Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em vị thành niên tại các gia đình hiện nay (nghiên...

Tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em vị thành niên tại các gia đình hiện nay (nghiên cứu trường hợp xã minh khai - huyện từ liêm - thành phố hà nội)

.PDF
155
906
76

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------------- PHẠM THỊ YẾN GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ EM VỊ THÀNH NIÊN TẠI CÁC GIA ĐÌNH HIỆN NAY (Nghiên cứu trường hợp xã Minh Khai - huyện Từ Liêm – thành phố Hà Nội) LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC Hà Nội – 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------------- PHẠM THỊ YẾN GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ EM VỊ THÀNH NIÊN TẠI CÁC GIA ĐÌNH HIỆN NAY (Nghiên cứu trường hợp xã Minh Khai - huyện Từ Liêm – thành phố Hà Nội) Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 60:31:30 LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Hồi Loan Hà Nội – 2013 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 8 1. Đặt vấn đề ......................................................................................................... 8 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ............................................................. 9 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 10 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu .................................................... 11 5. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 11 6. Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................... 12 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 12 8. Khung lý thuyết .............................................................................................. 15 NỘI DUNG CHÍNH ........................................................................................... 16 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................ 16 1.1 Tổng quan nghiên cứu ................................................................................. 16 1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ......................................................... 16 1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................... 17 1.2 Các lý thuyết ................................................................................................. 21 1.2.1 Lý thuyết xã hội hóa ............................................................................... 21 1.2.2 Thuyết vai trò.......................................................................................... 25 1.2.3 Thuyết học tập xã hội ............................................................................. 27 1.3 Các khái niệm công cụ ................................................................................. 30 1.3.1 Kỹ năng ................................................................................................... 30 1.3.2 Kỹ năng sống .......................................................................................... 30 1.3.3 Giáo dục kỹ năng sống ........................................................................... 33 1.3.4 Trẻ vị thành niên ..................................................................................... 34 1.3.5 Gia đình truyền thống ............................................................................. 37 1.3.6 Gia đình hiện đại..................................................................................... 38 1.3.7 Giáo dục gia đình .................................................................................... 39 1.4 Kỹ năng giao tiếp và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp ............ 42 1.5 Tổng quan địa bàn nghiên cứu xã Minh Khai, huyện Từ Liêm .............. 44 1.5.1 Đặc điểm về vị trí địa lý ......................................................................... 44 1.5.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội ................................................................... 45 1.5.3 Đặc điểm quá trình đô thị hóa ................................................................ 46 1 CHƢƠNG 2: GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ LÀM CHỦ CẢM XÚC TRONG QUÁ TRÌNH GIAO TIẾP TỪ GÓC NHÌN CỦA CÁC BẬC PHỤ HUYNH ..................................................................................................... 47 2.1 Quan điểm của các bậc phụ huynh về việc giáo dục kỹ năng giao tiếp và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp ...................................................... 47 2.1.1 Giáo dục kỹ năng giao tiếp ..................................................................... 47 2.1.2 Giáo dục làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp .............................. 50 2.2 Vai trò của gia đình trong việc giáo dục kỹ năng giao tiếp và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp cho trẻ vị thành niên ................................ 53 2.2.1 Vai trò của gia đình trong giáo dục kỹ năng giao tiếp và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp ................................................................................. 53 2.2.2 Quan điểm của các bậc phụ huynh về việc giáo dục kỹ năng giao tiếp và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp ............................................................ 59 CHƢƠNG 3: GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP, LÀM CHỦ CẢM XÚC TRONG QUÁ TRÌNH GIAO TIẾP VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ... 69 3.1 Giáo dục kỹ năng giao tiếp và làm chủ xúc trong quá trình giao tiếp .... 69 3.1.1 Nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp ................................................................................................................. 69 3.1.2 Hình thức giáo dục kỹ năng giao tiếp và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp ........................................................................................................ 76 3.1.3 Phương pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp và làm chủ cảm xúc .............. 85 3.1.4 Những khó khăn gia đình gặp phải khi giáo dục kỹ năng giao tiếp và làm chủ cảm xúc .................................................................................................... 96 3.2 Những yếu tố tác động đến quá trình hình thành, phát triển kỹ năng giao tiếp và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp ....................................... 101 3.2.1 Ý thức cá nhân, sự hứng thú và phấn đấu rèn luyện của trẻ vị thành niên ............................................................................................................ 102 3.2.2 Bạn bè ................................................................................................... 103 3.2.3 Giáo dục nhà trường ............................................................................. 105 3.2.4 Phương tiện truyền thông ..................................................................... 108 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................. 112 PHỤ LỤC 2 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT GD Giáo dục KN Kỹ năng KNGT Kỹ năng giao tiếp KNS Kỹ năng sống VTN Vị thành niên 3 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Tương quan số thế hệ với việc đánh giá mức độ quan trọng của việc GD KNGT. ........................................................................................................... 49 Bảng 2.2. Tương quan số thế hệ với việc đánh giá mức độ quan trọng của việc GD làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp cho trẻ VTN ............................... 52 Bảng 2.3 Tương quan giữa giới tính và người chịu trách nhiệm chính trong việc GD KNGT cho trẻ VTN ....................................................................................... 56 Bảng 2.4 Tương quan giữa số thế hệ sống trong gia đình và người chịu trách nhiệm chính trong GD KNGT cho trẻ tại gia đình .............................................. 58 Bảng 2.5 Tương quan giữa trình độ học vấn và tuổi nên bắt đầu GD KNGT và làm chủ cảm xúc cho trẻ VTN ............................................................................. 60 Bảng 2.6 Tương quan giữa lí do và người có vai trò chính trong việc GD KNGT trẻ trai VTN .......................................................................................................... 63 Bảng 2.7 Tương quan giữa lí do và người có vai trò chính trong việc giáo dục trẻ gái VTN ................................................................................................................ 64 Bảng 2.8 Tương quan giữa mức độ GD KNGT và làm chủ cảm xúc với số thế hệ sống trong hộ gia đình .......................................................................................... 65 Bảng 2.9 Tương quan giữa mức thu nhập và người có vai trò chính trong việc GD KNGT và làm chủ cảm xúc cho trẻ VTN...................................................... 68 Bảng 3.1 Tương quan giữa trình độ học vấn và nội dung GD KNGT và làm chủ cảm xúc cho trẻ VTN. .......................................................................................... 71 Bảng 3.2 Tương quan giữa nghề nghiệp và nội dung GD KNGT và làm chủ cảm xúc cho trẻ VTN ................................................................................................... 75 Bảng 3.3 Tương quan giữa thu nhập hộ gia đình và hình thức khen thưởng trẻ VTN khi có những hành vi tốt. ............................................................................ 84 Bảng 3.4 Tỷ lệ (%) trẻ VTN thường tâm sự với người thân trong gia đình khi gặp vướng mắc ............................................................................................................ 90 Bảng 3.5 Phản ứng của trẻ khi có dấu hiệu dậy thì .............................................. 91 4 Bảng 3.6 Cách gia đình khuyên khi trẻ gặp khó khăn, vướng mắc ..................... 95 Bảng 3.7 Tương quan nghề nghiệp và thiếu kiến thức về GD KNGT cho trẻ VTN 97 Bảng 3.8 Tương quan giữa giới tính và người gặp khó khăn trong phương pháp GD KNGT và làm chủ cảm xúc cho trẻ VTN...................................................... 99 Bảng 3.9 Tương quan giữa giới tính và việc thiếu thời gian chăm sóc con cái . 101 5 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Biểu đồ 2.1 Tên Biểu Đồ Trang Tỉ lệ mức độ quan trọng của việc GD KN giao tiếp cho trẻ 48 Biểu đồ 2.2 Biểu đồ 2.3 VTN Tỉ lệ đánh giá mức độ quan trọng của việc GD KN giao Tỷ những yếu tố ảnh hưởng tới việc hình thành và phát tiếplệcho trẻ VTN 51 54 Biểu đồ 2.4 triển KNGT và làm chủ cảm xúc cho trẻ VTN. Tỷ lệ đánh giá người có vai trò chính trong việc giáo dục 55 KNGT và làm chủ cảm xúc cho trẻ VTN trong gia đình. Biểu đồ 2.5 Tương quan giữa người chịu trách nhiệm chính trong GD 57 KNGT và làm chủ cảm xúc cho trẻ VTN tại gia đình/giới Biểu đồ 2.6 Tương tính. quan giữa tỷ lệ tuổi nên bắt đầu GD KNGT và làm 59 chủ cảm xúc cho trẻ VTN/số thế hệ Biểu đồ 2.8 Tương quan giữa tỉ lệ % người cho rằng có sự khác nhau về 62 người chịu trách nhiệm chính trong GD trẻ trai và gái với Biểu đồ 2.9 số thế hệ tỷ trong hộngười gia đình. So sánh lệ % chịu trách nhiệm chính trong việc 62 giáo dục trẻ trai VTN và trẻ gái VTN Biểu đồ 2.10 Tương quan giữa mức độ GD KNGT cho trẻ VTN / lý do 66 Biểu đồ 3.1 nên giáo dục KNGT Tỷ lệ (%) cho biết lợi ích của việc giáo dục KN giao tiếp 69 Biểu đồ 3.2 cho trẻ VTN Nội dung giáo dục KN giao tiếp cho trẻ VTN mà các gia 70 Biểu đồ 3.3 đình dung quan giáo tâm dục KN làm chủ cảm xúc cho trẻ VTN mà Nội 74 các gia đình quan tâm Biểu đồ 3.4 Cách chuẩn bị cho trẻ thích ứng khi bước vào tuổi dậy thì 77 Biểu đồ 3.6 Phản ứng của cha mẹ khi biết trẻ có biểu hiện hư 80 Biểu đồ 3.8 Tương quan giữa số thế hệ trong gia đình và hình thức xử 81 phạt đối với trẻ khi có biểu hiện hư. Biểu đồ 3.9 Tỷ lệ các hình thức khen thưởng trẻ nhận được từ gia đình 6 82 Biểu đồ 3.10 Đánh giá về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình 86 Biểu đồ 3.11 Tỷ lệ phương pháp giáo dục KN giao tiếp cho trẻ VTN 87 Biểu đồ 3.12 Tỷ lệ trẻ VTN đánh giá về không khí trong gia đình 87 Biểu đồ 3.13 Tỷ lệ mức độ cha mẹ nói chuyện với con cái 89 Biểu đồ 3.14 Tỷ lệ trẻ cho biết thành viên trong gia đình ảnh hưởng đến 92 trẻ VTN Biểu đồ 3.15 Tỷ lệ cha mẹ đánh giá về sự hiểu con 93 Biểu đồ 3.16 Tỷ lệ mức độ Trẻ VTN được cha mẹ chủ động nói chuyện 93 Biểu đồ 3.21 Tỷ lệ mức độ hàng ngày trẻ VTN sử dụng các PTTT để tán gẫu và tìm kiếm thông tin 7 109 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Những vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật, môi trường khí hậu, …trong xã hội hiện đại luôn biến đổi và phát triển không ngừng. Con người trong xã hội hiện đại phải đương đầu với những vấn đề rủi ro và thách thức do hệ quả của những thay đổi toàn diện đó. Sự phát triển đa chiều, phức tạp ảnh hưởng tới môi trường sống, hoạt động và học tập của thế hệ trẻ hiện nay, tới sự hình thành nhân cách của thế hệ trẻ. Để sống, hội nhập và góp phần tích cực cho cuộc sống cá nhân và cộng đồng tốt đẹp hơn, con người nói chung và học sinh nói riêng không thể không quan tâm đến việc rèn luyện KNS nhằm thích ứng với mọi biến động của hoàn cảnh. Vấn đề trung tâm liên quan đến việc giáo dục KNS cho thế hệ trẻ được quan tâm bởi thế hệ trẻ ngày nay thường phải đương đầu với những rủi ro đe doạ sức khoẻ và hạn chế cơ hội học tập, nếu chỉ có thông tin thì không thể bảo vệ họ tránh được những rủi ro này. GD KNS hoặc giáo dục dựa trên tiếp cận KNS có thể cung cấp cho các em những KN để giải quyết được các vấn đề nảy sinh từ các tình huống thách thức. Muốn thành công và sống có chất lượng trong xã hội hiện đại, con người phải có KNS. KNS vừa mang tính xã hội vừa mang tính cá nhân. Bởi vậy, KNS trở thành một hợp phần quan trọng trong nhân cách con người hiện đại. GD KNS đang là một động thái trong sự nghiệp giáo dục hiện nay. Trên các phương tiện thông tin đại chúng cụm từ “Kỹ năng sống” đã được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần và có rất nhiều những quan điểm khác nhau về việc GD KNS. Trẻ VTN là lứa tuổi có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sức khỏe và tâm sinh lý. Ở tuổi này các em dễ thay đổi tình cảm, hành vi, chóng vui chóng buồn. Mâu thuận giữa ý muốn thoát khỏi sự giám sát của bố mẹ, muốn khẳng định mình trong gia đình lẫn ngoài xã hội với ý thức “các em vẫn còn là trẻ con” trong suy nghĩ của các bậc cha mẹ, thầy cô đã nảy sinh những xung đột mà các em chưa được trang bị KN cần thiết để ứng phó và giải quyết. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tính trạng phạm pháp ở lứa tuổi VTN ngày 8 càng gia tăng đến mức độ đáng báo động trong xã hội. Đặc biệt, xuất hiện những vụ án giết người, cố tình gây thương tích mà đối tượng gây án là học sinh và nạn nhân chính là bạn học và thầy cô của họ. Có rất nhiều KNS cần giáo dục ở lứa tuổi VTN như KN giao tiếp, KN tự nhận thức bản thân, KN làm việc nhóm, KN quản lý thời gian… Có rất nhiều con đường để hình thành KNS cho trẻ VTN như gia đình, nhà trường, xã hội (đoàn thể, tổ chức, truyền thông, …), tự giáo dục, hiện tượng tập nhiễm…Gia đình là con đường đầu tiên, nền tảng giúp trẻ hình thành KNS, đó cũng chính là chức năng cơ bản của gia đình. Giáo dục từ gia đình khác với các môi trường giáo dục khác, nó không như dạng giáo dục ở nhà trường có bài bản, chương trình tổ chức mà giáo dục gia đình là dạng giáo dục truyền tay, gặp hiện tượng nào đó các bậc phụ huynh thường phân tích và lấy ví dụ thực tế để trẻ hiểu đúng từ đó hình thành lên nhân cách và giúp trẻ biết cách ứng xử với các hiện tượng xảy ra trong cuộc sống. Đó cũng là những lý do mà tôi chọn đề tài nghiên cứu : “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vị thành niên trong các gia đình hiện nay”. Nhưng do điều kiện thực tế về thời gian, khả năng tài chính bị hạn chế mà nội dung giáo dục KNS rất rộng nên trong công trình nghiên cứu tôi chỉ nghiên cứu về vấn đề GD KN giao tiếp và làm chủ cảm xúc trong trong quá trình giao tiếp cho trẻ VTN trong các gia đình hiện nay. 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu đề tài “GD KNS cho trẻ VTN trong các gia đình hiện nay” có một ý nghĩa khoa học nhất định. Luận văn phân tích làm sáng tỏ một số khái niệm cơ bản như KN, KNS, GD KNS, giáo dục trong gia đình, KN giao tiếp, trẻ VTN. Đồng thời, qua đề tài này áp dụng những kiến thức lí luận, những lý thuyết và phương pháp nghiên cứu xã hội học đã được học vào thực tế. 9 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn đã góp phần làm sáng tỏ hiện trạng giáo dục KNGT và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp cho trẻ VTN tại các gia đình hiện nay. Đồng thời chỉ ra được nội dung, phương pháp, hình thức và tổ chức GD cho trẻ VTN về KNGT và làm chủ cảm xúc trong các gia đình hiện nay tại địa bàn nghiên cứu. Luận văn đã đề xuất các biện pháp tác động có tính khả thi góp phần nâng cao GD KNGT và làm chủ cảm xúc cho trẻ VTN trong các gia đình hiện nay. Những kết quả nghiên cứu này có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo giúp các nhà quản lý, các cấp, các ngành, các tổ chức có cái nhìn đúng đắn, toàn diện hơn khi xây dựng nội dung bồi dưỡng, rèn luyện KNS cho trẻ VTN kết hợp việc giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn tiến hành nghiên cứu KNGT và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp của trẻ VTN. Trên cơ sở đó tìm hiểu, phân tích, đánh giá hiện trạng GD KNS nói chung và KN giao tiếp nói riêng cho các trẻ VTN thông qua nội dung, phương pháp, hình thức và tổ chức GD KN giao tiếp và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp cho trẻ VTN của các gia đình. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc GD KNGT và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp cho trẻ VTN trong các gia đình hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu GD KNGT và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp cho trẻ VTN tại các gia đình: làm rõ các khái niệm công cụ, các loại KNS cơ bản cần giáo dục cho lứa tuổi VTN, các thành phần cấu trúc của GD KNGT và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp thông qua gia đình. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình GD KNGT và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp cho trẻ VTN tại các gia đình hiện nay. 10 Đề xuất các biện pháp GD KNGT và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp cho trẻ em VTN thông qua gia đình tại địa bàn nghiên cứu. 4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Giáo dục KNGT và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp ở trẻ VTN. Cách thức, biện pháp, nội dung GD KNGT và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp cho trẻ VTN của các gia đình hiện nay. 4.2. Khách thể nghiên cứu 155 phụ huynh có con ở lứa tuổi VTN và 103 trẻ VTN sống tại địa bàn xã Minh Khai, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. 4.3. Phạm vi nghiên cứu 4.3.1. Phạm vi thời gian Đề tài được tiến hành thực hiện nghiên cứu bắt đầu từ tháng 8/2012 đến 12/2012 4.3.2. Phạm vi nội dung Có rất nhiều nhóm các KNS cơ bản cần giáo dục cho trẻ ở lứa tuổi VTN, đề tài chỉ nghiên cứu tới việc GD KNGT và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp cho trẻ VTN từ gia đình. 5. Câu hỏi nghiên cứu Sự hiểu biết và cách giáo dục về KNGT và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp cho trẻ em VTN trong các gia đình sống tại xã Minh Khai, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội như thế nào? GD KNGT và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp cho trẻ em VTN tại các gia đình truyền thống khác với các gia đình hiện đại, hiện nay như thế nào? Các bậc phụ huynh tại xã Minh Khai đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của việc GD KNGT và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp cho trẻ VTN hiện nay? 11 Ngoài yếu tố gia đình là nơi GD KNGT và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp của trẻ VTN còn những yếu tố nào khác tác động đến việc hình thành và phát triển KNGT và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp cho trẻ VTN hiện nay? 6. Giả thuyết nghiên cứu Các gia đình tại xã Minh khai, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội có sự hiểu biết và có những nội dung, cách thức, biện pháp giáo dục KNGT và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp cho trẻ em VTN khác nhau, khác nhau giữa gia đình truyền thống và gia đình hiện đại, khác nhau giữa gia đình khá giả và gia đình nghèo. Đa số trẻ VTN trong các gia đình này được giáo dục về KNGT và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp bằng các hình thức giáo dục khác nhau. Có rất nhiều con đường để trẻ VTN hình thành KNGT và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp như gia đình, nhà trường, xã hội, tự giáo dục, hiện tượng tập nhiễm…Nhưng gia đình vẫn là con đường nền tảng để trẻ hình thành nên KN giao tiếp và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu Nghiên cứu các đề tài, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và nhà nước về vấn đề giáo dục, GD KNGT và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp cho trẻ VTN. Phân tích, tổng hợp những tư liệu, tài liệu lý luận, những kết quả nghiên cứu lý thuyết và những kết quả khảo sát, đánh giá GD KNS cho trẻ VTN để xây dựng các khái niệm công cụ và khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu. 7.2. Phƣơng pháp phân tích định tính 7.2.1. Phƣơng pháp quan sát Phương pháp quan sát được áp dụng trong suốt quá trình nghiên cứu, với phương pháp này tác giả có thể nắm bắt được một số thông tin sơ bộ tại địa bàn nghiên cứu. 12 Thông qua quá trình tri giác trực tiếp để thu thập thông tin cần thiết liên quan đến đề tài, những hành động, biểu hiện bên ngoài của phụ huynh và trẻ VTN, những biểu hiện trong động cơ giáo dục cũng như thái độ của phụ huynh trẻ VTN trong việc tìm kiếm nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục KN GT và làm chủ cảm xúc cho trẻ VTN trong gia đình. 7.2.2. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu Phương pháp được thực hiện đối với 10 phụ huynh và 5 trẻ VTN là con của những phụ huynh được chọn làm nghiên cứu nhằm tìm hiểu sự hiểu biết về GD KN giao tiếp và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp cho lứa tuổi VTN và tìm hiểu cách thức, biện pháp, nội dung GD của các bậc phụ huynh. Bên cạnh đó, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới việc GD KNGT và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp cho trẻ VTN. Kết quả của điều tra định tính làm minh chứng và bổ sung thêm cho kết quả của điều tra định lượng. 7.3. Phƣơng pháp điều tra định lƣợng 7.3.1. Phƣơng pháp chọn mẫu nghiên cứu Trong phương pháp định lượng sử dụng công cụ bảng hỏi cho 155 mẫu nghiên cứu tại địa bàn khảo sát đối với đại diện phụ huynh có trẻ VTN và 103 trẻ nằm trong độ tuổi VTN. Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống là cách chọn sao cho mọi phần tử trong tổng thể đều có cơ hội được chọn như nhau, bằng cách rà soát lập danh sách những hộ gia đình có trẻ trong độ tuổi VTN. Ta có khung mẫu nghiên cứu phỏng vấn trẻ VTN tại địa bàn xã Minh Khai như sau: Nhóm tuổi 10-13 tuổi 14-16 tuổi 17-18 tuổi Tổng Số lượng trẻ 471 533 273 1277 Cơ cấu mẫu 38 43 22 103 Bước nhảy K 12 12 12 Cơ cấu mẫu đối với trẻ VTN được chú ý tới việc cân bằng số trẻ giữa các nhóm tuổi. Toàn xã có 851 hộ gia đình có trẻ VTN với bước nhảy K=5 chọn trong danh sách mẫu phụ huynh 155 hộ 13 Trong phương pháp định tính sử dụng phỏng vấn sâu các đối tượng: từ danh sách các mẫu được chọn, ta chọn 10 phụ huynh và 5 trẻ vị thành niên để phỏng vấn sâu Trong phương pháp thực nghiệm mời ngẫu nhiên 4 đại diện hộ gia đình hiện có con trong độ tuổi VTN với 3 nhóm nghề của phụ huynh khác nhau công nhân, buôn bán và nông dân. 7.3.2. Phƣơng pháp phỏng vấn bảng hỏi Phương pháp được thực hiện nhằm thu thập thông tin về hiện trạng GD KN giao tiếp và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp cho trẻ VTN trong các gia đình tại xã Minh Khai, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Tiến hành phỏng vấn 155 mẫu dùng công cụ bảng hỏi dành cho đối tượng phụ huynh và 103 mẫu khảo sát dùng công cụ bảng hỏi dành cho đối tượng trẻ VTN. Sử dụng công cụ hỗ trợ phần mền SPSS 16.0 để phân tích dữ liệu thu thập, xét mối tương quan giữa các biến. 7.4. Phƣơng pháp thực nghiệm Đề tài này đã tiến hành thực hiện một nghiên cứu thực nghiệm nhỏ kéo dài 2 tháng với 10 buổi sinh hoạt vào các buổi ngoại khóa cuối tuần, tác động vào một nhóm 4 phụ huynh có con ở lứa tuổi VTN, tổ chức các buổi trao đổi về vấn đề GD KNGT và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp cho trẻ VTN đối với nhóm phụ huynh này qua các bài giảng được người nghiên cứu xây dựng để đánh giá được sự thay đổi về quan điểm, nhận thức của 4 phụ huynh về vấn đề này, đặc biệt giúp các bậc phụ huynh hiểu sâu thêm về tâm lý pháp triển của trẻ ở độ tuổi VTN và việc GD KNGT và làm chủ cảm xúc ở lứa tuổi này. 14 8. Khung lý thuyết Gia đình Gia đình hiện đại Gia đình truyền thống Nội dung giáo dục KN giao tiếp và làm chủ cảm xúc trong quá trình giao tiếp Hình thức & tổ chức giáo dục Kỹ năng sống cho trẻ vị thành niên Phương pháp giáo dục Các kỹ năng khác (…) Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển KNS: Nhóm bạn bè, phương tiện truyền thông, nhà trường,… 15 NỘI DUNG CHÍNH CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan nghiên cứu 1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới Có thể thấy rằng đã có rất nhiều các tác giả nghiên cứu về KNS. Từ những năm 90 của thế kỷ XX, thuật ngữ “Kỹ năng sống” đã xuất hiện trong một số chương trình giáo dục của UNICEF, trước tiên là chương trình “giáo dục những giá trị sống” với 12 giá trị cơ bản cần GD cho thế hệ trẻ [39, tr 14]. Những nghiên cứu về KNS trong giai đoạn này mong muốn thống nhất được một quan niệm chung về KNS cũng như đưa ra được một bảng danh mục các KNS cơ bản mà thế hệ trẻ cần có. Phần lớn các công trình nghiên cứu KNS ở giai đoạn này quan niệm về KNS theo nghĩa hẹp, đồng nhất nó với các KN xã hội [31, 32, 33]. Dự án do UNESCO tiến hành tại một số nước trong đó có các nước Đông Nam Á là một trong những nghiên cứu có tính hệ thống và tiêu biểu cho hướng nghiên cứu về KNS nêu trên [4]. Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội và xu thế hội nhập cùng phát triển của các quốc gia nên hệ thống giáo dục của các nhà nước đã và đang thay đổi theo định hướng khơi dậy và phát huy tối đa các tiềm năng của người học; đào tạo một thế hệ năng động, sáng tạo, có những năng lực chủ yếu (như năng lực thích ứng, năng lực tự hoàn thiện, năng lực hợp tác, năng lực hoạt động xã hội) để thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội. Theo đó, vấn đề giáo dục KNS cho thế hệ trẻ nói chung, cho trẻ em VTN nói riêng được đông đảo các nước quan tâm. Kế hoạch hành động DaKar về GD cho mọi người (Senegan 2000) yêu cầu mỗi quốc gia cần đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình giáo dục KNS phù hợp. Trong GD hiện đại, KNS của người học là một tiêu chí về chất lượng GD phải tính đến những tiêu chí đánh giá KNS cho người học [35, 36]. Mặc dù GD KNS cho học sinh đã được nhiều nước quan tâm và cùng xuất phát từ quan niệm chung về KNS của Tổ chức Y tế thế giới hoặc UNESCO, 16 nhưng quan niệm và nội dung GD KNS ở các nước không giống nhau. Ở một số nước, nội hàm của khái niệm KNS chỉ gồm những khả năng tâm lý, xã hội. Quan niệm, nội dung GD KNS được triển khai ở các nước vừa thể hiện cái chung vừa mang tính đặc thù (những nét riêng) của từng quốc gia. Mặt khác, ngay trong một quốc gia, nội dung GD KNS trong lĩnh vực GD chính quy và không chính quy cũng có sự khác nhau. Trong GD không chính quy ở một số nước, những kỹ năng cơ bản như đọc, viết, nghe, nói được coi là những KNS cơ sở trong khi GD chính quy các KNS cơ bản lại được xác định phong phú hơn theo các lĩnh vực quan hệ cá nhân. Việc giáo dục chuyên biệt về KNS tập trung vào việc thay đổi hành vi trong mối quan hệ hài hòa với hai thành tố còn lại bao gồm kiến thức và thái độ, giá trị. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy hành vi có tính ổn định cao và khó thay đổi hơn nên đòi hỏi phải có cách tiếp cận mạnh mẽ hơn so với sự thay đổi kiến thức và thái độ. Mục tiêu của tiếp cận KNS là thúc đẩy những hành vi xã hội lành mạnh để ngăn ngừa và giảm những hành vi có nguy cơ, đồng thời có tác động ngược trở lại với thành tố kiến thức và thái độ. Bên cạnh đó, trong thực tế luôn tồn tại một số hành vi của trẻ mà chúng ta muốn thay đổi vì nó tiềm ẩn những nguy cơ mang tính rủi ro, mạo hiểm. Cách thức tốt nhất cho mục tiêu thay đổi hành vi ấy là GD KNS. Sự thiếu hụt của hệ thống GD hiện nay là chưa tập trung vào sự thay đổi hành vi và thường chú trọng vào sự thay đổi về kiến thức. GD chuyên biệt về KNS sẽ góp phần bổ sung cho những thiếu hụt đó bởi khóa học sẽ không giới thiệu toàn bộ những thông tin để hiểu mà chỉ giới thiệu những thông tin được coi là cần thiết, có ảnh hưởng đến thái độ và để đạt được mục tiêu giảm thiểu những hành vi mạo hiểm và thúc đẩy những hành vi tích cực. 1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc Thuật ngữ KNS được người Việt Nam bắt đầu biết đến từ chương trình của UNESCO “ GD KNS để bảo vệ sức khoẻ và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường” [27]. Thông qua quá trình thực hiện 17 chương trình này, nội dụng của khái niệm KNS và GD KNS ngày càng được mở rộng. Trong giai đoạn đầu tiên, khái niệm KNS được giới thiệu trong chương trình này chỉ bao gồm các KNS cốt lõi như: KN tự nhận thức, KN giao tiếp, KN xác định giá trị, KN ra quyết định, KN kiện định và KN đạt mục tiêu. Ở giai đoạn này chương trình chỉ tập trung vào các chủ đề giáo dục sức khoẻ của thanh thiếu niên. Giai đoạn 2 của chương trình mang tên “Giáo dục sống khoẻ mạnh và KNS”. Trong giai đoạn này nội dung của khái niệm KNS và GD KNS được phát triển sâu sắc hơn. Cùng với việc triển khai chương trình nêu trên, vấn đề KNS và GD KNS cho học sinh đã được quan tâm nghiên cứu. Những nghiên cứu về các vấn đề trên ở giai đoạn này có xu hướng xác định những KN cần thiết cho các lĩnh vực hoạt động mà thanh thiếu niên tham gia và đề xuất các cái biện pháp để hình thành những KN này cho thanh niên. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là: Cẩm nang tổng hợp KN hoạt động thanh thiếu niên, của tác giả Phạm Đình Nghiệp (2002) [15]; KN thanh niên tình nguyện, tác giả Trần Thời (1998) [22]. Tác giả Nguyễn Thị Oanh đã xuất bản cuốn “Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên” (năm 2006). Cuốn sách đề cập đến những KN tâm lí xã hội cơ bản và tuổi VTN như sống có mục đích, các mối quạn hệ và giao tiếp, làm chủ cảm xúc và quản lý stress… Một trong những người đầu tiên có những nghiên cứu mang tính hệ thống về KNS và GD KNS ở Việt Nam là tác giả Nguyễn Thanh Bình. Với một loạt các bài báo, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ và giáo trình, tài liệu tham khảo [1, 2, 3] tác giả Nguyễn Thanh Bình đã góp phần đáng kể vào việc tạo ra những hướng nghiên cứu về KNS và GD KNS ở Việt Nam. Nghiên cứu về KNS và GD KNS ở Việt Nam được thực hiện theo các hướng chính sau: Xác định các vấn đề lí luận cốt lõi về KNS và GD KNS [2, 3]. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan