Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát hệ thống thuật ngữ ngôn ngữ học trong từ điển bách khoa việt nam(4 tập)...

Tài liệu Khảo sát hệ thống thuật ngữ ngôn ngữ học trong từ điển bách khoa việt nam(4 tập)

.PDF
80
1831
80

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------------- BÙI THỊ TUYẾT TRINH KHẢO SÁT HỆ THỐNG THUẬT NGỮ NGÔN NGỮ HỌC TRONG TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA VIỆT NAM (4 TẬP) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------------- BÙI THỊ TUYẾT TRINH KHẢO SÁT HỆ THỐNG THUẬT NGỮ NGÔN NGỮ HỌC TRONG TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA VIỆT NAM (4 TẬP) Chuyên ngành:Ngôn ngữ học Mã số: 602201 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thiện Giáp Hà Nội - 2013 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 6 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 6 2. Mục đích nghiên cứu và nội dung nghiên cứu .......................................... 8 2.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 8 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 8 3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 8 4. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu............................................................ 10 5. Bố cục của đề tài ........................................................................................ 10 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA VÀ TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA VIỆT NAM ..................................................... 12 1.1.Từ điển bách khoa ...................................................................................... 12 1.1.1.Khái niệm Từ điển bách khoa ................................................................. 12 1.1.2. Sự ra đời của Từ điển Bách khoa .......................................................... 14 1.2.Phân biệt Từ điển Bách khoa với Từ điển ngôn ngữ và Bách khoa thư 16 1.2.1. Vấn đề cấu trúc của từ điển ..................................................................... 16 1.2.1.1. Cấu trúc vĩ mô ...................................................................................... 16 1.2.1.2. Cấu trúc vi mô ...................................................................................... 18 1.2.2. Phân biệt Từ điển Bách khoa và Từ điển Ngôn ngữ................................ 22 1.2.3. Phân biệt Từ điển bách khoa và Bách khoa thư ...................................... 25 1.3. Giới thiệu về “Từ điển Bách khoa Việt Nam” ................................... 28 CHƢƠNG 2: HỆ THỐNG THUẬT NGỮ NGÔN NGỮ HỌC TRONG CẤU TRÚC VĨ MÔ CỦA “TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA VIỆT NAM” .......... 31 2.1. Mô tả Bảng từ Thuật ngữ Ngôn ngữ học trong “Từ điển Bách khoa Việt Nam” .......................................................................................................... 31 2.2. Đánh giá: .................................................................................................... 34 2.3. Tiểu kết.................................................................................................... 48 CHƢƠNG 3: HỆ THỐNG THUẬT NGỮ NGÔN NGỮ HỌC TRONG CẤU TRÚC VI MÔ CỦA “TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA VIỆT NAM” .......... 50 3.1. Mô tả cấu trúc vi mô:............................................................................. 50 3.1.1. Các đơn vị chỉ thuần túy mang thông tin kí hiệu .............................. 51 3.1.2. Các đơn vị mang thông tin về nội dung.............................................. 52 3.1.3. Đề cương mục từ ................................................................................. 55 3.2. Cách tổ chức các yếu tố của cấu trúc vi mô ........................................ 61 3.3. Đánh giá: ................................................................................................... 64 3.4.Tiểu kết ........................................................................................................ 71 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 78 BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT C.g: Còn gọi ĐV: Đẳng vận TV: Từ vựng TTV: Từ Thuần Việt V.d: Ví dụ VNNH: Viện Ngôn ngữ học X: Xem Xt: Xem thêm MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Từ điển là danh sách các từ, ngữ được sắp xếp thành các từ vị chuẩn. Một từ điển thông thường cung cấp các giải nghĩa các từ ngữ đó hoặc các từ ngữ tương đương trong một hay nhiều thứ tiếng khác. Ngoài ra còn có thể có thêm thông tin về cách phát âm, các chú ý ngữ pháp, các dạng biến thể của từ, lịch sử hay từ nguyên, cách sử dụng hay các câu ví dụ, trích dẫn. Từ điển là nơi giải thích thông tin về ngôn ngữ của con người một cách dễ hiểu và khách quan nhất. Từ điển có nhiệm vụ giúp người xem hiểu và vận dụng (sử dụng) chính xác một từ, ngữ, thuật ngữ, thành ngữ, khái niệm, phạm trù hay một vấn đề cụ thể trong đời sống xã hội con người. Từ nhiệm vụ này, từ điển đã được hình thành dưới nhiều dạng thức tồn tại khác nhau, góp phần giải quyết (hay đáp ứng) một hoặc nhiều nhu cầu khác nhau trong đời sống xã hội loài người. Có rất nhiều loại từ điển khác nhau. Sự khác nhau giữa các loại từ điển thể hiện ở nội dung giải thích những điều cần biết, cần hiểu. Việc phân loại từ điển có nhiều cách khác nhau. William Breght phân loại theo 4 trục chính là: 1. Đặc điểm của bảng từ, 2. Cách sắp xếp các đơn vị từ điển, 3. Các kiểu thông tin được đưa ra, 4. Mục đích của cuốn từ điển. Tác giả Vũ Quang Hào (Dẫn theo Chu Bích Thu) lại chia từ điển thành những 30 loại khác nhau. Theo truyền thống, người ta chia từ điển thành 2 loại lớn: 1 thứ tiếng và song hoặc đa thứ tiếng. Từ điển 1 thứ tiếng là từ điển giải thích, còn từ điển song hoặc đa thứ tiếng là từ điển đối dịch. Trong từ điển giải thích lại được chia nhỏ thành từ điển ngữ văn và từ điển bách khoa. Từ điển ngữ văn là các từ điển nói về các đơn vị của ngôn ngữ, từ điển bách khoa là các từ điển giải thích các khái niệm. Từ thế kỉ 18, loài người đã sáng tạo ra từ điển bách khoa và bách khoa thư như một loại sách học và tra cứu cung cấp cho mỗi con người một kho tàng tri thức của loài người. Hiện nay, chúng ta đang sống vào thời đại cách mạng khoa học – kỹ thuật, thời đại mà cứ 15 - 20 năm đã là một thế hệ khoa học, thời đại “bùng nổ” thông tin khoa học… Nhu cầu hiểu biết về kho tàng tri thức của nhân loại ngày càng trở nên bức thiết. Bộ “Từ điển Bách khoa Việt Nam” (bốn tập) đã ra đời trước những đòi hỏi bức thiết ấy. “Từ điển Bách khoa Việt Nam” được xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam (1995-2005) có thể coi là một công trình văn hóa, khoa học lớn của nước ta hiện nay. Bộ từ điển gồm là bốn tập, một tập Index và một đĩa CD-ROM, bao gồm khoảng bốn vạn mục từ thuộc gần 40 chuyên ngành văn hóa, khoa học, kĩ thuật của Việt Nam và thế giới. Lời nói đầu của bộ từ điển này có viết: Đây là “bộ từ điển bách khoa tổng hợp nhiều chuyên ngành, cỡ trung bình, có tính chất thông dụng, dùng cho đông đảo bạn đọc, chủ yếu cho những người có trình độ trung học trở lên. Từ điển có mục đích giới thiệụ những tri thức cơ bản nhất về đất nước con người, lịch sử xã hội, văn hóa, khoa học, công nghệ Việt Nam xưa và nay; giới thiệu những tri thức văn hóa, khoa học và kỹ thuật của thế giới, chú ý những tri thức cần cho độc giả Việt Nam.” Đối với một quốc gia, một dân tộc thì việc biên soạn những bộ từ điển bách khoa không chỉ có ý nghĩa về mặt sử dụng mà đó còn là niềm tự hào của quốc gia đó, dân tộc đó. Chẳng thế mà Anh, Pháp… luôn rất tự hào về dân tộc họ bởi những bộ bách khoa thư vô cùng đồ sộ của mình. Bộ “Từ điển Bách khoa Việt Nam” hoàn thành và ra mắt bạn đọc là một thành tựu to lớn của ngành ngữ văn Việt Nam, cũng là niềm tự hào của người dân Việt Nam. Bộ sách này chiếm nhiều kỉ lục quốc gia về Quy mô tổ chức bộ máy điều hành, về Quy mô tổ chức bộ máy biên soạn, về Quy mô tổ chức bộ máy biên tập và thành sách. Tuy nhiên, do đây là lần đầu tiên biên soạn nên bộ từ điển bách khoa này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Thiết nghĩ, tìm hiểu khảo sát và đánh giá những đóng góp và những tồn tại của bộ từ điển này sẽ góp phần không nhỏ vào việc xây dựng thực tiễn biên soạn từ điển nói chung và từ điển bách khoa nói riêng. Tuy nhiên, do sức lực có hạn, và đồng thời không muốn bài viết dàn trải và tràn lan, chúng tôi xin đi vào khảo sát một lĩnh vực nhỏ trong bộ từ điển này đó là hệ thống thuật ngữ Ngôn ngữ học. Vì vậy, trong luận văn thạc sĩ của mình, chúng tôi xin chọn đề tài này để nghiên cứu, những mong phần nào thấy được “diện mạo” của ngành Ngôn ngữ học được thể hiện trong “Từ điển Bách khoa Việt Nam” . 2. Mục đích nghiên cứu và nội dung nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nguồn ngữ liệu khảo sát được, chúng tôi đưa ra những phân tích đánh giá việc xây dựng, biên soạn các mục từ Thuật ngữ ngôn ngữ học trong Bộ “Từ điển Bách khoa Việt Nam”. Trong luận văn này, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát, phân loại hệ thống thuật ngữ Ngôn ngữ học đặt trong toàn bộ cấu trúc của “Từ điển Bách khoa Việt Nam”. Tuy nhiên, luận văn này chỉ dừng lại ở việc nêu vấn đề và nhận xét, giải thích ở mức gợi mở mà thôi. Mong muốn chân thành của chúng tôi là nhận được nhiều góp ý để có dịp tiếp tục đào sâu nghiên cứu hơn nữa. 2.2. Nội dung nghiên cứu Để có thể đạt được một kết quả khả quan cho đề tài, việc đầu tiên của chúng tôi trong khóa luận này là tiến hành tìm, thống kê và phân tích số liệu toàn bộ các mục từ thuộc ngành Ngôn ngữ học. Dựa trên lí luận về từ điển học và từ điển bách khoa, chúng tôi tìm hiểu, phân tích cấu trúc vi mô và cấu trúc vĩ mô của hệ thống các thuật ngữ này đặt trong tương quan với các ngành khoa học khác và với toàn bộ bộ từ điển. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp miêu tả, với các thủ pháp sau: + Thủ pháp thống kế toán học: Trong bất kì một công trình nghiên cứu nào có sử dụng một khối lượng tư liệu lớn, người ta không thể bỏ qua việc xử lí các số liệu về mặt thống kê toán học. Ở luận văn này, chúng tôi phải khảo sát bốn tập của “Từ điển Bách khoa Việt Nam”, phải xem xét khoảng bốn vạn mục từ của các ngành khoa học để tìm và lọc ra các mục từ Thuật ngữ Ngôn ngữ học. Do đó, thủ pháp thống kê toán học là thủ pháp nghiên cứu đầu tiên chúng tôi sử dụng. + Thủ pháp vận dụng khái niệm “tập hợp” trong miêu tả ngôn ngữ: Tập hợp là “cái gồm những đối tượng được liệt kê ra hoặc được mô tả bằng một đặc trưng nào đó”. Như chúng ta đã biết, phân loại là một việc hết sức quan trọng trong nghiên cứu ngôn ngữ học. Phân loại chính là phân hoạch các tập hợp thành những tập hợp con không giao nhau. Sau khi thống kê toàn bộ các mục từ Thuật ngữ Ngôn ngữ học, việc thứ hai mà chúng tôi phải làm là phân loại bộ hệ thống ấy thành những nhóm, những tập hợp nhỏ (theo từng tiêu chí) để tiện cho việc xử lí tư liệu và để có thể rút ra những nhận xét xác đáng. - Phương pháp so sánh: Trong luận văn này, chúng tôi không chỉ thống kê, miêu tả và phân tích hệ thống mục từ Thuật ngữ Ngôn ngữ học đơn thuần mà còn có sự so sánh – đối chiếu với các ngành khoa học khác để thấy được vị trí của ngành ngôn ngữ học trong “Từ điển Bách khoa Việt Nam”. Không dừng lại ở đó, chúng tôi còn tiến hành so sánh các thuật ngữ Ngôn ngữ học được biên soạn trong bộ từ điển này với cùng thuật ngữ ấy trong một số cuốn từ điển bách khoa chuyên ngành ngôn ngữ học để thấy cái được và cái chưa được trong cách định nghĩa, giải thích các thuật ngữ này. Do đó, phương pháp so sánh được chúng tôi vận dụng một cách tối đa. - Ngoài ra, phân tích tổng hợp cũng là một thủ pháp chúng tôi sử dụng, trên cơ sở những tư liệu, tài liệu đã thu thập được để có thể có được cái nhìn tổng thể và khách quan về bộ từ điển nói chung và về hệ thống mục từ Thuật ngữ Ngôn ngữ học nói riêng. 4. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu Bộ “Từ điển bách khoa Việt Nam” là một công trình tương đối đồ sộ, gồm bốn tập với khoảng hơn 40 nghìn từ của gần 40 chuyên ngành khoa học. Vì vậy, khảo sát toàn bộ công trình này là một tham vọng quá lớn. Trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ này, chúng tôi chỉ xin được khảo sát Hệ thống các Mục từ Thuật ngữ ngôn ngữ học được biên soạn trong bộ từ điển. Như vậy, đối tượng đề tài của chúng tôi chính là các mục từ thuộc ngành Ngôn ngữ học có trong “Từ điển Bách khoa Việt Nam”. Khảo sát hệ thống mục từ Ngôn ngữ học đặt trong mối tương quan với cấu trúc vĩ mô và cấu trúc vi mô của bộ từ điển chính là phạm vi nghiên cứu của đề tài mà chúng tôi muốn theo đuổi. 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lí luận về Từ điển Bách khoa và Từ điển Bách khoa Việt Nam 1.1. Từ điển bách khoa 1.1.1. Khái niệm Từ điển Bách khoa 1.1.2. Sự ra đời của Từ điển Bách khoa 1.2. Phân biệt Từ điển Bách khoa với Từ điển Ngôn ngữ và Bách khoa thư 1.2.1.Vấn đề cấu trúc của từ điển 1.2.1.1. Cấu trúc vĩ mô 1.2.1.2. Cấu trúc vi mô 1.2.2. Phân biệt Từ điển Bách khoa với Từ điển Ngôn ngữ 1.2.3. Phân biệt Từ điển Bách khoa với Bách khoa thư 1.3. Giới thiệu về “Từ điển Bách khoa Việt Nam” Chương 2: Hệ thống Thuật ngữ Ngôn ngữ học trong cấu trúc vĩ mô của “Từ điển Bách khoa Việt Nam” 2.1. Mô tả Bảng từ Thuật ngữ Ngôn ngữ học 2.2. Đánh giá 2.3. Tiểu kết Chương 3: Hệ thống Thuật ngữ Ngôn ngữ học trong cấu trúc vi mô của “Từ điển Bách khoa Việt Nam” 3.1. Mô tả cấu trúc vi mô 3.1.1. Các đơn vị thuần túy mang thông tin kí hiệu 3.1.2. Các đơn vị mang thông tin về nội dung 3.1.3. Đề cương mục từ 3.2. Cách tổ chức các yếu tố của cấu trúc vi mô 3.3. Đánh giá 3.4. Tiểu kết CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA VÀ TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA VIỆT NAM 1.1.Từ điển bách khoa 1.1.1.Khái niệm Từ điển bách khoa Từ điển bách khoa là một bộ sách tra cứu hàng ngày nhằm giải đáp những thắc mắc, thường không phức tạp lắm, của người đọc, về những khái niệm khoa học, kĩ thuật, văn hóa, nghệ thuật hoặc về những tri thức khác… Từ điển bách khoa có thể có tính toàn diện song cũng có thể có tính chất chuyên ngành hay liên ngành. Cũng giống như Từ điển nói chung, Từ điển bách khoa mang những đặc tính cơ bản sau đây: - Tính chuẩn mực: Từ điển là nơi cung cấp thông tin hoặc giải thích một sự vật hay hiện tượng một cách ngắn gọn và chính xác nhất. Trừ phương pháp định nghĩa theo lối hàn lâm, bác học (phương pháp này sử dụng phổ biến trong từ điển triết học hay những từ điển chuyên ngành khác), phương pháp kiến giải của hầu hết từ điển là luôn dùng những ngôn từ đơn giản và phổ biến nhất trong xã hội. Thông tin trong từ điển luôn được kiểm chứng và thừa nhận rộng rãi trong cộng đồng xã hội. - Tính tương đối Từ điển chứa đựng những thông tin đã có, đã được kiểm chứng - do đó, nó luôn bị thay đổi hoặc bổ sung theo thời gian, cùng với sự thăng trầm của sự vật hoặc hiện tượng mà nó đã đề cập. Từ điển luôn đi sau những thay đổi hoặc tiến bộ của xã hội loài người. Hiện nay đã có rất nhiều loại từ điển khác nhau. Chúng gần như hoàn toàn độc lập với nhau. Nhưng, như Ladislav Zgusta đã nhận xét ngay ở lời mở đầu công trình về từ điển học của mình [30, tr.5], một trong những đặc điểm lạ lùng nhất của từ điển học là các nhà từ điển rất ít trao đổi kinh nghiệm với nhau. Sự phân lập này có thể dẫn đến hiện tượng mâu thuẫn về nội dung của cùng một vấn đề trong các từ điển khác nhau. Như vậy, tính tương đối của tự điển có thể phát sinh khi xem xét về cùng một vấn đề ở hai từ điển khác nhau. Từ điển mang đậm phong cách của nhóm tác giả biên soạn ra nó. Tính tương đối của từ điển còn có nguyên nhân từ sự khác biệt của mỗi nền văn hóa văn minh, ngôn ngữ, dân tộc, quốc gia trên thế giới. Mỗi thành tố trên có thể lý giải về cùng một hiện tượng xã hội theo nhiều quan điểm, tư tưởng hay chính kiến khác nhau. Do đó, có thể cùng một khái niệm, nhưng tùy theo mỗi nền văn hóa khác nhau, có thể có cách sử dụng (vận dụng) khác nhau. Như vậy, tính tương đối của từ điển có thể xuất phát từ sự chậm trễ khi cập nhật, sự phân lập của các nhà từ điển học hoặc sự khác biệt của các nền văn hóa trên Trái Đất. - Tính đa dạng Thông tin trong từ điển ghi nhận tất cả sự nhìn nhận, đánh giá, sử dụng hay vận dụng một khái niệm (phạm trù) theo nhiều hướng khác nhau. Sự đa dạng này có nguồn gốc từ sự khác biệt giữa các nền văn hóa, văn minh và tiến bộ của các cộng đồng, dân tộc hoặc các quốc gia trên thế giới. - Tính trung lập Tính đa dạng của từ điển bắt buộc nó phải thể hiện quan điểm trung lập trong tất cả các vấn đề mà nó đã đề cập. Bản thân sự đa dạng luôn hàm chứa nhiều mâu thuẫn hay đối lập nhau. Do đó, tính trung lập của từ điển còn nhằm tránh các xung đột có thể xảy ra giữa các nền văn hóa, văn minh trên Trái đất. Trừ từ điển của các nước có mô hình một đảng chính trị lãnh đạo, hầu hết các từ điển khác đều tôn trọng nguyên tắc trung lập này. - Tính lịch sử Trong từ điển luôn chứa đựng đầy đủ sự hình thành và phát triển của một khái niệm hay phạm trù mà nó lưu giữ. Ở đó, người xem tiếp cận được cả cách sử dụng (vận dụng) từ ngữ từ lúc sơ khai cho đến hiện tại. Thông thường, chúng ta gọi chung các loại bách khoa thư và từ điển bách khoa là “từ điển bách khoa”. Song, ở nước ngoài, từ lâu, các nhà khoa học đã phân biệt bách khoa thư và từ điển bách khoa. Bách khoa thư tiếng Anh gọi là Encyclopaedia, tiếng Pháp gọi là Encyclopédie có nguồn gốc Hi Lạp: en “trong” kyklios hoặc kuklios “vòng, chu trình”, paideia “giáo dục” nghĩa đen có nghĩa là “giáo dục trong một chu trình” (tức là giảng dạy tất cả các tri thức). Người ta thường cho rằng, những kiến thức bách khoa đã được trình bày đầu tiên trong các tác phẩm đa dạng của Aritxtốt (Hi Lạp) và của Varô (một nhà khoa học ở Rôma) nói về những tri thức của bảy môn học đương thời: ngữ pháp, phép biện chứng (tức lôgich), tu từ học, âm nhạc, số học, hình học, thực vật học và một số kiến thức về y học, kiến trúc…. Song chỉ từ khi Điđơrô, Đalămbe (Pháp, thế kỉ 18) cùng cộng tác viên xuất bản Bách khoa toàn thư hay Từ điển duy lí các khoa học, nghệ thuật và nghề nghiệp (1751-1772), mới thật sự có bách khoa thư theo nghĩa ngày nay. 1.1.2. Sự ra đời của Từ điển Bách khoa Sự phát triển của ngôn ngữ học thế kỉ 19 đã tạo cơ sở lí luận cho việc hoàn thiện và hiện đại hóa từ điển ngôn ngữ. Những cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ 18 và đầu thế kỉ 19 cũng có những tác động quan trọng đế sự phát triển của từ điển ngôn ngữ. Cuộc cách mạng công nghiệp sau khi hoàn thành, đã sản sinh ra một lượng lớn các từ ngữ, các thuật ngữ, khái niệm khoa học và kĩ thuật mới. Trước tình hình đó, trong giới ngôn ngữ học đương thời có hai khuynh hướng đối lập nhau. Khuynh hướng thứ nhất đại diện là nhóm “Từ điển tiếng Anh Oxford” chủ trương duy trì thuần ngữ. Khuynh hướng thứ hai, đại diện là nhóm “Từ điển tiếng Anh của Mĩ” đi đầu là Noah Webster (1758-1843), nhà ngôn ngữ học Mĩ, chủ trương đưa các từ có tính bách khoa vào từ điển ngôn ngữ và khi định nghĩa từ có phát triển các nội dung bách khoa. Với sự ra đời của các từ điển tiếng Anh của trường phái Hoa Kì, các từ điển ngôn ngữ xích gần đến bách khoa toàn thư và cuối cùng mang tên từ điển bách khoa. Cho đến năm 1866 – 1876, P. Larousse biên soạn và xuất bản “Đại từ điển bách khoa” và năm 1899 ở Hoa Kì xuất bản trọn bộ “Từ điển bách khoa thế kỉ” thì diện mạo từ điển bách khoa mới thực sự chính thức xuất hiện. Tóm lại, có thể kết luận: từ điển bách khoa xuất hiện do quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa bách khoa toàn thư và từ điển ngôn ngữ, là sự xích lại gần nhau giữa bách khoa toàn thư và từ điển ngôn ngữ. Từ điển bách khoa được thiết kế, xây dựng dựa trên cơ sở của bộ phận giao thoa giữa bách khoa toàn thư và từ điển ngôn ngữ, nhưng không phải chỉ hạn chế dừng lại ở bộ phận giao thoa này. Về phương diện nội dung, từ điển bách khoa còn vươn sang khu vực bách khoa toàn thư, chủ yếu ở chỗ thể hiện nội dung các từ có tính khái niệm (từ có tính bách khoa), không chỉ định nghĩa mà còn có phần diễn giải tính bách khoa của từ. Đồng thời còn vươn sang khu vực từ điển ngôn ngữ, thu thập cả những từ mang tính ngôn ngữ. Về hình thức, có xu hướng thiên về phương pháp biên soạn từ điển ngôn ngữ, ví dụ dùng từ để lập đầu mục từ. Khác hẳn với bách khoa toàn thư, từ điển bách khoa không yêu cầu cao về tính hoàn chỉnh, tính hệ thống. Trong bài viết, mục từ không thiết kế tầng bậc, tiêu đề, không ghi thư mục tham khảo, vì số lượng mục từ nhiều, dung lượng nhỏ nên cũng không có nhu cầu biên soạn sách dẫn nội dung, và không có phần hướng dẫn học tập, bảng cấu trúc phân loại mục từ… 1.2.Phân biệt Từ điển Bách khoa với Từ điển ngôn ngữ và Bách khoa thư Về nguyên tắc, người ta có thể phân biệt từ điển bách khoa với từ điển ngôn ngữ và bách khoa thư một cách khá dễ dàng nhưng trong thực tế, việc xây dựng cấu trúc bảng từ và biên soạn nội dung các từ của 3 loại từ điển này lại không hề đơn giản. Sự khác biệt giữa Từ điển Bách khoa với Từ điển Ngôn ngữ và Bách khoa thư chính là sự khác biệt về cấu trúc. Để có thể phân biệt tốt ba loại sách này, trước hết chúng ta phải tìm hiểu về cấu trúc của từ điển nói chung. 1.2.1. Vấn đề cấu trúc của từ điển 1.2.1.1. Cấu trúc vĩ mô Từ điển là một loại sách tra cứu, ở đó thu thập và cung cấp những thông tin về kí hiệu ngôn ngữ. Các thông tin trong từ điển có tính chất khách quan, thường được coi như là một chân lí. Từ điển không phải là một công trình sáng tác nhằm trình bày những kiến giải cá nhân mà là một công trình biên soạn, dựa vào tư liệu ngôn ngữ mà tổng hợp, đúc rút và soạn thảo ra. Do đặc điểm của mình, mỗi quyển từ điển là một văn bản có cấu trúc đôi: cấu trúc vĩ mô (macrostructure) và cấu trúc vi mô (microstructure). Hai thuật ngữ này được dùng trong từ điển học lần đầu tiên ở công trình của J. Rey Debove (1971). Cấu trúc vĩ mô là cấu trúc bao gồm toàn thể các mục từ được sắp xếp trong từ điển theo một trật tự xác định; còn có thể gọi là cấu trúc tổng thể hay cấu trúc bảng từ. Cấu trúc vi mô là cấu trúc toàn bộ những thông tin được trình bày một cách hệ thống trong mỗi mục từ, có thể gọi là cấu trúc mục từ. Có thể nói, việc nghiên cứu, khảo sát một cuốn từ điển theo cấu trúc của nó (vĩ mô và vi mô) là cách nhìn mới áp dụng quan điểm hệ thống – cấu trúc vào việc nghiên cứu từ điển. Trước đây, do nhiều lí do mà việc tổ chức trong một cuốn từ điển thường bị phi cấu trúc hóa. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Trâm trong “Một số vấn đề từ điển học” [24; tr.27] thì trước hết, đó là sự cắt đoạn, biệt lập tương đối của mỗi mục từ đối với những mục từ khác. Nhiều khi, những yếu tố nằm trong lời giải thích của mục từ nào đó lại không có mặt trong bảng từ; tức là thành phần của cấu trúc vi mô lại không nằm trong cấu trúc vĩ mô. Thứ hai, do số lượng rất lớn của các mục từ được sắp xếp theo một trật tự hình thức nào đó (thường là theo vần a, b, c) kéo dài dọc suốt cuốn từ điển cho nên những mô tả về hình thức, cấu tạo của các đơn vị, tính chất và mức độ khác nhau về phạm vi, sắc thái cuả các đơn vị… dễ dàng thiếu nhất quán, rời rạc và tùy tiện. Thứ nữa, từ vựng của ngôn ngữ là một tập hợp mở, có số lượng đơn vị rất lớn và thường xuyên biến động, liên tục được bổ sung những từ ngữ mới, đồng thời những từ ngữ cũ lại bị lãng quên. Quan niệm cấu trúc hóa bảng từ của từ điển xuất phát từ đặc điểm trên. Cấu trúc bảng từ cơ bản phản ánh cấu trúc từ vựng của ngôn ngữ. Đó là một tập hợp chứa trong mình nhiều mối quan hệ của nhiều hệ thống nhỏ, chúng có thể đan xen và chồng chéo nhau. Từng hệ thống nhỏ có những mối quan hệ riêng, hoạt động theo những quy luật riêng. Nhìn chung, các mối quan hệ có tính quy luật trong hệ thống từ vựng thể hiện không dứt khoát, rõ ràng, và đôi khi rất khó nhận ra. Cấu trúc bảng từ cần phản ánh được các quan hệ có tính quy luật, trong đó hệ thống từ vựng, tránh tình trạng tùy tiện, thiếu nhất quán hoặc đơn giản, sơ lược hóa. Và theo tác giả L.Zgusta (dẫn theo tác giả Nguyễn Ngọc Trâm) thì khi nghiên cứu cấu trúc bảng từ, người ta thường quan tâm tới hai mặt: Thứ nhất là hình thức của đơn vị trong bảng từ và thứ hai là số lượng các đơn vị, xét toàn bộ hay từng bộ phận cấu thành. 1.2.1.2. a. Cấu trúc vi mô Khái niệm cấu trúc vi mô Thuật ngữ “Cấu trúc vi mô” được dùng trong từ điển học trong mối quan hệ với thuật ngữ “Cấu trúc vĩ mô”. Cấu trúc vi mô hay còn gọi là cấu trúc mục từ. J. Rey Debove coi mỗi mục từ trong từ điển có cấu trúc như một câu, trong đó đơn vị mục từ là chủ ngữ, các thông tin là vị ngữ; L. Zgusta gọi hai thành phần chính của cấu trúc vi mô là phần đề (mục từ) và phần chính (các thông tin). Hai quan niệm này cùng nêu lên một đặc tính cơ bản của cấu trúc mục từ, đó là tính "đề - thuyết". A.Bulleg-Schramm và H.Schumacher định nghĩa cụ thể hơn: “Cấu trúc vi mô (mikrostruktura) được chúng tôi hiểu là cách tổ chức và danh sách những thông tin được sử dụng trong những mục từ cụ thể” (Dẫn theo Nguyễn Ngọc Trâm). Như vậy, cấu trúc vi mô là cấu trúc của mỗi mục từ, có quan hệ ngang (được sắp xếp theo hình tuyến); phân biệt với cấu trúc vĩ mô là cấu trúc của các mục từ được sắp xếp theo trật tự nhất định, làm thành quan hệ dọc xuyên suốt cuốn từ điển. Như vậy, ranh giới của cấu trúc vi mô tưởng như đã rõ ràng, nhưng vẫn còn có những ý kiến khác nhau. Đơn vị của cấu trúc vĩ mô là các mục từ. Còn đơn vị của cấu trúc vi mô là gì? Hay nói cách khác, cấu trúc vi mô bắt đầu được tính từ đâu, trừ đầu mục được coi là bộ phận hiển nhiên? Tác giả L.Zgusta [30; tr.50] gọi đầu mục là “phần đề” và phần còn lại là “phần chính”. Cũng theo tác giả này thì, phần đề không chỉ có đầu mục từ, đầu mục chỉ là “bộ phận quan trọng nhất của phần đề”, ngoài ra còn có thể có các chỉ dẫn về lớp từ pháp, cú pháp hoặc lớp kết hợp của đầu mục; hoặc thông tin có liên quan chủ yếu đến hình thức của đơn vị từ vựng, đó là chỉ dẫn về cách phát âm, hình thức chữ viết; hoặc một thông tin rất ngắn về từ nguyên. Còn tác giả Rey Debove [29; tr.2] coi một mục từ trong từ điển là một câu, trong đó, đầu mục là chủ ngữ, toàn bộ phần nói rõ nội dung của đầu mục là vị ngữ. Hệ từ “là” nối giữa đầu mục là danh từ với định nghĩa để thiết lập sự đồng nhất. Còn hệ từ “biểu đạt” hoạt động với các đầu mục thuộc từ loại khác. Có thể thấy rằng, coi đầu mục là phần đề (hoặc chủ ngữ), còn toàn bộ phần còn lại trong một mục từ là phần thuyết (hoặc vị ngữ) là hợp lí. Nhưng như vậy, thì đầu mục và phần còn lại này không phải làm thành chỉ một câu mà thành nhiều câu. Nối giữa chủ ngữ (phần đề) và vị ngữ (hoặc phần thuyjết) không phải là môt mà là một số hệ từ. Những hệ từ này có thể hiển ngôn hoặc không hiển ngôn, nhưng rất dễ được khôi phục ở dạng hiển ngôn. Có thể nói rằng, mục từ là đơn vị của cấu trúc toàn thể cuốn từ điển – cấu trúc vĩ mô – còn các thông tin về đầu mục làm thành các đơn vị của cấu trúc từng mục từ - cấu trúc vi mô; nhưng đầu mục luôn có chức năng, có vị trí riêng. Như vậy, tìm hiểu cấu trúc vi mô của từ điển, chúng ta cần xem xét hai vấn đề: thứ nhất là danh sách những thông tin trong mục từ, đó chính là các yếu tố cấu thành cấu trúc vi mô ; thứ hai là cách tổ chức những thông tin này để làm thành văn bản từ điển. b. Các yếu tố cấu thành trúc vi mô Theo tác giả Chu Bích Thu trong “Một số vấn đề từ điển học” Nhà xuất bản khoa học xã hội [24; tr.78] thì “các yếu tố của cấu trúc vi mô gồm đầu mục và các thông tin mọi mặt của đầu mục, sao cho các thông tin này làm thành một tập hợp đẳng nghĩa với đầu mục”. (Tác giả dùng khái niệm đẳng nghĩa để chỉ mối quan hệ ngang bằng về nghĩa giữa đầu mục và các thông tin của cấu trúc vi mô. Đây là sự ngang bằng tối đa, để cho các thông tin của cấu trúc vi mô có thể thay thế cho đầu mục về mục về mọi mặt). Văn bản từ điển có một đặc tính đặc biệt đó là tính ngắt đoạn. Mỗi đơn vị, một yếu tố có sự độc lập tương đối. Mỗi mục từ là một đơn vị độc lập tương đối với các đơn vị mục từ khác toàn toàn bộ cuốn từ điển. Mỗi thông tin về đầu mục lại có sự độc lập tương đối với các thông tin khác trong mục từ. Mỗi mục từ có thể tách thành nhiều câu khác nhau có cùng chủ ngữ. Nghĩa là các câu khác nhau ấy làm thành những thông tin khác nhau của mục từ. Tuy nhiên, mỗi thông tin chỉ được coi là yếu tố cấu thành cấu trúc vi mô khi nó là thông tin trực tiếp về đầu mục. Từ là thông tin ấy phải có quan hệ trực tiếp với đầu mục. Điều này thể hiện ở chỗ thông tin ấy có khả năng trực tiếp là vị ngữ (phần thuyết) trong câu mà đầu mục làm chủ ngữ (hay phần đề) hay không. Tóm lại, mỗi thông tin tách rời, có quan hệ trực tiếp với đầu mục được coi là một yếu tố cấu thành cấu trúc vi mô của từ điển. Mỗi yếu tố của cấu trúc vi mô mang một thông tin, được diễn đạt bằng một phương tiện nào đó. Mỗi phương tiện có thể diễn đạt một hoặc hơn một thông tin về đầu mục, có thể là thông tin về từ vựng, ngữ pháp… c. Cách tổ chức các yếu tố của cấu trúc vi mô Các yếu tố cấu thành một cuốn từ điển được tổ chức liên kết theo hai chiều: chiều dọc và chiều ngang. Liên kết dọc của cuốn từ điển là tính hệ thống của các đầu mục và tính quy ước khi lựa chọn các đầu mục. Đó là phạm vi, ranh giới các đơn vị được thu thập, là cách sắp xếp, xử lí các đơn vị được thu thập, làm thành cấu trúc vĩ mô. Liên kết dọc xuyên qua từng cấu trúc vi mô. Các liên kết này, nếu xem xét tách rời nhau theo từng mục từ thì tưởng như không tồn tại. Điều này làm nên tính ngắt đoạn tương đối của cấu trúc vĩ mô. Liên kết ngang là mối liên kết giữa các thông tin về đầu mục để tạo thành một mục từ. Nếu xem xét một mục từ trong từ điển là một văn bản , thì mỗi mục từ trong từ điển là một văn bản nhỏ nhờ sự thống nhất nội dung và sự hoàn chỉnh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan