Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế của trung qu...

Tài liệu Khảo sát đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế của trung quốc (có so sánh với văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế của việt nam)

.PDF
131
1885
68

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ====================== LI HUI YA (LÊ TUỆ NHÃ) KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC (CÓ SO SÁNH VỚI VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ CỦA VIỆT NAM) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 60 22 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THỊ VIỆT THANH HÀ NỘI 2012 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 4 2. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................. 5 2.1 Ý nghĩa lý luận ..................................................................................... 5 2.2 Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................. 5 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 6 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 7 5. Bố cục của luận văn ............................................................................... 7 PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................... 8 CHƢƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ..................... 8 1.1 Văn bản ................................................................................................ 8 1.2 Văn bản quản lý nhà nƣớc .................................................................. 9 1.3 Văn bản quy phạm pháp luật............................................................ 13 1.4 VBQPPL trong lĩnh vực kinh tế ở Trung Quốc ................................ 25 1.5 Tiểu kết............................................................................................... 30 CHƢƠNG 2: ĐẶC TRƢNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ Ở TRUNG QUỐC TỪ GÓC ĐỘ CẤU TRÚC TỔNG THỂ..................................................................................... 32 2.1 Cấu trúc tổng thể ............................................................................... 32 2.2 Đặc điểm chung của cấu trúc tổng thể VBQPPL ............................. 33 2 2.3 Cấu trúc thể thức của những kiểu loại VBQPPL chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế ở Trung Quốc ....................................................................... 50 2.4 Tiểu kết ............................................................................................... 60 CHƢƠNG 3: ĐẶC TRƢNG NGÔN NGỮ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ Ở TRUNG QUỐC TỪ GÓC ĐỘ CẤU TRÚC NỘI TẠI ................................................................................ 62 3.1 Phong cách ngôn ngữ ........................................................................ 62 3.2 Từ ngữ ................................................................................................ 69 3.3 Câu ..................................................................................................... 80 3.4 Tiểu kết............................................................................................... 89 CHƢƠNG 4: SO SÁNH SỰ TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA TIẾNG TRUNG VÀ TIẾNG VIỆT TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ....................................................... 91 4.1 Cấu trúc tổng thể ............................................................................... 91 4.2 Từ ngữ ................................................................................................ 95 4.3 Liên kết ............................................................................................ 100 4.4 Một số ứng dụng trong biên dịch văn bản quy phạm pháp luật ... 105 4.5 Tiểu kết............................................................................................. 109 PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................111 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 115 PHỤ LỤC ................................................................................................................................ ..119 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xây dựng một xã hội ổn định hài hoà và phát triển mạnh về kinh tế được đảm bảo dựa trên cơ sở pháp luật. Để pháp luật đi vào cuộc sống, làm kim chỉ nam cho hành vi của con người đỏi hỏi ý thức pháp luật phải được nâng cao. Với tinh thần chủ động, Nhà nước phải giữ vai trò quyết định trong việc xây dựng và kiện toàn hệ thống pháp luật nói chung, củng cố và hoàn thiện ngành Luật kinh tế nói riêng để có đủ khả năng thúc đẩy, định hướng cho sự phát triển kinh tế, tăng cường pháp chế trong các hoạt động kinh tế. Các tổ chức, cá nhân cần hiểu biết pháp luật, tích cực sử dụng và sử dụng có hiệu quả pháp luật qua phương tiện văn bản quy phạm pháp luật vào hoạt động sản xuất, kinh doanh theo đúng tinh thần sống, làm việc theo ngành Luật kinh tế. Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức của pháp luật, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Đây là sự thể chế hoá thiết chế xã hội, nói cách khác đó là văn bản cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cầm quyền trong lãnh đạo và quản lý. Hiện nay, vai trò của văn bản quy phạm pháp luật ngày càng quan trọng trong cuộc sống, mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội từ lĩnh vực kinh tế đến lĩnh vực chính trị đều được điều hành thông qua các loại văn bản này. Tuy nhiên, để có các văn bản quy phạm pháp luật thực sự có chất lượng, đòi hỏi các nhà lập pháp trong việc soạn thảo văn bản không chỉ phải nắm được nội dung cụ thể của các bộ luật mà còn phải có kiến thức 4 ngôn ngữ học, đặc biệt là kiến thức về ngôn ngữ học văn bản để tạo ra những văn bản không chỉ đúng về khuôn mẫu, cấu trúc mà còn đạt được hiệu quả giao tiếp cao. Như vậy, chỉ khi nào nắm vững và dung hoà được sự hiểu biết về hai lĩnh vực này thì mới có thể có những bộ luật chính xác về nội dung và phù hợp về hình thức, giúp cho người tiếp nhận văn bản có thể nắm bắt được thông tin nhanh chóng từ đó mà có cách thi hành hợp lý. Từ những lý do về mặt lý luận và thực tiễn ở trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Khảo sát đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế của Trung Quốc (Có so sánh với văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế của Việt Nam) ” với mục đích nghiên cứu, làm rõ những đặc điểm của các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế từ góc độ ngôn ngữ học của Trung Quốc trong sự so sánh với các văn bản trong lĩnh vực tương ứng của Việt Nam, đồng thời góp phần vào việc hoàn thiện ngôn ngữ văn bản quy phạm pháp luật nói riêng và nâng cao trình độ văn hoá pháp luật cho cả dân tộc nói chung. 2. Ý nghĩa của đề tài 2.1 Ý nghĩa lý luận Luận văn này sẽ góp phần cung cấp và làm rõ hơn cơ sở lý luận và dữ liệu cho việc nghiên cứu các loại hình văn bản, đặc biệt là loại hình văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế, đồng thời làm rõ những nét tương đồng và khác biệt cơ bản so với ngôn ngữ trong thể loại văn bản này của Việt Nam. 2.2 Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu ngôn ngữ pháp luật và đặc điểm văn bản quy phạm pháp 5 luật sẽ đóng góp gián tiếp vào việc xây dựng luật pháp, nghiên cứu so sánh luật pháp, cung cấp những căn cứ khoa học và sự ủng hộ như phương pháp và tiêu chuẩn kiểm nghiệm cho những kỹ thuật liên quan đến ngôn ngữ pháp luật. Các kết quả của luận văn này cũng đóng góp trực tiếp vào việc dịch văn bản quy phạm pháp luật giữa hai tiếng Trung và tiếng Việt, đồng thời góp phần trong công tác giảng dạy ngôn ngữ chuyên ngành luật trong lĩnh vực kinh tế và các ứng dụng khác thuộc ngôn ngữ và pháp luật. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thể loại văn bản quy phạm pháp luật, trong đó luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật của lĩnh vực kinh tế. Văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế là một đề tài đang được chú ý, quan tâm và nghiên cứu bởi vai trò quan trọng đặc biệt của nó trong công việc điều hành, quản lý và quy phạm các hoạt động kinh tế thị trường. Chủ yếu thông qua 350 văn bản của lĩnh vực kinh tế Trung Quốc được ban hành từ năm 1992 đến năm 2011, luận văn tập trung vào nghiên cứu một số vấn đề cơ bản như: phân loại, đặc điểm cấu trúc tổng thể và ngôn ngữ cấu trúc nội tại trong thể loại văn bản này. Cũng căn cứ một số công trình và tài liệu tham khảo nghiên cứu VBQPPL của lĩnh vực kinh tế Việt Nam, luận văn cố gắng so sánh đối chiếu những nét tương đồng và khác biệt trong cấu tạo và đặc điểm ngôn ngữ của văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế Trung Quốc và Việt Nam làm cơ sở cho phần ứng dụng phiên dịch văn bản giữa hai ngôn ngữ Trung và Việt. 6 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình khảo sát, để thực hiện được các nhiệm vụ mà đề tài này đặt ra, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu, cụ thể là những phương pháp chính như sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp, chú trọng các phương pháp phân tích văn bản, phân tích diễn ngôn. - Phương pháp thống kê. - Phương pháp so sánh đối chiếu. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn này gồm bốn chương: - Chương 1: Các vấn đề lý luận có liên quan - Chương 2: Đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế của Trung Quốc từ góc độ cấu trúc tổng thể. - Chương 3: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế của Trung Quốc từ góc độ cấu trúc nội tại. - Chương 4: So sánh sự tương đồng và khác biệt giữa văn bản quy phạm pháp luật của tiếng Trung và tiếng Việt trong lĩnh vực kinh tế. 7 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN Do phạm vi nghiên cứu là văn bản pháp luật nên trong phần cơ sở lí luận, trước hết chúng tôi sẽ đề cập đến các khái niệm như: văn bản, văn bản quản lý nhà nước, văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời chương này cũng giới thiệu một bức tranh chung về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Trung Quốc nói chung, và hệ thống thể loại văn bản này trong lĩnh vực kinh tế nói riêng. 1.1 Văn bản Từ “văn bản (text, 文本)” được áp dụng nhiều trong ngôn ngữ học và có ý nghĩa rất phong phú, có thể nói văn bản là hình thái ngôn ngữ được áp dụng trong thực tế. Nhà nghiên cứu kí hiệu(Юрий Михайлович Лотман, 1922-1993)cho rằng: Văn bản thuộc phạm trùm bề ngoài mà được biểu hiện bằng kí hiệu nhất định. Giống như các đơn vị khác của ngôn ngữ, văn bản là một bộ phận của hệ thống kí hiệu ngôn ngữ, đồng thời văn bản có cấu trúc nội tại đặc thù. Có thể coi văn bản là chuỗi ký hiệu ngôn ngữ thuộc một hệ thống nào đó, bao gồm ít nhất từ hai câu trở lên, tạo thành một chỉnh thể mang một nội dung ý nghĩa trọn vẹn và được cấu tạo tuân theo đặc trưng của một phong cách chức năng nhất định, tức hoàn chỉnh cả về hình thức lẫn nội dung. Hiện nay, tồn tại nhiều loại văn bản trong đời sống xã hội mà được sản sinh ra với nội dung và hình thức khác nhau. Mỗi loại văn bản đều nhằm mục đích riêng của chủ thể tạo văn bản và đảm nhận chức năng nhất định. Trong đó chúng tôi sẽ khảo sát loại văn bản điển hình có chức năng như tính pháp lí, tính quản lý điều hành, cụ thể là văn bản quy phạm pháp luật thuộc văn bản 8 quản lí nhà nước. 1.2 Văn bản quản lý nhà nƣớc Là một thể loại văn bản chứa đựng các quy phạm pháp luật và các quan hệ pháp luật tồn tại trong xã hội, trong việc vận dụng các quy phạm pháp luật vào đời sống thực tiễn cũng như việc giải quyết các nhiệm vụ có tính bắt buộc theo quy định của pháp luật. Nội dung trong văn bản chính là những phát ngôn chính thức của cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội. Vì thế, loại văn bản này là cơ sở pháp lý mang tính chuẩn mực cho hoạt động của mọi cá nhân, đơn vị, tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội. Sau đây chúng tôi cần tìm hiểu những văn bản đã nói trên qua hình thức văn bản quản lý nhà nước và chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật. 1.2.1 Khái niệm Xã hội càng văn minh, càng phát triển thì các mối quan hệ xã hội càng phong phú, phức tạp và đa dạng. Ngoài mối quan hệ giữa các quốc gia, mối quan hệ trong nước cũng ngày càng nhiều tầng, nhiều lớp, đa phương, đa tuyến. Ngay trong một doanh nghiệp hay cơ quan tổ chức kinh tế - xã hội thì các mối quan hệ cũng phức tạp hơn. Mặt khác, cuộc sống hàng ngày cũng đòi hỏi con người gắn bó ngày càng mật thiết hơn trong nhiều mối quan hệ hợp tác, trao đổi, mua bán… Sự xuất hiện và phát triển của hệ thống văn bản quản lý - kinh doanh - giao dịch là lẽ tất yếu trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Có thể nói, hệ thống văn bản quản lý là thước đo sự phát triển của xã hội, là phương tiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội, là căn cứ, chuẩn mực cho mọi hoạt động của các cấp, các ngành, các đơn vị, cơ quan, tổ chức kinh tế - xã hội. Cho đến nay, hệ thống văn bản quản lý của Trung Quốc đã phát 9 triển rất mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước cũng như của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế, chính trị và xã hội. Các văn bản quản lý tồn tại ở tất cả mọi nơi, mọi lĩnh vực với mục đích quản lý xã hội, thể hiện tính pháp lý, tính mệnh lệnh, tính thông tin, chỉ huy điều hành và tính thống nhất về hình thức và nội dung của từng kiểu loại và phản ánh kết quả hoạt động trong các lĩnh vực quản lý. Thực tiễn cho thấy, mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước và tổ chức đều dùng đến văn bản quản lý với khối lượng lớn. Văn bản quản lý nhà nước được sử dụng trong các hoạt động quản lý nhà nước. [32.23] Văn bản quản lý nhà nước là phương tiện quan trọng để ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lý; là hình thức để cụ thể hoá pháp luật, thể hiện ý chí, mệnh lệnh của các cơ quan nhà nước đối với cấp dưới; là phương tiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc phạm vi quản lý của nhà nước một cách thuận tiện và chính xác. Như vậy, có thể hiểu văn bản quản lý nhà nước là những quyết định, thông tin quản lý thành văn do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành thẩm quyền, trình tự thủ tục, hình thức nhất định và được nhà nước đảm bảo thi hành bằng những biện pháp khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ nhà nước hoặc giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân. 1.2.2 Chức năng a. Chức năng thông tin Để thực hiện việc điều hành, quản lý đất nước theo những chính sách và mục tiêu đã định trước, các cấp, các ngành ít nhiều phải sử dụng đến các loại văn bản quản lý nhà nước. Hệ thống văn bản đó chứa đựng những thông 10 tin và truyền đạt cho cấp dưới. Những cơ quan, tổ chức kinh tế - xã hội trao đổi thông tin lẫn nhau để cùng nhau giải quyết, để duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với các cơ quan Nhà nước, các quan hệ xã hội khác liên quan mật thiết với kinh doanh và thương mại, để cùng nhau tồn tại và phát triển. Trong quản lý, giao dịch và kinh doanh, văn bản quản lý nhà nước là phương tiện hết sức quan trọng để điều hành mọi hoạt động của cơ quan. Trên thực tế, nghĩa là phải trao đổi thông tin, mà việc trao đổi đó chủ yếu được thực hiện thông qua hệ thống văn bản. Qua văn bản, các chủ trương, chính sách, các quy định, thoả thuận…được chuyển đến dối tượng tác động. b. Chức năng pháp lý Chức năng pháp lý của văn bản quản lý nhà nước được thể hiện trong nội dung các văn bản chứa đựng các quy phạm pháp luật và các quan hệ pháp luật tồn tại trong xã hội, trong việc vận dụng các quy phạm pháp luật vào đời sống thực tiễn cũng như việc giải quyết các nhiệm vụ có tính bắt buộc theo quy định của pháp luật. Nội dung trong văn bản quản lý nhà nước chính là những phát ngôn chính thức của cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội. Vì thế, văn bản quản lý nhà nước là cơ sở pháp lý cho hoạt động của mọi cá nhân, đơn vị, tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội. Các mối quan hệ xã hội, các ràng buộc về mặt pháp lý giữa các ngành, các cấp, giữa các cơ quan cũng như trong nội bộ đều được thực hiện thông qua hệ thống văn bản quản lý nhà nước. Văn bản quản lý nhà nước là cơ sở pháp lý mang tính chuẩn mực và cưỡng chế trong việc vận dụng, giải quyết mọi vấn đề nảy sinh trong xã hội, trong cuộc sống thực tế. 11 c. Chức năng quản lý và điều hành Văn bản quản lý nhà nước là phương tiện chứa đựng và truyền đạt các quyết định quản lý có giá trị cao nhất. Quản lý là hệ thống các biện pháp nhằm điều khiển hoạt động của một đối tượng nào đó theo những mục tiêu đã định trước, trên cơ sở tính toán đầy đủ những điều kiện, những nhân tố ảnh hưởng nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Hệ thống các biện pháp đó chủ yếu được chuyển tải và truyền đạt thông qua hệ thống văn bản quản lý. Mọi chủ thể của xã hội, để thực hiện việc quản lý trong phạm vi đảm nhiệm của mình đều cần phải thông qua hệ thống văn bản quản lý. Hệ thống văn bản đó thể chế hoá các vấn đề liên quan đến cơ cấu tổ chức, lề lối làm việc, quan hệ giữa các cấp, giữa các bộ phận trong đơn vị để tạo ra sự thống nhất trong mọi hoạt động chung. Vì văn bản quản lý nhà nước là phương tiện để truyền đạt các quyết định quản lý nên việc sử dụng phương tiện này như thế nào là tuỳ thuộc vào năng lực của người quản lý, người lãnh đạo. Qua hệ thống văn bản quản lý nhà nước, người lãnh đạo hiểu rõ được yêu cầu, mệnh lệnh của cấp trên. Từ đó, người lãnh đạo tiến hành yêu cầu cấp dưới thực hiện các quyết định quản lý đã ban hành, kiểm tra hiệu lực của các loại văn bản thông qua kết quả công tác vận dụng vào các công tác nghiệp vụ hay tổ chức sản xuất. Như vậy, hệ thống văn bản quản lý nhà nước trong mỗi cơ quan phải quán triệt được việc giải quyết hài hoà các mối quan hệ trong nội bộ cơ quan, quan hệ trên dưới, cũng như các mối quan hệ khác của toàn xã hội; đồng thời thể hiện sự tác động qua lại giữa những người lãnh đạo và những người bị lãnh đạo, giữa các cấp, các ngành. 12 1.3 Văn bản quy phạm pháp luật Pháp luật được soạn thảo theo quy định tuyệt đại đa số tồn tại dưới dạng ngôn ngữ viết là chính. Nguồn của pháp luật nói chung là tất cả các VBQPPL do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Nguồn của luật điều chỉnh các hoạt động cuộc sống - xã hội cũng là các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. 1.3.1 Định nghĩa Văn bản quy phạm pháp luật (viết tắt: VBQPPL) là một bộ phận trong hệ thống văn bản quản lý nhà nước. Cũng như loại văn bản khác, VBQPPL mang đặc tính văn bản khác hẳn với “kể chuyện”, đồng thời nó lại có tính quy phạm và quyền uy được thể hiện trong: Là sản vật của chế độ lập pháp hoặc quá trình thao tác chứ không phải là tác phẩm cá nhân; Phải áp dụng ngôn ngữ lập pháp một cách quy phạm, tường thuật trực tiếp, nghiêm túc, trang trọng lịch sự và chính xác chuẩn mực; Bắt buộc được chứng thực theo đúng hình thức quy phạm, theo đúng mẫu nhất định v.v. VBQPPL là biểu hiện hoặc chứa đựng nội dung pháp luật bằng hình thức văn bản, là văn bản pháp luật do cơ quan Nhà nước có quyền chế định quy phạm pháp luật (Cơ quan Nhà nước thẩm quyền-国家权力机关, Cơ quan hành chính Nhà nước-国家行政机关, Cơ quan tư pháp Nhà nước-国家司法 机关) chế định, ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. [39.13] Đây là sự thể chế hoá thiết chế xã hội, nói cách khác đó là văn bản cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách, phát luật của Đảng và Nhà nước cầm quyền trong lãnh đạo và 13 quản lý, có sức ràng buộc phổ biến và có thể được sử dụng nhiều lần đối với các đối tượng khác nhau. Khác với VBQPPL, có một số văn bản pháp luật tuy mang hiệu lực pháp luật nhưng lại không được áp dụng nhiều lần thì chúng tôi gọi là văn bản mang tính phi quy phạm pháp luật (非规范性法律文件), chẳng hạn như: Văn bản phán quyết trọng tài dân sự (民事判决书), Văn bản phán quyết trọng tài hình sự (刑事判决书裁定书) v.v. Theo thống kê của website Chính phủ Nhân dân Trung Quốc (http://www.gov.cn/flfg/), từ năm 1949 cho đến nay, Trung Quốc khoảng có hơn 500.000 VBQPPL liên quan đến các lĩnh vực xã hội (Hiến pháp, Dân sự, Hình sự, Kinh tế, Hành chính, Xã hội, Quốc tế…), trong đó bao gồm cả những văn bản đã mất hiệu lực. Sau đây là số liệu thống kê cụ thể: Văn bản quy phạm pháp luật TQ Chủ thể Trung ương Địa phương Quốc tế HongKong Macao Số lƣợng 137495 377524 5409 2475 10794 Tỷ lệ 25.76% 70.75% 1.01% 0.46% 2.02% 1.3.2 Đặc điểm Từ khái niệm nói trên có thể thấy VBQPPL có những đặc điểm sau: a. VBQPPL là hình thức của pháp luật. Ở Trung Quốc chỉ có VBQPPL mới được coi là hình thức của pháp luật, hay nói cách khác, không thừa nhận tập quán pháp và tiền lệ pháp là hình thức của pháp luật. Mặc dù, trong thực tiễn áp dụng pháp luật những hình thức này vẫn có giá trị tham khảo đối với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Do vậy, chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật khi giải quyết những công việc 14 thuộc thẩm quyền phải dựa vào các quy định trong VBQPPL làm cơ sở pháp lý để giải quyết công việc. b. VBQPPL do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Đặc điểm này cho chúng tôi khẳng định rằng VBQPPL do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng không phải mọi cơ quan Nhà nước đều có thẩm quyền ban hành VBQPPL. Ở đây nhấn mạnh đến từ “thẩm quyền”, nghĩa là chỉ một số cơ quan trong hệ thống các cơ quan trong bộ máy Nhà nước mới có thẩm quyền ban hành VBQPPL. Sở dĩ chỉ có một số cơ quan có “thẩm quyền” trong bộ máy Nhà nước mới có thẩm quyền ban hành VBQPPL là bởi VBQPPL là văn bản thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng và hơn nữa nó có phạm vi chủ thể tác động cũng như lĩnh vực mà nó điều chỉnh có quy mô rộng khắp và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội. Cho nên, trong hệ thống cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành VBQPPL là luôn chiếm thiểu số về số lượng so với cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật. c. VBQPPL luôn chứa đựng các quy phạm pháp luật. VBQPPL luôn chứa đựng các quy phạm pháp luật, nghĩa là văn bản đó có giá trị bắt buộc các chủ thể trong phạm vi chủ quyền quốc gia và được Nhà nước đảm bảo thực hiện. Đặc điểm này cho thấy trong thực tiễn cơ quan Nhà nước không chỉ ban hành VBQPPL mà còn ban hành các văn bản khác như văn bản áp dụng pháp luật, nhưng trong các văn bản ấy không có tính bắt buộc chung, không chứa đựng quy phạm pháp luật. d. VBQPPL có tên gọi, nội dung và trình tự ban hành theo luật định. Pháp luật là một hệ thống các quy tắc có tính thống nhất nội tại cao. Để 15 đảm bảo tính thống nhất của pháp luật nhằm phát huy vai trò của nó trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội thì yêu cầu tất yếu khách quan đặt ra là cũng cần một hệ thống các VBQPPL để chứa đựng hệ thống quy tắc ấy. Xuất phát từ yêu cầu khách quan ấy mà mỗi loại VBQPPL trong hệ thống VBQPPL phải có tên gọi, nội dung và trình tự ban hành khác nhau, sự khác nhau ấy không chỉ là yếu tố cần thiết nhằm đảm bảo tính thống nhất, tính đồng bộ của hệ thống pháp luật. Ví dụ: cũng là VBQPPL nhưng Hiến pháp có nội dung và trình tự ban hành khác với các văn bản Luật, Điều lệ, Quyết định… Về tên gọi, nội dung và trình tự ban hành các VBQPPL khác nhau xuất pháp từ cơ quan ban hành cũng như lĩnh vực, phạm vi mà văn bản ấy tác động tới. 1.3.3 Phân loại Có nhiều tiêu chí để phân loại VBQPPL, mỗi người phân loại văn bản đứng từ các góc độ khác nhau sẽ đưa ra tiêu chí không giống nhau. Vì thế mà các tiêu chí phân loại rất đa dạng, như dựa vào: 1. Chế độ và chủ thể áp dụng: pháp luật trong nước, pháp luật quốc tế; pháp luật nội địa, pháp luật đặc khu… 2. Tính chất, hiệu lực: luật căn bản – Hiến pháp, luật phổ thông (Pháp luật, Pháp quy hành chính, Pháp quy địa phương…) 3. Cơ quan ban hành: Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, Quốc Vụ Viện, Chính phủ nhân dân… 4. Địa điểm ban hành: tỉnh Quảng đông, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, thành phố Bắc kinh… 5. Thời gian ban hành: năm 1995, năm 2003, năm 2008… 6. Tên loại văn bản: Điều lệ, Biện pháp, Quy định… 7. Nội dung, chủ đề: Luật dân sự, Luật hình sự, Luật thương mại… 16 Sau đây là sự phân loại cơ bản thường được sử dụng tại Trung Quốc. 1.3.3.1 Căn cứ Hiến pháp năm 1982-《宪法》(đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2004) và Luật lập pháp năm 2000《立法法》, hệ thống VBQPPL hiện nay của Trung Quốc bao gồm: + Hiến pháp (宪法) + Pháp luật và giải thích pháp luật (法律及法律解释) + Pháp quy hành chính (行政法规) + Pháp quy địa phương (地方性法规) + Điều lệ tự trị và Điều lệ đơn hành (自治条例和单行条例) + Luật cơ bản của đặc khu hành chính (特别行政区基本法) + Quy chương (规章) a. Hiến pháp - 宪法 (bao gồm Hiến pháp và các đạo luật về bổ sung hoặc sửa đổi Hiến pháp): Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thông qua và công bố thi hành do Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn Quốc Trung Quốc-全国人民代表大会, quy định chế độ cơ bản và nhiệm vụ cân bản của Nhà nước, là Luật cân bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp luật cao nhất, các nhân dân dân tộc toàn quốc, tất cả cơ quan Nhà nước và lực lượng vũ trang, chính đảng và tập thể xã hội, tổ chức sự nghiệp và xí nghiệp đều nhất thiết phải lấy Hiến pháp làm chuẩn tắc hoạt động làm cân bản, bởi vì nó là nguồn của tất cả pháp luật và quy định pháp luật. Hiến pháp là cơ sở để hình thành hệ thống pháp luật, các văn bản dưới Hiến pháp suy cho cùng là sự cụ thể hoá, chi tiết hoá các quy định của Hiến pháp. Do đó, Hiến pháp cũng rất quan trọng đối với ngành luật kinh tế, ví dụ như: “Nhà nước tăng cường lập pháp kinh tế, hoàn thiện điều chỉnh vĩ mô. Nhà nước theo luật cấm tất cả các tổ chức hoặc cá nhân rối loạn trật tự kinh tế xã hội.” (Điều 15, Hiến pháp nước 17 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) - “国家加强经济立法,完善宏观调控。国家依法禁止 任何组织或者个人扰乱社会经济秩序 。” b. Pháp luật và giải thích pháp luật (bao gồm pháp luật cơ bản và pháp luật phi cơ bản) - 法律及法律解释(包括基本法律和非基本法律): Theo quy định của Hiến pháp Trung Quốc, luật cơ bản và luật pháp là do Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc và Ủy ban Thường vụ của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (全国人民代表大会和全国人民代表大会常务委员会) chế định, chủ tịch Nhà nước ký lệnh chủ tịch (主席令) để cho phép công bố. Về mặt hiệu lực, pháp luật thấp hơn Hiến pháp. Pháp luật là sự tổng hợp có hệ thống theo chương, mục những quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội quan trọng của từng lĩnh vực đòi sống xã hội. Giữa pháp luật với các luật chuyên ngành có mối quan hệ nhất định. Ở đây pháp luật cơ bản là chỉ những VBQPPL về hình sự, dân sự, cơ quan Nhà nước và mặt khác do Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc chế định và sửa đổi; Pháp luật phi cơ bản là chỉ những VBQPPL do Ủy ban Thường vụ của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc chế định và sửa đổi. Giải thích pháp luật là có thể do Quốc Vụ Viện (国务院), Ủy ban quân sự trung ương (中央军事委员会), Tòa án nhân dân tối cao (最高人 民 法 院 ), Viện kiểm sát nhân dân tối cao (最 高 人 民 检 察院 ), Ủy ban Thường vụ của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (全国人民代表大会常 务委员会) theo chức quyền pháp luật làm ra những giải thích có hiệu lực pháp luật phổ biến đối với pháp luật được ứng dụng cụ thể. Giải thích pháp luật chỉ có thể áp dụng trong 4 hình thức VBQPPL: Giải thích (解释), Quy định (规定), Phê duyệt (批复), Quyết định (决定). 18 c. Pháp quy hành chính - 行政法规 : Theo quy định của Hiến pháp Trung Quốc, cơ quan chấp hành có quyền lực cao nhất là Quốc Vụ Viện. Quốc Vụ Viện được Hiến pháp ủy quyền có thể chế định và ban hành các loại quy định pháp luật hành chính. Xét về quy mô số lượng, những VBQPPL về pháp quy hành chính do Quốc Vụ Viện ban hành là nhiều nhất, mà hiệu lực chỉ thấp hơn Hiến pháp và Pháp luật, đặc biệt là những Quyết định và Tế tắc细则 như: “Điều lệ tạm thời quản lý và giám sát tài sản quốc hữu của doanh nghiệp”-《企业国有资产监督管理暂行条例》, “Tế tắc thực hiện biện pháp tạm thời quản lý và giám sát sự đầu tư của doanh nghiệp Trung ương”-《中央 企业投资监督管理暂行办法实施细则》. d. Pháp quy địa phương - 地方性法规 : Theo quy định của Hiến pháp và Luật lập pháp, Đại hội Đại biểu Nhân dân và Ủy ban Thường vụ của các tỉnh, khu tự trị (自治区), thành phố trực thuộc trung ương (直辖市, 省、 自) thành phố có Chính phủ nhân dân thuộc tỉnh hoặc khu tự trị tại chỗ (治区 人民政府所在地的市), thành phố lớn do Quốc Vụ Viện phê chuẩn (经国务 院批准的较大的市) có quyền ban hành pháp quy địa phương bằng hình thức quy định, mệnh lệnh v.v. Pháp quy địa phương có hiệu lực trong phạm vi khu vực hành chính của nó và thấp hơn Hiến pháp, Pháp luật và Pháp quy hành chính. e. Điều lệ tự trị và Điều lệ đơn hành -自治条例和单行条例 : Điều lệ tự trị và điều lệ đơn hành đều là do Đại hội Đại biểu Nhân dân của khu tự trị dân tộc ban hành. Điều lệ tự trị được chế định theo những nội dung như tổ chức và nguyên tắc hoạt động thực hiện khu vực tự trị, cấu thành và chức quyền của cơ quan khu tự trị. Điều lệ đơn hành được chế định theo đặc điểm 19 chính trị, kinh tế và văn hóa của dân tộc trong khu tự trị đó. Đa số điều lệ tự trị và điều lệ đơn hành đều được ban hành bằng hình thức điều lệ, tế tắc, cũng có một bộ phận áp dụng thể loại văn bản như quyết định, quy định v.v. f. Luật cơ bản của đặc khu hành chính - 特别行政区基本法: Hiện nay, Luật cơ bản của khu vực hành chính đặc biệt cụ thể là chỉ “Luật cơ bản của đặc khu hành chính HONGKONG nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa” 《中华人民共和国香港特别行政区基本法》và “Luật cơ bản của đặc vực hành chính MACAO nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa”-《中华人民共和 国澳门特别行政区基本法》. Hai đặc khu hành chính này có quyền lập pháp riêng và có thể chế định, sữa chữa và hủy bỏ những VBQPPL kinh tế theo Luật cơ bản nhưng không được trái với Hiến pháp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. g. Quy chương -规章: Các Bộ, Ủy ban Quốc Vụ Viện (国务院各部、 委员会), Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (中国人民银行), Sở kiểm toán Nhà nước (国家审计署) và các cơ quan trực thuộc có chức năng quản lý hành chính có thể chế định quy chương theo pháp quy hành chính, quyết định, mệnh lệnh của pháp luật và Quốc Vụ Viện. Ví du: “Quy định quản lí đăng ký vốn đăng ký công ty” -《公司注册资本登记管理规定》do Tổng cục quản lí hành chính công thương nhà nước nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (中华 人民共和国国家工商行政管理总局) chế định. Theo Điều 78, 79 Chương 5 của Luật lập pháp, Hiến pháp có giá trị pháp lí cao nhất trong hệ thống VBQPPL. Hiệu lực của Pháp luật cao hơn Pháp quy hành chính, Pháp quy địa phương, Quy chương, đồng thời hiệu lực 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan