Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp của nhật bản cho căn bệnh môi trường minamata ở tỉnh kumamoto từ thập ...

Tài liệu Giải pháp của nhật bản cho căn bệnh môi trường minamata ở tỉnh kumamoto từ thập niên 1950 đến thập niên 1980

.PDF
130
766
104

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------------------------- NGUYỄN VIỆT THI GIẢI PHÁP CỦA NHẬT BẢN CHO CĂN BỆNH MÔI TRƯỜNG MINAMATA Ở TỈNH KUMAMOTO TỪ THẬP NIÊN 1950 ĐẾN THẬP NIÊN 1980 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: CHÂU Á HỌC HÀ NỘI – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------------------------- NGUYỄN VIỆT THI GIẢI PHÁP CỦA NHẬT BẢN CHO CĂN BỆNH MÔI TRƯỜNG MINAMATA Ở TỈNH KUMAMOTO TỪ THẬP NIÊN 1950 ĐẾN THẬP NIÊN 1980 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học Mã số: 60 31 50 Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Hải Linh HÀ NỘI – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Phan Hải Linh. Các kết quả, số liệu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2014 Tác giả Nguyễn Việt Thi 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................3 Chương 1. BỐI CẢNH XUẤT HIỆN CĂN BỆNH MINAMATA............ 12 1.1. Chính sách phát triển kinh tế thời kỳ tăng trưởng cao .................... 12 1.2. Thành phố Minamata và Công ty Chisso ....................................... 17 Chương 2. CĂN BỆNH MINAMATA.................................................... 25 2.1. Quá trình phát hiện bệnh và truy tìm nguyên nhân gây bệnh .......... 26 2.2. Căn bệnh Minamata ..................................................................... 33 2.3. Quá trình khởi kiện đòi công lý cho nạn nhân Minamata................ 36 Chương 3. GIẢI PHÁP CHO CĂN BỆNH MINAMATA ....................... 49 3.1. Chính sách môi trường của chính phủ ........................................... 50 3.1.1. Chính sách trong thập niên 1960 ............................................. 50 3.1.2. Chính sách trong giai đoạn 1970 - 1980 .................................. 51 3.1.3. Các chính sách sau thập niên 1980 .......................................... 52 3.2. Một số biện pháp áp dụng thực tế tiêu biểu.................................... 53 3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường……………………………………….. 63 KẾT LUẬN........................................................................................... 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 75 PHỤ LỤC ............................................................................................. 78 2 MỞ ĐẦU Ngày nay, thế giới đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa mang tính toàn cầu, trong đó, ô nhiễm môi trường là mối nguy ngại lớn nhất, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến không chỉ sức khỏe của con người mà cả sự tồn vong của nhân loại. Phần lớn các loại ô nhiễm môi trường đều là hậu quả của các hoạt động sản xuất, kinh tế, sinh hoạt… thiếu ý thức của con người. Có thể nói, con người vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân của các thảm họa môi trường. Một trong các loại hình ô nhiễm môi trường tệ hại nhất, không chỉ cho cuộc sống của một thế hệ, mà còn ảnh hưởng lâu dài đến các thế hệ sau, là ô nhiễm công nghiệp, trong đó ô nhiễm thủy ngân là một trong những căn bệnh nguy hiểm hàng đầu. Đến nay, ô nhiễm thủy ngân đã và đang trở thành một vấn nạn mang tính toàn cầu. Báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) công bố ngày 10/1/2013 đã nhận định rằng: đến nay thủy ngân vẫn tiếp tục gây nên thảm họa môi trường đối với nhân loại nếu con người không có các chương trình quản lý và kiểm soát ô nhiễm thích hợp1. Lịch sử đã cho thấy những hậu quả khôn lường của việc sử dụng thủy ngân bừa bãi. Những nạn nhân đầu tiên của thủy ngân là các nhà giả kim thuật Ai Cập, Ả Rập, Trung Quốc… thời cổ đại. Khi sử dụng thủy ngân để phân tách một số kim loại, nhất là vàng, họ đã bị hơi thủy ngân xâm nhập qua đường hô hấp, ngấm qua da, đi vào cơ thể, dẫn đến những chứng bệnh kỳ lạ như bị ảo giác, ám ảnh, suy nhược cơ thể và cái chết bí hiểm. Những căn bệnh do nhiễm độc thủy ngân đã xuất hiện ở nhiều nước 1 http://www.unep.org/ 3 và khu vực trên thế giới, đặc biệt trong nửa sau của thế kỉ XX. T ừ cuối những năm 1970 các nhà nghiên cứu môi trường đã phát hiện thấy sông và hồ vùng Amazon trong tình trạng ô nhiễm thủy ngân do các hoạt động khai thác mỏ bùng nổ tại một số nước xung quanh khu vực này. Trong các năm 1971-1972, vụ ngộ độc thủy ngân tại Iraq khiến cho 6530 công nhân bị ngộ độc và 459 người chết do phải tiếp xúc với hóa chất diệt nấm có chứa thủy ngân hữu cơ đã làm dấy lên làn sóng phản đối ngành công nghiệp hóa chất ở nước này2. Ở Nhật Bản, sự kiện gây chấn động đầu tiên bởi thảm họa môi trường liên quan đến thủy ngân là tình trạng vịnh Minamata bị nhiễm thủy ngân nặng do nước thải công nghiệp không qua xử lý thải thẳng ra vịnh trong suốt một thời gian dài. Kết quả là cư dân sống quanh vịnh, do ăn phải cá và sò bị ô nhiễm thủy ngân hữu cơ, đã nhiễm bệnh, khiến hệ thống thần kinh, chủ yếu là thần kinh trung ương, bị hủy hoại nghiêm trọng, tạo nên những cơn đau đớn tột cùng, tình trạng co giật thường xuyên, dẫn đến mù, điếc, mất trí, bại liệt… thậm chí tử vong. Căn bệnh khủng khiếp mang tên địa danh Minamata đã làm kinh hoàng và là hồi chuông cảnh tỉnh đầu tiên đối với nước Nhật chính trong thời kỳ người ta còn đang say sưa với những thành tích tăng trưởng kinh tế “thần kỳ”. Trên thực tế, căn bệnh kiểu Minamata đã không chỉ xảy ra ở thành phố Minamata. Năm 1965, bệnh Minamata đã bùng phát một lần nữa ở khu vực sông Agano thuộc tỉnh Niigata của Nhật Bản, do nhà máy của công ty Showa Denko xả thải thủy ngân không qua xử lý ra sông. Năm 1968, mười hai năm sau khi phát hiện ra người đầu tiên bị mắc bệnh Minatama (1956), nhờ cuộc đấu tranh không mệt mỏi của cư dân vịnh Minamata trên công luận và pháp đình, chính phủ Nhật Bản đã công bố kết 2 Đàm Hồng Hải (2013), “Thủy ngân và sức khỏe con người”, http://ungthubachmai.com.vn/ 4 luận chính thức về nguyên nhân gây bệnh là thủy ngân trong chất thải của nhà máy hóa chất của Công ty Chisso. Sau đó, chính phủ đã ban hành các qui định và biện pháp giải quyết hậu quả, đồng thời yêu cầu các công ty chịu trách nhiệm phải chi trả những khoản đền bù lớn cho các nạn nhân. Việc này đã đánh dấu một bước ngoặt trong nhận thức về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của Nhật Bản, cũng như bước ngoặt cho những biện pháp công nghệ phòng ngừa ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Hiện nay chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức công nghiệp, tổ chức dân sự đã có rất nhiều sáng kiến và cách tiếp cận nhằm ngăn ngừa sự phá hủy môi trường. Đồng thời, Nhật Bản cũng đã cam kết hợp tác quốc tế và đóng góp vào việc ngăn ngừa sự phá hủy ô nhiễm môi trường cho nhiều nước khác dựa trên kinh nghiệm và bài học đắt giá của chính mình. Ngày 09/1/2013, Công ước Minamata về thủy ngân đã được 140 quốc gia thông qua sau 4 năm đàm phán. Vào ngày 10/10/2013, tại Hội nghị ngoại giao ở Kumamoto, Nhật Bản cùng 139 quốc giá khác, trong đó có Việt Nam, đã ký kết Công ước Minamata về thủy ngân nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường khỏi những ảnh hưởng có hại của thủy ngân. Sau 16 năm (1974-1990) liên tiếp nỗ lực làm sạch nước vịnh và cải thiện tình hình môi trường với tổng chi phí hơn 48 tỷ JPY, vịnh Minamata đã trở thành một trong những nơi trên thế giới đứng đầu về chất lượng nước sạch. Tuy nhiên, hệ lụy bi đát của thảm họa môi trường Minamata vẫn còn dai dẳng trên cơ thể các nạn nhân đến ngày nay. Theo Tổ chức cứu trợ Nhật Bản, tính đến ngày 30/04/1997, đã có đến 17.000 người trong hai tỉnh Kumamoto và Kagoshima bị mắc bệnh Minamata và hơn 2000 người đã chết. Các số liệu về Minamata là bài học sâu sắc không chỉ cho người Nhật, mà còn cho người dân trên toàn thế giới về vấn đề an ninh môi trường. Vì vậy, kinh nghiệm về thảm họa Minamata, cũng như các chính sách của 5 Nhật Bản để giải quyết hậu quả và xây dựng lại thành phố Minamata là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu ở các nước đang phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Mục đích, ý nghĩa của đề tài Mục đích chính của luận văn là nghiên cứu về thảm họa ô nhiễm thủy ngân ở thành phố Minamata, và quan trọng hơn là đề cập đến những giải pháp, chính sách của Chính phủ Nhật Bản, cũng như chính quyền thành phố, nhằm khắc phục hậu quả, bồi thường cho người bị hại và xây dựng lại thành phố Minamata trở thành thành phố điển hình về môi trường. Đây là bài học hữu ích cho thế giới, nói chung, và cho Việt Nam, nói riêng, trong bối cảnh ở nước ta, đang diễn ra những sự hiện tượng tương tự như Minamata: Sự xuất hiện các dòng sông chết, các làng ung thư mà thủ phạm là chất thải của các nhà máy gần đó, tình trạng xả thải bừa bãi hay chôn lấp chất thải không đúng qui cách… đang làm cả xã hội phẫn nộ. Để có được nền kinh tế phát triển bền vững và thịnh vượng, chúng ta cần phải hành động theo quan điểm sống đền đáp lại thiên nhiên, có trách nhiệm trong việc xả thải và cùng giải quyết các vấn đề của địa cầu. Theo GS. Trần Văn Thọ3: “Việc bảo vệ môi trường phải được đặt lên hàng đầu, ưu tiên hơn cả công nghiệp hóa” 4. Sẽ là điều không thể tha thứ được nếu lại tái diễn trong tương lai những căn bệnh tương tự như bệnh Minamata. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Sự kiện ô nhiễm môi trường ở Minamata cũng như các vân đề liên quan đến căn bệnh Minamata là đề tài nghiên cứu thu hút được sự quan tâm đặc biệt của rất nhiều tác giả trên thế giới cũng như ở Việt Nam (chẳng hạn 3 Giáo sư Trần VănThọ (sinh năm 1949), lấy bằng Tiến sỹ tại ĐH Hitostubashi, Nhật Bản, hiện là Giáo sư kinh tế của Trường Đại học Waseda, Nhật Bản. 4 Trích dẫn từ nội dung phát biểu của GS. Trần Văn Thọ trong buổi giao lưu trực tuyến với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online ngày 27/10/2008 (xem http://www.thesaigontimes.vn/Home/thoisu/sukien/11286/) 6 xem [4], [6], [8], [9], [13], [16], [17], [18] và danh mục tài liệu tham khảo kèm theo). Trong số những nghiên cứu đó, có ảnh hưởng nhất là các kết quả nghiên cứu của Jun Ui (宇井純) trong cuốn “Các nguyên tắc về ô nhiễm” [17], của Masazumi Harada (原田 正純) trong “Những bài giảng về Minamata” [18]. Ngoài ra, còn phải kể đến tác phẩm “Nhân chứng của căn bệnh Minamata” [16] của Akira Kurihara (栗原彬), tác phẩm “Căn bệnh Minamata và việc quản lý rủi ro đối với an ninh con người” [9] của Chiyuki Inoue (井上千雪), tác phẩm “Chính sách môi trường và đánh giá tác động tại Nhật Bản” [8] của Bredan F.D Barrett và Riki Therivel, bài viết “Minamata: một câu chuyện về đau khổ và hy vọng” [13] của Nicol, C.W. Trong các nghiên cứu này, các tác giả đã khẳng định rằng sự xuất hiện căn bệnh Minamata là hậu quả của việc phát triển công nghiệp hóa nhanh chóng cùng với việc tăng trưởng kinh tế cao ở Nhật Bản. Kurihara [16] kết luận rằng căn bệnh Minamata là kết quả của chính sách kinh tế của Nhật Bản và việc sản xuất hàng hóa hàng loạt và ồ ạt. Jun Ui [17] thì có quan điểm cực đoan hơn khi cho rằng căn bệnh Minamata không chỉ là hậu quả của kinh tế tăng trưởng cao mà nó còn ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp bền vững. Trong bài viết “Mối quan hệ giữa phát triển và bảo vệ môi trường – Kinh nghiệm của Nhật Bản” [4], tác giả Nguyễn Văn Kim đã phân tích mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế và vấn đề bảo vệ môi trường, bàn luận về kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc giải quyết vấn đề. Tác giả Nguyễn Văn Tài đã phân tích kỹ về sự nghiêm trọng của bệnh Minamata tại Nhật Bản trong bài viết “ Ô nhiễm môi trường tại Nhật Bản: Trường hợp bệnh Minamata” [6]. Như vậy, có thể thấy vấn đề bệnh Minamata là đề tài nghiên cứu sâu với nhiều khía cạnh của rất nhiều các học giả trên thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam, căn bệnh này mới chỉ được giới thiệu một cách khái quát, chưa cụ thể. 7 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung làm sáng rõ hai vấn đề cơ bản là: i) Thảm họa Minamata; ii) Các chính sách môi trường của chính phủ Nhật Bản, các biện pháp giải quyết hậu quả thảm họa Minamata của chính quyền và cư dân địa phương nhằm phục hồi thành phố Minamata. Phạm vi nghiên cứu: Như đã trình bày trên, Minamata đã trở thành thuật ngữ quốc tế chỉ căn bệnh nhiễm độc thủy ngân do ô nhiễm công nghiệp. Ở Nhật Bản, căn bệnh này diễn ra ở nhiều địa phương, trong đó nghiêm trọng nhất là tỉnh Kumamoto và Niigata. Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, tác giả luận văn muốn giới hạn phạm vi nghiên cứu là căn bệnh Minamata ở tỉnh Kumamoto, trong giai đoạn thập niên 1950-1980. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu thực địa, phân tích, thống kê và phỏng vấn. - Phương pháp nghiên cứu thực địa: Tháng 12/2009, trong chuyến nghiên cứu thực địa trong khuôn khổ Chương trình nghiên cứu về Chính sách môi trường (Environmment Policy Program) do Trường Đại học Quốc tế Nhật Bản5 tổ chức, tác giả luận văn đã tham gia đoàn điều tra thành phố Minamata và trực tiếp phỏng vấn đại diện chính quyền địa phương và các chuyên gia môi trường về căn bệnh Minamata về biện pháp giải quyết hậu quả và tái thiết thành phố, thăm quan các nhà máy phân loại rác và xử lý chất thải ở thành phố Minamata. - Phương pháp phỏng vấn: Tác giả đã trực tiếp phỏng vấn một số gia đình có người thân bị mất vì căn bệnh Minamata về tác hại, nguyên nhân cũng như thái độ của những người trong cuộc. Ngoài ra, tác giả đã nghe bài 5 International University of Japan (国際大学) ở thành phố Uonuma 南魚沼市, tỉn h Niigata 新潟県, Nhật Bản 8 giảng và phỏng vấn người luật sư đã từng theo kiện công ty hóa chất Chisso giúp những người dân mắc bệnh. - Phương pháp thống kê: tổng hợp và thống kê các dữ liệu được công bố trong các tài liệu của địa phương, của các cơ quan chính phủ liên quan đến căn bệnh Minamata ở Kumamoto. Tác giả (người thứ ba, hàng thứ hai, từ trái sang) thăm khu công nghiệp Minamata. - Phương pháp phân tích: Dựa trên những tài liệu nghiên cứu của các học giả Nhật Bản cũng như quốc tế, tác giả phân tích các sự kiện liên quan đến thảm họa môi trường Minamata ,và rút ra bài học kinh nghiệm cho chính phủ Việt Nam trong việc đề ra những chính sách và chủ trương trong việc phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường sống cho người dân. 9 Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận văn bao gồm 3 chương. Chương 1: Bối cảnh xuất hiện căn bệnh Minamata phác họa một số nét cơ bản về đặc điểm kinh tế xã hội của Nhật Bản trong giai đoạn tăng trưởng “thần kỳ” 1954-1973, đặc biệt phân tích tính hai mặt của sự phát triển nóng. Ngoài ra, chương này phân tích bối cảnh trực tiếp dẫn đến căn bệnh Minamata. Đó là chính sách coi trọng phát triển kinh tế của tỉnh Kumamoto nói chung và công ty Chisso nói riêng, dẫn đến thái độ coi nhẹ vấn đề bảo vệ môi trường và đối thoại với cư dân địa phương. Chương 2: Căn bệnh Minamata. Chương này trình bày một cách hệ thống về căn bệnh Minamata, từ nguyên nhân gây bệnh, những biểu hiện lâm sàng, nỗi đau thương, tổn thất nặng nề của các bệnh nhân…, dẫn đến thái độ phản kháng của cư dân và quá trình kiện tụng liên quan căn bệnh này. Chương 3: Giải pháp của Nhật Bản cho căn bệnh Minamata giới thiệu các chính sách và biện pháp trong lĩnh vực môi trường và xã hội của Nhật Bản, bao gồm chính quyền cấp trung ương và địa phương nhằm giải quyết thảm họa Minamata, và các chính sách khôi phục, biến thành phố Minamata trở thành điểm du lịch môi trường. Ngoài ra, một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng được trình bày ở đây. Phần Phụ lục của luận văn là niên biểu các sự kiện liên quan đến căn bệnh Minamata từ thập niên 1950 đến năm 2008. 10 Luận văn được hoàn thành tại Khoa Đông Phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, dưới sự hướng dẫn tận tình và nghiêm khắc của TS. Phan Hải Linh – người mà tác giả rất mực kính trọng, yêu quí và biết ơn. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả thường xuyên được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô trong Khoa Đông Phương học. Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành các thầy cô. Tác giả chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình làm luận văn. Cuối cùng, tác giả muốn bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình đã luôn hỗ trợ, động viên, khích lệ tác giả để hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2014 Tác giả Nguyễn Việt Thi 11 Chương 1 BỐI CẢNH XUẤT HIỆN CĂN BỆNH MINAMATA Đã hơn nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ khi bệnh Minamata được phát hiện lần đầu tiên ở Kumamoto, nhưng thời gian không xoa dịu được nỗi đau của hàng chục ngàn nạn nhân mắc bệnh và gia đình của họ vẫn đang chờ được bồi thường và trợ cấp. Thủ phạm trực tiếp gây ra căn bệnh này là thủy ngân trong chất thải không qua xử lý của công ty Chisso – một trong những công ty hóa chất hàng đầu của Nhật Bản trong giai đoạn phát triển kinh tế “thần kỳ” 1954-1973. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa dẫn đến căn bệnh này và một loạt vấn đề ô nhiễm khác ở Nhật Bản trong các thập kỷ 1960-1970 chính là chính sách phát triển kinh tế ồ ạt, mà chưa chú trọng đến tính bền vững của nền kinh tế và vấn đề môi trường. Chính sách phát triển kinh tế của Nhật Bản trong thời kỳ tăng trưởng cao được trình bày ở Mục 1.1. Mục 1.2 dành để giới thiệu chi tiết về địa danh Minamata và hoạt động của công ty Chisso. Nội dung chính của chương này được tham khảo trong [3], [7] và [14]. 1.1. Chính sách phát triển kinh tế thời kỳ tăng trưởng cao Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề về mọi mặt, chìm đắm trong lạm phát và thiếu thốn. Đại đa số người Nhật không có nhà ở, không đủ ăn, xí nghiệp và nhà máy bị tàn phá, nguyên nhiên liệu phục vụ cho sản xuất khan hiếm. Bên cạnh đó, tâm lý thất bại ê chề như một đám mây xám phủ lên toàn bộ xã hội. Vấn đề cấp thiết với chính phủ Nhật Bản lúc này là nhanh chóng hàn gắn vết thương 12 chiến tranh, tiến hành khôi phục nền kinh tế và thông qua kinh tế khôi phục lòng tin của người dân cũng như hình ảnh của Nhật Bản trên thế giới. Năm 1949, Nhật Bản áp dụng chính sách Dân chủ hóa và Tự do hóa nền kinh tế (経済の民主化・自由化) nhằm xây dựng một nền kinh tế dân chủ, tự do, có khả năng tự lập, ổn định, hạn chế chi tiêu và đặt trọng tâm vào phát triển cơ sở hạ tầng. Tháng 6/1950, chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc Triều Tiên bùng nổ. Tỷ giá đồng JPY rẻ (360 JPY đổi được 1 USD) [3, tr.338] và nhu cầu sản xuất nhu yếu phẩm cho cuộc chiến tranh này đã khiến Nhật Bản trở thành nơi sản xuất quân nhu quân dụng cho quân đội Mỹ. Đây là cơ hội vàng giúp nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng vượt qua mức trước chiến tranh thế giới thứ hai và đánh dấu sự mở đầu của giai đoạn phát triển sau chiến tranh. Năm 1960, với việc ký kết Hiệp ước An ninh Nhật Mỹ (日米安全保障条約), Nhật Bản có thể yên tâm về vấn đề an ninh quốc phòng để dồn hết toàn lực vào việc khôi phục và phát triển kinh tế. Nhật Bản đã thành công khi đi tiên phong trong chính sách công nghiệp hóa hướng đến xuất khẩu vì khi đó họ không có đối thủ cạnh tranh ở châu Á. Nhờ sự hỗ trợ về nhiều mặt của Mỹ và những cố gắng vượt bậc, quyết tâm khôi phục lại đất nước của dân tộc Nhật Bản, đến đầu những năm 1950, Nhật Bản đã hoàn thành giai đoạn phục hồi sau chiến tranh. Trong gần 20 năm tiếp theo, nền kinh tế Nhật Bản từng bước chuyển mình từ giai đoạn du nhập kỹ thuật và thiết bị tiên tiến từ các nước Âu Mỹ, tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (1954-1961), sang giai đoạn tăng trưởng (1962-1965), và giai đoạn phát triển sản xuất phục vụ xuất khẩu, ổn định tài chính (1965-1973)... Một số nhà nghiên cứu, chẳng hạn như Morishima Michio [5], cho rằng sự thành công này là kết quả của sự kết hợp khéo léo giữa “công nghệ Phương Tây” và “tính cách Nhật Bản”. 13 Thời kỳ 1954-1973 không chỉ là thời kỳ phát triển kinh tế “thần kỳ” mà còn là thời kỳ ổn định xã hội và nâng cao đời sống của người Nhật. .Năm 1949, thu nhập quốc gia bình quân đầu người của Nhật Bản chỉ là 100 USD, nhưng đến năm 1953, đã đạt được mức trung bình như trong giai đoạn trước chiến tranh 1934-1936 là 225 USD và kinh tế vẫn tiếp tục tăng nhanh [14, tr.1]. Thu nhập quốc gia bình quân đầu người của Nhật Bản năm 1959 đã lên đến 300 USD (xem Bảng 1) và đến năm 1961 đạt được mức 400 USD, tương đương một nửa thu nhập quốc gia bình quân đầu người của các nước Châu Âu nhưng gấp năm lần so với các nước Đông Nam Á. TT Quốc gia 01 02 03 04 05 06 07 08 Hoa Kỳ Anh Pháp Tây Đức Italy Nhật Bản Brazil Ấn Độ Thu nhập bình quân (USD) 2232 1020 875 869 457 299 299 66 Bảng 1.1: Thu nhập bình quân đầu người các nước năm 1959 [14, tr.1] Trong giai đoạn 1954-1973, tỷ lệ tăng trưởng thực chất GNP trung bình của Nhật Bản đạt tới 9.8%. Năm 1950, tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của Nhật Bản nhỏ hơn bất cứ nước phương Tây nào và chỉ bằng vài phần trăm so với Mỹ. Nhưng đến năm 1960, GNP của Nhật Bản đã vượt qua GNP của Canada. Giữa thập niên 1960, nó đã vượt qua GNP của Anh và Pháp. Đến năm 1973, GNP của Nhật Bản đã bằng một phần ba GNP của Mỹ và lớn thứ hai trên thế giới. Giá trị tổng sản phẩm trong nước của Nhật 14 Bản trong năm 1973 là 402 tỷ USD, tăng gấp 20 lần so với năm 1950 [3, tr.342] . Kinh tế Nhật Bản là nền kinh tế thị trường lấy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân làm trung tâm, kết hợp với vai trò điều tiết của chính phủ, đặc biệt trong định hướng phát triển các lĩnh vực kinh tế. Trước hết, nông nghiệp là một trong những lĩnh vực có những thay đổi sâu rộng. Nhật Bản đã phát triển thâm canh kết hợp với cơ giới hóa, thủy lợi hóa và điện khí hóa. Kết quả là sản lượng nông nghiệp gia tăng, trong khi tỷ lệ dân số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm. Trước chiến tranh, lúa gạo được coi là lương thực chủ yếu và chiếm một nửa sản lượng nông nghiệp của Nhật Bản, nhưng sau chiến tranh, tỷ lệ các sản phẩm từ chăn nuôi, hoa quả, rau và các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao đã gia tăng đáng kể. Bảng 2 cho thấy sản lượng sữa tăng gấp 8 lần, hoa quả tăng gấp 4 lần, trứng tăng gấp 2.7 lần, nhưng mặt khác sản phẩm kén truyền thống lại giảm 40% so với trước chiến tranh [14, tr.8]. Hoa quả Kén (1000t) (1000t) Thịt lợn (1000t) Sữa Trứng (1000t) (1.000.000) 19331935 1955 1125 249 24 248 3518 1625 114 82 1000 6743 1960 4005 111 148 1887 9560 Bảng 1.2: Sản lượng một số sản phẩm nông nghiệp [14, tr.8] Tình hình này phản ánh sự thay đổi nhu cầu đối với các sản phẩm nông nghiệp, hay nói cách khác là sự thay đổi trong đời sống sinh hoạt của 15 người Nhật. Cùng với việc dân số lao động trong ngành nông nghiệp giảm, tính chuyên môn hóa trong nông nghiệp được nâng cao. Lĩnh vực chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ nhất về chính sách và cơ cấu là công nghiệp. Trước chiến tranh, kinh tế Nhật Bản chủ yếu là nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Đến những năm 1930, công nghiệp nặng như chế tạo máy, cơ khí, hóa chất… bắt đầu được chú ý. Sau chiến tranh, chính sách đầu tư phát triển tập trung một số ngành mũi nhọn của chính phủ đã làm thay đổi mạnh mẽ tỷ trọng và cơ cấu ngành sản xuất công nghiệp. Năm 1950, giá trị tổng sản lượng công nghiệp là 4,1 tỷ USD, nhưng đến năm 1960 đã lên đến 56,4 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp hàng năm trong những năm 1950, 1960 đạt 15.9%, gấp sáu lần Mỹ (2.6%), xấp xỉ gấp ba lần Pháp (5.4%). Trong những năm 1961-1970, tốc độ tăng trưởng công nghiệp đạt 13.5%.[3, tr.343]. Đặc biệt, các lĩnh vực mũi nhọn như công nghiệp cơ khí, luyện kim, hóa chất đã trưởng thành nhanh chóng. Năm 1960, công nghiệp ô tô Nhật Bản còn đứng hàng thứ sáu trong thế giới tư bản, nhưng đến năm 1967 đã vươn lên hàng thứ hai sau Mỹ. Sản phẩm sắt thép cũng có tốc độ tăng trường nhảy vọt [14, tr.6]. Năm 1955, Nhật Bản có tổng sản lượng thép thô của là 4.400.000 tấn [14, tr.6]. Đến năm 1961, con số này đã lên đến 28.200.000 tấn [14, tr.6]. Nhật Bản trở thành nước đứng thứ tư về sản xuất thép, sau Mỹ, Liên bang Nga và Tây Đức. Ngoài ra, những ngành kỹ nghệ mới như hóa học, điện tử, xe hơi, đồ điện gia dụng v.v. ngày càng được phát triển và dần trở thành những ngành công nghiệp quan trọng bậc nhất của Nhật Bản. Mặc dù hầu như không có mỏ dầu nhưng Nhật Bản đã đứng đầu các nước tư bản về nhập và chế biến dầu thô. Riêng năm 1971, Nhật Bản đã nhập tới 186 triệu tấn dầu thô. Từ năm 1952 đến năm 1956, vốn đầu tư vào ngành công nghiệp hóa chất tăng 16 từ 84,1 tỷ JPY lên đến 304 tỷ JPY. Nhờ đó, công nghiệp hóa chất trở thành một trong những ngành phát triển với tốc độ nhanh nhất trong thời kỳ hậu chiến ở Nhật Bản. Năm 1970, 72,4% kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản là nhờ các sản phẩm công nghiệp nặng và hóa chất [14, tr.6] Chính sách dồn toàn lực cho phát triển kinh tế đã đem lại cho Nhật Bản những thành tựu lớn lao trong khoảng 20 năm sau chiến tranh, xứng đáng với tên gọi “tăng trưởng thần kỳ”. Tuy nhiên, mặt trái của hoạt động sản xuất với cường độ cao mà không xem xét đến các tác động tới môi trường đã dẫn đến sự gia tăng các vấn đề ô nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Điều đáng tiếc là cảnh báo về môi trường thường có một độ trễ khoảng một vài thập kỷ so với thành tích kinh tế, trong khi hệ quả của vấn đề môi trường thì kéo dài cả đến khi những âm hưởng của thành tích kinh tế đã lắng xuống. Một trong những công ty góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng thần kỳ của Nhật Bản sau chiến tranh là Công ty hóa chất Chisso. Do chỉ chú trọng đến việc phát triển sản xuất mà coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường nên công ty này đã xả thẳng khí thải ra không khí và nước thải công nghiệp không qua xử lý ra vịnh Minamata, gây nên thảm họa môi trường Minamata. Phần tiếp sẽ giới thiệu chi tiết về địa danh Minamata và hoạt động của Công ty Chisso. 1.2. Thành phố Minamata và Công ty Chisso Thành phố Minamata (水俣市), nằm ở phía tây bờ biển Kyushu (九州) và ở góc phía nam của tỉnh Kumamoto (熊本), đối diện với đảo Amakusa (天草). Làng Minamata được chính thức thành lập từ năm 1889, trở thành thị trấn từ năm 1912 và được công nhận là thành phố từ năm 1949. Thành 17 phố có diện tích là 162.6 km2 với dân số khoảng 26.260 người6. Minamata có truyền thống trồng lúa lâu đời và có một vịnh nhỏ chuyên sản xuất muối và đánh bắt cá. Vào những năm trước chiến tranh thế giới thứ hai, sản xuất muối là ngành sản xuất đem lại thu nhập chính cho làng Minamata. Sau cuộc chiến, sản xuất muối trở thành ngành công nghiệp độc quyền của chính phủ nên việc sản xuất của địa phương bị hạn chế. Cuộc sống của người dân ở Minamata gắn chặt với biển. Mặc dù ngư nghiệp không phải là nghề chính nhưng họ thường xuyên đánh bắt thủy hải sản để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Đầu thế kỉ XX, đời sống của cư dân địa phương ở Minamata có những biến đổi quan trọng do sự xuất hiện nhà máy của Công ty cổ phần Điện Sogi ( 曾 木 電 機 株 式 会 社 ). Công ty này được thành lập năm 1906 và là tiền thân của Công ty Chisso [17,tr.9]. Người sáng lập ra Công ty cổ phần Điện Sogi là kỹ Hình 1.1: Ông Shitagau Noguchi7 sư Noguchi Shitagau ((野口遵, 26/7/1873 – 15/1/1944). Noguchi là một kỹ sư cấp cao đồng thời là một doanh nhân có nhiều đóng góp đáng ghi nhận cho sự phát triển công nghiệp ở Nhật Bản, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử. Tiếp nối thành công của Công ty cổ phần Điện Sogi và mong muốn mở rộng việc sử dụng điện, năm 1908 ông Noguchi thành lập Công ty thương mại Cácbua Nhật Bản (日本カーバイド商会 ) để sản xuất và kinh doanh cácbua. Các nhà máy của công ty này được xây dựng dọc theo dòng sông Minamata, nơi Công ty cổ phần Điện Sogi cung 6 7 http://ja.wikipedia.org/wiki//水俣 (thống kê cập nhật ngày 11/10/2012) http:/ en.wikipedia.org/wiki/Shitagau_Noguchi 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan