Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh các trường thpt trên địa bàn thành phố ...

Tài liệu Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh các trường thpt trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay

.PDF
109
932
87

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN VĂN NĂNG GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƢỚC CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH CHÍNH TRỊ HỌC Mã số : 60 31 02 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS Phạm Thái Bình Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN VĂN NĂNG GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƢỚC CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH CHÍNH TRỊ HỌC Mã số : 60 31 02 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS Phạm Thái Bình Hà Nội - 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Khoa học Chính trị, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Thái Bình đã hết lòng giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Vì thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học không nhiều, chưa có điều kiện tìm hiểu sâu vấn đề, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến để tác giả luận văn có điều kiện hoàn thành công trình nghiên cứu của mình. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Trần Văn Năng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Giáo du ̣c chủ nghiã yêu nƣớc cho ho ̣c sinh các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Hà Nô ̣i hiêṇ nay” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Phạm Thái Bình và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình khoa học nào khác. Tác giả luận văn Trần Văn Năng MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 4 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ....................................................................... 6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 9 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 9 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................. 10 6. Đóng góp của luận văn.............................................................................. 10 7. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 11 Chƣơng 1 NHẬN THỨC VỀ CHỦ NGHĨA YÊU NƢỚC VÀ GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƢỚC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở NƢỚC TA HIỆN NAY .............................................................. 12 1.1. Chủ nghĩa yêu nƣớc và giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc ........................ 12 1.1.1. Khái niệm chủ nghĩa yêu nước và giáo dục chủ nghĩa yêu nước ..... 12 1.1.2. Đặc điểm, nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. ....... 18 1.1. 3. Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh THPT và các thiết chế của nó. ............................................................................................................. 32 1.2. Học sinh trung học phổ thông và vai trò của nhà trƣờng trung học phổ thông trong viêc̣ giáo du ̣c chủ nghĩa yêu nƣớc.................................... 35 1.2.1. Một số đặc điểm của học sinh trung học phổ thông .......................... 35 1.2.2. Vai trò của nhà trường bậc trung hoc̣ phổ thông trong viê ̣c giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh. ................................................................ 38 1.3. Nô ̣i dung, yêu cầu cơ bản của nhà trƣờng trung ho ̣c phổ thông trong giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc cho học sinh .................................................. 41 1.3.1. Những nội dung cơ bản. ...................................................................... 41 1.3.2. Một số yêu cầ u trong giáo dục chủ nghiã yêu nước cho học sinh trung học phổ thông ....................................................................................... 49 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................... 53 1 Chƣơng 2 GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƢỚC CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀ NH PHỐ HÀ NỘI – THƢ̣C TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ................................... 55 2.1. Đặc điểm tình hình liên quan đến giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc cho học sinh trung ho ̣c phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nô ̣i................. 55 2.1.1. Đặc điểm về địa lý, dân cư và cơ cấ u hành chính. ............................. 55 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế. ............................................................................. 58 2.1.3. Đặc điểm về văn hóa – giáo dục. ......................................................... 58 2.2. Công tác giáo du ̣c chủ nghiã yêu nƣớc cho ho ̣c sinh của các trƣờng trung ho ̣c phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nô ̣i hiêṇ nay- Thƣ̣c tra ̣ng và nguyên nhân. ............................................................................................. 59 2.1.1. Những mặt tích cực trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh của các trường PTTH trên địa bàn thành phố Hà Nội. ................ 59 2.2.3. Những hạn chế trong công tác giáo dục chủ nghiã yêu nước cho học sinh trung học phổ thông trên đại bàn thành phố Hà Nội thời gian qua. .. 72 2.2.4. Nguyên nhân và một số nhận xét. ....................................................... 81 2.3. Nhƣ̃ng giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiêụ quả công tác giáo du ̣c chủ nghĩa yêu nƣớc của các trƣờng THPT cho học sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay........................................................................... 83 2.3.1. Nâng cao nhận thức, đổ i mới về phương pháp, nôị dung về giáo dục chủ nghĩa yêu nước ở các trường THPT gắn với đặc thù địa bàn Thủ đô Hà Nội. ............................................................................................................ 83 2.3.2. Nâng cao vai tro,̀ tính tích cực của các thầy giáo, cô giáo, các tổ chức đoàn thể trong công tác giáo dục chủ nghiã yêu nước cho học sinh trung học phổ thông trên đại bàn thành phố Hà Nội. ............................................ 84 2.3.3. Kế t hợp chăṭ chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh. ......................................................... 87 2.3.4. Lành mạnh hóa môi trường kinh tế- xã hội để có tác động tích cực đến giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho hoc̣ sinh. .......................................... 90 2 2.3.5. Phát huy tính tự giác và chủ động trong học tập, rèn luyện và nâng cao tinh thầ n về chủ nghiã yêu nước của học sinh. ..................................... 93 2.3.6. Một số khuyến nghị. ............................................................................. 94 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 95 KẾT LUẬN .................................................................................................... 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 99 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 103 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước là một trong những giá trị hàng đầu, đóng vai trò trung tâm, làm nền tảng cho mọi hoạt động tinh thần và trở thành điểm tựa cho sự trường tồn của dân tộc. Theo Giáo sư Trần Văn Giàu, “chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. ở đây, bản chất Việt Nam biểu lộ đầy đủ và tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác. Yêu nước trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam”. Chủ nghĩa yêu nước không phải là sản phẩm riêng có của dân tộc Việt Nam, mà đó là tư tưởng và tình cảm phổ biến, vốn có ở tất cả các dân tộc trên thế giới. Thế nhưng, tư tưởng, tình cảm ấy được hình thành sớm hay muộn, đậm hay nhạt, nội dung và hình thức biểu hiện như thế nào, chiều hướng phát triển ra sao lại tùy thuộc vào điều kiện lịch sử đặc thù của từng dân tộc. Đối với dân tộc Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước không chỉ là tình cảm tự nhiên, mà còn là sản phẩm của lịch sử, được hun đúc bởi chính lịch sử đau thương và hào hùng của dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước đó không chỉ dừng lại ở những tư tưởng, tình cảm thuần túy, mà còn được biểu hiện ở những hành động thiết thực của cá nhân và cộng đồng người. Nói cách khác, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là sự thống nhất hữu cơ giữa tình cảm và lý trí, suy nghĩ và hành động, trở thành đạo lý sống của cá nhân và cộng đồng. Do vậy, có thể hiểu: Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là hệ thống quan điểm, tư tưởng, tình cảm, ý chí và hành động của con người Việt Nam đối với đất nước; được hình thành và phát triển lâu dài trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc; biểu hiện ở tình yêu quê hương, xứ sở, đồng bào và hành động cống hiến sức lực, trí tuệ, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trở thành động lực tinh thần to lớn góp phần vào sự trường tồn của dân tộc và sự phồn vinh của đất nước. 4 Lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta cho thấy, do nằm ở vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực và trên thế giới, lại giàu tài nguyên thiên nhiên, nên dân tộc Việt Nam thường xuyên phải đối mặt và chống trả những cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực ngoại bang có tiềm lực quân sự rất mạnh. Bên cạnh đó, dân tộc ta còn phải liên tục đương đầu với những thử thách hết sức khắc nghiệt của thiên tai, hạn hán, bão lụt,... Để tồn tại và phát triển, các thế hệ người Việt Nam tất yếu phải đoàn kết, sáng tạo trong lao động và đấu tranh. Quá trình đó đã hình thành một cách rất tự nhiên ở con người Việt Nam lòng yêu nước nồng nàn. Giá trị tốt đẹp đó đã được đời này truyền lại cho đời khác, được thế hệ sau liên tục bồi đắp, phát triển và hoàn thiện, hình thành nên chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Đây là một trong những truyền thống cao quý nhất, bền vững nhất, có vai trò to lớn trong lịch sử dân tộc ta. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Yêu nước là lý tưởng thiêng liêng, lẽ sống cao đẹp, là tình cảm chủ đạo và định hướng giá trị cho hành động và cách ứng xử của con người Việt Nam. Vì thế, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam vừa là phạm trù triết học, phạm trù đạo đức học, phạm trù văn hóa học trừu tượng, uyên thâm; vừa là sự biểu hiện hết sức phong phú, cụ thể, sinh động trong muôn mặt đời thường của dân tộc qua các thời kỳ lịch sử. Hà Nội là trái tim của đất nước, trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa quốc gia. Từ khi đấ t nước tiế n hành công cuô ̣c đổ i mới , thành phố Hà Nội đã đa ̣t đươ ̣c nhiề u thành tựu to lớn trên tấ t cả các liñ h vực : kinh tế , chính trị, văn hóa, giáo dục v.v. Tuy nhiên bên ca ̣nh đó cũng tồ n ta ̣i những vấ n đề cầ n giải quyế t, trong đó có chấ t lươ ̣ng giáo du ̣c toàn diê ̣n, đă ̣c biê ̣t là giáo du ̣c đa ̣o đức, 5 tư tưởng chin ́ h tri ̣, lố i số ng cho ho ̣c sinh. Trên thực tế , có một bộ phận không nhỏ học sinh trung học phổ thông (THPT) ở Hà Nội chưa thể hiện đúng mức tình yêu đối với tổ quốc xã hội chủ nghĩa (XHCN), với nhân dân, thờ ơ, thâ ̣m chí xem nhẹ các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; thiế u ý thức tu dưỡng rèn luyện trong học tập , lao đô ̣ng, có lối sống thực dụn g, đua đòi . Không ít học sinh chưa nhận thức đúng đắn về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng nước ta, nhấ t là trong giai đoa ̣n hiê ̣n nay ; hoài nghi về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH của đất nước ; chưa ý thức đươ ̣c đầ y đủ trách nhiệm của người công dân. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạnh trên nhưng nguyên nhân chủ yế u nhấ t là do công tác giáo du ̣c truyề n thố ng yêu nước XHCN cho ho ̣c sinh THPT trên điạ bàn còn nhiề u ha ̣n chế , thiế u sót. Vì vậy hiệu quả của công tác này với việc giáo dục nhận thức, thái độ, niề m tin và hành vi yêu nước XHCN cho các em chưa đươ ̣c như mong muố n . Đây quả thực là mô ̣t thực tra ̣ng xã hô ̣i đáng lo nga ̣i , đòi hỏi cấ p ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, đă ̣c biê ̣t là ng ành giáo dục và đào tạo của thủ đô Hà Nội phải nhìn thẳng vào sự thâ ̣t để tìm giải pháp khắ c phu ̣c nhằ m ngăn chă ̣n nguy cơ làm xuấ t hiê ̣n hiê ̣n tươ ̣ng: Chúng ta đẩ y ma ̣nh công nghiệp hóa-hiện đại hóa (CNH, HĐH) và hội nhập quốc tế thì thế hệ trẻ , trong đó có ho ̣c sinh THPT càng xa rời lý tưởng XHCN và hướng về chủ nghĩa tư bản (CNTB). Là giáo viên tham gia trực tiếp vào sự nghiệp “trồ ng người”, với mong muố n góp phần giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh THPT ở Hà Nội, từ đó nâng cao tinh thầ n yêu nước cho các em, tác giả chọn đề tài “Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho ho ̣c sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội hiê ̣n nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Chính trị học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấ n đề giáo du ̣c chủ nghiã yêu nước cho ho ̣c sinh THPT từ lâu đã thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều nhà kho a ho ̣c, những người làm công tác lý 6 luâ ̣n nghiên cứu ở nhiề u khiá ca ̣nh , góc độ khác nhau . Cho đế n nay đã có nhiề u công trin ̀ h nghiên cứu về vấ n đề này của các cá nhân , tâ ̣p thể đươ ̣c công bố . Ví dụ như: - Ở cấp độ Đề tài nghiên cứu khoa học, sách, tài liệu chuyên khảo: + Ban tư tưởng văn hóa trung ương : “Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng chương trình giáo dục chủ nghiã yêu nước truyề n thố ng Viê ̣t Nam cho cán bộ đảng viên”. Đề tài KH – BG 07, 1998 , Hà Nội. + Ban tư tưởng văn hóa Trung Ương , (2000), “Tài liệu giáo dục chủ nghĩa yêu nước” Nxb, Hà Nội. Các tác giả đã tập trung nghiên cứu về chủ nghĩa yêu nước , truyề n thố ng Viê ̣t Nam, đã đề ra những giải pháp nhằ m giáo d ục chủ nghĩa yêu nước cho cán bô ̣ đảng viên cơ sở và nhiề u nô ̣i dung giáo duc mới cầ n đươ ̣c bổ sung trong giai đoa ̣n hiê ̣n nay. - Ở cấp độ các bài viết trên các ta ̣p chí khoa ho ̣c: + Nguyễn Ma ̣nh Hưởng, (2000): “Giáo dục chủ nghĩa yêu nước, truyề n thố ng trong giai đoạn hiê ̣n nay”, Tạp chí Nghiên cứu lý luâ ̣n số 06 , HN. + Võ Nguyên Giá p (1998) Văn hóa Viê ̣t Nam – Truyề n thố ng cố t các h dân tộc, Cộng sản,(số 15). + Phan Huy Lê (1999), Chủ nghĩa yêu nước nội lực ti nh thầ n nề n tảng của Mặt trận Tổ quố c Viê ̣t Nam, Xưa và nay (số 09) + Dương Trung Quố c (2004) Tổ tiên rực rỡ – anh em thuận hòa , Cộng sản,(số 08) Các tác giả tập trung nghiên cứu chủ nghĩa yêu nước như một thành tố , mô ̣t giá trị văn hóa, bản sắc của dân tộc Việt Nam , là cơ sở , đô ̣ng lực nô ̣i ta ̣i tạo nên sức mạnh Việt Nam trong lịch sử cũng như hiện tại . Đây là những tư 7 liê ̣u cầ n thiế t giúp tác giả có cơ sở khoa ho ̣c để nghiên cứu lý luâ ̣n chung của đề tài. - Ở cấp độ luận án , luận văn có các công trình: + Nguyễn Đình Quế: Quan hệ kinh tế và đạo đức với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ hiện nay ở Việt Nam” , Luận Văn Thạc sĩ, năm 2000 + Nguyễn Văn Đại “Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay” , Luận văn thạc sĩ, 2012. + Đỗ Tuyết Bảo (2001), Giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện đổi mới hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. + Doãn Thị Chín (2004), Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. + Trần Văn Chín (2008) Vai trò giáo dục đạo đức cho sinh viên tỉnh Vĩnh Long hiện nay, Luân văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. +Nguyễn Thị Thanh Hà (2007), Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. +Ngô Thị Thu Ngà (2011),Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. + Hoàng Kim Oanh (2007), Vấn đề giáo dục y đức cho sinh viên ngành y ở Thành phố Hà Nội hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 8 +Trần Sỹ Phán (1999), Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Các công trình nghiên cứu trên thường tập trung những vấn đề có tính lý luâ ̣n chung nhấ t của công tác giáo dục đạo đức , đạo đức cách mạng, nhưng chưa có công trin ̀ h nào nghiên cứu trực tiế p về giáo du ̣c chủ nghiã yêu nước cho ho ̣c sinh THPT trên địa bàn thành phố Hà Nô ̣i. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luâ ̣n văn góp p hầ n làm sáng tỏ về phươ ng diện lý luận nô ̣i dung , yêu cầu của giáo dục chủ nghĩa yêu nước đối với học sinh trung học phổ thông , khảo sát thực trạng giáo dục chủ nghĩa yêu nước trong các trường trung học phổ thông thuộc thành phố Hà Nội , từ đó xây dựng phương hướng và giải pháp cơ bản nâng cao hiê ̣u quả của công tác giáo du ̣c chủ nghiã yêu nước cho học sinh của các trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3.2. Nhiê ̣m vụ nghiên cứu Để đa ̣t đươ ̣c mu ̣c đích trên , luâ ̣n văn cầ n tâ ̣p trung giải quyế t những nhiê ̣m vụ cơ bản sau : - Làm rõ khái niệm , nô ̣i dung, yêu cầu giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh trung học phổ thông. - Phân tích thực tra ̣ng giáo dục chủ nghĩa yêu nước của các trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Đề xuấ t mô ̣t số giải pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho h ọc sinh của các trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nô ̣i. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 9 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh của các trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nô ̣i. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu nô ̣i dung của chủ nghiã yêu nước và thực tra ̣ng giáo du ̣c chủ nghĩa yêu nước cho học sinh của các trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian từ năm 2007 đến nay ( Hà nội sau khi mở rộng địa giới hành chính) 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên cơ sở lý luâ ̣n của chủ nghĩa Mác – lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm đường lối , chính sách của Đảng và nhà nước về đạo đức và đạo đức cách mạng, về chủ nghĩa yêu nước và giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh hiê ̣n nay. Luận văn dựa trên các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục Hà Nội về vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông nói chung và học sinh THPT nói riêng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Sử du ṇ g phương pháp luâ ̣n biện chứng duy vâ ̣t , pháp lịch sử – logich, phương pháp phân tích – tổ ng hơ ̣p, phương pháp so sánh , khái quát hóa, điề u tra xã hô ̣i ho ̣c, phương pháp hội thảo, phương pháp chuyên gia... 6. Đóng góp của luận văn Góp phần làm rõ khái niệm, nô ̣i dung chủ nghiã yêu nước và thực tra ̣ng của công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh THPT trên điạ bàn thành phố Hà Nội hiê ̣n nay. Trên cơ sở đó đề xuấ t phương hướng và những 10 giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho ho ̣c sinh THPT của các trường THPT Trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kế t quả ng hiên cứu của luâ ̣n văn có thể dùng làm tài liê ̣u tham khảo cho viê ̣c h ọc tập và nghiên cứu vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh ; là tài liệu hữu ích cho cán bô ̣ làm công tác Đoàn , công tác thanh niên ở các trường THPT ở nước ta hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kế t luâ ̣n , danh mu ̣c tài liê ̣u tham khảo và phu ̣ lu ̣c , luâ ̣n văn đươ ̣c kế t cấ u làm 2 chương, 6 tiế t. 11 Chƣơng 1 NHẬN THỨC VỀ CHỦ NGHĨA YÊU NƢỚC VÀ GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƢỚC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở NƢỚC TA HIỆN NAY 1.1. Chủ nghĩa yêu nƣớc và giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc 1.1.1. Khái niệm chủ nghĩa yêu nƣớc và giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học (2003), “nước”, đất nước,Tổ quốc là một phạm trù lịch sử, là “vùng đất, trong đó những người thuộc một hay nhiều dân tộc cùng chung sống dưới một chế độ chính trị xã hội và cùng thuộc về một nhà nước nhất định” [49, tr. 298]. Như vậy nước hay đất nước là nơi cư trú của cộng đồng người, có biên giới lãnh thổ “nhất định”, có thiên nhiên, con người và các hoạt động lao động sản xuất cũng như các hoạt động tinh thần khác. Ở Việt Nam, “nước” là một khái niệm thường được sử dụng hàng ngày trong đời sống của nhân dân ta, “nước” có nhiều nghĩa khác nhau. Theo nghĩa đen, nước được hiểu là chất lỏng không màu, không mùi và trong suốt khi là nguyên chất, tồn tại trong tự nhiên ở sông , hồ, biển; còn nước trong cụm từ “chủ nghĩa yêu nước” thì không phải hiểu theo nghĩa này, khái niệm “nước” ở đây được hiểu theo nghĩa bóng, nó được dùng để chỉ quê hương, đất nước, tổ quốc, dân tộc. Khái niệm “nước” theo nghĩa đen và nghĩa bóng có quan hệ mật thiết với nhau, ban đầu nước được hiểu theo nghĩa đen, trải qua quá trình lịch sử, quá trình sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước theo phương thức sản xuất ở Châu Á với vai trò không thể thiếu được của nước nên nước từ nghĩa đen dần dần xuất hiện nghĩa bóng. Như vậy, ban đầu nghĩa đen là cơ sở quy định nghĩa bóng, nhưng nghĩa bóng lại rộng hơn và phong phú hơn nghĩa đen. 12 Bàn về khái niệm “nước”, trong cuốn “ Từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đén chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh”, giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Hùng Hậu có cách giải thích với những nội dung sau: Thứ nhất, ở khía cạnh thiên nhiên, địa lý, nước chỉ non sông, giang sơn gấm vóc, lãnh thổ với biên giới cương vực rạch ròi, chỉ đất nước. Thứ hai, nếu chỉ có thiên nhiên, mảnh đất thuần túy không thôi thì cũng chưa thể gọi là “nước”, muốn có nước phải có những tộc người trên đó và có quan hệ giữa họ với nhau. Bởi vậy “nước” còn chỉ tộc người, dân tộc và sự đoàn kết giữa các dân tộc. Thứ ba, cụ thể hơn nữa, phải có những con người-chủ nhân đứng trên mảnh đất này, nên “nước” còn bao gồm những con người, nhân dân, các dân tộc, các giai cấp, tầng lớp mà ở Việt Nam gọi là đồng bào, con người nắm chủ quyền trên lãnh thổ của mình. Thứ tư, từ con người-hình thành nên gia đình, xã hội với những thiết chế chính trị của mình, bởi vậy “nước” còn bao gồm cả làng xã, quê hương, tổ quốc, các tầng lớp, giai cấp với những chế độ chính trị-xã hội nhất định trong mỗi thời kỳ lịch sử. Thứ năm, một trong những yếu tố không thể thiếu để tạo nên một diện mạo của đất nước, đó là văn hóa, bởi vậy “nước” còn bao gồm cả những phong tục, tập quán, truyền thống, lịch sử,... Năm yếu tố trên liên hệ mật hệ với nhau, nếu thiếu một trong năm yếu tố đó thì khó có thể gọi là “nước”. [21, tr. 10] Như vậy, “nước” bao gồm tổng hòa những yếu tố đất nước, dân tộc, con người, nhân dân, đồng bào, quốc gia, tổ quốc, quê hương, văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán, truyền thống, lịch sử. 13 Về khái niệm “yêu nước”, V.I.Lênin cho rằng, yêu nước là “một trong những tình cảm sâu sắc nhất nhất được củng cố qua hàng trăm năm, hàng nghìn năm tồn tại của các Tổ quốc biệt lập” [30, tr. 226]. Như vậy, yêu nước mang tính phổ biến của nhân dân các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. Đối với dân tộc Việt Nam, yêu nước là một truyền thống cực kỳ quý báu được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước, trở thành tình cảm thiêng liêng cao quý nhất trong mỗi người Việt Nam. Tuy nhiên, yêu nước không chỉ là tình cảm đơn thuần của con người đối với quê hương, đất nước, đồng bào mình mà còn lý trí, tức là dựa trên cơ sở suy xét, trình độ hiểu biết và những tri thức. Nếu yêu nước chỉ dựa vào cảm tính thì tình yêu đó chưa có cơ sở chắc chắn, dễ dẫn đến mù quáng, dễ bị lung lay thậm trí mất đi trước những khó khăn, thử thách. Yêu nước trên cơ sở hiểu biết thì tình yêu đó mới sâu sắc và có thể đứng vững trước mọi khó khăn. Song nếu chỉ có lý tính mà không có tình cảm thì không phải là yêu nước. Như vậy, yêu nước phải là sự kết hợp hài hòa giữa cảm tính và lý tính, đó mới thực sự là tình yêu nước chân chính và hoàn hảo. Ở một khía cạnh khác, yêu nước không chỉ thể hiện ở lời nói, ý thức mà phải thể hiện qua hành động. Lời nói cũng thể hiện tình yêu, hành động cũng thể hiện tình yêu, song tình yêu chân chính phải là sự hòa quyện giữa lời nói và hành động. Yêu nước không chỉ dừng lại ở lời nói mà phải thông qua những hành động dám hy sinh vì dân, vì nước. Nội hàm của khái niệm yêu nước là yêu non sông, đất nước, yêu con người, yêu nhân dân, yêu đồng bào, yêu quê hương, Tổ quốc, yêu truyền thống lịch sử văn hóa. Yêu nước không chỉ ở lời nói mà phải bằng hành động, không chỉ bằng tình cảm mà bằng cả lý trí sáng suốt. Ở Việt Nam, nói đến yêu nước là nói đến tất cả những cái đã nói ở trên trong sự tổng hòa thành một khối thống nhất. Yêu nước không phải chỉ bằng đưa ra các giá trị tình cảm mà phải bằng hành động để bảo vệ, phát huy, phát 14 triển chúng lên một tầm cao mới, không chỉ bằng tình cảm nồng nàn mà còn bằng lý trí sáng suốt trong bảo vệ và phát triển giá trị tình cảm yêu nước. Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học thì khái niệm “tư tưởng” được giải thích theo hai nghĩa: nghĩa thứ nhất là sự suy nghĩ hoặc ý nghĩa, ví dụ như: tập trung tư tưởng, có tư tưởng sốt ruột. Nghĩa thứ hai để chỉ quan điểm và ý nghĩ chung của con người đối với hiện thực khách quan và đối với xã hội, chẳng hạn như tư tưởng tiến bộ, tư tưởng phong kiến. [49, tr.1035] Từ điển bách khoa Việt Nam cho rằng; “tư tưởng” là hình thức phản ánh thế giới bên ngoài, trong đó bao hàm sự ý thức về triển vọng của sự tiếp tục về nhận thức và cải tạo thế gới bên ngoài. Tư tưởng là kết quả khái quát hóa kinh nghiệm của sự phát triển tri thức trước đó và được dùng làm nguyên tắc để giải thích các hiện tượng [27, tr. 704] Với khái niệm “chủ nghĩa” Từ điển Tiếng Việt cho rằng có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là quan điểm, quan niệm, chủ trương, chính sách hoặc ý thức tư tưởng thành hệ thống về triết học, chính trị, đạo đức, văn học, nghệ thuật,...ví như chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nghĩa thứ hai là yếu tố nghép trước để cấu tạo một số danh từ có nghĩa “chế độ kinh tế-xã hội”, như chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội hoặc là yếu tố ghép sau để cấu tạo tính từ, có nghĩa “thuộc về chủ nghĩa”, “ thuộc về chế độ kinh tế-xã hội” như hiện thực chủ nghĩa, tư bản chủ nghĩa [49, tr. 168] Theo giải thích của Từ điển bách khoa Việt Nam, khái niệm “chủ nghĩa” cũng có hai nhóm nghĩa. Nghĩa thứ nhất, là học thuyết hay hệ thống về chính trị, kinh tế, triết học, văn hóa, nghệ thuật thể hiện bằng quan niệm,quan điểm, lập trường, khuynh hướng, phương pháp luận, phương pháp sáng tác...do một người hay một tập thể đề xuất, ví dụ như chủ nghĩa Mác-Lênin , chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nghĩa thứ hai, là thành tố cấu tạo từ để tạo nên danh từ chuyên ngành hoặc một từ nghép, như CNTB, CNXH...hoặc là thành 15 tố dùng để dịch thuật một số thuật ngữ của ngôn ngữ Ấn-Âu có hậu tố là ism, isme, như chủ nghĩa anh hùng (tiếng Anh là heroism, tiếng Pháp là hé roisme) [23, tr. 493] Như vậy, khái niệm “chủ nghĩa” có hàm nghĩa lớn hơn, ở cấp độ cao hơn so với thuật ngữ “tư tưởng” Khái niệm “chủ nghĩa yêu nước”, được các tác giả Từ điển Tiếng Việt giải thích là lòng yêu thiết tha đối với Tổ quốc của mình thường được biểu hiện ở tinh thần sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Cách giải thích này mới chỉ đề cập tới khía cạnh tình cảm. Từ điển Triết học giải thích: Chủ nghĩa yêu nước là “nguyên tắc đạo đức và chính trị, một tình cảm xã hội mà nội dung là tình yêu và lòng trung thành đối với Tổ quốc, là lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc” [46, tr. 172]. Cách giải nghĩa này có sự tương đồng với Từ điển bách khoa Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước là: “Nguyên tắc đạo đức và chính trị mà nội dung là tình yêu và lòng trung thành, ý thức phục vụ Tổ quốc...cùng với sự hình thành dân tộc và nhà nước, chủ nghĩa yêu nước từ chỗ chủ yếu là một trong những tâm lý xã hội đã trở thành hệ tư tưởng. Nó trở thành lực lượng vô cùng mạnh mẽ, động viên mọi người đứng lên bảo vệ Tổ quốc chống lại mọi cuộc xâm lược. Chủ nghĩa yêu nước chân chính thể hiện lòng trung thành với Tổ quốc vì lợi ích của dân tộc, của nhân dân bảo vệ sự sinh tồn của dân tộc và đấu tranh cho sự phồn vinh của đất nước”. Trên cơ sở phân tích trên, khái niệm chủ nghĩa yêu nước được định nghĩa là sự phát triển đến đỉnh cao của lòng yêu nước, là sự kết hợp chặt chẽ giữa tình cảm yêu nước nhiệt thành và một hệ thống các tư tưởng về tình yêu, lòng trung thành với Tổ quốc, ý thức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Từ những lý giải trên có thể khẳng định chủ nghĩa yêu nước Việt Nam lấy đạo lý yêu nước làm đầu. Đối với nhân dân Việt Nam, nó thể hiện ở tinh 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan