Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoạt động của thư viện số tại trung tâm thông tin khoa học quân sựbộ quốc phòng...

Tài liệu Hoạt động của thư viện số tại trung tâm thông tin khoa học quân sựbộ quốc phòng

.PDF
110
742
80

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------- NGUYỄN THỊ VÂN ANH HOẠT ĐỘNG CỦA THƢ VIỆN SỐ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ BỘ QUỐC PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƢ VIỆN Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------- NGUYỄN THỊ VÂN ANH HOẠT ĐỘNG CỦA THƢ VIỆN SỐ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ BỘ QUỐC PHÒNG Chuyên ngành : Mã số: Thông tin - Thư viện 60 32 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƢ VIỆN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Đặng Xuân Chế Hà Nội - 2014 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, những kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. Học viên Nguyễn Thị Vân Anh iii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn – TS. Đặng Xuân Chế - về những định hướng nghiên cứu khoa học và sự tận tình chỉ bảo của thầy trong suốt quá trình hoàn thiện bản luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự trợ giúp của các thầy cô giáo Khoa Thông tin Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Xin cảm ơn Ban Giám đốc và các đồng nghiệp tại Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự Bộ Quốc phòng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bản luận văn này. Hà Nội, tháng 4 năm 2014 iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT BQP Bộ Quốc Phòng CSDL Cơ sở dữ liệu KHQS Khoa học quân sự TT.KHQS Thông tin khoa học quân sự TVĐT Thư viện điện tử TVS Thư viện số v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT AACR Anglo – American cataloging Rule Quy tắc biên mục Anh – Mỹ IP Internet Protocol Giao thức Internet LAN Local Area Network Mạng cục bộ MARC Machine Readable Cataloing Khổ mẫu biên mục đọc máy MISTEN Military Information for Science Technology Environment Network Mạng Thông tin Khoa học Quân sự OPAC Online Public Access Catalog Mục lục truy cập công cộng trực tuyến WAN Wide Area Network Mạng diện rộng vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 NỘI DUNG ................................................................................................................ 7 Chƣơng 1: Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự Bộ Quốc phòng với vấn đề xây dựng thƣ viện số ............................................................................................ 7 1.1 Thư viện số - xu thế phát triển tất yếu trong hoạt động thông tin thư viện hiện nay ............................................................................................................. 7 1.1.1 Khái niệm thư viện số và các khái niệm liên quan .......................... 7 1.1.2 Vai trò của thư viện số trong hoạt động thông tin thư viện ........... 13 1.2 Tình hình phát triển của thư viện số trên thế giới và Việt Nam ................ 14 1.2.1 Thế giới .......................................................................................... 14 1.2.2 Việt Nam ........................................................................................ 25 1.3 Khái quát về Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự Bộ Quốc phòng .... 29 1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển .................................................... 29 1.3.2 Chức năng nhiệm vụ ...................................................................... 29 1.3.3 Cơ cấu tổ chức ............................................................................... 31 1.3.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật .................................................................. 31 1.3.5 Nguồn lực thông tin ....................................................................... 31 1.3.6 Đội ngũ cán bộ............................................................................... 33 1.3.7 Đặc điểm nhu cầu tin tại Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự Bộ Quốc Phòng....................................................................................... 34 Chƣơng 2: Thực trạng thƣ viện số tại Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự Bộ Quốc phòng ........................................................................................................ 36 2.1 Ứng dụng phần mềm thư viện số tại Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự Bộ Quốc phòng .................................................................................................... 36 vii 2.1.1 Phần mềm DLIB1 ......................................................................... 37 2.1.2 Phần mềm DLIB 2 ........................................................................ 55 2.2 Khai thác và sử dụng tài liệu số tại thư viện số Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự Bộ Quốc Phòng ................................................................. 66 2.3 Đánh giá hoạt động của thư viện số tại Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự Bộ Quốc phòng.................................................................................. 81 Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thƣ viện số tại Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự Bộ Quốc phòng ..................................................... 84 3.1 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật ................................................ 84 3.2 Hoàn thiện các văn bản pháp lý ................................................................. 84 3.3 Tăng cường đầu tư phát triển nguồn lực thông tin – tài liệu số ................. 85 3.4 Nâng cao trình độ cán bộ thư viện ............................................................. 86 3.5 Tăng cường công tác hợp tác và liên kết ................................................... 88 3.6 Tăng cường công tác đào tạo người dùng tin............................................. 89 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 92 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 97 viii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến sự phát triển vượt bậc hay có thể nói là sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ thông tin và truyền thông, cái đang tạo ra những thay đổi mạnh mẽ trên thế giới về mọi mặt. Sự phát triển này là tiền đề cho việc hình thành và phát triển một mô hình xã hội mới: xã hội thông tin với nền kinh tế tri thức. Trong bối cảnh đó, công tác thông tin - thư viện cũng đã, đang và sẽ tiếp tục có những biến đổi sâu sắc với sự hiện hữu của môi trường điện tử, môi trường số trong hoạt động. Những thuật ngữ như "thư viện điện tử", "thư viện số", "cơ sở dữ liệu", "tài liệu số", "siêu dữ liệu", v.v... đã dần trở thành quen thuộc với những người làm công tác thông tin-thư viện tại Việt Nam. Trong xu hướng chung đó, cùng với sự phát triển của Hệ thống Thông tin Khoa học quân sự trong toàn quân, hiện nay Hệ thống Thư viện số của Ngành Thông tin Khoa học quân sự đã ra đời và đang có bước phát triển ban đầu mạnh mẽ. Thư viện số tạo ra sự đột phá về chất trong hoạt động thông tin Khoa học quân sự. Việc phát triển thư viện theo hướng hiện đại đã tạo ra hạ tầng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương thức phục vụ mới, trong đó nhân tố có tính quyết định là đào tạo được đội ngũ cán bộ thông tin khoa học quân sự có đủ năng lực, trình độ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của thư viện hiện đại. Với hệ thống thư viện số được quản lý bằng phần mềm chuyên nghiệp, có tổ chức để người dùng tin dễ dàng truy cập, tìm kiếm và xem được nội dung toàn văn từ xa thông qua hệ thống mạng MISTEN (Mạng Thông tin Khoa học Quân sự toàn quân). Trong điều kiện trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện ngành còn ở nhiều mức độ khác nhau, việc xây dựng những mô hình điểm, cơ quan thư viện tiêu biểu là cần thiết. Với tư cách là đơn vị đứng đầu trong Hệ thống, thời gian qua Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự luôn đi đầu trong công tác hiện đại hoá ngành về mọi mặt, nhất là công tác bảo đảm thông tin. Là chủ đầu tư dự án “Thư viện số dùng chung trong Bộ Quốc phòng” (2009-2011), cơ quan quản lý xây dựng MISTEN, thư viện Trung tâm thời gian qua đã trở thành địa chỉ quen 1 thuộc đối với các cơ quan và cán bộ quân nhân công tác trong lĩnh vực Thông tin Khoa học quân sự. Song song với việc tạo lập và duy trì thư viện điển hình, cán bộ thư viện cũng thường xuyên tham gia hướng dẫn, hỗ trợ nghiệp vụ cho các cơ quan cấp dưới như: Tổng cục Kĩ thuật, Tổng cục Hậu cần, Quân khu 3, Quân khu 4, Quân khu 5, Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga, Học viện Quốc phòng, Học viện Chính trị, Học viện Lục quân, Học viện Hải quân, Học viện Biên phòng, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Hậu cần... Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ về mô hình này; và bởi vậy, em đã chọn đề tài “Hoạt động của Thư viện số tại Trung tâm thông tin Khoa học Quân sự Bộ Quốc phòng” làm đề tài luận văn của mình nhằm có được cái nhìn toàn diện, hệ thống về vấn đề này và đề xuất một số giải pháp góp phần định hướng, nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện số của Trung tâm trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu Cộng đồng thư viện thế giới đang trải qua một giai đoạn biến đổi sâu sắc với nhịp độ gia tăng nhanh chóng của việc sử dụng các công nghệ mới với nguồn tin số hoá ngày một dồi dào và đa dạng dưới dạng ấn phẩm điện tử và tài nguyên mạng, sự phổ biến của mạng Internet. Một khái niệm mới đã xuất hiện đó là “Thư viện số”. Đây là một khái niệm tương đối mới với vai trò tiên phong của Mỹ và Châu Âu trong việc nghiên cứu và triển khai, và cho dù còn có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm này thì đây cũng là một cuộc cách mạng trong cách thức và hiệu quả phục vụ của các thư viện. Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thư viện số của nhiều tác giả trên thế giới như: Thư viện điện tử - Hình ảnh của tương lai – Philip Berker; Tác động của số hoá và thư viện truyền thống – Gao Wensun [8]; Digital Libraries – W.Y.Arms [40]; What are digital libraries – Donald J Waters [43]; Digital libraries: Definitions, issues and challenges - Gary Cleveland [41]. Các tài liệu này đã đưa ra những quan điểm cơ bản về khái niệm thư viện số, thư viện điện tử, thư viện ảo...và công tác xây dựng thư viện số cùng sự ảnh hưởng của nó đối với thư viện truyền thống. 2 Các dự án thư viện điện tử, thư viện số đã được triển khai trên quy mô và số lượng lớn: Dự án thư viện toàn cầu (được Thư viện Quốc hội Mỹ và Google khởi động từ năm 2005 với mục địch đưa kho tàng kiến thức của cả nhân loại lên mạng, giúp người dùng Internet có cơ hội học tập miễn phí; mô hình thư viện trước mắt sẽ theo 6 ngôn ngữ: Ảrập, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Người dùng có thể tìm kiếm theo thời gian, địa điểm, chủ đề, tổ chức đóng góp tài liệu); Dự Án Thư Viện Số Trung Quốc Thử nghiệm (CPDL- The Chinese Pilot Digital Library Project )được phát triển bởi chín thư viện công cộng danh tiếng ở Trung Quốc, bao gồm Thư Viện Quốc Gia Trung Quốc (NLC), Thư Viện Thành Phố Thượng Hải, Thư viện Thẩm Quyến ...; Đề án của Nhật Bản về xây dựng một số “CSDL truy cập chung (OADB) về KH&CN” của ASEAN và các nước “+3” (Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc) cũng như 3 nước mở rộng khác là Australia, New Zealand, Ấn Độ (Tại Hội nghị Bộ trưởng KH&CN ASEAN + 3 ở Malaixia (28/8/2006)). Ngoài ra còn rất nhiều dự án thư viện điện tử của hầu hết các nước trên thế giới: Anh, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapo... Tại Việt Nam, cũng đã có những tài liệu về vấn đề này như: Cẩm nang nghề thư viện – Lê Văn Viết (2001), Thư viện số: định nghĩa và vấn đề - Cao Minh Kiểm [17]; Một số vấn đề về thư viện số - Cao Minh Kiểm [16]...đây là những tài liệu mang tính khái quát về thư viện điện tử nói chung. Bên cạnh đó, còn nhiều tài liệu nghiên cứu về vấn đề xây dựng thư viện số nói chung: Vai trò của cán bộ thư viện số trong việc quản trị các hệ thống thông tin số - Nguyễn Hạnh (Tạp chí Thông tin & Tư liệu, 01/2001); Xây dựng thư viện điện tử ở Việt Nam và tính khả thi – Vũ Văn Sơn [22]; Phát triển nội dung số ở Việt Nam: những nguyên tắc chỉ đạo - Tạ Bá Hưng (Tạp chí Thông tin & Tư liệu, 01/2000); Xây dựng thư viện điện tử và vấn đề số hoá tài liệu ở Việt Nam - Nguyễn Tiến Đức (Tạp chí Thông tin & Tư liệu, 02/2005); Vấn đề phát triển và chia sẻ nguồn lực thông tin số hoá tại Việt Nam - Nguyễn Hữu Hùng (Tạp chí Thông tin & Tư liệu, 01/2006); Thư viê ̣n điê ̣n tử tương tác dựa trên công ngh ệ Web ngữ nghĩa – Nguyễn Thi ̣Mỹ Trang (Luận văn, Đại học Khoa học Huế, 2008); Tìm hiểu khả 3 năng tương tác giữa các thư viê ̣n số - Đặng Ngọc Trung (Luận văn, Đại học Khoa học Huế, 2004); Nghiên cứu ứng dụng nguồ n mở Greenstone xây dựng th ư viện số Huỳnh Thi ̣Thu Hương (Luận văn, Đại học Đà Nẵng, 2007)... Ngay cả việc ứng dụng thư viện số trong từng cơ quan thực tế cũng là những đề tài được quan tâm: Ứng dụng mã nguồn mở Greenstone để xây dựng thư viện số tại trường cao đẳng Công nghệ thông tin Viê ̣t - Hàn - Đỗ Công Đức (Luận văn, Đại học Đà Nẵng, 2011); Tìm hiểu hoạt động của hệ thống thư viện điện tử ngành thông tin khoa học – công nghệ - môi trường quân sự - Nguyễn Quang Trung [30]; Lựa chọn phần mềm và khổ mẫu dữ liệu số phục vụ xây dựng sưu tập số phục vụ nông thôn miền núi – Cao Minh Kiểm, Đào Mạnh Thắng (Tạp chí Thông tin & Tư liệu, 04/2007); Phát triển thư viện số - xu hướng tất yếu trong hoạt động thông tin khoa học quân sự - Nguyễn Văn Khầu [15]... Ngoài ra, có thể kể đến các dự án xây dựng thư viện số tại nhiều cơ quan trên toàn quốc như: Thư viện Quốc gia, Cục thông tin khoa học công nghệ quốc gia, Thư viện Hà Nội, Trung tâm thông tin thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội...hay các dự án mang tính tổng hợp: Mở rộng và nâng cấp hệ thống thư viện điện tử/thư viện số của Thư viện Quốc gia Việt Nam và hệ thống thư viện công cộng (Bộ Văn hoá Thông tin, 2005); Dự án Thư viện số dùng chung trong Bộ Quốc phòng (Trung Tâm Thông tin Khoa học Quân sự/BQP, 2009); Dự án Thư viện thông minh (2011); Dự án Thư viện thân thiện...Các dự án này, đều đã xây dựng thư viện số ở các mức độ khác nhau, góp phần tăng cường chất lượng công tác thư viện Việt Nam. Như vậy, có thể khẳng định thư viện điện tử, thư viện số đã và đang là một đề tài mang tính cấp thiết đối với sự nghiệp thông tin - thư viện Việt Nam nói chung và từng cán bộ, cơ quan thông tin - thư viện nói riêng, đòi hỏi phải có sự quan tâm, đầu tư đúng lúc và có hiệu quả nhằm nhanh chóng đưa hoạt động thư viện trong nước vươn lên ngang tầm khu vực, thế giới. Luận văn này nghiên cứu công tác xây dựng, quản lý và khai thác Thư viện số tại Trung tâm Thông tin Khoa học quân sự. 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: Nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện số tại Trung tâm Thông tin Khoa học quân sự/ Bộ Quốc phòng - Nhiệm vụ: + Tìm hiểu cơ sở lý luận về thư viện số, bao gồm các khái niệm cũng như vai trò của thư viện số trong bối cảnh hiện nay. + Khảo sát, phân tích, đánh giá hoạt động của thư viện số tại Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự/ Bộ Quốc phòng + Đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện số Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động của thư viện số - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi nghiên cứu về không gian: thư viện Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự/ Bộ Quốc phòng + Phạm vi nghiên cứu về thời gian: hiện trạng hoạt động thư viện số 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp luận Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở của phép biện chứng duy vật lịch sử, theo quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác sách báo và hoạt động thông tin – thư viện. - Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể - Quan sát - Phân tích tổng hợp tài liệu 6. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài - Về mặt khoa học: hệ thống hóa và góp phần làm rõ hơn một số vấn đề liên quan đến thư viện số, đặc biệt là vấn đề hiệu quả hoạt động. 5 - Về mặt ứng dụng: Luận văn là tài liệu để thư viện Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự/ Bộ Quốc phòng tham khảo trong việc nâng cao chất lượng thư viện số của Trung tâm, góp phần tăng cường hiệu quả phục vụ hoạt động thông tin khoa học quân sự trong Quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Quân đội giao phó. 7. Bố cục luận văn MỞ ĐẦU NỘI DUNG Chƣơng 1: Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự Bộ Quốc phòng với vấn đề xây dựng thƣ viện số Chƣơng 2: Thực trạng thƣ viện số tại Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự Bộ Quốc phòng Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thƣ viện số tại Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự Bộ Quốc phòng KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 6 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ BỘ QUỐC PHÒNG VỚI VẤN ĐỀ THƢ VIỆN SỐ 1.1 Thƣ viện số - xu thế phát triển tất yếu trong hoạt động thông tin thƣ viện hiện nay 1.1.1 Khái niệm thƣ viện số và các khái niệm liên quan Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông hiện nay đã tạo ra những bước đột phá trong mô hình tổ chức, phát triển thư viện. Và cũng vì vậy mà trong các tài liệu về hoạt động thư viện chúng ta thấy một số thuật ngữ như “thư viện số”, “thư viện ảo”, “thư viện điện tử”, “thư viện không tường” xuất hiện thường xuyên, được mổ xẻ dưới nhiều góc độ khác nhau. 1.1.1.1 Thư viện số “Thư viện số” là một khái niệm không còn mới nhưng điều đáng ngạc nhiên là cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về nó bất chấp việc có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. Việc không có định nghĩa thống nhất cũng có thể được giải thích bằng nhận xét cho rằng khái niệm thư viện số được hiểu khác nhau giữa những con người khác nhau, hay những vùng miền khác nhau. Chẳng hạn theo Liên hiệp Thư viện số Mỹ (American Digital Library Federation DLF) thì “Thư viện số là các cơ quan, tổ chức có các nguồn lực, kể cả các nguồn nhân lực chuyên hóa, để lựa chọn, cấu trúc, cung cấp việc truy cập đến, diễn giải, phổ biến, bảo quản sự toàn vẹn, đảm bảo sự ổn định trong thời gian dài của sưu tập công trình số hóa mà chúng ở dạng sẵn sàng để sử dụng một cách kinh tế cho một hoặc một số cộng đồng nhất định” [41]. Còn theo định nghĩa của Witten và Bainbridge thì: “thư viện số là bộ sưu tập thông tin một cách có tổ chức, là tập hợp các đối tượng dữ liệu số mang tính tập trung, gồm có văn bản, video, âm thanh, cùng với những phương thức để truy cập, khai thác, chọn lọc, tổ chức và bảo trì bộ sưu tập này” [54]. 7 Hai học giả người Nga là Sokolova và Liyabev cho rằng: “Thư viện số là một hệ thống phân tán có khả năng lưu trữ và tận dụng hiệu quả các loại tài liệu điện tử khác nhau, mà giúp người dùng có thể truy cập và được chuyển giao thông tin dễ dàng qua mạng máy tính” [52] Ngoài ra, thư viện số còn được hiểu là một tập hợp các dịch vụ để nắm giữ, biên mục, lưu trữ, tìm kiếm, bảo vệ và lấy thông tin hay “Thư viện số là một hệ thống thông tin trong đó tất cả các nguồn thông tin đều có sẵn dưới dạng có thể xử lý được bằng máy tính và trong đó tất cả các chức năng bổ sung, lưu trữ, bảo quản, tìm kiếm, truy cập và hiện hình đều sử dụng kỹ thuật số” [54] Một số định nghĩa khác: “Thư viện số” không chỉ tương đương với một bộ sưu tập số hóa bằng các công cụ quản lý thông tin. Nó cũng là một loạt các hoạt động, tập hợp các bộ sưu tập, dịch vụ, và những người hỗ trợ cho chu trình sáng tạo, phổ biến, sử dụng và bảo quản dữ liệu, thông tin và kiến thức. “Thư viện số là loại hình thư viện mà trong đó các bộ sưu tập được lưu giữ trên các phương tiện như bộ nhớ điện tử, đĩa quang, đĩa từ... ở dạng điện tử số, chứ không phải dạng sách truyền thống” [51] Nói tóm lại, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thư viện số xuất phát từ những khía cạnh khác nhau khi xem xét vấn đề. Trọng đó, luận văn nghiên cứu về thư viện số như là bộ sưu tập số có tổ chức, bao gồm có các cơ sở dữ liệu văn bản, video, âm thanh, hình ảnh cùng với những phương thức để truy cập, khai thác, chọn lọc, tổ chức và bảo trì. 1.1.1.2 Các khái niệm liên quan Thƣ viện điện tử (Electronic Library:) hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau của các tổ chức, nhà nghiên cứu về Thư viện điện tử, trong đó có một số khái niệm tiêu biểu như sau: Thư viện điện tử là một tập hợp các nguồn thông tin số và các công cụ kỹ thuật tương ứng để hỗ trợ việc lưu trữ, tìm kiếm. 8 Thư viện điện tử là một hệ thống thông tin trong đó các nguồn thông tin dều có sẵn dưới dạng có thể xử lý được bằng máy tính và trong đó tất cả các chức năng bổ sung, lưu trữ, bảo quản, tìm kiếm, truy cập và hiển thị đều sử dụng kỹ thuật số. Bên cạnh đó cũng có thể hiểu theo nghĩa tổng quát TVĐT là một loại hình thư viện đã tin học hóa toàn bộ hoặc một số dịch vụ thư viện, là nơi người sử dụng có thể tới để tra cứu, sử dụng các dịch vụ thường làm như với một thư viện truyền thống nhưng đã được tin học hóa, nguồn lực của TVĐT bao gồm cả tài liệu in giấy và tài liệu đã được số hóa. Tuy các ý kiến chưa hoàn toàn thống nhất, nhưng chúng ta có thể nhận dạng một số đặc điểm của TVĐT như sau: - TVĐT phải có vốn tài liệu điện tử (là những tư liệu được lưu trữ dưới dạng số sao cho có thể truy nhập được bằng các thiết bị xử lý dữ liệu). - Phải được tin học hoá và có một hệ quản trị thư viện tích hợp (gồm các phân hệ bổ sung, biên mục, quản trị xuất bản phẩm định kỳ, kiểm soát lưu thông tư liệu, tổ chức mục lục truy nhập công cộng trực tuyến,...); phải nối mạng (LAN, WAN, INTERNET). - Phải cung cấp và tạo điều kiện cho người dùng sử dụng các dịch vụ điện tử (yêu cầu và gia hạn mượn qua mạng, tìm tin trong các cơ sở dữ liệu, truy nhập và khai thác các nguồn tin tại chỗ và với tới các nguồn tin ở nơi khác,...). Nói tóm lại, thư viện điện tử phải sử dụng các phương tiện điện tử trong thu thập, lưu trữ, xử lý, tìm kiếm và phổ biến thông tin. Thƣ viện ảo: Thuật ngữ “thư viện ảo” (virtual library) dùng theo nghĩa trừu tượng, là một dạng của thực tế ảo, được xây dựng trên cơ sở công nghệ ảo (đôi khi phối hợp với kỹ thuật âm thanh nổi và hình ảnh nổi để tạo ảo giác như thực), nhấn mạnh đến tính chất “phi không gian” của loại hình thư viện này về phương diện vốn tư liệu và dịch vụ. Bất cứ thư viện nào tạo điều kiện cho người đọc tiếp cận được những tư liệu nằm tại bất cứ nơi nào khác trên thế giới đều có thể được coi là “thư viện ảo”. Nói cách khác, thư viện ảo không phụ thuộc vào một địa điểm cố định và cho phép truy nhập thông tin từ xa thông qua mạng. Còn thư viện điện tử có một địa 9 điểm cụ thể, hữu hình, nơi bạn đọc hay người sử dụng có thể tới để nhận những sản phẩm và dịch vụ được cung cấp dưới dạng điện tử. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng thư viện ảo nằm trong phạm trù thư viện điện tử, trong thư viện điện tử có thư viện ảo. Thậm chí còn có nhiều tác giả cho rằng các thuật ngữ thư viện điện tử, thư viện số và thư viện ảo chỉ là đồng nghĩa trong đó tiêu biểu là Gary Cleveland [41], Donald J. Water, Vũ Văn Sơn…Nhưng thực chất những thuật ngữ này có đồng nghĩa hay không thì vẫn còn nhiều bàn cãi. Trong phạm vi luận văn này tôi đồng ý với quan điểm thư viện số nằm trong phạm trù thư viện điện tử. Tài liệu điện tử là tài liệu được tạo lập ở dạng thông điệp dữ liệu hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc được số hóa từ tài liệu trên các vật mang tin khác; là vật mang tin được tạo lập ở dạng mà thông tin trong đó được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc là vật mang tin mà thông tin trong đó được tạo lập bằng việc biến đổi các loại hình thông tin trên các vật mang tin khác sang thông tin dùng tín hiệu số. Tài liệu số là các thông tin được mã hoá và lưu trữ trên vật mang tin để người dùng tin có thể truy cập được qua các thiết bị điện tử. Bao gồm: dữ liệu trực tuyến và dữ liệu điện tử ở trên vật mang tin vật lý. Tài liệu số cũng có thể được định nghĩa là vật mang tin mà thông tin trong đó được tạo lập bằng phương pháp dùng tín hiệu số hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tài liệu số có các đặc trưng sau: - Ưu điểm: có mật độ thông tin cao, khả năng truy cập đa chiều không giới hạn, cho phép nhiều người truy cập trong cùng một thời điểm, cho phép lưu giữ thông tin ở nhiều dạng, được cập nhật thường xuyên. - Nhược điểm: Tính ổn định không cao, chất lượng dữ liệu không đồng nhất, dễ bị vi phạm bản quyền, bị sao chép sửa đổi thậm chí bị phá hoại. 10 Ngoài ra còn có quan điểm cho rằng “Tài liệu điện tử” bao hàm “Tài liệu số”, có nghĩa là một tài liệu được xác định là “Tài liệu số” thì tài liệu đó là “Tài liệu điện tử”. Nhưng ngược lại một tài liệu được xác định là “Tài liệu điện tử” thì chưa chắc tài liệu đó là “Tài liệu số”. EBook là từ viết tắt của electronic book (sách điện tử). Giống như e-mail (thư điện tử) ebook chỉ có thể dùng các công cụ máy tính như máy vi tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh (smart phone) máy trợ giúp kỹ thuật số cá nhân (palm, pocket pc…) để đọc. Sách điện tử có những lợi thế mà sách in thông thường không có được: rất gọn nhẹ, có thể tinh chỉnh về cỡ chữ, màu sắc, và các thao tác cá nhân hoá tuỳ theo sở thích của người đọc. Một đặc điểm nổi bậc của sách điện tử - ebook chính là khả năng lưu trữ của nó. Mỗi tập tin sách trung bình vào khoảng 300 đến 500Kb. Như vậy, với sức chứa của 1 CD-ROM thì có thể lưu trữ đến hơn 2.000 quyển sách, một con số thật sự ấn tượng. Không giống như sách in thông thường, sách điện tử có những định dạng khác nhau. Nói một cách dễ hiểu là sách có nhiều tập tin mở rộng như .PDF, .PRC, .EPUB, .LIT… Những tập tin này sở dĩ khác nhau là vì chúng được làm từ những chương trình khác nhau và vì thế, muốn đọc được chúng, người dùng cần phải có những chương trình tương ứng. Bộ sƣu tập số: Bộ sưu tập số được hiểu là một tập hợp các đối tượng được lựa chọn và được tổ chức cùng với các siêu dữ liệu mô tả và có ít nhất một giao diện để cho người sử dụng truy cập. Bộ sưu tập số cũng được hiểu là một tập hợp có tổ chức nhiều tài liệu đã được số hóa dưới nhiều hình thức khác nhau (văn bản, hình ảnh, audio, video) về một chủ đề trong đó mặc dù mỗi loại hình tài liệu có sự khác nhau về cách thể hiện, nhưng nó đều cung cấp một giao diện đồng nhất mà qua đó các tài liệu có thể truy cập, tìm kiếm dễ dàng Ví dụ: bộ sưu tập số về chủ tịch Hồ Chí Minh gồm các văn bản, các tác phẩm văn học, các văn kiện chính trị do Bác viết và do người khác viết về Bác; Những bài hát, bản nhạc viết về Hồ chí Minh; những đoạn phim, những băng video phản ánh cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Người. 11 Một Thư viện số có thể bao gồm nhiều bộ sưu tập theo các chủ đề khác nhau, có thể do tập thể hoặc cá nhân tự xây dựng hoặc trao đổi, mua bán. Có thể nằm trong lưu trữ của thư viện nhưng cũng có thể nằm ngoài thư viện thông qua một kênh cung cấp từ phía đối tác. Siêu dữ liệu (Metadata): là dữ liệu đi kèm với đối tượng thông tin cho phép những người sử dụng tiềm năng có thể biết trước sự tồn tại cũng như đặc điểm của đối tượng thông tin này. Là dữ liệu về dữ liệu hay dữ liệu có cấu trúc về dữ liệu (CSDL thư mục). Theo Tiến sỹ Warwick Cathro: “Siêu dữ liệu là những thành phần mô tả tài nguyên thông tin hoặc hỗ trợ thông tin truy cập đến tài nguyên thông tin”. Nhiệm vụ của siêu dữ liệu là Hỗ trợ phát triển nguồn tin, hỗ trợ người dung tin đánh giá thông tin trước khi truy cập trực tiếp với thông tin, kiểm tra sự tồn tại của đối tượng thông tin, mô tả ngôn ngữ, vị trí… Việc phân chia loại hình siêu dữ liệu cũng chỉ có tính chất tương đối. Nhưng nhìn chung, có thể chia siêu dữ liệu thành 3 loại, và tất cả các loại siêu dữ liệu này đều cần thiết để đảm bảo khả năng sử dụng và bảo quản các bộ sưu tập số theo thời gian: 1. Siêu dữ liệu mô tả (Descriptive Metadata) 2. Siêu dữ liệu cấu trúc (Structural Metadata) 3. Siêu dữ liệu quản trị (Administrative Metadata) Cơ sở dữ liệu CSDL là tập hợp các dữ liệu về các đối tượng cần được quản lý, được cấu trúc hoá và được lưu trữ đồng thời trên các vật mang tin của máy tính điện tử và được quản lý theo một cơ chế thống nhất, nhằm giúp cho việc truy nhập và xử lý dữ liệu được dễ dàng và nhanh chóng. Theo từ điển tiếng Anh Oxford, “CSDL là một tập hợp các dữ liệu có cấu trúc được lưu trữ trong máy tính điện tử và có thể truy cập bằng nhiều cách khác nhau”. Định nghĩa này nhấn mạnh tính cấu trúc của dữ liệu và khả năng truy cập thuận lợi của CSDL. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan