu .......................................................................... 75 Bảng 2.16. Nhu cầu sử dụng các loại hình tài liệu ......................................... 76 Bảng 2.17. Tỷ lệ vốn tài liệu và tỷ lệ nhu cầu sử dụng tài liệu theo hình thức tài liệu.............................................................................................................. 76 Bảng 2.18. Mức độ đáp về không gian ........................................................... 78 Bảng 2.19. Mức độ đáp ứng về thời gian ....................................................... 78 Bảng 2.20. Nhu cầu đọc tài liệu ngoài giờ hành chính ................................... 79 Bảng 2.21. Mức độ đáp ứng các sản phẩm .................................................... 80 Bảng 2.22. Mức độ đáp ứng các dịch vụ ........................................................ 81 Bảng 2.23. Lƣợt sử dụng Thƣ viện từ năm 2011 - 2014 ................................ 81 Bảng 2.24. Vòng quay của tài liệu trong năm học 2012 - 2013 ..................... 82 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đang chứng kiến sự phát triển không ngừng và ngày càng lớn mạnh của các nƣớc có nền khoa học và công nghệ tiên tiến trên thế giới, để đất nƣớc Việt Nam có thể theo kịp sự phát triển đó thì quá trình đổi mới đất nƣớc và hội nhập quốc tế là nhiệm vụ hết sức cần thiết. Quá trình đổi mới không chỉ diễn ra ở một ngành, một lĩnh vực mà phải đổi mới toàn diện. Là một ngành, một lĩnh vực góp phần quan trọng đƣợc coi là nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia, ngành giáo dục và đào tạo luôn không ngừng tăng cƣờng đổi mới và có những bƣớc đi hợp lý đáp ứng yêu cầu sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo trong nƣớc nói chung và thế giới nói riêng. Chiến lƣợc đổi mới chƣơng trình đào tạo:“Chuyển từ mô hình đào tạo theo niên chế sang mô hình đào tạo theo tín chỉ” đã đƣợc hầu hết các trƣờng đại học trên cả nƣớc áp dụng. Đào tạo theo tín chỉ đòi hỏi nhà trƣờng phải chuyển biến toàn diện từ việc thiết kế chƣơng trình, giáo trình, bài giảng, đổi mới phƣơng phức dạy học, phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá đến việc thay đổi cách thức quản lý đào tạo cũng nhƣ hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy và học tập. Đồng thời, đào tạo theo tín chỉ đòi hỏi ngƣời học phải tham gia với thái độ tích cực, họ có thể đăng ký các môn học theo điều kiện của bản thân. Trong quá trình học, ngƣời học phải chủ động và tích cực tìm kiếm tài liệu cho phù hợp với từng môn học của mình. Mặt khác, họ cũng có cơ hội để thay đổi chuyên môn trong quá trình đào tạo, có thêm ngành mới. Đào tạo theo tín chỉ cũng đòi hỏi đội ngũ cán bộ giảng dạy phải đổi mới phƣơng pháp giảng bài và thƣờng xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, đầu tƣ nhiều hơn cho việc biên soạn bài giảng, chuẩn bị tài liệu và hƣớng dẫn biên soạn. Trong sự nghiệp giáo dục đào tạo, ngoài vai trò của ngƣời thầy, ngƣời học… thì thƣ viện là một trong những yếu tố không thể thiếu góp phần thúc 1 đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển. Thƣ viện là một yếu tố căn bản và quan trọng, là cơ sở để các phòng ban chuyên môn trong trƣờng đại học thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình để đảm bảo hiệu quả giảng dạy và học tập. Thƣ viện là nơi cung cấp nguồn thông tin cho bạn đọc, là cầu nối giữa thông tin và ngƣời sử dụng và đặc biệt trong sự nghiệp giáo dục đổi mới với phƣơng thức đào tạo theo niên chế thì vai trò của thƣ viện ngày càng đƣợc khẳng định hơn. Sinh viên sẽ đến thƣ viện nghiên cứu, học hỏi và tìm kiếm tài liệu trên cơ sở định hƣớng của ngƣời thầy. Thầy giáo sẽ đến thƣ viện để nghiên cứu, tham khảo tài liệu làm cho bài giảng của mình thêm phong phú và hoàn chỉnh hơn. Khi các giờ thảo luận nhóm, tự học, tự tìm hiểu, thì thƣ viện chính là nơi tốt nhất để sinh viên có thể trao đổi thảo luận và nghiên cứu. Tại Hội nghị Giáo dục Đại học (từ ngày 1/10 đến ngày 3/10/2011), Thủ tƣớng Phan Văn Khải đã nói: “Trường đại học cần giúp sinh viên thu nhận những kiến thức và kỹ n ng cơ bản nhất và chủ yếu dạy cho sinh viên biết cách học, cách tư duy sáng tạo thì mới c thể thích ứng với mọi tình huống trong thị trường lao động và trong đời sống xã hội khi ra trường”. Để thực hiện nhận định trên của Thủ tƣớng đặc biệt là khi áp dụng phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ thì vai trò của thƣ viện càng phải đƣợc khẳng định. Vì vậy, thƣ viện cần phải đổi mới về mọi mặt, nâng cao chất lƣợng, đáp ứng yêu cầu thông tin của giảng viên, sinh viên khi đào tạo theo tín chỉ. Giảng viên và sinh viên sẽ đƣợc tạo điều kiện tốt hơn trong việc tìm kiếm và sử dụng tài liệu tham khảo theo yêu cầu môn học, giúp hình thành tính tích cực trong học tập của sinh viên, cũng nhƣ khả năng cập nhật thông tin trong bài giảng. Trong những năm gần đây, các trung tâm thông tin - thƣ viện đã và đang phát triển, ngày càng đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, tuy nhiên để trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác học tập và giảng dạy, phục vụ cho sứ mệnh giáo dục và đào tạo của các trƣờng đại học trong giai đoạn chuyển đổi từ phƣơng thức đào tạo theo niên chế sang tín chỉ, cần phải đổi mới 2 phƣơng thức hoạt động thông tin - thƣ viện sao cho phù hợp với điều kiện thực thế của mỗi đơn vị đào tạo cũng nhƣ của trung tâm thông tin - thƣ viện. Là một thành viên trong hệ thống các trƣờng đại học trên địa bàn cả nƣớc nói chung và là trƣờng đại học công lập duy nhất trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng, từ năm 2012 đến nay Trƣờng Đại học Hải Dƣơng bắt đầu áp dụng phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ. Tuy nhiên, do là Trƣờng Đại học mới đƣợc thành lập trên cơ sở nâng cấp từ Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dƣơng, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, đội ngũ cán bộ còn mỏng, vì vậy, hoạt động đào tạo của Trƣờng Đại học Hải Dƣơng còn gặp rất nhiều khó khăn, nhà trƣờng đang từng bƣớc đổi mới và hoàn thiện. Một trong những khâu quan trọng có ảnh hƣởng không nhỏ tới chất lƣợng đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trƣờng Đại học Hải Dƣơng là Trung tâm Thông tin - Thƣ viện. Cùng với sự ra đời và hoạt động của Trƣờng Đại học Hải Dƣơng, Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Hải Dƣơng cũng đƣợc hình thành và đang trên đƣờng hoàn thiện. Mặc dù đã từng bƣớc đạt đƣợc một số thành tựu đáng kể, phát huy đƣợc vai trò của mình trong việc thu thập, xử lý, cung cấp thông tin, tài liệu khoa học phục vụ cho cán bộ giảng viên và sinh viên trong Trƣờng, nhƣng do Trung tâm Thông tin - Thƣ viện mới đƣợc nâng cấp từ Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Cao đẳng lên Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học và do từ năm 2012 Nhà trƣờng áp dụng phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ cho nên Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Hải Dƣơng không tránh khỏi những bỡ ngỡ, đòi hỏi Trung tâm cần phải có những bƣớc chuyển mình mạnh mẽ để đổi mới hoạt động thông tin - thƣ viện, áp dụng các chuẩn nghiệp vụ, phát triển vốn tài liệu phong phú đa dạng, cải tiến phƣơng thức phục vụ, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thông tin - thƣ viện, tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng CNTT, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong tất cả mọi hoạt động của Trung tâm. Đây là những yêu cầu cấp bách đặt ra cho Trung tâm Thông tin - Thƣ 3 viện, đồng thời Trung tâm cũng cần tìm ra các giải pháp phù hợp nhất nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu của NDT trong giai đoạn mới. Với những lý do nêu trên, có thể thấy r ng đề tài: “Đổi mới hoạt động thông tin - thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ tại rư ng Đại học Hải Dương” là đề tài cần thiết và có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục, đào tạo tại Trƣờng Đại học Hải Dƣơng, chính vì lí do đó tôi đã chọn đề tài trên làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trƣớc sự đổi mới của ngành giáo dục đào tạo, mà điển hình là quá trình áp dụng phƣơng phức đào tạo từ niên chế sang đào tạo theo tín chỉ, hoạt động thông tin - thƣ viện trong các trƣờng đại học và cao đẳng cũng cần có sự đổi mới đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, dƣới đây là một số công trình tiêu biểu: * Các bài viết, bài báo: - “Cải cách giáo dục đại học Việt Nam: đào tạo theo tín chỉ” của TS ELI MAZUR & TS PHẠM THỊ LY bình luận trên trang Web://vietbao.vn/Giao-duc/cai-cach-giao-duc-dai-hoc-VN-Dao-tao-theo-tinchi/. Bài viết bàn về tính cấp thiết đổi mới giáo dục và khái quát về đào tạo tín chỉ ở Mỹ. - “Đào tạo tín chỉ: nhận thức và những vấn đề đặt ra” của PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai Chủ nhiệm khoa TC-NH, Truờng Đại học Kiến Trúc bình luận trên trang http://www.coe.edu.vn/đao-tao-theo-tin-chi/ - “Đào tạo theo hệ thống tín chỉ: Kinh nghiệm thế giới và thực tế ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Kim Dung - Viện Nghiên cứu Giáo dục - Trƣờng ĐH Sƣ phạm TPHCM (26-3-2008). Bài viết trình bày một số kinh nghiệm của thế giới trong việc xây dựng và phát triển hệ thống đào tạo theo tín chỉ. Các mô hình chuyển đổi tín chỉ cũng đƣợc giới thiệu kèm theo các chức năng và ƣu điểm của chúng. Sau đó, các kinh nghiệm của Việt Nam trong việc áp 4 dụng hệ thống chuyển đổi tín chỉ trong đào tạo và các ƣu khuyết điểm của các hệ thống này sẽ đƣợc tổng kết và phân tích. Đƣợc đăng trên trang: http://www.ier.edu.vn/content/view/110/161/ - “Đào tạo theo hệ thống tín chỉ - Hướng tới đổi mới toàn diện” của PGS.TS Vƣơng Ngọc Lƣu, Q. Hiệu trƣởng Trƣờng Đại Học Kiến trúc Hà Nội trong cuộc trao đổi với Tạp chí Kiến trúc Việt Nam. Bình luận trên trang: http://kienviet.net/2013/11/08/dao-tao-theo-he-thong-tin-chi-huong-toi-doimoi-toan-dien/. - “Tác động của CNTT và công nghệ số đối với công tác đào tạo bậc đại học” của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thuý Hạnh đăng trên kỷ yếu hội thảo khoa học Ngành Thông tin - Thƣ viện trong xã hội thông tin của Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2006. Bài viết đƣa ra những ảnh hƣởng tốt và tiến bộ của công nghệ số đối với công tác đào tạo bậc đại học và các phƣơng pháp dạy học ứng dụng CNTT và công nghệ số để từ đó nhận thấy tầm quan trọng của CNTT và công nghệ số đối với việc dạy học. - “Vấn đề về việc xây dựng hệ thống thư viện c hiệu quả trong một trường đại học” của Thạc sĩ Nguyễn Xuân Hoà, Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh đăng trên Bản tin thƣ viện - CNTT, tháng 10 năm 2007. - “Thư viện đại học Việt Nam trong xu thế hội nhập” của Tiến sĩ Lê Văn Viết và Thạc sĩ Võ Thu Hƣơng đăng trên tạp chí Thƣ viện Việt Nam số 2 năm 2007. Bài viết đề cập đến vai trò của thƣ viện đại học, từ đó nhận diện về thực tiễn thƣ viện đại học Việt Nam hiện nay, thách thức đối với thƣ viện đại học Việt Nam trong xu thế hội nhập và cuối cùng là tác giả đề xuất mô hình thƣ viện đại học trong tƣơng lai. - “Vai trò của Trung tâm Thông tin - Thư viện Truờng Đại học Huế trong việc nâng cao chất lượng đào tạo theo phương thức tín chỉ” của Lê Thị Hồng Hạnh đăng trên Tạp chí Thƣ viện Việt Nam số 03 năm 2011. 5 - “Xây dựng tiêu chuẩn về tổ chức và hoạt động cho thư viện đại học Việt Nam” của Đàm Viết Lâm đăng trên Tạp chí Thƣ viện Việt Nam số 02 năm 2013. - “Xây dựng thư viện đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đại học” của PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Thanh đăng trên Tạp chí Giáo dục số 107 năm 2005. Bài viết đƣa ra một số yêu cầu nâng cao chất lƣợng vốn tài liệu, các hoạt động phục vụ phong phú về hình thức và nội dung, đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ thông tin… trong giai đoạn đổi mới. - Bài báo “Đổi mới hoạt động thông tin - thư viện tại các trường đại học phục vụ đào tạo theo học chế tín chỉ” đăng trên “ kỷ yếu hội thảo Khoa học và thực tiễn hoạt động thông tin - thƣ viện năm 2007. * Luận văn tốt nghiệp của học viên đề cập đến việc đổi mới hoạt động thông tin thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ được bảo vệ tại rư ng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn như: - “Nghiên cứu hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Hà Nội trước yêu cầu đổi mới sự nghiệp đào tạo của nhà trường” của Phạm Lan Anh. - “Hiện đại hoá hoạt động thông tin - thư viện tại Trường Đại học Dân lập Phương Đông đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tiến chỉ” của Phan Cúc Phƣơng. - “Hiện đại h a công tác tổ chức và hoạt động các phòng tư liệu thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân v n, Đại học Quốc gia Hà nội” của Nguyễn Phúc Chí. - “Đổi mới hoạt động thông tin - thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ tại Đại học Quốc gia Hà Nội” của Nguyễn Thị Phƣơng Thảo. Các đề tài trên đƣợc bảo vệ năm 2010. - “T ng cường hoạt động thông tin - thư viện Trường Đại học Y tế công cộng trong giai đoạn hiện nay” của Bùi Thị Ngọc Oanh bảo vệ năm 2012. 6 - “Hiện đại hoá công tác tổ chức hoạt động thông tin tại Trung tâm học liệu Trường Đại học Điện lực” của Lê Đình Hoàng bảo vệ năm 2013. * Ngoài ra còn một số luận văn được bảo vệ tại rư ng Đại học Văn hoá cũng đề cập đến vấn đề này: - “T ng cường hoạt động thông tin - thư viện Trường Đại học Hằng Hải trong giai đoạn hiện nay” của Đặng Quang Hiệp bảo vệ năm 2006. - “Xây dựng và phát triển thư viện Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trong giai đoạn đổi mới đất nước” của Lê Ngọc Diệp bảo vệ năm 2006. - “Đổi mới công tác tổ chức quản lý tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải trong giai đoạn hiện nay” của Nguyễn Anh Minh bảo vệ năm 2010. - “Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay” của Đinh Thị Kim Liên bảo vệ năm 2010. - “T ng cường hoạt động thông tin - thư viện tại Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh” của Lê Thị Nhung bảo vệ năm 2010. - “Tổ chức và quản lý hoạt động tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội” của Phạm Phƣơng Hảo bảo vệ năm 2011. - “Đổi mới tổ chức và hoạt động thông tin - thư viện tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong giai đoạn hội nhập” của Nguyễn Thị Kim Oanh bảo vệ năm 2011. - “Đổi mới tổ chức và hoạt động thông tin khoa học ở Học viện Hậu cần trong giai đoạn hiện đại hoá quân đội” của Đỗ Duy Hƣng bảo vệ năm 2011. Qua tổng quan tình hình nghiên cứu nhƣ vậy, tôi nhận thấy chƣa có một đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn hay bài viết nào nghiên cứu về đổi mới hoạt động thông tin - thƣ viện đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ tại Trung tâm Thông tin -Thƣ viện Trƣờng Đại học Hải Dƣơng. Chính vì vậy, đề tài 7 “Đổi mới hoạt động thông tin - thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ tại rư ng Đại học Hải Dương” là đề tài mới và không trùng lặp với bất kỳ một đề tài nào đã nghiên cứu trƣớc đó. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn mong muốn tìm ra các giải pháp nh m đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin - thƣ viện tại Trƣờng Đại học Hải Dƣơng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ của Nhà trƣờng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên luận văn sẽ giải quyết các nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu đặc điểm của đào tạo theo tín chỉ và yêu cầu của Trƣờng Đại học Hải Dƣơng khi chuyển sang đào tạo theo tín chỉ. - Khảo sát nhu cầu tin và NDT tại Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Hải Dƣơng trong giai đoạn đào tạo theo tín chỉ. - Khảo sát thực trạng hoạt động thông tin - thƣ viện tại Trƣờng Đại học Hải Dƣơng. - Đề xuất các giải pháp nh m đổi mới hoạt động thông tin - thƣ viện Trƣờng Đại học Hải Dƣơng để đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ cho đào tạo theo tín chỉ. 4. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết đặt ra cho công trình nghiên cứu này là: Hoạt động thông tin - thƣ viện của Trƣờng Đại học Hải Dƣơng còn yếu kém, mang tính truyền thống chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu khai thác và sử dụng thông tin, tài liệu của cán bộ, giảng viên, sinh viên trong toàn trƣờng đặc biệt là từ khi Nhà trƣờng áp dụng phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ. Do vậy cần đổi mới hoạt động thông tin - thƣ viện tại Trƣờng Đại học Hải Dƣơng một cách phù hợp nhƣ: phát triền nguồn lực thông tin, đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ thông tin, 8 chuẩn hoá công tác nghiệp vụ, triển khai nâng cấp, hoàn thiện phần mềm chuyên dụng tích hợp, đào tạo NDT, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, đầu tƣ cơ sở vật chất và hạ tầng CNTT …để góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động thông tin - thƣ viện đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ của Nhà trƣờng. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài lấy hoạt động thông tin - thƣ viện của Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Hải Dƣơng làm đối tƣợng nghiên cứu. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Hải Dƣơng. - Thời gian: Từ năm 2012 đến nay, từ khi Trƣờng Đại học Hải Dƣơng áp dụng đào tạo theo tín chỉ. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về công tác thông tin - thƣ viện. 6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể - Thu thập, phân tích, tổng hợp, thống kê; - Quan sát; - Điều tra b ng phiếu hỏi; - Phỏng vấn. 7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài 7.1. Ý nghĩa khoa học Góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về đổi mới hoạt động thông tin - thƣ viện trong các trƣờng đại học phục vụ phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ. 9 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Đƣa ra những giải pháp cụ thể, khả thi nh m đổi mới hoạt động thông tin - thƣ viện tại Trƣờng Đại học Hải Dƣơng đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ tại Trƣờng Đại học Hải Dƣơng. 8. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phục lục, cấu trúc luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Hoạt động thông tin - thƣ viện với nhiệm vụ phục vụ đào tạo theo tín chỉ tại Trƣờng Đại học Hải Dƣơng Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động thông tin - thƣ viện tại Trƣờng Đại học Hải Dƣơng Chƣơng 3: Giải pháp đổi mới hoạt động thông tin - thƣ viện Trƣờng Đại học Hải Dƣơng phục vụ đào tạo theo tín chỉ 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan