Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoạt động thông tin thư viện tại trung tâm thông tin khoa học -tư liệu giáo khoa...

Tài liệu Hoạt động thông tin thư viện tại trung tâm thông tin khoa học -tư liệu giáo khoa trường đại học cảnh sát nhân dân

.PDF
144
560
83

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ THỊ HOÀI DƢƠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THƢ VIỆN TẠI TRUNG TÂM THÔNGTIN KHOA HỌC – TƢ LIỆU GIÁO KHOA TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẢNH SÁT NHÂN DÂN LUẬN VĂN THẠC SỸ THÔNG TIN - THƢ VIỆN Hà Nội – 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ THỊ HOÀI DƢƠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THƢ VIỆN TẠI TRUNG TÂM THÔNGTIN KHOA HỌC – TƢ LIỆU GIÁO KHOA TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẢNH SÁT NHÂN DÂN Chuyên ngành: Khoa học Thƣ viện Mã số: 60 32 02 LUẬN VĂN THẠC SỸ THÔNG TIN - THƢ VIỆN Giáo viên hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Lan Thanh Hà Nội – 2013 ii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1. Hoạt động thông tin thƣ viện tại Trung tâm Thông tin khoa học và Tƣ liệu giáo khoa Trƣờng Đại học Cảnh sát nhân dân đối với nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học ............................................................................................. 6 1.1. Những vấn đề chung về hoạt động thông tin thƣ viện ...................................... 6 1.1.1. Khái niệm về hoạt động thông tin thư viện ......................................................... 6 1.1.2. Các thành tố cấu thành hoạt động thông tin thư viện.......................................... 7 1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thông tin thư viện ............................... 9 1.1.4. Tiêu chí đánh giá hoạt động thông tin thư viện .................................................. 13 1.2. Khái quát về Trung tâm Thông tin khoa học và Tƣ liệu giáo khoa ................ 15 1.2.1. Giới thiệu sơ lược về Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân (CSND) .................. 15 1.2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Trường .................................................................... 15 1.2.1.2. Cơ cấu tổ chức.................................................................................................. 17 1.2.2. Đặc điểm hoạt động thông tin thư viện tại Trung tâm Thông tin khoa học và Tư liệu giáo khoa........................................................................................................... 19 1.2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm ............................................................... 19 1.2.2.2. Cơ cấu tổ chức.................................................................................................. 20 1.2.2.3. Người dùng tin và nhu cầu tin .......................................................................... 25 1.2.3. Vai trò của Trung tâm Thông tin khoa học – Tư liệu giáo khoa với nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học ................................................................................... 28 iii Chƣơng 2. Thực trạng hoạt động thông tin thƣ viện tại Trung tâm Thông tin khoa học – Tƣ liệu giáo khoa trƣờng Đại học Cảnh sát nhân dân ......................... 30 2.1. Bổ sung và tổ chức nguồn tin .............................................................................. 30 2.1.1. Bổ sung nguồn tin ............................................................................................... 30 2.1.2. Cơ cấu nguồn tin ................................................................................................. 34 2.1.2.1. Nguồn tin truyền thống và phi truyền thống (giáo trình, tài liệu tham khảo khác ngoài ngành) ......................................................................................................... 34 2.1.2.2. Nguồn tin nghiệp vụ Công an (tài liệu Mật) .................................................... 35 2.1.3. Tổ chức nguồn tin ............................................................................................... 35 2.1.3.1. Cách thức tổ chức nguồn tin truyền thống và phi truyền thống (giáo trình, tài liệu tham khảo khác ngoài ngành) ........................................................................... 36 2.1.3.2. Cách thức tổ chức nguồn tin nghiệp vụ Công an (tài liệu Mật) ....................... 38 2.1.4. Chia sẻ nguồn tin ................................................................................................. 43 2.2. Xử lý thông tin ...................................................................................................... 44 2.2.1. Xử lý hình thức thông tin .................................................................................... 44 2.2.2. Xử lý nội dung thông tin ..................................................................................... 45 2.2.2.1. Đối với phân loại tài liệu .................................................................................. 45 2.2.2.2. Đối với Đề mục chủ đề / Định từ khóa ............................................................ 46 2.2.3. Ứng dụng phần mềm trong xử lý thông tin ......................................................... 47 2.2.4. Công cụ bổ trợ trong xử lý thông tin ................................................................... 49 2.2.4.1. Khổ mẫu MARC 21 ......................................................................................... 49 2.2.4.2. Khung phân loại DDC (Dewey Decimal Classicfication) ............................... 52 iv 2.3. Lƣu trữ và bảo quản nguồn tin ........................................................................... 54 2.3.1. Lưu trữ nguồn tin ................................................................................................ 54 2.3.2. Bảo quản nguồn tin ............................................................................................. 55 2.4. Tổ chức các sản phẩm và dịch vụ thông tin thƣ viện........................................ 56 2.4.1. Tổ chức các sản phẩm thông tin thư viện ........................................................... 57 2.4.1.1. Tổ chức sản phẩm TTTV truyền thống ........................................................... 57 2.4.1.2. Tổ chức sản phẩm TTTV phi truyền thống...................................................... 58 2.4.2. Tổ chức các dịch vụ thông tin thư viện ............................................................... 63 2.4.2.1. Các dịch vụ TTTV truyền thống hiện có của Trung tâm ................................. 63 2.4.2.2. Các dịch vụ TTTV phi truyền thống hiện có của Trung tâm ........................... 65 2.5. Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động thông tin thƣ viện ................................ 66 2.5.1. Chủ trương, chính sách của Trường .................................................................... 66 2.5.2. Nguồn lực con người........................................................................................... 66 2.5.3. Cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin ................................................... 67 2.5.4. Nguồn kinh phí .................................................................................................... 68 2.6. Nhận xét, đánh giá hoạt động thông tin thƣ viện tại Trung tâm Thông tin khoa học – Tƣ liệu giáo khoa trƣờng Đại học Cảnh sát nhân dân ......................... 69 2.6.1. Điểm mạnh trong hoạt động thông tin thư viện của Trung tâm .......................... 69 2.6.1.1. Bổ sung và tổ chức nguồn tin ........................................................................... 69 2.6.1.2. Xử lý thông tin ................................................................................................. 71 2.6.1.3. Lưu trữ và bảo quản nguồn tin ......................................................................... 71 v 2.6.1.4. Tổ chức các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện ....................................... 71 2.6.1.5. Điều kiện đảm bảo cho hoạt động thông tin thư viện ...................................... 72 2.6.2. Điểm yếu trong hoạt động thông tin thư viện của Trung tâm ............................. 73 2.6.2.1. Bổ sung và tổ chức nguồn tin ........................................................................... 73 2.6.2.2. Xử lý thông tin ................................................................................................. 76 2.6.2.3. Lưu trữ và bảo quản nguồn tin ......................................................................... 76 2.6.2.4. Tổ chức các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện ....................................... 77 2.6.2.5. Điều kiện đảm bảo cho hoạt động thông tin thư viện ...................................... 78 Chƣơng 3. Giải pháp hoàn thiện hoạt động thông tin thƣ viện tại Trung tâm Thông tin khoa học và Tƣ liệu giáo khoa Trƣờng Đại học Cảnh sát nhân dân .... 82 3.1. Phát triển nguồn tin ............................................................................................. 82 3.1.1. Tăng cường bổ sung nguồn tin ............................................................................ 82 3.1.2. Nâng cao chất lượng quản lý nguồn tin .............................................................. 83 3.1.3.Tăng cường hợp tác, chia sẻ nguồn tin ................................................................ 84 3.2. Nâng cao chất lƣợng xử lý thông tin................................................................... 84 3.3. Nâng cao chất lƣợng lƣu trữ và bảo quản ......................................................... 85 3.3.1. Đảm bảo chất lượng cho lưu trữ nguồn tin ......................................................... 85 3.3.2. Đảm bảo chất lượng cho công tác bảo quản nguồn tin ...................................... 86 3.4. Đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin thƣ viện ................................ 87 3.4.1. Phát triển sản phẩm thông tin thư viện................................................................ 88 3.4.2. Phát triển dịch vụ thông tin thư viện ................................................................... 88 vi 3.5. Nâng cao trình độ cán bộ .................................................................................... 89 3.6. Các giải pháp khác ............................................................................................... 91 3.6.1. Hỗ trợ người dùng tin .......................................................................................... 91 3.6.2. Đầu tư cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin ........................................ 92 3.6.3.Đầu tư kinh phí ..................................................................................................... 92 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 96 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 98 vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ, HÌNH, BIỂU ĐỒ STT TRANG 1 Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Trung tâm TTKH – TLGK 20 2 Bảng 1.1: Bảng bố trí nhân sự của Trung tâm TTKH – TLGK 24 3 Bảng 1.2: Trình độ chuyên môn của cán bộ Trung tâm TTKH 24 – TLGK 4 Bảng 2.3: Bổ sung tài liệu (nhan đề) theo các năm 32 5 Hình 2.1: Biểu đồ lượng bổ sung nhan đề tài liệu theo các năm 32 6 Bảng 2.4: Bổ sung tài liệu (số cuốn) theo các năm 33 7 Hình 2.2: Biểu đồ lượng bổ sung tài liệu số cuốn theo các năm 33 8 Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn tin truyền thống ngoài ngành 34 9 Sơ đồ 2.2: Quy trình phục vụ mựơn trả tại các kho 40 10 Hình 2.3: Cách truy cập CSDL Thư viện 28 Khoa, phòng và 42 bộ môn 11 Hình 2.4: CSDL Thư viện 28 Khoa, phòng và bộ môn 43 12 Sơ đồ 2.3: Quy trình xử lý hình thức thông tin 44 13 Sơ đồ 2.4: Quy trình xử lý nội dung thông tin 47 14 Bảng 2.6: Bảng đánh giá chất lượng Sản phẩm Thư mục thông 58 báo tài liệu mới 15 Hình 2.5: Cách truy cập CSDL toàn văn của Thư viện 59 16 Hình 2.6: Cách truy cập CSDL toàn văn của Thư viện 60 viii 17 Bảng 2.7: Bảng đánh giá sản phẩm phi truyền thống của Trung 61 tâm 18 Bảng 2.8: Loại CSDL NDT muốn thực hiện bổ sung 62 19 Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ các loại CSDL NDT muốn bổ sung 62 20 Bảng 2.9: Bảng đánh giá chất lượng các dịch vụ thông tin thư 63 viện hiện có 21 Bảng 2.10: Lượt đến của NDT 70 22 Bảng 2.11: Đánh giá mức độ nguồn tin đáp ứng nhu cầu tin 73 23 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ NT đáp ứng nhu cầu tin của NDT 73 24 Bảng 2.12: Nguyên nhân nguồn tin không đáp ứng nhu cầu tin 74 25 Biểu đồ 2.3: Nguyên nhân NT không đáp ứng nhu cầu tin của 74 NDT 26 Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ loại hình tài liệu cần thiết đối với NDT 75 27 Bảng 2.13: Vòng quay trung bình của tài liệu 77 28 Biểu đồ 2.5: Thái độ và tinh thần phục vụ của CBTV 81 29 Sơ đồ 3.5: Quy trình bảo quản tài liệu 87 ix DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT STT NGHĨA CỦA TỪ TỪ VIẾT TẮT 1 CBTV Cán bộ thư viện 2 CQTT – TV Cơ quan thông tin - thư viện 3 CSDL Cơ sở dữ liệu 4 CSND Cảnh sát nhân dân 5 CSVC – HTCNTT Cơ sở vật chất – hạ tầng công nghệ thông tin 6 ĐDDH Đồ dùng dạy học 7 KHXH & NV Khoa học xã hội và nhân văn 8 NCT Nhu cầu tin 9 NDT Người dùng tin 10 NT Nguồn tin 11 SP – DV TTTV Sản phẩm – dịch vụ thông tin thư viện 12 TLTV Tư liệu thư viện 13 TTKH – TLGK Thông tin khoa học và Tư liệu giáo khoa 14 TTKH & UDCNC Thông tin khoa học và ứng dụng công nghệ cao 15 TV Thư viện 16 TV/CQTT Thư viện/cơ quan thông tin x PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đảng và nhà nước ta đã khẳng định tầm quan trọng của hoạt động thông tin thư viện trong sự nghiệp phát triển của đất nước. “Thư viện có chức năng, nhiệm vụ giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc; thu thập, tàng trữ, tổ chức việc khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác và giải trí của mọi tầng lớp của nhân dân; góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hoá, phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” (Điều 1 – Pháp lệnh Thư viện). Vai trò của thư viện ngày nay đã thay đổi. Thư viện không chỉ là nơi giữ sách, thư viện đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ công tác học tập, giảng dạy và nghiên cứu. Nó được coi là nơi cung cấp nền tảng kiến thức cho công tác đào tạo, nghiên cứu và các hoạt động phát triển khoa học công nghệ. Bất kỳ một đơn vị nào đến thăm một trường Đại học, tìm hiểu về quy mô, chất lượng đào tạo của trường không thể không đến thăm quan thư viện. Nhìn vào hệ thống thư viện người ta có thể có những đánh giá ban đầu về quy mô, chất lượng đào tạo thông qua nhiều tiêu chí khác nhau: tính cập nhật kiến thức; tính hiệu quả của công tác đào tạo nghiên cứu; tính hiện đại,... Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân với vai trò là một trong những trường đào tạo lực lượng Công an Nhân dân đầu ngành phía Nam phục vụ mục tiêu giữ gìn trật tự an toàn và xã hội cho người dân, bảo vệ đất nước. Mục tiêu đến năm 2020 là 6.500 sinh viên học tập tại 2 cơ sở (Cơ sở 1: Lê Hữu Thọ, Quận 7 – đang xây dựng gần hoàn thiện; Cơ sở 2: Kha Vạn Cân, Thủ Đức). Hầu hết những kiến thức (đặc biệt là nghiệp vụ Công an Nhân dân) đều được trang bị trong giai đoạn học tập tại trường nên nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập của cán bộ, giảng viên và sinh viên trường là rất lớn. Việc đổi mới nâng cao chất lượng cũng như hoàn thiện hoạt động thông tin thư viện của trường là cần thiết nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu thông tin cho người dùng tin ở bất kỳ thời điểm nào và bất kỳ nơi 1 đâu với tinh thần “phục vụ một cách chủ động”. Thực trạng phát triển hoạt động thông tin thư viện trường hiện nay ít nhiều gặp khó khăn do chậm đổi mới. Hoạt động này còn đơn giản và vấp phải những trở ngại: cơ sở vật chất tạm ngưng đầu tư để kinh phí phục vụ cho cơ sở I tại Quận 7; mua phần mềm Libol sử dụng cho thư viện nhưng không được duyệt để bảo trì hàng năm; hoạt động thông tin cung cấp chủ yếu là phục vụ mượn trả, đọc tại chỗ; dịch vụ tham khảo chỉ ở mức đơn giản; sản phẩm thông tin thư viện còn hạn chế; cán bộ chuyên ngành thông tin thư viện còn thiếu và chưa có chỉ tiêu bổ sung;…chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của cán bộ, giảng viên và sinh viên trường. Do đó, tìm hiểu “Hoạt động thông tin thư viện tại Trung tâm Thông tin khoa học và Tư liệu giáo khoa trường Đại học Cảnh sát Nhân dân” là yêu cầu cấp thiết hiện nay nhằm đáp ứng nhu cầu tin phong phú, đa dạng của cán bộ, giảng viên, sinh viên trường và mục tiêu đào tạo sinh viên - học viên chất lượng cao. 2. Tình hình nghiên cứu Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động thông tin thư viện như: Luận văn Thạc sĩ Khoa học thư viện: “Tăng cường hoạt động thông tin - thư viện ở Học viện Tài chính trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Nguyễn Thị Nghĩa, công bố tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội (2003). “Tăng cường hoạt động thông tin - thư viện ở trường Đại học Quy Nhơn trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay” của Huỳnh Văn Bàn công bố tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội (2004). “Tăng cường hoạt động thông tin - thư viện ở tại thư viện tỉnh Bình Dương phục vụ các ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương” của Nguyễn Thị Hai công bố tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội (2004). “Tổ chức hoạt động thông tin - thư viện tại trường Cao đẳng Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh” của Huỳnh Mẫn Đạt công bố tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội (2004). “Nghiên cứu hoàn thiện tổ chức và hoạt động thôn tin – thư viện Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh” của Nguyễn Mạnh Dũng (2008),… 2 Tuy nhiên, các công trình trên chỉ nghiên cứu khía cạnh tăng cường hoạt động thông tin thư viện và tổ chức hoạt động thông tin thư viện ở một trường cụ thể. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, việc tìm hiểu nghiên cứu “Hoạt động thông tin thư viện tại Trung tâm Thông tin khoa học và Tư liệu giáo khoa trường Đại học Cảnh sát Nhân dân” là cần thiết và phù hợp với tình hình thực tiễn có những điểm đặc thù của nhà trường. Đây là vấn đề hoàn toàn mới, chưa có người nghiên cứu nên tác giả lựa chọn đề tài này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động thông tin thư viện, đưa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động thông tin thư viện tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân (CSND). 3.2. Nhiệm vụ đặt ra - Nghiên cứu những vấn đề chung về hoạt động thông tin – thư viện - Khái quát hoạt động thông tin thư viện tại Trường - Nêu thực trạng hoạt động thông tin thư viện tại trường và các yếu tố bổ trợ có liên quan - Nhận xét, đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin thư viện - Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hoạt động thông tin thư viện tại Trung tâm Thông tin khoa học và Tư liệu giáo khoa trường Đại học CSND 4. Giả thuyết nghiên cứu Hoạt động thông tin thư viện tại trường Đại học CSND còn chưa hoàn thiện, việc tổ chức và phát triển nguồn lực thông tin còn một số hạn chế; sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện chưa phát triển mạnh,... Vì vậy, nếu hoàn thiện hoạt động thông tin thư viện sẽ đáp ứng được nhu cầu người dùng tin cũng như thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo của Trường 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu toàn bộ nội dung liên quan đến hoạt động thông tin thư viện tại Thư viện Trường Đại học CSND. 3 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian của đề tài: hoạt động thông tin thư viện tại Trung tâm Thông tin khoa học và Tư liệu giáo khoa Trường Đại học CSND - Phạm vi thời gian của đề tài: hoạt động thông tin thư viện của Thư viện trường trong giai đoạn hiện nay từ năm 2008 đến năm 2012. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. 6.2. Phương pháp cụ thể Ngoài phương pháp luận, đề tài còn sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp quan sát; phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi; phương pháp thống kê; phương pháp phân tích và tổng hợp. 7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài 7.1. Ý nghĩa khoa học Góp phần làm rõ lý luận về hoạt động thông tin thư viện và làm sáng tỏ thực tiễn hoạt động thông tin thư viện trường Đại học CSND. 7.2. Tính ứng dụng của đề tài Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu Đề án phát triển Thư viện đa năng của trường. 8. Dự kiến kết quả nghiên cứu Nghiên cứu hoạt động thông tin thư viện tại thư viện trường một cách toàn diện. Từ đó tìm ra những hạn chế và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hoạt động thông tin thư viện tại trường Đại học CSND. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, luận văn có cấu trúc gồm 3 chương như sau: Chương 1: Hoạt động thông tin thư viện tại Trung tâm Thông tin khoa học và Tư liệu giáo khoa Trường Đại học Cảnh sát nhân dân đối với nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học 4 Chương 2: Thực trạng hoạt động thông tin thư viện tại Trung tâm Thông tin khoa học – Tư liệu giáo khoa trường Đại học Cảnh sát nhân dân Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động thông tin thư viện tại Trung tâm TTKH – TLGK trường Đại học Cảnh sát nhân dân Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế, nên luận văn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện Xin chân thành cám ơn! 5 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1. Hoạt động thông tin thƣ viện tại Trung tâm Thông tin khoa học và Tƣ liệu giáo khoa Trƣờng Đại học Cảnh sát nhân dân đối với nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học 1.1. Những vấn đề chung về hoạt động thông tin thƣ viện 1.1.1. Khái niệm về hoạt động thông tin thư viện  Khái niệm về “hoạt động” Theo Đại Từ điển Tiếng Việt (tr. 837), “hoạt động” là những việc làm khác nhau với mục đích nhất định trong đời sống xã hội: hoạt động nghệ thuật, hoạt động quân sự,… Hay đó là sự vận động, vận hành để thể hiện chức năng nào hoặc gây tác động nào đó. Hay, “hoạt động” là tổng hợp các hoạt động của chủ thể tác động vào một đối tượng nhất định, nhằm một mục đích nhất định, kết quả có ý nghĩa xã hội nhất định.  Khái niệm về “hoạt động thông tin” Hoạt động thông tin là một quá trình sáng tạo, thu thập, xử lý, cải biến, lưu trữ và phổ biến thông tin của con người. Mục đích của hoạt động thông tin là đáp ứng tối đa nhu cầu tin của người dùng tin.  Khái niệm về “hoạt động thƣ viện” Hoạt động thư viện là quá trình thu thập, xử lý, lưu trữ phổ biến tài liệu nhằm truyền bá tri thức và cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, giải trí cho mọi người dân. Từ đó, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. “Hoạt động thông tin” và “hoạt động thông tin thƣ viện” là 2 khái niệm đan xen nhau, tuy nhiên hoạt động thông tin bao trùm hoạt động thông tin thư viện, người dùng tin bao trùm người đọc. Vì hiện nay, Thư viện không chỉ đơn 6 thuần là kho chứa sách, phòng đọc sách mà còn thực hiện nhiều chức năng khác nhau: là trung tâm thông tin tư liệu, là nơi góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo,… ; Bên cạnh đó, nhu cầu người dùng tin ngày nay cũng không phải đến thư viện chỉ để đọc sách mà còn đến thư viện với nhiều mục đích khác nhau: giải trí, khai thác thông tin, sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin hiện đại,... do đó tác giả sử dụng thuật ngữ “ngƣời dùng tin” thay cho thuật ngữ “ngƣời đọc” để mang tính bao quát hơn. Vì vậy, hoạt động thông tin thư viện cũng tương tự hoạt động thông tin. Từ đó ta có thể hiểu “hoạt động thông tin – thƣ viện” là quá trình thu thập, xử lý, lưu trữ, tổ chức việc khai thác và sử dụng thông tin trong một cơ quan hay tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin. 1.1.2. Các thành tố cấu thành hoạt động thông tin thư viện Hoạt động thông tin thư viện không chỉ đơn giản là việc cất giữ kho tài liệu mà phải chọn lọc, phân tích đánh giá những thông tin chính xác theo yêu cầu của người dùng tin. Tùy vào từng đối tượng người dùng tin mà có những yêu cầu khác nhau tùy thuộc vào trình độ, nhu cầu của họ mà cung cấp những thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác. Đó là việc rất quan trọng, đòi hỏi thư viện/cơ quan thông tin (TV/CQTT) phải thực hiện một loạt công đoạn có cấu trúc một cách hợp lý mà người ta thường gọi là dây chuyền thông tin thư viện. Dây chuyền thông tin thư viện bao gồm 5 công đoạn: chọn lọc và bổ sung, xử lý thông tin (mô tả thư mục, mô tả nội dung), lưu trữ và bảo quản, tìm tin và phổ biến thông tin. Hiện nay, có rất nhiều thuật ngữ để chỉ nguồn tài liệu trong thư viện: vốn tài liệu, nguồn lực thông tin, nguồn tin,... Song, tác giả chọn thuật ngữ “nguồn tin” để nói đến nguồn tài liệu có trong thư viện cho phù hợp với điều kiện thực tế nguồn tài liệu của cơ quan mình. “Nguồn tin là tập hợp có tổ chức các loại hình tài liệu dưới mọi định dạng khác nhau của một CQTT/TV nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng tin” [5]. 7  Chọn lọc và bổ sung nguồn tin Chọn lọc và bổ sung nguồn tin hay còn gọi là phát triển nguồn tin. Là bước đầu tiên của dây chuyền thông tin thư viện. Công việc chính là xây dựng và phát triển nguồn tài nguyên dựa trên chính sách bổ sung của cơ quan thông tin thư viện (CQTT – TV). Bao gồm tìm và khảo sát vốn tài liệu. chọn lọc tài liệu, làm các thủ tục bổ sung tài liệu căn cứ trên nhu cầu tin của CQTT - TV và đối tượng người dùng tin. Tất cả yếu tố này được xác định cụ thể trong chính sách bổ sung nguồn tin của CQTT – TV để chọn lọc tài liệu. Nó không thể làm một cách tùy tiện mà phải tuân thủ theo một chính sách liên quan chặt chẽ đến lợi ích và mục tiêu của CQTT – TV đó  Xử lý thông tin bao gồm: mô tả thư mục và mô tả nội dung Mô tả thư mục: Nhằm giúp cho việc tổ chức tài liệu cũng như giúp bạn đọc tìm kiếm tài liệu một cách dễ dàng, thư viện thực hiện công đoạn mô tả thư mục. Đó là việc lập phiếu mô tả dựa trên một quy tắc mô tả thư mục nhất định. Nhờ có mô tả thư mục mà người dùng tin có thể tiếp cận tài liệu thông qua các thông tin về tài liệu như tên tài liệu, tác giả, năm xuất bản, nhà xuất bản,..được hiển thị trên mục lục truyền thống hoặc mục lục trực tuyến (OPAC). Mô tả nội dung: Ngoài mô tả thư mục còn có mô tả nội dung. Nó được thực hiện dưới nhiều mức độ khác nhau: phân loại tài liệu, định từ khóa, định chủ đề, tóm tắt, chú giải và tổng luận tài liệu. Mô tả nội dung được diễn tả bằng ngôn ngữ tư liệu/ngôn ngữ tự nhiên nội dung thông tin chứa trong tài liệu nhằm hỗ trợ cho việc tổ chức, tìm kiếm và sử dụng tài liệu dễ dàng.  Lưu trữ và bảo quản nguồn tin Công việc trong giai đoạn này phải làm chính là tổ chức kho và hệ thống tìm tin. Là quá trình đảm bảo việc lưu giữ tài liệu, thông tin nhằm mục đích sử dụng và khai thác một cách lâu dài. Tổ chức kho giúp tài liệu trong kho được sắp xếp theo một trật tự nhất định để tìm kiếm tài liệu một cách dễ dàng. Trong kho có thể sắp xếp theo chủ đề, theo loại hình, thời gian,…Tổ chức hệ thống tìm tin là tập hợp các công cụ hỗ trợ cho việc truy cập tài liệu, gồm hệ thống mục lục, các cơ sở dữ liệu (CSDL), các bộ phiếu dữ kiện,… phục vụ cho người dùng tin. 8 Lưu trữ và bảo quản là công cụ giúp tiếp cận nguồn tin, nhờ đó mà người dùng tin có thể biết nó đang ở vị trí nào. Hiện nay, việc lưu trữ và bảo quản có thể thực hiện thêm như chuyển dạng, nhân bản, số hóa,… tuy nhiên cần lưu ý đến vấn đề bản quyền trong khi thực hiện.  Tìm tin và phổ biến thông tin Chính nhờ lưu trữ thông tin ở công đoạn nêu trên mà người ta có thể tiến hành tìm kiếm khai thác thông tin và hệ quả là phổ biến thông tin. Tìm và lựa chọn thông tin là quá trình chọn lựa từ một tập hợp các loại hình tài liệu những tài liệu cần thiết có nội dung phù hợp với nội dung yêu cầu người dùng tin. Việc này phụ thuộc rất lớn vào cán bộ thư viện (CBTV), làm sao để có thể nghiên cứu, phân tích và nắm bắt được nhu cầu tin một cách chính xác, nhanh chóng thì mới nâng cao được hiệu quả phổ biến thông tin. Và dựa trên những yêu cầu thực tế đó, thông tin được khai thác và phổ biến thông qua các sản phẩm – dịch vụ thông tin thư viện (SP-DV TTTV) khác nhau nhằm hỗ trợ cho người dùng tin dễ dàng tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các nguồn tin. 1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thông tin thư viện 1.1.3.1. Yếu tố bên trong Hoạt động thông tin thư viện chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: nguồn tin; cán bộ thư viện; cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin; người dùng tin; công cụ xử lý thông tin và chủ trương chích sách của nhà trường.  Nguồn tin (NT) Nguồn tin trong đó bao gồm cả tài liệu truyền thống và tài liệu phi truyền thống. Tài liệu được hiểu là vật mang tin trên đó ghi cố định một thông tin, hay tài liệu là dạng vật chất ghi nhận thông tin ở những dạng khác nhau nhằm mục đích bảo quản và sử dụng. Tài liệu phi truyền thống là những tài liệu không phải dưới dạng bằng giấy. Nguồn tin là tập hợp có tổ chức các loại hình tài liệu dưới mọi định dạng khác nhau của một CQTT/TV nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng tin. Là một tổ hợp các đơn vị thông tin nhận được, tích lũy trong quá trình 9 phát triển khoa học và hoạt động thực tiễn của con người để sử dụng nhiều lần trong sản xuất và quản lý khoa học. NT là yếu tố cấu thành đầu tiên của thư viện (TV), là những gì được sưu tầm và tập hợp theo một hoặc nhiều chủ đề, nội dung nhất định, xử lý theo quy tắc quy trình khoa học của nghiệp vụ TV để phục vụ người dùng tin. NT ở một đơn vị hoặc CQTT/TV là tài sản quý giá là tiềm lực, sức mạnh và niềm tự hào của cơ quan đó. NT càng lớn, càng phong phú đa dạng thì khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và càng có sức hút trong thị trường tin học hóa tư liệu. Ở bình diện quốc gia, nó là di sản văn hóa dân tộc, là thước đo trình độ phát triển về mọi mặt của đất nước. Trong hoạt động thông tin thư viện, NT chính là đối tượng bổ sung, tổ chức kho, tuyên truyền cho người dùng tin và đưa ra sử dụng chúng ; Nó là vật trung gian giữa người dùng tin – sử dụng để thu nhận thông tin, tri thức và cán bộ thư viện – để bổ sung, xử lý thông tin ; Là đối tượng lưu giữ và bảo quản cơ sở vật chất – hạ tầng công nghệ thông tin (CSVC – HTCNTT) là mục đích phát triển và tồn tại của nó. NT càng phát triển thì CSVC – HTCNTT càng được đầu tư, tăng cường và mở rộng.  Cán bộ thư viện (CBTV) Người CBTV là linh hồn của CQTT/TV có vai trò cực kỳ quan trọng với nhiều nhiệm vụ phức tạp. Trong mối quan hệ với NT, CBTV là người lựa chọn, xử lý, sắp xếp và bảo quàn chúng theo một trật tự nhất định và giới thiệu phổ biến chúng với người dùng tin. Là người giữ vai trò mấu chốt trong việc tổ chức khai thác NT đạt hiệu quả cao. Trong mối quan hệ với CSVC – HTCNTT, là người tiến hành trang bị chuyên biệt cho tòa nhà, phòng ốc,… và luôn giữ cho chúng duy trì ở tình trạng tốt nhất có thể. Trong mối quan hệ với người dùng tin, CBTV là người trung gian giữa NT và người dùng tin, giữa người dùng tin và người dùng tin. Tuyên truyền, giới thiệu và phổ biến thông tin một cách hiệu quả, nghiên cứu nhu cầu và phân 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan