Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hành vi cảnh báo của người việt...

Tài liệu Hành vi cảnh báo của người việt

.PDF
112
2035
142

Mô tả:

Hành vi cảnh báo của người Việt - Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- NGUYỄN THỊ KIM HUỆ HÀNH VI CẢNH BÁO CỦA NGƯỜI VIỆT LUẬN VĂN THẠC SI ̃ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2013 Hành vi cảnh báo của người Việt - Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- NGUYỄN THỊ KIM HUỆ HÀNH VI CẢNH BÁO CỦA NGƯỜI VIỆT Chuyên ngành Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Văn Hiệp Hà Nội - 2013 Hành vi cảnh báo của người Việt - Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 9 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 9 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 10 3. Mục đích nghiên cứu................................................................................. 12 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nguồn tƣ liệu ................................... 13 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 13 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................ 14 7. Bố cục của luận văn .................................................................................. 15 NỘI DUNG........................................................................................................ 16 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................ 16 1.1. Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ ............................................................. 16 1.1.1. Hành vi ngôn ngữ ............................................................................. 16 1.1.1.1. Giới thiệu chung về lý thuyết hành vi ngôn ngữ .......................... 16 1.1.1.2. Các loại hành vi ngôn ngữ .......................................................... 18 1.1.1.3. Phân loại các hành vi ở lời.......................................................... 19 1.1.1.4. Điều kiện thành công của các hành vi ở lời ................................ 23 1.1.1.5. Hành vi ở lời trực tiếp và hành vi ở lời gián tiếp ........................ 24 1.1.1.6. Phân biệt ngôn hành tƣờng minh và ngôn hành nguyên cấp ...... 26 1.1.2. Động từ ngữ vi, biểu thức ngữ vi và phát ngôn ngữ vi ................... 27 1.1.2.1. Động từ ngữ vi ............................................................................. 27 1.1.2.2. Biểu thức ngữ vi ........................................................................... 28 1.1.2.3. Phát ngôn ngữ vi.......................................................................... 30 1.2. Lý thuyết hội thoại ................................................................................. 31 Hành vi cảnh báo của người Việt - Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 1.2.1. Khái niệm lý thuyết hội thoại ........................................................... 31 1.2.2. Những đặc điểm khái quát của cuộc hội thoại.................................. 31 1.2.3. Cấu trúc hội thoại .............................................................................. 33 1.3. Nguyên tắc lịch sự trong giao tiếp ........................................................ 36 1.3.1. Quan điểm phép lịch sự của R.Lakoff ............................................. 36 1.3.2. Phép lịch sự của G.Leech ................................................................. 37 1.3.3. Phép lịch sự của P.Brown và S.Levinson ........................................ 37 1.4. Khái niệm cảnh báo, hành vi cảnh báo ................................................ 39 1.4.1. Khái niệm ........................................................................................... 40 1.4.2. Phân biệt hành vi cảnh báo với một số hành vi ngôn ngữ khác ...... 41 1.4.2.1. Hành vi cảnh báo ......................................................................... 41 1.4.2.2. Hành vi cầu khiến ........................................................................ 43 1.4.2.3. Hành vi đe dọa ............................................................................. 44 CHƢƠNG 2. ...................................................................................................... 51 HÀNH VI CẢNH BÁO TRỰC TIẾP CỦA NGƢỜI VIỆT .......................... 51 2.1. Hành vi cảnh báo tƣờng minh (có ĐTNV "cảnh báo") ..................... 51 2.1.1. Cấu trúc của hành vi cảnh báo tường minh ................................... 51 2.1.2. Các thành tố của biểu thức ngữ vi cảnh báo tường minh .............. 55 2.1.2.1. Ngƣời nói (SP1) - Ứng với NP1 trong mô hình của Ross ........... 55 2.1.2.2. Động từ ngữ vi biểu thị hành vi cảnh báo - Ứng với V trong mô hình của Ross ............................................................................................ 58 2.1.2.3. Ngƣời tiếp nhận hoặc chứng kiến hành vi cảnh báo (SP2) - Ứng với NP2 trong mô hình của Ross .............................................................. 59 2.1.2.4. Nội dung mệnh đề (Dictum) - Ứng với S2 (NP1 + VP2) trong mô hình của Ross ............................................................................................ 61 Hành vi cảnh báo của người Việt - Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 2.2. Hành vi cảnh báo nguyên cấp (không có động từ ngữ vi "cảnh báo") ......................................................................................................................... 64 2.2.1. Kết cấu: Nếu A thì B (hễ A thì B) .................................................... 65 2.2.2. Cụm từ: Liệu hồn; Liệu thần hồn; Liệu thần xác .......................... 68 2.2.3. Cảnh báo thông qua vị từ phát ngôn ............................................... 69 CHƢƠNG 3. ...................................................................................................... 73 HÀNH VI CẢNH BÁO GIÁN TIẾP CỦA NGƢỜI VIỆT............................ 73 3.1. Tình huống giao tiếp và cách thức cảnh báo gián tiếp ....................... 73 3.1.1. Tình huống giao tiếp......................................................................... 73 3.1.2. Các cách thức cảnh báo gián tiếp .................................................... 73 3.1.2.1. Hành vi cảnh báo thông qua hình thức chửi ............................... 73 3.1.2.2. Hành vi cảnh báo bằng hình thức điều khiển .............................. 76 3.1.2.3. Hành vi cảnh báo bằng hình thức cam kết .................................. 90 KẾT LUẬN.......................................................................................................93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 99 NGUỒN TƢ LIỆU ......................................................................................... 103 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 105 Hành vi cảnh báo của người Việt - Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT KN : Khẩu ngữ BTNV : Biểu thức ngữ vi BTNVTM : Biểu thức ngữ vi tường minh BTNVNC : Biểu thức ngữ vi nguyên cấp BTNVCBTM : Biểu thức ngữ vi cảnh báo tường minh BTNVCBNC : Biểu thức ngữ vi cảnh báo nguyên cấp ĐT : Động từ ĐTNN : Động từ nói năng ĐTNV : Động từ ngữ vi HVNN : Hành vi ngôn ngữ MR, TPMR : Mở rộng, thành phần mở rộng. NDMĐ : Nội dung mệnh đề PNNV : Phát ngôn ngữ vi PNNVCB : Phát ngôn ngữ vi cảnh báo SP1 : Người nói SP2 : Người nghe SP3 : Nhân vật thứ 3 Hành vi cảnh báo của người Việt - Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Các nhà ngôn ngữ học truyền thống trước đây thường nghiên cứu về câu có thể đánh giá tính đúng/sai về nghĩa (xét theo tiêu chuẩn logic). Đó là những câu miêu tả, trần thuật, khẳng định, phủ định. Trong ngôn ngữ học truyền thống, đối tượng nghiên cứu chủ yếu là phân tích cấu trúc dựa trên những khái niệm về thành phần câu như: chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ,… Hay nói cách khác, các nhà ngôn ngữ học truyền thống khi nghiên cứu ngôn ngữ thường không đặt chúng vào cuộc sống. Vì vậy, họ không thấy được mặt động của ngôn ngữ. Trong những năm gần đây, ngôn ngữ học thế giới chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của ngữ dụng học và ngữ pháp chức năng. Sự phát triển này đánh dấu một sự thay đổi trong nhận thức của các nhà nghiên cứu: mở rộng phạm vi nghiên cứu của ngôn ngữ học, không chỉ đóng khung trong hệ thống ngôn ngữ mang tính tĩnh tại mà còn quan tâm đến thực tiễn hành ngôn của các đơn vị ngôn ngữ trong lời nói sinh động; không coi các mô hình cấu trúc trừu tượng là mục đích duy nhất của việc miêu tả ngôn ngữ mà còn nghiên cứu, chú trọng đến các nhân tố ngữ dụng và nghĩa học đứng đằng sau những mô hình đó, đặc biệt là chú ý đến các hành vi ngôn ngữ (HVNN), đến khía cạnh nghĩa liên nhân (interpersonal meaning) của câu nói và khía cạnh tương tác xã hội khi ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp... Nghiên cứu cơ chế hoạt động của ngôn ngữ thông qua chính những hiện tượng ngôn ngữ cụ thể, sinh động trong thực tiễn giao tiếp là một hướng đi đúng đắn, thể hiện cái nhìn biện chứng của các nhà ngữ dụng học, bởi lẽ ngôn ngữ (theo F.de.Saussure) đã, đang và chỉ có thể được tồn tại, nhận biết và bộc lộ bản chất thông qua thực tiễn hành chức đa dạng của nó. Vì lý do trên mà trong Hành vi cảnh báo của người Việt - Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- thời gian gần đây, ngữ dụng học và ngữ pháp chức năng đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu được quan tâm đặc biệt. Và khi nghiên cứu các nhân tố đứng đằng sau thực tiễn hành ngôn, không thể không chú ý đến lý thuyết hội thoại, lý thuyết hành vi ngôn ngữ (HVNN), đến khía cạnh nghĩa liên nhân (interpersonal meanning) của câu nói, và khía cạnh tương tác xã hội khi ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp… Có thể nói, những nghiên cứu về HVNN đã cho thấy, bên cạnh những nét chung, mỗi ngôn ngữ còn có những nét riêng biệt độc đáo, gắn liền với tâm thức, phong tục và nét văn hoá của từng cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đó. Do đó, chúng tôi nhận thấy rằng, nghiên cứu về các HVNN là đề tài rất thú vị. Và từ trước tới nay chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu hành vi "cảnh báo" trong tiếng Việt. Chỉ mới có một vài công trình nghiên cứu các HVNN như: thề, khuyên, mời, rủ, ra lệnh, nhờ, hứa hẹn, đe dọa, phản bác, cầu khiến… Đó là lý do khiến chúng tôi chọn đề tài: "Hành vi cảnh báo của ngƣời Việt". Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu hành vi cảnh báo có những dấu hiệu đặc trưng như thế nào? Cảnh báo ai? Để làm gì? Và cảnh báo như thế nào? 2. Lịch sử vấn đề "Ngữ dụng học được hiểu là dụng học vận dụng vào ngôn ngữ học". Nói rõ hơn theo A.G.Smith: "… Kết học nghiên cứu quan hệ giữa các tín hiệu, nghĩa học nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu với sự vật và dụng học nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu với người dùng". Trên thế giới, ngữ dụng học đã xuất hiện từ nửa đầu của thế kỷ XX với hàng loạt các tên tuổi của các nhà nghiên cứu như: J.L.Austin, J.R.Searle, A. Weirzbicka, G. Leech, G.Yule,… Hành vi cảnh báo của người Việt - Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu như: Hoàng Phê, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân,… là những người có công mở đường cho ngành ngữ dụng học Việt Nam: - Năm 1998 cuốn "Ngữ dụng học" (tập 1) của tác giả Nguyễn Đức Dân với những cơ sở lý thuyết khá căn bản về dụng học cũng đề cập đến vấn đề HVNN. - Năm 2000, tác giả Nguyễn Thiện Giáp cho ra đời cuốn "Dụng học Việt ngữ". Trong cuốn sách này, tác giả lý giải một số vấn đề thuộc ngữ dụng học áp dụng vào tiếng Việt. - Đến năm 2001, tác giả Đỗ Hữu Châu đã cho tái bản có sửa chữa và bổ sung phần "Ngữ dụng học" trong cuốn "Đại cƣơng ngôn ngữ học"- tập 2, phần "Ngữ dụng học". Những cơ sở lí thuyết mở đầu về ngữ dụng học cũng được tác giả trình bày trong cuốn "Cơ sở ngữ dụng học" - tập 1 (2003). Có thể nói, các vấn đề về ngữ dụng và ngữ nghĩa đã được tác giả trình bày một cách rất hệ thống và chi tiết. - Bên cạnh đó còn có một số luận văn Thạc sỹ, luận án Tiến sỹ cũng đã trình bày về các vấn đề HVNN như: + Luận văn Thạc sỹ của các tác giả Nguyễn Thị Ngận, Đinh Thị Hà, Lê Thị Thu Hoa (1996) đã nghiên cứu về cấu trúc ngữ nghĩa của một nhóm động từ nói năng, biểu thị các HVNN trong tiếng Việt như: nhóm "thông tin", nhóm "bàn, tranh luận, cãi"; nhóm "khen, tặng, chê". + Sau này có các luận văn của: Vũ Tố Nga, Nguyễn Thị Hoàng Yến, Hà Thị Hải Yến với đề tài về các hành vi: "cam kết", "chê", "cảm thán". Những luận văn này đã đặt hành vi ngôn ngữ trong tương tác hội thoại để nghiên cứu. Hành vi cảnh báo của người Việt - Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Các tác giả này đã xác lập được các biểu thức ngữ vi, các phát ngôn ngữ vi cho hành vi ngôn ngữ tướng ứng. Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu hay bài viết của một số tác giả khác về đề tài HVNN, nhưng chúng tôi không thể kể hết ra đây được. Có thể nói trong những năm gần đây, việc nghiên cứu hành vi ngôn ngữ trong tiếng Việt đã có sự phát triển vượt bậc về lượng và chất. Tuy nhiên, nhiều đề tài, nhiều vấn đề chưa được khai thác hoặc chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo, đang chờ đợi những nghiên cứu tiếp theo. Nếu đánh giá chung, có thể khẳng định rằng: Các công trình trên thực sự là những cơ sở lý thuyết vô cùng bổ ích và thiết thực đối với chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu về hành vi cảnh báo của người Việt. Những nghiên cứu đó đã xác lập cho chúng tôi một cái khung vấn đề để triển khai một cách có hiệu quả nhiệm vụ nghiên cứu của mình. Chúng tôi cho rằng, đề tài nghiên cứu của chúng tôi là một sự tiếp nối hướng nghiên cứu của các tác giả trên - hướng nghiên cứu đặt hành vi ở lời vào vị trí trung tâm của giao tiếp hội thoại. 3. Mục đích, nội dung nghiên cứu Khi nghiên cứu về hành vi cảnh báo của người Việt ở phương diện HVNN. Chúng tôi xác định những mục đích và nội dung sau: - Xác lập cách hiểu về hành vi cảnh báo trong giao tiếp của người Việt (bao gồm hành vi cảnh báo trực tiếp và hành vi cảnh báo gián tiếp), và từ đó rút ra các đặc trưng của hành vi này. - Phân biệt hành vi cảnh báo với một số HVNN khác. Hành vi cảnh báo của người Việt - Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- - Xác định các biểu thức ngữ vi (BTNV) tương ứng với từng nhóm hành vi cảnh báo. Các kết quả của luận văn sẽ góp phần làm phong phú thêm những hiểu biết về các HVNN trong tiếng Việt. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nguồn tƣ liệu Đối tượng nghiên cứu là hành vi cảnh báo trong tiếng Việt. Với đối tượng nghiên cứu này, đề tài chủ yếu sử dụng các nguồn tư liệu chính đó là: - Lời thoại trong giao tiếp hàng ngày (khẩu ngữ - KN). - Những bài viết trên báo. - Một số tác phẩm văn học nổi tiếng của các tác giả: Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố, Thạch Lam,... Từ chương 1 trở đi, các ví dụ sẽ được đánh số theo thứ tự để độc giả tiện theo dõi. Và trong phần cuối của luận văn, chúng tôi sẽ đưa ra bảng phụ lục về tư liệu và nguồn gốc xuất xứ của chúng. Phần phụ lục trích dẫn trong bảng tổng kết sẽ được đặt trong dấu ngoặc đơn. Số đầu tiên tương ứng với tên tài liệu, số thứ hai sẽ là số trang. Phần tư liệu trích dẫn sẽ được đặt trong dấu ngoặc vuông. Số đầu tiên trong dấu ngoặc vuông sẽ tương ứng với tên tài liệu được ghi ở phần tài liệu tham khảo ở cuối luận văn, số thứ hai sẽ là số trang. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn chủ yếu sử dụng một số phương pháp sau: + Phƣơng pháp thống kê: Dùng để thu thập tư liệu về hành vi cảnh báo trong tiếng Việt. Hành vi cảnh báo của người Việt - Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- + Phƣơng pháp miêu tả, quan sát ngữ cảnh: Dùng để miêu tả ý nghĩa và cấu trúc các phát ngôn cảnh báo trong tiếng Việt. Sử dụng phương pháp quan sát, tìm hiểu thực tế phát ngôn qua lời ăn tiếng nói hàng ngày. Xây dựng các tình huống tiền giả định trong giao tiếp theo những mô thức đã được chuẩn bị trước để quan sát, miêu tả và tìm nguồn cứ liệu phục vụ cho nghiên cứu. + Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu: Dùng để so sánh hành vi cảnh báo với một số hành vi gần với nó. + Một số thủ pháp ngôn ngữ học như: cải biến, phân tích ngữ cảnh, phân tích ngữ nghĩa, ngữ dụng... cũng được sử dụng linh hoạt nhằm phát hiện những đặc điểm về hình thức và nội dung hành vi cảnh báo của người Việt. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Về mặt lý luận khoa học: Đề tài của chúng tôi nếu thực hiện tốt sẽ tiếp tục phát triển hướng nghiên cứu các HVNN: Nghiên cứu HVNN trong hội thoại. Nghiên cứu hành vi ở lời trong sự tương tác hội thoại: + Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ tạo ra mô hình tương đối hoàn chỉnh về hành vi cảnh báo trong tiếng Việt. + Chỉ ra các phương tiện từ vựng và ngữ pháp có khả năng biểu thị hành vi cảnh báo. + Cung cấp một cái nhìn mới về cách phân loại hành vi cảnh báo trong tiếng Việt. + Phát hiện ra nhiều đặc trưng ngữ nghĩa-ngữ dụng của hành vi cảnh báo thể hiện qua quá trình sử dụng, gắn với văn cảnh. Hành vi cảnh báo của người Việt - Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- - Về mặt thực tiễn: + Cung cấp một số ví dụ sinh động và chỉ ra một số kiểu hành vi cảnh báo trong các tác phẩm văn học để góp phần hữu hiệu trong việc giảng dạy môn Văn tiếng Việt trong nhà trường. + Luận văn có thể là tài liệu tham khảo về các chiến thuật trong giao tiếp, về hành vi cảnh báo. + Tư liệu và nội dung của luận văn này có thể là tài liệu tham khảo cho các công trình khác liên quan về ngữ dụng học, đặc biệt là các công trình có liên quan tới hành vi kết ước nói chung. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,… luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý thuyết. Trong chương này, luận văn trình bày 4 vấn đề lớn: Lý thuyết hành vi ngôn ngữ; Lý thuyết hội thoại; Vấn đề lịch sự trong giao tiếp; Phân biệt hành vi cảnh báo với một số hành vi ngôn ngữ khác. Chương 2: Hành vi cảnh báo trực tiếp của ngƣời Việt. Chương này sẽ giới thiệu một số dấu hiệu ngôn ngữ đặc trưng và biểu thức ngữ vi của hành vi cảnh báo trực tiếp (bao gồm cả hành vi cảnh báo tường minh và hành vi cảnh báo nguyên cấp). Chương 3: Hành vi cảnh báo gián tiếp của ngƣời Việt. Nội dung chính của chương này sẽ giới thiệu một số cách thức biểu hiện và biểu thức ngữ vi của hành vi cảnh báo gián tiếp. Hành vi cảnh báo của người Việt - Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ 1.1.1. Hành vi ngôn ngữ 1.1.1.1. Giới thiệu chung về lý thuyết hành vi ngôn ngữ Năm 1955, tại trường Đại học Harvard (Mỹ), J. L. Austin - nhà triết học người Anh, đã trình bày 12 chuyên đề mà sau khi ông mất, đã được các học trò tập hợp lại thành sách, in năm 1962, với nhan đề: "How to do things with word" (Hành động như thế nào bằng lời nói). Trong cuốn sách này, Austin đã phê phán thuyết nguỵ biện miêu tả (ảo tưởng miêu tả), tức quan điểm của một số nhà ngôn ngữ và triết học ngôn ngữ đương thời chỉ quan tâm đến nghĩa miêu tả, loại nghĩa có liên quan đến tính chân thực hay sai lầm của câu nói, xét theo tiêu chuẩn chân lí. Austin đã chỉ ra một khía cạnh nghĩa quan trọng nhất của câu nói. Đó là nghĩa liên nhân (interpersonal meaning), hay nghĩa tương tác xã hội. Tư tưởng cốt lõi của Austin được thể hiện qua các bước sau: Trước tiên, ông nêu ra sự phân biệt giữa phát ngôn miêu tả hay tường thuật (constative) và phát ngôn ngôn hành (performative). Austin cho rằng có những câu miêu tả không dễ dàng đánh giá được tính đúng-sai của câu nói: VD: trong tiếng Việt ta có thể gặp những câu như: Hoa hồng đẹp hơn hoa ly. Bạn Nam và bạn Phong đều tốt bụng. Hành vi cảnh báo của người Việt - Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Những câu nói như thế này rất khó phân biệt tính đúng-sai. Nó phụ thuộc vào sở thích, gu thẩm mỹ, quan niệm hay cách nhìn nhận của từng người. Tiếp đó, Austin cho rằng có những phát ngôn không hề thể hiện một sự miêu tả hay tường thuật nào cả để có thể đánh giá được tính chân thực của nó. Chẳng hạn, nếu ta nói: "Tôi xin lỗi anh", thì không phải ta đang nói một điều gì đó đúng hay sai, mà là ta đang "xin lỗi". Nghĩa là khi ta phát ngôn ra câu nói này cũng có nghĩa là ta đang thực hiện một hành động, hành động "xin lỗi". Austin đã phân biệt phát ngôn miêu tả và phát ngôn ngôn hành (phát ngôn ngữ vi). Phát ngôn ngôn hành là những phát ngôn nói ra để thực hiện hành động nào đó. Đối với những phát ngôn ngôn hành ta không thể đánh giá tính chân thực (đúng - sai) của nó được, mà chỉ có thể đánh giá về tính hợp thức hoặc điều kiện thành công (felicity conditions) của chúng mà thôi. Sau đó, Austin đi đến từ bỏ sự đối lập giữa phát ngôn tường thuật (miêu tả) và phát ngôn ngôn hành. Ông cho rằng tất cả câu nói đều là phát ngôn ngôn hành (phát ngôn ngữ vi). Câu miêu tả cũng là phát ngôn ngôn hành. Có điều cần phân biệt hai loại: ngôn hành tường minh và ngôn hành nguyên cấp. Ví dụ, một câu nói: "Hôm nay tôi không đƣợc khoẻ". Phát ngôn ngày có thể được hiểu như là một dạng câu: Tôi xác nhận hôm nay tôi không đƣợc khoẻ. Tất cả các phát ngôn miêu tả đều có thể được hiểu là mang tính ngôn hành kiểu như vậy. Nói tóm lại, tư tưởng cốt lõi trong lí thuyết của Austin là: Nói là hành động. Dĩ nhiên, các hành động ngôn từ bao giờ cũng phải đặt trong khuôn khổ những thiết chế và những quy ước xã hội đã được các thành viên trong xã hội chấp nhận. Hành vi cảnh báo của người Việt - Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 1.1.1.2. Các loại hành vi ngôn ngữ Theo lí thuyết về hành động ngôn từ, khi chúng ta nói năng tức là chúng ta đang hành động. Chúng ta thực hiện một loại hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ. Austin cho rằng có 3 loại hành động ngôn từ là: - Hành vi tạo lời (acte locutoire) - Hành vi mượn lời (acte perlocutoire) - Hành vi ở lời (acte illocutoire) Hành vi tạo lời: là hành vi sử dụng các yếu tố ngôn ngữ như: ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu,… để tạo ra một phát ngôn có hình thức và nội dung ít nhiều xác định. Một bộ phận của hành vi tạo lời đã là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học và tiền dụng học. Hành vi mƣợn lời: là những hành vi mượn ngôn ngữ, nói cho đúng hơn là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người tiếp nhận thông tin hoặc ở chính người nói. Chức năng hành động của giao tiếp được thực hiện nhờ những hiệu quả mượn lời của phát ngôn. Có những hiệu quả mượn lời là đích của một hành vi mượn lời. VD: Đóng cửa lại SP2 (đối thể tiếp nhận thông tin) có thể đứng dậy ra cửa và đóng cánh cửa lại hoặc có vẻ bực tức, càu nhàu, tỏ vẻ khó chịu,… Những hiệu quả như vậy đều thuộc hiệu quả mượn lời. Như vậy; "đóng cửa" là hiệu quả mượn lời của hành vi ở lời điều khiển. Hành vi ở lời (hành vi tại lời): là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng và gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận. Ví dụ: hỏi, mời, khuyên, bảo, hứa, thề,… là những hành vi ở lời. Các Hành vi cảnh báo của người Việt - Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- hành vi ở lời bị chi phối bởi những quy tắc được mọi người trong cộng đồng ngôn ngữ tuân theo một cách không tự giác. Ví như, khi ta hỏi ai về một điều gì đó, theo quy tắc giao tiếp thông thường thì bắt buộc người nghe phải trả lời hoặc hồi đáp lại hành vi ra lệnh, là sự biểu hiện tiếp nhận (hay không tiếp nhận) lệnh bằng một hành động tương ứng (hành động ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ). Trong 3 loại hành vi ngôn ngữ vừa nêu trên, ý nghĩa của các động từ nói năng được thể hiện ở hành vi ở lời. Theo O.Ducrot: Hành vi ở lời làm thay đổi tư cách pháp nhân của người đối thoại, tức chúng đặt người nói và người nghe vào những quyền lợi mới so với tình trạng của họ so với trước khi thực hiện hành vi ở lời đó. Tác động hầu như buộc vai nghe phải hồi đáp lại một hành vi ở lời trong âm nói ra, được gọi là hiệu lực ở lời. Trong các cuộc đối thoại bình thường, bao giờ vai nghe cũng phải phản hồi đúng với hiệu lực ở lời trong các phát ngôn của người đối thoại với mình. VD: (1) Nếu thỉnh thoảng họ không dự vào một cuộc đua xe đạp thì cuộc đời họ sẽ từ từ hạ màn. (SP1 cảnh báo với SP2 rằng: Nếu SP3 không thỉnh thoảng tham dự cuộc đua xe đạp thì cuộc đời SP3 sẽ kết thúc). (1, tr. 28) 1.1.1.3. Phân loại các hành vi ở lời Các hành vi ở lời trong thực tế là rất phong phú, đa dạng và có thể có những khác biệt đáng kể khi đi từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Đã có nhiều tác giả phân loại hành vi ở lời dựa trên những tiêu chí khác nhau. Đáng chú ý nhất là hai hướng phân loại của hai tác giả: J.L.Austin và J.R.Searle: Hành vi cảnh báo của người Việt - Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Hƣớng thứ nhất: Phân loại hành vi ở lời của Austin (1962): chia hành vi ở lời thành 5 phạm trù, đó là: - Phán xử (verditives): là những hành vi đưa ra những lời phán xét mà về cơ bản là những điều đánh giá về một sự kiện hoặc một giá trị dựa trên những chứng cứ hoặc lí lẽ xác đáng: xử trắng án, miêu tả, phân tích, đánh giá, phân loại,… - Hành xử (exercitives): là những hành vi đưa ra những quan điểm thuận lợi hay chống lại một chuỗi hành vi nào đó: ra lệnh, chỉ huy, đặt hàng, giới thiệu, van xin,… - Cam kết (commissives): những hành vi này ràng buộc người nói vào một chuỗi những hành động nhất định: hứa hẹn, bày tỏ lòng mong muốn, giao ước, bảo đảm, thề nguyền,… - Trình bày (expositives): những hành vi được dùng để trình bày các quan niệm, dẫn dắt các lập luận, giải thích cách dùng các từ như: khẳng định, phủ định, chối, trả lời, phản bác,… - Ứng xử (behabitives): đây là những hành vi phản ứng với cách xử sự của người khác đối với các sự kiện có liên quan. Chúng cũng là cách biểu hiện thái độ đối với hành vi hay số phận của người khác: xin lỗi, cám ơn, khen ngợi, phê phán, chào mừng,… Trên đây là cách phân loại các hành vi ở lời của Austin. Tuy nhiên, cách phân loại này còn có nhiều hạn chế vì khi phân loại ông không đặt ra những tiêu chí nhất định. Do đó, kết quả phân loại có khi chồng chéo lên nhau. Searle là người đầu tiên vạch ra những hạn chế trong cách phân loại của Austin và ông đã đưa ra cách phân loại của mình dựa trên 12 tiêu chí: Hành vi cảnh báo của người Việt - Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Hƣớng thứ hai: Phân loại hành vi ở lời theo Searle gồm 12 tiêu chí: (1) Đích ở lời (2) Hướng khép lời với hiện thực mà lời đề cập đến (3) Trạng thái tâm lí được thể hiện (4) Sức mạnh mà đích được trình bày ra (5) Tính quan yếu (6) Định hướng (7) Câu hỏi và câu trả lời là hai thành phần của một cặp kế cận, còn sai bảo thì không (8) Nội dung mệnh đề (9) Hứa hẹn chỉ có thể được thực hiện bằng lời (10) Đặt tên Thánh và rút phép thông công đòi hỏi phải có thể chế xã hội mới có hiệu lực nhưng trần thuật thì không (11) Không phải tất cả các động từ gọi tên hành vi ở lời đều là động từ ngữ vi (ví dụ: khoe, doạ,…) (12) Phong cách thể hiện hành vi ở lời Trên thực tế, Searle chỉ sử dụng 4 trong số 12 tiêu chí, đó là: đích ở lời, hướng khép lời, trạng thái tâm lí và tiêu chí nội dung mệnh đề. Sử dụng 4 tiêu chí này, Searle đã phân lập được 5 nhóm hành vi ở lời, đó là: - Nhóm xác tín (assertives): Searle còn gọi nhóm hành vi này là tái hiện. Đích ở lời là miêu tả lại một sự tình đang được nói đến. Hướng khớp ghép là Hành vi cảnh báo của người Việt - Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- lời - hiện thực, tức lời phải phù hợp với hiện thực. Trạng thái tâm lí là niềm tin vào điều mình xác tín. Nội dung mệnh đề là một mệnh đề. Các mệnh đề này có thể đánh giá theo tiêu chuẩn đúng - sai lôgic. Những hành động ngôn từ thuộc nhóm này là: kể, dự đoán, nói phét, thừa nhận, nhấn mạnh, khẳng định,… - Nhóm điều khiển (directives): Đích ở lời là đặt người nghe vào trách nhiệm thực hiện một hành động nào đó trong tương lai. Hướng khớp ghép là hiện thực - lời, tức hiện thực có xu hướng phù hợp với lời. Trạng thái tâm lí là sự mong muốn của người nói và nội dung mệnh đề là hành động tương lai của người nghe. Thuộc về nhóm này là các hành động ngôn từ như: cho phép, khuyên can, ra lệnh, yêu cầu, hỏi, đề nghị, van xin, thỉnh cầu, mời, sai,… - Nhóm kết ước (tức cam kết – theo Austin) (commisives): Đích ở lời là trách nhiệm phải thực hiện hành động tương lai mà người nói bị ràng buộc. Hướng khớp ghép là hiện thực - lời, tức hiện thực có xu hướng phù hợp với lời. Trạng thái tâm lí là ý định thực hiện hành động của người nói. Nội dung mệnh đề là hành động tương lai của người nói. Ví dụ về các hành động ngôn từ thuộc nhóm kết ước: cam kết, đe doạ, hứa, thề, tặng, biếu, đe dọa, cảnh báo… - Nhóm biểu lộ (expressives): Đích ở lời là thông qua phát ngôn người nói bày tỏ trạng thái tâm lí phù hợp với hành vi ở lời. Trạng thái tâm lí thay đổi tuỳ theo từng loại hành vi. Nội dung mệnh đề là một hành động hay một tính chất nào đó của người nói hay của người nghe.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan