Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Gốm men trắng văn in ở di tích lam kinh - thanh hoá luận văn ths khảo cổ học...

Tài liệu Gốm men trắng văn in ở di tích lam kinh - thanh hoá luận văn ths khảo cổ học

.PDF
68
454
50

Mô tả:

Đại học quốc gia hà nội Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Khoa lịch sử -☯- Bùi Kim Đĩnh Gốm men trắng văn in ở di tích Lam Kinh - thanh hoá Chuyên ngành: Khảo cổ học Mã số: 60 22 60 Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Quốc Quân Hà nội - 2006 Mục lục Mục Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt Danh mục bảng thống kê, biểu đồ và ảnh trong chính văn Danh mục các hình ảnh minh hoạ trong chính văn Mở đầu Chương 1: Lịch sử phát hiện và nghiên cứu 1.1. Tình hình phát hiện chung về gốm men trắng văn in ở Việt Nam 1.2. Quá trình phát hiện gốm men trắng văn in ở di tích Lam Kinh Chương 2: Sưu tập gốm men trắng văn in ở di tích Lam Kinh 2.1. Loại hình 2.2. Các mô-típ trang trí 2.3. Kỹ thuật, chất liệu gốm văn in 2.4. Diễn biến, niên đại Chương 3: Đồ gốm men trắng văn in việt nam trong trào lưu gốm quan 3.1. ở Trung Hoa 3.2. ở Hàn Quốc 3.3. ở Việt Nam chương 4: gốm men trắng văn in việt nam: nguồn gốc và chức năng 4.1. Nguồn gốc 4.2. Chức năng Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục 1 2 3 4 5 6 10 10 12 16 17 24 34 39 45 45 47 48 52 52 54 60 62 Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt BEFEO Bulletin de l' Ecole Franỗaise d' Extrême - Orient BQLDTLSLK Ban Quản lý khu di tích Lịch sử Lam Kinh BT Bảo tàng BTLSVN Bảo tàng Lịch sử Việt Nam GS. Giáo sư KCH Khảo cổ học KHXH Khoa học xã hội KHXH & NV Khoa học Xã hội và Nhân văn LA Luận án NPHM... Những phát hiện mới về khảo cổ học năm Nxb Nhà xuất bản p. Page PGS. Phó Giáo sư PTS. Phó Tiến sĩ TBDTTW Tu bổ Di tích Trung Ương TBKH Thông báo khoa học tr. Trang TS. Tiến sĩ TT Thứ tự VHNT Văn hoá Nghệ thuật VH-TT Văn hoá - Thông tin Danh mục bảng thống kê, biểu đồ trong chính văn Bảng 2.1: So sánh tỉ lệ gốm men trắng văn in với các dòng gốm khác Bảng 2.2: Thống kê hiện vật gốm men trắng văn in theo loại hình Bảng 2.3: Thống kê hiện vật gốm men trắng văn in theo mô-típ trang trí Bảng 2.4: Thống kê Hán tự viết bằng men lam trên gốm men trắng văn in ở di tích Lam Kinh – Thanh Hoá Bảng 2.5: Thống kê hiện vật gốm men trắng văn in theo độ dày xương gốm Bảng 4.1: Thống kê tỉ lệ phân bố gốm men trắng văn in tại các di tích Biểu đồ 4.1: Tỉ lệ gốm men trắng văn in tại các di tích Danh mục hình ảnh minh hoạ trong chính văn Hình 2.1: Rồng trên trán bia Vĩnh Lăng Hình 3.1: Đĩa sứ men trắng văn in rồng mây đời Kim (1115-1234) Hình 3.2: Bình men trắng vẽ lam của triều vua Vĩnh Lạc (1403-1424) của nhà Minh có chữ Nội Phủ. Hình 3.3: Ký tự mang tính chất quan ở đáy bát sứ trắng tìm thấy trong hầm mộ ở chùa Zhingzhi, Dingzhou. Hình 3.4: Bình men trắng khắc chìm hình cánh sen có chữ Quan thời Ngũ Triều (907-960) Hình 3.5: Bát sứ trắng quan lò Bunwon của Hàn Quốc Hình 4.1: Gốm men trắng văn in ở Chu Đậu Hình 4.2: Gốm men trắng văn in ở Hoàng Thành Thăng Long Hình 4.3: Gốm men trắng văn in vẽ màu trên tàu đắm Cù Lao Chàm Hình 4.4: Gốm men trắng văn in Việt Nam tìm thấy ở thành Sakai Mở đầu 1. Lý do và mục đích nghiên cứu 1.1. Lý do chọn đề tài: Lịch sử Việt Nam là một lịch sử đầy biến động và chiến tranh, lại nằm bên cạnh đế quốc Trung Hoa hùng mạnh luôn có xu hướng mở rộng đồng hoá sang các nước láng giềng. Trong bối cảnh đó, đấu tranh gìn giữ lãnh thổ cũng như bản sắc văn hoá thật vô cùng khó khăn. Khi nói đến truyền thống, đến di sản văn hoá phi vật thể và vật thể... tất cả là một màn sương mù mờ được ghi chép rời rạc trong lịch sử, chỉ còn thấy thấp thoáng những công trình nhỏ lẻ, rải rác đây đó trong hỗn độn dân sinh. Đâu rồi một Hà Nội mơ màng, lãng mạn được một người phương Tây ví với thành Vience, đâu rồi một Thăng Long hoành tráng được nhắc đến trong lịch sử, đâu rồi những nét hào hoa và tráng lệ của nghệ thuật cung đình xưa....? Tất cả đều ngủ yên trong lòng đất. Cho đến những năm gần đây, những nghiên cứu khảo cổ học mới dần dần hé mở được phần nào một Thăng Long bí ẩn, phần nào một nền nghệ thuật, lịch sử của nước Đại Việt. Trong bối cảnh này, việc nghiên cứu mọi khía cạnh của lịch sử đều trở nên cần thiết. Trong vô vàn những giá trị vật thể tìm thấy gần đây về chứng tích của các vương triều, một trong những phát hiện nổi bật là nghệ thuật gốm cung đình thời Lê, một loại gốm men trắng văn in, trong suốt, mỏng mảnh. Loại gốm này đã được phát hiện lẻ tẻ ở một vài địa điểm đã từng là các trung tâm gốm sứ thời cổ, song chúng được tìm thấy tập trung tại các địa điểm là thủ phủ của các vương triều là Thăng long và Lam Kinh với chất lượng rất cao. May mắn là tôi có dịp tiếp xúc với loại hình gốm này tại di tích Hậu Lâu năm 1998 qua việc tham gia chỉnh lý loại gốm này để phục vụ cho tiểu luận về gốm sứ của mình trong thời gian học Đại học và tham gia vào đoàn công tác của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại di tích Lam Kinh vào mùa khai quật năm 1999-2000. Vì vậy, để tìm hiểu về đặc trưng, quá trình phát triển, niên đại cũng như vai trò của loại hình gốm này trong thời kỳ mà nó tồn tại, tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu về Gốm men trắng văn in ở di tích Lam Kinh - Thanh Hoá làm luận văn tốt nghiệp khoá học cao học của mình. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hóa tư liệu và các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay về gốm văn in ở khu trung tâm Lam Kinh. Trên cơ sở đó nhằm tìm hiểu đặc trưng di vật ở khu di tích này để phác dựng quá trình tồn tại của loại hình gốm văn in trong lịch sử. Trên cơ sở thống kê, phân loại và so sánh loại hình gốm này ở Lam Kinh với các di vật cùng loại được phát hiện cùng thời ở Hoàng Thành Thăng Long, con tàu cổ Cù Lao Chàm, ở các địa điểm của trung tâm gốm sứ cổ Hải Dương và một vài tiêu bản ở Nhật Bản, bước đầu xác định giá trị nghệ thuật, lịch sử và vai trò của dòng gốm này trong thời đại của nó. Những kết quả nghiên cứu về sưu tập gốm men trắng văn in ở di tích Lam Kinh góp thêm cứ liệu khoa học cho việc hoàn thiện bức tranh về nghệ thuật gốm sứ Đại Việt và góp phần làm sáng tỏ phần nào những thể chế và nét văn hoá cung đình xưa. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là toàn bộ các di vật gốm men trắng văn in có mặt trong khu trung tâm Lam Kinh do sưu tầm và khai quật từ năm 1996 đến 2004. Phạm vi nghiên cứu về không gian: Luận án tập trung khảo cứu di vật gốm men trắng văn in phân bố ở khu trung tâm Lam Kinh bao gồm tại 22 địa điểm: Chính Điện, 9 toà Thái Miếu, Tả Vu, Hữu Vu, Tây Thất, Đông Trù, Nghi Môn và hệ thống tường thành, các di tích khác như sân Rồng, hồ Bán Nguyệt, Giếng Ngọc, đồng thời mở rộng so sánh với các di tích thời Lê ở Thăng Long - Đông Đô - Đông Kinh (Hà Nội) và nơi khác. Phạm vi nghiên cứu về thời gian: chủ yếu là thời Lê sơ (thế kỷ 15 - 16). 3. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp khảo cổ học truyền thống trong việc thu thập, xử lý thông tin qua điều tra, khảo sát và khai quật; thống kê, phân loại, đo vẽ, chụp ảnh, miêu tả. Sử dụng phương pháp nghiên cứu đối sánh, đa ngành, liên ngành như các phương pháp tiếp cận của sử học, nghệ thuật học, kiến trúc, dân tộc học và văn hóa dân gian... Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng theo nhận thức mình có trong việc tìm hiểu các di tích văn hóa lịch sử trong quá khứ. 4. Những đóng góp của luận văn Luận văn tập hợp, phân loại, khảo tả và công bố tư liệu về sưu tập gốm men trắng văn in ở khu trung tâm Lam Kinh từ năm 1996 đến nay. Đây là khối tư liệu quan trọng giúp cho việc nhận thức về gốm văn in ở khu trung tâm Lam Kinh. Thông qua những nghiên cứu này, khái quát được chức năng và quá trình tồn tại của sưu tập gốm văn in tại khu di tích trung tâm Lam Kinh trong lịch sử. Dựa vào các loại hình di vật khai quật, từ đó phác dựng đôi nét về sự tồn tại của loại hình di vật với quá trình hình thành, hưng thịnh, biến đổi và suy tàn. Kết quả nghiên cứu sẽ bổ khuyết vào mảng trống trong bức tranh toàn cảnh về nghệ thuật gốm sứ cổ Việt Nam. 5. Bố cục của luận văn Luận văn dầy 67 trang, ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo dầy 12 trang, luận văn được chia thành 4 chương: Chương 1: Lịch sử phát hiện và nghiên cứu Chương 2: Sưu tập gốm men trắng văn in ở di tích Lam Kinh Chương 3: Đồ gốm men trắng văn in Việt Nam trong trào lưu gốm quan Chương 4: Gốm men trắng văn in Việt Nam: nguồn gốc và chức năng Ngoài ra trong luận văn còn có các mục: Phụ lục minh họa (gồm hệ thống bảng biểu, bản đồ, sơ đồ, bản vẽ, và ảnh). Những trang đầu luận án có Lời cam đoan, Mục lục, Bảng các chữ viết tắt, Danh mục các bảng thống kê trong luận văn. Chương 1 Lịch sử phát hiện và nghiên cứu 1.1. tình hình phát hiện chung về gốm men trắng văn in ở việt nam Năm 1989, trong đợt khai quật di tích xóm Cậy (Long Xuyên, Cẩm Bình, Hải Dương), Viện Khảo cổ học đã phát hiện được ba tiêu bản bát gốm mỏng 0,2 cm, lòng bát in nổi hình hoa văn sóng nước và hai đường chỉ nổi. Tiêu bản 89.CĐ.HI.128 giữa lòng in nổi chữ Quan官 [14]. Năm 2002, tại khu vực Xóm Bến ở Chu Đậu, Viện Khảo cổ học cũng phát hiện những sản phẩm góm men in văn sóng nước, giữa lòng in nổi chữ Quan官. Chất lượng và phong cách trang trí giống với gốm văn in được phát hiện ở di chỉ gốm Ngói năm 1999. Theo quan điểm của Bùi Minh Trí thì đây là sản phẩm của lò quan [43]. Cũng năm 2002, trong tầng văn hoá I có niên đại thế kỷ XV của hố thám sát ở di tích Hợp Lễ (Long Xuyên, Cẩm Bình, Hải Dương), Viện Khảo cổ học cũng tìm thấy loại hình gốm này. Đặc biệt, ở đây còn tìm thấy một mảnh khuôn in bằng đất sét trắng [14]. Trong khoảng thời gian này, những cuộc khai quật trong lòng thủ đô Hà Nội đã làm xuất lộ một số lượng lớn loại hình gốm này trong những di tích của Hoàng Thành Thăng Long. Năm 1998, khai quật di chỉ khảo cổ học Hậu Lâu đã phát hiện một sưu tập gốm men trắng văn in gần 600 mảnh gốm ở độ sâu 2,80 - 3,40m. Tuy nhiên, đặc điểm tầng văn hoá tại di tích này thường xuyên bị chia cắt và xáo trộn. Các nhà khảo cổ học tham gia khai quật đã xếp niên đại cho loại hình gốm này vào cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV [38]. Tuy nhiên, sau đó, niên đại của loại hình gốm này được xác định lại là vào thời Lê sơ (thế kỷ XV) [41]. Năm 1999, trong cuộc khai quật khảo cổ học ở di tích Bắc Môn (cổng phía Bắc của thành Hà Nội thời Nguyễn), Viện Khảo cổ học cũng phát hiện thấy một số lượng ít gốm men trắng văn in có niên đại thế kỷ XV - XVI nằm trong tầng văn hoá từ thế kỷ XV cho đến thế kỷ XVIII. Tuy nhiên, địa tầng ở đây cũng bị cắt phá chồng chéo [40]. Năm 2000, một sưu tập gốm men trắng văn in gồm 26 tiêu bản được tìm thấy trên con tàu cổ Cù Lao Chàm có niên đại thế kỷ XV. Các nhà khảo cổ học cho rằng sưu tập gốm này có nguồn gốc từ trung tâm gốm sứ Chu Đậu (Hải Dương) [5], [14], [34]. Những phát hiện về loại hình gốm men trắng văn in đặc biệt nở rộ trong quá trình khai quật di tích Hoàng Thành Thăng Long tại 18 - Hoàng Diệu. Một sưu tập lớn gốm men trắng văn in được xếp vào niên đại Lê sơ với các loại hình chủ yếu là bát, đĩa cỡ nhỏ có xương gốm mỏng như vỏ trứng mà khi cầm soi lên ánh sáng có thể nhìn thấy hoa văn trang trí bên trong. Các nhà khảo cổ học cho rằng loại hình gốm này “chỉ được dùng trong Hoàng cung và những nơi có liên quan đến sinh hoạt của Vua và Hoàng gia” [46]. Cùng thời gian này, từ năm 1996 đến năm 2004, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam cũng đã phát hiện một sưu tập gốm men trắng văn in với số lượng lớn tại khu trung tâm di tích Lam Kinh - thánh địa của nhà Lê. Phát hiện này mở rộng tầm nhận thức về loại hình, vai trò của gốm men trắng văn in trong thời gian tồn tại cũng như vị trí của nó trong dòng chảy gốm Việt Nam. Đặc biệt, loại hình gốm này được phát hiện trong địa tầng kiến trúc ổn định và rõ ràng - điều này không có ở di tích Hoàng Thành Thăng Long - khiến cho việc tìm hiểu và nghiên cứu về loại hình gốm này ở đây hứa hẹn không ít những điều thú vị. 1.2. Quá trình phát hiện gốm men trắng văn in ở di tích lam kinh 1.2.1. Giới thiệu về di tích Lam Kinh Khu trung tâm Lam Kinh hiện nay nằm ở toạ độ 19055’565” vĩ Bắc, 105024’403” kinh Đông. Theo bản đồ qui hoạch (năm 2002), khu di tích Lam Kinh thuộc địa phận xã Xuân Lam (Thọ Xuân) và Kiên Thọ (Ngọc Lặc) tỉnh Thanh Hoá. Từ thành phố Thanh Hoá đi về phía tây bắc khoảng 60 km ta sẽ gặp di tích Lam Kinh nằm bên tả ngạn sông Chu, cách đập Bái Thượng 5 km về phía nam [Bản đồ 1]. Lam Kinh vốn là đất Lam Sơn, quê hương của anh hùng dân tộc Lê Lợi, nơi phát tích của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và là cội nguồn khởi dựng nhà Lê. Chính vì vậy Lam Sơn - Lam Kinh là vùng đất được sự quan tâm đặc biệt của các vua triều Lê. Năm 1430, sau khi giành lại nền độc lập, đất nước có những phát triển mới, Lê Thái Tổ đã cho đổi vùng đất Lam Sơn là Lam Kinh hay Tây Kinh (để phân biệt với Đông Kinh - Hà Nội) [25, tr. 61 - 74]; [17, tr. 86]. Đây là mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của khu trung tâm Lam Kinh sau đó. Từ đây, Lam Kinh trở thành một vùng đất "căn bản" của nước Đại Việt thời Lê [9]; [27]. Năm 1433, sau khi vua Lê Thái Tổ mất đưa về an táng ở Lam Kinh, các điện miếu cũng bắt đầu được xây dựng [25, tr.76 - 78]. Lam Kinh đã trở thành nơi an táng các vua và Hoàng Hậu thời Lê sơ. Qua ghi chép của Đại Việt sử ký toàn thư được biết hàng năm các vua thời Lê sơ đều về Lam Kinh bái yết Sơn lăng [25]. Đại Việt sử ký toàn thư nói rõ Lam Kinh được xây dựng vào năm 1433, năm sau 1434 vua sai Hữu bộc xạ Lê Như Lãng đến Lam Kinh dựng miếu Cung Từ Thái Mẫu. Vào các năm 1448 và 1450, Lam Kinh lại tiếp tục được xây dựng và trùng tu. Năm 1448, vua Lê Nhân Tông xuống chiếu cho Thái uý Lê Khả và cục Bách Tác làm lại điện miếu ở Lam Kinh. Chưa đầy một năm, công việc xây dựng hoàn thành và được triều đình bảo vệ. Năm 1456, trong dịp hành lễ ở Lam Kinh, vua Lê Nhân Tông đã đặt tên cho 3 toà nhà của Chính Điện là Quang Đức, Sùng Hiếu và Diễn (Diên) Khánh [25]. Ghi chép về khu điện Lam Kinh của Phan Huy Chú cho biết Lam Kinh khá to lớn, nằm trên địa thế đẹp "Điện Lam Kinh đằng sau gối vào núi, trước mặt trông ra sông, bốn bên non xanh nước biếc, rừng rậm um tùm. Vĩnh Lăng của Lê Thái Tổ, Thiệu Lăng của Lê Thái Tông và lăng các vua nhà Lê đều ở đây cả. Lăng nào cũng có bia. Sau điện, lấy Tây hồ làm não, giống như hồ Kim Ngưu. Hồ rất rộng lớn, nước các ngả đều chảy cả vào đó. Có con sông phát nguyên từ hồ ấy, chạy vòng trước mặt, lòng sông có những viên đá nhỏ, tròn và nhẵn trông rất thích mắt nhưng không ai dám lấy trộm. Lại có lạch nước nhỏ, chảy từ bên tay phải qua trước điện, ôm vòng lại như cánh cung. Trên lạch có cầu giống như Bạch Kiều ở giảng đình điện Vạn Thọ Đông Kinh, đi qua cầu mới tới điện. Nền điện rất cao, hai bên mở rộng, dưới chân điện có làn nước phẳng, giống như trước điện nhà vua coi chầu. Ngoài cửa Nghi Môn có hai con chó ngao bằng đá, tục truyền là rất thiêng. Điện làm ba ngôi liền nhau, kiểu chữ Công, mẫu mực theo đúng kiểu các miếu ở kinh sư. Theo từng bậc mà lên, rồi từ đó trông xuống thì thấy núi khe hai bên Tả, Hữu, cái nọ, cái kia vòng quanh thật là một chỗ để xây dựng cơ nghiệp" [9, tr. 40]. Những ghi chép trên cho thấy rõ tầm quan trọng của khu di tích Lam Kinh với vai trò là một kinh đô thứ hai, là quê cha đất tổ, là thánh địa thiêng liêng của nhà Lê. 1.2.2. Quá trình phát hiện gốm men trắng văn in ở di tích Lam Kinh. Từ trước năm 1954, chưa có một nghiên cứu tổng thế nào về di tích Lam Kinh ngoài những khảo sát của những học giả người Pháp. Những nghiên cứu của các học giả: Cadière vào năm 1905 [55], Parmentier và Goloubew vào năm 1923 [54], Gaspardone vào năm 1931 - 1935 [56] và Bezacier năm 1942 [54] chủ yếu tập trung vào khảo sát hiện trạng kiến trúc và nghệ thuật của khu di tích. Từ 1954 - 1995: Có 4 đợt khảo sát và khai quật khảo cổ học của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Viện Khảo cổ học, Viện Mỹ thuật và trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Tuy vậy, các cuộc khảo sát và khai quật từ những năm chỉ tập trung chú ý đến kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc ở khu di tích này mà không bàn tới bất cứ một loại hình di vật nào khác. Năm 1995, trước tình trạng xuống cấp của di tích, nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa lịch sử, văn hoá của Lam Kinh, Chính phủ đã phê duyệt dự án Quy hoạch tổng thể, trùng tu tôn tạo và phục hồi khu di tích Lam Kinh, trong đó khu di tích trung tâm được đặt hàng đầu [50]. Từ năm 1996 đến năm 2004: Để phục vụ cho việc trùng tu tôn tạo di tích Lam Kinh, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phối hợp với Ban Quản lý Di tích Lịch sử Lam Kinh (Thanh Hoá) tiến hành 7 đợt nghiên cứu khảo cổ học tại trung tâm di tích Lam Kinh trên quy mô lớn. Trong quá trình thám sát, khai quật này, lần đầu tiên gốm men trắng văn in xuất hiện với tư cách là một loại hình di vật độc đáo của di tích. Năm 1996, lần đầu tiên phát hiện ra loại gốm men trắng văn in tại di tích này, chủ yếu ở di tích Giếng Ngọc với số lượng rất ít ỏi: 1 tiêu bản nguyên dạng và 15 mảnh. Trang trí chủ yếu là vân mây, sóng nước và chữ Quan 官 trong lòng [Bảng 4, năm 1996]. Năm 1997, phát hiện được số lượng tương đối chủ yếu ở di tích Tả Vu, độ mỏng của xương gốm khoảng 0,3 cm gồm 18 tiêu bản phục nguyên dạng và 593 mảnh, mô-típ trang trí chủ yếu là mây nước, hoa lá và chữ Quan 官 trong lòng bát [Bảng 4, năm 1997]. Năm 1999 - 2000 khi bắt đầu tiến hành ở các khu vực chính của di tích gồm Chính Điện và Thái Miếu, đoàn nghiên cứu của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã phát hiện ra một số lượng lớn gốm men trắng văn in với chất lượng tuyệt hảo (có tiêu bản chỉ mỏng 0,05cm), đạt tới mức thấu quang với những hoạ tiết đặc thù của cung đình như rồng mây và chữ Quan 官 trong lòng bát. Số lượng tiêu bản tìm thấy lên tới 32 tiêu bản phục nguyên dạng và 1827 mảnh gốm [Bảng 4, năm 2000]. Năm 2001, khi tiến hành khai quật khu vực thành phía đông và phía tây, đoàn nghiên cứu cũng tìm được 5 tiêu bản phục nguyên dạng và 587 mảnh [Bảng 4, năm 2001]. Năm 2002 - 2003, phát hiện được 3 tiêu bản phục nguyên dạng và 352 mảnh tại khu vực Đông Trù và Tây Thất [Bảng 9, năm 2002 - 2003]. Năm 2004, 5 tiêu bản nguyên dạng và 256 mảnh gốm cùng loại phát hiện được ở khu vực Tả Vu và Hữu Vu [Bảng 4, năm 2004]. Như vậy, trong 9 năm với 7 lần khai quật khu di tích này, Bảo tàng Lịch sử đã phát hiện được một bộ sưu tập gốm men trắng văn in với số lượng đáng kể gồm 65 tiêu bản nguyên dạng và 3630 mảnh tập trung chủ yếu ở khu vực Thái Miếu là loại gốm cao cấp nhất và rải rác ở 13 khu vực khác của di tích. Để đi sâu vào phân tích và nghiên cứu loại hình, nghệ thuật trang trí của bộ sưu tập này cũng như lịch sử hình thành, niên đại và chức năng cũng như bối cảnh tồn tại của nó, tôi sẽ xin trình bày cụ thể ở các chương sau. Chương 2 Sưu tập gốm men trắng văn in ở di tích Lam Kinh Qua các đợt điều tra, thám sát, khai quật khu di tích Lam Kinh, về cơ bản, chúng tôi thấy, khu di tích này có hai lớp kiến trúc với quy mô lớn và có quy hoạch tổng thể một cách rõ ràng: lớp 1 - lớp kiến trúc Lê Trung Hưng (thế kỷ XVI XVII) và lớp 2 - lớp kiến trúc Lê sơ (thế kỷ XV - XVI); cùng với một lớp văn hoá cuối Trần đầu Lê (cuối thế kỷ XIV đầu XV). Hiện trạng khai quật di tích Lam Kinh từ năm 1996 đến năm 2004 chủ yếu mới được khai quật lớp 1, tức là lớp kiến trúc có niên đại Lê Trung Hưng của di tích. Lớp kiến trúc thứ 2 - lớp kiến trúc Lê sơ mới chỉ được phát hiện ở khu vực Chính Điện, Thái Miếu 2 và Thái Miếu 5. Do điều kiện khách quan tại địa phương cũng như trung ương, đoàn cán bộ nghiên cứu của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam mới chỉ có thể đào thăm dò lớp Lê sơ này một chút ở Chính Điện, Thái Miếu 5 và khai quật mở rộng ở Thái Miếu 2. Do vậy, tổng quan di tích và nhất là hiện vật còn rất nhiều hạn chế nên những con số thống kê tuy chưa nói lên được chính xác về diễn biến của dòng gốm này nhưng cũng cho chúng ta thấy được phần nào tổng quan diễn biến, đặc trưng cũng như vai trò của dòng gốm này tại di tích Lam Kinh. Bảng 2.1: so sánh tỉ lệ gốm men trắng văn in với các dòng gốm khác T T Xuất xứ Tỉ lệ gốm ở các lớp Lớp Lê Trung H1 ưng 2 Lớp Lê Hiện vật gốm khác 1.05 % 0.58 Việt Nam Hiện vật Mảnh gốm gốm văn khác in 51.05 % 59.03 0.29 % 0.78 Trung Quốc Mảnh gốm văn in 16.29 % 39.42 Hiện vật gốm sứ 0.23 % 0.00 Mảnh gốm sứ 30.25 % 0.19% Nhật Bản Hiện vật gốm sứ 0.01 % 0.00 Mảnh gốm sứ 0.83 % 0.00 Tổng 100.00 % 100.00 Sơ Lớp cuối Trần đầu 3 Lê Tỉ lệ trung bình % % % % % % % % 0.51 % 99.49 % 0.00 % 0.00% 0.00 % 0.00% 0.00 % 0.00 % 100.00 % 0.71 % 69.86 % 0.36 % 18.57 % 0.08 % 10.15 % 0.00 % 0.28 % 100.00 % Tổng số hiện vật gốm văn in sưu tầm được là 65 hiện vật và 3630 mảnh vỡ, chiếm 18,93% toàn bộ gốm quan dụng phát hiện được ở di tích Lam Kinh. Nếu so với mức độ sử dụng của các dòng gốm quan dụng Việt Nam khác là 70,57%, Trung Quốc là 10,23% và Nhật Bản là 0,28 % [Bảng 2.1] thì đây không phải là một con số khiêm tốn. Trên toàn bộ 23 địa điểm khai quật, thám sát và sưu tầm thì mật độ gốm văn in tập trung nhất phát hiện được ở khu vực Thái Miếu là 41,06%, nhà Tả - Hữu Vu (nơi chuẩn bị hành lễ) là 23,36%. Đặt biệt gốm văn in ở khu vực Thái Miếu có độ mỏng và tinh xảo hơn hẳn ở các khu vực khác. Điều này khẳng định chức năng thờ cúng đậm nét của loại hình hiện vật này. Để tìm hiểu cụ thể, chi tiết hơn về ý nghĩa, diễn biến phát triển của dòng gốm này như một mắt xích về lịch sử, về văn hoá, nghệ thuật Việt Nam tại di tích Lam Kinh, chúng tôi dùng phương pháp phân loại phổ biến trong nghiên cứu khảo cổ học - phương pháp loại hình học để tìm ra những đặc trưng về loại hình, mô-típ trang trí, chất liệu và yếu tố kỹ thuật của dòng gốm này. Phương pháp này, về cơ bản, dựa vào hình dáng, kỹ thuật và những đặc trưng kỹ thuật qua quan sát chứ không dựa vào chức năng của hiện vật. 2.1. Loại hình Nhìn chung các loại hình như bát, đĩa, chén ở Lam Kinh đều được chế tạo tinh xảo, hình dạng của khá đồng nhất: miệng vát, gờ miệng cạo men hoặc không, thân thuôn, đáy lõm có phủ men, phủ men không hết hoặc để mộc. Bảng 2.2 cho thấy đồ gốm văn in tìm thấy ở di tích Lam Kinh chỉ có đồ quan dụng, tập trung hầu hết ở các kiến trúc khu trung tâm với ba loại hình sau đây: Bát, đĩa và chén [Bản vẽ 1]. Bảng 2.2: thống kê hiện vật gốm men trắng văn in theo loại hình T T 2.1.1.1.1 Bát tô to 2.1.1.1.2 2.1.1.2 2.1.1.3 2.1.2.1 2.1.2.2 2.1.3 Bát tô nhỏ Bát nhỡ Bát nhỏ Đĩa nhỡ Đĩa nhỏ Chén 97.LK.HV 00.LK.TMI.1 96.LK.HXIII 97.LK.HVI 97.LK.HV 1 II.18 0 .7 I.30 II.34 00.LK.T 97.LK.HII.c2 MI.27 97.LK.HV 00.LK.TMI.1 00.LK.TMI.1 97.LK.HVI 97.LK.HV 2 II.19 1 4 I.39 II.35 00.LK.T 97.LK.HII.c4 MI 97.LK.HV 00.LK.TMI.1 00.LK.TMI.1 00.LK.TMI 97.LK.HV 00.LK.TMI.1 3 II.20 2 5 II.3 II.36 7 97.LK.HV 00.LK.TMI.1 00.LK.TMII. 00.LK.TM 97.LK.HV 00.LK.TMI.1 4 II.21 3 L2.17 VIII.5 97.LK.HV 00.LK.TMII. 00.LK.TMVI 5 II.22 L2.16 II L2.19 MT 97.LK.HV 00.LK.TMIV 01.LK.TĐ.H 7 II.24 .3 II.2 97.LK.HV 00.LK.TMVI 04.LK.TV.L 8 II.25 II 1.7 97.LK.HV 00.LK.TMVI 04.LK.TV.L 9 II.26 II 1.9 8 00.LK.TMI.1 02.LK.TT.9 97.LK.HV 00.LK.TMII. 00.LK.ST.T 04.HV.L1.1 6 II.23 II.37 35 9 00.LK.TMI.2 0 00.LK.TMI.2 5 00.LK.TMII. L2.18 00.LK.TMV. L1.5 1 97.LK.HV 00.LK.TMVI 00.LK.TMVI 0 II.33 II II.10 1 00.LK.TMIX 00.LK.TMIX 1 .2 .5 Tổng 1 00.LK.TMIX 00.LK.ST.T 2 .3 MT.6 1 00.LK.CĐ.S 01.LK.TT.H 3 T.4 VI.24 1 00.LK.CĐ.S 4 T.5 02.LK.TT.10 5 01.LK.TT.HI 02.LK.TT.11 1 01.LK.TĐ.H 04.LK.TV.L 6 V.3 1.8 1 01.LK.TĐ.H 7 V.6 1 04.LK.TV.L 8 1.10 1  10 18 9 6 4 16 2 65 100.0 % 15.38% 27.69% 13.85% 9.23% 6.15% 24.62% 3.08% 0% Loại hình bát tô nhỏ và đĩa nhỏ có số lượng lớn nhất (bát tô nhỏ 27,69%, đĩa nhỏ 24,62%), loại hình chén nhỏ chiếm số lượng ít nhất (8,08%) trong tổng số các loại hình. Cả ba loại hình này tìm thấy phổ biến ở khu vực Thái Miếu. Loại hình bát tô to và đĩa nhỡ chiếm 21,53% chỉ tìm thấy ở khu vực Tả Vu (HVII). Sự phân bố về kích cỡ cho thấy dường như có một quy định chặt chẽ về kích thước đối với địa điểm và tính năng sử dụng của các loại hình bát đĩa này. Để làm sáng tỏ điều này, tôi xin đi sâu vào phân tích chi tiết từng loại hình. 2.1.1. Bát Loại hình bát ở di tích Lam Kinh thuần nhất về mặt kiểu dáng, song có thể thấy về cơ bản có ba cỡ khác nhau: 2.1.1.1. Bát tô Trong loại hình bát tô này chúng tôi thấy có hai loại kích cỡ khác hẳn nhau. Để tiện theo dõi chúng tôi chia thành 2 kiểu: Bát tô to và bát tô nhỏ. 2.1.1.1.1. Bát tô to Sưu tập bát này gồm 10 tiêu bản tìm thấy được ở khu vực Tả Vu năm 19961997, chiếm 15,38% tổng số các loại hình (bảng 2.1). Kích thước của loại bát này khá đồng nhất: đường kính miệng giao động từ 17,6 cm đến 19 cm; đường kính đáy từ 6 cm đến 7,1 cm; chiều cao từ 6,7 cm đến 8,3 cm; độ dày xương gốm khoảng 0,3 cm. Chất liệu của bộ sưu tập này đã có thể gọi là cao cấp, song so với bộ sưu tập tìm thấy ở khu vực Chính Điện và Thái Miếu thì không bằng. Xương gốm của bộ sưu tập bát này màu xám mịn, độ nung cao, dầy hơn so với gốm cùng loại ở khu vực Chính Điện và Thái Miếu (khoảng 0,3 cm). Và đặc biệt, loại gốm này có hiện tượng nổ men (tiêu bản ký hiệu LK.97.HVII.21), điều này không thấy ở loại gốm mỏng hơn [Bản ảnh 5: 1, 2]. Loại bát này ngoài 6 chiếc in nổi hình chữ Quan, còn lại không có hình chữ Quan trong lòng bát. Trang trí trong lòng bát theo ba mô-típ như sau: Hoạ tiết hoa cúc cách điệu một tầng, hai tầng, họa tiết văn mây sóng nước. Có thể thấy rằng loại bát tô to này được sản xuất bằng chất liệu xấu, kích thước to hơn hẳn các kích thước tìm thấy ở khu vực thờ cúng, lại tập trung ở khu vực Tả Vu. Tả Vu là công trình kiến trúc nằm bên tả Chính Điện. Trong Đại Nội kinh thành Huế, nhà Tả - Hữu Vu có các chức năng chính là nơi phục vụ cho vua (pha chè), nơi các quan đến yết kiến vua (chuẩn bị hành lễ, lễ phục, phẩm phục) của các quan văn (Tả) quan võ (Hữu). Đối với Tả Vu, Hữu Vu ở Lam Kinh, cũng đảm nhiệm chức năng tương tự, trong đó có thêm chức năng phục vụ việc hành lễ, tế cáo các Thái Miếu, lăng mộ [15]. Do vậy, tôi cho rằng loại bát này có lẽ dùng để cho các vua, quan triều đình sinh hoạt ăn uống, không phải để thờ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan