Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát địa danh quận ba đình - hà nội...

Tài liệu Khảo sát địa danh quận ba đình - hà nội

.PDF
219
1747
120

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------- PHẠM THỊ THU TRANG KHẢO SÁT ĐỊA DANH QUẬN BA ĐÌNH - HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC MÃ SỐ: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN XUÂN HÒA HÀ NỘI - 2008 Lời cảm ơn Luận văn này hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình nhưng nghiêm khắc của PGS.TS Nguyễn Xuân Hòa. Em xin được gửi đến Thầy sự tri ân sâu sắc. Luận văn này đánh dấu sự hoàn thành của một quá trình học tập, vì vậy em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người Thầy, người Cô đã giảng dạy các chuyên đề cao học cho lớp Ngôn ngữ khoá 2005 2008. Trong suốt quá trình làm luận văn em luôn nhận được sự động viên về tinh thần và vật chất từ gia đình, sự giúp đỡ về tư liệu từ bạn bè, đồng nghiệp, sự tạo điều kiện của cơ quan công tác, vì vậy cũng xin gửi đến mọi người lời cảm ơn chân thành nhất. Tác giả Luận văn Phạm Thị Thu Trang 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các vấn đề trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2008 Tác giả luận văn Phạm Thị Thu Trang 3 MỤC LỤC Mục lục .................................................................................................................. 4 Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt ...................................................................... 7 Danh mục các mô hình, biểu bảng ........................................................................... 8 MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 9 0.1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài .............................................................................. 9 0.2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 11 0.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 11 0.4. Tư liệu và cách xử lý tư liệu .............................. 12 0.5. Phương pháp nghiên cứu ............................... 14 0.6. Bố cục luận văn ..................................... 15 Chƣơng 1. MỘT SỐ GIỚI THUYẾT CẦN THIẾT ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH ............... 16 1.1. Khái quát về lịch sử nghiên cứu địa danh .................... 16 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu địa danh trên thế giới .................... 16 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu địa danh trong nước ..................... 17 1.2. Hướng tiếp cận và phát triển khi nghiên cứu địa danh nội thành Hà Nội ................................................. .19 1.3. Giới thuyết về địa danh ................................ 20 1.3.1. Phân loại địa danh .................................. 22 1.3.2. Vị trí của địa danh trong ngôn ngữ học ...................... 26 1.3.3. Lợi ích của việc nghiên cứu địa danh ....................... 27 4 1.4. Tiểu kết chương Một ................................. 29 Chƣơng 2. VÀI NÉT VỀ ĐỊA BÀN KHẢO SÁT ĐỊA DANH QUẬN BA ĐÌNH - HÀ NỘI ...... 30 2.1. Vài nét về địa bàn quận Ba Đình .......................... 30 2.1.1. Vị trí quận Ba Đình đối với thành phố Hà Nội và cả nước .......... 30 2.1.2. Vài nét về địa bàn quận ............................... 31 2.2. Về địa danh quận Ba Đình .............................. 40 2.2.1. Kết quả thu thập.................................... 40 2.2.2. Kết quả phân loại địa danh ............................. 42 2.3. Tiểu kết chương Hai .................................. 53 Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐỊA DANH BA ĐÌNH - HÀ NỘI..................................... 55 3.1. Mô hình cấu tạo địa danh .............................. 55 3.1.1. Vài nét khái quát ................................... 55 3.1.2. Mô hình cấu tạo địa danh ............................. 56 3.2. Thành tố chung ..................................... 57 3.2.1. Khái niệm về thành tố chung ............................ 57 3.2.2. Thành tố chung trong địa danh quận Ba Đình .................. 58 3.3. Địa danh ......................................... 64 3.3.1. Khái niệm về địa danh ................................ 64 3.3.2. Đặc điểm cấu tạo của địa danh Ba Đình - Hà Nội ............... 65 3.4. Tiểu kết chương Ba .................................. 83 Chƣơng 4. ĐỊA DANH BA ĐÌNH NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ - VĂN HÓA .................. 86 4.1. Một số vấn đề về ngôn ngữ và văn hoá liên quan đến địa danh ....... 86 4.1.1. Về quan niệm của W.Humboldt cho rằng ngôn ngữ và văn hóa gắn bó qua lại thông qua nghĩa của những dấu hiệu ngôn ngữ ..................... 86 4.1.2. Về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa ................... 88 5 4.2. Đặc điểm ý nghĩa của địa danh Ba Đình ..................... 89 4.2.1. Ý nghĩa của địa danh và phương pháp xác định ................. 89 4.2.2. Phân loại ý nghĩa địa danh ............................. 91 4.3. Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của địa danh Ba Đình ............ 106 4.3.1. Đặc trưng địa - văn hóa của địa danh Ba Đình ................ 106 4.3.2. Đặc trưng văn hóa của khu vực nội thành Hà Nội .............. 108 4.3.3. Đặc trưng văn hóa xem xét từ nguồn gốc ngôn ngữ của các yếu tố cấu tạo nên địa danh ........................................... 110 4.4. Tiểu kết chương Bốn ................................ 112 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 114 Tài liệu tham khảo ......................................................................................................... 117 PHẦN PHỤ LỤC 6 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 1. Quy ƣớc về cách viết tắt địa danh 14 phƣờng - CV: phường Cống Vị - ĐB: phường Điện Biên - ĐC: phường Đội Cấn - GV: phường Giảng Võ - NH: phường Ngọc Hà - NK: phường Ngọc Khánh - LG: phường Liễu Giai - NTT: phường Nguyễn Trung Trực - KM: phường Kim Mã - PX: phường Phúc Xá - QT: phường Quán Thánh - TC: phường Thành Công - TB: phường Trúc Bạch - VP: phường Vĩnh Phúc 2. Quy ƣớc về cách viết tắt các loại hình địa danh - ĐDTN: địa danh tự nhiên - ĐDNT: địa danh nhân tạo - ĐDĐVC: địa danh các đơn vị dân cư - ĐDCTGT: địa danh các công trình giao thông - ĐDCTXD: địa danh các công trình xây dựng 3. Quy ƣớc về cách dùng ký hiệu - Tất cả những ký hiệu dùng để phiên âm đều được ghi theo ký hiệu phiên âm quốc tế (Phonetic Symbol Guide, G.K Pullum and W.A Laduasaw, the University of Chicago press, Chicago and London 1986, 226p). - Một số ký hiệu khác: + “/”: ký hiệu tương đương + “>”: ký hiệu chuyển đổi + “~”: ký hiệu khoảng 7 DANH MỤC CÁC MÔ HÌNH BIỂU BẢNG Bảng 2.1. Kết quả thu thập địa danh Ba Đình - Hà Nội Bảng 2.2. Số lượng và tỷ lệ thực tế địa danh tự nhiên Bảng 2.3. Số lượng và tỷ lệ thực tế địa danh đơn vị dân cư Bảng 2.4. Số lượng và tỷ lệ thực tế địa danh công trình giao thông Bảng 2.5. Số lượng và tỷ lệ thực tế địa danh công trình xây dựng Bảng 2.6. Kết quả phân loại địa danh theo tiêu chí tự nhiên - không tự nhiên Bảng 3.1. Kết quả và phân loại thành tố chung theo loại hình Bảng 3.2. Kết quả thống kê số lượng thành tố chungtheo loại hình và số lượng yếu tố Bảng 3.3. Bảng phân loại hai xu hướng chuyển hóa thành tố chung vào địa danh Bảng 3.4. Thống kê địa danh theo số lượng các yếu tố Bảng 3.5. Thống kê địa danh theo số lượng các yếu tố và loại hình địa danh Bảng 3.6. Thống kê địa danh theo kiểu cấu tạo và loại hình địa danh Bảng 3.7. Thống kê các địa danh có cấu tạo theo phương thức tự tạo Bảng 4.1. Bảng thống kê địa danh theo tiêu chí ý nghĩa Mô hình 2.1. Sự phân bố các loại hình địa danh trong sự so sánh giữa Tỉ lệ 1 và Tỉ lệ 2 Mô hình 2.2. Phân loại địa danh theo tiêu chí nguồn gốc Mô hình 3.1. Cấu trúc phức thể địa danh Ba Đình 8 MỞ ĐẦU 0.1.TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trên thế giới, ở khắp mọi nơi quanh ta, mỗi sự vật, hiện tượng đều có tên gọi. Điều kỳ lạ là tên gọi đó được xuất hiện ngay khi con người nhận diện và hiểu biết về chúng. Đó có thể là tên người, tên sông, tên núi, tên làng, tên xóm, tên đường phố, tên các công cụ vật dụng v.v. Những tên gọi đó nảy sinh xuất phát từ nhu cầu thực tế của con người. Con người cần phải có sự phân biệt rõ ràng giữa sự vật, đối tượng này với sự vật, đối tượng kia, giữa không gian này với không gian khác. Mặc dù, tên gọi đó có thể khác nhau tuỳ theo mỗi vùng miền, mỗi mảnh đất, nhưng ít ra chúng cũng được cộng đồng nơi đó “sử dụng” và “tái sử dụng” trong một thời gian dài. Nó có sức sống vô cùng mãnh liệt. Có thể sự vật, hiện tượng đã mất đi nhưng tên gọi của nó vẫn còn và được ghi nhớ lại. Những tên gọi đó chính là những tên riêng, mà việc nghiên cứu về nó đã hình thành nên một chuyên ngành riêng gọi là: danh xưng học (onomasiologie/ onomastique). Nếu đối tượng nghiên cứu của danh xưng học là tên người thì được gọi là nhân danh học, còn nếu đối tượng nghiên cứu là các tên gọi gắn với không gian địa lý thì chính là địa danh học. Việc nghiên cứu địa danh có vai trò quan trọng trong ngôn ngữ học, đặc biệt là trong việc nghiên cứu lịch sử ngôn ngữ. Xét về mặt cấu trúc nội tại, nó có tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến việc tìm ra các quy luật cấu tạo ngôn ngữ. Địa danh là một vốn từ loại khá cố định và tồn tại lâu dài nên việc khảo sát và nghiên cứu nó sẽ cho chúng ta những kết luận chính xác hơn việc sử dụng những từ loại khác. Hơn nữa, chức năng căn bản của địa danh là định danh và cá thể hoá đối tượng nên chúng có thể hiện hữu trong thời điểm hiện tại ngay cả khi đối tượng không còn tồn tại hoặc bị phai mờ ý nghĩa. Nhiều khi người ta sử dụng địa danh chỉ để gọi tên hoặc phân biệt đối tượng này với đối tượng khác mà không hiểu hết ý nghĩa của nó. Việc nghiên cứu địa danh không chỉ làm sáng tỏ những quy luật, những cách thức cấu tạo ngôn ngữ, mà còn làm rõ nét văn hoá, lịch sử, truyền thống... của mỗi vùng miền. Địa danh có mối quan hệ mật thiết với văn hoá, lịch sử nơi chúng được hình thành. Mỗi tên gọi, mỗi địa danh xuất hiện đều có những lý do riêng, những 9 cách giải thích riêng của người dân nơi đó. Hơn nữa, chúng còn có thể có nhiều tên gọi khác nhau, gắn với những sự kiện khác nhau. Tên gọi khác nhau cho cùng một đối tượng là một điểm khá thú vị của việc nghiên cứu địa danh. Những tên gọi địa danh đó giúp ta có thể quay ngược thời gian, tìm hiểu những nét văn hoá, biến đổi của lịch sử dân tộc. Đó là một tấm gương soi rọi những giá trị đồng đại và lịch đại của ngôn ngữ và văn hoá. Rõ ràng, nghiên cứu địa danh có liên quan đến việc nghiên cứu văn hoá vùng, miền - một vấn đề cấp thiết đang được đặt ra hiện nay. Vùng miền mà luận văn này khảo sát địa danh là quận Ba Đình - Hà Nội. Ba Đình là một quận trung tâm khá đặc biệt. Nó bao gồm những khu vực mang tính thành thị và những khu vực mang nhiều nét ngoại thành - khu vực phía nam Hồ Tây. Trước đây cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu địa danh ngoại thành và nội thành Hà Nội, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tỉ mỉ và có hệ thống trên phương diện ngôn ngữ học, hơn nữa lại giới hạn ở một địa bàn hẹp. Đó là quận Ba Đình, nơi có thể đã được khá nhiều người quan tâm, nghiên cứu nhưng nó vẫn hứa hẹn nhiều tiềm năng về văn hoá, lịch sử cần được khám phá qua việc khảo sát địa danh. Việc khảo sát địa danh Ba Đình - Hà Nội không chỉ có ý nghĩa với một vùng, một miền mà nó còn có ý nghĩa với cả Thủ đô Hà Nội. Kể từ năm 1010 đến nay, trải qua ngót 10 thế kỷ, vùng đất này luôn giữ vị trí trung tâm của các trung tâm chính trị, văn hóa đất nước từ Kinh thành Thăng Long thời Lý, thời Trần; Đông Kinh thời Lê; Hà Nội thời Nguyễn đến Hà Nội - Thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trước thềm Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, việc nghiên cứu địa danh Ba Đình của luận văn góp phần khẳng định vị thế chính trị, văn hóa của quận đối với Thủ đô Hà Nội và cả nước. Đây chính là lý do chúng tôi đã lựa chọn đề tài "Khảo sát địa danh quận Ba Đình - Hà Nội" làm luận văn thạc sỹ. 0.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Luận văn này đề ra mục đích khảo sát địa danh Ba Đình - Hà Nội nhằm chỉ ra được những đặc điểm về cấu tạo, về phương thức định danh nhìn từ góc độ ngôn ngữ - văn hoá - lịch sử. 10 Qua việc khảo sát, nghiên cứu địa danh luận văn cho thấy sự liên ngành, đa ngành giữa các ngành khoa học có liên quan, tác động qua lại với nhau. Đó là mối quan hệ của địa danh học với từ vựng học, ngữ pháp học, ngữ âm học và mối quan hệ của địa danh học với địa lý học, lịch sử học, khảo cổ học, văn hoá học... Ngoài ra, luận văn còn đề ra mục đích lý giải những tên gọi địa danh ở Ba Đình - Hà Nội qua đó góp phần xây dựng từ điển địa danh Hà Nội mới, cập nhật cho đến thời điểm hiện tại. Việc làm này là hết sức cần thiết, có thể góp phần giải quyết vấn đề chuẩn hoá địa danh ở một vùng miền trong tình hình Hà Nội vừa được mở rộng địa giới hành chính kể từ ngày 01/8/2008. 0.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 0.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là những địa danh thuộc Ba Đình Hà Nội: địa danh tự nhiên và địa danh nhân tạo. Địa danh tự nhiên gồm có tên sông, tên hồ, tên núi...; địa danh nhân tạo gồm có địa danh các công trình giao thông, địa danh các đơn vị dân cư và địa danh các công trình xây dựng. Luận văn đã tìm hiểu và đối chiếu những địa danh có nhiều tên gọi, lý giải ý nghĩa cho hầu hết các địa danh được đưa ra khảo sát. Trong việc khảo sát địa danh trên một địa bàn mang nhiều tính thành thị như Ba Đình thì số lượng những địa danh thuộc nhóm địa danh tự nhiên là rất ít, trái lại số lượng những địa danh nhân tạo chiếm phần lớn. Hầu hết, những địa danh tự nhiên và địa danh nhân tạo trước đây đã bị biến đổi rất nhiều, thậm chí đã mất hẳn, nhưng tên gọi của nó thì vẫn còn. Do đó, luận văn vẫn lấy chúng làm đối tượng khảo sát. 0.3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là toàn bộ vùng đất thuộc quận Ba Đình - Hà Nội, gồm có 14 phường của quận: Liễu Giai, Ngọc Hà, Ngọc Khánh, Điện Biên, Quán Thánh, Trúc Bạch, Vĩnh Phúc, Cống Vị, Nguyễn Trung Trực, Kim Mã, Đội Cấn, Giảng Võ, Phúc Xá, Thành Công. Việc chia nhỏ theo phường để khảo sát vừa mang tính logíc, vừa hợp lý về mặt địa giới hành chính sẽ đem lại nhiều thuận lợi cho người nghiên cứu. 11 0.4. TƢ LIỆU VÀ CÁCH XỬ LÝ TƢ LIỆU 0.4.1. Nguồn tƣ liệu a) Hệ thống bản đồ các loại (bản đồ hành chính, bản đồ địa hình, bản đồ quy hoạch...) với tỉ lệ khác nhau và ở các thời kỳ khác nhau. Các bản đồ đó, cung cấp cái nhìn tổng thể về vùng đất được khảo sát, về từng địa bàn nhỏ nằm trong đó từ góc độ đồng đại và lịch đại, gồm có một số bản đồ chính: - Bản đồ cổ của huyện Vĩnh Thuận và Thọ Xương - Bản đồ Thành Đông Kinh vẽ năm 1490. - Bản đồ Hà Nội vẽ năm 1831 (Hoài Đức phủ toàn đồ). - Bản đồ Đồng Khánh địa dư chí lục. - Các bản đồ thời kỳ sau cách mạng: Bản đồ Hà Nội 1946, bản đồ Hà Nội (1953 - 1954), bản đồ Hà Nội 1955. - Bản đồ hành chính của quận Ba Đình năm 2005, 2007. - Bản đồ của 14 phường trong quận năm 2005. - Bản đồ hành chính của Hà Nội được mở rộng năm 2008. b) Có được cái nhìn khái quát về địa bàn khảo sát, chúng tôi bắt tay vào tìm những tư liệu cụ thể: - Sưu tập các tư liệu phục vụ các vấn đề về lý thuyết địa danh - Tìm nguồn tư liệu địa danh từ một số các cơ quan chủ chốt trên địa bàn là UBND Quận, UBND của 14 phường, Ban Quản lý Danh thắng - Di tích của quận. - Tìm nguồn tư liệu từ những đơn vị Sở ngành khác có liên quan như: Cục Quản lý Di sản văn hoá Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Thư viện Quốc gia, Thư viện Khoa học - Xã hội, Sở, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hà Nội... - Thu thập các báo, các tạp chí, sách, tư liệu viết tay, trên các trang web về sự vật, con người, phong cảnh... Ba Đình - Hà Nội. - Tài liệu về các di tích lịch sử, bảng biểu thống kê địa bàn hành chính, các loại địa hình của quận. 12 - Tài liệu nội bộ liên quan đến việc thay đổi địa bàn các phường trong quận, và các quyết định, chỉ thị, nghị quyết của UBND Thành phố Hà Nội có liên quan. c) Ngoài ra, luận văn còn sử dụng tư liệu qua điền dã gồm có: - Tư liệu dân gian về địa danh thông qua những người dân trên địa bàn. - Tư liệu ghi chép trực tiếp tại khu vực khảo sát. 0.4.2. Cách xử lý tƣ liệu * Lập các bảng biểu, sơ đồ, quy ra tỉ lệ phần trăm cho từng nhóm đối tượng, theo từng tiêu chí phân loại cụ thể như sau: a) Loại hình địa danh (danh từ chung chỉ loại đối tượng): với địa danh tự nhiên là “hồ, đầm, núi...”; với địa danh nhân tạo thuộc nhóm giao thông là “đường, phố, ngõ... ”; với địa danh nhân tạo thuộc nhóm đơn vị dân cư là “khu, thôn, xóm, trại...”; với địa danh nhân tạo thuộc nhóm các công trình xây dựng “công viên, vườn hoa, quảng trường, sân vận động ...”. b) Tên gọi của đối tượng hiện nay, tồn tại hiện hữu trên mặt đất, thuộc địa bàn quận (tên địa danh), VD: hồ Trúc Bạch, thì “Trúc Bạch” là tên địa danh. c) Tên gọi khác và tên gọi trước đây: Tên gọi khác là những tên gọi được sử dụng song song, đồng thời với tên gọi ở thời điểm hiện nay (VD: khu di tích Hoàng Thành Thăng Long còn được gọi với tên khác là thành cổ Hà Nội). Tên gọi trước đây là những tên gọi cũ không được sử dụng phổ biến nữa (VD: hồ Thủ Lệ trước đây được gọi là hồ Linh Lang). Song song với việc tìm và phát hiện những tên gọi khác và tên gọi trước đây, luận văn cố gắng tìm thời điểm ra đời của những tên gọi đó để thấy được sự biến đổi của chúng theo thời gian, cái mà Superanskaja gọi là “Tính liên tục theo thời gian của địa danh” [68, 8]. Ngoài ra, việc tìm hiểu các tên gọi này cũng nảy sinh một vấn đề là sự chuyển đổi loại hình (VD: tên gọi ngày nay là đường La Thành còn tên gọi trước đây là đê La Thành). d) Cùng với cột tên gọi khác và trước đây của địa danh hiện nay, luận văn còn khảo sát những địa danh đã có và được lưu giữ đến ngày nay, nhưng hiện nay đối tượng mà nó chỉ ra không còn tồn tại (VD: núi Nùng hay còn gọi là núi Long Đỗ (rốn 13 rồng) hiện nay không còn tồn tại). Một việc quan trọng trong mảng này là khoanh vùng khu vực tương ứng với vị trí hiện nay của các đối tượng đó. e) Lập bảng ý nghĩa của địa danh, trong đó có mô tả đối tượng địa danh hiện nay và trước đó, tìm hiểu ý nghĩa của việc đặt tên, lý do đặt tên. Đây là một khâu quan trọng trong việc phân tích và tìm ra các quy luật, các phương thức cấu tạo của địa danh trong ngôn ngữ. f) Xác định nguồn gốc ngôn ngữ của các yếu tố địa danh (là từ thuần Việt hay Hán Việt, là yếu tố vay mượn hay biến âm...). Bên cạnh đó, mỗi địa danh được thống kê đều được xác định vị trí địa bàn mà nó tồn tài, hay khoảng không gian địa lý mà nó từng tồn tại. Vị trí này được xác định dựa trên địa bàn hành chính của 14 phường trong quận. 0.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Luận văn áp dụng phương pháp thu thập, thống kê và xử lý tư liệu. Việc thống kê được thực hiện kết hợp với phân tích và phân loại: bậc 1 gồm những phân loại lớn (địa danh tự nhiên, địa danh nhân tạo), bậc 2 gồm những phân loại nhỏ hơn (địa danh đơn vị dân cư, địa danh công trình xây dựng, địa danh công trình giao thông), bậc 3 gồm những tiểu loại nhỏ hơn nữa (địa danh mang tên người, địa danh mang tên làng, thôn, trại trước đây, địa danh mang yếu tố Hán Việt, thuần Việt). - Luận văn áp dụng thao tác thu thập tư liệu trên bản đồ theo hướng đồng đại (bản đồ hiện nay) và theo hướng lịch đại (bản đồ trước đây) nhằm xác định vị trí, đặc điểm địa lý khi tiến hành khảo sát điền dã. Với bản đồ lịch đại, chúng tôi có thể nhận thấy ngay được những địa danh còn hay mất, mới hay cũ trên địa bàn. Nhiều địa danh đã mất, địa danh cũ có khi còn nhiều hơn địa danh mới hiện nay. Mặc dù, chúng vẫn được khảo sát, nhưng tôn chỉ của chúng tôi là không thiên về hướng lịch đại. Bởi việc tra cứu những địa danh trước đây so với ngày nay là công việc của người làm địa chí, địa bạ, còn đối với người làm địa danh theo chúng tôi là phải đứng ở thời điểm hiện nay để xem xét sự biến đổi của lịch sử. 14 - Luận văn cũng áp dụng phương pháp điền dã (có ghi chép, thu âm trực tiếp, chụp ảnh) làm tư liệu thực tế cho việc xác định vị trí địa lý của địa danh để có những lý giải về địa danh trong dân gian. 0.6. BỐ CỤC LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm có 4 chương và Phụ lục gồm 116 trang chính văn. Chương 1: Nêu một số cơ sở lý thuyết cần thiết về nghiên cứu địa danh, tổng quan về lịch sử nghiên cứu địa danh trong và ngoài nước, liên quan đến hướng tiếp cận khảo sát địa danh trên địa bàn cụ thể là quận Ba Đình - Hà Nội. Chương 2: Trình bày khái quát về địa bàn được khảo sát - địa danh quận Ba Đình - Hà Nội. Chương này trình bày mảnh đất và con người của địa danh được khảo sát. Chương 3: Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo địa danh quận Ba Đình - Hà Nội: các mô hình cấu tạo, các thành tố cấu tạo nên địa danh, trong đó có các kiểu cấu tạo, các phương thức cấu tạo địa danh (cách đặt tên) của từng đối tượng. Chương 4: Địa danh Ba Đình nhìn từ góc độ ngôn ngữ - văn hoá: Chương này là sự khẳng định mối quan hệ giao thoa giữa địa danh và ngôn ngữ - văn hoá - lịch sử vùng miền; đồng thời chỉ rõ đặc điểm ý nghĩa và các đặc trưng ngôn ngữ văn hoá của địa danh Ba Đình - Hà Nội. Phụ lục: Thu thập một số bản đồ, ảnh chụp và các biểu, bảng về địa danh, địa bàn xưa và nay của quận Ba Đình - Hà Nội. 15 Chƣơng 1 MỘT SỐ GIỚI THUYẾT CẦN THIẾT ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH 1.1. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu địa danh trên thế giới Trên thế giới, việc nghiên cứu địa danh ra đời từ rất sớm, ở cả phương Đông lẫn phương Tây. Ở phương Đông, giai đoạn khởi nguồn của nó được diễn ra từ đầu Công nguyên. Địa danh được sưu tập trong các sách này chủ yếu là các sách lịch sử, địa chí có ghi chép, sưu tập, tổng hợp và phần nào giải thích về cách đọc, về ngữ nghĩa của địa danh. Đại diện tiêu biểu là Ban Cố thời Đông Hán (32 - 92 sau Công nguyên) đã ghi chép được hơn 4000 địa danh trong Hán thư; sách Thuỷ Kinh Chú của Lệ Đạo Nguyên thời Bắc Ngụy (380 - 535) đã để cập đến trên 20.000 vạn địa danh, số được giải thích là khoảng 2300 địa danh. Vào cuối thế kỷ XIX, Nhật Bản là một quốc gia tiên phong cho công việc này, với đại diện tiêu biểu là Kindaichi Kyô, Kanazawa, v.v... Ở phương Tây, bộ môn địa danh học được bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX, nhưng trên thực tế nó đã xuất hiện từ trước đó. Trong Thánh Kinh của Thiên chúa giáo cũng thu thập rất nhiều địa danh khác nhau. Vào thế kỷ XII trước Công nguyên, cuốn sách của Johhua ở Israel đã thu thập được hàng trăm địa danh. Trong các cuốn II - VII của Ptolemy đã có tới 8100 địa danh. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là thời điểm nở rộ các công trình nghiên cứu về địa danh có tính lý luận cao. Năm 1835, T.A. Gibson có cuốn "Địa lý học từ nguyên" hướng đến một danh sách phân loại về các từ ngữ thường gặp, như tiền tố hoặc hậu tố, trong các phức thể của tên địa lý. Năm 1864 có cuốn "Từ và các địa điểm hay sự minh hoạ có tính nguyên lai về lịch sử, dân tộc học và địa lý học" của Issac Taylor. Năm 1872 có "Địa danh học" của J.J. Egli. Năm 1903 có "Địa danh học" của J.W. Nagh. Bên cạnh những nghiên cứu cá nhân, nhiều tổ chức nghiên cứu ở các nước cũng được thành lập: năm 1890, thành lập Ủy ban Địa 16 danh nước Mỹ (BGN), đến 1902 thành lập Ủy ban Địa danh Thụy Điển; năm 1919 lập Ủy ban Địa danh nước Anh (PCGN) v.v... Từ đầu thế kỷ XX, các công trình nghiên cứu càng đi sâu vào việc nghiên cứu địa danh theo hướng tổng hợp, bám sát lý thuyết địa danh.Ví dụ như: A.Dauzat (người Pháp) xuất bản cuốn “Nguồn gốc và sự phát triển địa danh” (1926); George R. Stewart có công trình “Các tên gọi, một khảo sát về việc đặt tên địa điểm” (1958); công trình “Thực hành địa danh học” của P.E. Raper (1977). Về lĩnh vực này, chúng ta không thể nhắc đến hàng loạt các nhà địa danh học người Nga - những người đã đặt nền tảng đầu tiên trong việc xây dựng hệ thống lý luận. Đó là “Những khuynh hướng nghiên cứu địa danh học” của E.M. Murzaev, “Bàn về địa danh học đồng đại” của Iu.A. Kapenko (1964), “Những nguyên tắc cơ bản của công tác nghiên cứu địa danh” của A.I. Popov, “Địa danh mang những thông tin gì” của N.V. Podonskaja, “Các khuynh hướng nghiên cứu địa danh” của N.I. Nikonov... và đặc biệt là công trình “Địa danh học là gì” của A.V. Superanskaja [68] đã mang lại những định hướng mới cho việc nghiên cứu địa danh, tạo ra những giá trị nhất định trong quá trình phát triển của địa danh học. Càng về sau này, việc nghiên cứu địa danh không chỉ nằm bó hẹp trong các chuyên luận nghiên cứu mà được ứng dụng trong thực tế với những người làm chính sách ngôn ngữ, những người làm công tác bản đồ, những nhà nghiên cứu về văn hóa - lịch sử tộc người, v.v... Hướng mở rộng này, khiến cho ta thấy được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu địa danh và tính sâu rộng của nó trong đời sống. 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu địa danh trong nƣớc Việc nghiên cứu địa danh ở Việt Nam ra đời muộn hơn so với các nước phương Tây. Ban đầu, đó là những sản phẩm mang tính liệt kê và giả thích tên gọi một cách thuần tuý, chưa quan tâm đến những vấn đề bản chất của địa danh học. Hầu hết, chúng đều là các sách sử và địa chí, chẳng hạn như: “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi (1380 - 1442), “Đại Việt sử ký toàn thư” của Ngô Sĩ Liên (thế kỷ XV), “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú (1782 - 1840), “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức (1765 - 1825), “Đại Nam nhất thống chí” do Quốc Sử quán triều Nguyễn thời Tự Đức biên soạn (1864 - 1875). 17 Bước sang thế kỷ XX, khi mà việc nghiên cứu địa danh trên thế giới đang phát triển thì ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu hình thành những nghiên cứu lý luận chuyên sâu. Điều thuận lợi là những nhà địa danh học ở Việt Nam đã kế thừa được những kết quả, phương pháp và lý thuyết nghiên cứu của thế giới, tạo đà cho công cuộc nghiên cứu địa danh trong nước. Những người dẫn đầu trong công cuộc này là một số tác giả như: Đào Duy Anh, Hoàng Thị Châu, Phạm Đức Dương, Lê Trung Hoa, Trần Trí Dõi... tiếp đến là: Nguyễn Kiên Trường, Từ Thu Mai, Trần Văn Dũng... Công trình của các tác giả này có ảnh hướng lớn đến việc nghiên cứu địa danh trong nước, có tính lý luận cao, vận dụng được phương pháp so sánh lịch sử trong nghiên cứu địa danh. Nhờ đó mà một số vấn đề về địa danh đã được làm sáng tỏ và được nhiều ngành sử dụng. Đề cập đến các công trình nghiên cứu trong nước nói trên, trước hết có thể kể đến bài báo nghiên cứu của Hoàng Thị Châu viết năm 1964 “Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông”. Trong công trình này Hoàng Thị Châu đã sử dụng phương pháp ngôn ngữ học để khảo sát đối tượng. Đây là một bước tiến mới. Sau đó là hai luận án phó tiến sĩ “Những đặc điểm chính của địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh” (1990) của Lê Trung Hoa “Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phòng (sơ bộ so sánh với một số vùng khác)” của Nguyễn Kiên Trường. Hai luận án này đều nghiên cứu địa danh dưới góc độ ngôn ngữ học, lấy đối tượng khảo sát khá điển hình: một là địa bàn miền Nam, một là địa bàn miền Bắc. Đó là những chuyên khảo đầu tiên về địa danh Việt Nam trên một địa bàn cụ thể. Những năm gần đây đã có hai luận án tiến sĩ về địa danh đã được bảo vệ là “Nghiên cứu địa danh Quảng Trị” của Từ Thu Mai năm 2003 và “Những đặc điểm chính của địa danh Dăk Lăk” của Trần Văn Dũng năm 2005. Bên cạnh đó, một số sách tra cứu đã được xuất bản như cuốn “Sổ tay địa danh Việt Nam” của Đinh Xuân Vịnh (1995), “Sổ tay địa danh Việt Nam” của Nguyễn Dược - Trung Hải (1998), “Từ điển bách khoa địa danh Hải Phòng” do Ngô Đăng Lợi chủ biên (1998), “Từ điển Hà Nội địa danh” của Bùi Thiết (1993), hoặc một số cuốn địa chí vùng như “Địa chí Nam Định” (2004), “Địa chí Cổ Loa” (2007)... Những công trình này thiên về sưu tầm tư liệu mà thiếu tính lý luận, do đó chưa phải là những công trình nghiên cứu địa danh thực sự. 18 1.2. HƢỚNG TIẾP CẬN VÀ PHÁT TRIỂN KHI NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH NỘI THÀNH HÀ NỘI Những công trình đầu tiên đề cập đến vấn đề địa danh nội thành Hà Nội xuất hiện từ thế kỷ thứ XIX. Đó là những công trình thiên về lịch sử, liệt kê các đơn vị hành chính, mô tả phong vật, sông núi, thành trì, nhân vật, sản vật... của vùng đất Hà Nội xưa1. Trước hết, ta phải kể đến “Các trấn, tổng, xã danh bị lãm” (1810). Vì công trình này thu thập tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX thuộc các tỉnh từ Nghệ An trở ra (10.994 địa danh) nên có liệt kê địa danh làng, xã Hà Nội. Tiếp đến là “Bắc thành địa dư chí lục” (1818 - 1821) do Lê Chất soạn, có ghi chép 12 trấn thuộc Bắc Thành, nay là 12 tỉnh miền Bắc. Năm 1866, “Hà Nội địa bạ” cung cấp cho ta một lớp địa danh đến tận xã, phường, thôn, trại của tỉnh Hà Nội thời Tự Đức. Năm 1882 là “Đại Việt địa dư toàn biên” hay “Phương Đình dư địa chí” do Nguyễn Văn Siêu và Bùi Hữu Trúc soạn, và năm 1888 là “Đồng Khánh địa dư chí” cũng có phương cách tương tự. Bên cạnh đó, cũng có những sách ghi chép về núi sông, thành trì... thuộc Hà Nội khá tỉ mỉ như: “Hà Nội, sơn xuyên phong vực”, “Hà Nội địa dư”... Các công trình này không có giá trị nhiều về lý luận nghiên cứu mà chỉ được xem như là những nguồn tư liệu cho việc khảo sát địa danh nội thành Hà Nội. Thời Pháp thuộc, thực dân Pháp thực hiện việc nghiên cứu địa danh nội thành Hà Nội mang tính ghi chép để phục vụ cho cuộc xâm lược của chúng đối với nhân dân ta. Điều này được thể hiện rõ trong tài liệu lưu trữ 1873 - 1954 của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, về địa giới hành chính, về giao thông đô thị... do người Pháp ghi chép. Ở thời kỳ này nhiều tên gọi địa danh được đặt thêm, mang màu sắc của địa danh phương Tây. Ngoài ra, các kho thần tích, thần sắc cũng có những đóng góp đáng kể. Kho thần tích, thần sắc Hà Nội năm 1938 có ghi chú rõ ở ngõ, làng, phố, khu phố nào, ở đình nào có bao nhiêu đạo sắc phong, bao nhiêu nhân thần, thiên thần, thành hoàng và tên được gọi của chúng. Cũng có những địa danh bị mất đi nhưng vẫn có thể suy luận ra nay ở đâu nhờ tên nhân thần, thành hoàng ... của khu vực đó. Như 1 Vùng đất Hà Nội xưa bao gồm chủ yếu là địa bàn của 2 huyện Vĩnh Thuận và Thọ Xương, nay là quận Ba Đình và quận Hoàn Kiếm - Hà Nội. 19 vậy, việc nghiên cứu địa danh nội thành Hà Nội thời kỳ này cũng chỉ dừng lại ở việc khảo sát, không mang tính lý luận. Trong những năm gần đây, khi mà việc nghiên cứu địa danh đã có những bước phát triển thì công tác nghiên cứu địa danh nội thành được chú ý nhiều hơn, điển hình là luận án phó tiến sĩ của Lê Trung Hoa nghiên cứu về “Địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu địa danh nội thành có nhiều điểm khác biệt so với việc nghiên cứu địa danh ngoại thành hay các vùng phụ cận khác. Bởi khi nghiên cứu địa danh nội thành yếu tố thành thị chiếm ưu thế: các tên làng, tên xã, tên thôn... được chuyển thành tên phường, tên quận; các địa danh tự nhiên bị thay đổi nhiều; đặc biệt là có hiện tượng chồng lớp các địa danh tạo nên sự đa dạng, nhiều chiều của văn hoá - lịch sử. Tuy nhiên, việc nghiên cứu địa danh nội thành Hà Nội - một đại diện tiêu biểu của miền Bắc Việt Nam - có những đặc điểm khác so với thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, cho đến thời điểm này vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về địa danh nội thành Hà Nội trên phương diện ngôn ngữ học, kể cả một số bài báo, sách địa chí như "Địa chí Tây Hồ", một số từ điển, sổ tay địa danh Hà Nội ("Từ điển Hà Nội địa danh"). Nhằm tìm hướng giải quyết cho vấn đề này, luận văn bước đầu khảo sát và nghiên cứu địa danh ở quận Ba Đình thuộc nội thành Hà Nội một cách tỉ mỉ và có hệ thống. 1.3. GIỚI THUYẾT VỀ ĐỊA DANH Định nghĩa về địa danh được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với thuật ngữ là toponima hay toponoma, mà “topos” là “địa điểm” và “onima” hay “onoma” là “tên gọi”, nên chúng được dịch là “tên gọi địa lý”. Phân tích theo lối chiết tự thì “địa” là “đất”, “danh” là “tên”, nên được gọi là “tên đất”. Hai cách phân tích trên giúp chúng ta hiểu rõ hơn về địa danh, nhưng vẫn cần có một định nghĩa khái quát nhất về đối tượng này. Nhà ngôn ngữ học người Nga A.V. Superanskaja (1985) trong cuốn “Địa danh là gì” đã cho rằng: “Tên gọi các địa điểm được biểu thị bằng những từ riêng. Đó là các tên gọi địa lý, địa danh hay toponimia” [68, 1] và chỉ rõ “Những địa điểm, mục tiêu địa lý đó là những vật thể tự nhiên hay nhân tạo với sự định vị xác định trên 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan