Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát đặc điểm của uyển ngữ tiếng hán và cách chuyển dịch chúng sang tiếng vi...

Tài liệu Khảo sát đặc điểm của uyển ngữ tiếng hán và cách chuyển dịch chúng sang tiếng việt

.PDF
90
1934
129

Mô tả:

Đại học quốc gia hà nội Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn ----------- Hà Hội Tiên KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CỦA UYỂN NGỮ TIẾNG HÁN VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH CHÚNG SANG TIẾNG VIỆT Ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học Hà Nội - 2009 1 Đại học quốc gia hà nội Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn ----------- Hà Hội Tiên KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CỦA UYỂN NGỮ TIẾNG HÁN VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH CHÚNG SANG TIẾNG VIỆT Ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Văn Khang Hà Nội - 2009 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU……………………………………………………………… 0.1. Lí do lựa chọn đề tài............................................................... 0.2. Mục đích của luận văn............................................................ 0.3. Nhiệm vụ của luạn văn............................................................ 0.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................... 0.5. Cấu trúc của luận văn.............................................................. Chƣơng 1. Cơ sở lí thuyết của luận văn…………………… 1.1. Tình hình nghiên cứu uyển ngữ tiếng Hán…………………… 1.2. Khái niệm uyển ngữ.................................................................. 1.2.1. Các định nghĩa về uyển ngữ………………………………… . 1.2.2. Khái quát về uyển ngữ………………………………….. 1.3. Phân loại uyển ngữ…………………………………………. 1.3.1. Phân loại uyển ngữ từ góc độ đơn vị ngôn ngữ……………… 1.3.2. Phân loại uyển ngữ từ góc độ ngữ nghĩa…………………….. 1.3.3. Phân loại uyển ngữ từ góc độ đánh dấu về thành tố cấu tạo… 1.3.4 Phân loại uyển ngữ từ góc độ ý nghĩa sắc thái……………… 1.4. Chức năng của uyển ngữ…………………………………… 1.4.1. Chức năng kiêng kị …………………………………………. 1.4.2. Chức năng lịch sự ………………………………………….. 1.4.3. Chức năng xóa bỏ sự thô tục ……………………………… 3 1.4.4. Chức năng che giấu ………………………………………… 1.4.5 Chức năng hài hước ……………………………………….. 1.5. Mối quan hệ giữa uyển ngữ với các cách dùng khác có liên quan………… 1.5.1. Uyển ngữ với kiêng kị …………………………………… 1.5.2. Uyển ngữ và taboo…………………………………………… 1.5.3. Uyển ngữ với lời nói khiêm tốn ……………………………… 1.5.4. Uyển ngữ và ngôn từ cát tường………………………………. 1.6. Tiểu kết……………………………………………………… Chƣơng 2. Đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của uyển ngữ tiếng Hán....... 2.1. Nguyên tắc cấu tạo uyển ngữ................................................ 2.1.1. Nguyên tắc khoảng cách…………………………………… 2.1.2. Nguyên tắc liên quan.............................................................. 2.1.3. Nguyên tắc mơ hồ ................................................................. 2.1.4. Nguyên tắc hài lòng 2.2. Đặc điểm của uyển ngữ......................................................... 2.2.1. Tính có thể chấp nhận………………………………………. 2.2.2. Tính gián tiếp………………………………………………. 2.2.3. Tính dân tộc………………………………………………… 2.2.4. Tính thời đại…………………………………………………. 2.3 Đặc điểm cấu tạo của uyển ngữ……………………………. 4 2.3.1. Đặc điểm về thành tố cấu tạo ………………………………. 2.3.2. Đặc điểm cấu tạo từ của uyển ngữ………………………….. 2.3.2.1 Từ đơn âm tiết 2.3.2.2 Từ ghép 2.4. Các thủ pháp cấu tạo uyển ngữ……………………………… 2.4.1. Sử dụng thủ pháp ngữ âm cấu tạo uyển ngữ…………………. 2.4.1.1 Tỉnh lược âm cấu tạo uyển ngữ 2.4.1.2 Sử dụng hình thức tránh âm. biến âm. 2.4.2. Sử dụng thủ pháp từ vựng cấu tạo uyển ngữ…………………. 2.4.2.1 Thay thế bằng từ trái nghĩa…………………………………. 2.4.2.2 Thay thế bằng từ đồng nghĩa, từ gần nghĩa………………… 2.4.2.3 Dùng từ mang nghĩa xấu để khen ngợi………………………. 2.4.2.4 Lợi dụng nghĩa bóng của từ đa nghĩa………………………. 2.4.2.5 Mượn từ ngoại lai…………………………………………….. 2.4.3. Sử dụng thủ pháp ngữ pháp cấu tạo uyển ngữ…………… 2.4.3.1 Sử dụng trợ từ………………………………………………… 2.4.3.2 Sử dụng phó từ và ngữ khí từ…………………………………. 2.4.3.3 Sử dụng đại từ………………………………………………… 2.4.3.4 Sử dụng phương thức phủ định………………………………. 2.4.3.5 Tỉnh lược……………………………………………………… 2.4.3.6 Sử dụng câu phức giả thiết……………………………………. 5 2.4.3.7 Sử dụng câu phản vấn………………………………………… 2.4.4. Sử dụng thủ pháp tu từ cấu tạo uyển ngữ……………………. 2.4.4.1. Vay mượn……………………………………………………. 2.4.4.2. ẩn dụ………………………………………………………… 2.4.4.3 Nhân cách hóa………………………………………………. 2.4.4.4 Ngạn ngữ, yết hậu ngữ………………………………………. 2.5. Phân loại uyển ngữ tiếng Hán về mặt ngữ nghĩa……………. 2.5.1 Uyển ngữ biểu thị đời sống riêng tư…………………………. 2.5.2 Uyển ngữ biểu thị đời sống sinh hoạt trong xã hội …………. 2.5.3 Uyển ngữ về mặt ngoại giao chính trị……………………….. 2.5.4 Uyển ngữ trong lĩnh vực hoạt động kinh tế………………….. 2.6. Tiểu kết……………………………………………………….. Chƣơng 3 Một vài ứng dụng cụ thể của uyển ngữ tiếng Hán ………… 3.1. Việc sử dụng uyển ngữ trong tiếng Hán …………………… 3.1.1 Uyển ngữ sử dụng trong kinh tế xã hội……………………… 3.1.2 Uyển ngữ sử dụng trong lĩnh vực chiến tranh và quan hệ quốc tế……………… 3.1.3 Uyển ngữ sử dụng trong sinh hoạt xã hội……………………. 3.2. Cách chuyển dịch uyển ngữ tiếng hán sang tiếng Việt……….. 3.2.1 Nhận xét chung……………………………………………. 3.2.2 Một vài nguyên tắc chuyển dịch uyển ngữ………………… 3.3. Dạy học uyển ngữ tiếng Hán cho sinh viên Việt Nam………. 6 3.3.1 Điều tra về tình hình học sinh Việt Nam học tập uyển ngữ tiếng Hán………… 3.3.2 Đề xuất cách dạy học uyển ngữ tiếng Hán cho sinh viên Việt Nam…………… 3.3 Tiểu kết………………………………………………………. Kết luận……………………………………………………… Tài liệu tham khảo………………………………………….. 7 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Việt Nam, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của các thầy cô, các giáo sƣ của trƣờng Đại học khoa học Xã hội và Nhân Văn, và của rất nhiều bạn bè, tôi xin gửi lời cảm ơn đối với tất cả các thầy cô, các bạn đã tận tình hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối tới GS.TS. Nguyễn Văn Khang, ngƣời thầy, đã tận tụy hƣớng dẫn chỉ bảo tôi, t«i xin c¶m ơn TS Nguyễn Thị Tân, đồng thời xin cảm ơn GS.TS. Trần Trí Dõi đã tạo điều kiền thuận lợi cho tôi học tập tại khoa Ngôn ngữ học. Một lần nữa tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới tất cả , các thầy giáo, giáo sƣ tiến sĩ, các bạn đồng nghiệp đã nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ tôi hoàn thành chƣơng trình học và bản luận văn này. 8 Mở Đầu 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Uyển ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ bắt nguồn từ lối nói kiêng kị của con người trong đời sống xã hội. Lúc đầu là kiêng kị (khi nói tránh sử dụng những từ ngữ động chạm đến thần linh, mê tín) sau đó chuyển thành uyển ngữ để dùng trong lối nói kiêng tránh trong đó có cả yếu tố tinh thần, có cả yếu tố kiêng kị và có cả yếu tố tế nhị trong đời sống của con người như chết chóc, tình dục,...Vì thế, trong ngôn ngữ nào cũng có uyển ngữ và trong tiếng Hán và tiếng Việt cũng vậy. Uyển ngữ được sử dụng trong mọi lĩnh vực giao tiếp, trong đời sống hàng ngày, đặc biệt trong văn hoc, trong giao tiếp chính trị, ngoại giao quốc tế và ngay trong khoa học cũng cần đến uyển ngữ. Trong giao tiếp ở một số trường hợp nếu biểu đạt trực tiếp có thể để lại ấn tượng thô tục, cứng nhắc, nghịch tai, vô lễ. Nếu biểu đạt theo cách gián tiếp thì hàm súc, nghe thuận tai, lễ độ. Cách biểu đạt thứ hai được coi là sử dụng lời lẽ khéo léo. Do lời lẽ khéo léo có sẵn tính thuyết phục, hàm chứa hiệu quả tu từ rất cao, nên luôn được mọi người yêu thích ở mọi góc độ, ở mọi tầng lớp trong đời sống giao tiếp ngôn ngữ. Việc nghiên cứu đặc điểm của uyển ngữ trong tiếng Hán và chuyển dịch chúng sang tiếng việt sẽ giúp người Trung Quốc học tập, sử dụng tiếng Việt và giúp người Việt học tập, sử dụng tiếng Hán. Thông qua đó, có thể tìm hiểu những nét văn hoá, dân tộc ẩn chứa trong tiếng Hán và tiếng Việt. Trong thực tế giảng dạy tiếng Việt cho người Trung Quốc và giảng dạy tiếng Hán cho người Việt Nam chưa có một công trình nào tập trung nghiên cứu đối chiếu về phép lịch sự trong giao tiếp giữa tiếng Hán và tiếng Việt trong đó có việc sử dụng uyển ngữ. Là giảng viên tiếng Việt, chúng tôi mong muốn đóng góp những ý kiến mang tính chất giáo học pháp vào việc nâng cao chất lượng dạy và học ngôn ngữ tiếng Hán và trên cơ sở phân tích, đối chiếu các hiện tượng có liên quan. 9 2. MỤC ĐÍCH CỦA LUẬN VĂN Thông qua nghiên cứu đặc điểm của uyển ngữ trong tiếng Hán, luận văn góp phần vào nghiên cứu lí luận về uyển ngữ; nghiên cứu những đặc trưng ngôn ngữ văn hoá của mỗi dân tộc (Trung Quốc và Việt Nam) nói chung, đặc điểm cấu tạo uyển ngữ, cách nói kiêng tránh của mỗi dân tộc nói riêng; cũng góp phần vào chuyển dịch uyển ngữ sang tiếng Việt 3. NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN - Giới thiệu những lý thuyết cơ bản liên quan đến uyển ngữ. - Hệ thống hoá những nội dung cơ bản của uyển ngữ trong tiếng Hán. - Nghiêu cứu đặc điểm cách sử dụng uyển ngữ trong tiếng Hán và việc chuyển dịch chúng sang tiếng Việt. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp của ngôn ngữ học đối chiếu; phương pháp phân tích ngữ nghĩa; đặc biệt dùng phương pháp trắc nghiệp, cùng các phương pháp khác như thống kê, phân loại. 5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, gồm ba chương như sau: Chƣơng 1: Cơ sở lí thuyết của luận văn Trong chương này luận văn trình bày một số nội dung lí thuyết liên quan đến luận văn như nguồn gốc của uyển ngữ (như kiêng kị), quan hệ giữa uyển ngữ và kiêng kị, quan hệ giữa uyển ngữ với lời nói khiêm tốn, việc phân loại uyển ngữ hiện nay. Chƣơng 2: Đặc điểm về cấu trúc và ngữ nghĩa của uyển ngữ tiếng Hán. Trong chương này, trình bày các đặc điểm về mặt cấu tạo và và đặc điểm về ngữ nghĩa của các uyển ngữ trong tiếng Hán. Về đặc điểm cấu tạo, luận văn miêu tả và khái quát thành các mô hình cấu tạo nên uyển ngữ tiếng Hán. Phân loại uyển ngữ tiếng Hán về mặt cấu trúc. 10 Về đặc điểm ngữ nghĩa, luận văn miêu tả đặc điểm hình thành nghĩa của các uyển ngữ. Phân loại uyển ngữ tiếng Hán về mặt ngữ nghĩa. Chƣơng 3.Một vài ứng dụng cụ thể của uyển ngữ tiếng Hán. Chương này khảo sát cách sử dụng các uyển ngữ trong tiếng Hán (sử dụng trong trường hợp nào và sử dụng như thế nào,…). Từ đó, khảo sát cách chuyển dịch chúng sang tiếng Việt. 11 CHƢƠNG I CƠ Sở Lí THUYếT CủA LUậN VĂN 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU UYỂN NGỮ TIẾNG HÁN Uyển ngữ là biến thể của ngôn ngữ. Đặc điểm quan trọng nhất của nó chính là sự vận dụng thủ pháp trừu tượng, so sánh hoặc những khái niệm nước đôi, khiến cho hai bên người nói và người nghe có thể sử dụng một phương thức gián tiếp để nói những điều khó nói trực tiếp, hơn nữa lại không cảm thấy ngại khi phải nói đến những điều này. Uyển ngữ được sản sinh từ những điều cấm kị trong sử dụng ngôn ngữ nên nó là đặc trưng phổ biến của ngôn ngữ mỗi dân tộc. Uyển ngữ trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ mỗi dân tộc đều tồn tại cách biểu đạt ở các mức độ khác nhau. Vì thế, việc nghiên cứu uyển ngữ trên thế giới có cả một bề dày. Trong luận văn này chỉ nói về uyển ngữ trong tiếng Hán, vì vậy chúng tôi tập trung giới thiệu tình hình nghiên cứu uyển ngữ của giới ngôn ngữ học Trung Quốc. Những năm 60 của thế kỉ 20, lí luận ngôn ngữ xã hội học bắt đầu đươc giới thiệu ở Trung Quốc .Theo đó, chức năng xã hội đặc biệt của uyển ngữ đã thu hút được sự chú ý rộng rãi của nhiều học giả và các chuyên gia ngôn ngữ Trung Quốc. Giới ngoại ngữ học Trung Quốc đã bắt đầu có những chuyển biến rõ rệt trong việc nghiên cứu uyển ngữ tiếng Anh, chủ yếu là chuyển biến từ việc nghiên cứu ngữ dụng học đến nghiên cứu tri nhận. Nghiên cứu ngữ dụng học ban đầu mới chủ yếu là đi từ nguyên tắc cộng tác, nguyên tắc lịch sự, lí thuyết mơ hồ .v.v. của các góc độ ngữ dụng để phân tích cơ chế hình thành uyển ngữ. Các bài viết thường chú trọng tìm hiểu quan hệ giữa uyển ngữ tiếng Anh với nguyên tắc cộng tác và nguyên tắc lịch sự, đặc điểm ngữ dụng trong hoạt động giao tiếp, cơ chế mơ hồ tồn tại trong uyển ngữ tiếng Anh v.v. Các bài viết này đã tiến hành chỉnh lí và quy nạp một cách có hệ thống đối với phương thức cấu thành và đặc điểm sử dụng của uyển ngữ tiếng Anh, tạo nên những ảnh hưởng nhất định trong nghiên cứu uyển ngữ tiếng Hán. Sau này, cùng với sự phát triển 12 của lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận, uyển ngữ tiếng Anh trong giới ngoại ngữ học đã được nghiên cứu theo hướng này. Những năm gần đây, một vài chuyên gia, học giả vận dụng lý thuyết không gian hợp thành, lý thuyết phạm trù để giải thích cơ chế suy lý và cấu thành ý nghĩa của uyển ngữ tiếng Anh. Theo hướng tri nhận, các nghiên cứu chú trọng tới cơ chế ẩn dụ trong uyển ngữ tiếng Anh, cơ chế tâm lý trong uyển ngữ tiếng Anh v,v. Trong quá trình nghiên cứu uyển ngữ tiếng Anh, sự so sánh với uyển ngữ tiếng Hán chiếm một phần đáng kể: Tiến hành so sánh văn hóa uyển ngữ giữa tiếng Anh và tiếng Hán; tiến hành nghiên cứu những điểm giống nhau của uyển ngữ Anh - Hán cùng với những trở ngại xuất hiện trong quá trình giao tiếp trao đổi văn hóa và những phương thức hóa giải những trở ngại đó; tìm ra sự khác biệt giữa văn hóa Đông Tây. Trong quá trình nghiên cứu ứng dụng của uyển ngữ, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung làm thế nào để ngăn ngừa xuất hiện những ứng dụng uyển ngữ sai lầm trong hoạt động giao tiếp, làm sao để sử dụng uyển ngữ phù hợp trong các ngữ cảnh khác nhau. Ngay cả những ứng dụng trong nghiên cứu so sánh uyển ngữ Hán - Anh cũng tập trung vào nghiên cứu ở những người mà tiếng mẹ đẻ là tiếng Hán và làm thế nào sử dụng đúng uyển ngữ tiếng Anh trong hoàn cảnh Anh ngữ, nhưng lại có rất ít người quan tâm đến ứng dụng của uyển ngữ tiếng Hán như là việc dạy một ngoại ngữ. Đáng kể nhất về nghiên cứu uyển ngữ là công trình “Từ điển uyển ngữ tiếng Hán” do tác giả Trương Củng Quý chủ biên đã miêu tả một cách có hệ thống về uyển ngữ tiếng Hán. Từ điển này đã thu thập được hơn 3000 uyển ngữ tiếng Hán, dựa theo những điểm khác nhau về nội dung của uyển ngữ để tiến hành phân loại một cách khoa học. Trong cuốn từ điển này, uyển ngữ được phân thành 13 loại và tiến hành giải thích chi tiết cho từng uyển ngữ trong mỗi loại, có kèm thêm ví dụ. Có thể nói, cuốn từ điển có giá trị học thuật cao như thế này, không chỉ giúp cho chúng ta hiểu thêm về vấn đề định giới phạm vi uyển ngữ tiếng Hán mà còn cung cấp cho chúng ta nhiều nguồn ngữ nghĩa của uyển ngữ 13 tiếng Hán. Vì thế, cuốn từ điển này là nguồn tư liệu khảo sát của luận văn này. Cho đến nay, theo thống kê của chúng tôi, có khoảng 697 bài nghiên cứu về uyển ngữ ở Trung Quốc. Trong đó, những bài viết về uyển ngữ từ góc độ ngoại ngữ (bao gồm Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật,v.v) có khoảng 464 bài, chiếm 64% tổng số bài viết; những bài viết đối chiểu uyển ngữ tiếng nước goài với tiếng Hán khoảng 162 bài, chiếm 23% tổng số bài viết;những bài viết nghiên cứu uyển ngữ tiếng Hán chỉ có 72 bài, chiếm 10% toàn bộ các bài viết. Điều này cho thấy, nghiên cứu về uyển ngữ tiếng Hán vẫn chưa tương xứng với địa vị quan trọng của uyển ngữ trong giao tiếp ngôn ngữ, cũng không tương xứng với những thành tựu to lớn trong nghiên cứu tiếng Hán ở các lĩnh vực khác. 1.2. KHÁI NIỆM UYỂN NGỮ 1.2.1. Các định nghĩa về uyển ngữ Có rất nhiều quan điểm về uyển ngữ. Dưới đây là một số định nghĩa về uyển ngữ: Trong cuốn “Cổ đại Hán ngữ” do Vương Lực chủ biên có viết: Trong xã hội phong kiến, khi nói năng phải kiêng dè hay sợ đắc tội với giai cấp thống trị đến nỗi rước họa vào thân, vì vậy, khi nói chuyện, người nói luôn luôn phải diễn đạt một cách uyển chuyển, vòng vo. Lý Thiệu Đức trong cuốn “Cổ Hán ngữ tu từ” đã chỉ ra: ở những ngữ cảnh ngôn ngữ nhất định, khi phải nói thẳng tình cảm hoặc dự định nào đó sẽ tác động mạnh mẽ tới người nghe và ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả ngôn ngữ cần biểu đạt, do đó không nên nói thẳng chủ ý mà cần sử dụng cách nói uyển chuyển để diễn đạt. Phương thức tu từ đó là uyển ngữ. Trong cuốn “Cổ đại Hán ngữ” Quách Tích Lương đã định nghĩa: uyển ngữ là tránh nói thẳng mà cố tình dùng lời nói hàm xúc, uyển chuyển hơn để biểu đạt ý. Theo Châu Tổ Nghiêm, người xưa khi nói, người nói có lúc không thẳng thắn nói ra ý muốn nói mà thường dùng cách biểu hiện vòng vo, tức là qua con 14 chữ, làm cho người nghe hiểu ngay được ẩn ý của người nói. “Trung Hoa đại từ điển”định nghĩa: uyển ngữ là cách không trực tiếp nói đến chủ ý của mình mà dùng lời nói uyển chuyển, xúc tích để làm nổi bật ẩn ý bên trong. Trần Vọng Đạo trong “Bản tóm tắt tu từ học” đã chỉ ra rằng, khi nói, người nói không cần nói thẳng chủ ý, mà chỉ cần dùng lời uyển chuyển, hàm xúc để làm nổi bật ẩn ý, đó là uyển ngữ. Trong các sách công cụ, uyển ngữ được giải thích: có một số từ ngữ khi nói ra sẽ làm cho người nghe không vui, uyển ngữ là cách thức dùng lời nói uyển chuyển, vòng vo để diễn đạt. Bất cứ ngôn ngữ nào cũng có uyển ngữ. Ví dụ, trong tiếng Hán cổ, người già được gọi là cao niên 高年, trường thọ 长年 hoặc tuổi tác đã cao 年事已多; người chết nói là băng 崩, vật cố 物故?, thế 逝 Å, trường thế/ ra đi mói mói 长逝 Å; trong tiếng Hán hiện đại có cách nói thêm tuổi rồi 上?了?年?纪. Tất các các cách nói trên đều là uyển ngữ. HamkTuoSik đã viết trong cuốn “Từ điển ngôn ngữ và ngôn ngữ học”: Sử dụng hiệu quả một số từ ngữ có thể làm cho người nghe cảm thấy vui vẻ hoặc biểu thị ý không rõ ràng, mập mờ để thay thế cho cách nói làm cho người ta không vui hoặc ngữ nghĩa mình không được tôn trọng. “Đại từ điển ngôn ngữ”định nghĩa: sử dụng các từ hoặc cụm từ vô hại hoặc vui vẻ để thay thế cho từ hoặc cụm từ thô tục, hoặc làm cho người nghe không vui hoặc tránh né, kiêng kị. Theo John Ayto, uyển ngữ là một tập hợp những chiến lược giao tiếp đã được loài người sử dụng và phát triển để đề cập đến những chủ đề kiêng kị một cách thực sự tế nhị và uyển chuyển. A.S.Hornby, trong cuốn Oxford Advanced learners Dictionary, đã định nghĩa, uyển ngữ là một từ hay một cụm từ người ta thường sử dụng để đề cập một cách gián tiếp đến những sự việc làm cho người nghe dễ bối rối, khó chịu. Cách dùng gián tiếp như vậy dường như làm cho người nghe dễ chấp nhận hơn. 15 Jach C.Richards trong cuốn Dictionary of Language Teaching and Applied Linguistics cho rằng, uyển ngữ là cách dùng một từ không làm cho người nghe phật ý hoặc khó chịu như những từ khác, chẳng hạn dùng từ indisposed (hơi khó chịu) thay cho sick ( ốm), hoặc pass away ( qua đời ) thay cho die (chết). Kate Allan và Kate Burridge định nghĩa uyển ngữ như là: sự thay thế một từ ngữ không được ưa thích nhằm giữ được thể diện, tránh sự mất thể diện hoặc người nghe thông qua việc làm chạm tự ái họ, hoặc giữ thể diện cho một người hay phe thứ ba đó. Ronald Wardhaugh nhấn mạnh hai khía cạnh khác của uyển ngữ, đó là: 1) Nói về những vấn đề gây khó chịu và làm trung hòa sự khó chịu đó bằng việc gọi sang một tên khác những sự việc tạo ra sự bực bội khó chịu cốt để cho chúng dễ chịu và thậm chí gợi được sự chú ý; chẳng hạn, khi nói đến các vấn đề chết chóc, hấp hối, nạn thất nghiệp, hay các vấn đề tội phạm; 2) Đề cao, thăng hoa các vấn đề bình thường, chẳng hạn những nhân viên vệ sinh được gọi là sanitary engineers (những kĩ sư vệ sinh). Đinh Trọng Lạc định nghĩa uyển ngữ như sau: uyển ngữ là hình ảnh tu từ trong đó người ta thay tên gọi một đối tượng (hoặc một hiện tượng) bằng sự miêu tả những dấu hiệu cơ bản của nó, hoặc bằng việc nêu lên những nét đặc biệt của nó, tạo hình cho lời nói vì nó không chỉ gợi tên đối tượng mà còn miêu tả đối tượng. Ví dụ, ta gọi phụ nữ là phái yếu, phái đẹp, nam giới là giới mày râu, phái mạnh. Theo Phan Ngọc thì uyển ngữ được định nghĩa là phép chuyển nghĩa được thể hiện bằng việc biểu thị một sự vật hoặc hiện tượng nào đó qua cách thể hiện kín đáo, gián tiếp, lịch sự, mềm mỏng. Ví dụ: không đẹp thay cho xấu, ông ấy không còn trẻ nữa thay cho ông ấy già rồi. Tác giả còn nhận xét rằng uyển ngữ là một biện pháp tu từ rất thích hợp đối với các từ Hán Việt. Thật vậy, khi muốn giảm bớt ấn tượng về một cái gì đau xót hay không sang trọng, người ta dùng từ Hán Việt thay cho từ thuần Việt, Chính vì vậy, người ta nói xác chết cuả kẻ thù 16 nhưng lại dùng thi hài cuả người chiến sĩ. Nguyễn Chiến sử dụng thuật ngữ uyển ngữ để nói về những từ hoặc ngữ được sử dụng thay thế những từ, những ngữ được coi là chưa hòa nhã, quá trực tiếp , dung tục, chướng tai gai mắt hay thô lậu trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Tác giả cho rằng uyển ngữ gắn bó chặt chẽ với tâm lí, tình cảm của con người. ở đây, tâm lí không muốn xúc phạm, không muốn hạ nhục ai chính là lí do căn bản tạo ra uyển ngữ, từ đó theo sự phát triển của nền văn minh, thế giới hiện đại tạo lập nhiều uyển ngữ để tạo ra tục kiêng húy, và sau đó theo sự phát triển của nền văn minh, thế giới hiện đại tạo lập nhiều uyển ngữ để tạo ra sự nhã nhặn êm ái, lịch sự để giảm đi những hiệu ứng thô tục, khó chịu do nhiều từ ngữ gây ra. Theo Trương Viên, uyển ngữ là một từ hay một ngữ cố định được cấu tạo lại, diễn đạt lại từ một nội dung đã có để thể hiện một cách thích hợp, tế nhị và thẩm mỹ; là lời nói được sử dụng trong những tình huống hay văn bản giao tiếp lịch sự, sang trọng, đầy tri thức văn hóa, liên quan đến cái đẹp trong việc dùng từ ngữ. Uyển ngữ cũng đựơc xem như là một từ đồng nghĩa hay một biến thể được dùng để thay thế một từ nào đó trong một ngữ cảnh nhất định. E.Benveniste cho rằng: chỉ có tình huống mới xác định nên uyển ngữ. Tùy thuộc vào việc là điển hình hay ngẫu nhiên mà tình huống tạo ra kiểu diễn đạt uyển chuyển phù hợp với các chuẩn mực của một ngôn ngữ nhất định. Từ đó ông cho rằng, tất thảy đều phụ thuộc vào đặc điểm của khái niệm mà người ta muốn gợi lên trong ý thức, nhưng lại tránh nêu tên khái niệm đó. Nếu khái niệm này thuộc phạm vi vi phạm các chuẩn mực đạo đức xã hội thì uyển ngữ sẽ không được tồn tại lâu dài, và sau khi mang dấu ấn của khái niệm như thế thì uyển ngữ cần được đổi mới. Như vậy, uyển ngữ gắn bó chặt chẽ với tâm lí tình cảm của con người. Uyển ngữ là từ ngữ hoặc cách nói ôn hòa, mập mờ, hay gián tiếp. Chúng là sản phẩm của văn hóa xã hội, phản ánh những tư tưởng văn hóa xã hội khác 17 nhau, và gần như thâm nhập vào các mặt của đời sống, có chức năng tổng hợp các nhân tố. Uyển ngữ có nguồn gốc từ những điều kiêng kị trong ngôn ngữ. Uyển ngữ không chỉ là những từ ngữ uyển chuyển mà còn là một phương thức giao tiếp tích cực vận dụng ngôn ngữ để biểu đạt. Để đạt được mục đích giao tiếp nhất định, người tham gia giao tiếp sẽ sử dụng các mánh khóe ngôn ngữ khác nhau để lời nói đầy đủ dễ nghe hơn. Uyển ngữ trong quá trình giao tiếp ngôn ngữ, người tham gia giao tiếp tùy theo ngữ cảnh nhất định mà lựa chọn phương thức biểu đạt gián tiếp, hàm súc, có tính ngầm ẩn. Các nhà ngôn ngữ học sẽ dùng phương pháp vòng vo, lược bỏ, ví von, vay mượn để diễn đạt những từ ngữ dễ làm người khác khó xử, chán ghét, đau lòng, những từ ngữ đó được gọi là uyển ngữ. Tiếng Anh là euphemism, từ này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là lời nói tốt đẹp, trong đó eu là tiền tố, biểu thị tốt đẹp. Uyển ngữ là những từ ngữ, trong giao tiếp, mang tính ôn hòa, làm cho người nghe cảm thấy vui vẻ, may mắn, gián tiếp để thay thế cho từ ngữ khiến cho người nghe khó chịu, sợ sệt, đau khổ, không may mắn hoặc thất lễ. Qua việc thống kê và phân tích các định nghĩa này, chúng tôi cho rằng, còn có những giới hạn khoa học về uyển ngữ, cần thiết xem xét một số nguyên nhân sau: hoàn cảnh ngôn ngữ giao tiếp đặc trưng bao gồm bối cảnh văn hóa xã hội, phong tục tập quán truyền thống, trường hợp cụ thể, tâm lý của chủ thể giao tiếp; mục đích giao tiếp đặc trưng của người biểu đạt; các thủ pháp ngôn ngữ và lời nói được vận dụng trong đó gồm có từ ngữ, mẫu câu đồng nghĩa và phương thức biểu đạt đồng nghĩa. Dựa vào sự phân tích trên, chúng tôi đưa ra quan niệm của mình về uyển ngữ như sau: Uyển ngữ là từ hoặc ngữ được sử dụng thay thế những từ, ngữ được coi là chưa hòa nhã, quá trực tiếp, dung tục, chướng tai gai mắt hay thô thiển trong các lĩnh vực đời sống xã hội. 18 Trong chức năng hoặc hạn chế của ngữ cảnh ngôn ngữ cụ thể, để phù hợp với quy tắc văn hóa truyền thống của xã hội, phong tục tập quán và tâm lý của chủ thể giao tiếp, người nói không phải nói trực tiếp hay nói thẳng chủ ý mà lựa chọn lời gián tiếp hoặc thủ pháp ngôn ngữ hàm ý tương đồng để thay thế hoặc thay đổi một hiện tượng ngôn ngữ biểu đạt. 1.2. 2. Khái quát đặc điểm của uyển ngữ Trong quá trình giao tiếp, có một số từ ngữ khiến người ta khó xử, không vui, ghét bỏ hoặc phẫn nộ, nếu trực tiếp biểu đạt để lại ấn tượng thô tục, cứng nhắc, nghịch tai, vô lễ. Nếu gián tiếp biểu đạt thì hàm súc, nghe thuận tai, lễ độ. Cách biểu đạt thứ hai gọi là lời khéo léo, do lời khéo léo có sẵn tính thuyết phục, hàm chứa hiệu quả tu từ rất cao, nên luôn được mọi người yêu thích ở mọi góc độ, ở mọi tầng lớp trong đời sống. Trong giao tiếp thường nhật, con người luôn luôn gặp phải một số từ ngữ không dễ gì trực tiếp biểu đạt, cần phải thay đổi cách nói khác để biểu lộ hàm súc uyển chuyển mà vẫn khiến người ta hiểu rõ, lại không mang tính chất châm biếm đối phương, không để đối phương phản cảm. Có mẩu chuyện cười như sau: Có vị tú tài tự cho mình là học cao, mỗi khi bình luận văn chương đều nói với mọi người rằng văn chương thiên hạ phải kể đến Lưỡng Giang, văn chương Lưỡng Giang phải kể đến quê tôi, văn chương quê tôi phải kể đến em họ tôi, còn thì tôi sửa văn chương cho em họ tôi. Cách nói vòng vo này để biểu thị văn chương của mình thuộc vào “đệ nhất thiên hạ”. Chúng tôi cho rằng phương thức tu từ hàm súc uyển chuyển khúc chiết này là uyển ngữ . Phương thức biểu đạt uyển ngữ đã xuất hiện từ cổ xưa. Ví dụ, trong chiến thư Tào Tháo gửi Tôn Quyền có viết: “Nay trị thủy 80 vạn người, hướng về Ngô cùng tướng quân săn bắn”. “Săn bắn” ở đây chính là cách nói uyển ngữ của giao chiến, quyết chiến vậy. Theo các tài liệu có được, ở Trung Quốc, Trần Vọng Đạo là một trong những người đưa ra định nghĩa về uyển ngữ sớm nhất trong cuốn“Tóm tắt nội 19 dung tu từ học”: Uyển ngữ tức là khi nói không trực tiếp bày tỏ ý mình, chỉ dùng những lời hàm súc để ám chỉ và quy nạp được đặc điểm căn bản của tu từ uyển ngữ . Vương Hy Kiệt thì dựa trên cơ sở của tác giả Trần Vọng Đạo bổ sung hoàn thiện thêm một bước, khiến định nghĩa càng khoa học và nghiêm cẩn :“Không thể hoặc không muốn trực tiếp nói ra mà vòng vèo dùng những lời liên quan hoặc cùng loại với ý ban đầu để thay thế Tóm lại, uyển ngữ là dùng từ ngữ hàm súc khúc triết để thay đổi những gì không thể nói trực tiếp, trong đó từ ngữ thay thế vốn đã hàm chứa đặc điểm hàm súc thì được gọi là uyển ngữ. Lý luận của chúng tôi về uyển ngữ là: Trong giao tiếp, xuất hiện nhiều cách suy nghĩ khác nhau, đôi khi lời khó hoặc không thể trực tiếp thốt ra, cần thiết phải dùng từ khúc triết mà vẫn có thể chuyển tải được ý ban đầu, từ ngữ mang đặc điểm khúc triết này chính là uyển ngữ. 1.3. PHÂN LOẠI UYỂN NGỮ 1.3.1. Phân loại uyển ngữ từ góc độ đơn vị ngôn ngữ Uyển ngữ là tổ hợp của từ vựng mang đặc điểm ngữ dụng tương đồng. Xem xét từ những góc độ khác nhau và bình diện khác nhau cho thấy uyển ngữ có những đặc điểm và màu sắc khác nhau. Một đơn vị loại hình uyển ngữ tức là một hợp thể từ vựng, bản thân nó do một loại đơn vị ngôn ngữ tạo thành. Nhìn từ góc độ đơn vị ngôn ngữ, có thể phân chia thành 2 loại: 1) Lời khéo léo: Tức là từ mang nghĩa uyển ngữ, số lượng uyển ngữ này rất nhiều. Ví dụ: người thứ ba, vốn chỉ một cá nhân hoặc đoàn thể ngoài hai người, nay để chỉ người xen vào chuyện yêu đương hay chuyện gia đình người khác, đồng thời biểu thị một quan hệ không bình thường. Chờ việc, gái già, người thứ ba đều là một uyển ngữ thường dùng hiện nay để chỉ: thất nghiệp, phụ nữ lớn tuổi chưa kết hôn, người phá hoại hôn nhân người khác, nghĩa của uyển ngữ chính là nghĩa thường dùng và là nghĩa gốc của từ. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan