Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hiện tượng lặp từ trong các tư liệu thành văn cổ của tiếng việt...

Tài liệu Hiện tượng lặp từ trong các tư liệu thành văn cổ của tiếng việt

.PDF
97
1626
104

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------------------------- TRẦN HƯƠNG THỤC HIỆN TƯỢNG LẶP TỪ TRONG CÁC TƯ LIỆU THÀNH VĂN CỔ CỦA TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội – 2013 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------------------------- TRẦN HƯƠNG THỤC HIỆN TƯỢNG LẶP TỪ TRONG CÁC TƯ LIỆU THÀNH VĂN CỔ CỦA TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học : PGS .TS Vũ Đức Nghiệu Hà Nội – 2013 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 5 1.Lý do chọn đề tài ........................................................................ 5 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................. 9 3. Nhiệm vụ, mục đích, ý nghĩa của luận văn ............................... 15 4.Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................... 16 5.Cấu trúc của luận văn .............................................................. 17 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƢƠNG THỨC LẶP TỪ ............... 18 1.1. Cơ sở lý luận về phƣơng thức lặp từ ..................................... 18 1.2. Ý nghĩa ngữ pháp và phƣơng thức ngữ pháp ........................ 21 1.2.1. Ý nghĩa ngữ pháp ...................................................................... 21 1.3. Phân biệt láy hoàn toàn với lặp từ ........................................ 27 1.3.1. Về hình thức và cơ chế .............................................................. 27 1.3.2. Về nghĩa ..................................................................................... 29 1.4. Phân biệt lặp từ thuộc ngữ pháp với lặp từ phong cách nghệ thuật ngôn từ............................................................................... 30 CHƢƠNG 2: HIỆN TƢỢNG LẶP DANH TỪ TRONG CÁC NGUỒN TƢ LIỆU KHẢO SÁT ............................................................................... 33 2.1. Phân tích định lƣợng hiện tƣợng lặp danh từ trong các nguồn tƣ liệu đƣợc khảo sát. .................................................................. 33 2.2. Một số tƣơng ứng Hán Việt và Việt ở dạng lặp danh từ ........ 38 2.3. Những hệ quả ngữ nghĩa, ngữ pháp do lặp danh từ đem lại. . 39 2.3.1. Về cấu tạo, hình thức................................................................. 40 2.3.2. Về mặt ngữ nghĩa, ngữ pháp ..................................................... 41 2.3.3.Về mặt ngữ dụng ........................................................................ 42 CHƢƠNG 3: HIỆN TƢỢNG LẶP ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ TRONG CÁC NGUỒN TƢ LIỆU KHẢO SÁT ................................................................ 45 3 3.1. Phân tích định lƣợng hiện tƣợng lặp động từ, tính từ trong các nguồn tƣ liệu đƣợc khảo sát. ....................................................... 45 3.2. Một số tƣơng ứng Hán Việt và Việt ở dạng lặp động từ, tính từ .. 57 3.3. Những hệ quả ngữ nghĩa, ngữ pháp do lặp động từ, tính từ đem lại ........................................................................................ 59 3.3.1. Về cấu tạo, hình thức................................................................. 59 3.3.2 Về mặt ngữ nghĩa, ngữ pháp ...................................................... 60 KẾT LUẬN ................................................................................................. 66 NGUỒN NGỮ LIỆU .................................................................................. 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 71 PHỤ LỤC.................................................................................................... 74 4 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Trong lịch sử nghiên cứu Việt ngữ học, quá trình cấu tạo và tư cách cũng như đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp của những đơn vị như: ngày ngày, đêm đêm, làu làu, quay quay... đã được nghiên cứu từ lâu, nhưng xung quanh các đơn vị này vẫn chưa phải là đã được giải quyết triệt để, rõ ràng. Đây không phải là một hiện tượng mới xuất hiện trong tiếng Việt và mới được nghiên cứu. Hiện tượng này được đề cập khi nghiên cứu về từ láy, phân biệt từ láy, dạng láy, nhưng những hiệu quả ngữ nghĩa và ngữ pháp của nó vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng. Giữa hiện tượng lặp từ và từ láy có nhiều điểm giống và khác nhau. Chúng tôi phân biệt từ láy và lặp từ. Lặp (từ) là một phương thức ngữ pháp để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, láy là một phương thức cấu tạo từ. Tiếng Việt có cả hai phương thức này, cho ra hai kết quả, nhưng cách thức và cơ chế của hai phương thức này lại không khác nhau. Hiện tượng lặp từ xưa nay thường được xem xét ở hai khía cạnh: Một là, dưới góc độ của một phương pháp tu từ. Thí dụ: - Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là đâu Buồn trông nội cỏ dàu dàu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Buồn trông gió cuốn mặt gnhềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” (Truyện Kiều, Nguyễn Du) 5 - Của ong bướm này đây tuần tháng mật Này đây hoa của đồng nội xanh rì Này đây lá của cành tơ phơ phất Của yến anh này đây khúc tình si (Vội vàng- Xuân Diệu) Vấn đề quan tâm của chúng tôi ở đây không phải là hiện tượng lặp từ với tư cách là một phương tiện tu từ như thế. Hai là, lặp từ được xem xét trong tương quan với từ láy khi nghiên cứu về từ láy. Khi phân loại các từ láy trước hết chúng thường được chia thành: từ láy bộ phận và từ láy hoàn toàn. Trong từ láy hoàn toàn có hai loại: a) Những từ như cào cào, châu chấu, se sẻ... b) Những từ như xanh xanh, đo đỏ, mềm mềm, người người. Loại b) này thường được xử lý theo hai cách: Thứ nhất, một số nhà nghiên cứu cho chúng là từ láy, thậm chí thu thập vào bảng từ từ điển: Nguyễn Văn Tu, Nguyễn Tài Cẩn, Hồ Lê, Đỗ Hữu Châu... Thứ hai, một số khác thì gạt chúng ra khỏi địa hạt từ láy coi chúng là dạng láy/ dạng láy của từ/ lặp từ như: Hoàng Văn Hành, Hoàng Tuệ, Hoàng Dũng, Nguyễn Đức Tồn... Các học giả xử lý theo hướng một vì thấy hai loại a) và b) có hình thức cấu tạo giống hệt nhau. Nhưng thật ra, hai loại này khác xa nhau về cách thức tổ chức cấu tạo và nội dung ngữ nghĩa, ngữ pháp. Về cách thức cấu tạo, tuy hai loại này giống hệt nhau về hình thức nhưng khác nhau về bản chất. Những từ như : cào cào, ba ba, châu chấu...không có hình thức đơn vị gốc, nếu như có những đơn vị song song tồn tại cả hình thức hai âm tiết và một âm tiết như: bướm và bươm bướm, sẻ và se sẻ... thì kết quả 6 của chúng cũng không có sự khác biệt về nghĩa. Những đơn vị loại này bộ phận vốn sẵn có trong vốn từ vựng tiếng Việt. Trong khi đó, những đơn vị loại b) như xanh xanh, mềm mềm, người người... thì lại có một cơ chế cấu tạo khác hẳn. Chúng có đơn vị gốc cùng song song tồn tại, là các sản phẩm tiềm năng, không có sẵn từ trước. Chúng không có khả năng kết hợp với các thành tố phụ khác tạo thành đoản ngữ. Vì thế, chúng ta không thể nói: - ba người người - đã quay quay mạnh lắm rồi - đang xuống xuống dưới ấy - rất mềm mềm Nhưng những đơn vị nhóm a) lại có khả năng này. Chúng là các danh từ, có khả năng kết hợp với từ chỉ xuất (cái, con), số từ, từ chỉ lượng, quán từ (một, vài, những). Vì vậy có thể nói: - ba con cào cào ấy - những con bươm bướm - mấy con se sẻ Về nội dung ngữ nghĩa, ngữ pháp, phương thức lặp tác động và cho kết quả những đơn vị loại b) có những nội dung ngữ nghĩa, ngữ pháp biến đổi khác với thành tố gốc. Cụ thể là: - nhà ≠ nhà nhà - nhiều nhà, tất cả mọi nhà (số nhiều) - người ≠ người người- nhiều người, tất cả mọi người (số nhiều) - xanh ≠ xanh xanh - hơi xanh (mức độ thấp) - xinh ≠ xinh xinh - hơi xinh (mức độ thấp) - thẳm ≠ thăm thẳm - rất cao, sâu - (tăng cường mức độ) 7 Như vậy sự tác động của phương thức lặp đã làm biến đổi ngữ nghĩa, ngữ pháp của thành tố gốc, chúng thể hiện một ý nghĩa ngữ pháp nào đấy hoặc làm biến đổi nghĩa từ vựng của đơn vị đó. (Điều này sẽ được phân tích ở các chương sau). Khi khảo sát một số ngữ liệu là các văn bản Nôm thuộc giai đoạn tiếng Việt cổ và Việt trung đại1, chúng tôi thấy có sự xuất hiện của hiện tượng này. Do đó, chúng tôi chọn đề tài: "Hiện tượng lặp từ trong các tư liệu thành văn cổ của tiếng Việt” để làm sáng tỏ và trả lời cho những câu hỏi sau đây: - Phương thức lặp từ được thực hiện như thế nào? - Nó được thực hiện nhằm mục đích gì, đem đến những biến đổi như thế nào? - Đây là một hiện tượng mới hay có từ xưa, nó có liên tục hay bị đứt đoạn trong lịch sử. - Những hệ quả ngữ nghĩa, ngữ pháp của sản phẩm do lặp từ tạo nên là gì ? - Bản chất của hiện tượng này là gì trong ngữ pháp tiếng Việt. 1 Hiện nay, khi nói về nguồn gốc của tiếng Việt đại đa số các nhà nghiên cứu đều đã chấp nhận được với nhau: Tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc nhóm Việt Mường , ngành Môn- Khme, ngữ hệ Nam Á. Về việc phân chia các giai đoạn phát triển của tiếng Việt đã có rất nhiều cách vì tiếng Việt đã trải qua một chặng đường dài hình thành, tiếp xúc, phát triển đầy phức tạp. Trong đề tài này chúng tôi chọn cách phân kì lịch sử tiếng Việt của Nguyễn Tài Cẩn[3] vì sự phân chia của tác giả chi tiết, sát thực và hợp lý bởi có “dựa vào những nhân tố , sự kiện văn hoá, xã hội, ngôn ngữ, văn tự một cách đầy đủ và chính xác, gắn liền với những sự kiện chính trị, xã hội có vai trò như những cột mốc trên tiến trình lịch sử của ngôn ngữ và dân tộc”[34]. Như vậy, tiếng Việt với lịch sử hơn 12 thế kỉ có một bảng phân kì như sau: Tiếng Tiền Việt (proto Việt): vào khoảng thế kỉ VIII-IX Tiếng Việt tiền cổ: vào khoảng thế kỉ X-XI-XII Tiếng Việt cổ: vào khoảng thế kỉ XIII-XIV-XV-XVI Tiếng Việt trung đại : vào khoảng thế kỉ XVII-XVIII- nửa đầu XIX Tiếng Việt cận đại: vào khoảng thời gian Pháp thuộc nửa sau thế kỉ XIX và nửa đầu thế kỉ XX Tiếng Việt hiện đại: từ 1945 trở đi. Nguồn ngữ liệu mà chúng tôi khảo sát nằm trong hai giai đoạn phát triển của tiếng Việt là giai đoạn tiếng Việt cổ và trung đại có niên đại từ thế kỉ XIII đến nửa đầu XIX, nhưng cũng có nguồn ngữ liệu rơi vào giai đoạn sớm hơn là cuốn: Phật thuyết phụ mẫu đại báo ân trọng kinh (niên đại khoảng thế kỉ XI, XII). 8 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là hiện tượng lặp từ được ghi nhận chắc chắn trong các nguồn ngữ liệu là những văn bản được ghi chép bằng văn tự. Quan sát các nguồn ngữ liệu được khảo sát, chúng tôi thấy các hiện tượng lặp có thể gồm: 1. Những dạng lặp được hình thành từ thành tố gốc, và thành tố gốc đó luôn rõ nghĩa, có năng lực hoạt động độc lập, ngày nay hoàn toàn có thể dễ dàng đối chiếu. Thí dụ như : chốn < chốn chốn, cháu < cháu cháu, đấng < đấng đấng, đùng <đùng đùng, làu< làu làu, lẻ < lẻ lẻ, ngạt < ngạt ngạt, nhẹ< nhẹ nhẹ... 2. Những dạng lặp có biến đổi thanh, biến vần theo những qui tắc của cấu tạo từ láy hoàn toàn mà giới nghiên cứu Việt ngữ đã thường thấy. Thí dụ: niềm niệm, nhân nhẩn, cuồn cuộn, dòi dõi, hây hẩy (Hồng Đức quốc âm thi tập) hơi hởi (truyện Hoa tiên), mơn mởn, phơi phới (Truyện Kiều)… Sự biến thanh, biến vần là để bảo đảm quy luật hài thanh (cũng gọi là hài hoà âm thanh), nguyên tắc bảo đảm đồng nhất và khác biệt (vừa bảo đảm duy trì phần giống nhau - lặp lại - vừa bảo đảm đối lập) như trong trong quy tắc cấu tạo từ láy. Đó là: a. Đối lập bằng - trắc giữa hai nhóm thanh: thanh không, thanh huyền với thanh hỏi, thanh ngã, thanh sắc, thanh nặng; đối lập âm vực cao - âm vực thấp giữa các thanh thuộc hai nhóm: thanh không, thanh hỏi, thanh sắc và thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng. b. Đối lập bằng - trắc giữa các thanh điệu cùng âm vực sẽ khiến cho trong các dạng lặp, nếu cả hai thành tố đều có thanh trắc thì bao giờ một thành tố (tiếng) cũng chuyển sang thanh bằng cùng âm vực ấy. 9 Vì vậy, trong một số trường hợp, dạng lặp từ ở đây có thể song song tồn tại dạng lặp hoàn toàn (giữ y nguyên) và dạng lặp có biến thanh. Thí dụ: dưng dưng/dửng dưng (Truyền Kỳ mạn lục giải âm). Về những trường hợp lặp từ có biến vần, sự chuyển đổi âm cuối được thực hiện theo những qui tắc chặt chẽ: Các phụ âm tắc, vô thanh sẽ chuyển thành các phụ âm vang mũi cùng cặp: -p -m -t -n - k  - ng Thí dụ: ngần ngật… Như vậy về nguyên tắc, những từ tượng thanh miêu tả trạng thái động của sự vật như: ồ ồ, dành dành/ đành đành, oang oang, rách rách, xác xác... cũng sẽ được khảo sát. Tuy nhiên, luận văn sẽ không thu thập, xử lý các trường hợp sau, vì chưa thấy đủ căn cứ để khẳng định chúng được tạo nên từ một từ gốc tương ứng. Thí dụ: - Con bươm bướm nhập nên chưng thế giới chiêm bao [3, tr.70 a]. -Trong ấy vây nên cờ một cuộc, Khéo đâu vang tiếng cái ve ve [5,40] - Miết Giáp mu dải cả thay Sơn Xuyên Giáp dày là vẩy cái tê tê [6, 243] -Linh Nông đàn cá rồng rồng Chi Cáp cá luống cũng dòng chi chi [6, 203] -Phụ Trùng dài bé cào cào 10 Thanh Nhăng cái nhặng nếm theo đuôi kỳ [6, 207]. -Lạ chừng đường sá bơ vơ Có bầy đôm đốm sáng nhờ đi theo. [13, 134] Hoặc những trường hợp là những dạng từ ngữ có vẻ như hiện tượng lặp từ, nhưng thực ra, chỉ đơn thuần là để nhắc lại, liệt kê, hoặc có thể là sản phẩm của thủ pháp lặp tu từ, thuộc phương cách tạo lập văn bản. (Điều này chúng tôi đã trình bày bên trên). Thí dụ: -Mật ngọt ruồi vào, ruồi đắm đuối Mồi thơm cá đến, cá phàn nàn (8, 105] - Hoa càng khoe nở, hoa nên rữa, Nước chứa cho đầy, nước ắt vơi [8, 92] - Thịt chó, chó ăn, loài chó dại Lông chim, chim tiếc, ấy chim khôn [8,143] -Kính lễ Thánh Cả trả ơn nặng áng nạ; Kính lễ...; Kính lễ...; Kính lễ...; Kính lễ Mẹ Cả Thánh Là Ma Đa [1, 142]) - Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là đâu Buồn trông nội cỏ dàu dàu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Buồn trông gió cuốn mặt ghềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” [11, 101] 11 Lý do những dạng như trên không được thu thập là vì các dạng lặp như đấng đấng ( < đấng), chốn chốn (< chốn) trong những câu như: Đấng đấng chẳng thảo... [1, tr.171]; ... chốn chốn đều oanh kêu líu lo bướm bay phấp phới [3, tr.7 b]... có ngữ nghĩa, ngữ pháp được tổ chức theo cách khác hẳn so với cách tổ chức, hình thành của dạng lặp như kính lễ...kính lễ và những từ láy như bươm bướm, ve ve, tê tê, cào cào... 2.1.2. Sau khi có được danh sách các dạng lặp thu thập được, với loại lặp động từ và tính từ chúng tôi phân chia chúng thành hai loại: - Loại A là những dạng lặp hiện nay có đơn vị gốc rõ ràng để đối chiếu, thí dụ: nhẹ nhẹ, xanh xanh, đảo đảo, mọn mọn... - Loại B là những dạng lặp hiện nay đơn vị gốc để đối chiếu không có hoặc không được thật rõ (vì đơn vị gốc - từ đơn - đó, không hoặc hầu như không còn được dùng nữa, hoặc đã hoàn toàn bị mờ nghĩa...) thí dụ: dao dao, đẵng đẵng, lẵm lẵm, chan chan, xưng xưng...Sở dĩ danh từ không cần thiết làm việc này vì tuyệt đại đa số các danh từ đều có đơn vị gốc rõ ràng. Với những đối tượng đã được xác định như trên, luận văn thu thập tất cả các loại từ trong các nguồn ngữ liệu, đưa vào bảng từ chung, nhưng tập trung đi sâu nghiên cứu lặp danh từ, lặp động từ và tính từ, các loại từ còn lại sẽ dành cho một nghiên cứu khác. Thí dụ: a) Lặp danh từ: - bụi bụi, đấng đấng (Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh) - chốn chốn, cành cành, phật phật ( Khóa hư lục) - đêm đêm, kiếp kiếp, lần lần (Truyền kì mạn lục) - chú chú, nơi nơi, voi voi (Thiên Nam ngữ lục) - gia gia, thế thế, trần trần (Thiền tông bản hạnh) 12 - bụi bụi,bước bước,dòng dòng (Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa) - đêm đêm, gió gió, mưa mưa (Hồng Đức quốc âm thi tập) - người người, ngày ngày (Truyện Kiều) - nơi nơi, đêm đêm (Lục Vân Tiên) - bụi bụi, ngày ngày, ngựa ngựa, xe xe (Quốc âm thi tập) - chậu chậu, cành cành, chữ chữ (Truyện Hoa Tiên) b) Lặp động từ, tính từ: - dòng dòng(ròng ròng) (Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh) - đùng đùng, làu làu, nhẹ nhẹ (Phú đời Trần) - bạc bạc, bặt bặt, đảo đảo (Khóa hư lục) - khoan khoan, mọn mọn, mờ mờ (Truyền kì mạn lục) - có có, đầy đầy, mau mau (Thiên Nam ngữ lục) - dưng dưng, đùng đùng, làu làu (Thiền tông bản hạnh) - bo bo, cậy cậy, đầm đầm (Quốc âm thi tập) - ầm ầm, bùi bùi, dầy dầy (Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa) - bé bé, nép nép, yêu yêu, dấu dấu (Hồng Đức quốc âm thi tập) - ầm ầm, chan chan, nghiêng nghiêng (Truyện Kiều) - dăng dăng, đùng đùng, rành rành (Truyện Hoa tiên) - khoan khoan, mênh mênh, mờ mờ (Lục Vân Tiên) 2.2. Phạm vi khảo sát của luận văn Phạm vi của luận văn là 13 văn bản Nôm có chọn lọc thời tiếng Việt cổ hiện còn đến các văn bản Nôm thế kỷ XIX. Các tác phẩm này đã được phiên âm sang chữ Quốc ngữ, gồm có: 13 Từ thế kỉ XI đến XVI: - Phật thuyết phụ mẫu đại báo ân trọng kinh niên đại khoảng thế kỉ XI, XII [1]. Đây là văn bản viết bằng chữ Nôm bản dịch sang tiếng Việt từ một bản kinh viết bằng chữ Hán và là văn bản Nôm cổ nhất mà hiện nay chúng ta có được. - Cư trần lạc đạo phú, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca (được tin là của Trần Nhân Tông), Hoa yên tự phú (của tổ thứ ba dòng thiền Trúc Lâm là Thiền sư Huyền Quang). Các tác phẩm này gọi tắt là Phú đời Trần; niên đại thế kỉ XIII-XIV [2]. - Thiền tông khoá hư ngữ lục (gọi tắt: Khóa hư lục; của tác giả Tuệ Tĩnh, niên đại khoảng cuối thế kỉ XIV [3]. -Quốc âm thi tập, tập thơ Nôm của Nguyễn Trãi, niên đại khoảng thế kỉ XV [4] -Hồng Đức quốc âm thi tập, tập thơ Nôm thường được tin là của hội Tao đàn, niên đại khoảng thế kỉ XV[5] -Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa, có thể xem là một cuốn từ điển sớm nhất ở nước ta, niên đại khoảng thế kỉ XV [6]. - Truyền kỳ mạn lục giải âm gọi tắt Truyền kì mạn lục2 đây là bản dịch loạt truyện viết bằng Hán văn của Nguyễn Dữ sang tiếng Việt-chữ Nôm của tác giả Nguyễn Thế Nghi, niên đại khoảng thế kỉ XVI [7]. - Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm, niên đại khoảng thế kỉ XV- XVI[8] Từ thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX: - Thiên Nam ngữ lục; niên đại khoảng cuối thế kỉ XVII [9]. - Thiền tông bản hạnh; niên đại khoảng cuối thế kỉ XVII [10]. 2 Trong luận văn này chúng tôi chỉ khảo sát 2 tập đầu tiên trong tòan bộ tác phẩm 14 -Truyện Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự niên đại khoảng thế kỉ XVIII [11] - Truyện Kiều của Nguyễn Du, niên đại khoảng thế kỉ XIX [12] -LụcVân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, niên đại khoảng thế kỉ XIX [13]. (Về các nguồn ngữ liệu có điểm cần lưu ý là giữa Quốc âm thi tập và Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm có 27 bài thơ trùng nhau hoặc gần trùng nhau, cần phải tiếp tục nghiên cứu để minh định tác giả. Tuy nhiên, đối với những khảo cứu trong đề tài này, dù là tác giả nào, những nguồn ngữ liệu đó vẫn là sản phẩm ngôn ngữ của thế kỉ XV-XVI). Cần nhấn mạnh tầm quan trọng của các nguồn tư liệu thành văn này, đây là những nguồn tư liệu rất quý đối với việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt ở nhiều phương diện, giúp cho các nhà nghiên cứu lịch sử tiếng Việt có minh chứng và căn cứ xác thực về tiếng Việt trong những giai đoạn này. Hơn nữa, do quá trình phát triển lâu dài của tiếng Việt qua những nguồn tư liệu này, chúng ta có thể thấy tình trạng của tiếng Việt xưa hơn mà ở các nguồn tư liệu chữ quốc ngữ sau này không thể cho ta thấy được. 3. Nhiệm vụ, mục đích, ý nghĩa của luận văn 3.1. Nhiệm vụ của luận văn Luận văn này thực hiện những nhiệm vụ sau: Phân biệt từ láy hoàn toàn với lặp từ. Ở những từ láy hoàn toàn không có thành tố gốc tương ứng mà có hai âm tiết trở lên trùng nhau, có thể có biến thanh, biến vần. Lặp từ là hiện tượng từ được lặp lại hai lần, có từ gốc để đối chiếu, so sánh. Lặp từ theo những phân tích ở các chương sau của luận văn này sẽ chứng minh là một phương thức ngữ pháp để diễn đạt ý nghĩa ngữ ngữ pháp còn từ láy hoàn toàn là một phương thức tạo từ, tuy nhiên do đặc điểm loại hình đơn lập, đơn tiết tính, bảo đảm cơ chế hài thanh nên giống nhau. 15 Phân tích để làm rõ bản chất của hiện tượng lặp từ là gì, nhằm mục đích gì và có giá trị gì về mặt ngữ nghĩa, ngữ pháp, (kể cả ngữ dụng) so với từ gốc tương ứng. Trên thực tế chúng tôi đã thấy và xác định được: lặp từ là một hiện tượng ngữ pháp riêng, cần được khảo sát, nghiên cứu riêng cho xứng đáng với vị trí và giá trị ngữ pháp của nó. 3.2. Mục đích của luận văn Thông qua nghiên cứu, khảo sát hiện tượng lặp từ luận văn này sẽ: Nghiên cứu hiện tượng lặp từ về mặt ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng, phạm vi của hiện tượng lặp, vai trò của hiện tượng lặp, chỉ ra những ý nghĩa ngữ pháp, đặc điểm ngữ pháp, vai trò, giá trị và những hệ quả ngôn ngữ khác nữa do lặp từ mang lại. 3.3. Ý nghĩa khoa học của luận văn Ý nghĩa khoa học của luận văn là cung cấp thêm thông tin về hiện tượng lặp xét trên phương diện ngữ pháp, phương diện ngữ nghĩa, phương diện ngữ dụng. Trên cơ sở đó, có thể bổ sung thêm một số điểm về lý luận ngữ pháp tiếng Việt đối với phương thức ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp. 4.Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này chúng tôi sử dụng kết hợp một số thủ pháp, phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu ngôn ngữ học như: thủ pháp thống kê, thủ pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp miêu tả, phối hợp các nghiên cứu định tính và định lượng. Cụ thể như sau: Liệt kê, kiểm đếm các dạng lặp, phân loại, tính tần xuất để cho các kết quả phân tích định lượng. Phân tích các biến đổi về ngữ nghĩa, ngữ pháp của các đơn vị lặp với đơn vị gốc, từ những phân tích này có những miêu tả, nhận xét. Đối chiếu các đơn vị này với các nguồn ngữ liệu khác nhau hoặc các nguồn Hán văn để thấy sự tương ứng. 16 5.Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phƣơng thức lặp từ. Chƣơng 2: Hiện tƣợng lặp danh từ trong các nguồn tƣ liệu khảo sát Chƣơng 3: Hiện tƣợng lặp động từ, tính từ trong các nguồn tƣ liệu khảo sát 17 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƢƠNG THỨC LẶP TỪ 1.1. Cơ sở lý luận về phƣơng thức lặp từ Hiện tượng lặp từ và từ láy hoàn toàn là hai vấn đề có liên quan đến nhau, giữa hai hiện tượng này hiện có những chỗ mờ chưa được xác định rõ ràng. Cho đến nay bản thân hiện tượng lặp vẫn chưa được nghiên cứu toàn diện về hiệu quả ngữ nghĩa, ngữ pháp. Nó có thể được nhập làm một với từ láy hoàn toàn hay tách riêng ra làm hai loại khác nhau, nếu là hai loại khác nhau thì thực tế nghiên cứu hiện tượng này trong Việt ngữ học vẫn chưa phải là được giải quyết hết, nhất là những đánh giá nhận xét miêu tả về hiệu quả ngữ nghĩa, ngữ pháp do hiện tượng này đem lại. Vì từ láy hoàn toàn và dạng lặp đều có cơ chế cấu tạo ra bằng cách nhân đôi yếu tố gốc theo quy tắc biến đổi và kết hợp ngữ âm như nhau, cho nên lâu nay trong giới nghiên cứu có xu hướng không phân biệt chúng với nhau, thường đập nhập hai hiện tượng làm một. Có thể thấy điều này trong các nghiên cứu của Nguyễn Văn Tu (1976), Nguyễn Tài Cẩn (1976), Hồ Lê (1976), Hữu Quỳnh (1980), Lê Văn Lý (1981), công trình Ngữ pháp tiếng Việt của Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam (1983), Nguyễn Thiện Giáp (1985)... Xu hướng này được bộc lộ khi các tác giả bàn luận đến khái niệm từ láy và sự phân loại từ láy cụ thể là từ láy hoàn toàn. Có thể nêu một vài quan niệm tiêu biểu: Nguyễn Văn Tu trong "Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại" cho rằng: "Những từ lấp láy gồm những âm tiết tương quan với nhau hay giống nhau về ngữ âm".Những từ láy âm theo tác giả khi có sự tương ứng về những mặt sau: a) Về mặt phụ âm đầu như: bắt bớ, bàn bạc, bạc bẽo, bụi bậm b) Về vần mà 18 khác nhau về phụ âm đầu như: bảng lảng, la đà…. và c)Tương ứng hoàn toàn : - chuồn chuồn, rầm rầm, lần lần…[44] Theo Lê Văn Lý "Là những từ mà những yếu tố thành phần có những âm vị hoàn toàn giống nhau hay một phần giống nhau: ba ba, cào cào, chuồn chuồn, đo đỏ, tim tím, lạnh lạnh, đen đen, xấu xa, gớm ghiếc; Nhưng trong đại đa số các từ láy, người ta có thể nhận định được: một thành phần mang ý nghĩa chính của từ, còn thành phần kia là thành phần phụ, được gọi là phụ từ" [30;58] Các tác giả của Ngữ pháp tiếng Việt (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1983) xác định: "Để phân chia các từ láy đôi, trước hết dựa vào cái được giữ lại trong âm tiết của hình vị cơ sở:: nếu toàn bộ âm tiết được giữ nguyên thì ta có từ láy toàn bộ: xanh-xanh xanh tím- tim tím Nếu bộ phận âm tiết được giữ lại thì ta có từ láy bộ phận Từ láy toàn bộ là từ láy trong đó có sự lặp lại hoàn toàn của tiếng" [46;56] Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Ngữ láy âm là những cụm từ được hình thành do sự lặp lại hoàn toàn hay lặp lại có kèm theo sự biến đổi ngữ âm nào đó của từ đã có. Đặc trưng ngữ nghĩa nổi bật của ngữ láy âm là giá trị gợi tả (biểu cảm, mô phỏng, tượng hình, tượng thanh)”. Từ láy hoàn toàn là "những tổ hợp có sự tương ứng hoàn toàn giữa hai thành tố; như: ầm ầm, ào ào, oang oang, khò khò khò, pho pho, hu hu, rầm rầm, đùng đùng" [16, tr 93-94] Bên cạnh xu hướng coi những dạng lặp từ là những từ láy hoàn toàn thì một số nhà nghiên cứu lại tách những trường hợp như: xanh xanh, gật gật ra khỏi từ láy hoàn toàn và gọi đây lặp từ/ dạng láy/ dạng lặp/ từ lặp. Tiêu biểu như Hoàng Văn Hành, ông chỉ ra rằng: "Cái mà lâu nay các nhà nghiên cứu 19 gọi là "biện pháp láy" (Nguyễn Tài Cẩn, 1976, tr 109) thực chất bao gồm cả phép láy từ và tạo từ láy. Hệ quả của cái thứ nhất là dạng láy của từ (đỏ > đo đỏ), còn hệ quả của cái thứ hai là từ láy( đỏ > đỏ đắn). Như vậy "hiện tượng láy" là tên gọi chung của cả từ láy và dạng láy của từ";"Thực ra giữa từ láy đôi và dạng láy đôi của từ có những điểm khác nhau về bản chất. Trong từ láy đôi điệp vần, từ tố gốc đã mờ nghĩa và do đó nó không được dùng độc lập, thí dụ: lê thê, đăm đắm, vv...còn trong dạng láy đôi của từ thì đơn vị gốc là một từ có nghĩa đầy đủ, hoạt động tự do trong lời nói, thí dụ xanh- xanh xanh, đỏđo đỏ;..."[23;12] Nguyễn Đức Tồn trong quá trình chứng minh tiếng Việt không có từ láy và phương thức cấu tạo láy, đã chỉ ra từng trường hợp theo tác giả không phải là từ láy mà là dạng lặp, dạng láy. Cụ thể là những trường hợp như xinh xinh, xanh xanh, đo đỏ, nhè nhẹ, ăm ắp, san sát … là những dạng láy của một yếu tố gốc vốn là tính từ. Trong các dạng láy này thì chỉ có yếu tố gốc mang trọng âm, còn yếu tố láy không mang trọng âm. Mô hình trọng âm của những dạng láy trên là: xinh xinh (01), đo đỏ (01), ăm ắp (01) v.v... Những trường hợp như: luôn luôn, dần dần, thường thường và người người, gật gật, cười cười, nói nói… là dạng lặp của từ đơn, bởi vì cả hai yếu tố đều mang trọng âm (11) và ý nghĩa cả hai yếu tố hoàn toàn như nhau. Những trường hợp như: rầm rầm, oang oang, đoàng đoàng, choang choang…là những từ mô phỏng âm thanh, đây cũng là dạng lặp để chỉ "âm thanh liên tiếp” [41] Tác giả Hoàng Dũng trong nghiên cứu của mình, với hướng tiếp cận và lập luận khác, tác giả cũng đã chỉ ra những trường hợp như: xanh xanh, mềm mềm là sự kiện cú pháp chứ không có tư cách từ láy. Nếu cho đây là từ láy, tất dẫn đến hệ quả vốn từ tiếng Việt tăng lên ít nhất là gấp đôi, trong khi đây là một hiện tượng có tính đều đặn, có thể nói là tuyệt đối, do đó, thay vì phải liệt kê hàng loạt từ mới, người ta chỉ cần trình bày quy tắc là đủ. Chính vì thế, 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan