Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát các phát ngôn hỏi đáp từ góc độ giới tính trên cứ liệu vài tác phẩm văn...

Tài liệu Khảo sát các phát ngôn hỏi đáp từ góc độ giới tính trên cứ liệu vài tác phẩm văn học trước cách mạng

.PDF
129
1953
115

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------- NGUYỄN THỊ HIỀN KHẢO SÁT CÁC PHÁT NGÔN HỎI ĐÁP TỪ GÓC ĐỘ GIỚI TÍNH TRÊN CỨ LIỆU MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC TRƢỚC CÁCH MẠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Hà Nội-2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------- NGUYỄN THỊ HIỀN KHẢO SÁT CÁC PHÁT NGÔN HỎI ĐÁP TỪ GÓC ĐỘ GIỚI TÍNH TRÊN CỨ LIỆU MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC TRƢỚC CÁCH MẠNG Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học Mã số: 602201 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS.Nguyễn Văn Khang Hà Nội-2013 LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn chân thành tới GS.TS. Nguyễn Văn Khang, ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn và hết lòng giúp đỡ tác giả thực hiện luận văn này. Cũng nhân đây, tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và các đồng nghiệp tại Công ty Cổ phần Ứng dụng Công nghệ Truyền thông CTC đã tạo điều kiện giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tác giả luận văn muốn gửi lời cảm ơn tới toàn thể Gia đình đã ủng hộ, động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2013 Ngƣời thực hiện Nguyễn Thị Hiền MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 4 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 4 2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................................. 5 3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................... 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................... 6 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 7 6. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................................. 8 7. Kết cấu của luận văn .................................................................................................... 8 PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................................... 9 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................................... 9 1.1. Hội thoại và phát ngôn ngôn ngữ............................................................................9 1.1.1.Hội thoại.................................................................................................................. 9 1.1.2. Phát ngôn ngôn ngữ .............................................................................................. 9 1.2. Vấn đề hỏi – đáp.....................................................................................................12 1.2.1. Khái quát về câu hỏi ............................................................................................ 12 1.2.1.2. Đặc điểm về hình thức của câu hỏi ................................................................... 13 1.2.1.3. Đặc điểm về nội dung của câu hỏi .................................................................... 13 1.2.1.4. Phân chia câu hỏi và phương thức biểu hiện hành vi hỏi ................................ 14 1.2.2. Khái quát về câu trả lời ....................................................................................... 16 1.2.2.1. Trả lời trực tiếp ................................................................................................. 17 1.2.2.2. Trả lời gián tiếp................................................................................................. 17 1.3. Chiến lược giao tiếp................................................................................................18 1.4. Một số vấn đề về giới và giới trong ngôn ngữ........................................................18 1.4.1. Khái niệm về giới ................................................................................................. 18 1.4.2. Giới trong ngôn ngữ ............................................................................................. 19 Chƣơng 2: CHỦ ĐỀ VÀ CÁCH XƢNG HÔ TRONG CÁC PHÁT NGÔN HỎI – ĐÁP ĐỐI VỚI CẶP GIAO TIẾP VỢ CHỒNG QUA MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN TRƢỚC CÁCH MẠNG ............................................................................................................... 21 2.1. Chủ đề của các phát ngôn hỏi – đáp........................................................................21 1 2.1.1. Vợ chồng lao động bình dân ................................................................................ 21 2.1.2. Chồng là trí thức, vợ là lao động bình dân .......................................................... 23 2.1.3. Vợ chồng thành thị ............................................................................................... 24 2.1.4. Vợ chồng quan lại ................................................................................................ 25 2.2. Xƣng hô trong các phát ngôn hỏi – đáp..................................................................26 2.2.1. Vợ chồng lao động bình dân ................................................................................ 26 2.2.1.1. Xưng hô trống không ......................................................................................... 27 2.2.1.2. Xưng hô Mày – tao/ông ..................................................................................... 27 2.2.1.3. Xưng hô thân mật .............................................................................................. 30 2.2.2. Chồng là trí thức, vợ là lao động bình dân .......................................................... 31 2.2.2.1. Xưng hô trống không ......................................................................................... 32 2.2.2.2. Xưng hô mình – em/tôi, người ta....................................................................... 32 2.2.3. Vợ chồng thành thị ............................................................................................... 33 2.2.3.1. Xưng hô trống không ......................................................................................... 34 2.2.3.2. Xưng hô cậu/mợ - tôi ......................................................................................... 34 2.2.3.3. Xưng hô anh - em .............................................................................................. 35 2.2.4. Vợ chồng quan lại ................................................................................................ 35 2.2.4.1. Xưng hô trống không ......................................................................................... 36 2.2.4.2. Xưng hô cậu/mợ - tôi ......................................................................................... 36 2.2.4.3. Xưng hô ông/bà – tôi ......................................................................................... 37 2.2.4.4. Xưng hô mày – tao/ông ..................................................................................... 37 Tiểu kết chƣơng 2..........................................................................................................38 Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA CÁC PHÁT NGÔN HỎI – ĐÁP ĐỐI VỚI CẶP GIAO TIẾP VỢ CHỒNG QUA MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN TRƢỚC CÁCH MẠNG ............................................................................................................................ 40 3.1. Phát ngôn hỏi...........................................................................................................40 3.1.1. Vợ chồng lao động bình dân ................................................................................ 40 3.1.1.1. Câu hỏi đích thực .............................................................................................. 40 3.1.1.2. Câu hỏi không đích thực ................................................................................... 41 3.1.2. Chồng là trí thức, vợ là lao động bình dân .......................................................... 43 2 3.1.2.1. Câu hỏi đích thực .............................................................................................. 44 3.1.2.2. Câu hỏi không đích thực ................................................................................... 46 3.1.3. Vợ chồng thành thị ............................................................................................... 48 3.1.3.1. Câu hỏi đích thực .............................................................................................. 48 3.1.3.2. Câu hỏi không đích thực ................................................................................... 49 3.1.4. Vợ chồng quan lại ................................................................................................ 50 3.1.4.1. Câu hỏi đích thực .............................................................................................. 51 3.1.4.2. Câu hỏi không đích thực ................................................................................... 52 3.2. Phát ngôn đáp..........................................................................................................55 3.2.1. Vợ chồng lao động bình dân ................................................................................ 56 3.2.1.1. Trả lời trực tiếp ................................................................................................. 56 3.2.1.2. Trả lời gián tiếp................................................................................................. 57 3.2.2. Chồng là trí thức, vợ là lao động bình dân .......................................................... 59 3.2.2.1. Trả lời trực tiếp ................................................................................................. 59 3.2.2.2. Trả lời gián tiếp................................................................................................. 60 3.2.3. Vợ chồng thành thị ............................................................................................... 61 3.2.3.1. Trả lời trực tiếp ................................................................................................. 61 3.2.3.2. Trả lời gián tiếp................................................................................................. 62 3.2.4. Vợ chồng quan lại ................................................................................................ 63 3.2.4.1. Trả lời trực tiếp ................................................................................................. 64 3.2.4.2. Trả lời gián tiếp................................................................................................. 64 Tiểu kết chƣơng 3..........................................................................................................66 PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................................ 66 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hỏi – đáp là nhân tố không thể thiếu trong giao tiếp cho dù đó là các cuộc trò chuyện trực tiếp hàng ngày hay là các kết quả đƣợc thể hiện trên văn bản. Trong những năm gần đây, vấn đề này đƣợc quan tâm chú ý và đƣợc nghiên cứu trên nhiều bình diện, trong đó có đóng góp của các nhà ngôn ngữ học xã hội. Dù vậy vẫn còn nhiều câu hỏi và nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ xung quanh chủ điểm nghiên cứu này. Thông thƣờng các phát ngôn hỏi – đáp nói chung đƣợc đề cập chủ yếu trong giao tiếp hàng ngày, dƣới hình thức các cuộc thoại với những bối cảnh giao tiếp khác nhau mà ít thấy xuất hiện trong các tác phẩm văn học. Bên cạnh hỏi – đáp, vấn đề giới cũng là một trong những nội dung quan trọng và không thể thiếu của Ngôn ngữ học xã hội. Tuy nhiên vấn đề giới trong ngôn ngữ ở Việt Nam có lẽ vẫn cần sự đóng góp của nhiều công trình nghiên cứu hơn nữa. Bài Sự bộc lộ giới tính trong giao tiếp ngôn ngữ của tác giả Nguyễn Văn Khang [1998] có thể đƣợc coi là nghiên cứu đầu tiên trực tiếp bàn tới mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới tính. Từ đó đến nay cũng xuất hiện thêm một số luận án, luận văn và bài viết có giá trị liên quan tới vấn đề này nhƣng nhìn chung ngôn ngữ và giới tính vẫn còn là một vấn đề mở, cần sự đóng góp của nhiều nhà nghiên cứu. Đặc biệt, cho đến nay vẫn chƣa có nghiên cứu giá trị nào về ngôn ngữ giới tính trên cứ liệu là các cặp hỏi – đáp. Xuất phát từ tính cấp thiết của việc nghiên cứu các phát ngôn hỏi đáp từ góc độ giới tính nói chung và mong muốn đƣợc nghiên cứu vấn đề này từ các tác phẩm văn học nói riêng, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu này. Với tham vọng khảo sát các phát ngôn hỏi đáp trên nhiều cặp giao tiếp, xét từ góc độ giới tính, trong các tác phẩm văn học trƣớc Cách mạng để có đƣợc bức tranh tổng quan về việc sử dụng ngôn ngữ trong các phát ngôn hỏi - đáp từ góc độ giới tính ở giai đoạn này, chúng tôi đã lựa chọn tên đề tài là: Khảo sát các phát ngôn hỏi – đáp từ góc độ giới tính trên cứ liệu một số tác phẩm văn học trước Cách mạng. Tuy nhiên, 4 trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy các phát ngôn hỏi – đáp của nam và nữ xuất hiện dàn trải và không tiêu biểu nếu xét chung ở các cặp giao tiếp khác nhau (ví dụ: trong giao tiếp gia đình: bố mẹ với con cái – bố với con trai, bố với con gái, con cái với nhau – con trai với con gái, vợ chồng với nhau..., trong giao tiếp xã hội: bề trên với dân thƣờng – quan ông với dân thƣờng là nam, quan ông với dân thƣờng là nữ, quan ông với đầy tớ nam, quan ông với đầy tớ nữ...). Trong khi đó việc sử dụng các phát ngôn hỏi – đáp của cặp giao tiếp vợ - chồng khá nổi trội dƣới các tầng lớp xã hội khác nhau. Chính vì thế, chúng tôi quyết định đi sâu khảo sát các phát ngôn hỏi – đáp với cặp giao tiếp này. Chúng tôi cũng giới hạn phạm vi khảo sát hiện tƣợng ngôn ngữ này trong một số truyện ngắn giai đoạn trƣớc Cách mạng để có cái nhìn khách quan hơn với cùng một thể loại tác phẩm văn học. 2. Lịch sử vấn đề Vấn đề hỏi – đáp và vấn đề giới tính là đề tài của nhiều công trình nghiên cứu từ trƣớc tới nay đặc biệt là các công trình nghiên cứu về hành vi hỏi và về vấn đề giới tính. Trong nền ngôn ngữ học Việt Nam, nghiên cứu về câu hỏi cần phải kể đến các tác giả nhƣ: Cao Xuân Hạo, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân, Hoàng Lê, Lê Đông, Hồ Lê, Hoàng Trọng Phê, Trần Thị Thìn, Nguyễn Thị Quy, Nguyễn Đăng Sửu...Tác giả Lê Đông trong công trình nghiên cứu “Ngữ nghĩa, ngữ dụng của câu hỏi chính danh” [1996] đã chỉ rõ mối quan hệ giữa ngữ cảnh và câu hỏi, tiền đề và câu hỏi, tác giả đã phân tích cụ thể một số kiểu loại câu hỏi đặt trong ngữ cảnh thực. Năm 1991, trong công trình “Sơ thảo ngữ pháp chức năng” tác giả Cao Xuân Hạo đã phân tích hiệu lực ngôn trung của câu nghi vấn, từ đó thấy câu nghi vấn không chỉ đƣợc dùng để thể hiện hành vi hỏi. Vấn đề trả lời dƣờng nhƣ dành đƣợc sự quan tâm ít hơn của các nhà nghiên cứu. Cần phải kể đến một số tác giả nhƣ: Lê Đông trên tạp chí ngôn ngữ số 1 năm 1985 có bài viết: “Câu trả lời và câu đáp của câu hỏi”; tác giả Lê Anh Xuân với một số bài 5 đăng trên Tạp chí ngôn ngữ nhƣ “Các dạng trả lời gián tiếp cho câu hỏi chính danh” [TCNN số 4, 2000], “Trả lời dưới dạng câu nghi vấn gián tiếp thực hiện hành vi phủ định” [TCNN số 11, 2000], “Một cách trả lời gián tiếp cho câu hỏi chính danh: trả lời bằng sự im lặng” [TCNN số 5, 2006] và bài viết trên Ngôn ngữ và đời sống: “Câu trả lời gián tiếp: chối cãi và thanh minh [Ngôn ngữ và đời sống số 6, 1999] Về vấn đề giới tính trong ngôn ngữ cũng là tâm điểm chú ý của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc. Trong đó phải kể đến một số tác giả nhƣ: E.d.Sapir, O.Jersper, Allport, Shen Haibing, R.Lakoff, Coates, Jennife, Crawford, Mary, Eckert, Penelope, Goddard, Angela, Gray, J, Herbert, Robert K, Holmes, Janet...Ở Việt Nam, nghiên cứu vấn đề này có các tác giả nhƣ: Mai Huy Bích, Vũ Thị Thanh Hƣơng, Nguyễn Thanh Bình, Bùi Thị Minh Yến, Vũ Tiến Dũng, Trần Xuân Điệp, Nguyễn Thị Mai Hoa, Đỗ Thu Lan, Đỗ Kim Liên, Lê Hồng Linh, Nguyễn Lê Lƣơng, Bùi Ngọc Oanh, Trần Thị Quế, Lê Thị Quý, Nguyễn Thị Việt Thanh, Nguyễn Đức Thắng, Trần Thanh Vân, Lƣơng Văn Hy...Đặc biệt tác giả Nguyễn Văn Khang trong công trình nghiên cứu “Ngôn ngữ học xã hội những vấn đề cơ bản” [2003]. Tuy nhiên, xét riêng về vấn đề hỏi – đáp từ góc độ giới tính thì vẫn chƣa xuất hiện nhiều trong các công trình nghiên cứu. 3. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài này, luận văn nhằm mục đích tìm hiểu, phân tích việc sử dụng ngôn ngữ trong các phát ngôn hỏi – đáp trong giao tiếp của các cặp vợ chồng, xuất hiện trong các truyện ngắn trƣớc Cách mạng. Qua đó để thấy đƣợc, các cặp vợ chồng ở các tầng lớp xã hội khác nhau, họ sử dụng ngôn ngữ nhƣ thế nào qua các cặp hỏi – đáp đƣợc thể hiện trên tác phẩm văn học. Từ đó, luận văn muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu ngôn ngữ giới tính nói riêng và ngôn ngữ học xã hội nói chung. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi nhằm giải quyết ba nhiệm vụ cơ bản sau: 6 Thứ nhất là tổng hợp và khái quát một số vấn đề về lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu: vấn đề hội thoại, phát ngôn ngôn ngữ, vấn đề hỏi đáp, vấn đề giới trong ngôn ngữ. Thứ hai là khảo sát và phân tích chủ đề giao tiếp và xƣng hô trong giao tiếp của các cặp vợ chồng qua các phát ngôn hỏi - đáp trên một số truyện ngắn trƣớc Cách mạng. Từ đó thấy đƣợc các chủ đề chi phối cách giao tiếp của các cặp vợ chồng, cách thức xƣng hô giữa vợ và chồng, giữa các cặp vợ chồng thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Thứ ba là khảo sát và phân tích về đặc điểm ngôn ngữ biểu hiện cụ thể trong các phát ngôn hỏi và phát ngôn đáp trong giao tiếp của vợ, của chồng, của các cặp vợ chồng ở các tầng lớp khác nhau, qua một số truyện ngắn trƣớc Cách mạng. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng mà chúng tôi lựa chọn để nghiên cứu là các phát ngôn hỏi – đáp với cặp giao tiếp vợ - chồng trong tất cả các truyện ngắn của 4 tác giả: Nam cao, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam. Khi đó chúng tôi tìm đƣợc và khảo sát hiện tƣợng ngôn ngữ trên qua 28 truyện ngắn với 184 cặp hỏi đáp, cụ thể: Nam Cao - 16 truyện ngắn, đƣợc trích từ “Tuyển tập Nam Cao”, Nxb Văn học (2005) Nguyễn Công Hoan – 6 truyện ngắn, đƣợc trích từ “Nguyễn Công Hoan Truyện ngắn chọn lọc”, Nxb Văn học (2004) Vũ Trọng Phụng - 1 truyện ngắn, đƣợc trích từ “Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, tập II”, Nxb Văn học (2011) Thạch Lam - 5 truyện ngắn, đƣợc trích từ “Thạch Lam tuyển tập”, Nxb Văn học (2008) Sở dĩ chúng tôi chỉ chọn khảo sát trong phạm vi các truyện ngắn, không bao gồm truyện dài và tiểu thuyết...để có cái nhìn khách quan hơn trong cùng một thể loại tác phẩm văn học. Lí do chúng tôi lựa chọn các tác giả trên bởi Nam Cao, Nguyễn 7 Công Hoan, Vũ Trọng Phụng là những tác giả tiêu biểu cho dòng văn học hiện thực trƣớc Cách mạng. Đặc biệt, các tác giả này luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho những ngƣời nông dân nghèo khổ, các trí thức khốn cùng và cả những tầng lớp quan lại, bề trên của dân chúng. Riêng với tác giả Thạch Lam, cũng là một trong những cây bút trƣớc Cách mạng, có khuynh hƣớng đi gần với cuộc sống của những ngƣời bình dân, nghèo khổ. Tuy nhiên, ngòi bút của Thạch Lam không gay gắt nhƣ những Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng mà nó giản dị, nhẹ nhàng, giàu chất thơ. Chính vì thế, ta có thể bắt gặp hình ảnh những cặp vợ chồng trong các tác phẩm của ông có thể là vợ chồng lao động bình dân hay vợ chồng thành thị nhƣng họ sống rất đỗi tình cảm và thanh lịch. Về phạm vi nghiên cứu, chúng tôi chỉ giới hạn khảo sát ở các cặp thoại hỏi – đáp gồm hai lƣợt lời (song thoại). 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu phƣơng pháp phân tích miêu tả cùng với thủ pháp thống kê, phân tích, tổng hợp. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần: mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục. Cấu trúc của luận văn gồm 3 chƣơng: - Chƣơng 1: Cơ sở lí thuyết - Chƣơng 2: Chủ đề và cách xƣng hô trong các phát ngôn hỏi – đáp đối với cặp giao tiếp vợ chồng qua một số truyện ngắn trƣớc Cách mạng. - Chƣơng 3: Đặc điểm ngôn ngữ của các phát ngôn hỏi – đáp đối với cặp giao tiếp vợ chồng qua một số truyện ngắn trƣớc Cách mạng. 8 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Hội thoại và phát ngôn ngôn ngữ 1.1.1.Hội thoại Nhƣ chúng ta biết, giao tiếp bằng ngôn ngữ có nhiều hình thức: Giao tiếp một chiều (độc thoại), giao tiếp hai chiều hoặc nhiều hơn. Giao tiếp hai chiều là hoạt động cơ bản nhất, phổ biến nhất của con ngƣời. “Hội thoại là một trong những hoạt động ngôn ngữ thành lời giữa hai hoặc nhiều nhân vật trực tiếp, trong một ngữ cảnh nhất định mà giữa họ có sự tương tác qua lại về hành vi ngôn ngữ hay hành vi nhận thức nhằm đi đến một mục đích nhất định.” [23, tr. 18] Hội thoại là một hoạt động xã hội. Trong cuộc thoại khi hoạt động phản hồi nảy sinh, vai trò của hai ngƣời tham gia cuộc thoại đã thay đổi. Bên nghe trở thành bên nói và bên nói trở thành bên nghe. Hội thoại là một sự nỗ lực hợp tác giữa các bên tham gia, có thể có ba bên hoặc nhiều hơn thế. Tuy nhiên hội thoại gồm hai bên là quan trọng nhất. Trong khuôn khổ luận văn của mình, chúng tôi cũng chỉ đề cập đến hội thoại hai bên. Có rất nhiều yếu tố liên quan đến hội thoại. Theo Đỗ Hữu Châu, các cuộc thoại có thể khác nhau ở nhiều khía cạnh nhƣ: thời gian, không gian, nơi chốn, số lƣợng ngƣời tham gia, về cƣơng vị với tƣ cách ngƣời tham gia cuộc thoại, về tính chất cuộc thoại, về vị thế giao tiếp, về tính có đích hay không có đích, tính hình thức hay không hình thức, về ngữ điệu hay động tác kèm lời…Những yếu tố này không tách rời nhau mà liên kết nhau, tạo thành một khối lƣợng thống nhất hữu quan trong hội thoại, chi phối và điều hòa cuộc thoại để đạt đến đích cuối cùng của mỗi bên giao tiếp theo những quy tắc nhất định. [4, tr. 72] 1.1.2. Hành động ngôn ngữ Cũng nhƣ mọi hệ thống xã hội khác, hệ thống ngôn ngữ đƣợc sinh ra để thực hiện chức năng hƣớng ngoại – chức năng làm công cụ giao tiếp. Khi ngôn ngữ đƣợc sử 9 dụng để giao tiếp thì ngƣời ta nói ngôn ngữ đang hành chức, hay ngôn ngữ hành chức khi con ngƣời nói năng bằng một ngôn ngữ nhất định. Vậy nói năng là một dạng hành động đặc biệt của con ngƣời – hành động bằng ngôn ngữ [22, tr.68]. Hành động ngôn ngữ đƣợc hiểu: Trong hội thoại “vai nói có thể dùng ngôn ngữ để miêu tả một hiện tƣợng: a) Bầu trời hôm nay rất đẹp; để thuật lại một sự việc: b) Hôm nay tôi gặp một người lạ mặt, người đó cứ nhìn tôi với vẻ gì đó mà tôi rất khó tả; để khẳng định: c) Điều đó đúng; để bày tỏ một sự nghi vấn: d) Bạn đang làm gì?; để đƣa ra một yêu cầu: đ) Anh hãy ra ngoài một lát; để khuyên nhủ: e) Anh nên bỏ thuốc; để đe dọa: g) Mày thì liệu hồn; để khen ngợi: h) Em ngoan quá!...[22, tr.69]. Ta gọi các hành động trong các ví dụ a,b,c,d,đ,e,g là những bộ phận nằm trong hoạt động giao tiếp nói chung – hành động ngôn ngữ. Theo J.L. Austin, có ba loại hành động ngôn ngữ: a. Hành động tạo lời: Là hành động sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ nhƣ ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu...để tạo thành những phát ngôn hay những văn bản có thể hiểu đƣợc. b. Hành động mượn lời: Là hành động mƣợn phƣơng tiện ngôn ngữ hay nói cách khác là mƣợn các phát ngôn để gây ra sự tác động hay hiệu quả ngoài ngôn ngữ đối với ngƣời nghe. Hiệu quả này không đồng nhất ở những ngƣời nghe khác nhau. c. Hành động ở lời (hành động ngôn trung, hành động trong lời): Là hành động ngƣời nói thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả của chúng gây ra những tác động trực tiếp thuộc về ngôn ngữ, gây phản ứng với ngƣời nghe. Đối tƣợng chúng tôi khảo sát là các phát ngôn hỏi – đáp (thuộc hành động ở lời), vì thế trong phần này chúng tôi đi sâu vào nhóm hành động ở lời. Tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Điều kiện sử dụng hành vi ở lời là những điều kiện mà một hành vi ở lời phải đáp ứng để nó có thể diễn ra thích hợp với ngữ cảnh của sự phát ngôn ra nó” [3, tr.111]. 10 J.R. Searle chỉ ra 4 điều kiện cụ thể sau: điều kiện nội dung mệnh đề, điều kiện chuẩn bị, điều kiện chân thành, điều kiện căn bản. Tiêu chí nhận diện và phân loại hành động ở lời: Để nhận diện hành động ở lời, có thể căn cứ vào các tiêu chí sau: - Đích ở lời - Cấu trúc hình tƣợng, bao gồm: Các kiểu kết cấu, những từ ngữ chuyên dùng cho biểu thức ngữ vi, ngữ điệu, động từ ngữ vi - Nội dung mệnh đề - Theo cách thể hiện lực ngôn trung Phân loại hành động ở lời: Để phân loại hành động ở lời, Austin đƣa ra 5 phạm trù: (1) Phán xử, (2) Hành xử, (3) Cam kết, (4) Biểu cảm, (5) Tuyên bố. 1.1.3. Phát ngôn ngôn ngữ Theo tác giả Hoàng Trọng Phiến: “Nếu xét ở góc độ nhận thức và sử dụng thì, phát ngôn là phạm trù ngữ pháp – lôgic. Ở phát ngôn có các nhân tố của tư duy, tức là có cơ cấu của phán đoán logic gồm thành phần hư thể, thành phần vị thể, thành phần xác định và có các nhân tố ngữ pháp. Nói đến phát ngôn là nói cú pháp và tư duy thống nhất nhưng không đồng nhất” “Nếu xét ở góc độ cấp độ hệ thống cấu trúc thì câu là cái trừu tượng còn phát ngôn là cái cụ thể, câu là bất biến thể phát ngôn là biến thể, các phát ngôn làm chức năng hiện thực hóa các mô hình cú pháp của câu, đồng thời là phương thức tồn tại của mô hình đó...Đến lượt mình, câu vừa thuộc bình diện ngôn ngữ vừa thuộc bình diện lời nói, còn phát ngôn là thuộc vào bình diện lời nói” [44, tr. 199] Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, “Phát ngôn chính là các thông điệp hình thành trên cấu trúc của câu nhưng phải là kết quả của tất cả những quy tắc, những tác động vừa miêu tả” [44, tr. 200] 11 Theo tác giả Diệp Quang Ban, “Nhìn chung, phát ngôn được hiểu là một hành động giao tiếp, một đơn vị thông báo mà người nghe có thể tiếp nhận được trong điều kiện giao tiếp bằng ngôn ngữ nhất định. Nói một cách thô thiển, phát ngôn là cái biểu hiện cụ thể trong từng lúc của câu. Có thể hình dung một câu do nhiều người nói ra, hoặc do một người nói ra trong những lúc khác nhau. Mỗi lần nói ra tương đương với câu ta có được phát ngôn. Như vậy, một mặt câu là kết quả của quá trình phân tích vô vàn phát ngôn và rút ra được từ chúng, mặt khác câu là cơ sở để theo đó mà tạo ra những phát ngôn khác nhau” [44, tr. 201]. Theo tác giả Trần Ngọc Thêm, “Một cách đầy đủ, phát ngôn có thể định nghĩa như sau: Phát ngôn là một bộ phận của đoạn văn, với một cấu trúc và nội dung nhất định nào đó (đầy đủ hoặc không đầy đủ) được tách ra một cách hoàn chỉnh về hình thức, ở dạng viết, nó bắt đầu bằng chữ cái hoa và kết thúc bằng dấu ngắt phát ngôn; ở dạng nói, nó có những kiểu ngữ điệu nhất định và kết thúc bằng quãng ngắt hơi; về mặt khối lượng, nó có thể được tận cùng bằng ngữ khí từ. Theo tác giả, khi phân đoạn, đoạn văn sẽ được chia hết thành các phát ngôn, không có phần dư” [44, tr. 201]. Để tiện cho việc khảo sát, trong luận văn của mình, chúng tôi quy ƣớc 1 phát ngôn hỏi tƣơng ứng với 1 câu hỏi, 1 phát ngôn đáp tƣơng ứng với 1 câu trả lời. 1.2. Vấn đề hỏi – đáp 1.2.1. Khái quát về câu hỏi Hỏi là một hiện tƣợng có tính chất phổ quát trong đời sống, giao tiếp ngôn ngữ của con ngƣời. Đây là một đối tƣợng có tính chất phức tạp, đa diện nhƣng khá thú vị bởi không chỉ đơn thuần hỏi chỉ để biểu thị “điều chƣa biết” “cái không rõ”, thông qua hành vi hỏi còn thể hiện cả một truyền thống văn hóa, tâm lí, phong tục tập quán…những cách hỏi khác nhau sẽ để lại những dấu ấn văn hóa khác nhau. Qua hành vi hỏi, chúng ta có thể lí giải, đánh giá đƣợc ngôn ngữ của ngƣời tham gia giao tiếp nói chung và nhân vật trong tác phẩm văn học nói riêng. Có lẽ vì thế, dạng thức câu hỏi thu 12 hút đƣợc sự quan tâm chú ý của nhiều nhà ngôn ngữ, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều quan điểm, nhiều cách đánh giá, nhận diện, phân loại khác nhau về câu hỏi. Chúng tôi sử dụng thuật ngữ “câu hỏi” theo cách gọi truyền thống. Nó trƣớc hết dùng để hỏi những điều chƣa biết, vì thế nghiên cứu câu hỏi thì cũng có nghĩa là đề cập đến vai trò nhận thức của con ngƣời, đây là một quá trình phức tạp. Bất cứ ngôn ngữ nào cũng có câu hỏi, và mục đích chính là dùng để hỏi. Nhƣng câu hỏi không chỉ yêu câu trả lời mà trong giao tiếp ngôn ngữ câu hỏi còn để thể hiện một lời chào, sự mỉa mai, trách móc, khẳng định, phủ định hoặc có thể hỏi để khuyên nhủ, hỏi để lảng tránh câu trả lời, hỏi để gây nên một trạng thái cảm xúc nào đó… 1.2.1.2. Đặc điểm về hình thức của câu hỏi Theo Bách khoa thƣ ngôn ngữ học do William Bright chủ biên (1992) thì câu hỏi trong các ngôn ngữ thƣờng có đặc trƣng hình thức phổ biến là: - Ngữ điệu lên giọng ở cuối câu với câu hỏi có – không. - Các từ nghi vấn đứng ở vị trí đầu câu hoặc đứng ở vị trí trƣớc động từ. - Đảo vị trí của động từ làm vị ngữ đứng sau chủ ngữ trong câu tƣờng thuật lên trƣớc chủ ngữ trong câu hỏi. Việc đảo trật tự này chỉ xảy ra trong các ngôn ngữ có hiện tƣợng đảo trật tự từ trong các câu hỏi đặc biệt mà trong các câu hỏi ấy có từ nghi vấn đứng ở đầu câu. 1.2.1.3. Đặc điểm về nội dung của câu hỏi Theo Bách khoa thƣ ngôn ngữ học do William Bright chủ biên thì câu hỏi là một loại câu có cấu trúc phổ quát, và có ít nhất một chức năng phổ quát là nhằm cung cấp một lƣợng thông tin nào đó. Xét về mặt ngữ nghĩa câu hỏi khác câu tƣờng thuật đó là chúng không thể là chân thực hay không chân thực, là hành động ngôn ngữ câu hỏi giống với câu mệnh lệnh là chúng cần phải có phản ứng đáp lại nào đó. Ngoài yêu cầu cung cấp lƣợng thông tin, câu hỏi có thể có một số chức năng khác nữa, câu hỏi có thể dùng nhƣ những yêu cầu gián tiếp mà không cần câu trả lời bằng ngôn từ. 13 Ở Việt Nam, câu hỏi thƣờng đƣợc nhận diện theo mục đích nói. Tác giả Nguyễn Kim Thản cho rằng: “Câu nghi vấn nhằm mục đích nêu lên sự hoài nghi của người nói và nói chung đòi hỏi người nghe tường thuật về đối tượng hay đặc trưng của đối tượng” [44, tr. 34]. Tác giả Hoàng Trọng Phiến thì định nghĩa: “Câu hỏi là một thể câu thuộc phạm trù phân chia câu theo thực tại hóa. Nếu như câu kể là thuộc phạm trù câu hiện thực thì câu hỏi thuộc phạm trù câu khả năng. Bởi lẽ các sự kiện làm biểu vật cho câu là khả năng hoặc phi hiện thực.” “Cho dù ở dưới dạng nào, trong nội dung câu hỏi đều làm nổi rõ một “cái không rõ” mà câu trả lời cần hướng đến”. Tác giả còn đưa ra một loại câu hỏi khác mà nội dung các câu hỏi đó không cần trả lời trong hoạt động giao tiếp, “hỏi nhằm đạt đến sự đồng tình của người nghe, người đọc, loại câu hỏi như vậy thường gọi là câu hỏi tu từ”. [44, tr. 35] Nhƣ vậy đặc điểm nhận diện về nội dung của câu hỏi bao giờ cũng biểu thị “điều chƣa biết” hoặc “cái không rõ”, để ngƣời nghe đáp lại “điều chƣa biết, cái không rõ” ấy. 1.2.1.4. Phân chia câu hỏi và phương thức biểu hiện hành vi hỏi Có nhiều quan điểm khác nhau về việc phân chia các loại câu hỏi. Theo hai tác giả Ange la Downing và Philip locke thì câu hỏi là câu có cấu trúc nghi vấn gồm 3 loại: Câu nghi vấn phân cực, câu nghi vấn không phân cực và câu nghi vấn lựa chọn. Tác giả Diệp Quang Ban lại cho rằng: Câu nghi vấn đƣợc dùng để nêu lên điều chƣa biết, hoặc còn hoài nghi và chờ đợi sự trả lời, giải thích của ngƣời tiếp nhận câu đó và đƣợc chia làm 4 loại: Câu nghi vấn có đại từ nghi vấn, câu nghi vấn có kết từ “hay” và nghi vấn có phụ từ nghi vấn, câu nghi vấn có tiểu từ chuyên dụng, câu nghi vấn dùng ngữ điệu. Tác giả Cao Xuân Hạo lại chia câu hỏi thành hai loại lớn: câu hỏi chính danh và câu hỏi có giá trị ngôn trung khác: câu hỏi có giá trị cầu khiến, câu hỏi có giá trị khẳng định, câu hỏi có giá trị phủ định, câu hỏi phỏng đoán hay ngờ vực hay ngần ngại, câu hỏi có giá trị cảm thán. 14 Trong luận văn này chúng tôi chọn cách phân loại của tác giả Nguyễn Đăng Sửu. Câu hỏi đƣợc chia thành hai loại lớn: Câu hỏi đích thực và câu hỏi không đích thực. Trong mỗi loại này tác giả lại chia thành 3 loại: Câu hỏi có – không, câu hỏi lựa chọn và câu hỏi có từ nghi vấn [31, tr. 21]. Cụ thể nhƣ sau: a. Câu hỏi đích thực: “là những câu hỏi yêu cầu người nghe trả lời, cung cấp lượng thông tin còn khuyết thiếu hoặc còn chưa rõ theo mục đích của người phát ngôn” Tác giả Nguyễn Đăng Sửu cũng đƣa ra các mô hình câu hỏi cụ thể (trong sự đối chiếu với câu hỏi trong tiếng Anh). b. Câu hỏi không đích thực: “là loại câu hỏi không liên quan đến câu trả lời, nó được dùng như một phương tiện truyền cảm, hỏi để thực hiện những mục đích khác nhau của người phát ngôn”. Đây là loại câu hỏi dùng với mục đích khác nhau trong giao tiếp, và trong tƣ duy hết sức đa dạng. Trong thực tế tiếng Việt, chúng ta có thể gặp nhiều trƣờng hợp hỏi để mà hỏi, hỏi cho có chuyện, hỏi để chào, để ca thán, cầu khiến, khẳng định, phủ định…Nhƣ vậy, việc hỏi và đáp không phải là đặc trƣng tất yêu của câu hỏi. Tác giả Nguyễn Đăng Sửu cho rằng: “Bản chất của câu hỏi là sự diễn đạt những điều còn băn khoăn, chưa rõ, những tâm sự, những ước muốn hoặc những nhận xét… của người nói dưới dạng thức nghi vấn trong giao tiếp hàng ngày.” Đối với câu hỏi không đích thực, chúng ta cần phải chú ý tới các yếu tố nhƣ: các nguyên tắc hội thoại, phép lịch sự…Tác giả Nguyễn Đăng Sửu đã chỉ ra “điều kiện sử dụng câu hỏi không đích thực”. Cụ thể nhƣ sau: Trong giao tiếp ngôn ngữ, ta có thể gặp trƣờng hợp cần phải lựa chọn các câu hỏi “đồng nghĩa”: một câu hỏi không đích thực tƣơng đƣơng với một câu hỏi không đích thực. Tính đa dạng ở mặt biểu hiện của ngôn ngữ (cấu trúc ngữ pháp, hình thức), năng lực ngôn ngữ của đối tƣợng sử dụng (vai giao tiếp – ngƣời nói/ ngƣời nghe) và sự 15 vận dụng ngôn ngữ (mục đích giao tiếp) là những nhân tố chi phối cách hiểu nội dung hỏi trong các câu hỏi đồng nghĩa. Thí dụ trong hai câu nói: Có ai ngồi đây chƣa? (a) Tôi có thể ngồi đây đƣợc không? (b) Khi nói câu (a) ngƣời nói dùng khuôn hỏi “đã…chƣa?” và tin chắc ngƣời nghe trả lời chƣa, còn khi nói câu (b) dùng kiểu câu hỏi với hi vọng nhận đƣợc lời đáp có thể đƣợc, nghĩa là hiệu lực ở lời (đề nghị) sẽ đƣợc thực hiện. Nhƣ vậy từ những phân tích tƣơng tự nhƣ trên tác giả đã đƣa ra những điều kiện sử dụng đối với câu hỏi không đích thực trong tiếng Anh và tiếng Việt. Một mặt, hành động lời nói phải tuân thủ các qui tắc phổ quát của hành động xã hội và những qui tắc riêng phù hợp với đặc điểm của bản thân ngôn ngữ. Nhƣng mặt khác, vấn đề đặt ra là: tại sao một câu hỏi lại đƣợc dùng với mục đích sai khiến, trần thuật hay cảm thán (theo cách phân loại truyền thống trong các sách dạy tiếng), mà không dùng để hỏi và làm thế nào để nhận biết đƣợc mục đích đó ở câu hỏi? 1.2.2. Khái quát về câu trả lời Theo “Từ điển Tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên năm 1998, “Trả lời” tức là nói cho ngƣời khác biết điều ngƣời ấy hỏi hoặc yêu cầu. Hỏi – trả lời luôn là một cặp hội thoại tƣơng tác. Trƣớc mỗi câu hỏi có thể có nhiều câu trả lời. Tuy nhiên “các câu trả lời đó đều thuộc một trong hai phƣơng thức cơ bản của hành vi trả lời là trả lời trực tiếp và trả lời gián tiếp”. [43, tr. 23]. Trả lời trực tiếp là trả lời một cách hiển ngôn, đáp ứng trực tiếp vào điểm hỏi. Trả lời gián tiếp là trả lời một cách hàm ngôn, ngƣời nghe phải thông qua suy diễn ngữ nghĩa mới rút ra đƣợc thông tin mà ngƣời nói muốn truyền đạt. Điều mà ngƣời hỏi mong muốn là câu trả lời trực tiếp. Khi đó những thông tin mà họ chờ đợi đƣợc đáp ứng một cách cụ thể. Nhƣng về phía ngƣời trả lời không phải lúc nào họ cũng trả lời một cách trực tiếp mà có thể trả lời theo kiểu gián tiếp, bóng gió, lửng lơ hoặc cũng có thể láng tránh…Chính điều này làm cho cuộc thoại trở nên 16 hấp dẫn hơn. “Những câu trả lời không trực tiếp như vậy luôn gắn với những hành vi ngôn ngữ gián tiếp, chuyển tải một thông tin ngầm, ẩn chứa đằng sau câu chữ cụ thể.” [43, tr. 20] Lý thuyết hội thoại cũng chỉ ra rằng mỗi hành vi ngôn ngữ đều có đích của nó. Với các hành vi trả lời (nói chung) cũng vậy. Xét một cách tổng quát, hành vi trả lời đƣợc thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu của hành vi hỏi. “Tuy nhiên trong từng trường hợp cụ thể, hành vi trả lời nói chung và nhất là các câu trả lời gián tiếp nói riêng, có thể chỉ đáp ứng một trong các yếu tố của câu hỏi như: điều tiền giả định, điều hỏi, người hỏi, cách thức hỏi hoặc đối tượng dược nhắc đến trong câu hỏi…Có khi nghĩa tình thái trong câu hỏi cũng là đích của hành vi trả lời” [43, tr.21] 1.2.2.1. Trả lời trực tiếp Nhƣ trên đã nói: trả lời trực tiếp là trả lời một cách hiển ngôn, đáp ứng trực tiếp vào điểm hỏi. Khi nghe câu trả lời, ngƣời hỏi có thể hiểu và thỏa mãn đƣợc yêu cầu hỏi của mình. Đây thƣờng là đích hƣớng tới của ngƣời hỏi. 1.2.2.2. Trả lời gián tiếp Là loại câu trả lời mang tính chất hàm ngôn, không trực tiếp. Ngƣời hỏi có thể nhận đƣợc những thông tin gián tiếp liên quan đến câu hỏi để từ đó có thể suy diễn, hiểu đƣợc những điều mình muốn biết. Một số biểu hiện của trả lời gián tiếp: a.Phủ định lại điều đƣợc hỏi Đôi khi ngƣời hỏi đƣa ra tiền giả định và hỏi về những điều liên quan. Trong một số trƣờng hợp ngƣời trả lời phủ định lại những tiền giả định đó. b. Lảng tránh câu trả lời Có thể vì một lí do nào đó nhƣ một vấn đề tế nhị, khó nói, ngƣời trả lời chọn cách lảng tránh. Họ có thể đáp lại bằng những câu trả lời mang ý khác, cũng có thể không trả lời. c. Trả lời bằng câu hỏi lại Ngƣời đƣợc hỏi có thể hỏi lại thay vì trả lời trực tiếp câu hỏi ngƣời hỏi đặt ra. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan