Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoạt động sinh kế chính của hộ gia đình tại vài làng nghề tái chế ở bắc ninh...

Tài liệu Hoạt động sinh kế chính của hộ gia đình tại vài làng nghề tái chế ở bắc ninh

.PDF
69
567
128

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VIỆN XÃ HỘI HỌC TRƯƠNG THÚY HẰNG HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CHÍNH CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI MỘT SỐ LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ Ở BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI - 2009 MỤC LỤC 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................... 3 2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ................................................................................................. 5 2.1. Ý nghĩa lý luận ................................................................................................................. 5 2.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................................. 5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 5 3.1. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................................ 5 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................................... 6 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 6 4.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................... 6 4.2. Khách thể nghiên cứu ...................................................................................................... 6 4.3. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................... 7 5.1. Phương pháp định tính .................................................................................................... 7 5.2.1. Tài liệu thứ cấp ......................................................................................................... 7 5.2.2. Phỏng vấn sâu ........................................................................................................... 7 5.2. Phương pháp định lượng ................................................................................................. 8 6. Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................................... 8 7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................................ 8 PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................................... 9 Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn ...................................................................................... 9 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ......................................................................................... 9 2. Cơ sở Lý luận ...................................................................................................................... 12 3. Một số lý thuyết xã hội học được sử dụng trong nghiên cứu .......................................... 15 3.1. Lý thuyết lựa chọn hợp lý............................................................................................... 15 3.2. Lý thuyết xã hội hoá ....................................................................................................... 16 3.3. Lý thuyết phát triển nông thôn bền vững ....................................................................... 17 4. Các khái niệm làm việc ....................................................................................................... 18 4.1. Sinh kế ............................................................................................................................ 18 4.2. Sinh kế hộ gia đình......................................................................................................... 19 1 4.3. Chiến lược sinh kế hộ gia đình ...................................................................................... 19 4.4. Làng nghề ...................................................................................................................... 20 4.5. Làng nghề tái chế ........................................................................................................... 20 5. Vài nét về địa bàn nghiên cứu............................................................................................ 20 5.1. Vài nét về tỉnh Bắc Ninh ................................................................................................ 20 5.2. Vài nét về 3 điểm nghiên cứu ......................................................................................... 21 Chương 2. Hoạt động sinh kế chính của hộ gia đình: thực trạng và những yếu tố tác động .................................................................................................................................................. 22 1. Hoạt động sinh kế chính của hộ gia đình làng nghề tái chế ............................................ 22 1.1 Tình hình phát triển sản xuất tại các Làng nghề tái chế ................................................ 23 1.2. Hoạt động sinh kế chính và chiến lược phát triển ......................................................... 30 1.2.1. Chiến lược sinh kế hướng vào thị trường ............................................................... 30 1.2.2. Chiến lược sinh kế hướng vào phát triển kinh tế, tăng thu nhập ............................ 31 2. Những yếu tố tác động đến hoạt động sinh kế hộ gia đình ............................................. 33 2.1. Lịch sử phát triển làng nghề .......................................................................................... 33 2.2. Lợi nhuận từ thu nhập của làng nghề; Nguồn vốn xã hội ............................................. 37 2.3. Nguồn nguyên liệu tái chế ............................................................................................. 40 2.4. Công nghệ thấp, giá rẻ; Nguồn nhân lực tại chỗ, giá nhân công rẻ ............................. 41 2.5. Biến động kinh tế và thị trường tiêu thụ; Triển vọng phát triển thị trường của làng nghề .............................................................................................................................................. 45 3. Ảnh hưởng của hoạt động sinh kế hộ gia đình làng nghề đến môi trường sống của người dân nơi đây. .................................................................................................................. 52 3.1. Tình hình môi trường 3 làng nghề tái chế ở Bắc Ninh .................................................. 53 3.2. Ứng xử với môi trường ở làng nghề tái chế ................................................................... 58 3.3. Bảo tồn nghề truyền thống, văn hóa phi vật thể ............................................................ 60 KẾT LUẬN VÀ BÀN LUẬN ................................................................................................. 62 1. Kết luận ................................................................................................................................ 62 2. Bàn luận ............................................................................................................................... 63 DANH MỤC TÀI LIỆU TRÍCH DẪN ................................................................................. 66 PHỤ LỤC................................................................................................................................. 69 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng ngàn năm trước đây, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam, việc hình thành các làng nghề bắt đầu từ những nghề ban đầu được cư dân tranh thủ làm lúc nông nhàn, những lúc không phải là mùa vụ chính. Theo thời gian, nhiều nghề phụ ban đầu đã thể hiện vai trò to lớn của nó, mang lại lợi ích thiết thực cho cư dân. Như việc làm ra các đồ dùng bằng mây, tre, lụa... phục vụ sinh hoạt hay đồ sắt, đồ đồng phục vụ sản xuất. Nghề phụ từ chỗ chỉ phục vụ nhu cầu riêng đã trở thành hàng hóa để trao đổi, đã mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho người dân vốn trước đây chỉ trông chờ vào các vụ lúa. Từ chỗ một vài nhà trong làng làm, đến nay nhiều gia đình khác cũng học làm theo, nghề từ đó mà lan rộng ra phát triển trong cả làng, hay nhiều làng gần nhau. Các làng nghề tái chế ở Bắc Ninh cũng xuất phát từ những đặc điểm như vậy. Có thể nói làng nghề là mô hình chủ yếu của công nghiệp nông thôn. Sự phát triển các ngành nghề sẽ tạo ra bước chuyển dịch đáng kể trong cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có nhiều làng nghề thủ công truyền thống và phát triển. Bắc Ninh được ví là “vùng đất trăm nghề”. Bằng việc triển khai nhiều chính sách ưu đãi, Bắc Ninh đã khôi phục và phát triển được 62 làng nghề, góp phần giải quyết việc làm cho trên 72.000 lao động thường xuyên và trên 10.000 lao động thời vụ. Các làng nghề ở Bắc Ninh sản xuất & kinh doanh hàng trăm mặt hàng, cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, doanh thu trung bình trên 1.200 tỷ đồng/năm. Trong đó, chỉ tính riêng hai làng nghề Đa Hội, Trịnh Xá ở xã Châu Khê (Từ Sơn) chuyên tái chế sắt thép phế thải với sản lượng hàng năm trên 75.000 tấn, đạt giá trị sản xuất trên 500 tỷ đồng, thu hút trên 6.000 lao 3 động tại chỗ và hàng ngàn lao động từ các địa phương khác. Làng nghề sản xuất giấy ở xã Phong Khê, huyện Yên Phong, có tới 150 dây chuyền sản xuất giấy, mỗi năm đạt giá trị sản lượng trên 400 tỷ đồng. (Làng nghề Bắc Ninh tạo việc làm cho hơn 80.000 lao động. www.kinhtenongthon.com.vn) Làng nghề có đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế tại Bắc Ninh và các địa phương. và đồng thời phát triển làng nghề cũng tạo ra không ít thách thức cho sự phát triển bền vững, trong đó có vấn đề về môi trường. Quan điểm của Nhà nước Việt Nam là: “Chiến lược bảo vệ môi trường là bộ phận không thể tách rời của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững đất nước. Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững”. (Chính phủ số256/2003/QĐ – TTg. Quyết định của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020) Hoạt động kinh tế của những làng nghề tái chế ở Bắc Ninh đang phát triển như thế nào? Nghiên cứu này tôi muốn tìm hiểu xem người dân có những định hướng gì trong việc phát triển kinh tế, phát triển làng nghề? Những chiến lược sinh kế của họ đem lại những lợi ích gì cho gia đình, cho làng nghề? Cùng với việc tạo thêm nguồn sinh kế, giúp phát triển kinh tế, nghề tái chế tại nơi đây đã đem lại những tác động tiêu cực gì? Biện pháp nào để khắc phục những hạn chế của nó? Nghiên cứu “Hoạt động sinh kế chính của hộ gia đình tại một số làng nghề tái chế ở Bắc Ninh” nhằm góp phần giải đáp được những câu hỏi trên. Đồng thời việc nghiên cứu hoạt động sinh kế hộ gia đình làng nghề tái chế có thể góp phần vào việc nghiên cứu phát triển làng nghề nông thôn Bắc Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung trong giai đoạn hiện nay. 4 2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 2.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần bổ sung cho những nghiên cứu xã hội học kinh tế về sinh kế làng nghề ở Việt Nam hiện nay. Thông qua nghiên cứu này tại một số làng nghề ở Bắc Ninh, luận văn cũng cung cấp thêm những thông tin cho nghiên cứu về sinh kế hộ gia đình làng nghề. Ngoài ra, việc vận dụng các lý thuyết trong luận văn cũng góp phần tìm hiểu khả năng áp dụng các lý thuyết xã hội học vào thực tiễn Việt Nam. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Trong khi các nghiên cứu riêng về sinh kế hộ gia đình làng nghề còn chưa thu hút nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu trong nước thì việc đề cập đến vấn đề này trong luận văn có giá trị thực tiễn nhất định. Nó cung cấp một cơ sở thực nghiệm cho việc nghiên cứu sinh kế hộ gia đình làng nghề ở Việt Nam. Đặc biệt khi đi sâu vào tìm hiểu họat động sinh kế hộ gia đình làng nghề tại một tỉnh cho phép chúng ta có một hình dung về hoạt động sinh kế ở một số làng nghề với những đặc thù riêng, khác với những làng nghề khác trên cả nước. Trong chừng mực nhất định, những thông tin từ luận văn góp phần vào việc đánh giá chương trình “Mỗi làng một nghề” của Bộ NN&PTNT, cũng như góp phần xây dựng các kế hoạch hành động cho việc thực hiện Nghị định tam nông của chính phủ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu này tập trung vào những mục đích sau: - Nghiên cứu hoạt động sinh kế chính, những chiến lược sinh kế của các hộ gia đình tại ba làng nghề tái chế của tỉnh Bắc Ninh (Đa Hội thuộc xã Châu Khê; Mẫn Xá thuộc xã Văn Môn, và Dương Ổ thuộc xã Phong Khê). - Nghiên cứu các yếu tố (nguồn lực con người, nguồn tài nguyên, nguồn vốn tài chính, vốn văn hóa, xã hội, thể chế.v.v.) tác động đến hoạt động sinh kế 5 chính, sự lựa chọn chiến lược sinh kế của các hộ gia đình làng nghề tái chế ở Bắc Ninh. - Nghiên cứu những ảnh hưởng của hoạt động sinh kế hộ gia đình đến môi trường sống và bảo tồn văn hóa phi vật thể của người dân làng nghề tái chế ở Bắc Ninh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài nhằm thực hiện những nhiệm vụ dưới dây: 1) Làm rõ thực trạng các hoạt động sinh kế của các hộ gia đình ở 3 làng nghề tái chế. 2) Chỉ ra những hoạt động sinh kế chính và các yếu tố tác động đến các hoạt động sinh kế chính. 3) Phân tích chiến lược sinh kế của các hộ gia đình ở 3 làng nghề tái chế. 4) Phân tích sự ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế chính tới môi trường tự nhiên ở đây và việc bảo tồn nghề truyền thống như một giá trị văn hóa phi vật thể. 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động sinh kế của hộ gia đình tại một số làng nghề tái chế ở Bắc Ninh 4.2. Khách thể nghiên cứu Vợ hoặc chồng (người quyết định về kinh tế hộ) độ tuổi từ 20-60 tại 3 làng nghề: Mẫn Xá (xã Văn Môn), Đa Hội (xã Châu Khê), Dương Ổ (xã Phong Khê) thuộc tỉnh Bắc Ninh. 4.3. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại 3 làng nghề tái chế: Mẫn Xá (xã Văn Môn, huyện Yên Phong), Đa Hội (xã Châu Khê, huyện Từ Sơn), Dương Ổ (xã Phong Khê, TP Bắc Ninh) thuộc tỉnh Bắc Ninh. 6 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này được phân tích dựa trên nguồn số liệu định lượng & định tính có sẵn trong cuộc khảo sát: Nghiên cứu về làng nghề tái chế của Viện Nghiên cứu các nền kinh tế đang phát triển JETRO của Nhật, năm 2007-2008. 5.1. Phương pháp định tính Đây là phương pháp chính được sử dụng trong luận văn. Số liệu định tính trong luận văn bao gồm: tài liệu thứ cấp và những phỏng vấn sâu người dân. 5.2.1. Tài liệu thứ cấp Việc nghiên cứu tài liệu thứ cấp nhằm đưa ra một cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu về làng nghề ở Việt Nam. Quá trình tổng quan tài liệu cho phép mô tả thực tế tình hình sinh kế của các hộ gia đình và sự phát triển của các làng nghề trong các bối cảnh vắn hóa – xã hội khác nhau, vào thời điểm khác nhau. Từ đó cung cấp cho người đọc một hình dung tổng thể về tình hình nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam, cũng như về thực tế hoạt động sinh kế chính của các hộ gia đình làng nghề hiện nay. Các tài liệu thứ cấp bao gồm: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh, của xã Châu Khê, của xã Văn Môn, của xã Phong Khê tỉnh Bắc Ninh; Các tài liệu, bài báo viết về làng nghề, và các vấn đề liên quan đến sinh kế làng nghề; Các ấn phẩm, sách xuất bản viết về làng nghề, hoặc có nội dung liên quan đến sinh kế làng nghề, sự phát triển của làng nghề. 5.2.2. Phỏng vấn sâu Tổng số cuộc phỏng vấn sâu được sử dụng trong nghiên cứu là: 17 cuộc phỏng vấn sâu ở 3 làng nghề tái chế (Đa Hội, Mẫn Xá và Dương Ổ) năm 2007 và 10 cuộc phỏng vấn sâu ở 2 làng (Đa Hội và Mẫn Xá) tiến hành năm 2008. Ngoài ra tác giả còn thực hiện thêm 3 cuộc phỏng vấn sâu năm 2009 tại 3 làng nghề về một số nội dung cụ thể với người dân nhằm thu thập thêm thông tin phục vụ cho luận văn. 7 5.2. Phương pháp định lượng Bộ số liệu định lượng bao gồm: tổng số bảng hỏi được sử dụng trong nghiên cứu là: 200 bảng hỏi cho 3 làng chia làm 2 đợt khảo sát. 6. Giả thuyết nghiên cứu - Giả thuyết 1: Ba làng nghề tái chế (Dương Ổ, Đa Hội, Mẫn Xá) hiện nay đều lựa chọn sản xuất các mặt hàng trên cơ sở phát triển nghề truyền thống và có nhu cầu thị trường cao như sản xuất giấy các loại, đúc nhôm và sản xuất các mặt hàng về sắt làm hoạt động sinh kế chính. - Giả thuyết 2: Hoạt động sinh kế chính của các làng nghề dựa trên việc tận dụng nguồn nguyên liệu tái sinh, nguồn nhân lực tại chỗ, giá nhân công rẻ, công nghệ thấp phù hợp. Đồng thời hoạt động sinh kế chính của các làng nghề ở Bắc Ninh còn dựa trên những chiến lược phát triển sinh kế để phát huy tối đa các nguồn lực và cơ hội sẵn có như: nghề truyền thống, sự phát triển thị trường, những cơ hội mở cửa làm ăn, vị trí cận đô, cơ sở hạ tầng giao thông.v.v.. - Giả thuyết 3: Hoạt động sinh kế của các làng nghề tái chế đem lại lợi ích lớn cho người dân trong sự phát triển kinh tế. Bên cạnh đó người dân cũng chấp nhận phải trả giá về môi trường. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn được chia làm 3 phần: Phần mở đầu; Phần nội dung chính và Phần kết luận. Phần nội dung được chia làm 2 chương. Chương 1: Trình bày tổng quan vấn đề nghiên cứu, các lý thuyết của luận văn, các khái niệm và giới thiệu về địa bàn nghiên cứu. Chương 2: đi sâu phân tích những kết quả nghiên cứu thu được từ cuộc khảo sát nhằm làm rõ những giả thuyết đã đặt ra ở phần 1. Phần phụ lục kèm bao gồm bảng hỏi của cuộc khảo sát định lượng mà tôi sử dụng dữ liệu để phân tích, gợi ý phỏng vấn sâu và một số hình ảnh tại 3 làng nghề tái chế. 8 PHẦN NỘI DUNG Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Hiện nay, Việt Nam có hơn 2000 làng nghề, xuất khẩu đến 136 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng trên 20% năm. Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu đạt 850 triệu USD, năm 2008, theo ước tính đạt 1 tỷ USD. Các làng nghề đang đảm bảo việc làm cho khoảng 1,5 triệu thợ thủ công và khoảng 4-5 triệu lao động thời vụ. Thu nhập của người lao động tại các làng nghề cao hơn khoảng 3-4 lần so với lao động nông nghiệp, đặc biệt so với vùng đồng bằng Bắc bộ, đất chật người đông (Tạp chí cộng sản, Nhân dân 6-2008). Tôi xin được điểm qua 1 vài công trình nghiên cứu nổi bật về làng nghề: Công trình nghiên cứu: “Vấn đề bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống ở Nhật Bản” của tác giả Hồ Hoàng Hoa (chủ nhiêm đề tài), NXB Khoa học xã hội 2004, khái quát cho chúng ta một cái nhìn chung về nghề thủ công truyền thống Nhật Bản. Trong làn sóng công nghiệp hóa của xã hội hiện đại với kiểu sản xuất hàng loạt, tiêu dùng ồ ạt, nghề thủ công truyền thống đã bị mai một và mất đi vị trí quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân Nhật Bản. Nhưng cùng với các loại hình văn hóa khác như kịch Kabuki, kịch No, kịch búp bê Buraku, nghệ thuật cắm hoa, trà đạo, giấy Nhật…các nghề thủ công truyền thống ở Nhật Bản vẫn được xem là những tài sản quí báu trong kho tàng văn hóa dân tộc, đang được chính phủ và nhân dân trân trọng giữ gìn. Và cho đến ngày nay, nghề thủ công truyền thống Nhật Bản không chỉ có vị trí, vai trò trong sự phát triển kinh tế mà còn có vai trò lớn trong sự phát triển văn hóa xã hội ở Nhật Bản. Công trình nghiên cứu: “Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của tác giả: Trần Minh Yến, NXB Khoa học xã hội 2004, chú trọng tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề 9 truyền thống; Vai trò của làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tác giả cũng chỉ ra kinh nghiệm phát triển làng nghề truyền thống ở một số nước Châu Á. Đồng thời tác giả chỉ ra xu hướng vận động của làng nghề truyền thống dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Những quan điểm định hướng và giải pháp phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nghiên cứu: “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của tác giả Mai Thế Hởn (chủ biên), NXB Chính trị Quốc gia 2003, cũng nhằm tạo nên một bức tranh chung về sự phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời tác giả khẳng định vai trò của làng nghề truyền thống đối với việc phát triển kinh tế nông thôn, phát triển và ổn định đô thị. Cũng về chủ đề làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa của các tác giả Trần Minh Yến (năm 2004), Mai Thế Hởn (năm 2003), nghiên cứu:“Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa” của tác giả Dương Bá Phượng, NXB Khoa học xã hội 2001 đã nói về: con đường và điều kiện hình thành các làng nghề; Lịch sử hình thành và phát triển các làng nghề; Vai trò tác động và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của các làng nghề; Thực trạng phát triển các làng nghề; Quan điểm và phương hướng bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn; Các giải pháp về cơ chế chính sách nhằm bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Tác giả khẳng định: Sự phát triển của các làng nghề đã trải qua những bước thăng trầm. Có nhiều làng nghề đã tồn tại và phát triển khá mạnh, đồng thời còn mở rộng lan tỏa sang các khu vực lân cận, tạo nên một cụm các làng nghề, dần hình thành sự phân công, chuyên môn hóa nhất định. Ngược lại, có những làng nghề phát triển cầm chừng, không ổn định, gặp nhiều khó khăn. Thậm chí, có những làng nghề đã và đang bị mai một, dần suy vong và có khả năng bị mất đi. Hơn nữa, sự phát triển và chuyển hóa của 10 các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống, trong tiến trình công nghiệp hóa ở nông thôn sẽ diễn ra như thế nào đang là vấn đề khó khăn, phức tạp. Vì vậy cần phải có một công trình nghiên cứu tương đối công phu về bảo tồn và phát triển các làng nghề trong tiến trình công nghiệp hóa. “Nghiên cứu qui hoạch phát triển Ngành thủ công theo hướng công nghiệp hóa ở nông thôn Việt Nam” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (Jica) cùng thực hiện là một nghiên cứu lớn và công phu về các làng nghề thủ công ở Việt Nam (tại 61 tỉnh) từ năm 2002-2004. Với mục đích nghiên cứu chính là định hướng cho sự phát triển làng nghề thủ công ở nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng cần phải có một cái nhìn tổng thể về tình hình phát triển làng nghề ở nông thôn Việt Nam. Đồng thời qua việc phân tích tìm hiểu sâu tình hình cụ thể ở mỗi ngành nghề thủ công, nghiên cứu cũng chỉ ra những đặc tính riêng và định hướng cho việc phát triển. “Báo cáo quốc gia 2008 về môi trường làng nghề” của Bộ tài nguyên và môi trường là một nghiên cứu qui mô và tổng thể về các loại làng nghề, sự hình thành, phát triển, vai trò và vị trí của nó trong đời sống kinh tế - xã hội. Đặc biệt, báo cáo phân tích và chỉ rõ thực trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, những nguyên nhân, những tác hại của ô nhiễm môi trường làng nghề đến sức khỏe cộng đồng, kinh tế - xã hội, và những nhận định. Báo cáo cũng chỉ ra những giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề, những nhận định về xu hướng phát triển của các làng nghề trong tương lai. Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu khác về làng nghề như: “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” của tác giả Bùi Văn Vượng, NXB Văn hóa dân tộc 1998; “Hà Tây – Làng nghề, làng văn” của Phượng Vũ và nhiều tác giả, Sở văn hóa thông tin thể thao 1992, và những công trình bài báo khác cung cấp cho người đọc những thực trạng và sự phát triển của các làng nghề. Người 11 đọc có thể nhìn thấy một bức tranh tổng thể về các làng nghề: tình hình phát triển, những vấn đề đặt ra và xu hướng phát triển của làng nghề trong tương lai. Nghiên cứu: “Hoạt động sinh kế chính của hộ gia định tại một số làng nghề tái chế Bắc Ninh” chỉ ra khía cạnh cụ thể hơn mà các công trình nghiên cứu trước chưa đi sâu vào tìm hiểu. Đó là việc tìm hiểu chỉ ra những hoạt động sinh kế chính của hộ gia đình 1 số làng nghề tái chế Bắc Ninh đang diễn ra như thế nào? Những chiến lược sinh kế của họ? Sự lựa chọn, định hướng phát triển của những hoạt động sinh kế đó bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào? những hoạt động đó đem lại những lợi ích gì trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn, đồng thời để lại hậu quả hay những tác động tiêu cực gì đến môi trường sống nơi đây. 2. Cơ sở Lý luận Những ý tưởng về sinh kế đã được giới thiệu trong các nghiên cứu của Robert Chambers vào giữa những năm 80, và sau đó được Chambers và Conway phát triển thêm vào đầu những năm 90. Theo hai ông, sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết như phương cách để sinh tồn. Sinh kế là bền vững khi nó có thể giúp con người đối mặt và vượt qua sự căng thẳng và những thương tổn, bảo toàn hay tăng thêm các khả năng và tài sản hiện tại và tương lai trong bối cảnh không phá hoại nguồn tài nguyên tự nhiên cơ bản. Chiến lược sinh kế hộ gia đình là sự kết hợp sử dụng các nguồn lực hộ gia đình và cộng đồng nhằm đạt tới mục tiêu kinh tế hộ. Chiến lược sinh kế hộ gia đình có thể là sự định hướng mục tiêu sản xuất, kinh doanh, hay cách thức đạt được mục tiêu như bằng sự tận dụng ưu thế của một hay vài loại nguồn lực sinh kế hay đầu vào sản xuất có lợi thế… Dưới đây là khung phân tích dựa trên cơ sở tiếp cận chiến lược sinh kế hộ gia đình: 12 Phân tích khung sinh kế của hộ gia đình. Chính sásh, tiến trình và cơ cấu Bối cảnh xã hội - Xu hướng - Thời điểm - Chấn động (thị trường, tự nhiên và môi trường, chính trị,.v..) Tự nhiên 1 Vật thể Con người 0 Xã hội Tài chính - Chính sách đối với làng nghề -Chính sách CNHHDH - Lịch sử phát triển của làng nghề - Tận dụng các nguồn lực tự nhiên, xã hội, con người, tài chính.v.v. - Các thiết chế công dân, chính trị và kinh tế (thị trường , văn hoá) Các chiến lược sinh kế - Chiến lược sinh kế hướng vào thị trường - Chiến lược sinh kế hướng vào phát triển kinh tế, tăng thu nhập - Sinh tồn hoặc tính bền vững - Chiến lược hợp tác và cạnh tranh Các kết quả sinh kế - Các sản phẩm tái chế của nguồn tài nguyên tự nhiên - Phục hồi nguồn lực sinh kế - Cuộc sống đầy đủ hơn - Nâng cao thu nhập - Tăng trưởng kinh tế - Các tác động đến môi trường Khung phân tích trên bao gồm 3 phần chính: Những loại vốn của hộ gia đình làng nghề, quá trình tiếp cận và sử dụng các loại vốn, những chiến lược đã được lựa chọn cho sinh kế của gia đình họ. Các hợp phần này có quan hệ qua lại và thay đổi theo thời gian giữa các đơn vị, hộ gia đình và cộng đồng. Điểm bắt đầu là bối cảnh xã hội trong sự hoạt động. Tiếp theo, các loại vốn sinh kế được đặt tại điểm trung tâm của khung phân tích, trong bối cảnh xã hội. Con người dựa vào những loại vốn này để lập nên sinh kế của họ. Những loại vốn có quan hệ tới các chính sách, những thể chế, và tiến trình lựa chọn (mũi nhọn của các chiến lược sinh kế). Những kết quả sinh kế là thành quả hay là những sản phẩm đầu ra của những chiến lược sinh kế. Những kết quả đó không nhất thiết là điểm kết thúc vì chúng phản ánh ngược lại vào trong các loại vốn sinh kế tương lai. Có sự quan hệ rất chặt chẽ giữa những kết quả và các loại vốn sinh kế (xem mũi tên tác động ngược lại trong khung sinh kế). Ví dụ hộ gia đình có thể lựa chọn đầu tư hầu hết phần thu nhập tăng thêm của họ vào vốn, vậy vốn của họ trong chiến lược sinh kế mới tăng lên, theo đó có thể tăng thu nhập của họ. Hay các hộ 13 đầu tư lớn, từ thu nhập, cho con cái học hành, đào tạo nghề quản trị kinh doanh chẳng hạn, làm gia tăng nguồn lực con người và đến lượt nó, người con có thể giúp mở rộng qui mô doanh nghiệp gia đình, cũng như làm tăng trưởng thu nhập. Các loại vốn sinh kế trong khung sinh kế bao gồm: vốn con người (giáo dục, kỹ năng, sức khoẻ, số lượng các thành viên trong hộ gia đình); Vốn vật chất (công cụ, phương tiện sản xuất, nhà xưởng, công trình giao thông thuỷ lợi, hệ thống cung cấp nước, công nghệ thông tin liên lạc; Vốn xã hội (mạng lưới và những hỗ trợ xã hội thuộc về các hộ gia đình). Tiếp cận đến các nguồn vốn này cho phép các hộ gia đình tăng sự tin tưởng, khả năng làm việc cùng nhau, chia sẻ và tiếp cận các cơ hội; Vốn tài chính (tiết kiệm, tín dụng, hàng hoá lưu chuyển,…), và nguồn vốn tự nhiên (đất đai, nguồn nước,…). Tìm hiểu các loại vốn của hộ gia đình sẽ giúp chúng ta hiểu được đúng về những điểm mạnh, điểm yếu trong các tiếp cận đến các loại vốn nói trên và làm thế nào để có thể chuyển được các nguồn vốn đó thành kết quả sinh kế của hộ. Điểm đáng chú ý là có sự quan hệ qua lại giữa các loại vốn. Một loại vốn vật chất có thể tạo ra nhiều lợi ích. Nếu hộ gia đình đã tiếp cận được đến đất đai (vốn tự nhiên), họ có thể cũng tiếp cận đến tín dụng dễ dàng hơn vì họ cũng có thể dùng đất cho các hoạt động sản xuất trực tiếp mà còn dùng để thế chấp cho các khoản vay. Nghĩa là sự kết hợp các loại vốn theo nhiều cách khác nhau để tạo ra thu nhập của hộ. Điều này thực sự quan trọng vì sẽ gợi mở việc tập trung hỗ trợ cho vốn sinh kế nào để có thể tăng cường hiệu quả sử dụng của các vốn khác. Các kết quả phân tích trong luận văn dựa trên cơ sở lý luận về sinh kế hộ gia đình. Trong đó tác giả tập trung phân tích việc các hộ gia đình làng nghề tái chế sử dụng các nguồn lực để phát triển sinh kế, chiến lược sinh kế hộ cũng như phân tích các yếu tố tác động đến chiến lược sinh kế hộ gia đình. 14 3. Một số lý thuyết xã hội học được sử dụng trong nghiên cứu 3.1. Lý thuyết lựa chọn hợp lý Lựa chọn hợp lý nảy sinh từ truyền thống thuyết vị lợi Anh (utilitarinism), truyền qua kinh tế học tân cổ điển (neo-classical). Đây là cốt lõi lý luận của kinh tế học, mặc dù nó được hoàn thiện và cải tiến phần lớn qua những cải biến và sự phát triển khác như lý thuyết trò chơi. Nó cũng lan truyền, với sự ủng hộ và phản đối khác nhau, sang khoa học chính trị, xã hội học, nhân học, luật, lý thuyết tổ chức, khoa học quản lý, và sang nhiều lĩnh vực khác. Luận đề trung tâm của lựa chọn hợp lý là các tác viên cá thể và tập thể suy tính đến ý thích (preferences) của mình và các điều kiện khách quan và sẽ hành xử để tối đa hóa ích lợi (utility) hoặc lợi thế (advantage) của họ. Trong nghiên cứu này, việc người dân tận dụng tối đa các nguồn lực của mình để phát triển sinh kế được coi là một sự lựa chọn hợp lý. Những lựa chọn chiến lược sinh kế hướng vào thị trường, bỏ qua nghề giấy dó truyền thống, việc làm hàng giả (mua băng vệ sinh Trung Quốc, thay nhãn Việt Nam), chiến lược hợp tác và cạnh tranh,.v.v. là những biểu hiện lựa chọn hợp lý của người dân làng nghề. Điều này được phân tích ở mục 1, mục 2 trong chương 2 của luận văn. 1. “Cái hợp lý” là một ý tưởng tương đối chứ không phải tuyệt đối. Nó biến thiên theo khung quan điểm và cấp độ phân tích. Người dân 3 làng nghề tái chế phải lựa chọn giữa phát triển kinh tế và xử lý môi trường; Các làng nghề tái chế lựa chọn phát triển kinh tế hộ/làng nghề và trả giá bằng sự ô nhiễm môi trường làng nghề có thể là hành vi ngắn hạn. Nhưng trong chừng mực nhất định, họ đã lựa chọn điều mang lại lợi ích tối đa cho gia đình, cho sự phát triển kinh tế làng nghề. Ở Dương Ổ người dân phải lựa chọn giữa bảo vệ nghề truyền thống và sản xuất các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường; giữa công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại. Phần 3 trong chương 2 của luận văn sẽ áp dụng 15 luận điểm này để phân tích. Người dân làng nghề có thể lựa chọn những chiến lược sinh kế khác nhau trong những hoàn cảnh kinh tế - xã hội khác nhau. Điều này thể hiện trong phân tích về biến động kinh tế năm 2008 ở mục 2 trong chương 2 của luận văn. 2. Với sự nhấn mạnh vào động cơ của tác viên, lý thuyết lựa chọn hợp lý dựa gần như hoàn toàn vào các định hướng một chiều (univalent). Lý thuyết lựa chọn-hợp lý không quan tâm đến những khả năng trong đó chúng ta có thể lần lượt yêu và ghét một cách tích cực đối với cùng một đối tượng, hoặc trong đó những định hướng tình cảm không thể đạt tới điểm cân bằng với nhau cho phép có thể tối ưu lựa chọn và hành động trên cơ sở lựa chọn ấy. Không có sự cân bằng giữa phát triển kinh tế hộ/làng nghề và ô nhiễm môi trường, mà chỉ có lựa chọn một chiều - phát triển kinh tế hộ/làng nghề. Sự lựa chọn hợp lý trong chừng mực nhất định, đem lại những lợi ích không giống nhau giữa các chủ thể-các hộ gia đình làng nghề, giữa những chủ doanh nghiệp giàu có và những người đi làm thuê, giữa các thôn có nghề phi nông và thôn không có nghề. Tác động môi trường ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đối với người nghèo vì khả năng hạn chế trong các biện pháp chống đỡ ô nhiễm-vị trí nhà ở, trang thiết bị…Điều này sẽ được tác giả phân tích kỹ hơn trong mục 3 chương 2 của luận văn. 3.2. Lý thuyết xã hội hoá Xã hội hoá là quá trình tương tác giữa con người và con người, con người và xã hội qua đó con người với tư cách là cá thể học hỏi, lĩnh hội, tiếp nhận những giá trị, chuẩn mực, khuôn mẫu hành vi để đóng vai trò của mình phù hợp với vị thế xã hội đã cho hoặc tạo ra. Trên cơ sở đó cá thể biến thành cá nhân hình thành nhân cách và con người hoà nhập vào xã hội. Quá trình xã hội hoá đặc biệt quan trọng trong suốt thời thơ ấu và niên thiếu của mỗi con người nhưng nó còn tiếp tục trong quá trình giáo dục và làm việc. Thông qua quá trình xã hội hoá, các cá nhân thu nhận được các loại hành vi và quan điểm được coi là cần thiết để có thể hoà nhập như là những thành viên 16 của một xã hội. Mục đích của sự xã hội hoá là các tổ chức, thiết chế xã hội dạy cho con người cách ứng xử được xã hội chấp nhận, phù hợp với những yêu cầu của tổ chức cũng như những chuẩn mực xã hội. Các tổ chức có quyền lợi và nghĩa vụ đáng kể trong quá trình xã hội hoá. ở chừng mực mà mục đích của tổ chức phù hợp với mục đích của các thành viên thì tổ chức đó hoạt động hiệu quả hơn. Các cá nhân cũng cảm thấy hài lòng và thành công hơn. Trong luận văn này, lý thuyết xã hội hóa được vận dụng để hiểu về quá trình các cá nhân học hỏi và hành nghề, cùng với nó là sự trao truyền nghề, dạy nghề cho các cá nhân khác. Cùng với nó là quá trình tương tác, hợp tác, cạnh tranh giữa các cá nhân, các nhóm, các tổ chức trong làng nghề, trong sử dụng lao động làng nghề nhằm đạt đến hiệu quả công việc một cách tối đa nhất. 3.3. Lý thuyết phát triển nông thôn bền vững Công cuộc phát triển nông thôn thường gặp những vấn đề nan giải cần phải biết lựa chọn, đó là: quan hệ giữa nông thôn và đô thị, giữa nông nghiệp và công nghiệp; giữa truyền thống và hiện đại; giữa chiến lược kinh tế hướng nội và hướng ngoại; giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội; giữa phát triển tập trung hoá hay phát triển phi tập trung hoá; giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sống ở nông thôn; giữa phát triển kinh tế và bảo tồn văn hóa truyền thống...Luận điểm này được áp dụng vào phân tích trong mục 3 chương 2 của luận văn. Nông thôn Việt Nam có bản chất hỗn hợp, với biểu hiện tập trung nhất là lưỡng tính mâu thuẫn thống nhất giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp, với hai mô hình tiêu biểu là nông thôn trọng nông và nông thôn trọng phi nông; sự phát triển nông thôn Việt Nam thực chất là sự thay đổi bản chất hỗn hợp trọng nông và trọng phi nông này. Đó thực chất là sự chuyển đổi kép: một mặt từ nông thôn hỗn hợp cũ sang nông thôn hỗn hợp mới tiến bộ hơn, có thể vẫn duy trì trọng nông nhưng thay đổi trình độ nông nghiệp, từ nông nghiệp tự cung tự cấp sang 17 nông nghiệp hàng hoá, từ nông nghiệp kém phát triển sang nông nghiệp phát triển, nhưng cũng có thể thay đổi khinh - trọng, như từ trọng nông sang trọng phi nông hoặc ngược lại; mặt khác, từ hình thái xã hội nông thôn - nông nghiệp có thể chuyển hẳn sang hình thái xã hội đô thị - công nghiệp, nghĩa là thay thế cơ cấu xã hội nông thôn - nông nghiệp bằng cơ cấu xã hội đô thị - công nghiệp. Nói khác đi, phát triển nông thôn là sự phủ định nông thôn. Nhưng sự phủ định đó có hai loại: loại phủ định có kế thừa bản chất cũ, vượt gộp = tha hoá không hoàn toàn (nông thôn cũ sang nông thôn mới) và loại phủ định thay thế bản chất cũ bằng bản chất mới, vượt bỏ = tha hoá hoàn toàn (nông thôn - nông nghiệp sang đô thị - công nghiệp). Phương thức phát triển chính là các quá trình thị trường hoá, đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quốc tế hoá, toàn cầu hoá…Các quá trình này có hai mức độ: cao độ và cực độ. Cao độ thì nông thôn vẫn là nông thôn, nhưng cực độ thì nông thôn - nông nghiệp chuyển hoá thành phi nông thôn - nông nghiệp = đô thị - công nghiệp (Tô Duy Hợp. Xã hội học và phát triển nông thôn Việt Nam thách thức và triển vọng. Tạp chí Xã hội học, số 3-2003). Trong luận văn, lý thuyết phát triển nông thôn bền vững được sử dụng để giải thích về việc tìm kiếm con đường phát triển cân bằng giữa phát triển kinh tế (công nghiệp hóa nông thôn), công bằng xã hội và môi trường. Người dân làng nghề tái chế có những lựa chọn phát triển kinh tế của họ, điều này có đem lại sự phát triển cân bằng với đời sống xã hội và môi trường sống của họ? 4. Các khái niệm làm việc 4.1. Sinh kế Một sinh kế được hiểu là bao gồm những khả năng có thể có, các tài sản và các hoạt động cần thiết cho một kế sinh nhai (Chambers and Conway, 1992). Theo định nghĩa này, các tài sản bao gồm “Vốn tự nhiên” - đất đai, nguồn nước, …; “Vốn vật chất”- công cụ sản xuất, giống, phân bón, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất,…; “Vốn tài chính” - tiền mặt, tín dụng, tiết kiệm, các khoản vay,…; “Vốn 18 con người” - kiến thức, kỹ năng sản xuất, sức khỏe,…; và “Vốn xã hội” - các quan hệ và mạng lưới xã hội, được xem như các nguồn sinh kế. 4.2. Sinh kế hộ gia đình Sinh kế hộ gia đình dựa trên các nguồn vốn con người, vốn xã hội (mạng lưới xã hội...), vốn thiên nhiên hay tài nguyên (rừng, đất canh tác, đất phi nông nghiệp, đa dạng sinh học...), vốn vật chất (nhà ở, nhà xưởng, công cụ sản xuất, phương tiện vận chuyển, CSHT...), vốn tài chính (tiết kiệm, tín dụng, hàng hóa lưu chuyển...). Các nguồn lực này có quan hệ với nhau và có thể làm gia tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực khác, chẳng hạn như nếu hộ có đất (có chứng nhận pháp lý về quyền sử dụng đất) có thể vay mượn, thế chấp, cầm cố để có nguồn vốn tài chính phục vụ cho một mục tiêu kinh tế hay đời sống nào đó. Cách tiếp cận phân tích sinh kế hộ gia đình 4.3. Chiến lược sinh kế hộ gia đình Chiến lược sinh kế hộ gia đình là sự kết hợp sử dụng các nguồn lực hộ gia đình và cộng đồng nhằm đạt tới mục tiêu kinh tế hộ. Chiến lược sinh kế hộ gia đình có thể là sự định hướng mục tiêu sản xuất, kinh doanh, hay cách thức đạt được mục tiêu như bằng sự tận dụng ưu thế của một hay vài loại nguồn lực sinh kế hay đầu vào sản xuất có lợi thế… 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan