Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đời sống của người dân sau tái định cư của dự án khai thác và chế biến khoáng sả...

Tài liệu đời sống của người dân sau tái định cư của dự án khai thác và chế biến khoáng sản núi pháo (nghiên cứu tại huyện đại từ – tỉnh thái nguyên) luận văn ths. xã hội học

.PDF
117
619
74

Mô tả:

§¹i häc quèc gia hµ néi tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n ===================== TRẦN THỊ PHƢƠNG THẢO ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI DÂN SAU TÁI ĐỊNH CƢ CỦA DỰ ÁN KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN NÚI PHÁO (NGHIÊN CỨU TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Xã hội học Hµ Néi - 2013 §¹i häc quèc gia hµ néi tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n ===================== TRẦN THỊ PHƢƠNG THẢO ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI DÂN SAU TÁI ĐỊNH CƢ CỦA DỰ ÁN KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN NÚI PHÁO (NGHIÊN CỨU TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Xã hội học Mã số : 60 31 30 Người hướng dẫn khoa học :PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà Hµ Néi - 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả nghiên cứu và các kết luận được trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ một nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Trần Thị Phƣơng Thảo 1 LỜI CẢM ƠN Tôi xin được gửi tới các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học và các thầy cô đã giảng dạy tôi trong suốt quá trình theo học lớp Cao học Xã hội học. Lời cảm ơn chân thành nhất, tôi xin gửi tới PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà, người đã tận tình, chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong thời gian tôi làm luận văn tốt nghiệp. Và cũng nhờ cô mà tôi thấy mình trưởng thành, tự tin hơn vào năng lực và khả năng của chính mình. Lời cảm ơn cuối cùng, tôi xin gửi tới đồng nghiệp, bạn bè, gia đình tôi, những người luôn bên cạnh, ủng hộ, giúp đỡ tôi và là nền tảng vững chắc cho tôi trong công việc và trong cuộc sống. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên thực hiện: Trần Thị Phương Thảo Lớp: Cao học Xã hội học 2010. 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................... 10 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 10 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................. 11 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................................. 16 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................... 17 5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ........................................ 17 6. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 18 7. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 18 8. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 18 9. Khung lý thuyết ....................................................................................... 21 NỘI DUNG CHÍNH .................................................................................. 22 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .......... 22 1.1. Các khái niệm công cụ.................................................................... 22 1.1.1. Định cư ....................................................................................... 22 1.1.2. Tái định cư.................................................................................. 22 1.1.3. Kế hoạch tái định cư .................................................................. 22 1.1.4. Bồi thường – tái định cư............................................................. 22 1.1.5.Người (hộ) dân bị ảnh hưởng...................................................... 22 1.1.6.Thu hồi đất .................................................................................. 23 1.1.7. Thu nhập ..................................................................................... 23 1.1.8. Việc làm ...................................................................................... 23 1.1.9. Chính sách .................................................................................. 23 1.1.10. Đời sống ................................................................................... 23 1.2.Các lý thuyết vận dụng .................................................................... 23 1.3. Quan điểm của Chính phủ về tái định cƣ..................................... 27 3 1.4. Khuyến cáo của các tổ chức quốc tế về cuộc sống “hậu tái định cƣ” của ngƣời dân. ................................................................................. 29 1.5. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ................................................. 31 1.5.1. Về điều kiện tự nhiên .................................................................. 31 1.5.2. Về phát triển kinh tế ................................................................... 32 1.5.3. Về văn hóa – xã hội .................................................................... 34 1.6. Sơ lƣợc về Dự án khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo .. 35 1.6.1. Các hợp phần của Dự án ........................................................... 35 1.6.2. Các khu tái định cư..................................................................... 38 CHƢƠNG 2: ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT CỦA NGƢỜI DÂN TRƢỚC VÀ SAU TÁI ĐỊNH CƢ ........................................................................... 41 2.1. Đặc điểm của hộ gia đình tái định cƣ............................................ 41 2.1.1. Về quy mô gia đình ..................................................................... 41 2.1.2. Về nơi đăng kí hộ khẩu ............................................................... 42 2.1.3. Loại đất chuyển giao và số tiền được bồi thường của hộ gia đình. . 43 2.2. Thu nhập và chi tiêu ....................................................................... 46 2.1.1. Thu nhập ..................................................................................... 46 2.1.2. Chi tiêu ....................................................................................... 49 2.3. Nhà ở ................................................................................................ 54 2.3.1. Về loại hình nhà ở ...................................................................... 54 2.3.2. Về diện tích nhà .......................................................................... 56 2.4. Đồ dùng sinh hoạt ........................................................................... 57 2.5. Lao động – việc làm ........................................................................ 60 2.5.1. Sự thay đổi việc làm trước và sau tái định cư ............................ 60 2.5.2. Tái định cư tác động đến mất việc làm của người dân .............. 65 2.6. Môi trƣờng ở khu tái định cƣ ........................................................ 67 2.6.1. Vấn đề về điện, nước sinh hoạt .................................................. 67 4 2.6.2. Giao thông .................................................................................. 69 2.6.3. Các vấn đề về không khí, rác thải, nhà vệ sinh ......................... 70 CHƢƠNG 3. ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƢỜI DÂN TRƢỚC VÀ SAU TÁI ĐỊNH CƢ ........................................................................... 74 3.1. Quan hệ hàng xóm, láng giềng ...................................................... 74 3.2. An ninh trật tự ................................................................................ 75 3.3. Y tế, giáo dục ................................................................................... 76 3.3.1. Về y tế ......................................................................................... 76 3.3.2. Giáo dục và đào tạo ................................................................... 78 3.4. Tiếp cận các dịch vụ xã hội ............................................................ 82 3.3.3 Hoạt động vui chơi, giải trí ........................................................ 85 3.4. Cảm nhận về cuộc sống hiện tại và nguyện vọng của ngƣời dân ..... 88 3.5. Thái độ của ngƣời dân đối với việc thu hồi đất của dự án ......... 92 PHẦN KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ .................................................. 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 100 PHỤ LỤC ................................................................................................. 103 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TĐC - Tái định cư CNKT - Công nhân kĩ thuât TC - Trung cấp CD - Cao đẳng DH - Đại học 6 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Cơ cấu mẫu khảo sát ..................................................................... 19 Bảng 2.1. Quy mô hộ gia đình tái định cư ( đơn vị %) ................................. 41 Bảng 2.2. Nơi đăng kí hộ khẩu thường trú sau tái định cư ( đơn vị%) ......... 42 Bảng 2.3. Mục địch sử dụng tiền được bồi thường (đơn vị %) .................... 46 Bảng 2.4 : Sự cân đối giữa chi – tiêu theo của hộ gia đình (đơn vị %) ........ 52 Bảng 2.5: Diện tích nhà ở trước và sau TĐC (đơn vị %) ............................. 57 Bảng 2.6: Đồ dùng gia đình trước và sau TĐC (đơn vị %) .......................... 58 Bảng 2.7. Sự chuyển đổi việc làm trước và sau TĐC (đơn vị %) ................ 61 Bảng 2.8. Tương quan giữa giới tính với sự thay đổi việc làm (đơn vị %) .. 64 Bảng 2.9. Tương quan giữa độ tuổi và sự thay đổi việc làm (đơn vị %) ...... 64 Bảng 3.1. Dịch vụ xã hội trước và sau TĐC (đơn vị %).............................. 83 Bảng 3.2. Mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội (đơn vị %) ............................ 84 Bảng 3.3. Hình thức giải trí của người dân (đơn vị %) ................................ 85 Bảng 3.4: Cảm nhận của người dân về cuộc sống so với trước TĐC (đơn vị %)88 Bảng 3.5: Lý do không đồng tình với việc thu hồi đất (đơn vị %) ............... 93 7 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Loại đất chuyển giao của hộ gia đình (đơn vị %) .................. 43 Biểu đồ 2.2. Số tiền bồi thường của hộ gia đình (đơn vị %) ..................... 44 Biểu đồ 2.3. Thu nhập theo tháng của hộ gia đình (đơn vị %) ................... 47 Biểu đồ 2.4. Đánh giá của người dân về thu nhập của hộ so với trước TĐC (đơn vị %) .................................................................................................... 48 Biểu đồ 2.5. Chi tiêu theo tháng của hộ gia đình (đơn vị %) ...................... 50 Biểu đồ 2.7. Loại hình nhà ở trước và sau TĐC (đơn vị %) ....................... 54 Biểu đồ 2.8: Nguyên nhân không có việc làm sau TĐC (đơn vị %) .......... 65 Biểu đồ 2.9. Nguồn nước sử dụng trước và sau TĐC (đơn vị %) .............. 68 Biểu đồ 2.10: Đánh giá của người dân về cơ sở hạ tầng giao thông ở nơi ở mới (đơn vị %) ................................................................................................. 69 Biểu đồ 2.11: Đánh giá của người dân về vấn đề ô nhiễm tiếng ồn so với trước TĐC (đơn vị %) ................................................................................. 71 Biểu đồ 2.12: Loại hình nhà vệ sinh của hộ gia đình trước TĐC (đơn vị %) .... 72 Biểu đồ 3.1. Đánh giá của người dân về mối quan hệ với làng xóm, láng giếng so với trước TĐC (đơn vị %) ............................................................ 74 Biểu đồ 3.2: Ý kiến của người dân về mức độ thuận tiện của các cơ sở y tế trước và sau TĐC (đơn vị %) ...................................................................... 76 Biểu đồ 3.3: Mức độ tiếp cận với dịch vụ y tế của người dân (đơn vị %) .. 77 Biểu đồ 3.4. Đánh giá của người dân về mức độ thuận tiện trong việc chuyển trường cho con em (đơn vị %) ........................................................ 80 Biểu đồ 3.5. Trình độ chuyên môn của người dân (đơn vị %) ................... 81 Biểu đồ 3.6: Đánh giá của người dân về cuộc sống hiện tại của gia đình (đơn vị %) ......................................................................................... 90 Biểu đồ 3.7: Nguyện vọng của người dân (đơn vị %) ................................ 91 Biểu đồ 3.8. Những nghề mong muốn được đào tạo (đơn vị %) ................ 92 8 DANH MỤC ẢNH Ảnh 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của dự án ............................... 35 Ảnh 1.2: Lịch sử và hiện trạng dự án .......................................................... 36 Ảnh 1.3. Trữ lượng và sản lượng dự đoán của Núi Pháo ........................... 37 Ảnh 1.4. Khu mỏ chính của Dự án............................................................. 38 Ảnh 1.5. Khu Tái định cư Nam Sông Công ............................................... 39 Ảnh 1.6. Khu Tái định cư Hùng Sơn 3 ...................................................... 40 9 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Các dự án TĐC ở các thành phố lớn trên thế giới đã diễn ra từ khi nền đại công nghiệp xuất hiện và đã đạt được một số thành công bên cạnh khá nhiều thất bại. Từ những dự án TĐCđó, con người đã rút ra được nhiều kinh nghiệm và dần dần xây dựng được những nguyên tắc, những chính sách TĐC hợp lý. Trong đó, chính sách TĐC và Phục hồi của Ngân hàng Thế giới (WB) là một trong những chính sách được đánh giá rất cao với những nguyên tắc thiết thực cho quá trình tái định cư dựa trên quan điểm vì con người như: hạn chế tối đa việc di dời, việc di dời chỉ thực hiện đối với những nơi thật cần thiết và không thể tránh khỏi, phải đảm bảo cho người bị di dời được trợ giúp một cách tốt nhất. Cho đến nay, hầu hết các dự án lớn trên thế giới đều lấy những chính sách, những nguyên tắc của WB làm cơ sở cho việc thực hiện các chương trình tái định cư của mình. Và các dự án tái định cư ở Việt Nam cũng đang sử dụng những nguyên tắc căn bản này làm nền tảng cho công tác giải toả, di dời, tái định cư, nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại cho người dân, giúp người dân TĐC có thể phục hồi và nâng cao chất lượng cuộc sống. Ở Việt Nam việc giải toả, di dời, TĐC diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế, phát triển sản xuất công nghiệp mạnh mẽ như TĐC của khu kinh tế Dung Quất, thủy điện Sơn La, Bản Vẽ, Hòa Bình… và rất nhiều các khu công nghiệp khác. Chúng ta đều nhận thấy rằng, việc giải toả, di dời, TĐC không chỉ dừng lại ở việc đưa một bộ phận dân cư từ nơi ở này sang nơi ở khác, mà tái định cư còn liên quan đến rất nhiều vấn đề như: công ăn việc làm, học hành, y tế, sự tiếp cận các dịch vụ đô thị, nhà ở, các quan hệ xã hội,…Do đó, TĐC cần được nhìn nhận là một quá trình thay đổi về kinh tế, văn hoá, xã hội của một bộ phận dân cư hơn là chỉ dừng lại ở việc xem xét đây là quá trình thay đổi chỗ ở. Có xác định được quan điểm như thế mới có thể đưa ra được những dự án có sự cân nhắc kỹ 10 càng và có sự cân bằng giữa lợi ích về mặt kinh tế với những lợi ích về mặt xã hội và môi trường. Dự án khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo được coi là dự án khai thác quặng đa kim lớn nhất Việt Nam. Mỏ đa kim Núi Pháo thuộc huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên là mỏ quặng lộ thiên có trữ lượng lớn thứ hai thế giới, sau một mỏ tại Trung Quốc. Với tổng diện tích đất bị thu hồi hơn 8.200 m2, hơn 2000 hộ dân với gần 5.300 nhân khẩu bị ảnh hưởng, dự án này cũng là một trong những dự án có tác động mạnh mẽ tới tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Cho đến thời điểm này, hầu hết các hộ gia đình đã được di dời ra khỏi vùng dự án. Vậy thực trạng đời sống của người dân sau khi di dời đến nơi ở mới như thế nào? Có những khác biệt gì so với cuộc sống ở nơi ở cũ? Đó chính là lý do khiến tôi lựa chọn đề tài “ Đời sống của người dân sau tái định cư của Dự án khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo (Nghiên cứu tại huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên) làm đề tài nghiên cứu của mình với mục tiêu cơ bản là đánh giá thực trạng đời sống của người dân sau tái định cư. Từ đó đề xuất ra những kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần nâng cao hơn nữa đời sống người dân sau tái định cư. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Cùng với sự phát triển của đất nước trong những năm qua với việc hình thành các khu kinh tế, các công trình thủy điện, dự án cùng với quá trình quy hoạch lại đo thị thì công tác di dời TĐC đã trở thành một vấn đề được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu. Tính đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng, hậu quả tác động của tái định cư lên các hộ gia đình , có thể điểm qua các tư liệu chính như sau: Nghiên cứu “Đánh giá thực trạng, hoàn thiện và cụ thể hóa chính sách về bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm” (Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2005) Dự án xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm sau nhiều năm chuẩn bị vẫn không thể đi vào xây dựng do vướng mắc ở khâu thu hồi đất và giải phóng mặt 11 bằng. Chính vì vậy, Viện Kinh tế Hồ Chí Minh đã được giao để tiến hành đánh giá nguyên nhân và đề xuất khuyến nghị phù hợp nhằm mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy tiến độ thực hiện bồi thường cơ bản hòan thành trong quý III/2006, đồng thời đảm bảo ổn định đời sống các hộ di dời. Báo cáo chuyên đề đã tiến hành đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân những vướng mắc trong quá trình xây dựng và áp dụng thực hiện các quy định về bồi thường, hỗ trợ thiệt hại và tái định cư của dự án xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm. Từ đó đề xuất những nội dung chính cần điều chỉnh về chính sách và giải pháp bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, đảm bảo tính khả thi về mặt tài chính và có phương thức tổ chức thực hiện thích hợp Luận văn thạc sỹ, “Thực trạng lao động – việc làm của người dân sau tái định cư” (nghiên cứu trường hợp tại Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi), Trần Đông Y (năm 2009). Luận văn đã chỉ ra được thực trạng về lao động – việc làm cũng như thực trạng đời sống của người dân sau tái định cư của Khu kinh tế Dung Quất. Từ đó đề ra những giải pháp nhằm ổn định đời sống và giải quyết việc làm cho người dân trong tương lai. Luận văn thạc sỹ, “Nhu cầu của người dân về việc hỗ trợ sau tái định cư” (Nghiên cứu trường hợp tại thành phố Hải Phòng), Nguyễn Văn Trung, 2007. Đề tài đã chỉ ra được thực trạng việc làm của người dân sau tái định cư, đánh giá các tác động của việc thu hồi đất đối với đời sống của các hộ dân bị di dời và tìm hiểu nhu cầu của người dân về việc hỗ trợ sau tái định cư để từ đó đưa ra các giải pháp ổn định cuộc sống và đáp ứng nhu cầu của họ. Nghiên cứu thực trạng và các chính sách giải pháp, biện pháp trong việc bồi thường giải tỏa và tái định cư trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện quy hoạch pháp triển kinh tế xã hội Thành phố, Phạm Xuân Bình, 2000, đề cập đến một số vấn đề sau: thực trạng (bao gồm: thực trạng công tác quy hoạch ở Thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng công tác giải tỏa bồi thường, thực trạng về giải quyết định cư, việc làm và đời sống); Nguyên tắc chung của bồi thường giải tỏa; Giá bồi thường đất và nhà; Những giải pháp về tổ 12 chức định cư; Một số chính sách về tái định cư; Giải quyết việc làm các đối tượng bị giải tỏa; Các giải pháp về quản lý. Dự án cải thiện vệ sinh và nâng cấp đô thị lưu vực Tân Hóa – Lò Gốm, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, 2003, có đề cập đến vấn đề tái định cư đối với các hộ bị ảnh hưởng bởi dự án, bao gồm: Chính sách tái định cư Việt Nam; Chính sách TĐC của Ngân hàng Thế giới; Khảo sát TĐC; Những nguyên tắc chung cho kế hoạch tái định cư của dự án Tân Hoá – Lò Gốm; Điều kiện để được hưởng bồi thường; Các chính sách hỗ trợ; Các phương án tái định cư; Tiến trình tham gia, tư vấn và khiếu nại cộng đồng; Các sắp xếp thể chế; Giám sát và đánh giá; Hỗ trợ và phục hồi thu nhập; Các kế hoạch thực hiện; Chi phí tái định cư. Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường, hệ quả về kinh tế, xã hội của dự án xây dựng khu đô thị mới Nam Sài Gòn. Ðề xuất những biện pháp bảo vệ môi trường, khắc phục các hệ quả về kinh tế, xã hội, Tô Thị Thúy Hằng, 1997. Đề tài đã tập trung nghiên cứu về điều kiện sinh sống của các hộ nông dân bị di dời, mất đất và làm rõ một số hệ quả về kinh tế - xã hội đối với các hộ dân, qua đó kiến nghị một số giải pháp đối với các hộ nông dân bị di dời trong thời gian tới. Ðề tài đã nêu lên thực trạng về đời sống của những người nông dân bị giải tỏa di dời từ dự án Nam Sài Gòn. Ðây cũng là một trong những khía cạnh kinh tế - xã hội xảy ra đối với một số hộ dân ở khu vực vùng ven. Tuy nhiên, đề tài chưa đánh giá toàn diện các khía cạnh kinh tế -xã hội và môi trường phát sinh như tên gọi của đề tài. Đánh giá một số khía cạnh kinh tế – xã hội phát sinh trong quá trình di dời của các hộ trên, ven kênh rạch tại Thành phố Hồ Chí Minh (dự án Nhiêu Lộc – Thị Nghè), Dư Phước Tân, 1997. Đề tài đề cập đến một số yếu tố kinh tế - xã hội phát sinh đối với các hộ sắp di dời, phân tích kết quả điều tra 150 hộ sắp sửa di dời trong đợt giải tỏa vào tháng 5/1996, nêu lên những đặc điểm kinh tế - xã hội của hộ trên và ven kênh rạch, có sự khác biệt giữa hai nhóm hộ: Quyết định lên chung cư và Chưa muốn lên chung cư, và một số tâm tư nguyện vọng, đề nghị của các hộ được điều tra; Những thay đổi về khía cạnh kinh tế - xã hội đối 13 với các hộ đã di dời lên chung cư, tâm tư nguyện vọng của họ; Phân tích một số điểm bất hợp lý trong các chính sách đối với hộ giải tỏa, di dời phát sinh trong quá trình thực thi đối với các hộ trên; Những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách di dời, tái định cư; Nêu một số kiến nghị đối với nhà nước và đề xuất giải pháp. Xây dựng mô hình tham gia góp vốn cổ phần đầu tư thực hiện dự án của người dân trong khu vực quy hoạch - đề xuất các biện pháp hỗ trợ, Nguyễn Thiềng Ðức, 2000. Ðề tài đã tổng quan về chính sách bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và những biến động cuộc sống của người dân trong khu vực bị giải tỏa nghề nghiệp, đặc biệt là các hộ dân tại vùng quy hoạch Khu chế xuất Tân Thuận và vùng quy hoạch dự án Nam Bình Chánh Bắc Nhà Bè. Một số vấn đề phân phối các lợi ích phát sinh khi thực hiện quy hoạch và nảy sinh trong quá trình quy hoạch như một số hình thức sử dụng tiền nhàn rỗi của người dân, lựa chọn hình thức đầu tư, trái phiếu đô thị. Ðề tài cũng nêu lên kinh nghiệm của Hội nông dân Thành phố Hồ Chí Minh và Hiệp hội mía đường Lam Sơn về huy động vốn đầu tư từ nông dân. Mô hình công ty cổ phần có sự góp vốn của người dân vùng quy hoạch: Xây dựng mô hình tổ chức về hình thức đầu tư. Chính sách hỗ trợ cho công ty. Một số điều kiện khả thi của mô hình, phương án tài chính của một số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng minh hoạ đề án. Ðề xuất một số kiến nghị về chính sách quy hoạch và bồi thường giải toả, chính sách đối với mô hình công ty. Vệ sinh môi trường và điều kiện sống của người tái định cư ở Thành phố Hồ Chí Minh, Võ Hưng, 2003. Đề tài đã tiến hành nghiên cứu (theo 2 nhóm tái định cư ở chung cư và tái định cư tự chọn) điều kiện sống cơ bản của người tái định cư (nhà ở, diện tích cấu trúc nhà ở, việc làm, thu nhập, mức sống thực tế), nghiên cứu các điều kiện sinh hoạt (cơ sở hạ tầng, điệnnước, chất thải, tiện nghi sinh hoạt, sinh hoạt hàng ngày, việc đi lại, học hành), nghiên cứu những biến đổi trong đời sống sinh hoạt (tiện nghi sinh hoạt, điều kiện sinh hoạt, vệ sinh môi trường, mức độ hưởng thụ văn hóa, vấn đề an sinh xã hội), nghiên cứu sức khỏe và bệnh tật (triệu chứng thông thường, triệu chứng liên quan đến môi trường, 14 việc khám và chữa bệnh) và đã đánh giá chung về môi trường và điều kiện sống (đối với những người tái định cư ở chung cư thì cuộc sống hiện tại là tốt 44% và rất tốt 20,3%). Như vậy những dự án đó đã thành công. Đề tài đã phân tích những điều kiện sống trong mối tương quan với quyết định lựa chọn nơi tái định cư. [9] Đời sống xã hội của người dân thuộc diện Tái định cư ở Thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp, Phan Huy Xu, 2005. Đề tài đã nêu lên một số cơ sở lý luận và thực trạng đời sống xã hội của người dân tái định cư có phân theo các nhóm dân theo và không theo chương trình và một số giải pháp và khuyến nghị chung. Chương trình phát triển nhà: Sở Xây dựng, 2006. Nêu một số vấn đề bức xúc về nhà ở hiện nay, trong đó có vấn đề về số hộ dân sống trên kênh rạch cần được tái định cư, quỹ nhà tái định cư cho các hộ dân thuộc các dự án trọng điểm của Thành phố; Các chương trình nhà ở tại Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang triển khai xây dựng, trong đó, có chương trình xây dựng 30.000 căn nhà theo Chỉ thị 24 của Thành phố với khoảng 15.000 căn để tái định cư cho các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị. Báo cáo tổng hợp đề tài “Thực trạng đời sống kinh tế xã hội các hộ gia đình sau tái định cư: vấn đề và giải pháp”, Chủ nhiệm đề tài: Th.S Lê Văn Thành, Viện kinh tế TP HCM, 2007. Mục tiêu cơ bản của đề tài là đánh giá sự biến đổi các đặc điểm kinh tế xã hội của các hộ gia đình trước và sau khi tái định cư. Trên cơ sở đánh giá đó mà phát hiện những vấn đề bức xúc cần giải quyết và đề xuất một số giải pháp để hỗ trợ nhằm mục đích khôi phục và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân sau tái định cư. “Chính sách di dân Châu Á”, Dự án VIE/95/2004, NXB Nông Nghiệp – HN, 1998. Trong công trình nghiên cứu này đã có nhiều bài viết đề cập đến những góc độ khác nhau của việc thu hồi đất. Cụ thể trong bài viết “Chính sách tái định cư do sự phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam” tác giả Trương Thị Ngọc Lan đã bàn đến thực trạng công tác bồi thường tái định cư hiện nay ở nước ta và tập trung trình bày những nội dung chính của các văn bản pháp lý liên quan đến 15 thu hồi đất và tái định cư. Tiếp theo, bài viết “Di dân nhập cư với vấn đề phát triển một đô thị mới như Thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả Lê Văn Thành bước đầu đề cập đến những khó khăn, hạn chế về việc làm mà người dân phải đương đầu. “Cẩm nang về tái định cư, hướng dẫn thực hành”, Ngân hàng phát triển Châu Á, 1995. Trong tài liệu này, các vấn đề về tái định cư bắt buộc, chính sách bồi thường, hỗ trợ, chương trình phục hồi cuộc sống đã được đề cập và hướng dẫn thực hiện. Mục tiêu của việc thực hiện công tác tái định cư là đảm bảo mức sống của người dân ít nhất là bằng hoặc hơn so với thời điểm trước khi thực hiện dự án. Ngoài ra còn rất nhiều các bài báo, tạp chí, hội thảo liên quan đến vấn đề di dân, tái định cư và cuộc sống của người dân sau tái định cư. Tuy nhiên, các nghiên cứu về vấn đề TĐC chủ yếu tiếp cận trên phương diện cơ sở pháp lý hoặc hướng dẫn thực hiện, tức là quan tâm xem xét các cơ chế, chính sách hiện hành về thu hồi đất và TĐC, còn việc nghiên cứu về thực trạng tác động của TĐC đối với đời sống của người dân thì mới chỉ là bước đầu. Đến nay chưa có đề tài nào đi vào tìm hiểu vấn đề tái định cư của Dự án khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo tại huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. Do đó, dưới góc độ xã hội học, tác giả đã lựa chon đề tài Đời sống của người dân nông thôn sau tái định cư của Dự án khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo (Nghiên cứu tại huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên) nhằm mô tả thực trạng đời sống của người dân sau khi di dời. Từ đó đưa ra những giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hơn nữa cuộc sống của người dân tại sau khi di dời. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài nghiên cứu ứng dụng lý thuyết xã hội học vào việc làm rõ một vấn đề xã hội đó là việc tìm hiểu đời sống của người dân sau TĐC. Qua khảo sát, phân tích chúng tôi muốn phần nào đó bổ sung các khái niệm, quan điểm trong lý luận về nghiên cứu vấn đề tái định cư hiện nay. 16 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Qua việc nghiên cứu, đề tài nhằm mô tả thực trạng đời sống của người dân sau TĐC dựa trên các chỉ báo về đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần. Từ đó đưa ra được những thuận lợi cũng như khó khăn mà người dân gặp phải sau khi di dời khỏi nơi ở cũ. Đồng thời, dựa trên thực trạng đó để đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần nâng cao hơn nữa đời sống của người dân trong tương lai. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích Đề tài nhằm tìm hiểu đời sống của người dân sau khi di dời, chỉ ra sự khác biệt trong đời sống trước và sau TĐC. Từ đó đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa cuộc sống của người dân sau TĐC. 4. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu  Tìm hiểu thực trạng đời sống của người nông dân sau TĐC bao gồm:  Đời sống vật chất thông qua các chỉ báo về: Thu nhập, nhà ở, tiện nghi sinh hoạt, việc làm  Đời sống tinh thần thông qua các chỉ báo về: Giáo dục, y tế, quan hệ hàng xóm, sinh hoạt cộng đồng, vui chơi giải trí  Tìm hiểu sự khác biệt về đời sống của người dân trước và sau khi di dời  Chỉ ra nguyên nhân của sự khác biệt 5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng Đời sống của người dân sau tái định cư của Dự án khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo (Nghiên cứu tại huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên) 5.2. Khách thể nghiên cứu Các hộ gia đình thuộc diện di dời của dự án 5.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu vào các nội dung sau: 17  Nghiên cứu về thực trạng đời sống của người dân sau TĐC bao gồm đời sống vật chất và đời sống tinh thần  Nghiên cứu sự khác biệt về đời sống trước và sau khi di dời - Về không gian: khảo sát tại khu tái định cư của Dự án - Về thời gian: Năm 2008 – 2012 6. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng đời sống của người dân tái định cư hiện nay như thế nào? - Đời sống của người dân trước và sau tái định cư có sự khác biệt như thế nào? Những nguyên nhân nào dẫn tới sự khác biệt? - Dự áo có tác động như thế nào đến đời sống của người dân? 7. Giả thuyết nghiên cứu - Có sự biến đổi trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân sau tái định cư - Dự án vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực đến đời sống hiện tại của người dân: Tác động tích cực ở các khía cạnh như về nhà ở, đồ dùng sinh hoạt, giao thông…Tác động tiêu cực như về việc làm, thu nhập, quan hệ cộng đồng… - Chính sách tái định cư là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự biến đổi trong đời sống của họ. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp luận nghiên cứu Luận văn dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử. Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định mọi sự vật, hiện tượng luôn tồn tại trong mối liên hệ, tác động qua lại và chúng luôn vận động, biến đổi không ngừng theo quy luật nhất định. Tác giả vận dụng các quan điểm này để làm cơ sở cho việc xem xét, giải thích sự thay đổi về đời sống của người dân sau khi phải di dời do tác động của Dự án. Như vậy, chủ nghĩa Mac – Lênin chính là cơ sở phương pháp luận quan trọng trong đề tài nghiên cứu của tác giả. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan