Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đổi mới tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân tỉnh đáp ứng yêu cầu xây dựng...

Tài liệu đổi mới tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân tỉnh đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam của dân, do dân, vì dân

.PDF
177
560
66

Mô tả:

tailieuonthi 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra nhiệm vụ "Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân" [17, tr. 72], đồng thời, khẳng định "Tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương. Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định và tổ chức thực hiện những chính sách trong phạm vi được phân cấp" [17, tr. 251]. Trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp ngày 28 - 11 - 2013 (từ đây, viết gọn là “Hiến pháp năm 2013”), trong đó quy định về chính quyền địa phương tại Chương 9, gồm 7 điều (Điều 110 Điều 116) và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 - 6 - 2015 (từ đây, viết gọn là “Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015”). Công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân đang đòi hỏi phải cải cách, đổi mới toàn diện bộ máy nhà nước nói chung, chính quyền địa phương nói riêng, trong đó có đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh. Hội đồng nhân dân tỉnh giữ vị trí quan trọng và có vai trò ngày càng to lớn trong bộ máy nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân nói chung, chính quyền địa phương nói riêng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh hiện nay vẫn còn những hạn chế nhất định, làm cho bộ máy của nó cồng kềnh, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả và mang tính hình thức. Trong bối cảnh chúng ta đang tổ chức thi hành Hiến pháp năm 2013 và sắp tới tổ chức thực hiện Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (kể từ ngày 1 - 1 - 2016) và trước yêu cầu xây dựng Nhà nước tailieuonthi 2 pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân thì Hội đồng nhân dân tỉnh cần được tổ chức và hoạt động như thế nào? Đây là câu hỏi chưa có lời giải đáp đầy đủ. Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, nhưng việc thực hiện đổi mới đó vẫn còn diễn ra chậm chạp và đạt hiệu quả thấp; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh vẫn chưa được phát huy. Một trong những nguyên nhân của tình trạng đó là do việc thực hiện đổi mới ấy còn thiếu những căn cứ lý luận và thực tiễn. Bên cạnh đó, cho đến nay, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về nội dung và cách thức thực hiện đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân còn chưa được triển khai một cách sâu rộng và có tổ chức, cho nên còn thiếu vắng những công trình có giá trị khoa học cao về vấn đề này. Trước tình hình trên, Nghiên cứu sinh đã chọn chủ đề "Đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân" làm đề tài luận án tiến sĩ luật học của mình. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài Luận án là tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, đây là một vấn đề rất lớn và phức tạp, cho nên, trong Luận án này, tác giả chỉ có thể giải quyết được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án Mục tiêu nghiên cứu đề tài là đề xuất được các quan điểm khoa học, phương hướng và giải pháp khả thi nhằm tiếp tục đổi mới tổ chức và tailieuonthi 3 hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân trong bối cảnh hiện nay ở nước ta. Nhằm đạt được mục tiêu nêu trên, tác giả Luận án thực hiện ba nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Một là, phân tích làm rõ cơ sở lý luận về đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân. Hai là, đánh giá thực trạng đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân trên các phương diện ưu điểm, nhược điểm và phân tích làm rõ nguyên nhân của ưu, nhược điểm đó. Ba là, đề xuất những quan điểm khoa học, phương hướng, giải pháp tiếp tục thực hiện đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân. 4. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu của Luận án Luận án được hoàn thành trên cơ sở phương pháp luận khoa học là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật. Tác giả nghiên cứu đổi mới về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh theo quan điểm toàn diện, khách quan, lịch sử và cụ thể. Đổi mới Hội đồng nhân dân tỉnh trong mối quan hệ biện chứng và đồng bộ với đổi mới các thành tố của cả hệ thống chính trị nói chung và cả bộ máy nhà nước, chính quyền địa phương ở nước ta nói riêng nhằm đáp ứng những yêu cầu xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân và vì dân. Tác giả sử dụng phương pháp chủ yếu này trong Chương 1, Chương 2 và Chương 4. Đồng thời, tác giả phân tích việc đổi mới tổ chức và hoạt động tailieuonthi 4 của Hội đồng nhân dân tỉnh gắn liền với những điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước trong mỗi thời kỳ một cách khách quan, phương pháp này tác giả sử dụng chủ yếu tại Chương 3 của Luận án. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác để thực hiện Luận án như phương pháp phân tích - tổng hợp, so sánh, thống kê,… 5. Những đóng góp mới của Luận án Lần đầu tiên luận án đã phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân; đánh giá thực trạng tiến hành đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh đáp ứng yêu cầu xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền Việt Nam thời gian qua, nhằm chỉ ra ưu điểm, nhược điểm và phân tích làm rõ nguyên nhân của ưu, nhược điểm đó; đề xuất những quan điểm, phương hướng, giải pháp tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân ở nước ta… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án Về mặt lý luận, luận án sẽ góp phần xứng đáng vào việc làm sáng tỏ nhiều vấn đề quan trọng mà cho tới nay, hoặc chỉ được đề cập phần nào, hoặc chưa hề được đề cập trong các công trình nghiên cứu như vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân tỉnh trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân; những yêu cầu về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh phù hợp với nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân; khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc, nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh; các nhân tố ảnh hưởng việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng tailieuonthi 5 nhân dân tỉnh nhằm xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân ở nước ta. Về mặt thực tiễn, trên cơ sở đánh giá một cách khoa học, khách quan thực trạng đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh đáp ứng yêu cầu xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân, luận án đưa ra được những quan điểm, phương hướng, giải pháp khả thi nhằm tiếp tục tiến hành đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh có hiệu quả đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân. Luận án là một tài liệu khoa học có giá trị phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo đại học và sau đại học các ngành luật học, hành chính học; hoạt động thực tiễn đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, của Hội đồng nhân dân tỉnh nói riêng, cũng như hoạt động xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh và của cả bộ máy nhà nước theo hướng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân;… 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận chung và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận án được kết cấu thành bốn chương sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Luận án. Chương 2: Cơ sở lý luận về đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân. Chương 3: Thực trạng đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân. tailieuonthi 6 Chương 4: Quan điểm, phương hướng và giải pháp tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân. tailieuonthi 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Ở TRONG NƯỚC NGHIÊN CỨU VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN 1.1.1. Về nhà nước pháp quyền Các công trình nghiên cứu về nhà nước pháp quyền và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tập trung giải quyết những vấn đề nhận thức luận về nhà nước pháp quyền, Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân như nguyên tắc, điều kiện, mô hình nhà nước pháp quyền trong điều kiện, hoàn cảnh của nước ta. Trong bài Vấn đề nhà nước pháp quyền (Tạp chí Cộng sản, Số 2/1992), tác giả Nguyễn Văn Động luận giải nhà nước pháp quyền là giá trị của nền văn minh nhân loại và ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc của việc thực hiện tư tưởng xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Trong bài Học thuyết về nhà nước pháp quyền - Lịch sử và hiện tại (Tạp chí Luật học, Số 4/ 1996), tác giả Nguyễn Văn Động phân tích những giá trị và đặc điểm cơ bản của tư tưởng nhà nước pháp quyền trong lịch sử và hiện tại. Tìm hiểu về nhà nước pháp quyền là công trình của nhiều tác giả do GS.TSKH. Đào Trí Úc làm Chủ biên, Viện Nhà nước và Pháp luật, Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1992. Cuốn sách tổng thuật về nhiều nội dung cơ bản của nhà nước pháp quyền như khái niệm, nội dung về nhà nước pháp quyền, xã hội công dân, quyền con người trong nhà nước pháp quyền qua các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài. Bài Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của GS.TS. Hoàng Văn Hảo (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện nhà nước và pháp tailieuonthi 8 luật, Viện khoa học xã hội Việt Nam, Số 3/2004), tập trung phân tích tư tưởng lập hiến, quan điểm nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh là cốt lõi của nhà nước pháp quyền. Trong bài Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật - Nhiệm vụ trọng tâm xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện nhà nước và pháp luật, Viện khoa học xã hội Việt Nam, Số 7/2004), PGS.TS. Trần Ngọc Đường phân tích nhu cầu hoàn thiện pháp luật, tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện của pháp luật, đồng thời nhấn mạnh việc tổ chức thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng là công trình của Tô Xuân Dân và Nguyễn Thanh Bình (Tạp chí Cộng sản, Số 4, tháng 2/2004), trong đó các tác giả phân tích những yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. PGS.TS Phạm Hồng Thái và Nguyễn Quốc Sửu viết bài: Bàn về Nhà nước pháp quyền và xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta (Tạp chí Quản lý nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia, Số 3/2005), trong đó đã trình bày khái quát sự hình thành tư tưởng nhà nước pháp quyền và đưa ra những đặc trưng của nhà nước pháp quyền nói chung và Nhà nước pháp quyền Việt nam nói riêng. Chương trình khoa học xã hội cấp nhà nước KX 04 (2001-2005) Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, trong đó có Đề tài KX.04.01: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân do GS. VS. Nguyễn Duy Quý làm Chủ nhiệm; Đề tài KX.04-02: Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân giai đoạn 2001 - 2010, do GS.TSKH Đào Trí Úc làm Chủ nhiệm. Những công trình nghiên cứu này đã nghiên cứu và đánh giá một cách tailieuonthi 9 toàn diện về nhà nước pháp quyền trong lịch sử ở phương Đông và phương Tây; về tư tưởng, đặc điểm của Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Mô hình tổ chức và hoạt động của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là sách chuyên khảo của nhiều tác giả (Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2007), trong đó, các tác giả đã nghiên cứu một cách khá toàn diện những vấn đề lý luận về mô hình nhà nước pháp quyền, bản chất của nhà nước pháp quyền, chỉ ra những đặc điểm của nhà nước pháp quyền nói chung và các đặc trưng của Nhà nước pháp quyền Việt Nam nói riêng. Trong Đề tài KX 04-04: Xây dựng mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của Quốc hội và Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân (do PGS.TS. Trần Ngọc Đường làm Chủ nhiệm), các tác giả đã phân tích vị trí của Quốc hội, Chính phủ, mối quan hệ giữa hai thể chế, đưa ra mô hình cần có về Quốc hội và Chính phủ ở nước ta, đồng thời phân tích, đánh giá về phương thức, các hình thức hoạt động của Quốc hội, Chính phủ. Đề tài cấp Đại học Quốc gia, Mã số: QG. 05.42 Quốc hội trong điều kiện của việc xây dựng nhà nước pháp quyền, do PGS.TS Nguyễn Đăng Dung làm Chủ nhiệm, đã khái quát tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong lịch sử, phân tích mô hình tổ chức quyền lực nhà nước ở một số quốc gia, xác định nhiệm vụ trong tâm của Quốc hội trong nhà nước pháp quyền. Trong sách Sự hạn chế quyền lực nhà nước (Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2005), PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung đã phân tích cơ chế hạn chế quyền lực bằng pháp luật, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của cơ quan tư pháp trong cơ cấu quyền lực nhà nước. Bài Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì nhân dân của Tô Huy Rứa (Tạp chí Cộng sản, Số 22, tháng 11/2005) đã tập trung phân tích những quan điểm của Hồ Chí Minh về tư tưởng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân tailieuonthi 10 trong điều kiện thực tiễn của nước ta. Trong bài: Đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Http://w.w.w. Vietnamplus, 21/4/2011), PGS.TS Nguyễn Viết Thông đã phân tích một cách toàn diện những quan điểm cơ bản của Đảng ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong những công trình nghiên cứu này, các tác giả đã tập trung luận giải sự hình thành, phát triển của nhận thức về nhà nước pháp quyền, nguyên tắc, đặc trưng của nhà nước pháp quyền với tư cách là những giá trị có tính phổ biến, sự hạn chế quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền, đồng thời, nêu ra những quan điểm và đặc trưng của Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; mô hình nhà nước pháp quyền, mô hình tổ chức cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp trong nhà nước pháp quyền, nhưng về chính quyền địa phương nói chung và Hội đồng nhân dân tỉnh nói riêng mới chỉ điểm qua ở những nét chung nhất mà chưa có những phân tích xác đáng về tổ chức và hoạt động của nó nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Hơn nữa, trong các nghiên cứu nêu trên, các tác giả còn những quan niệm khác nhau về nhà nước pháp quyền, về chính quyền địa phương, và về vị trí, tính chất của Hội đồng nhân dân. Tuy vậy, đây là những cơ sở lý luận, là nguồn tài liệu quan trọng, có ý nghĩa lý luận sâu sắc để tác giả vận dụng vào việc nghiên cứu đề tài mà nghiên cứu sinh đã lựa chọn. 1.1.2. Về Hội đồng nhân dân - Về sự hình thành, vị trí, tính chất, vai trò của Hội đồng nhân dân nói chung, Hội đồng nhân dân tỉnh nói riêng: Kỷ yếu hội nghị toàn quốc về Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân của Văn phòng Quốc hội (Hà Nội, 1998) gồm nhiều bài viết về vị trí, vai trò, tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân nói chung. Bài Vài nét tailieuonthi 11 về nền hành chính Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám đến nay của Đinh Văn Mậu, Phạm Hồng Thái (Tạp chí Quản lý nhà nước, Học viện hành chính Quốc gia, Số 10/2001) đã khái quát về chính quyền quyền địa phương nước ta, phân biệt chính quyền đô thị và nông thôn. Trong sách Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay (Tập thể tác giả, Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Thông và PGS.TS. Nguyễn Như Phát, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002), các tác giả đã phân tích về chính quyền địa phương trên thế giới và Việt Nam, đem đến cho chúng ta những nhận thức mới, đúng đắn hơn, toàn diện hơn về chính quyền địa phương nói chung và Hội đồng nhân dân nói riêng. Sách Hội đồng nhân dân, quá trình hình thành và biến đổi (Vũ Hùng, Nxb. Đà Nẵng, 2007) cũng đã phân tích làm rõ nhiều vấn đề về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân một cách có hệ thống từ trước đến nay. Bình luận khoa học Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, của Viện Chính sách công và pháp luật (Nxb. Lao động và xã hội, Hà Nội, 2014) đã bình luận về chính quyền địa phương theo quy định của Hiến pháp năm 2013. Từ góc độ lịch sử, trong sách Tổ chức chính quyền nhà nước ở địa phương (nhiều tác giả, Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung, Nxb. Đồng Nai, 1997), các tác giả đã phân tích vị trí, tính chất pháp lý, chức năng của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, đây là công trình nghiên cứu khá cơ bản về chính quyền địa phương. - Về tổ chức và hoạt động của của Hội đồng nhân dân các cấp. Kỷ yếu hội nghị Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương các khu vực trên toàn quốc năm 2006 (Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Ban công tác đại biểu, Hà Nội, 2006) gồm nhiều bài viết về vai trò, vị trí của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở nước ta. Kỷ tailieuonthi 12 yếu hội nghị chánh văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của năm 2004 (Văn phòng Chính phủ, Nxb. Giao thông vận tải, Hà Nội, 2004) gồm các bài phân tích nội dung và phương thức hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân nói chung. Kỷ yếu hội nghị toàn quốc về hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2010 (Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hà Nội, 2010) gồm những bài phân tích nội dung và phương thức hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân nói chung. - Về thực trạng và những yêu cầu đặt ra về tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân nói chung, Hội đồng nhân dân tỉnh nói riêng. Bài 60 năm xây dựng và hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1945-2005) (PGS.TS. Thái Vĩnh Thắng, Tạp chí Luật học, Trường Đại học luật Hà Nội, Số 5/2005) trình bày khái quát về quá trình hình thành và phát triển của tổ chức chính quyền địa phương ở nước ta, phân tích những bất cập và đề ra phương hướng khắc phục. Bài Thí điểm bỏ Hội đồng nhân dân quận, huyện, phường - những vấn đề đặt ra (TS. Nguyễn Thị Thu Hà, Tạp chí Luật học, Trường Đại học luật Hà Nội, Số 5/ 2011) đánh giá những kết quả thành công và hạn chế của hơn 1 năm việc thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân quận, huyện, phường và tập trung phân tích những hạn chế, kiến nghị không chủ quan kết luận sớm, nên thận trọng. Tổ chức và hoạt động của chính quyền tỉnh theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý hành chính công (Nguyễn Hồng Diên, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội, 2005), trong đó, tác giả Luận án tập trung phân tích những quan điểm cơ bản về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tổ chức và hoạt động của chính quyền tỉnh đáp ứng tailieuonthi 13 yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta. Chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo yêu cầu của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Luận án tiến sĩ luật học (Nguyễn Nam Hà, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội, 2011), trong đó, tác giả Luận án tập trung phân tích các giải pháp nâng cao chất lượng các hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, nhưng chưa đề cập hoặc đề cập rất ít đến vấn đề cách thức đổi mới về tổ chức Hội đồng nhân dân tỉnh đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Sách Hội đồng nhân dân trong Nhà nước pháp quyền (GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2012) phân tích về nhà nước pháp quyền trên thế giới, những đòi hỏi của nhà nước pháp quyền, về địa vị pháp lý của Hội đồng nhân dân trong nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay. Báo cáo kết quả các nghiên cứu chuyên đề phục vụ sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Hà Nội, 2013) đã phân tích làm rõ nhiều nội dung về chính quyền địa phương như mô hình tổ chức chính quyền địa phương, thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương. - Về cải cách, đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương. Đổi mới thể chế và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước ở địa phương là Đề tài mã số 93-98-397 do PGS.TS. Lê Sĩ Thiệp làm Chủ nhiệm (Hà Nội, 1996), do Học viện Hành chính Quốc gia chủ trì, đã đề cập một số khía cạnh về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, nhưng chủ yếu bàn luận nhiều đến các cấp quản lý ở địa phương. Ngoài ra, còn phải kể đến các tác phẩm khác như: Cải cách hành chính địa phương - Lý luận và thực tiễn (nhiều tác giả, Chủ biên: Tô Tử Hạ, TS. Nguyễn Hữu Trị, TS. Nguyễn Hữu Đức Đồng, năm 1998); tailieuonthi 14 Đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp (TS. Lê Minh Thông, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện nhà nước và pháp luật, Số 6/1999); Một số vấn đề cần hoàn thiện trong tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân các cấp (Bùi Xuân Đức, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện nhà nước và pháp luật, Số 7/2000); Suy nghĩ về cơ sở khoa học của việc đổi mới tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ở nước ta hiện nay (TS. Nguyễn Văn Động, Tạp chí Luật học, Trường Đại học luật Hà Nội, Số 4/2003). Bên cạnh đó, cũng có một số công trình đề cập vấn đề cải cách, đổi mới một số mặt trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương gắn với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Ví dụ: Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan đại diện ở nước ta (Luận án Phó tiến sĩ Luật học của Chu Văn Thành, chuyên ngành Lý luận về nhà nước và pháp luật, Mã số: 5.05.01, Học viện Nguyễn Ái Quốc); Nâng cao hiệu lực giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam hiện nay (Vũ Mạnh Thông, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1998); Về Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ở nước ta hiện nay (TS. Nguyễn Thị Hồi, Tạp chí Luật học, Trường Đại học luật Hà Nội, Số 1/2004); Đổi mới về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt nam hiện nay (Hoàng Thu Trang, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học luật Hà Nội, Hà Nội, 2014). Ngoài ra, Kỷ yếu hội nghị toàn quốc về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân của Văn phòng Quốc hội (Hà Nội, 2003) gồm nhiều bài viết về những giải pháp nâng cao vai trò và chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp. Các công trình nghiên cứu khoa học nêu trên tiếp tục phát triển tư tưởng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong tailieuonthi 15 điều kiện thế giới đang chuyển đổi. Đồng thời, các nhà khoa học pháp lý đã đóng góp vào kho tàng lý luận về nhà nước, pháp luật, đặc biệt là sự phát triển của Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn mới - giai đoạn mà toàn Đảng, toàn dân ta đẩy mạnh công cuộc cải cách lớn đối với toàn bộ bộ máy nhà nước, cải cách nền hành chính, cải cách tư pháp, đổi mới công tác lập pháp theo hướng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đối với Hội đồng nhân dân tỉnh, các công trình nghiên cứu cũng đã đề cập trên nhiều góc độ khác nhau, từ việc nghiên cứu tổ chức Hội đồng nhân dân tỉnh đến việc nghiên cứu phương thức hoạt động, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, chất lượng các kỳ họp Hội đồng, cả việc tổ chức các kỳ họp Hội đồng thế nào cho có hiệu quả... Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu khoa học này chưa đề cập việc đổi mới về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh như thế nào và tiến trình đổi mới ra sao nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân. Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu trên có giá trị lớn giúp cho tác giả có được những luận chứng khoa học để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện luận án của mình. Các luận án, luận văn luật học, các bài viết trên tạp chí khoa học, các kỷ yếu trên đây đã đi sâu vào nghiên cứu từng khía cạnh, góc độ khác nhau về Hội đồng nhân dân nói chung và Hội đồng nhân dân tỉnh nói riêng nhằm nhấn mạnh và làm rõ hơn tính quyền lực, tính đại diện của Hội đồng nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, hoặc nghiên cứu về hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân. Tuy vậy, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu có hệ thống về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh cả về mặt lý luận và thực tiễn đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam Việt Nam của dân, do dân, vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuy tailieuonthi 16 nhiên, những công trình nghiên cứu này là nguồn tài liệu có giá trị quan trọng giúp tác giả có thể kế thừa, nghiên cứu, phân tích đề tài luận án. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA CÁC TÁC GIẢ NGOÀI NƯỚC VÀ CÁC TÁC GIẢ TRONG NƯỚC NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở NƯỚC NGOÀI - Một số công trình khoa học của các tác giả ngoài nước nghiên cứu về chính quyền địa phương ở nước ngoài. Trong bài: A theory of the organization of state and local government employees, Journal of labour research, Volum 3, No. 2, 1982 (Lý thuyết về tổ chức nhà nước và công chức chính quyền địa phương), Amy Dalton cho rằng sự gia tăng về số lượng của lực lượng lao động trong khu vực công buộc nhà quản lý phải quan tâm tới việc thiết lập một tổ chức khác, ngoài tổ chức công đoàn lao động thông thường. Mô hình giải thích hiện tượng này ở chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, các số liệu thu thập được từ năm 1977 trở lại đây (năm 1982). Tổ chức lao động trong khu vực công ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, chính trị, buộc chính quyền trung ương và chính quyền địa phương phải quan tâm. Sự phát triển của tổ chức này trong hai thập kỷ qua là một trong những phương diện thú vị nhất của sự dịch chuyển lao động. Nhìn xa hơn nữa về tổ chức công đoàn, ta thấy rằng 50 phần trăm người lao động trong chính quyền trung ương và chính quyền địa phương đều gia nhập tổ chức cho người lao động trong khu vực công này. Sự mở rộng tổ chức lao động trong khu vực công là dấu hiệu điển hình cho các nhà kinh tế có thể nhìn thấy sự tác động của nó lên thị trường lao động và sức khoẻ của nền kinh tế ở trung ương và địa phương. Trong tác phẩm: Central-local government relations in transition: the case of Swedish child care, Public choice 110, 305-325, 2002 (Mối quan tailieuonthi 17 hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương: ví dụ về chăm sóc trẻ em ở Thụy Điển), Bjorn Gustafsson nhận định rằng trong những thập kỷ gần đây, chế độ cấp dưỡng cho trẻ em ở Thụy Điển chiếm tỷ trọng ngày càng nhiều trong các hoạt động kinh tế. Nghiên cứu này cho thấy mối quan hệ tài chính giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương và ảnh hưởng của chế độ chăm sóc trẻ em đối với ứng xử của chính quyền địa phương. Nghiên cứu chỉ ra rằng trong những thập kỷ trước vai trò của chính quyền địa phương là rất lớn. Local government finance and industrial policy in China, Economics of Planning 31: 195 - 212, 1998. (Tài chính của Chính quyền địa phương và chính sách công nghiệp ở Trung Quốc) là công trình của Christopher Heady, trong đó, tác giả nhận xét rằng nghiên cứu cho thấy hệ thống tài chính của chính quyền địa phương ở Trung Quốc ảnh hưởng tới chính sách công nghiệp địa phương. Bắt đầu bằng việc thu thập các số liệu từ các thành phố gần đây để chứng minh cho tầm quan trọng của thuế gián tiếp đối với dịch vụ tài chính địa phương. Trong: Local government, local economic development and quality of life in Poland, GeoJournal 90, 225 - 234, 2000 (Chính quyền địa phương, sự phát triển kinh tế địa phương và chất lượng cuộc sống ở Ba Lan), Craig Young và Sylwia Kaczmarek cho rằng việc thành lập chính quyền tự trị ở địa phương là một phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi ở các nước Đông Âu và Trung âu vào năm 1989. Chính quyền địa phương cả ở Tây Âu, Đông Âu và Trung Âu đều phát triển và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương. Chính quyền địa phương là một yếu tố quan trọng trong tiến trình xây dựng "bề dày thể chế" để phát triển kinh tế địa phương một cách vững trãi và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. tailieuonthi 18 - Một số công trình khoa học của các tác giả trong nước nghiên cứu về chính quyền địa phương ở nước ngoài. Bài: Về bộ máy chính quyền cấp tỉnh ở một số nước (Nguyễn Thị Thu Hà, Tạp chí Quản lý nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia, Số 113, tháng 6 năm 2005) tập trung phân tích về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương nói chung và cơ quan đại diện của nhân dân ở địa phương nói riêng tại một số nước như Thụy Điển, Na Uy, trong đó tác giả nhấn mạnh nguyên tắc: chính quyền địa phương là cộng đồng lãnh thổ tự quản, được tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân; không có hệ thống thứ bậc hoặc sự giám sát giữa các cấp chính quyền địa phương. Bài viết của PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải: Vài nét về chính quyền địa phương Đan Mạch (Tạp chí Quản lý nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia, Số 110, 3-2005) tập trung phân tích về thẩm quyền của chính quyền địa phương, Hội đồng địa phương ở Đan Mạch, trong đó nhấn mạnh nguyên tắc: "Tự quản dân chủ một cách độc lập theo pháp luật dưới sự giám sát của Nhà nước". Chuyên đề: Phương hướng và giải pháp đổi mới chế định Hội đồng nhân dân trong Hiến pháp 1992 của TS. Tô Văn Hòa, Trường Đại học luật Hà Nội (trong Đề tài cấp Bộ, năm 2011-2012) đã phân tích một cách khái quát một số mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương các nước trên thế giới hiện nay, phân tích và đánh giá về tính chất pháp lý, vai trò của Hội đồng nhân dân nước ta, trong đó nhấn mạnh hướng đổi mới theo nguyên tắc phân quyền mạnh cho chính quyền địa phương. Bài của TS. Phạm Hồng Quang: Lịch sử hệ thống chính quyền địa phương Nhật Bản và một số vấn đề về cải cách chính quyền địa phương Nhật Bản hiện nay (Tạp chí Luật học, Trường Đại học luật Hà Nội, Số 4/2010) đã trình bày khái quát về tổ chức chính quyền địa phương Nhật Bản từ 1868 đến nay. tailieuonthi 19 Nhìn chung, các tác phẩm, các công trình ngoài nước, các công trình nghiên cứu về pháp luật nước ngoài liên quan đến tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cung cấp cho tác giả những tư liệu phong phú đề cập đến mô hình chính quyền địa phương các nước trên thế giới, chế độ bầu cử, chế độ dân chủ, thiết chế cơ quan đại diện của nhân dân… ở địa phương, từ đó giúp tác giả có thêm cơ sở lý luận để nghiên cứu luận án của mình. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Có thể khẳng định, tất cả các tác phẩm, các công trình khoa học, các luận án, luận văn... đều đã phân tích, luận giải khá sâu sắc và toàn diện về khái niệm, đặc điểm của nhà nước pháp quyền; tính tất yếu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân; vị trí, tính chất, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân nói chung và Hội đồng nhân dân tỉnh nói riêng. Nhìn một cách tổng quát các công trình nghiên cứu khoa học pháp lý trong và ngoài nước nghiên cứu những vấn đề chung về sự hình thành, phát triển, đặc điểm của chính quyền địa phương; phân biệt chính quyền đô thị với chính quyền nông thôn; mô hình chính quyền địa phương hai cấp ở đô thị, ba cấp ở nông thôn; tổ chức chính quyền địa phương; sự phân công, phân cấp quản lý; tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Trong nhà nước pháp quyền thì nhà nước chuyển dần từ nhà nước cai trị sang nhà nước phục vụ, các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương đều được tổ chức và hoạt động theo pháp luật. Tuy nhiên, cho tới nay vấn đề tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh và đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của tailieuonthi 20 dân, do dân, vì dân vẫn chưa được nghiên cứu có hệ thống và toàn diện. Kế thừa có chọn lọc và phát triển những giá trị khoa học đã đạt được, Luận án tiếp tục nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm đưa ra những khuyến nghị khoa học về tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan