Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dư luận xã hội về tính thiêng của các di tích lịch sử văn hóa đối với việc bảo t...

Tài liệu Dư luận xã hội về tính thiêng của các di tích lịch sử văn hóa đối với việc bảo tồn giá trị của các di tích này ở hà nội hiện nay (qua nghiên cứu trường hợp phủ tây hồ và đền thờ hai bà trưng)

.PDF
103
688
102

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------- TRẦN THỊ HIÊN DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ TÍNH THIÊNG CỦA CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ ĐỐI VỚI VIỆC BẢO TỒN GIÁ TRỊ CỦA CÁC DI TÍCH NÀY Ở HÀ NỘI HIỆN NAY (Qua nghiên cứu trường hợp Phủ Tây Hồ và Đền thờ Hai Bà Trưng) Chuyên ngành: Xã Hội học Mã số: 60 31 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Người hướng dẫn khoa học: Hoàng Thu Hương Hà Nội - 2009 1 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Cơ cấu mẫu khảo sát tại Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ ...... 13 Bảng 2.1: Những yếu tố thu hút được người đến lễ ở Phủ Tây Hồ và Đền thờ Hai Bà Trưng (%) ........................................................................... 39 Bảng 2.2: Kênh cung cấp thông tin linh thiêng ở Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ ........................................................................................... 41 Bảng 2.3: Đặc điểm về tuổi của người đi lễ ở Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ ........................................................................................... 44 Bảng 2.4: Mức độ người đi lễ vào dịp lễ hội ở Phủ Tây Hồ và Đền thờ Hai Bà Trưng ............................................................................................. 47 Bảng 2.5: Những điều người đi lễ cầu ở Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ ....................................................................................................... 50 Bảng 2.6: Hình thức đóng góp công đức ở Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ ....................................................................................................... 61 Bảng 2.7: Mục đích đóng góp công đức của người đi lễ ở Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ ..................................................................... 63 Bảng 2.8: Tương quan giữa cảm nhận về sự linh thiêng với mức độ thường xuyên đi lễ hội ở hai nơi ................................................................. 68 Bảng 2.9: Hình thức đóng góp cho lễ hội ở Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ .................................................................................................. 69 Bảng 2.10: Giới thiệu Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ đến mọi người .... 71 Bảng 2.11: Tương quan giữa cảm nhận về sự linh thiêng với có khuyến khích con cháu đi lễ ở hai di tích ....................................................................... 72 4 DANH MỤC HÌNH Biểu đồ 2.1: Nơi cư trú của người đi lễ tại Đền thờ Hai Bà Trưng ......................... 37 Biểu đồ 2.2: Nơi cư trú của người đi lễ tại Phủ Tây Hồ (%) ................................... 37 Biểu đồ 2.4: Đặc điểm trình độ học vấn của người đi lễ ở hai di tích ..................... 45 Biểu đồ 2.5: Đặc điểm tình trạng hôn nhân người đi lễ ở hai khu di tích ................ 46 Biểu đồ 2.6: Đặc điểm nghề nghiệp của người đi lễ ở Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ .............................................................................................. 46 Biểu đồ 2.7: Xin lộc đầu năm ở Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ ................. 53 Biểu đồ 2.8: Cảm nhận về sự linh thiêng ở Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ (%) .................................................................................................... 54 Biểu đồ 2.9: Cách thức tìm hiểu về Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ (%) ..... 58 Biểu đồ 2.10: Khuyến khích con cháu đi lễ ở Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ .......................................................................................................... 72 5 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 PHẦN NỘI DUNG CHÍNH .......................................................................................... 15 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .............................. 15 1.1. Các hƣớng tiếp cận lý thuyết xã hội học .................................................. 15 1.1.1. Tiếp cận chức năng trong xã hội học ................................................... 15 1.1.2. Quan điểm Mác - xít về dư luận xã hội ................................................ 16 1.1.3. Quan điểm về tôn giáo tác động đến hành vi xã hội của M.Weber ....... 16 1.2. Các khái niệm công cụ .............................................................................. 17 1.2.1. Dư luận xã hội ..................................................................................... 17 1.2.2. Tính thiêng .......................................................................................... 18 1.2.3. Di tích lịch sử văn hoá ......................................................................... 20 1.2.4. Giá trị của các di tích lịch sử văn hoá .................................................. 20 1.2.5. Bảo tồn giá trị di tích ........................................................................... 21 1.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................. 22 1.4. Vài nét về địa bàn nghiên cứu .................................................................. 25 1.4.1. Di tích Phủ Tây Hồ .............................................................................. 25 1.4.2. Đền thờ Hai Bà Trưng (Đền Đồng Nhân) ............................................ 26 CHƢƠNG 2: VAI TRÒ CỦA DƢ LUẬN XÃ HỘI VỀ TÍNH THIÊNG ĐỐI VỚI VIỆC BẢO TỒN GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA DI TÍCH PHỦ TÂY HỒ VÀ ĐẾN THỜ HAI BÀ TRƢNG ........................................................................................................... 28 2.1. Cơ sở cho viêc̣ hin ̀ h thành dƣ luâ ̣n xã hô ̣i về tính thiêng ở di tích Phủ Tây Hồ và Đề n thờ Hai Bà Trƣng ................................................................... 28 2.1.1. Sự tham gia của huyền thoại ................................................................ 28 2.1.2. Sự tham gia c ủa truyền thông đại chúng với việc hình thành dư luận xã hô ̣i về tiń h thiêng của Phủ Tây Hồ và Đền thờ Hai Bà Trưng ........................ 33 2.2. Dƣ luận xã hội về tính thiêng của di tích Đền thờ Hai Bà Trƣng và Phủ Tây Hồ ............................................................................................................. 36 2.2.1. Mức độ lan tỏa của dư luận xã hội về tính thiêng của hai di tích .......... 36 6 2.2.2. Kênh cung cấp thông tin về sự linh thiêng của di tích Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ cho những người đi lễ ở hai nơi .................................. 40 2.2.3. Một số đặc điểm của người đi lễ - với tư cách là một bộ phận của chủ thể dư luận xã hội về tính thiêng ở Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ .... 43 2.3. Hành vi tham gia bảo tồn giá trị văn hóa của ngƣời đi lễ ở Đền thờ Hai Bà Trƣng và Phủ Tây Hồ ................................................................................ 56 2.3.1. Mức độ hiểu biết của người đi lễ về di tích Phủ Tây Hồ và Đền thờ Hai Bà Trưng ....................................................................................................... 57 2.3.2. Sự tham gia của người đi lễ vào việc đóng góp tu bổ tôn tạo di tích và bảo tồn lễ hội truyền thống ở Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ ............. 61 2.3.3. Sự tham gia của người đi lễ vào việc tuyên truyền, giới thiệu về di tích Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ .......................................................... 70 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH ............................................................................... 79 7 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hà Nội là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hoá vô cùng phong phú và đa dạng với những giá trị hết sức to lớn đối với người dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. Ẩn chứa trong mỗi di tích là ý nghĩa về văn hoá truyền thống, là cội nguồn lịch sử giáo dục cho thế hệ tương lai, có những di tích là điểm du lịch để thu hút du khách tới thăm, có di tích mang ý nghĩa văn hóa tâm linh, là chỗ dựa tinh thần cho con người trong cuộc sống... Việc bảo tồn các di tích lịch sử văn hoá không những giữ gìn được những sản phẩm vật thể mà còn góp phần làm thăng hoa các di sản văn hoá phi vật thể trong di tích, qua đó truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc được nuôi dưỡng, lưu truyền. Hiện nay, các di tích lịch sử văn hoá ở Hà Nội đang tồn tại trong môi trường sôi động và chịu sự tác động từ nhiều phía. Những tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường đã và đang tạo nên những ảnh hưởng không nhỏ đến các di tích của Hà Nội. Bên cạnh đó, có nhiều di tích lịch sử văn hoá bị lãng quên, không thu hút được sự quan tâm của người dân, những giá trị văn hóa, lịch sử của các di tích đó dần bị mai một. Đã có nhiều bài viết cũng như nghiên cứu về các di tích lịch sử phản ánh tình trạng trên. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án "Quy hoạch tổng thể Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh đến 2020", mục tiêu cơ bản hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo các di tích quốc gia theo hướng giữ gìn giá trị nguyên gốc. Để thực hiện mục tiêu này, Nhà nước sẽ tăng cường mở rộng quá trình xã hội hóa, thu hút sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào việc bảo vệ và phát huy di tích. Đề án cũng hướng đến huy động nguồn vốn thu được từ khai thác di tích, vốn do nhân dân và các tổ chức đóng góp cũng như sự tham gia của người dân trong việc bảo tồn di tích. Để làm được điều này cần thu hút được sự quan tâm của người dân đến các di tích đó. Trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hoá ở Hà Nội dư luận xã hội về tính thiêng của các di tích đã góp một phần không nhỏ. Theo TS. Đặng Văn Bài, Cục trưởng cục Di sản văn hoá trong bài viết về một số giải pháp chính nhằm bảo vệ và phát 8 huy giá trị di tích lịch sử cách mạng ở thành phố Hà Nội đã khẳng định hình thành một dư luận xã hội tích cực về tính thiêng của các di tích lịch sử văn hoá là một giải pháp quan trọng để bảo tồn và phát huy giá trị các di tích này. Vậy, dư luận xã hội về tính thiêng của các di tích lịch sử văn hoá có ảnh hưởng đến sự tham gia vào việc bảo tồn giá trị các di tích này của người dân như thế nào? Định hướng dư luận như thế nào để nâng cao hơn nữa việc bảo vệ giá trị các di tích thiêng và quan trọng của Hà Nội, đồng thời khắc phục tình trạng các di tích chưa nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Để trả lời cho các câu hỏi trên, học viên đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Dư luận xã hội về tính thiêng của các di tích lịch sử văn hoá đối với việc bảo tồn giá trị của các di tích này ở Hà Nội hiện nay” (Qua nghiên cứu trường hợp Phủ Tây Hồ và Đền thờ Hai Bà Trưng ). 2. Ý nghĩa của đề tài 2.1. Ý nghĩa lý luận Trên cơ sở áp dụng một số lý thuyết xã hội học vào việc nghiên cứu “Dư luận xã hội về tính thiêng của các di tích lịch sử văn hoá đối với việc bảo tồn giá trị của các di tích này ở Hà Nội hiện nay”, đề tài góp phần làm sáng tỏ cách thức vận dụng các lý thuyết, các quan điểm xã hội học vào việc nghiên cứu dư luận xã hội, tác động của dư luận xã hội vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, cụ thể ở đây là lĩnh vực văn hoá, việc bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hoá. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu cung cấp cho chúng ta cái nhìn tương đối toàn diện dư luận xã hội về tính thiêng của các di tích lịch sử văn hoá ở Hà Nội hiện nay như thế nào và có ảnh hưởng đến hành vi bảo tồn giá trị các di tích của người dân ra sao. Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra những kết luận và khuyến nghị về giải pháp nhằm định hướng dư luận xã hội về tính thiêng của các di tích lịch sử văn hoá góp phần cho việc bảo tồn tốt hơn những giá trị tốt đẹp của các di tích lịch sử ở Hà Nội. Mặt khác, những kết quả thu thập được qua cuộc khảo sát của đề tài sẽ là một nguồn sử liệu nhỏ góp phần hướng tới Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội - hoạt động chào mừng mà người dân cả nước đang hướng đến. 9 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm làm sáng tỏ dư luận xã hội về tính thiêng của các di tích lịch sử văn hoá đối với việc bảo tồn giá trị văn hóa của các di tích này ở Hà Nội hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu  Tìm hiểu dư luận xã hội về tính thiêng của di tích Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ.  Phân tích vai trò của dư luận xã hội về tính thiêng đối với việc bảo tồn giá trị văn hoá của di tích Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ.  Đề xuất những khuyến nghị về giải pháp để bảo tồn giá trị của các di tích lịch sử văn hoá ở Thủ đô. 4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Dư luận xã hội về tính thiêng của các di tích lịch sử văn hoá đối với việc bảo tồn giá trị của các di tích này ở Hà Nội hiện nay. 4.2. Khách thể nghiên cứu Vì những khó khăn do điều kiện chủ quan và khách quan, tác giả chỉ tìm hiểu dư luận xã hội về tính thiêng của di tích Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ đối với việc bảo tồn giá trị văn hoá của các di tích này trong nhóm những người đi lễ tại hai nơi. Nhóm khách thể này là chủ thể của dư luận xã hội trực tiếp tham gia vào việc bảo tồn giá trị văn hoá của di tích Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ. 4.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Luận văn chọn hai di tích Phủ Tây Hồ ở Quận Tây Hồ và Đền thờ Hai Bà Trưng ở Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội để nghiên cứu. Phủ Tây Hồ là địa điểm có nhiều người dân tới thăm không chỉ những ngày lễ, tết, rằm, mùng một, mà những ngày thường vẫn khá nhiều người từ khắp nơi đến thắp 10 hương. Đền thờ Hai Bà Trưng ngoài ngày lễ hội nhiều người đến, ngày rằm, mùng một lượng người đến lễ ít hơn, thậm chí ngày thường hầu như không có ai đến. Việc chọn hai di tích trên để nghiên cứu cũng dựa trên kết quả điều tra xã hội học của đề tài cấp Nhà nước do PGS.TS. Nguyễn Chí Bền làm chủ nhiệm: “Bảo tồn và phát huy giá trị những di tích lịch sử - văn hoá - cách mạng tiêu biểu của Thăng Long Hà Nội” thuộc chương trình KX09.09, điều tra năm 2007 với hơn 3000 bảng hỏi, khảo sát mức độ đến thăm 33 di tích của người dân ở Hà Nội, kết quả cho thấy mức độ người dân đến Phủ Tây Hồ nhiều hơn; Đền thờ Hai Bà Trưng lượng người đến có ít hơn so với di tích Phủ Tây Hồ và một số di tích khác ở nội thành Hà Nội. Do đó, nghiên cứu chọn hai di tích để thấy được sự khác biệt dư luận xã hội về tính thiêng với việc tham gia bảo tồn giá trị văn hoá của di tích. - Thời điểm nghiên cứu: Qua quan sát của tác giả cũng như chia sẻ với quan điểm nghiên cứu về người đi lễ chùa của TS. Hoàng Thu Hương (2007) đã cho thấy vào các thời điểm khác nhau trong năm, Phủ Tây Hồ và Đền thờ Hai Bà Trưng cũng thu hút những nhóm dân cư khác nhau. + Thời điểm đầu năm, cuối năm: Cũng như bao đền, chùa, phủ khác ở Hà Nội và nhiều nơi, cứ vào dịp đầu năm và cuối năm người dân thường đi lễ chùa ở các đình, đền hay phủ để cầu những điều may mắn trong năm mới cũng như tạ ơn đấng thần linh phù hộ che chở cho bản thân và gia đình trong năm qua. + Thời điểm lễ hội: Phủ Tây Hồ và Đền thờ Hai Bà Trưng hàng năm có tổ chức lễ hội. Hội đền Hai Bà Trưng kéo dài trong bốn ngày từ 3 đến 6 tháng 2 (âm lịch) hàng năm, mùng 6 là ngày chính hội. Hội Phủ Tây Hồ diễn ra từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, mùng 3 là ngày giỗ Mẫu Liễu Hạnh, đây là ngày chính hội. - Ngày rằm, mùng một hàng tháng: theo truyền thống của người Việt, đây là hai thời điểm người dân đến các đền, chùa, phủ… rất đông để thắp hương cầu khấn. - Vào những ngày thường: Ngoài những ngày lễ cũng như rằm, mùng một hàng tháng Phủ Tây Hồ vẫn thu hút được nhiều người đến lễ, Đền thờ Hai Bà Trưng hầu như không có người đến lễ vào thời gian này. 11 Vì những giới hạn về điều kiện chủ quan và khách quan, tác giả không thể đi nghiên cứu khảo sát được toàn bộ các thời điểm trên. Tác giả lựa chọn khảo sát vào thời điểm diễn ra lễ hội, bởi lẽ đây là thời điểm thành phần người đến thăm hai khu di tích đa dạng hơn so với các thời điểm khác trong năm. Như vậy, nghiên cứu vào thời gian này sẽ thuận lợi hơn cho việc tìm hiểu dư luận xã hội về tính thiêng ở hai khu di tích. 5. Giả thuyết nghiên cứu Di tích được dư luận xã hội cho là linh thiêng sẽ thu hút được nhiều người tới thăm và có hành vi tích cực tham gia bảo tồn giá trị văn hoá của các di tích này như: tìm hiểu về di tích, đóng góp tu bổ tôn tạo di tích, bảo tồn lễ hội truyền thống và tuyên truyền phổ biến di tích đến mọi người. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp trưng cầu ý kiến Chúng tôi tiến hành hỏi từng người đi lễ ở hai khu di tích Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ. Đây là phương pháp chủ yếu nhằm thu thập thông tin định lượng để phân tích trong luận văn. Mẫu nghiên cứu dự kiến: Phủ Tây Hồ 120 phiếu trưng cầu ý kiến, Đền thờ HBT 100 phiếu. Căn cứ theo quan sát về số người đến lễ ở hai khu di tích cũng như theo kết quả điều tra xã hội học của đề tài khoa học cấp Nhà nước: “Bảo tồn và phát huy giá trị những di tích lịch sử - văn hoá - cách mạng tiêu biểu của Thăng Long Hà Nội” năm 2007 do PGS.TS. Nguyễn Chí Bền làm chủ nhiệm cho thấy, số người đến Phủ Tây Hồ cao hơn nhiều so với số người đến Đền thờ Hai Bà Trưng. Mẫu thu về: 119 phiếu ở Phủ Tây Hồ và 94 phiếu ở Đền thờ Hai Bà Trưng, cơ cấu mẫu thu được như sau: 12 Bảng 1: Cơ cấu mẫu khảo sát tại Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ Giới tính Tuổi Trình độ học vấn Tình trạng hôn nhân Nghề nghiệp Nơi hỏi Tần số (ngƣời) Tần suất (%) Nam 65 30.5 Nữ 148 68.5 Dưới 25 tuổi 18 8.5 Từ 25 - 39 tuổi 87 40.8 Từ 40 – 54 tuổi 71 33.3 55 tuổi trở lên 37 17.4 THCS trở xuống 31 14.6 THPT 70 32.9 Trung cấp 2 0.9 CĐ, ĐH trở lên 110 51.6 Đã kết hôn 169 79.3 Chưa kết hôn 44 20.7 CBVCNN 74 34.7 Công nhân 24 11.3 Kinh doanh, buôn bán 46 21.6 Về hưu 31 14.6 Học sinh, sinh viên 14 6.6 Tự do 24 11.3 Đền thờ Hai Bà Trưng 94 44.1 Phủ Tây Hồ 119 55.9 Những số liệu thu thập được từ phiếu hỏi sẽ được xử lý trên chương trình SPSS 11.5 for Window. Xử lý các tần suất, tương quan, tiến hành kiểm định thống kê các tương quan so sánh giữa hai di tích. 6.2. Phương pháp phỏng vấn sâu: Số lượng phỏng vấn thực hiện: 15 người đi lễ (7 người đi lễ tại Phủ Tây Hồ, 7 người đi lễ tại Đền thờ Hai Bà Trưng, 1 người quản lý di tích Phủ Tây Hồ). Mục đích phỏng vấn sâu: 13 + Tìm hiểu quan niệm của người đi lễ về tính thiêng, đánh giá của họ về tính thiêng ở hai di tích; Mục đích đi lễ, cảm giác của họ sau khi đi lễ...; + Tìm hiểu sự tham gia, đóng góp của người dân đối với việc bảo tồn di tích. 6.3. Phương pháp quan sát Quan sát mức độ người đến lễ ở hai di tích; sự tham gia của người đi lễ đóng góp công đức... 6.4. Phương pháp phân tích tài liệu Tập hợp các bài viết trên các báo điện tử, trang web liên quan đến Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ, đồng thời sử dụng các công trình khoa học, sách, bài báo, tạp chí liên quan đến vấn đề nghiên cứu làm tài liệu tham khảo. 7. Khung lý thuyết Điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội và huyền thoại về vị thần ở di tích Đền thờ Hai Bà Trưng, Phủ Tây Hồ Người đi lễ ở di tích Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ Dư luận xã hội về tính thiêng của hai khu di tích Hành vi tham gia bảo tồn giá trị văn hoá của di tích Mức độ tìm hiểu về di tích Tu bổ, tôn tạo các di tích và bảo tồn lễ hội truyền thống 14 Tuyên truyền, giới thiệu các di tích PHẦN NỘI DUNG CHÍNH CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Các hƣớng tiếp cận lý thuyết xã hội học 1.1.1. Tiếp cận chức năng trong xã hội học Theo quan điểm chức năng luận, các bộ phận của hệ thống phụ thuộc vào nhau, mỗi bộ phận thay đổi kéo theo sự thay đổi của các bộ phận khác, tạo nên sự cân bằng. Mỗi hiện tượng xã hội đều có chức năng nào đó, có cả chức năng tích cực và chức năng tiêu cực. Như vậy, mỗi hiện tượng xã hội một cách khách quan vừa mang ý nghĩa tích cực, vừa mang ý nghĩa tiêu cực đối với đời sống xã hội, tuỳ theo từng thời điểm lịch sử cụ thể. Trong xã hội học, chức năng là vai trò của tiểu hệ thống đối với hệ thống lớn hơn mà tiểu hệ thống đó là thành phần. Dư luận xã hội đóng vai trò nhất định trong những khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội. Dư luận xã hội có thể được xem là tiểu hệ thống trong chỉnh thể xã hội và trong quá trình phát triển của xã hội loài người, tiểu hệ thống dư luận xã hội được xã hội giao cho thực hiện những vai trò nhất định. Những hành vi đó có thể lên án cái ác, ủng hộ cái thiện. Dư luận xã hội với tư cách là một sự kiện xã hội có những áp lực nhất định đến hành vi của cá nhân hoặc nhóm thông qua những cơ chế tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, khuôn mẫu tư duy hoặc sự tương đồng về tình cảm và niềm tin và sự nội tâm hoá dư luận xã hội [37, tr.138-139]. Áp dụng cách tiếp cận này vào nghiên cứu xem xét dư luận xã hội về tính thiêng của di tích Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ để tìm hiểu vai trò của dư luận xã hội về tính thiêng đối với việc bảo tồn giá trị các di tích này. Dư luận xã hội về tính thiêng của hai di tích có tác động tích cực đến hành vi bảo tồn giá trị các di tích như: việc tìm hiểu về di tích, đóng góp tu bổ tôn tạo và bảo tồn lễ hội trong di tích, đồng thời tuyên truyền phổ biến di tích đến với mọi người. Chính dư luận xã hội về tính thiêng có tác động đến hành vi của bảo tồn giá trị các di tích này thông qua những tình cảm, niềm tin của những người đi lễ về sự linh thiêng ở hai nơi, do đó họ có những hành vi tích cực góp phần bảo tồn giá trị văn hóa của di tích Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ. 15 1.1.2. Quan điểm Mác - xít về dư luận xã hội Theo quan điểm Mác-xít những quy luật vận động phát triển của xã hội phải được xem xét khách quan như nó đang tồn tại và có mối quan hệ biện chứng với nhau. Dư luận xã hội luôn đóng vai trò là phương tiện và yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội cũng như hành vi của con người. Điều này được thể hiện không chỉ ở những xã hội có giai cấp mà cả ở những xã hội không có giai cấp. Theo Enghen trong xã hội nguyên thuỷ không có sức ép xã hội đối với cá nhân ngoài dư luận xã hội. Trong xã hội có giai cấp vai trò điều hoà của dư luận xã hội được thể hiện cùng pháp luật. Một trong những luận điểm chính của tiếp cận Mác - xít về dư luận xã hội là: dư luận xã hội là một đặc trưng của ý thức xã hội; Dư luận xã hội thuộc thượng tầng kiến trúc, do đó nó bị chi phối bởi những đặc điểm và tính chất của hạ tầng cơ sở trong xã hội đó. Thế nhưng, có sự độc lập tương đối so với hạ tầng cơ sở của xã hội, nên dư luận xã hội cũng có thể là động lực tạo ra những chuyển biến của xã hội; Dư luận xã hội có những chức năng nhất định trong đời sống xã hội [37, tr 97-99]. Vận dụng quan điểm này chúng tôi xem xét dư luận xã hội về tính thiêng của các di tích lịch sử văn hoá đối với việc bảo tồn giá trị của các di tích này ở Hà Nội hiện nay như một hiện tượng tồn tại mang tính khách quan, có mối quan hệ biện chứng với các sự vật hiện tượng khác trong xã hội. Đó là một sự kiện xã hội quan trọng cần được tìm hiểu, khảo sát như bất kỳ một sự kiện tự nhiên hay xã hội, tư duy khác. Dư luận xã hội về tính thiêng của di tích Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ có những chức năng nhất định trong đời sống xã hội, có vai trò là phương tiện và yếu tố điều chỉnh hành vi của con người, ở đây là vai trò của dư luận xã hội về tính thiêng ở hai di tích đối với việc bảo tồn giá trị di tích Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ. 1.1.3. Quan điểm về tôn giáo tác động đến hành vi xã hội của M.Weber M.Weber có nói đến tác động của tôn giáo đến hành vi đạo đức: ông cho rằng hành vi tôn giáo cho dù là tôn giáo nào cũng đều mang tính hợp lý tương đối theo nghĩa là con người luôn có niềm tin vào những quy tắc chung, kinh nghiệm, quy định những hành vi đạo đức của con người trong một loạt những quy tắc bằng 16 sự huyền bí, có khi chỉ là những tín ngưỡng giản đơn, những quan niệm dân gian về trật tự của cuộc sống và về đạo đức phù hợp với trật tự xã hội, đó là tôn giáo của nghi lễ. Còn tôn giáo của niềm tin tác động trên bình diện đạo đức dựa trên các thuyết tiên tri hay các phép màu vốn có của nó. Tôn giáo này đem lại cho con người loại thế giới của niềm tin, quan tâm đến đời sống nội tâm của con người, dựa trên những phép màu hay sự huyền bí. Trong trường hợp này sự đề cao cái linh thiêng, người ta quan tâm đến thái độ đối với cái linh thiêng. Trong các hành động xã hội con người luôn luôn bị chi phối bởi tình yêu đối với tôn giáo, đối với người khác, nên con người luôn luôn hướng tới việc làm những điều thiện và hệ thống hoá những hành vi đạo đức của mình [42]. Vận dụng quan điểm này vào nội dung nghiên cứu tác giả tập trung phân tích mức độ đi lễ, lý do đi lễ, mục đích đi lễ... của người đi lễ ở Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ, để thấy được niềm tin của họ ở sự linh thiêng của di tích. Qua đó thấy được thái độ của người đi lễ đối với sự linh thiêng, nghiên cứu đi vào phân tích những hoạt động của người đi lễ tham gia góp phần bảo tồn giá trị của di tích như tìm hiểu di tích, đóng góp tu bổ tôn tạo cũng như bảo tồn giá trị văn hoá phi vật thể (lễ hội) ở hai nơi, nhằm giới thiệu di tích đến với mọi người. 1.2. Các khái niệm công cụ 1.2.1. Dư luận xã hội  Định nghĩa về dư luận xã hội Dư luận xã hội là: “Sự phán xét thể hiện sự đánh giá và thái độ của mọi người đối với các hiện tượng của đời sống xã hội”[46]. Hoặc dư luận xã hội là: “Ý kiến có tính chất đánh giá về các vấn đề xã hội mà nhóm công chúng cảm thấy có ý nghĩa với họ hoặc vấn đề đó động chạm đến lợi ích chung, các giá trị chung”[37, tr.48]. Dư luận xã hội được hình thành qua kênh giao tiếp cá nhân và kênh giao tiếp đại chúng, khi các phương tiện truyền thông đại chúng phát triển thì dư luận xã hội được hình thành và phổ biến nhanh hơn.  Chức năng của dư luận xã hội: Các nhà nghiên cứu có nhiều cách phân chia chức năng của dư luận xã hội. 17 Cách phân chia thứ nhất, chức năng của dư luận xã hội gồm: Dư luận xã hội có chức năng đánh giá; Chức năng điều tiết các mối quan hệ xã hội; Chức năng giáo dục; Chức năng tư vấn – giám sát [33; tr.105-110]. Cách phân chia thứ hai, chức năng của dư luận xã hội được tác giả chia ở cấp đỗ vĩ mô và vi mô. Ở cấp độ vi mô dư luận xã hội có chức năng đánh giá; Chức năng kiểm soát xã hội đối với hành vi; Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi; Chức năng giáo dục hành vi [37; tr.145-157].  Phân biệt dư luận xã hội với tin đồn: Sự khác biệt giữa dư luận xã hội và tin đồn thể hiện ở một số tiêu chí sau [37; tr.66]. Dƣ luận xã hội Tiêu chí Tin đồn Tính kiểm chứng Vấn đề của dư luận xã hội Vấn đề của tin đồn có thể của vấn đề được đề thường liên quan đến lĩnh vực là những vấn đề của cá cập đến công cộng, nguồn kiểm chứng nhân và cũng có thể là có thể thông qua hai nguồn là vấn đề của công cộng, các cơ quan chức năng và các khó kiểm chứng về vấn phương tiện truyền thông đại đề tin đồn đề cập tới. chúng. Mức độ tham gia Mức độ tham gia cao Mức độ tham gia thấp. của yếu tố tinh thần Kênh phổ biến Chủ yếu qua kênh truyền thông Chủ yếu qua kênh giao đại chúng Tính ổn định tiếp cá nhân. Có sự ổn định cao hơn, khó Dễ thay đổi thay đổi hơn Như vậy, trong đề tài này dư luận xã hội về tính thiêng là sự đánh giá, thái độ của một nhóm công chúng liên quan đến sự linh thiêng của di tích. 1.2.2. Tính thiêng  Quan điểm của E. Durkheim về “cái thiêng” Trường phái xã hội học của E.Durkheim đã giải thích cái thiêng từ nguồn gốc xã hội. Nó là một dạng sức mạnh tập thể có từ xã hội, được thêm vào hiện thực 18 để trở thành một nhân tố chủ chốt trong cơ cấu xã hội. Durkheim dùng hai từ “cái thế tục” (Frofane) và "cái thiêng liêng" (Sacré), ông phân chia thế giới thành hai lĩnh vực: bao gồm một bên là tất cả những gì thiêng liêng, một bên là tất cả những gì trần tục. Các niềm tin, huyền thoại, tín điều, truyền thuyết đều, hoặc là biểu trưng hoặc là hệ thống các biểu trưng để nói lên bản chất của những sự vật thiêng, những đức tính hay quyền lực được gắn cho chúng, lịch sử của chúng, quan hệ với những vật trần tục. Một sự vật, hiện tượng trong đời sống tín ngưỡng sở dĩ thiêng liêng không phải là vì những thuộc tính vật chất của nó mà là ở giá trị biểu trưng của nó... [12, tr.49]. Dưới góc độ xã hội học, vấn đề cần quan tâm là ý nghĩa của cái thiêng đối với hoạt động xã hội… Cái thiêng hay tôn giáo có chức năng kiểm soát xã hội, khi niềm tin tôn giáo được chia sẻ trong xã hội, thì chiều hướng có ý nghĩa và có mục đích sẽ phát sinh trong sự cố kết xã hội và ổn định xã hội. Durkheim phân tích về chức năng tôn giáo không ngụ ý một niềm tin tôn giáo bất kỳ là có giá trị hay vô giá trị. Nhưng khi đối mặt với cái chết, bệnh tật, thiên tai và vô số những thất bại của con người, đời sống có vẻ dễ bị tổn thương và vô nghĩa một cách vô vọng. Lúc này, dù là niềm tin tôn giáo nào chăng nữa đều tạo cảm giác an ủi rằng nhiều kinh nghiệm con người từ khi sinh ra cho đến khi mất đi đều có mục đích nhiều hơn. Củng cố niềm tin như thế, con người ít bị sự tuyệt vọng quật ngã hơn khi đối mặt với những tai họa trong đời sống, và rất có thể đóng góp tích cực nhiều hơn vào phúc lợi xã hội [43]. Tóm lại, tính thiêng ở đây có thể hiểu là những quyền năng thiêng liêng, phù hộ cho người dân nhiều mặt trong đời sống, giúp họ vượt qua những khó khăn đa dạng, phức tạp mang lại cho con người một niềm tin vào sự linh thiêng đó. Thái độ của con người đối với cái thiêng chính là sự tôn kính, biết ơn và thái độ sợ hãi trước sức mạnh bí ẩn. Chính tính "thiêng" ấy đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho người dân trong những thời điểm khó khăn, cũng như tạo cho họ những hy vọng vào điều tốt đẹp sẽ đến, đồng thời điều chỉnh hành vi của con người cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Cảm giác về cái thiêng, vì thế khi con người đến những nơi đó cảm thấy tôn kính và sợ hãi, đồng thời tăng cường sức mạnh cho các chuẩn mực đạo đức 19 xã hội. Cụ thể ở đây, khi người đi lễ cảm nhận được sự linh thiêng của Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ, có niềm tin ở sự che chở bảo hộ, sự tôn kính lòng biết ơn, sợ hãi trước sự linh thiêng của vị thần, người đi lễ có những việc làm, hành vi tích cực tham gia bảo tồn giá trị văn hoá các di tích. 1.2.3. Di tích lịch sử văn hoá Ở nước ta, trong pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh ban hành ngày 4-4-1984 di tích lịch sử văn hoá qui định như sau: "Di tích lịch sử văn hoá là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật cũng như có giá trị văn hoá khác, hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hoá xã hội”. Theo luật di sản văn hóa: Di tích lịch sử văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Di tích lịch sử văn hóa có một trong các tiêu chí sau: Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước; Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước; Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến; Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ; Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc; nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử. Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ là những di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội. Đây là hai di tích có giá trị văn hoá, lịch sử và kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu với truyền thống thờ cúng nữ thần của người Việt từ ngàn xưa. 1.2.4. Giá trị của các di tích lịch sử văn hoá Điều 1 của Luật Di sản văn hoá xác định: “Di sản văn hoá qui định tại Luật này bao gồm Di sản văn hoá phi vật thể và Di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước CHXHCN Việt Nam”[26, tr.12]. Luật Di sản văn hoá đã xác định 3 giá trị của di tích lịch sử văn hoá: giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, giá trị khoa học là những giá trị cơ bản, có tính nền tảng cho nhận thức về giá trị di tích lịch sử văn hoá. 20 Giá trị lịch sử của di tích là những vật chứng, nhân chứng có thật, phản ảnh sự phát triển của hiện thực, có ý nghĩa lịch sử, với tất cả tính đa dạng, phong phú, quanh co, khúc khuỷu, đột biến của sự kiện lịch sử hay danh nhân lịch sử đó. Giá trị văn hoá của di tích là cái có ý nghĩa đáng quí về văn hoá vật thể, phi vật thể do con người sáng tạo ra, đáp ứng các nhu cầu của con người và được lưu giữ lại trong lịch sử tồn tại của cộng đồng, dân tộc mình. Giá trị khoa học của di tích là tri thức có ích lợi, đáng quí của di sản văn hoá phản ánh sự phát triển đa dạng của tự nhiên, xã hội và tư duy, phục vụ nghiên cứu khoa học về hiện tượng tự nhiên và sự kiện xã hội. Theo cách phân chia này, các di tích lịch sử văn hoá có những giá trị lớn đối với Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, cần phải được bảo tồn và phát huy cho thế hệ sau những tài sản vô giá này. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn không thể đi sâu nghiên cứu dư luận xã hội về tính thiêng của các di tích lịch sử văn hoá đối với việc bảo tồn tất cả các giá trị trên của di tích. Vì vậy, nghiên cứu tập trung tìm hiểu dư luận xã hội về tính thiêng đối với việc bảo tồn giá trị văn hoá của di tích Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ. Bởi lẽ, hai di tích này đều chứa đựng trong đó những giá trị văn hoá vật thể (công trình kiến trúc, đồ thờ tự, nghệ thuật truyền thống…) và văn hoá phi vật thể (lễ hội…) truyền thống của dân tộc, nên rất cần thiết để bảo tồn giá trị văn hoá của hai di tích. Hơn nữa, khi đã bảo tồn được di tích, làm cho di tích còn tồn tại thì những giá trị khác của di tích sẽ được phát huy. 1.2.5. Bảo tồn giá trị di tích - Khái niệm 1: Là những hoạt động nhằm đảm bảo sự tồn tại lâu dài, ổn định của di tích để sử dụng và phát huy giá trị của di tích đó. - Khái niệm 2: Là tất cả những nỗ lực nhằm hiểu biết về di sản văn hoá giá trị và lịch sử, ý nghĩa của nó, nhằm đảm bảo sự an toàn về vật chất của di tích và khi cần đến đảm bảo việc giới thiệu, trưng bày, khôi phục. Các khái niệm trên đều đề cập tới ba vấn đề cơ bản của hoạt động bảo tồn di tích: Một là, những hoạt động có tính tích cực để tìm hiểu, phát hiện, đánh giá giá trị lịch sử, văn hoá tiêu biểu của di tích đó; Hai là, những hoạt động nhằm đảm bảo cho di tích tồn tại lâu dài; Ba là, những hoạt động nhằm giới thiệu, trưng bày, tuyên truyền phổ biến cho công chúng [5]. 21 Trong nghiên cứu này tác giả luận văn đi vào phân tích dư luận xã hội về tính thiêng đối với việc bảo tồn giá trị văn hoá di tích Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ ở 3 khía cạnh mà khái niệm trên đề cập đến là: mức độ tìm hiểu về di tích; sự tham gia của người đi lễ vào việc đóng góp tu bổ, tôn tạo di tích và bảo tồn lễ hội truyền thống của di tích; cuối cùng là việc tuyên truyền giới thiệu đến mọi người về di tích Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ. 1.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Vấn đề dư luận xã hội, bảo tồn di tích lịch sử văn hoá được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học trên thế giới và ở Việt Nam. Trên thế giới Về việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích: nghiên cứu về di tích và nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá được sự quan tâm của nhiều nước và nhiều tổ chức trên thế giới. UNESCO (tổ chức nghiên cứu văn hoá thế giới) đã đưa ra khái niệm về di sản văn hoá được sử dụng trong Công ước quốc tế về bảo vệ di sản văn hoá được thông qua phiên họp lần thứ 32 của Đại hội đồng: “Di sản văn hoá được hiểu là những công trình kiến trúc, chùa chiền, miếu mạo, công cụ đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hoá có liên quan mà các cộng đồng và các nhóm và trong một số trường hợp là cá nhân công nhận là một phần di sản văn hoá của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hoá được cộng đồng và các nhóm không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong ý thức họ về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hoá và tính sáng tạo của con người”. Mikhailovski E.E (1974), Phương pháp luận và thực tiễn của công tác bảo tồn di sản văn hoá ở Mátxơcơva. Ở Italy nghiên cứu bảo tồn và phát huy các giá trị di tích cũng được chú trọng quan tâm phát triển. Có nhiều chuyên gia hàng đầu về giải pháp làm gia tăng giá trị di tích văn hoá. Khu vực Thành cổ La Mã luôn là hạt nhân trong quy hoạch phát triển ở thủ đô Roma và thành phố này đã trở thành đô thị du lịch nổi tiếng thế giới dựa trên giá trị di sản văn hóa của dân tộc. 22
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan