Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát cách dùng từ ngữ của thanh thiếu niên trên vài chương trình truyền hình...

Tài liệu Khảo sát cách dùng từ ngữ của thanh thiếu niên trên vài chương trình truyền hình itv, vtv6, yan từ 2010 đến 2012

.PDF
105
1793
140

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ VŨ THỊ NGỌC MINH KHẢO SÁT CÁCH DÙNG TỪ NGỮ CỦA THANH THIẾU NIÊN TRÊN MỘT SỐ CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH ITV, VTV6, YAN TỪ 2010-2012 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ VŨ THỊ NGỌC MINH KHẢO SÁT CÁCH DÙNG TỪ NGỮ CỦA THANH THIẾU NIÊN TRÊN MỘT SỐ CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH ITV, VTV6, YAN TỪ 2010-2012 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Chuyên ngành: Ngôn Ngữ Học Mã số : 60220240 Ngƣời Hƣớng Dẫn: PGS.TS Trịnh Cẩm Lan Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan công triǹ h này là của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn đề u trung thƣ̣ c, có nguồn gốc rõ ràng . Nhƣ̃ng số liê ̣u , dẫn chƣ́ng trong luâ ̣n văn đảm bảo đô ̣ tin câ ̣y, chính xác. Tác giả luận văn Vũ Thị Ngọc Minh LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngôn ngữ học, Trƣờng ĐHKHXH &NV, Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i đã tận tình chỉ bảo, dạy dỗ tôi trong suốt quá trình học tập ở đây. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giáo viên hƣớng dẫn là PGS.TS Trịnh Cẩm Lan, ngƣời đã hƣớng dẫn tôi tận tình, luôn quan tâm, động viên tôi, đƣa ra cho tôi những ý kiến đóng góp xác đáng trong suốt quá trình làm luận văn. Sau cùng, tôi xin gƣ̉i lời cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn để bảo vê ̣ trƣớc hội đồng khoa học. Tôi xin bày tỏ lòng thành kính tri ân tới tấ t cả các thầ y cô , gia đình và bạn bè vì tất cả sự quan tâm và hỗ trợ đó. Trong quá trin ̀ h thƣ̣c hiê ̣n luâ ̣n văn , chắ c chắ n sẽ còn nhƣ̃ng thiế u sót , rấ t mong nhâ ̣n đƣơ ̣c nhƣ̃ng ý kiế n đóng góp của thầ y, cô và các ba ̣n. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 01 năm 2015 Tác giả luận văn Vũ Thị Ngọc Minh MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 3 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 5 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 5 4. Nguồn tƣ liệu của luận văn......................................................................... 6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 6 6. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 6 7. Bố cục của luận văn..................................................................................... 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................... 8 1.1. Khái niệm từ, ngữ và một số bình diện của từ ...................................... 9 1.1.1. Khái niệm từ, ngữ .................................................................................. 9 1.1.2. Một số bình diện của từ ....................................................................... 12 1.2. Tính cộng đồng và tính thời đại của ngôn ngữ.................................... 19 1.2.1. Tính cộng đồng..................................................................................... 19 1.2.2. Tính thời đại ......................................................................................... 20 1.3. Một số vấn đề về chuẩn ngôn ngữ ........................................................ 21 1.4. Tổng quan về các kênh truyền hình ITV, VTV6, YAN ...................... 22 1.4.1. Kênh truyền hình ITV .......................................................................... 22 1.4.2. Kênh truyền hình VTV6 ....................................................................... 24 1.4.3. Kênh truyền hình YAN ........................................................................ 27 1.5. Tiểu kết .................................................................................................... 29 CHƢƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG TỪ NGỮ TIẾNG VIỆT CỦA THANH THIẾU NIÊN ................................................................................. 30 2.0. Dẫn nhập ................................................................................................ 30 2.1. Một số hiện tƣợng biến đổi hình thức ngữ âm của từ ........................ 30 2.1.1. Biến đổi vỏ ngữ âm của từ ................................................................... 30 2.1.2. Hiện tượng nói lái ................................................................................ 42 2.2. Hiện tƣợng mở rộng nghĩa hoặc phạm vi sử dụng của những từ ngữ cũ44 1 2.2.1. Hiện tượng mở rộng nghĩa .................................................................. 44 2.2.2. Hiện tượng mở rộng phạm vi sử dụng ................................................ 46 2.3. Hiện tƣợng chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ ........................................ 46 2.4. Hiện tƣợng tạo những từ ngữ mới ........................................................ 48 2.4.1. Ghép hai yếu tố của hai từ cũ tạo thành từ mới ................................. 48 2.4.2. Tạo những tổ hợp từ mới với hình thức mới bằng cách chêm xen một vài yếu tố vào các từ cũ nhưng giữ nguyên nghĩa........................................ 49 2.4.3. Tạo từ, tổ hợp từ trên cơ sở lợi dụng đồng âm ................................... 49 2.4.4. Tạo những từ ngữ mới hoàn toàn ....................................................... 50 2.5. Tiểu kết .................................................................................................... 53 CHƢƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG TỪ NGỮ NƢỚC NGOÀI CỦA THANH THIẾU NIÊN ................................................................................. 54 3.0. Dẫn nhập ................................................................................................. 54 3.1. Tiếp xúc ngôn ngữ và vay mƣợn từ vựng ............................................ 54 3.1.1. Tiếp xúc ngôn ngữ ............................................................................... 54 3.1.2. Vay mượn từ vựng................................................................................ 55 3.2. Đặc điểm hình thức từ ngữ nƣớc ngoài của thanh thiếu niên ........... 59 3.3. Tạo tổ hợp mới bằng việc ghép yếu tố tiếng nƣớc ngoài với tiếng Việt......65 3.4. Đặc điểm ngữ nghĩa từ ngữ nƣớc ngoài của thanh thiếu niên ........... 67 3.4.1. Giữ nguyên nghĩa của từ ngữ nước ngoài ......................................... 67 3.4.2. Biến đổi nghĩa của từ ngữ nước ngoài ............................................... 67 3.4.3. Trường ngữ nghĩa của từ ngữ nước ngoài......................................... 69 3.5. Nguyên nhân và ảnh hƣởng của việc sử dụng tiếng Anh xen lẫn với tiếng Việt ........................................................................................................ 72 3.5.1 Nguyên nhân của việc sử dụng tiếng Anh xen lẫn với tiếng Việt ...... 72 3.5.2 Ảnh hưởng của việc sử dụng tiếng Anh chen lẫn với tiếng Việt ........ 73 3.6. Tiểu kết .................................................................................................... 74 KẾT LUẬN .................................................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 77 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phƣơng tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của con ngƣời. Trong giao tiếp diễn ra sự trao đổi thông tin, trao đổi nhận thức, tƣ tƣởng tình cảm và bày tỏ mối quan hệ, ứng sử, thái độ của con ngƣời với con ngƣời. Ngôn ngữ đồng thời cũng là phƣơng tiện phát triển tƣ duy, truyền đạt truyền thống văn hóa và lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác. Khi tiến hành giao tiếp con ngƣời dùng ngôn ngữ để thể hiện tƣ tƣởng, tình cảm của mình. Ngôn ngữ luôn có sự kế thừa và phát triển, trong đó có những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Ở nhân tố khách quan là các điều kiện về kinh tế, văn hóa, chính trị… của xã hội và sự đối lập, mâu thuẫn giữa các yếu tố trong ngôn ngữ. Còn ở nhân tố chủ quan chính là chính sách ngôn ngữ. Hai nhân tố này luôn tác động, chi phối lẫn nhau trong mối quan hệ biện chứng. Việc tìm hiểu quy luật phát triển của xã hội nói chung và của ngôn ngữ nói riêng sẽ giúp chúng ta đƣa ra đƣợc những chính sách ngôn ngữ đúng đắn, là một việc làm cần thiết cho sự phát triển của ngôn ngữ. Sự phát triển của ngôn ngữ luôn luôn có hai mặt, mặt tích cực là làm cho ngôn ngữ ngày càng giàu đẹp, phong phú về cách thức thể hiện các loại hình phát triển giao tiếp khác nhau nhƣng trái lại nếu sự phát triển ấy không đƣợc định hƣớng ở mức độ thích hợp thì nó có thể làm cho ngôn ngữ trở nên đa tạp, méo mó. Sự xuất hiện rất nhiều các từ mới, cụm từ mới trong giao tiếp hàng ngày thời gian gần đây làm cho ngôn ngữ ngày càng sinh động nhƣng nếu không đƣợc định hƣớng thì nó có thể làm cho ngôn ngữ bị rơi vào tình trạng hỗn loạn. Vì vậy việc tìm hiểu sự phát triển đó, đặc biệt là cách sử dụng từ ngữ của giới trẻ hiện nay là việc làm cần thiết và là mục đích của luận văn này. Cùng với xu hƣớng hiện nay của thế giới là xu hƣớng tri thức hóa thông tin trong mọi lĩnh vực, ngôn ngữ cũng không tách biệt khỏi xu hƣớng này. Sự bùng nổ thông tin cùng với sự xuất hiện của internet, điện thoại, một lớp ngôn 3 ngữ mới ra đời. Nhịp sống càng gấp gáp, các phƣơng tiện hiện đại càng gần gũi với các phƣơng tiện sinh hoạt đời thƣờng, thì những ngôn từ thuộc lớp ngôn ngữ mạng, ngôn ngữ của giới trẻ càng có nhiều cơ hội phát sinh, phát triển và xâm nhập vào cuộc sống hàng ngày. Ngôn ngữ này với những đặc điểm riêng, ƣu điểm cũng nhƣ nhƣợc điểm, có ảnh hƣởng tới sự phát triển chung của ngôn ngữ trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực giao tiếp thƣờng ngày. Dòng thông tin ồ ạt tràn vào Việt Nam ngày càng lớn và giới trẻ là tầng lớp tiếp thu, thích ứng nhanh nhạy nhất. Đối tƣợng sử dụng chủ yếu là giới trẻ thuộc thế hệ sinh những năm 1980, 1990 và 2000 (còn đƣợc gọi là thế hệ 8X, 9X, 10X). Họ học tập, sáng tạo, áp dụng và tạo ra cái riêng để thể hiện mình. Hiện nay kiểu sử dụng ngôn ngữ lệch chuẩn xuất hiện rộng khắp ở hầu hết các trang mạng xã hội, chƣơng trình truyền hình, diễn đàn và nhất là ở các cuộc tán gẫu qua mạng hay tin nhắn điện thoại… Thứ ngôn ngữ ấy đang đƣợc sử dụng ngày càng rầm rộ trong giao tiếp, nó xa lạ với tiếng phổ thông, không giống một ngôn ngữ nào bao gồm những từ ngữ lạ tai xen lẫn ngoại ngữ và biến tƣớng một cách đầy bất ngờ. Sự xâm nhập này kéo theo nhiều tác động, kể cả tích cực và tiêu cực. Vì vậy, tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của giới trẻ nói chung và ngôn ngữ của giới trẻ trên các kênh truyền hình có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu đặc điểm cũng nhƣ những tác động của lớp ngôn ngữ này tới sự phát triển của Tiếng Việt, trong việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt cũng có nghĩa là giữ gìn cho tiếng mẹ đẻ của chúng ta luôn phát triển lành mạnh, vừa phát huy đƣợc bản sắc tinh tế của ngôn ngữ dân tộc, vừa du nhập đƣợc những khái niệm mới cần thiết cho cuộc sống hôm nay trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Dựa trên những tài liệu thu thập đƣợc qua khảo sát về việc sử dụng từ ngữ một nhóm xã hội tiêu biểu là tầng lớp thanh thiếu niên qua một số chƣơng trình truyền hình, tác giả luận văn nhận thấy rằng nhu cầu, sự sáng tạo của 4 tầng lớp này hiện nay là rất phong phú và sinh động. Đây là nhóm ngƣời có khả năng nhanh nhậy trong việc tiếp thu những tri thức mới, cho dù đó là tốt hoặc chƣa tốt, đã đƣợc khẳng định hay còn đang trong quá trình sàng lọc… Vì thế nếu không có những định hƣớng đúng , giúp thanh thiếu niên có khả năng sử dụng tốt tiếng Việt thì rất có thể đất nƣớc ta sẽ có một thế hệ con ngƣời mới thiếu chuẩn mực trong sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt tƣ tƣởng, tình cảm của mình trong giao tiếp. Với những lí do trên, tôi đã tiến hành khảo sát về cách sử dụng từ ngữ của một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay thông qua chƣơng trình của một số kênh truyền hình dành cho giới trẻ nhƣ ITV, VTV6, YAN qua đề tài của luận văn: “Khảo sát cách dùng từ ngữ của thanh thiếu niên trên một số chương trình truyền hình ITV, VTV6, YAN từ năm 2010 - 2012”. Việc khảo sát này nhằm mục đích tìm thấy cái nhìn chính xác, cụ thể về loại hình ngôn ngữ này trong cố gắng hƣớng tới góc nhìn khách quan nhất, phân tích, so sánh chỉ ra những mặt tích cực cũng nhƣ tiêu cực trong cách sử dụng từ của giới trẻ, thông qua đó làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý thuyết về chức năng giao tiếp của ngôn ngữ. 2. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc tìm hiểu đặc điểm tiếng Việt, cách dùng từ, cấu tạo, ngữ nghĩa đƣợc sử dụng trong ngôn ngữ của giới trẻ góp phần nghiên cứu tiếng Việt với tƣ cách là biến thể dƣới tác động của các nhân tố xã hội, góp phần nghiên cứu những cách sử dụng ngôn ngữ mới của một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ những mục đích nghiên cứu trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ chính nhƣ sau: - Nghiên cứu các vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu, tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ tiếng Việt của thanh thiếu niên trên các kênh truyền hình đã lựa chọn. 5 - Nghiên cứu, tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ tiếng nƣớc ngoài của thanh thiếu niên trên các kênh truyền hình ấy. 4. Nguồn tƣ liệu của luận văn Để có đƣợc tƣ liệu cho đề tài, tôi đã thu thập từ các nguồn sau: Các diễn đàn dành cho giới trẻ trên các kênh truyền hình nhƣ ITV, VTV6, YAN, thông qua các bản tin nhắn SMS, qua phỏng vấn, trò chuyện, phóng sự và một số tập phim sitcom (hài kịch tình huống) đƣợc các bạn thanh thiếu niên yêu thích. Ngoài ra, luận văn còn tham khảo các công trình khoa học của những nhà nghiên cứu đi trƣớc nhƣ sách báo, tạp chí, bài nói, bài giảng, giáo án, giáo trình… làm tài liệu khảo cứu. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để tiến hành làm khóa luận này, chúng tôi sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu sau đây: - Phƣơng pháp phân tích và mô tả ngữ âm học đƣợc sử dụng để mô tả sự biến đổi hình thức ngữ âm của các từ ngữ mà tầng lớp thanh thiếu niên sử dụng trên các kênh truyền hình. - Phƣơng pháp phân tích thành tố đƣợc sử dụng để phân tích đặc điểm hình thức của từ ngữ mà các bạn trẻ sử dụng. - Phƣơng pháp phân tích ngữ nghĩa đƣợc sử dụng để phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của các phạm vi từ ngữ mà các bạn thanh thiếu niên sử dụng. 6. Ý nghĩa của đề tài Luận văn góp phần vào việc nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ của một tầng lớp xã hội quan trọng là tầng lớp thanh thiếu niên, khẳng định tính khả biến của ngôn ngữ là Tiếng Việt nói chung và Tiếng Việt của tầng lớp thanh thiếu niên nói riêng trong xu thế hội nhập ngôn ngữ toàn cầu. Việc sử dụng ngôn ngữ của tầng lớp thanh thiếu niên tuy là một hiện tƣợng không mới nhƣng sự phổ biến và mức độ ảnh hƣởng của nó đang ngày 6 càng phát triển sâu rộng trong xã hội. Do đó, đi tìm hiểu và phân tích về những sự biến đổi ngôn ngữ của tầng lớp này là cả một quá trình lâu dài. Bài nghiên cứu này hy vọng sẽ vừa cung cấp một cái nhìn tổng quan, khái quát về các dạng thực ngôn ngữ teen, vừa mong những kết quả sẽ trở thành một cơ sở quan trọng làm cứ liệu cho những đề tài nghiên cứu về sau. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận. Chƣơng 2: Đặc điểm sử dụng từ ngữ tiếng Việt của thanh thiếu niên trên kênh truyền hình ITV, VTV6, YAN từ năm 2010 – 2012. Chƣơng 3: Đặc điểm sử dụng từ ngữ tiếng nƣớc ngoài của thanh thiếu niên trên kênh truyền hình ITV, VTV6, YAN từ năm 2010 – 2012. 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN Ngôn ngữ không chỉ là phƣơng tiện để giao tiếp, là công cụ để tƣ duy mà nó còn đƣợc xem là “linh hồn của dân tộc” (Humboldt). Lịch sử đấu tranh và phát triển của mỗi dân tộc đều đƣợc phản ánh qua ngôn ngữ. Điều này đã đƣợc Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng khẳng định: "Ngôn ngữ là một trong những nhân tố hợp thành quan trọng, góp phần làm nên các nền tảng về giá trị, bản sắc, tinh hoa của nền văn hóa dân tộc" [11; tr.8] hay trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về văn hóa và ngôn ngữ cũng có đề cập: "Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp" (Hồ Chí Minh, Bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ III Hội Nhà báo Việt Nam, 1962). Trong quá trình phát triển, ngôn ngữ luôn luôn tiếp thu các yếu tố mới (từ mới, nghĩa mới) để phong phú, hoàn thiện thêm. Trong xu thế toàn cầu hóa, sự phát triển của công nghệ thông tin, truyền thông kỹ thuật số đã mang lại cho con ngƣời rất nhiều lợi ích. Nhờ có hệ thống thông tin toàn cầu này mà con ngƣời có thể dễ dàng tìm kiếm, trao đổi, kết nối thông tin, liên lạc một cách nhanh chóng, thuận tiện. Các hình thức giao tiếp mới nhƣ: trò chuyện trực tuyến từ các kênh truyền hình cũng là những sản phẩm hữu ích mà truyền hình mang lại. Các hình thức kiểu này đã thu hút đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia, nhất là giới trẻ. Từ đó, họ có thể chia sẻ những trạng thái suy nghĩ khác nhau của bản thân về các vấn đề diễn ra xung quanh mình. Ở Việt Nam, ngôn ngữ mà giới trẻ hiện đang sử dụng trên các phƣơng tiện truyền thông cũng nhƣ trên các diễn đàn xã hội đƣợc gọi bằng nhiều cái tên khác nhau. Sự không thống nhất này căn cứ vào việc nhấn mạnh hơn một yếu tố nào đó, nhƣ: đối tƣợng sử dụng, phƣơng tiện sử dụng hay ý nghĩa của việc sử dụng. Chẳng hạn, căn cứ vào đối tƣợng sử dụng, có các cách định danh nhƣ: ngôn ngữ giới trẻ, ngôn ngữ 9X, ngôn ngữ teen, ngôn ngữ tuổi teen…; căn cứ vào phƣơng tiện sử dụng (máy tính và internet), có các cách 8 gọi tên khác, nhƣ: ngôn ngữ "a còng" (@), ngôn ngữ chát, ngôn ngữ mạng; căn cứ vào tính thời thƣợng của việc sử dụng, lại có cách đặt tên khác là ngôn ngữ "sành điệu". Ngôn ngữ này đƣợc sử dụng rộng rãi trong giới trẻ các thế hệ 9X, một bộ phận thế hệ 8X, và có thể là cả thế hệ 10X tới đây. Trƣớc sự phổ biến của ngôn ngữ giới trẻ, có nhiều luồng ý kiến trái chiều khác nhau, song có thể quy thành 3 nhóm: (1) Nhóm tán đồng, (2) Nhóm lên án và (3) Nhóm nhìn nhận với thái độ dung hòa. Trƣớc thực trạng đó, đề tài của luận văn sẽ đi sâu tìm hiểu về cách dùng từ ngữ của thanh thiếu niên trên một số chƣơng trình truyền hình iTV, VTV6, YAN để thấy rõ hơn thực trạng sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay. 1.1. Khái niệm từ, ngữ và một số bình diện của từ 1.1.1. Khái niệm từ, ngữ Từ là chất liệu cơ bản, là bộ phận không thể thiếu cho sự hoạt động của một ngôn ngữ. Từ là đơn vị hiển nhiên, sẵn có của ngôn ngữ. Từ kết hợp với nhau theo những nguyên tắc nhất định để cấu tạo nên các ngữ. Nhƣng cho đến nay, cách quan niệm về từ hình nhƣ vẫn chƣa thật thống nhất. F.de Saussure quan niệm: “Từ là một đơn vị luôn luôn ám ảnh tƣ tƣởng chúng ta nhƣ một cái gì đó trung tâm trong toàn bộ cơ cấu ngôn ngữ, mặc dù khái niệm này khó định nghĩa” [ 7; tr.21]. Nhà ngôn ngữ học I.P. Invanova cũng đã nhận định rằng: “ Có lẽ những lời phàn nàn về sự vắng mặt của một định nghĩa từ phù hợp với tất cả các ngôn ngữ về mặt loại hình khiến cho không thể có một định nghĩa từ cụ thể thỏa mãn tất cả các ngôn ngữ. Đồng thời, tự nhiên là trong mỗi nhóm ngôn ngữ và có thể trong những ngôn ngữ riêng biệt, từ phải có một định nghĩa nào đó của mình…[ 7; tr.23]. Theo Nguyễn Thiện Giáp hiện nay có tới trên 300 định nghĩa khác nhau về từ. Chỉ tính riêng các nhà Việt ngữ học đã có rất nhiều quan niệm khác nhau trong việc định nghĩa từ: 9 Các tác giả Đỗ Hữu Châu - Bùi Minh Toán cho rằng: “ Từ là những đơn vị hai mặt, có hình thức và âm thanh, có ý nghĩa và khả năng trực tiếp kết hợp với nhau để tạo thành các câu cụ thể, gặp nhau trong khi nói và viết” [2; tr.8]. Các tác giả Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu - Hoàng Trọng Phiến cho rằng: “Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, đƣợc vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu” [1; tr.142]. Các tác giả Nguyễn Thiện Giáp - Đoàn Thiện Thuật - Nguyễn Minh Thuyết cho rằng: “Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa và hình thức” [8; tr.61]. Tác giả Nguyễn Nhƣ Ý cho rằng: “ Định nghĩa từ ngữ Việt Nam. Nếu ta cho từ ngữ là một đơn vị mang ý nghĩa nhỏ nhất, không thể phân tích đƣợc nữa, thì ta có thể định nghĩa một từ ngữ Việt Nam là: một âm hiệu mang một ý nghĩa riêng biệt và có một phận sự ngữ pháp trong câu nói. Theo định nghĩa này trong tiếng Việt, ta có thể xác định ngay một bên là từ đơn và bên kia là những từ phức” [10; tr.332]. Từ các định nghĩa trên đây, có thể thấy, dù có những cách diễn giải khác nhau về từ nhƣng các nhà ngôn ngữ học Việt Nam cũng đã thể hiện những quan điểm chung tƣơng đối thống nhất. Sự thống nhất ấy giúp chúng tôi xác lập một cách quan niệm cho luận văn để tiện cho việc khảo sát, tìm hiểu các hiện tƣợng sử dụng từ ngữ của tầng lớp thanh thiếu niên Việt Nam những năm gần đây. Theo đó, quan niệm và các đặc điểm của từ mà chúng tôi rút ra nhƣ sau: - Về hình thức: từ là đơn vị ngôn ngữ có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có cấu trúc ổn định, tồn tại dƣới dạng có sẵn. - Về ý nghĩa: từ là đơn vị ngôn ngữ có nghĩa độc lập. - Về chức năng: từ là đơn vị ngôn ngữ có chức năng định danh, nghĩa là gọi tên hiện tƣợng, tính chất, trạng thái… và dủng để tạo câu. 10 Từ những đặc điểm mang tính phổ quát này, ta có thể nhìn nhận về đặc điểm của từ khi nằm trong hoạt động sử dụng ngôn ngữ. Các dấu hiệu đặc trƣng của từ là tính hoàn chỉnh và khả năng tái hiện dễ dàng trong lời nói. Từ có thể phân chia thành các cấu trúc: cấu trúc ngữ âm của từ, cấu trúc hình thái của từ và cấu trúc ngữ nghĩa của từ. Cấu trúc ngữ âm của từ là toàn bộ các hiện tƣợng âm thanh tạo nên vỏ ngữ âm của từ. Cấu trúc hình thái của từ là toàn bộ các hình vị tạo nên từ. Cấu trúc ngữ nghĩa của từ là toàn bộ các nghĩa khác nhau của từ cũng nhƣ cấu trúc nét nghĩa trong nội bộ một nghĩa của từ. Liên quan đến khái niệm từ, khái niệm ngữ cũng là một nội dung mà luận văn này cần tìm hiểu. Ngữ với tƣ cách một đơn vị khảo sát trong luận văn này là những tổ hợp từ cố định đƣợc tầng lớp thanh thiếu niên sử dụng nhƣ một đơn vị ổn định, sẵn có mà một số nhà nghiên cứu thời gian gần đây gọi là các “thành ngữ mới”. Những đơn vị ngôn ngữ nhƣ vậy có thể đƣợc quan niệm nhƣ sau: Ngữ hay Cụm từ cố định là đơn vị do một số từ hợp lại, tồn tại với tƣ cách một đơn vị có sẵn nhƣ từ, có thành tố cấu tạo và ngữ nghĩa cũng ổn định nhƣ từ. Với tƣ cách đó, các nhà ngôn ngữ học cho rằng ngữ hay cụm từ cố định phải đƣợc xem là đơn vị tƣơng đƣơng với từ. Chúng tƣơng đƣơng với nhau về tƣ cách của những đơn vị đƣợc làm sẵn trong ngôn ngữ, và tƣơng đƣơng với nhau về chức năng định danh, chức năng tham gia tạo câu. Chẳng hạn, các cụm từ: to hold the balance even between two paties, to speak by the book,… của tiếng Anh; ruộng cả ao liền, qua cầu rút ván, tóc rễ tre, con gái rƣợu,… của tiếng Việt,… đều là những ngữ hay cụm từ cố định. Chúng đƣợc tạo lập và tái hiện cũng nhƣ các từ vậy. Thực tế khảo sát của luận văn cho thấy, trong cách dùng từ ngữ của thanh thiếu niên hiện nay, bện cạnh sự xuất hiện những từ mới là sự xuất hiện của các cụm từ (ngữ) các lối nói mới có tính chất vần điệu, mang tính cố định cao, hiện diện nhƣ một đơn vị ổn định, có sẵn nhƣ từ, làm cho ngôn ngữ giao 11 tiếp mang nhiều màu sắc, cá tính của giới trẻ. Đó cũng là một trong những hiện tƣợng sử dụng từ ngữ thuộc phạm vi quan tâm của luận văn này. 1.1.2. Một số bình diện của từ 1.1.2.1. Bình diện cấu tạo của từ Đơn vị cơ sở để cấu tạo từ tiếng Việt là các tiếng, cái mà ngữ âm học vẫn gọi là các âm tiết. Mặc dù nguyên tắc phổ biến là các từ đƣợc cấu tạo từ các hình vị, nhƣng hình vị trong các ngôn ngữ khác nhau có thể không nhƣ nhau. Tiếng của tiếng Việt có giá trị tƣơng đƣơng nhƣ hình vị trong các ngôn ngữ khác, và ngƣời ta cũng gọi chúng là các hình tiết (morphemesyllable) âm tiết có giá trị hình thái học. Các tiếng hay hình tiết trong tiếng Việt có một số đặc điểm sau: - Về hình thức, nó trùng với âm đoạn phát âm tự nhiên đƣợc gọi là âm tiết (syllable). - Về nội dung, nó là đơn vị nhỏ nhất có một hay một vài nội dung nào đó đƣợc thể hiện. Ở mức tối thiểu, nó cũng có giá trị hình thái học (cấu tạo từ). Sự có mặt hay vắng mặt của một tiếng trong chuỗi lời nói bao giờ cũng đem đến tác động nhất định về mặt này hay mặt khác. Ví dụ: xanh khác với xanh xao khác với xanh lè, xanh le, xanh lét; lạnh khác với lạnh lẽo, lạnh lùng, lành lạnh… - Về ý nghĩa, về giá trị ngữ pháp, về năng lực tham gia cấu tạo từ... không phải tiếng (hình tiết) nào cũng nhƣ nhau. Ở bình diện nội dung: (a) Có những tiếng tự nó mang ý nghĩa, đƣợc quy chiếu vào một đối tƣợng, một khái niệm nhƣ: cây, trời, cỏ, nước, sơn, hoả, thuỷ, ái... (b) Có những tiếng tự thân nó không quy chiếu đƣợc vào một đối tƣợng, một khái niệm, nhƣng sự hiện diện của nó trong cấu trúc từ có thể biểu hiện những ý nghĩa rất khác nhau. Một số trƣờng hợp ngƣời ta đã phục hồi lại đƣợc nghĩa của chúng trong quá khứ lịch sử của tiếng Việt. Ví dụ: nghĩa của 12 các yếu tố nhách trong dai nhách; lè trong xanh lè; xống trong áo xống; pheo trong tre pheo;... (c) Có những tiếng tƣơng tự loại (b), nhƣng chúng lại xuất hiện trong những từ mà tất cả các tiếng tham gia tạo từ đều nhƣ vậy (đều không quy chiếu vào một khái niệm, một đối tƣợng, nếu tách rời nhau). Ví dụ: mồ - hôi bồ - hòn - mì - chính - a - pa - tít... Các từ ở đây có thể thuộc nguồn gốc Việt nhƣ: mồ hôi, bồ hòn... nhƣng cũng có thể thuộc nguồn gốc ngoại lai nhƣ: mì chính, a-pa-tít... Trong Việt ngữ học hiện nay, nếu lấy tiêu chí “có chỉ ra, có quy chiếu vào đối tượng nào, khái niệm nào hay không” thì ngƣời ta vẫn quen gọi các tiếng thuộc loại (a) là loại tiếng có nghĩa; còn các tiếng thuộc loại (b) và (c) là tiếng vô nghĩa. Về năng lực hoạt động ngữ pháp, có thể căn cứ vào tiêu chí: “có khả năng hoạt động tự do hay không” để chia các tiếng thành hai loại: Loại tiếng tự do: Có thể hoạt động tự do trong lời nói với tƣ cách từ. Thật ra thì chúng là những tiếng mà tự thân một mình đã đủ khả năng tạo thành từ. Chẳng hạn: làng, xã, người, đẹp, nói, đi... Loại tiếng không tự do: Loại này gồm hai nhóm: + Những tiếng không tự do nhƣng tự thân chúng có mang nghĩa: thuỷ, hoả, hàn, trường, đoản, sơn... + Những tiếng không tự do mà tự thân không mang nghĩa: (lạnh) lẽo; (đen) nhánh; mồ, hôi, cà, phê... Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cúng khuyến cáo rằng, ranh giới của các loại tiếng không phải là hoàn toàn tuyệt đối. Những trƣờng hợp trung gian giữa loại này với loại kia, phạm vi này với phạm vi kia là những tồn tại có thật. 1.1.2.2. Bình diện ngữ nghĩa của từ “Nghĩa của từ” là một trong những khái niệm quan trọng nhất của ngôn ngữ học. Có nhiều cách giải thích khác nhau về khái niệm này. 13 Một số ngƣời cho nghĩa của từ là sự vật hay hiện tƣợng do từ biểu thị. Chẳng hạn, nghĩa của từ nhà là bản thân cái nhà có trong thực tế [14; tr.119]. Quan điểm thứ hai rất phổ biến về nghĩa của từ là đồng nhất nghĩa của từ với khái niệm lôgic hay biểu tƣợng tâm lí có liên hệ với từ ấy. Chẳng hạn: nghĩa của từ trong ngôn ngữ nào đó là tƣ tƣởng của ngƣời nói thứ tiếng ấy của loài ngƣời [14; tr.119]. Quan điểm thứ ba về nghĩa là nó quy về mối quan hệ giữa từ và đối tƣợng. Quan điểm này xuất phát từ D. Locc trong cuốn Thí nghiệm về trí tuệ loài người, sau đó nhiều ngƣời ủng hộ. A. A. Reformatskiy viết: “Nghĩa, đó là quan hệ của từ với sự vật, hiện tƣợng mà nó biểu thị, đó là quan hệ của sự kiện ngôn ngữ với sự kiện ngoài ngôn ngữ” [14; tr.120]. Quan niệm thứ tƣ cũng cho nghĩa của từ là quan hệ, nhƣng không phải là quan hệ giữa từ và đối tƣợng mà là quan hệ giữa từ và khái niệm, biểu tƣợng. Quan niệm này bắt nguồn từ học thuyết của F. de Saussure về bản chất tín hiệu của ngôn ngữ. Nghĩa, là quan hệ giữa cái biểu hiện (significant) và cái đƣợc biểu hiện (signifie), trong đó, cái biểu hiện không phải là bản thân tổ hợp ngữ âm cụ thể mà là hình ảnh tâm lí của nó và cái đƣợc biểu hiện là tƣ tƣởng. [13; tr.120]. Trong quá trình giao tiếp ngôn ngữ, việc xét nghĩa của từ còn phải dựa vào mối liên hệ giữa ngôn từ và ngƣời sử dụng trong từng hoàn cảnh phát ngôn cụ thể. Vì trong những hoàn cảnh giao tiếp đó, con ngƣời đã vận dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt kèm theo các khuôn biểu cảm nhƣ thái độ, cảm xúc để đạt đƣợc những mục đích giao tiếp khác nhau. Chính vì vậy, nghĩa của từ ngoài hai thành phần nghĩa trên còn phải dựa vào: Nghĩa ngữ dụng: còn đƣợc gọi là nghĩa biểu thái, nghĩa hàm chỉ, đó là mối liên hệ với từ với thái độ chủ quan, cảm xúc của ngƣời nói. Nghĩa cấu trúc: là mối liên hệ giữa từ với các từ khác trong hệ thống từ vựng thể hiện trên hai trục: Trục đối vị và trục ngữ đoạn 14 Nhƣ vậy hình thức biểu hiện của từ ngữ cần đƣợc tìm hiểu trên ba mặt: Ngữ âm, chữ viết và nghĩa của từ Có thể nói một cách ngắn gọn rằng, nghĩa của từ là những liên hệ đƣợc xác lập trong nhận thức của chúng ta giữa từ với những cái mà nó (từ) chỉ ra (những cái mà nó làm tín hiệu) [1; tr.167]. Nghĩa của từ là sự thể hiện mối quan hệ giữa hình thức âm thanh của từ với sự vật khách quan và sự hiểu biết về chúng đƣợc phản ánh trong tƣ duy con ngƣời. Nghĩa của từ đƣợc hình thành, ổn định và phát triển trong sự phát triển chung của ngôn ngữ gắn liền với hoạt động giao tiếp. 1.1.2.3. Một số hiện tượng biến đổi trong từ vựng a. Hiện tượng xuất hiện những từ ngữ mới Các từ ngữ mới thƣờng xuất hiện trong ngôn ngữ để bù đắp những thiếu hụt, không thoả mãn, không phù hợp với nhu cầu định danh các sự vật, hiện tƣợng trong đời sống và trong thế giới của con ngƣời. Đôi khi, chúng cũng xuất hiện một phần bởi cái gọi là mốt trong cách định danh, muốn dành cho sự vật một tên gọi mới hơn dù nó đã có tên gọi rồi. Tuy nhiên, lí do thứ nhất vẫn là lí do chủ yếu. Theo Vũ Đức Nghiệu, có hai con đƣờng cơ bản làm xuất hiện một từ ngữ mới [208 - 210]. (1) Con đường thứ nhất: đây là con đƣờng quan trọng hơn cả, đó là dùng những yếu tố, những chất liệu và quy tắc sẵn có trong ngôn ngữ dân tộc mình để cấu tạo từ mới. Ngoài các phƣơng cách cấu tạo từ thƣờng gặp nhƣ đã biết, còn có thể kể thêm nhƣ sau: Phương thức loại suy. Có thể hiểu đây là cách tạo từ bằng con đƣờng noi theo cấu tạo của từ có trƣớc. Ví dụ: Tiếng Việt vay mƣợn từ bidon và cresson của tiếng Pháp nhƣng rồi đã tân trang cấu trúc của chúng theo mẫu của một dãy từ mà ngƣời Việt tƣởng rằng chúng thuộc cùng một dãy cấu tạo nhƣ nhau: bidon - bình tông (cùng dãy sau bình tích, bình trà...) cresson - cải xoong (cùng dãy sau cải xanh, cải bẹ...) 15 Tiếng Anh đã cấu tạo motoway (xa lộ) theo railway ( đƣờng sắt) ; laundromat (hiệu giặt là tự động) theo automat. Phương thức hoà đúc hai từ có sẵn tạo thành từ mới. Ví dụ: Tiếng Anh: Smog = smoke + fog brunch = breakfast + lunch Motei = motor + hotel = рабоуий + корреспондент Tiếng Nga: рабкор зарплата = заработная + плата Phương thức rút ngắn một cụm từ, hoặc từ dài hơn, tạo thành một từ mới. Ví dụ: Tiếng Việt: khiếu tố giao liên ← khiếu nại + tố cáo ← giao thông + liên lạc Tiếng Anh: public house → pub (quán rƣợu, quán ăn) perambulator → pram (xe nôi) omnibus → bus (xe buýt) Phƣơng thức hình thành từ mới do cách ghép các con chữ (âm) ở đầu hoặc cuối từ trong một nhóm từ với nhau. Ví dụ: Ở tiếng Anh, RADAR, AIDS, LASER... và một số tên gọi của các tổ chức nhƣ FAO, UNICEF, UNESCO... đều đã hình thành bằng con đƣờng nhƣ vậy. Phương thức hình thành từ mới bằng cách chuyển đổi từ loại của từ có sẵn. Ví dụ: Tiếng Anh: Garage → to garage (cho ô tô ra vào) do one's hair → hair-do (kiểu tóc; việc làm đầu) (2) Con đường thứ hai làm xuất hiện từ ngữ mới là vay mượn 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan